Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Mất cân bằng giới ở việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (98.68 KB, 13 trang )

I.
II.
1.

Phần mở đầu
Nội dung
Khung lý thuyết

- Tỷ số GTKS: là số trẻ trai sinh ra còn sống so với 100 trẻ gái sinh ra còn
sống trong một khoảng thời gian nhất định, thường là một năm tại một quốc gia,
một vùng hay một tỉnh. Bình thường, tỷ số này dao động từ 103-108.
- MCB GTKS: là số trẻ trai sinh ra còn sống cao hơn hoặc thấp hơn
ngưỡng bình thường so với 100 trẻ gái. MCB GTKS xảy ra khi tỷ số giới tính
nam khi sinh lớn hơn 108 hoặc nhỏ hơn 103 so với 100 trẻ nữ.
2.
Thực trạng
1. Sự mất cân bằng TSGTKS ở Việt Nam xuất hiện muộn nhưng tốc độ
gia tăng nhanh hơn so với một số nước châu Á
TSGTKS bắt đầu gia tăng tại một số quốc gia châu Á như Trung Quốc,
Hàn Quốc, Ấn Độ, Azerbaijan, Armenia,… từ cuối những năm 1970, cùng với sự
xuất hiện của siêu âm và kỹ thuật chọc ối, giúp cho các cặp vợ chồng biết được
giới tính của thai nhi. Sau 20 năm, vào cuối những năm 1990, TSGTKS của
Trung Quốc, Hàn Quốc lên tới 115. Từ năm 2000 đến nay, Hàn Quốc đã khống
chế được tốc độ gia tăng TSGTKS và đưa về đúng với quy luật sinh sản tự nhiên
nhưng TSGTKS của Trung Quốc vẫn tiếp tục tăng lên tới 122,8 vào năm 2010,
mặc dầu đã áp dụng những biện pháp can thiệp hết sức quyết liệt.
Qua 3 cuộc Tổng điều tra dân số, TSGTKS của Việt Nam đã tăng từ 105
(năm 1979) lên 106 (năm 1989) và 107 (1999). Như vậy, cứ 10 năm tỷ số giới
tính khi sinh lại tăng 1 điểm phần trăm.
Vấn đề mất cân bằng TSGTKS trở nên “nóng” và thực sự thu hút sự chú ý
của các phương tiện thông tin đại chúng và dư luận xã hội từ năm 2006:


TSGTKS năm 2006 là 110; năm 2007 là 111; năm 2008 đã tới mức 112,1; năm
2009 là 110,5 và thời điểm 1 tháng 4 năm 2010 là 111,2. Như vậy, TSGTKS của
Việt Nam bắt đầu gia tăng vào khoảng đầu những năm 2000 (sau các nước nói
trên khoảng 20 năm, trùng với việc nở rộ các dịch vụ siêu âm, mở rộng các dịch


vụ hành nghề y tế tư nhân cùng với việc nạo phá thai dễ dàng) nhưng tốc độ gia
tăng lại hết sức nhanh chóng (các nước nói trên tốc độ gia tăng TSGTKS khỏang
0,4-0,5 điểm phần trăm nhưng trong mấy năm vừa qua, tốc độ gia tăng TSGTKS
của Việt Nam lên tới khoảng 1 điểm phần trăm).
2. TSGTKS của Việt Nam cao ngay từ lần sinh thứ nhất
Ở phần lớn các quốc gia có TSGTKS cao, trong lần sinh thứ nhất
TSGTKS nằm trong giới hạn bình thường nhưng sẽ tăng nhanh vào những lần
sinh sau: Ấn Độ có TSGTKS ở lần sinh thứ 2 là 120, ở lần sinh thứ 3 lên tới trên
130; Trung Quốc hiện đang áp dụng chính sách 1 con rưỡi nên TSGTKS ngay ở
lần sinh thứ 2 đã lên tới trên 150.
Ở Việt Nam, TSGTKS đã cao ngay trong lần sinh đầu tiên: 110,2; lần sinh
thứ hai: 109; lần sinh thứ ba trở lên (chiếm 16% tổng số trẻ được sinh ra) là
115,5. Như vậy, ở Việt Nam một số cặp vợ chồng đã thực hiện lựa chọn giới tính
trước sinh ngay trong lần mang thai thứ nhất, điều này hiếm được ghi nhận ở
các quốc gia khác.
3. TSGTKS rất cao ở lần sinh cuối cùng
Trước đây, muốn có con trai chỉ có cách đẻ nhiều cho tới khi có con trai
mới thôi do vậy TSGTKS ở lần sinh cuối cùng rất cao. Trong nhân khẩu học
người ta gọi đây là “quy luật dừng”, nói một cách khác yếu tố giới tính đã quyết
định việc dừng sinh đẻ hơn là số con đã có. Khi mức sinh cao, với tổng tỷ suất
sinh (số con trung bình của một phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ) khoảng 6 con, chỉ
có khoảng 1,5% phụ nữ không có con trai. Chính vì thế, ở Việt Nam giai đoạn
1988-1997, mặc dù TSGTKS ở lần sinh cuối cùng lên tới 134,2 nhưng TSGTKS
nói chung cũng chỉ lên tới 107.

Từ đầu những năm 2000, do mức sinh giảm nhanh cùng với việc tiếp cận
dễ dàng các kỹ thuật chẩn đoán giới tính trước sinh, “quy luật dừng” ở Việt Nam
cũng đã có những sự thay đổi: một mặt, một số cặp vợ chồng đã chủ động tìm
kiếm các kỹ thuật chẩn đoán giới tính trước sinh ngay từ lần sinh thứ nhất như đã
nói ở trên; nếu chưa được như mong muốn, họ sẽ tìm kiếm dịch vụ trong những


lần có thai sau: TSGTKS trong lần sinh thứ ba trở lên ở nhóm các bà mẹ chưa có
con trai lên tới 130.
Khu vực Đồng bằng sông Hồng (nơi có TSGTKS cao nhất cả nước),
TSGTKS đã tăng vọt từ mức 110 trong lần sinh thứ nhất và lần sinh thứ hai lên
tới 152 trong lần sinh thứ 3 trở lên.
4. TSGTKS cao ở những tỉnh xung quanh các thành phố lớn
TSGTKS cao ở những tỉnh xung quanh Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh,
Đà Nẵng, trong đó cao nhất là các tỉnh thuộc khu vực Đồng bằng sông Hồng như
Hưng Yên, Hải Dương, Bắc Ninh, Bắc Giang, Nam Định,… Đây là những địa
phương mà người dân có điều kiện tiếp cận dễ dàng các dịch vụ chọn lọc giới
tính trước khi sinh.
Tính chung trong cả nước, không có sự khác biệt về TSGTKS giữa khu
vực nông thôn (110,6) và thành thị (110,7). Tuy nhiên, ở cấp vùng lại có hình
ảnh hoàn toàn trái ngược nhau: Đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung bộ &
Duyên hải miền Trung có TSGTKS ở nông thôn cao hơn thành thị khoảng 5 điểm
phần trăm (mong muốn có con trai ở khu vực nông thôn của 2 vùng này mãnh
liệt hơn ở khu vực thành thị ?) nhưng ở các vùng còn lại thì TSGTKS ở thành thị
lại cao hơn nông thôn (việc tiếp cận các dịch vụ chọn lọc giới tính ở khu vực
thành thị của các vùng này dễ dàng hơn ở khu vực nông thôn ?).
5. TSGTKS cao ở những gia đình có kinh tế khá giả, ở những phụ nữ
có trình độ học vấn cao và mức sinh thấp
TSGTKS thấp nhất (105) ở nhóm 20% dân số nghèo nhất và tăng dần khi
mức sống được nâng lên: ở 3 nhóm dân cư giàu nhất, TSGTKS lên tới 112. Nếu

tìm hiểu về mối quan hệ tương quan với số lần sinh thì có thể thấy bức tranh rõ
nét hơn: ở nhóm 20% giàu nhất, trong lần sinh thứ 3 trở lên, TSGTKS đã lên tới
133.
TSGTKS thấp nhất (107) ở nhóm phụ nữ không biết chữ và tăng dần theo
trình độ học vấn, lên đến 114 ở nhóm các bà mẹ có trình độ cao đẳng trở lên.


Như chúng ta đều biết, những gia đình có kinh tế khá giả, những phụ nữ
có trình độ học vấn cao có mức sinh thấp hơn một cách rõ rệt so với các đối
tượng khác. Những phụ nữ có trình độ học vấn cao biết chủ động sử dụng các
biện pháp tránh thai và chủ động điều chỉnh số con mong muốn; những phụ nữ
này thường lại có điều kiện kinh tế tốt hơn để có thể chi trả dịch vụ chẩn đoán
giới tính trước sinh và họ thỏa mãn được cả 2 mục tiêu: quy mô gia đình nhỏ và
có con trai.
*Bổ sung: Trong 5 tháng đầu năm, cả nước có 274.171 trẻ trai/241.998 bé
gái, tỉ số giới tính khi sinh (SRB) tương đương là 113/100, cao hơn cả 3 năm
2009, 2010, 2011.
Bộ Y tế đã tổ chức 3 đoàn kiểm tra tại 10 địa phương có SRB cao trên
115/100 cho thấy xu hướng mất cân bằng giới tính khi tăng (6/10 tỉnh). Hiện
chưa có biện pháp can thiệp đột phá, quyết liệt; việc đầu tư còn rất hạn chế.
Số liệu cả nước cho thấy, tỉ số giới tính khi sinh trên phạm vi cả nước tăng
từ 110,5 (2009) tăng 111,2 (2010) và 111,9 (2011). Tỉ lệ phụ nữ 15-49 tuổi biết
giới tính thai nhi tăng từ 63,8 (2006) lên 72,4% (2007), 76,3 (2010) và 77%
(2011). Nếu không can thiệp quyết liệt sẽ dẫn đến có thể nạo phá thai vì giới tính
và nạo phá thai to.
3.
Nguyên nhân
1. Nguyên nhân cơ bản
Ở Việt Nam cùng với một số nước châu Á, tư tưởng Nho giáo truyền
thống, nối dõi tông đường,… đã làm cho tâm lý ưa thích con trai trở lên mãnh

liệt. Người chồng thường là chủ hộ trong gia đình, có quyền quyết định những
việc lớn. Quan niệm có con trai mới được xem là đã có con - “nhất nam viết
hữu, thập nữ viết vô”, không có con trai là tuyệt tự. Con Thường mang họ của
bố. Khi cha mẹ chết, con trai được đứng trước, con gái đứng sau, chỉ có cháu trai


mới được bê bát hương ông, bà; con trai mới mới được vào nơi thờ tự, đóng góp
giỗ tổ tiên,… Tất cả những điều đó đã ăn sâu vào tiềm thức của mỗi cá nhân, các
cặp vợ chồng, gia đình và dòng họ.
2. Nguyên nhân trực tiếp
Lạm dụng những tiến bộ khoa học công nghệ để thực hiện lựa chọn giới
tính trước sinh như: Áp dụng ngay từ trước lúc có thai (chế độ ăn uống, chọn
ngày phóng noãn,…); trong lúc thụ thai (chọn thời điểm phóng noãn, chọn
phương pháp thụ tinh, lọc rửa tinh trùng để chọn tinh trùng mang nhiễm sắc thể
Y,…); hoặc khi đã có thai (sử dụng siêu âm, bắt mạch, chọc hút dịch ối,…) để
chẩn đoán giới tính, nếu là thai trai thì để lại, nếu là thai gái thì bỏ đi...
3. Nguyên nhân phụ trợ
- Do áp lực giảm sinh, mỗi cặp vợ chồng chỉ sinh 1-2 con, nhưng các cặp
vợ chồng lại mong muốn trong số đó phải có con trai vì vậy họ đã sử dụng các
dịch vụ lựa chọn giới tính trước sinh như một cứu cánh để đáp ứng được cả 2
mục tiêu.
- Do nhu cầu phát triển kinh tế gia đình: ở một số vùng kinh tế xã hội,
nhiều công việc nặng nhọc, đặc biệt là công việc trong các ngành Nông - Lâm Ngư nghiệp, khai thác khoáng sản, đi biển đánh bắt xa bờ,... đòi hỏi sức lao động
cơ bắp của con trai; con trai là trụ cột về kinh tế cho cả gia đình.
- Do chế độ an sinh xã hội chưa đảm bảo, hiện nay 70% dân số nước ta
còn sống ở nông thôn, hầu hết không có lương hưu khi về già, họ cần sự chăm
sóc, phụng dưỡng của con cái mà theo quan niệm của xã hội hiện nay, trách
nhiệm đó chủ yếu thuộc về con trai, vì thế họ sẽ cảm thấy lo lắng và rất không an
tâm trong tương lai khi chưa có con trai.
- Do chính sách ưu tiên đối với nữ giới chưa thật thỏa đáng.


4.

Hậu quả


Tình trạng gia tăng TSGTKS sẽ dẫn tới những hệ lụy khó lường về mặt xã
hội, thậm chí cả an ninh chính trị,… khi các nam nữ thanh niên bước vào độ tuổi
kết hôn (ở Việt Nam tình trạng này sẽ xảy ra vào khoảng năm 2025). Trước hết
tình trạng dư thừa nam giới trong độ tuổi kết hôn có thể sẽ dẫn tới tan vỡ cấu trúc
gia đình, một bộ phận nam giới sẽ phải kết hôn muộn và nhiều người trong số họ
không thể tìm được bạn đời. Một giải pháp tình thế được một số nước đang áp
dụng, đó là kết hôn với người nước ngoài (còn gọi là nhập khẩu cô dâu) nhưng
xem ra khó bền vững[1]. Việc gia tăng TSGTKS không những không cải thiện
được vị thế của người phụ nữ mà thậm chí còn làm gia tăng sự bất bình đẳng giới
như: nhiều phụ nữ phải kết hôn sớm hơn, tỷ lệ ly hôn và tái hôn của phụ nữ sẽ
tăng cao, tình trạng bạo hành giới, mua dâm, buôn bán phụ nữ sẽ gia tăng,… Vì
thế TSGTKS được coi là một trong những chỉ báo quan trọng để đánh giá mức
độ bình đẳng giới.
5.
Giải phap
1. Việt Nam có can thiệp để làm giảm tình trạng mất cân bằng giới tính
khi sinh được hay không?Câu trả lời là “có” và chúng ta phải quyết tâm làm.
Chính vì thế trong Chiến lược quốc gia về Bình đẳng giới giai đoạn 2011-2020
(đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 2351/QĐ-TTg ngày
24 tháng 12 năm 2010) và dự thảo Chiến lược Dân số và Sức khỏe sinh sản Việt
Nam giai đoạn 2011-2020 đã lựa chọn phương án tích cực như đã nêu trên “Tỷ
số giới tính khi sinh không vượt quá 113 trẻ sơ sinh trai/100 trẻ sơ sinh gái vào
năm 2015 và 115/100 vào năm 2020”.
2. Chúng ta có thể giảm TSGTKS ngay từ hôm nay được hay

không? Câu trả lời là “rất khó khả thi”. Tại sao lại như vậy ?
- Trong số các nước có TSGTKS tăng cao, mới chỉ có Hàn Quốc thành
công trong việc giảm TSGTKS nhưng cũng phải mất gần 20 năm tiến hành các
giải pháp can thiệp mạnh, tác động đến nhận thức của toàn xã hội cùng với việc
bãi bỏ hẳn chính sách giảm sinh, chuyển sang giai đoạn khuyến khích sinh con.


- Trung Quốc đã thi hành những biện pháp rất quyết liệt như: tuyên truyền
giáo dục đến mọi người dân về những hệ lụy của mất cân bằng GTKS; ban hành
những chính sách ưu tiên cho nữ giới (miễn học phí cho trẻ em gái, có chế độ hỗ
trợ cho những cặp vợ chồng về già mà chỉ có con gái, tăng tiêu chuẩn nhà cho
những gia đình chỉ có con gái, chuyển đổi ngành nghề ở các địa phương để phụ
nữ có thể tham gia làm kinh tế tốt,…); xử lý rất nghiêm các hình thức lựa chọn
giới tính thai nhi (phạt tiền, tịch thu trang thiết bị, cấm hành nghề nếu siêu âm
chẩn đoán giới tính thai nhi; muốn phá thai phải có xác nhận của cơ quan y tế vì
lý do sức khỏe của mẹ hay của thai nhi hoặc phải có xác nhận của cơ quan dân
số vì lý do kế hoạch hoá gia đình),… nhưng TSGTKS vẫn cứ tiếp tục tăng cao,
đến năm 2010, đã lên tới 122,8.
- Các nhà khoa học ở Trường Đại học Columbia, New York; Ủy ban quốc
gia về nghiên cứu kinh tế, Boston và Viện khoa học quốc gia Hoa kỳ theo Kết
quả số liệu của cuộc Tổng Điều tra dân số năm 2000 đã chứng minh TSGTKS ở
cộng đồng người Mỹ gốc Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ cao hơn so với những
cộng đồng người Mỹ khác .
Do vậy, để làm giảm TSGTKS cần phải có thời gian và đó phải là một quá
trình phấn đấu bền bỉ lâu dài.
3. Việt Nam đã và đang làm gì để làm giảm tình trạng mất cân bằng giới
tính khi sinh?
Để làm giảm tình trạng mất cân bằng GTKS, chúng ta phải tiến hành đồng
bộ các giải pháp để xử lý cho được 3 nhóm nguyên nhân đã nêu ở trên.
3.1. Để giải quyết nhóm nguyên nhân thứ nhất (nguyên nhân cơ bản), cần

phải có sự cam kết chính trị mạnh mẽ (tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự chỉ
đạo, điều hành của Chính phủ và chính quyền các cấp); cần có sự chung tay, góp
sức của nhiều ngành, nhiều cấp và hơn nữa, cần phải có một cơ quan chuyên
trách đủ mạnh để điều phối các hoạt động.
Đứng trước thực trạng gia tăng sự mất cân bằng GTKS, năm 2009 Bộ Y tế
đã triển khai thử nghiệm tại 7 tỉnh, thành phố Mô hình can thiệp giảm thiểu mất


cân bằng GTKS. Năm 2010 triển khai Mô hình này ở 18 tỉnh, thành phố và đến
năm 2011, Mô hình này được mở rộng ra 40 tỉnh, thành phố có TSGTKS cao.
Năm 2010, với sự tài trợ của UNFPA, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã triển
khai Mô hình can thiệp giảm thiểu mất cân bằng GTKS ở khu vực đồng bào
Công giáo và Phật giáo ở hai tỉnh Hưng Yên và Thái Bình. Các linh mục, các sư
sãi đã tích cực vận động giáo dân, phật tử không tham gia vào quá trình lựa chọn
giới tính trước sinh, bước đầu đã mang lại kết quả tốt.
Tổng cục Dân số - KHHGĐ từ năm 2008 tới nay đã phối hợp với UNFPA
và các cơ quan có liên quan tổ chức rất nhiều cuộc hội thảo, tọa đàm, trả lời trên
các phương tiện thông tin đại chúng xung quanh vấn đề mất cân bằng TSGTKS.
Dự kiến vào đầu tháng 10 năm nay, Bộ Y tế sẽ phối hợp cùng với UNFPA tổ
chức Hội thảo quốc tế “Chia sẻ tầm nhìn giải quyết vấn đề mất cân bằng giới
tính khi sinh” tại Hà Nội với sự tham gia của các nhà hoạch định chính sách, các
nhà khoa học hàng đầu trên thế giới về lĩnh vực này.
Với những hoạt động nêu trên, bước đầu đã giúp cho xã hội và mỗi người
dân nhận thức được thực trạng, hệ lụy của tình trạng mất cân bằng TSGTKS ở
Việt Nam.
Như vậy, chúng ta cần phải tiến hành đồng bộ các giải pháp: từ truyền
thông chuyển đổi hành vi, các giải pháp về kinh tế như chuyển đổi cơ cấu ngành
nghề, đảm bảo an sinh xã hội,… đến việc xử lý các vi phạm theo quy định của
pháp luật. Tuy nhiên, theo chúng tôi, bản chất của công tác DS-KHHGĐ nói
chung, can thiệp giảm thiểu mất cân bằng giới tính nói riêng, như Đảng đã khẳng

định, đây là một “cuộc vận động lớn”. Vì thế, giải pháp truyền thông chuyển đổi
hành vi trong đó có việc tuyên truyền, vận động, giáo dục, thuyết phục người dân
thấy hết được nguy cơ của việc mất cân bằng TSGTKS để mọi người tự giác
thực hiện, không tham gia vào quá trình lựa chọn trước sinh mới thực sự mang
lại hiệu quả bền vững.


Chúng ta cũng phải xác định, từ chỗ nhận thức được cho tới việc thay đổi
hành vi, thay đổi một phong tục, tập quán đã có từ ngàn đời nay, không thể dễ
dàng, một sớm một chiều mà phải xác định đây là một công việc đòi hỏi phải
kiên trì, bền bỉ, lâu dài. Song chúng ta tin tưởng chắc chắn rằng Việt Nam sẽ
thành công trong việc khống chế sự gia tăng TSGTKS và sớm đưa chỉ số này trở
về mức sinh học bình thường.
3.2. Để giải quyết nhóm nguyên nhân thứ hai (nguyên nhân trực tiếp),
chúng ta cần tăng cường hoàn thiện và thực thi chính sách pháp luật liên quan
đến giới và giới tính khi sinh.
Ngay từ năm 2003, Uỷ ban thường vụ Quốc hội khóa XI đã ban hành Pháp
lệnh Dân số; Chính phủ ban hành Nghị định số 104/2003/NĐ-CP ngày 16 tháng
9 năm 2003 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh
Dân số; Nghị định 114/2006/NĐ-CP ngày 03 tháng 10 năm 2006 quy định xử
phạt vi phạm hành chính về dân số và trẻ em và gần đây Quốc hội đã ban hành
Luật Bình đẳng giới ngày 29 tháng 11 năm 2006; Chính phủ ban hành Chiến
lược quốc gia về Bình đẳng giới giai đoạn 2011-2020 đều đã quy định nghiêm
cấm các hành vi lựa chọn giới tính thai nhi.
Bộ Y tế đã ban hành văn bản số 3121/BYT-BMTE ngày 21 tháng 5 năm
2009 về việc nghiêm cấm lạm dụng kỹ thuật cao để lựa chọn giới tính thai nhi;
hằng năm đều có hướng dẫn các quy định về nghiêm cấm các hành vi lựa chọn
giới tính thai nhi và can thiệp để làm giảm tình trạng mất cân bằng GTKS.
Bộ Y tế cùng với các Bộ Thông tin và Truyền thông đã tổ chức nhiều đoàn
thanh tra, kiểm tra các nhà xuất bản, các trang thông tin điện tử, các nhà sách,…

phát hiện, thu hồi những ấn phẩm hoặc yêu cầu dỡ bỏ những nội dung quảng bá,
tuyên truyền, hướng dẫn việc sinh con theo ý muốn.
Bộ Y tế cùng với các Sở Y tế đã tổ chức nhiều đoàn thanh tra, kiểm tra các
cơ sở y tế công lập, các cơ sở y tế tư nhân, đặc biệt là các cơ sở siêu âm, các
phòng khám sản phụ khoa - kế hoạch hóa gia đình để phát hiện, xử lý những


trường hợp chẩn đoán giới tính thai nhi, phá thai vì lý do giới tính. Tuy nhiên,
trên thực tế rất khó để phát hiện, xử lý những trường hợp chẩn đoán giới tính thai
nhi mặc dầu hiện tượng này diễn ra khá phổ biến và rất tinh vi. Kết quả điều tra
biến động dân số ngày 1 tháng 4 năm 2010 cho thấy 75,2% phụ nữ 15-49 tuổi
sinh con trong 24 tháng trước điều tra có biết giới tính thai nhi. Trong đó có 99%
biết qua siêu âm; 83% biết khi tuổi thai từ 15-28 tuần.
Kết quả thanh kiểm tra cũng cho thấy, ở nước ta phá thai chủ yếu khi tuổi
thai dưới 13 tuần (lúc này siêu âm chưa biết được giới tính của thai nhi); hơn
nữa, những tín đồ công giáo, phật giáo,… thường không phá thai vì lý do lựa
chọn giới tính; mặt khác, có nhiều địa phương việc tiếp cận với dịch vụ siêu âm
còn rất hạn chế (như huyện Sơn Động tỉnh Bắc Giang) nhưng TSGTKS vẫn rất
cao. Vậy phải chăng ở Việt Nam, siêu âm để chẩn đoán giới tính thai nhi chưa
phải là nguyên nhân trực tiếp dẫn tới mất cân bằng GTKS trong khi các nước có
TSGTKS cao thường “quy trách nhiệm” cho siêu âm. Ở Việt Nam, có
thể nguyên nhân trực tiếpdẫn tới mất cân bằng GTKS nằm ở giai đoạn trước
hoặc trong khi thụ thai?
Hiện nay, luật pháp của nước ta cho phép phá thai không cần bất cứ điều
kiện ràng buộc nào. Trong thời gian tới, chúng tôi đề nghị, chỉ cho phép phá thai
có điều kiện (vì lý do bệnh tật của người mẹ hoặc thai nhi hoặc phá thai vì lý do
có thai ngoài ý muốn).
3.3. Để giải quyết nhóm nguyên nhân thứ ba (nguyên nhân phụ trợ), liên
quan tới kinh tế, cần phải có sự đầu tư kinh phí rất lớn của Nhà nước mà giai
đoạn vừa qua hầu như chúng ta chưa triển khai.

Kinh nghiệm của các quốc gia láng giềng cho thấy: Trung Quốc mặc dù đã
áp dụng những biện pháp hết sức quyết liệt, thậm chí là hà khắc nhưng TSGTKS
vẫn tiếp tục tăng cao, phải chăng do chính sách 1 con rưỡi của họ(?). Hàn Quốc
chỉ thành công trong việc đưa TSGTKS trở về với mức sinh học bình thường khi
họ từ bỏ hẳn chính sách giảm sinh, chuyển sang giai đoạn khuyến sinh.


Câu hỏi được đặt ra ở đây là: Vậy Việt Nam trong giai đoạn hiện nay đã
có thể từ bỏ chính sách giảm sinh hay chưa? Câu trả lời là “chưa thể” bởi vì tính
chung trong toàn quốc, mặc dầu Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế nhưng vẫn
còn tới 28 tỉnh thành phố (chiếm tới 34% dân số) chưa đạt được mức sinh thay
thế, cá biệt có những tỉnh có tổng tỷ suất sinh còn rất cao như Kon Tum (3,45),
Hà Giang (3,08), Lai Châu (2,96),… Hơn nữa, mặc dầu chấp hành chính sách
DS-KHHGĐ nhưng trong thâm tâm nhiều người vẫn mong muốn có đông con:
kết quả điều tra năm 2006 cho thấy 90% phụ nữ có 1 con muốn sinh thêm con;
61% phụ nữ có 2 con muốn sinh thêm con và 50% phụ nữ mặc dầu đã có 3 con
nhưng vẫn muốn sinh thêm con, trong đó có tới 68% phụ nữ đã có 3 con gái vẫn
muốn sinh thêm con(!).
Bên cạnh những tỉnh có Tổng tỷ suất sinh còn rất cao như đã nói ở trên, đã
có những tỉnh, thành phố có Tổng tỷ suất sinh ở mức thấp như: TP. Hồ Chí Minh
(1,45), Vĩnh Long (1,63), Bình Dương (1,7),… Năm 2010, tỷ lệ tăng dân số ở
nước ta là 1,05%. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã đề ra chỉ tiêu
đến năm 2015 và đến năm 2020, tỷ lệ tăng dân số ở nước ta ở mức khoảng 1%.
Điều đó có nghĩa rằng chúng ta không được phép để cho tỷ lệ tăng dân số tăng
cao nhưng đồng thời cũng không cho phép tỷ lệ này hạ thấp quá mức. Năm
2010, Tổng tỷ suất sinh của nước ta là 2, Dự thảo Chiến lược Dân số và Sức
khỏe sinh sản Việt Nam giai đoạn 2011-2020 đã đề ra chỉ tiêu Tổng tỷ suất sinh
giảm xuống 1,9 vào năm 2015 và 1,8 vào năm 2020. Vì thế trong thời gian tới
việc kiểm soát mức sinh phải rất linh hoạt, ở những tỉnh, thành phố có Tổng tỷ
suất sinh ở mức thấp như đã kể trên có thể chưa đến mức khuyến sinh nhưng đã

đến lúc dừng việc giảm sinh!


III.

Tổng kết

Trong vòng 1/4 thế kỷ qua, Việt Nam đã trải qua một quá trình chuyển
đổi kinh tế xã hôi từ một trong những nước nghèo nhất thế giới trở thành một
nước có thu nhập trung bình. Ngày nay, Việt Nam đang tiếp tục phát triển nhanh
chóng, càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế toàn cầu và đang có những thay
đổi quan trọng về pháp luật và cơ cấu.
Tuy nhiên, Việt Nam vẫn còn tồn tại một số hình thức bất bình đẳng giới
như mức độ bạo lực trên cơ sở giới cao, và xuất hiện các hình thức bất bình đẳng
giới mới như: Tỷ lệ giới tính khi sinh tăng cao. Với tỉ lệ giới tính khi sinh như
hiện nay, UNFPA dự đoán là đến năm 2035 sẽ dư thừa 10% nam giới.
Dự báo: Như đã phân tích, TSGTKS hiện nay cao ở những vùng kinh tế xã hội phát triển, ở những gia đình có điều kiện kinh tế khá giả, ở những phụ nữ
có trình độ học vấn cao. Ngay cả ở 17 tỉnh, thành phố có TSGTKS nằm trong
giới hạn bình thường thì TSGTKS ở khu vực thành thị cũng cao hơn khu vực
nông thôn. Trong những năm sắp tới, do sự phát triển kinh tế - xã hội được nâng
lên, mức sống của người dân sẽ tiếp tục được cải thiện, dự báo sự gia tăng
TSGTKS sẽ có xu hướng lan rộng về mặt địa lý và sẽ tiếp tục tăng cao. Vấn đề
được đặt ra ở đây là tốc độ gia tăng và thời gian kéo dài sự gia tăng này như thế
nào sẽ tùy thuộc vào sự can thiệp của chúng ta. Các nhà khoa học Việt Nam và
các chuyên gia quốc tế[2] đã đưa ra dự báo về 3 kịch bản về TSGTKS ở Việt
Nam như sau:
 Phương án tích cực: TSGTKS sẽ tăng lên khoảng 115 vào năm 2020
sau đó giảm dần và trở về mức 105 vào năm 2025
 Phương án quá độ: TSGTKS sẽ tăng lên khoảng 120 vào năm 2020 sau
đó giảm dần và trở về mức 105 vào năm 2030

 Phương án không can thiệp: TSGTKS sẽ tăng lên khoảng 125 vào năm
2020 và tiếp tục duy trì tới năm 2050


Sự chênh lệch con số tuyệt đối giữa nam và nữ ở Việt Nam vào năm 2050
sẽ khoảng từ 2,3 đến 4,3 triệu người theo các phương án nêu trên[3].



×