Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Triêt học phương tây trước mác vấn đề con người trong triết học phương tây trước mác”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (114.17 KB, 21 trang )

Tiểu luận môn: LỊCH SỬ TRIẾT HỌC PHƯƠNG TÂY TRƯỚC MÁC

PHẦN I: MỞ ĐẦU
Có thể nói vấn đề con người là một trong những vấn đề quan trọng nhất
của thế giới từ trước đến nay. Đó là vấn đề mà luôn được các nhà khoa học, các
nhà nghiên cứu phân tích một cách sâu sắc nhất. Không những thế, trong nhiều
đề tài khoa học của xã hội xưa và nay thì đề tài con người là một trung tâm luôn
được các nhà nghiên cứu đặc biệt chú ý. Các lĩnh vực tâm lý học, sinh học, y
học, triết học, xã hội học… từ rất sớm trong lịch sử đã quan tâm đến con người
và không ngừng nghiên cứu về nó. Mỗi lĩnh vực nghiên cứu đó đều có ý nghĩa
riêng đối với sự hiểu biết và làm lợi cho con người.
Hơn bất cứ một lĩnh vực nào khác, lĩnh vực triết học lại còn nhiều mâu
thuẫn trong quan điểm, nhận thức và nó đã gây nên sự đấu tranh không biết khi
nào dừng. Những lập trường chính trị, trình độ nhận thức và tâm lý của những
người nghiên cứu khác nhau và do đó đã đưa ra những tư tưởng, hướng giải
quyết khác nhau.
Khi đề cập tới vấn đề con người, các nhà triết học đều tự hỏi: Thế giới con
người đang sống là gì? Con người có vai trò như thế nào trong “tồn tại người”
và trong thế giới xung quanh nó? Con người có thể nhận thức và nhận thức đúng
được thế giới hay không?... Đó là những câu hỏi được đặt ra mà bất cứ tư tưởng,
trường phái triết học nào, ở thời kỳ nào cũng phải quan tâm lý giải. Chính ở đây
các quan điểm duy vật hoặc duy tâm, “có thể biết” hoặc “không thể biết” đã bộc
lộ rõ ràng.
Chính vì vấn đề con người là nội dung cơ bản, cốt lõi và mục tiêu chủ yếu
của triết học và đây cũng là vấn đề mà bản thân cảm thấy tâm đắc nên đã chọn
vấn đề con người để làm đề tài tiểu luận. Tuy nhiên, đây là vấn đề khó mà bản
thân mới tiếp cận nên không tham vọng trình bày vấn đề con người trong toàn
bộ lịch sử triết học nói chung, mà chỉ giới hạn ở “vấn đề con người trong triết
học phương Tây trước Mác”.
-1-



Tiểu luận môn: LỊCH SỬ TRIẾT HỌC PHƯƠNG TÂY TRƯỚC MÁC

Trong quá trình thực hiện, mặc dù có nhiều cố gắng, song không thể tránh
khỏi những hạn chế, thiếu sót, rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý
báu của quý thầy cô để đề tài được hoàn thiện hơn!

PHẦN II: NỘI DUNG
I- QUAN NIỆM VỀ CON NGƯỜI TRONG TRIẾT HỌC HY LẠP
CỔ ĐẠI
Hêraclit (khoảng 520 - 460 TCN). Hêraclít là nhà triết học nổi tiếng của
Hy Lạp cổ đại. Ông cho rằng, con người về bản tính là bình đẳng. Sự bất bình
đẳng của con người, theo ông là hậu quả của sự bất bình đẳng về lợi ích. Phần
lớn mọi người trong xã hội, theo ông là sống không theo logos mà theo sự tính
toán. Họ bị trói buộc bởi những mong muốn cá nhân của mình. Hạnh phúc với
ông, không phải là sự thỏa mãn về thể xác mà là ở sự suy tư, suy nghĩ, ở việc
biết nói sự thật, biết hành động theo tiếng nói của tự nhiên.
Khi quan sát thế giới, Hêraclít đã có những quan điểm mang tính biện
chứng, rằng mọi vật trong thế giới luôn luôn vận động, thay đổi và phát triển
không ngừng. Trong con người có hai mặt đối lập là lửa và cái ẩm ướt. Lửa sinh
ra linh hồn. Nếu người nào đó có nhiều yếu tố lửa thì người ấy là người tốt vì
tâm hồn người ấy khô ráo, sạch sẽ. Còn người nào có nhiều yếu tố ẩm ướt là
người xấu. Logos của con người chính là yếu tố lửa chứa đựng trong đó.
Hêraclít phát hiện ra nguyên lý đấu tranh giữa hai mặt đối lập trong một chỉnh
thể thống nhất. Trong con người đó là sự đấu tranh và chuyển hóa giữa hai mặt:
bệnh tật và sức khỏe; cái thiện và cái ác; cái đói và cái no; cái mệt mỏi và cái thú
vị.

-2-



Tiểu luận môn: LỊCH SỬ TRIẾT HỌC PHƯƠNG TÂY TRƯỚC MÁC

Do đề cao vai trò của tri thức, ông đã đề cao vai trò của con người quý tộc
trong xã hội, xem thường số đông nô lệ. Ông chủ trương dùng bạo lực để đàn áp
phong trào dân chủ.
Hêraclít đã đưa triết học duy vật tiến thêm một bước trong quan niệm về
thế giới, về con người. Con người được hòa đồng vào chỉnh thể thống nhất là vũ
trụ mà không có sự tha hóa của con người ra khỏi chỉnh thể ấy. Tuy nhiên, khi
nhìn nhận xã hội con người, ông không khỏi có những hạn chế do đứng trên lập
trường của tầng lớp chủ nô - quý tộc để xem xét, nhằm bảo vệ lợi ích cho giai
cấp mình.
Pitago (khoảng 580 - 500 TCN). Pitagor xuất thân từ một gia đình dòng
dõi quý tộc, nhiều năm hoạt động chính trị - xã hội. Ông cho rằng thế giới được
sắp xếp trên trật tự của các con số. Trật tự của các con số là tiền thân của trật tự
xã hội, tạo nên thứ bậc, đẳng cấp trong xã hội. Mọi người trong xã hội phải tuân
theo một trật tự xã hội nhất định. Ông đề cao quyền lực tối cao của thần thánh,
khuyên con người phải tìm sự hưởng lạc ở chỗ nào đó bên ngoài do các thần
thánh mang lại, bởi thần thánh là công minh nhất. Sau thần thánh là các nhà hoạt
động chính trị, xã hội, rồi đến bố mẹ. Người lớn tuổi có trách nhiệm tuyên
truyền dạy dỗ theo một đạo luật nhất định trước uy linh của thánh thần. Như vậy,
theo Pitago, suy cho cùng, con người phải tuân theo uy linh của thần thánh tối
cao.
Prôtago (481 - 411 Tr.CN). Prôtagor là đại biểu của phái ngụy biện thời
kỳ đầu phát triển của nó. Từ quan niệm về tính tương đối về giới tự nhiên, ông
cho rằng mọi sự vật luôn luôn tồn tại hai ý kiến trái ngược nhau. Điều này chẳng
khác gì công nhận mọi cái đều là chân lý. Thực chất đây vừa là biểu hiện của
chủ nghĩa tương đối vừa là biểu hiện của quan điểm không thể biết về nhận thức
của ông. Chính từ lập trường này, Prôtago đã đưa ra một luận điểm nổi tiếng:
“Con người là thước đo của mọi vật đang tồn tại, rằng chúng tồn tại và của mọi

vật đang không tồn tại rằng, chúng không tồn tại”. Nghĩa là con người là thước
-3-


Tiểu luận môn: LỊCH SỬ TRIẾT HỌC PHƯƠNG TÂY TRƯỚC MÁC

đo của mọi vật tồn tại và không tồn tại. Nhà nước, theo ông gồm nhiều cá nhân
khác nhau, cho nên cái này được coi là tốt với người này có thể được coi là
không tốt với người khác. Từ đó Prôtago cho rằng cái tốt và cái xấu cũng chỉ là
tương đối. Xuất phát từ chủ nghĩa tương đối và đề cao con người - chủ thể, ông
cho rằng, cũng không thể nói gì về thần thánh cả. Nhưng theo ông, tin vào thần
thì vẫn hơn là không tin vào thần.
Xôcrát (khoảng 469 - 399 tr.CN). Xôcrát là nhà triết học đầu tiên của
vùng Aten. Ông đã từng thực hiện nghĩa vụ quân sự trong thời gian xảy ra chiến
tranh giữa Aten và Spácta. Ông bị kết án tử hình vì “đã sáng tạo ra các thần mới
và làm hư hỏng thế hệ trẻ”. Triết học của ông hướng vào con người nhiều hơn là
giới tự nhiên. Nhưng con người trong triết học của ông chỉ là thực thể đạo đức.
Vì vậy triết học của ông được gọi là triết học nhân bản đạo đức. Xuất phát từ
vấn đề trung tâm là con người, ông đề ra nhiệm vụ: “Hãy nhận thức chính mình”
và thấm nhuần khẩu hiệu “Tôi biết rằng, tôi chẳng biết gì cả”. Nhưng nhận thức
con người ở đây là nhận thức những vấn đề đạo đức của con người. Ông cho
rằng đạo đức chân chính phải xuất phát từ việc thừa nhận thần thánh và linh hồn;
đạo đức chân chính chỉ có ở một số ít người ưu tú là giai cấp quý tộc chủ nô, còn
nô lệ do không có tri thức nên không có đạo đức.
Platôn (427 - 347 Tr.CN). Platôn là đại biểu của triết học duy tâm khách
quan. Ông là người kịch liệt chống lại chủ nghĩa duy vật và các nhà vô thần.
Xuất thân từ tầng lớp quý tộc, Platôn có thái độ thù địch và công lại nền dân chủ
Aten. Vấn đề con người là đề tài cơ bản xuyên suốt toàn bộ thế giới quan của
ông. Platôn cho rằng con người gồm có hai phần, đó là thể xác và linh hồn. Đầu
của con người được cấu tạo theo hình cầu vì đó là hình dáng hoàn hảo phù hợp

với phần trời của cơ thể con người. Mắt được cấu tạo sao cho có thuộc tính của
lửa và ở trên đầu để có thể nhìn thấy và không bị ngã.
Linh hồn của con người cũng sống như linh hồn vũ trụ. Ban đầu linh hồn
này sống ở các ngôi sao, sau đó chuyển xuống thân thể con người. Thể xác của
-4-


Tiểu luận môn: LỊCH SỬ TRIẾT HỌC PHƯƠNG TÂY TRƯỚC MÁC

con người có thể mất đi vì nó được cấu tạo từ đất, nước, lửa, không khí. Linh
hồn của con người là bất tử, bởi lẽ nó được cấu tạo từ linh hồn vũ trụ có nguồn
gốc từ thượng đế. Sau khi thể xác chết, linh hồn rời bỏ thể xác và chuyển về các
vì sao. Ông chứng minh sự bất tử của linh hồn bằng các lập luận sau:
Thứ nhất, theo ông chính bước chuyển quan lại của các mặt đối lập tạo
nên sự bất tử của linh hồn. Bởi lẽ, theo sự chuyển hóa của các mặt đối lập, cái
chết phải biến thành cái sống, nhưng cái chết vẫn luôn xảy ra. Điều đó chứng tỏ
linh hồn phải chuyển sang trạng thái khác khi thể xác chết để tiếp tục sự sống.
Thứ hai, tri thức của con người là do linh hồn nhắc lại cho con người cái
mà nó đã gặp, đã thấy trước khi nhập vào thể xác con người. Điều đó chứng tỏ
linh hồn tồn tại trước khi có thể xác con người và cả sau khi thể xác con người
không còn, tức là chết.
Thứ ba, các sự vật luôn nthay đổi, cơ thể con người cũng luôn thay đổi
nhưng linh hồn thì luôn đồng nhất với chính nó. Nghĩa là linh hồn gần giống với
thần thánh. Như vậy linh hồn là bất tử.
Thứ tư, linh hồn về bản chất là nguyên nhân chân chính của sự vật, là
cuộc sống của thân thể. Nếu là cuộc sống của thân thể nó không thể chết. Vậy có
nghĩa linh hồn là bất tử. (Phêđôn 70 C-107 B). Nô lệ, theo Platôn không phải là
người nên không có linh hồn. Linh hồn gồm ba phần: lý trí có đặc trưng là thông
minh; tình cảm - có đặc trưng là lòng dũng cảm; tiết chế có đặc trưng là dục
vọng. Người nào mà có lý trí chiếm ưu trội trong linh hồn sẽ trở thành nhà triết

học, thông thái; người nào có tình cảm chiếm ưu trội sẽ trở thành vệ binh làm
công tác chiến tranh; người nào có dục vọng ưu trội sẽ là người lao động chân
tay. Đây là quan điểm sai lầm của Platôn.
Arixtốt (384 - 322 Tr.CN). Arixtốt là nhà bách khoa vĩ đại nhất Hy Lạp cổ
đại. Ông được Ph. Ăngghen coi là “cái đầu bách khoa” thời cổ đại. Theo Arixtốt
con người gồm thể xác và linh hồn. Linh hồn của con người có trí tuệ và có khả
-5-


Tiểu luận môn: LỊCH SỬ TRIẾT HỌC PHƯƠNG TÂY TRƯỚC MÁC

năng tư duy, không bất tử (ông chống lại luận điểm linh hồn bất tử của Pitago và
Platôn). Tuy nhiên, ông lại rơi vào sai lầm khác khi tách rời trí tuệ khỏi thể xác.
Mặc dù ông khẳng định, mọi trạng thái vui, buồn, đói, khát, rét… không thể tách
rời thể xác con người. Trong tác phẩm Về linh hồn, ông cho rằng chỉ những thân
thể sống tự nhiên mới có linh hồn. Những thân thể nhân tạo như cái búa, cái
bàn… không có linh hồn. Nhưng những thân thể tự nhiên này có khả năng có
cuộc sống. Hiện thực hóa được khả năng sống đó là linh hồn. Có ba dạnh linh
hồn, trong đó có hai dạng thuộc về tâm lý, vật lý. Một dạng có tính chất “sau vật
lý”. Ở đâu có sự sống thì ở đó có linh hồn. Cuộc sống có chu kỳ tất yếu: ăn uống
(nuôi dưỡng), trưởng thành và diệt vong. Có khả năng ăn uống (nuôi dưỡng) là
đặc trưng của linh hồn thực vật. Có khả năng xúc giác là đặc trưng của linh hồn
động vật. Linh hồn của các động vật có các đặc trưng của linh hồn thực vật và
linh hồn động vật. Chỉ có linh hồn của con người và thượng đế mới có thêm khả
năng phán đoán và tư duy. Trong linh hồn của con người có cả linh hồn thực vật
và linh hồn động vật. Linh hồn của Thượng đế có trí tuệ. Linh hồn của con
người không thể tách rời thân thể, mặc dù nó không phải là thân thể, nhưng nó
thuộc về thân thể. Tất nhiên, thân thể tồn tại là vì linh hồn và cho linh hồn. Mọi
trạng thái của linh hồn đều gắn với thân thể, nhưng trí tuệ có thể tách rời thân
thể. Ông cũng sai khi cho rằng, trí tuệ không có cơ quan vật chất của nó.

Như vậy, qua trên có thể thấy vào thời kỳ cổ đại các nhà triết học đã đề
cập nhiều đến vấn đề con người và số phận con người. Mặc dù các nhà triết học
thời kỳ này còn có nhiều quan niệm khác nhau về bản chất con người, chẳng hạn
như Prôtago cho con người là thước đo của vạn vật; Xôcrát đặt nhiệm vụ nhận
thức con người là chủ yếu chứ không phải giới tự nhiên; Arixtốt cho con người
là “động vật chính trị”… Nhưng nhìn chung, các nhà triết học Hy Lạp cổ đại đều
cho mục tiêu cao quý của con người là chinh phục tự nhiên để phục vụ cho
mình. Con người trong quan hệ với thiên nhiên, nhìn chung là tích cực, thể hiện
tinh thần vươn lên làm chủ giới tự nhiên của người Hy Lạp cổ đại. Điều này
khác với triết học phương Đông - thường đề cập con người chính trị - xã hội,
-6-


Tiểu luận môn: LỊCH SỬ TRIẾT HỌC PHƯƠNG TÂY TRƯỚC MÁC

con người - với những số phận khác nhau; con người trong quan hệ hài hòa với
tự nhiên.
II- QUAN NIỆM VỀ CON NGƯỜI TRONG TRIẾT HỌC TÂY ÂU
THỜI TRUNG CỔ (KHOẢNG THẾ KỶ V - XV)
Ôguýtxtanh Avreli (354 - 430). Ôguýtxtanh là nhà triết học của Giáo hội
Kitô giáo. Con người theo quan điểm Ôguýtxtanh là yếu đuối, kém cỏi, là thực
thể phi lý tính. Ông cũng cho rằng con người gồm hai phần đó là thể xác và linh
hồn. Trong đó linh hồn của con người có nguồn gốc từ thượng đế cho nên nó có
trí tuệ và bất tử. Thể xác có thể mất đi nhưng linh hồn là vĩnh viễn. Ôguýtxtanh
là nhà triết học bảo vệ Kitô giáo và nhà thờ. Nhà thờ theo ông là vương quốc của
Thượng đế ở trái đất. Với ông, sự bất bình đẳng trong xã hội là tất yếu. Ông cho
rằng nghèo, khổ, bần cùng là điều kiện tốt để cứu rỗi. Nhưng ông lại ngụy biện
rằng giàu mà biết sử dụng hợp lý của cải cũng là góp phần cứu rỗi. Chỉ có ở
thượng giới là không có phân hóa giàu nghèo, bất công… Con người có cùng
một tổ tông vì vậy không nên chém, giết, chống lại nhau. Cuộc sống ở trần gian

chỉ là sự chuẩn bị cho cuộc sống ở thượng giới. Vì thế, ông khuyên con người
không nên yêu của cải mà yêu Thượng đế.
Tômát Đacanh (1225 - 1274). Tômát Đacanh sinh ra ở Italia, là nhà thần
học, nhà triết học kinh viện nổi tiếng của thời phong kiến Tây Âu. Ông có quan
điểm riêng trong việc giải quyết mối quan hệ giữa triết học và thần học, giữa lý
trí và lòng tin. Ông phân rõ ranh giới giữa triết học và thần học nhưng không đối
lập chúng với nhau. Đối tượng của triết học là nghiên cứu “chân lý của lý trí”.
Đối tượng của thần học là nghiên cứu “chân lý của lòng tin tôn giáo”. Còn
Thượng đế là khách thể cuối cùng của cả triết học và thần học, là nguồn gốc của
mọi chân lý. Lý luận nhận thức của ông chứa đựng những yếu tố tiêu cực của
cảm giác luận, nhưng nó là bước tiến lớn trong sự phát triển của triết học kinh
viện trung cổ vì nó tiếp thu học thuyết của Arixtốt chứ không phải của Platôn.
-7-


Tiểu luận môn: LỊCH SỬ TRIẾT HỌC PHƯƠNG TÂY TRƯỚC MÁC

Trong lý thuyết xã hội, Tômát Đacanh tuyên truyền tư tưởng sai lầm về sự
thống trị của nhà thời đối với xã hội công dân, cuộc sống dưới trần thế chỉ là sự
chuẩn bị cho cuộc sống tương lai ở thế giới bên kia. Đặc biệt, ông kiên định lập
trường quân chủ và chống lại quyết liệt tư tưởng bình đẳng xã hội, bảo vệ sự
phân chia đẳng cấp.
Rôgiê Bêcơn (khoảng 1214 - 1294). Rôgiê Bêcơn sinh ở Anh, là một trong
những người đề xướng vĩ đại nhất của khoa học thực nghiệm trong thời kỳ mới.
Triết học của ông đóng vai trò quan trọng trong việc đấu tranh chống triết học
kinh viện của các đại biểu trước ông. Ông cho rằng có bốn điều trở ngại đối với
chân lý: Một là, sự sùng bái, quy phục trước cái uy tín không có cơ sở và không
xứng đáng; Hai là, thói quen lâu đời đối với những quan niệm đã rõ ràng; Ba là,
tính chất vô căn cứ của những phán đoán về số đông; Bốn là, sự che dấu của các
nhà bác học đối với điều ngu dốt của mình dưới cái mặt nạ của sự thông thái hư

ảo. Và sau cùng ông khẳng định ba nguồn gốc của nhận thức là uy tín, lý trí và
kinh nghiệm. Bêcơn cho rằng uy tín mà thiếu sự chứng minh là uy tín thiếu sót
và “những lập luận mà chưa kiểm tra các kết luận bằng con đường kinh nghiệm
và thực nghiệm thì chưa thể phân biệt giữa ngụy biện và chứng minh”.
Ông cũng có nhiều tư tưởng xã hội tiến bộ, đã dũng cảm lên án ách áp bức
phong kiến, bênh vực quyền lợi của nhân dân. Mặc dù trong tác phẩm của ông
còn có những thiên kiến có tính chất thần bí nhưng Bêcơn cũng đã phát biểu
nhiều ước đoán táo bạo về khoa học và kỹ thuật.
Như vậy, vấn đề con người thông qua các khuynh hướng, trường phái triết
học Tâu Âu thời Trung cổ cũng được bàn đến ở các mặt: nguồn gốc hình thành,
tự do ý chí, quyền lực đối với tự nhiên.
Trong triết học Tây Âu thời Trung cổ, chủ nghĩa duy tâm tôn giáo xem
con người không tồn tại độc lập mà luôn phụ thuộc vào Thượng đế. Chính
Thượng đế sinh ra con người và cũng Thượng đế tạo ra hoàn cảnh để con người
-8-


Tiểu luận môn: LỊCH SỬ TRIẾT HỌC PHƯƠNG TÂY TRƯỚC MÁC

tồn tại và phát triển. Nhận thức của con người cũng không ngoài mục đích nhận
thức Thượng đế. Do đó, có thể khẳng định rằng triết học hoàn toàn bất lực trong
việc cứu thoát con người. Con người trở nên nhỏ bé, yếu ớt bất lực trước cuộc
sống nhưng lại an ủi phải bằng lòng với cuộc sống tạm bợ của trần thế vì đó chỉ
là quảng đường hành hương tìm hạnh phúc ở “thế giới bên kia” mới là vĩnh
viễn. Hậu quả là con người bị thủ tiêu ý chí đấu tranh, vượt qua mọi gian khổ tự
giải thoát mình.
III- QUAN NIỆM VỀ CON NGƯỜI TRONG TRIẾT HỌC TÂY ÂU
THỜI KỲ PHỤC HƯNG - CẬN ĐẠI (THẾ KỶ XV - XVIII)
Lê - ô - nađ-đô Đơ Vinh Xi (1452 - 1519). Lê - ô - nađ-đô Đơ Vinh Xi sinh
ra trong một gia đình nông dân thuần phác. Ông không được học hành đầy đủ và

chưa từng học đại học. Nhưng Lê - ô - nađ-đô Đơ Vinh Xi là nhà khoa học, nhà
kỹ thuật, nhà cơ học, nhà toán học, nhà điều khắc, họa sĩ, nhà triết học người
Italia nổi tiếng. Ông phê phán các quan niệm của thần học và giáo hội, tìm cách
xây dựng hệ thống thế giới quan khoa học thực sự dựa trên cơ sở kinh nghiệm
và thực nghiệm, đề cao vai trò của thực nghiệm trong nhận thức. Thừa nhận tư
tưởng của các nhà nhân đạo, ông khẳng định con người và vũ khí vĩ đại nhất của
tạo hóa. Dựa trên các sự vật tự nhiên, con người sáng tạo ra các sự vật mới phục
vụ cho cuộc sống của mình.
Giócđanô Brunô (1548 - 1600). Brunô là nhà thiên văn nhà triết học nổi
tiếng người Italia. Ông chịu ảnh hưởng nhiều của triết học tự nhiên, đặc biệt là
phát minh của Côpécnic. Brunô là nhà tự nhiên thần luận nhưng có nhiều yếu tố
duy vật. Ông cho rằng con người là một bộ phận không thể tách rời của vũ trụ,
con người là thế giới vi mô phản ánh thế giới vĩ mô. Brunô đánh giá thấp vai trò
của cảm giác trong nhận thức và đặc biệt đề cao khả năng nhận thức lý tính của
con người. Ông cho rằng cảm giác có hạn mà vũ trụ vô cùng vô tận nên cảm
giác có thể đánh lừa chúng ta trong nhận thức.
-9-


Tiểu luận môn: LỊCH SỬ TRIẾT HỌC PHƯƠNG TÂY TRƯỚC MÁC

Phrênxis Bêcơn (1561 - 1626). Bêcơn là người được C.Mác đánh giá là
ông tổ thực sự của chủ nghĩa duy vật Anh và của khoa học thực nghiệm hiện đại.
Ông chống lại triết học kinh viện và muốn xây dựng một quan niệm mới về triết
học. Brunô quan niệm con người là sản phẩm của tạo hóa và gắn liền với tự
nhiên. Con người một mặt rất gần gũi với động vật; mặt khác lại là một cái gì đó
rất siêu phàm. Bên cạnh các hoạt động chính trị, khoa học, nghệ thuật… con
người còn cần đến tôn giáo để vượt qua những lúc mềm yếu, bất lực, đem lại
niềm tin cho con người. Nhưng Nhà thờ không thể chống lại các nhà vô thần,
cản trở các hoạt động khoa học, nghệ thuật của con người.

Tômát Hốpxơ (1588 - 1679). Hốpxơ sinh ra trong một gia đình linh mục ở
nông thôn nước Anh nhưng lại được lớn lên trong môi trường quý tộc mới, có
điều kiện đi ra nước ngoài nhiều và đã từng làm thư ký riêng cho Ph. Bêcơn.
Hốpxơ cho rằng con người là một thể thống nhất giữa tính tự nhiên và tính xã
hội. Xuất phát từ quan niệm về trạng thái tự nhiên của con người, ông khẳng
định khả năng bẩm sinh của con người càng bình đẳng bao nhiêu thì người ta
càng bất hạnh bấy nhiêu. Nhà nước là sự sáng tạo cao nhất mà con người có thể
làm được. Sau khi được nhân dân lập ra, nhà nước đóng vai trò điều hành sự
phát triển xã hội, và chính phủ là linh hồn của nhà nước. Con người phải cần đến
nhà nước thì mới sống yên ổn được. Mỗi cá nhân có nghĩa vụ phải tuân theo luật
pháp của nhà nước. Bản thân tôn giáo là cần thiết để khuyên răn mọi người sống
theo pháp luật.
Rơnê Đềcáctơ (1596 - 1650). Đềcáctơ là nhà triết học người Pháp theo
hướng duy lý và có lập trường nhị nguyên luận. Ông từng tham gia quân đội và
giải ngũ năm 1621, đến năm 1628 ông đến Đức và đến Hà Lan năm 1629.
Đềcáctơ sống ở Hà Lan gần 20 năm, hầu hết các tác phẩm của ông đều được viết
ở đây. Trong quan niệm về cơ thể con người, ông có cái nhìn cơ học. Do ảnh
hưởng phát minh của Harvêi về sự tuần hoàn của máu, Đêcáctơ đã thấy được
mối liên hệ của máu với tiêu hóa, với sự thở, với tim. Ông coi trái tim như là
-10-


Tiểu luận môn: LỊCH SỬ TRIẾT HỌC PHƯƠNG TÂY TRƯỚC MÁC

một “xí nghiệp” tạo nên trung tâm sống của cơ thể. Ông đã phát hiện ra cơ chế
của phản xạ không điều kiện, mặc dù ông giải thích còn mang tính cơ học và
đơn giản. Ông giải thích hiện tượng sống, chết cũng hết sức cơ học. Sau khi chết
linh hồn rời bỏ thân thể, vì khi chết cơ thể con người không còn ấm nữa và
những bộ phận phục vụ vận động đã bị phá hủy. Con người khác động vật ở chỗ,
con người có khả năng hành động có ý thức, có mục đích trong mọi tình huống,

mọi điều kiện. Con người có trí tuệ, có ngôn ngữ.
Đêcáctơ cho rằng cần phải có Thượng đế với tư cách là cái hoàn thiện
tuyệt đối làm tiêu chuẩn tối cao cho nhận thức chân lý. Theo ông chỉ có Thượng
đế mới có khả năng chuyển vào linh hồn con người chưa hoàn thiện - tư duy về
sự tồn tại của cái hoàn thiện (tức Thượng đế). Có nghĩa là nhờ Thượng đế, con
người mới biết về sự tồn tại của Thượng đế, rằng Thượng đế là hoàn thiện.
Đơni Điđơrô (1713 - 1784) là nhà duy vật người Pháp ở thế kỷ XVIII, là
linh hồn của phái Bách khoa toàn thư. Ông xem con người được cấu thành từ
linh hồn và thể xác và thống nhất hữu cơ với nhau. Linh hồn là một tổng thể các
hiện tượng tâm lý, bản thân nó cũng là đặc tính của vật chất. Do đó không có cơ
thể người thì linh hồn không là cái gì cả. Bước chuyển tiếp từ vô tri vô giác tới
các khả năng cảm giác, tư duy đều gắn liền với quá trình phát triển của cấu trúc
vật chất từ vô cơ, hữu cơ đến sự sống và cơ thể. Cơ thể con người là khí quan
vật chất của tư duy, ý thức cũng như mọi quá trình tâm lý của con người. Nhân
cách của con người là sản phẩm của hoàn cảnh và môi trường xung quanh; và
không phải tôn giáo sáng tạo ra con người mà chính con người sáng tạo ra tôn
giáo.
Pôn Hăng - ri Đitơrích Hôn bách (1723 - 1789), ông là nhà duy vật vô
thần, thành viên tích cực của phái Bách khoa toàn thư. Con người trong quan
niệm của ông là một phần của tự nhiên, chịu tác động của các quy luật tự nhiên
như các quy luật cơ học. Con người có những bản tính tự bảo vệ, hướng tới hạnh
phúc và đáp ứng những nhu cầu ích kỷ. Ông đã thấy được phần nào vai trò của
-11-


Tiểu luận môn: LỊCH SỬ TRIẾT HỌC PHƯƠNG TÂY TRƯỚC MÁC

môi trường đối với trí tuệ, đạo đức con người. Con người thiện hay ác là do giáo
dục tạo nên. Ông đã thấy vai trò của lợi ích cá nhân trong sự phát triển của con
người và xã hội.

Tóm lại, thời kỳ phục hưng và cận đại là thời kỳ đấu tranh giữa chủ nghĩa
duy vật - thế giới quan của giai cấp tư sản cách mạng, với chủ nghĩa duy tâm tôn
giáo - thế giới quan của giai cấp phong kiến lỗi thời. Triết học thời kỳ này phản
ánh rõ cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản nhằm giải thoát con người khỏi gông
cùm chật hẹp mà các tôn giáo thời trung cổ đã áp đặt cho nó. Vì thế các tư tưởng
nhân đạo đặc biệt được phát huy. Các triết gia trong thời kỳ này càng ngày càng
nhận thấy vai trò của thể xác con người đối với việc phát triển trí tuệ nhân cách.
Tuy nhiên, để đi đến khái niệm con người một cách hoàn chỉnh cả về mặt
sinh học và mặt xã hội thì chưa một trường phái triết học nào thời kỳ này đạt
được. Ở đây con người mới được đề cập đến chủ yếu ở khía cạnh cá thể, còn bản
chất xã hội của con người thì chưa được đề cao, chưa một trường phái triết học
nào đề cập đến.
Những tư tưởng triết học và xã hội học của các triết gia tiến bộ thời kỳ
này đã phê phán sâu sắc xã hội phong kiến đương thời, đòi tự do bình đẳng theo
quan điểm tư sản, góp phần chuẩn bị cho các cuộc cách mạng tư sản bùng nổ.
IV- QUAN NIỆM VỀ CON NGƯỜI TRONG TRIẾT HỌC CỔ ĐIỂN
ĐỨC
Để tìm hiểu về con người trong triết học cổ điển Đức, chúng ta đi vào
nghiên cứu tư tưởng cơ bản của các nhà triết học tiêu biểu, đại diện cho hai trào
lưu duy vật và duy tâm.
Thế giới của những “vật tự nó” và con người trong hệ thống triết học của
I.Cantơ.

-12-


Tiểu luận môn: LỊCH SỬ TRIẾT HỌC PHƯƠNG TÂY TRƯỚC MÁC

Imanuen Cantơ (1724 - 1804) là một triết gia nổi tiếng của nền triết học
cổ điển Đức, đồng thời cũng là một nhà bác học uyên bác nhất thời kỳ tiền tư

bản ở Tây Âu. Triết học của Cantơ được chia làm hai thời kỳ:
Thời kỳ “tiền phê phán”, thế giới quan thiên về chủ nghĩa duy vật tự phát
và biện chứng; xuất phát từ tự nhiên để nghiên cứu tự nhiên.
Thời kỳ “phê phán”, còn gọi là “triết học phê phán”. Thời kỳ này ông chủ
yếu đi vào nghiên cứu vấn đề nhận thức luận và tư duy của con người trên tinh
thần phê phán với hy vọng đem lại những giá trị mới cho triết học phê phán của
ông. Tư tưởng về con người của Cantơ được thể hiện rõ nét ở thời kỳ này thông
qua hàng loạt các vấn đề của triết học mà ông đã quan tâm.
Xuất phát từ quan niệm cho rằng triết học phải đem lại cho con người một
cơ sở thế giới quan mới, phải vạch ra được các nguyên tắc cơ bản của cuộc sống
con người, Cantơ cho rằng nhiệm vụ của triết học là phải xác định được bản chất
con người, phải giải quyết những vấn đề mà cuộc sống con người đặt ra trên cả
lĩnh vực lý luận và thực tiễn. Với “triết học phê phán của mình”, ông hy vọng sẽ
xóa bỏ những “lý thuyết giáo điều” trước kia. Song thực tế ông đã không làm
được điều đó. Ông đã trở thành người điều hòa, thỏa hiệp giữa chủ nghĩa duy vật
và chủ nghĩa duy tâm. Tính chất hai mặt này được thể hiện rõ trong hệ thống
triết học của ông. Vì vậy, những quan niệm về con người trong triết học của
Cantơ cũng không thể không mang nét đặc trưng ấy.
Trong triết học của Cantơ con người là một thực thể - một chủ thể hoạt
động - một nhân tố có vị trí đặc biệt trong thế giới. Con người đứng giữa thế
giới của “vật tự nó” và thế giới của các “hiện tượng”. Ở cái vị trí trung tâm ấy
con người có vai trò vô cùng to lớn. Lý luận về “vật tự nó” của Cantơ đã cho
thấy rõ điều này.
Theo quan niệm của Cantơ, triết học với tư cách là một khoa học phải
phản ánh được mối quan hệ giữa con người và thế giới. Ở đây con người được
-13-


Tiểu luận môn: LỊCH SỬ TRIẾT HỌC PHƯƠNG TÂY TRƯỚC MÁC


coi là chủ thể không chỉ trong hoạt động nhận thức mà còn là chủ thể trong cả
hoạt động thực tiễn nữa. Hoạt động thực tiễn theo quan niệm của Cantơ bao hàm
nhiều lĩnh vực khác nhau. Theo nghĩa hẹp là hoạt động đạo đức của con người.
Ông nhấn mạnh loại hoạt động này và coi đó là hoạt động thực tiễn cơ bản nhất.
Theo nghĩa rộng là toàn bộ hoạt động trên các lĩnh vực của đời sống như chính
trị, pháp quyền, văn hóa… Ở đây muốn nhấn mạnh vấn đề con người trong đạo
đức học của Cantơ. Nếu như trong nhận thức luận ông đề cao vai trò của giác
tính thì trong đạo đức học Cantơ lại theo lập trường duy lý. Vì vậy, ông cho
rằng: nguyên tắc cơ bản của đạo đức là “mệnh lệnh tuyệt đối”. Đó là những
“mệnh lệnh thuần túy hình thức” của các thế lực từ bên ngoài thế giới “các hiện
tượng”, bên ngoài con người vẫn thường tác động đến con người.
Con người trong hoạt động đạo đức của Cantơ đã trở thành một thực thể
trung tâm của cả hai thế giới: thế giới “các hiện tượng” và thế giới của những
“vật tự nó”. Cái thực thể trung tâm này cũng được phân thân thành “hai cuộc
đời”. Ở phía những “vật tự nó” con người được hoàn toàn tự do. Còn ở phía
“các hiện tượng” thì tự do của con người chỉ là cái thứ yếu, chỉ là tương đối,
không đáng được quan tâm.
Nhìn một cách khái quát, đạo đức học của Cantơ chi phối bởi lập trường
duy lý khá sâu sắc, điều đó làm cho học thuyết của ông có nhiều hạn chế. Song
qua đó chúng ta có thể khẳng định được rằng học thuyết của ông rất giàu tính
nhân đạo. Tất cả đều tập trung vào một ý tưởng tốt đẹp: Mọi sự nhận thức, mọi
việc làm của con người đều phải xuất phát từ con người và vì hạnh phúc của con
người. Nét đặc trưng ấy đã làm cho “triết học phê phán” của Cantơ đem lại
những giá trị lớn lao, đánh dấu một bước phát triển mới trong lịch sử tư tưởng
nhân loại.
Con người là kết quả của sự “tha hóa” của cái “tinh thần tuyệt đối”
trong hệ thống triết học Hêghen.
-14-



Tiểu luận môn: LỊCH SỬ TRIẾT HỌC PHƯƠNG TÂY TRƯỚC MÁC

Gioóc Vinhem Phridrích Hêghen (1770 - 1831) là nhà triết học duy tâm
khách quan, nhà biện chứng lỗi lạc (mặc dù là duy tâm). Cuộc đời hoạt động và
những cống hiến lớn lao của Hêghen đã đưa ông trở thành một người nổi tiếng
trong lĩnh vực triết học, và là một nhà triết học lỗi lạc của nền triết học cổ điển
Đức.
Cùng với các vấn đề khác được đặt ra trong hệ thống triết học của
Hêghen, vấn đề con người đã được ông đặc biệt quan tâm. Ông tiếp tục phát
triển những quan điểm của các nhà triết học duy tâm Đức về con người trên cơ
sở hệ thống duy tâm khách quan và phương pháp biện chứng.
Heghen lấy “tinh thần thế giới” làm cơ sở để giải thích các vấn đề của tư
nhiên và xã hội. “Tinh thần thế giới” còn được Hêghen gọi bằng những cái tên
khác như “tinh thần tuyệt đối”, “ý niệm tuyệt đối” và “ý thức thượng đế”. Tất cả
các khái niệm ấy được hiểu giống như “đấng tối cao” ở bên ngoài thế giới chúng
ta.
Theo quan điểm của Hêghen, con người cũng như các hiện tượng, sự vật
xung quanh ta đều là hiện thân của “tinh thần tuyệt đối”, là kết quả của sự “tha
hóa” của “tinh thần tuyệt đối” mà có.
Trong cách lý giải của Hêghen thì con người hoạt động nhận thức và cải
tạo thế giới cũng chỉ là “Ngoại tại hóa” hay nói một cách khác là “sự tồn tại
khác” của “tinh thần tuyệt đối” mà thôi. Hoạt động đó được coi như những công
cụ để “tinh thần tuyệt đối” nhận thức chính mình và trở về với chính mình (ở
đây giữa cái gọi là “tinh thần tuyệt đối” của Hêghen cũng na ná như cái “đồng
nhất tuyệt đối” của Senlinh). Hêghen cũng cho rằng giữa tư duy và tồn tại cũng
có sự đồng nhất với nhau. Quá trình vận động để trở về với “tinh thần tuyệt đối”
cũng chính là quá trình tư duy để đạt được cái gọi là “khái niệm thuần túy” hay
“tư tưởng thuần túy”, đó chính là cái bản chất bên trong của sự vật. Từ đó ông
nhấn mạnh rằng: nhận thức của con người không dừng lại ở cái cá thể mà phải
-15-



Tiểu luận môn: LỊCH SỬ TRIẾT HỌC PHƯƠNG TÂY TRƯỚC MÁC

đi vào cái bản chất, cái phổ biến. Ông phân chia ý thức con người thành hai loại:
ý thức thông thường và ý thức triết học.
Thông qua quá trình tư duy logic, Hêghen lý giải các giai đoạn phát triển
của “tinh thần tuyệt đối”. Ông cho rằng nét nổi bậc trong quá trình ấy là sự tác
động qua lại giữa con người và tự nhiên. Ở đây con người vừa là chủ thể đồng
thời lại vừa là kết quả của quá trình hoạt động của mình như trong quan niệm
của Senlinh. Hêghen cho rằng tư duy và trí tuệ của con người chỉ có thể hình
thành và phát triển để đạt được đến “tuyệt đối” trong quá trình nhận thức và cải
tạo thế giới để biến tự nhiên từ cái đối lập với con người trở thành cái của mình
và đồng nhất với mình. Cũng vì vậy mà hoạt động của con người được coi là
phương thức để đạt được đến “tinh thần thế giới”.
Về quá trình vận động và phát triển của xã hội loài người cũng được ông
lý giải trên cơ sở đó. Ông coi con người vừa là chủ thể nhưng đồng thời lại là
sản phẩm của quá trình phát triển lịch sử nhân loại. Tất nhiên, lịch sử dưới cách
nhìn của Hêghen thì cũng chỉ là sự “Ngoại tại hóa” của “tư tưởng tuyệt đối” mà
thôi.
Về mối quan hệ giữa con người và con người trong xã hội, Hêghen đưa ra
những quan niệm dựa trên căn cứ thế giới quan duy tâm và lập trường của giai
cấp tư sản, nhằm bảo vệ cho quyền lực của giai cấp thống trị bóc lột. Theo quan
điểm của Heghen thì con người có vai trò to lớn đối với sự phát triển lịch sử.
Song vai trò ấy không phải thuộc về mọi con người, mà là thuộc về các cá nhân
kiệt xuất, các vĩ nhân.
Nhìn một cách tổng quát trong toàn bộ hệ thống triết học duy tâm và
phương pháp biện chứng của Hêghen, vấn đề con người đã được ông đặc biệt
chú ý và được đưa vào giải quyết trên tất cả các lĩnh vực mà triết học của ông đã
đề cập đến. Cùng với Cantơ, Phíchtơ, Senlinh, Hêghen đã để lại cho loài người

những giá trị vô cùng lớn lao.
-16-


Tiểu luận môn: LỊCH SỬ TRIẾT HỌC PHƯƠNG TÂY TRƯỚC MÁC

Con người với chủ nghĩa duy vật nhân bản của Phoiơbắc.
Lútvích Phoiơbắc (1804 - 1872) là một đại biểu xuất sắc cũng là một nhà
triết học duy vật nổi tiếng của nền triết học cổ điển Đức. Ông đã để lại những
giá trị tư tưởng vô cùng lớn lao, góp phần quan trọng vào việc hình thành hệ
thống triết học duy vật mácxít sau này.
Quan điểm duy vật nhân bản là nét nổi bật trong triết học của Phoiơbắc.
Gọi là chủ nghĩa duy vật nhân bản bởi lẽ triết học Phoiơbắc đặc biệt quan tâm
đến vấn đề con người, coi vấn đề con người là trung tâm, cốt lõi, xuyên suốt
trong toàn bộ hệ thống. Nét khác biệt với các nhà triết học đương thời của nước
Đức là ở chỗ Phoiơbắc đã lý giải các vấn đề của triết học trên lập trường duy
vật.
Theo quan điểm của Phoiơbắc, con người là sản phẩm của tự nhiên, là kết
quả của sự phát triển của tự nhiên. Giữa con người và tự nhiên nằm trong thể
thống nhất hữu cơ không thể tách rời. Ở con người đã chứa đựng tất cả những gì
đã có trong tự nhiên. Trong mỗi con người cụ thể đã là một thể thống nhất giữa
vật chất và tinh thần. Do đó chỉ có thể giải quyết được quan hệ giữa vật chất và
tinh thần trong nhân bản học.
Phoiơbắc cho rằng triết học nghiên cứu con người không thể dựa vào ý
thức trừu tượng, những thế lực siêu tự nhiên như quan niệm của Hêghen, mà
phải xuất phát từ bản thân con người - những cá thể người đang sống và làm
việc chứ không phải loài người nói chung. Ông nhấn mạnh đến việc xem xét con
người trong sự tồn tại hiện thực của nó. Song ông chỉ thấy sự tồn tại hiện thực
của con người trong mối quan hệ với tự nhiên mà không hề xem đến mối quan
hệ xã hội đang hàng ngày hàng giờ chi phối cuộc sống của mỗi con người. Theo

ông, quan hệ giữa con người và con người thì chỉ có quan hệ duy nhất là quan hệ
tình yêu, ông coi đó là bản tính vốn có của con người, là cái thiêng liêng nhất,
đáng được trân trọng, đáng được tôn thờ như một niềm tin tôn giáo. Ông cho
-17-


Tiểu luận môn: LỊCH SỬ TRIẾT HỌC PHƯƠNG TÂY TRƯỚC MÁC

rằng tôn giáo là sản phẩm tất yếu của tâm lý cá nhân và là bản tính vốn có của
con người, là sự thể hiện căn bản nhất cái bản chất tình cảm của con người. Do
đó ông coi tôn giáo là hình thức quyết định quan hệ xã hội của con người. Ông
thổi phồng vai trò của tôn giáo đến mức độ biến nó thành lực lượng chính của sự
phát triển lịch sử. Đây cũng chính là hạn chế lớn nhất của ông, làm cho ông
không thoát khỏi những hạn chế mà các nhà triết học duy vật trước đây đã từng
mắc phải, làm cho ông không trở thành một nhà duy vật triệt để.
Khẳng định vai trò của con người, Phoiơbắc đặc biệt đề cao năng lực trí
tuệ của con người với tính cách là những cá thể người. Điều này đã phản ánh rất
rõ sự tác động mạnh mẽ của các thành tựu khoa học của thời đại, đồng thời cũng
thể hiện rất rõ xu hướng đòi tự do cá nhân, đòi giải phóng con người ra khỏi sự
ràng buộc của hệ thống giáo lý, trật tự hà khắc của xã hội phong kiến Đức
đương thời của tầng lớp quý tộc tiến bộ.
Những quan niệm của Phoiơbắc về con người nhìn một cách tổng quát có
thể nói rằng: Phoiơbắc đã đem lại cho nhân loại một cách nhìn mới mẻ về chính
bản thân mình. Các nhà triết học duy tâm Đức điều khẳng định vai trò và vị trí là
trung tâm của con người, nhưng chưa có ai chứng minh được nguồn gốc đích
thực của nó. Trái lại, Phoiơbắc đã đưa ra những quan điểm về con người hoàn
toàn mới mẻ: con người cũng như xã hội loài người là một thực thể, một bộ
phận của tự nhiên và là kết quả của quá trình phát triển của tự nhiên đem lại.
Do hạn chế bởi phương thức siêu hình, Phoiơbắc đã giải quyết các vấn đề
của cuộc sống con người một cách không thỏa đáng. Ông chỉ nhấn mạnh vai trò

của các yếu tố tình cảm, tôn giáo trong con người, coi đó là những nhân tố cơ
bản có tính chất quyết định cuộc sống của con người và xã hội loài người. Ông
chưa thấy được vai trò của các điều kiện kinh tế - xã hội đã hằng ngày tác động
đến con người và sự phát triển của xã hội loài người như vốn có của nó.

-18-


Tiểu luận môn: LỊCH SỬ TRIẾT HỌC PHƯƠNG TÂY TRƯỚC MÁC

Cũng vì vậy mà trong tác phẩm “Hệ tư tưởng Đức” Mác và Ănghen đã
khái quát về triết học duy vật nhân bản của ông như sau: “Khi Phoiơbắc là nhà
duy vật thì ông không nhìn thấy lịch sử, còn khi ông xem xét lịch sử thì ông
hoàn toàn không phải là nhà duy vật. Ở Phoiơbắc lịch sử và chủ nghĩa duy vật là
hoàn toàn tách rời nhau”.
Triết học cổ điển Đức với các đại biểu tiêu biểu cho hai trào lưu duy vật
và duy tâm đã thể hiện rất rõ cuộc đấu tranh trên quan niệm về con người cũng
như trên tất cả các vấn đề khác của triết học.
Nét nổi bật nhất của cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa
duy tâm về vấn đề con người trong triết học cổ điển Đức là ở chỗ đều muốn chỉ
ra nguồn gốc, bản chất của con người và vai trò, vị trí của nó trong thế giới trên
lập trường thế giới quan của mình. Con người theo quan niệm của các nhà triết
học duy tâm Đức được lý giải theo nhiều cách khác nhau, song đều thống nhất
với nhau ở chỗ là họ đều phủ nhận sự tồn tại thực tế vốn có của con người trong
hiện thực khách quan. Họ đều khẳng định con người có vai trò, vị trí là trung
tâm của thế giới, song họ đều không chứng minh được nguồn gốc đích thực của
con người, con người vẫn hoàn toàn bị chi phối bởi các lực lượng tối cao ở bên
ngoài thế giới của chúng ta. Ngược lại, chủ nghĩa duy vật trên những căn cứ xác
thực đã chỉ rõ bản chất, nguồn gốc đích thực của con người, khẳng định năng
lực trí tuệ của con người với tính cách là những cá nhân người tồn tại trong hiện

thực.
Những thành tựu của triết học cổ điển Đức nói chung, đặc biệt là những
giá trị trong quan niệm về con người trong triết học cổ điển Đức là những kho
báu vô giá của loài người chúng ta.

-19-


Tiểu luận môn: LỊCH SỬ TRIẾT HỌC PHƯƠNG TÂY TRƯỚC MÁC

PHẦN III: KẾT LUẬN
Quá trình thành thành và phát triển của triết học nói chung và tư tưởng
triết học về con người nói riêng là một quá trình mang tính biện chứng và đa
dạng, nó chịu sự chi phối bởi tồn tại xã hội và ý thức xã hội cũng như bị chi phối
bởi sự vận động nội tại của bản thân triết học và những triết gia về con người.
Trong quá trình phát triển của tư tưởng triết học về con người thường diễn
ra những xung đột không thể hòa giải giữa quan điểm, tri thức duy vật và quan
điểm, tri thức duy tâm về con người trên cái nền của sự đối lập giữa trào lưu triết
học duy vật và trào lưu triết học duy tâm, giữa phương pháp biện chứng và
phương pháp siêu hình. Đồng thời sự đối lập giữa quan niệm duy vật và quan
niệm duy tâm trong “vấn đề con người”, xét đến cùng, là biểu hiện của cuộc đấu
tranh hệ tư tưởng và lợi ích giai cấp giữa các giai cấp đối lập nhau trong hiện
thực xã hội.
Đỉnh cao khoa học và cũng là bước ngoặt cách mạng của sự phát triển tư
tưởng về con người là quan niệm mácxít về bản chất con người. Theo triết học
Mác con người là chỉ những cá thể, là sự thống nhất giữa mặt sinh học và mặt xã
hội của nó. Và chính vậy mà nó đã được áp dụng vào xã hội Việt Nam, trong
cách mạng xã hội chủ nghĩa con người là yếu tố quyết định vừa là điểm xuất
phát vừa là mục tiêu của mọi chính sách kinh tế - xã hội. Xây dựng chủ nghĩa xã
hội là xây dựng được một xã hội mà ở đó có đủ những điều kiện vật chất và tinh

thần để thực hiện trong thực tế nguyên tắc “sự phát triển tự do của mỗi người là
điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người”, và ở nước ta, một đất
nước đang còn nghèo nàn thì việc phát triển yếu tố con người là một vấn đề mà
Đảng ta đã xác định là then chốt cho sự phát triển đất nước lấy chủ nghĩa Mác Lênin nói chung, trong đó có triết học Mác nói riêng là kim chỉ nam cho hành
động./

-20-


Tiểu luận môn: LỊCH SỬ TRIẾT HỌC PHƯƠNG TÂY TRƯỚC MÁC

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trần Văn Phòng (chủ biên) - Lịch sử triết học phương Tây trước Mác Nxb Đại học Sư phạm, 2003.
2. PGS, TS. Trần Văn Phòng - Triết học Hy Lạp cổ đại, Nxb Lý luận
chính trị, Hà Nội - 2006.
3. Vũ Minh Tâm (chủ biên) - Tư tưởng triết học về con người - Nxb Giáo
dục, 1996.
4. GS, TS. Nguyễn Hữu Vui (Chủ biên) - Lịch sử triết học, Nxb Chính trị
Quốc gia, Hà Nội-2002.
5. Giáo trình triết học Mác – Lênin, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội2001.

-21-



×