Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

HƯỚNG dẫn học SINH đổi đơn vị BẰNG CÁCH đặt NGÓN TAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (171.65 KB, 15 trang )

I. TÊN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
HƯỚNG DẪN HỌC SINH ĐỔI ĐƠN VỊ BẰNG CÁCH ĐẶT NGÓN TAY
II. ĐỐI TƯỢNG - PHẠM VI - PHƯƠNG PHÁP VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU:
1. Đối tượng nghiên cứu: Đổi đơn vị trong vật lý lớp 6 ở cấp trung học cơ sở.
2. Phạm vi nghiên cứu: Đề tài được thực hiện với học sinh ở khối lớp 6 trường
THCS Thị Trấn Cái Nhum - Mang Thít - Vĩnh Long.
3. Phương pháp nghiên cứu: Để thực hiện sáng kiến kinh nghiệm này, tôi sử dụng
một số phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau:
a. Nhóm các phương pháp lý luận:
- Phân tích và tổng hợp tài liệu.
- Phân loại và hệ thống hóa lý thuyết.
b. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
- Phương pháp điều tra.
- Phương pháp quan sát sư phạm.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm.
c. Nhóm các phương pháp toán học:
- Phương pháp thống kê.
- Phương pháp đối chiếu.
4. Thời gian nghiên cứu: Năm học 2014 - 2015.
III. LÝ DO CHỌN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM VÀ MÔ TẢ NỘI DUNG SÁNG
KIẾN KINH NGHIỆM:
1. Lý do chọn sáng kiến kinh nghiệm:
Vật lý là khoa học thực nghiệm, cách tiếp cận với môn học đòi hỏi học sinh phải
có nhiều tư duy (bao gồm cả tư duy thực tế lẫn tư duy trừu tượng).
Mỗi môn học có những mục tiêu riêng. Chương trình vật lý THCS có mục tiêu kế
thừa kiến thức vật lý ở Tiểu học, hoàn thiện cho học sinh kiến thức vật lý THCS, cơ bản,
gần gủi với cuộc sống và là tiền đề cho chương trình vật lý THPT. Bên cạnh đó, chương
trình vật lý THCS còn chú trọng rèn luyện kỹ năng tiến hành các phép đo như đo độ dài;
đo thể tích; đo khối lượng;... Ở cấp Tiểu học, học sinh được tiếp cận với các phép đo này
thông qua môn toán học. Tuy nhiên, ở chương trình vật lý THCS học sinh được củng cố
và phát triên thêm những phép đo mới như khối lượng riêng; đo nhiệt độ; đo lực...


Ngay bài học đầu tiên của chương trình vật lý THCS học sinh lại được nói về phép
đo đó là Đo độ dài. Trong bài học về Đo độ dài, học sinh được ôn lại kiến thức về đơn vị
đo độ dài và kỹ năng đổi đơn vị.
Do đây là kiến thức học sinh đã được tiếp thu từ Tiểu học, cách hướng dẫn của
mỗi giáo viên mỗi khác. Vì vậy, theo quan sát trong nhiều năm giảng dạy vật lý lớp 6, bản
Hướng dẫn học sinh đổi đơn vị bằng cách đặt ngón tay

1


thân tôi thấy rằng trong việc đổi đơn vị học sinh chưa tiến hành tốt như mong đợi; học
sinh tiến hành đổi đơn vị theo nhiều cách khác nhau; việc đổi đơn vị sai rất nhiều, thậm
chí một số học sinh không nhớ cách đổi đơn vị. Thấy được vướng mắc, khó khăn của học
sinh tôi đã không ngừng tìm tòi, cải tiến, đổi mới phương pháp, phương thức giảng dạy
nhằm giúp học sinh đổi đơn vị một cách dễ dàng, chính xác.
Từ những lý do trên, tôi quyết định thực hiện sáng kiến kinh nghiệm: “Hướng dẫn
học sinh đổi đơn vị bằng cách đặt ngón tay”.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm:
a. Cơ sở lý luận:
Vật lý là một khoa học thực nghiệm cho nên hầu hết các định luật, các thuyết vật
lý đều phải được xây dựng từ trên cơ sở những kết quả đo đạc thực nghiệm được định
lượng một cách chuẩn xác và hợp lý theo bản chất vật lý của đối tượng. Cho nên, việc đo
lường các đại lượng vật lý là một lĩnh vực quan trọng không thể thiếu được trong nghiên
cứu vật lý.
Vật lý học được xây dựng trên đo lường các đại lượng vật chất. Những đại lượng
vật lý nhất định được chọn làm đại lượng cơ bản (ví dụ độ dài, thời gian và khối lượng);
mỗi đại lượng được định nghĩa theo một chuẩn nào đó và được gán một đơn vị đo (ví dụ
mét, giây và kilogram). Những đại lượng vật lý khác được định nghĩa theo các đại lượng
cơ bản và các chuẩn của chúng cùng các đơn vị.
Ðo lường một vật là so sánh vật cần đo với một vật chuẩn gọi là đơn vị. Khi cần

đo độ dài của một cái bàn, ta so sánh nó với độ dài cây thước được quy ước là một mét,
nếu nó gấp 2,5 lần độ dài cây thước, ta nói, độ dài cái bàn là 2,5m. Trong thực tế, đại
lượng vật lý nào dùng phương pháp so sánh để đo được kết quả người ta gọi chúng là đại
lượng đo trực tiếp. Chiều dài, khối lượng, thời gian là các đại lượng đo trực tiếp. Ðại đa
số các đại lượng vật lý khác như khối lượng riêng, gia tốc, xung lượng thì không thể đo
trực tiếp được, mà phải thông qua tính toán, chúng được gọi chung là các đại lượng đo
gián tiếp.
Thực ra mỗi đại lượng vật lý đều phải có đơn vị đo riêng nhưng vì có một số đại
lượng vật lý không thể đo trực tiếp, vả lại các đại lượng vật lý đều liên hệ với nhau qua
các công thức, định luật vật lý, nên người ta chỉ chọn một số đơn vị đo trực tiếp mang
tính phổ biến và thông dụng làm đơn vị cơ bản để xây dựng các đơn vị đo đạc các đại
lượng vật lý khác. Ví dụ như đơn vị đo gia tốc là m/s 2, đơn vị đo khối lượng riêng là
kg/m3... Ðó là các đơn vị dẫn xuất. Ðơn vị dẫn xuất là đơn vị được suy ra từ đơn vị cơ
bản qua các công thức của định luật hoặc định lý.
Vì mỗi nước dùng những đơn vị đo khác nhau gây khó khăn cho việc trao đổi
những thông tin khoa học nên từ năm 1960, các nhà khoa học đã thống nhất sử dụng một
hệ thống đơn vị đo lường cơ bản, viết tắt là SI (Systeme International). Ðây là một hệ
thống đơn vị đo lường quốc tế hợp pháp ở đa số các nước trên thế giới hiện nay.

Hướng dẫn học sinh đổi đơn vị bằng cách đặt ngón tay

2


Hệ SI bao gồm 7 đơn vị đo cơ bản là:
Đại lượng

Đơn vị

Ký hiệu


Ðộ dài l (Length)

mét

m

Thời gian t (Time)

giây

s

Khối lượng m (Mass)

kilogam

kg

Nhiệt độ to

độ Kelvin

K

Cường độ dòng điện I

ampère

A


Đơn vị phân tử

mol

mol

Độ sáng I0

candela

cd

Các đại lượng dùng trong vật lý có một số thuộc các đại lượng vô hướng còn đa số
là những đại lượng véctơ. Đại lượng vô hướng chỉ có đặc trưng về độ lớn; còn đại lượng
véctơ, ngoài độ lớn, còn có đặc trưng về phương và chiều.
Một tiện lợi khi xử lý các số đo rất lớn hay rất nhỏ, ta sử dụng các tiếp ngữ. Mỗi
tiếp ngữ biểu diễn một lũy thừa nhất định của 10, được dùng như một hệ số nhân. Việc
gắn một tiếp ngữ với một đơn vị SI có tác dụng nhân với thừa số đi kèm. Những số có
quá nhiều số hạng thì làm tròn số để việc tính toán không phức tạp.
Ký hiệu tiếp ngữ (bội số và ước số) của đơn vị đo
Số mũ

Cách đọc

Ký hiệu

Số mũ

Cách đọc


Ký hiệu

1018

Exa

E-

10-1

Deci

d-

1015

Penta

P-

10-2

Centi

c-

1012

Tera


T-

10-3

Milli

m-

109

Giga

G-

10-6

Micro

m-

106

Mega

M-

10-9

Nano


n-

103

Kilo

k-

10-12

Pico

p-

102

Hecto

h-

10-15

Femto

f-

101

Deca


da-

10-18

Atto

a-

Các đơn vị đo lường cơ bản:
Đo độ dài: Ðơn vị cơ bản là mét. Mét được định nghĩa là một độ dài bằng chiều
dài quãng đường mà ánh sáng đi qua chân không trong 1/299792458 giây.

Hướng dẫn học sinh đổi đơn vị bằng cách đặt ngón tay

3


Các đơn vị đo độ dài khác tính bằng mét.
Tên

Ký hiệu

Tính bằng mét

Inch

in

2,54 x 10-2


Feet

ft

30,48 x 10-2

Dặm

mi

1609

Hải lý

1850

Yard

Yd

0,9144

Ăngstrong

Ao

10-10

1 năm ánh sáng


Light year

9, 461 x 1015

Ðơn vị thiên văn

Ae

1,49 x 101

Đo khối lượng: Ðơn vị cơ bản là kilogram. Kilogam là khối lượng một vật chuẩn
bằng Platin-Iridi được giữ tại phòng cân đo quốc tế Sèvres gần Paris. Khối lượng 1kg gần
bằng khối lượng của 1000cm3 nước nguyên chất ở nhiệt độ 4oC.
Một số đơn vị khối lượng tính bằng kg
Các đơn vị khác

Qui theo kg

Slug

14,59

Pound

0,454

Tạ

102


Tấn

103

u (đơn vị khối lượng nguyên tử)

1,66057 x 10-27

Cara (đo khối lượng đá quí)

2 x 10-4

Đo thời gian: Thời gian đo bằng giây. Giây được định nghĩa là khoảng thời gian
bằng tổng của 9192631770 chu kỳ bức xạ ứng với sự chuyển giữa hai mức trạng thái cơ
bản siêu tinh tế của nguyên tử Cesi-133.
Chúng ta thường cần chuyển đổi đơn vị trong đó một đại lượng vật lý được
chuyển đổi. Ta đổi bằng phương pháp gọi là biến đổi xích - liên kết. Trong phương pháp
này, ta nhân số đo ban đầu với một hệ số chuyển đổi (một tỷ số của các đơn vị bằng đơn
vị).
b. Cơ sở thực tiễn:
Tôi đã tiến hành tìm hiểu về việc đổi đơn vị của các đại lượng đo lường cơ bản
qua các kênh thông tin sau:
Hướng dẫn học sinh đổi đơn vị bằng cách đặt ngón tay

4


- Qua nghiên cứu, tìm hiểu thực trạng dạy và học của giáo viên và học sinh ở trường Tiểu
học Thị trấn Cái Nhum và trường Trung học cơ sở Thị trấn Cái Nhum thông qua các tiết

dự giờ thăm lớp, dự giờ dạy tốt và thao giảng chuyên đề của tổ chuyên môn.
- Qua tham dự hội giảng chuyên đề vật lý cấp huyện ở các trường THCS trong huyện
Mang Thít.
- Qua trao đổi với giáo viên trong tổ chuyên môn, các thành viên trong tổ nghiệp vụ của
phòng Giáo dục - Đào tạo Mang Thít.
- Qua trao đổi thông tin với học sinh ở khối lớp 4 + 5 trường Tiểu học Thị trấn Cái Nhum
và khối lớp 6 trường Trung học cơ sở Thị trấn Cái Nhum.
Qua việc tìm hiểu trên, tôi rút ra những nhận xét như sau:
+ Đối với việc học của học sinh:
Thực trạng:
- Phần lớn học sinh thuộc tiếp ngữ được giáo viên hướng dẫn ở tiểu học (kilo, hecto,
deca, deci, centi, milli) gắn với đơn vị của các đại lượng vật lý cơ bản (độ dài, khối
lượng, diện tích, thể tích) để hình thành dãy bội và ước của đơn vị (gồm 3 bội và 3 ước
của đơn vị đang xét) như:
+ Đơn vị độ dài: kilomet, hectomet, decamet, mét, decimet, centimet, millimet.
+ Đơn vị khối lượng: tấn, tạ, yến, kilogam, hectogam, decagam, gam
+ Đơn vị diện tích: kilomet vuông, hectomet vuông, decamet vuông, mét vuông,
decimet vuông, centimet vuông, millimet vuông.
- Phần lớn học sinh thực hiện tốt việc đổi đơn vị theo thứ tự đổi từ lớn sang bé (đổi xuôi).
- Học sinh thực hiện tốt với các đơn vị có số mủ 1 (kg, m...).
- Học sinh gặp khó trong việc đổi đơn vị theo thứ tự đổi từ bé sang lớn (đổi ngược).
- Phần lớn học sinh thật sự khó khăn và thường sai khi đổi các đơn vị có số mủ bình
phương và lập phương (m2, m3...).
Nguyên nhân:
- Học sinh không nhớ dãy tiếp ngữ.
- Không mạnh dạn áp dụng dãy tiếp ngữ cho tất cả các đơn vị.
- Quên áp cơ số 100 (10 2) và cơ số 1 000 (10 3) đối với các đơn vị bình phương và lập
phương.
+ Đối với việc dạy của giáo viên:
- Nhiều giáo viên cũng cho rằng có ít nhiều khó khăn khi dạy học sinh đổi đơn vị.

- Chưa có sự thống nhất trong việc hướng dẫn học sinh đổi đơn vị giữa các giáo viên, gần
như mỗi giáo viên hướng dẫn theo một cách khác nhau. Phần lớn, giáo viên dạy theo hiểu
biết, kinh nghiệm của bản thân.
- Qua nghiên cứu, trao đổi, tôi thấy rằng giáo viên thường giảng dạy theo các phương
thức sau:

Hướng dẫn học sinh đổi đơn vị bằng cách đặt ngón tay

5


. Nhóm phương thức 1: Vừa nhẩm, vừa viết
Nhiều giáo viên, đặc biệt là những giáo viên trẻ, mới ra trường, còn ít kinh nghiệm
giảng dạy thường chọn phương thức vừa nhẩm vừa viết.
Khi giảng dạy theo phương thức này, giáo viên thường hướng dẫn cho học sinh
tiếp ngữ và gán với đơn vị của đại lượng cần đổi và yêu cầu học sinh học thuộc lòng.
Ví dụ: Đo độ dài: kilomet, hectomet, decamet, mét, decimet, centimet, millimet.
Sau đó giáo viên cho ví dụ và hướng dẫn cho học tiến hành đổi đơn vị từ lớn sang
bé và từ bé sang lớn bằng cách nhẩm thầm dãy tiếp ngữ và viết ra. Theo cách này chữ số
hàng đơn vị của nó luôn gắn với tên đơn vị đó, sau đó cứ mỗi chữ số hàng tiếp theo gắn
với 1 đơn vị liền trước (hoặc liền sau) nó, nếu thiếu chữ số thì viết chữ số 0 cho đến đơn
vị cần đổi (điền dấu phẩy vào sau đơn vị đổi nếu đổi ngược).
Ví dụ:
a) Đổi xuôi: 75m = ?dm
Học sinh nhẩm là 75m, nhẫm tiếp dm do không có số nên học sinh viết thêm số 0.
Kết quả là 750dm
b) Đổi ngược: 20mm = ?m
Học sinh nhẩm là 0mm, nhẫm tiếp 2dm, nhẩm tiếp 0m do không có chữ số nên
học sinh viết thêm số 0 sau đó điền dấu phẩy sau số 0. Kết quả là 0,20m
Nếu bài tập cho số thập phân thì giáo viên hướng dẫn học sinh mỗi lần nhẩm thì

dời dấu phẩy sang 1 chữ số (đổi xuôi dời sang phải, đổi ngược dời sang trái).
Đối với các đơn vị bình phương và lập phương thì mỗi lần nhẩm lần lượt viết 2 và
3 chữ số.
. Nhóm phương thức 2: Lập bảng.
Những giáo viên giảng dạy lâu năm, nhiều kinh nghiệm thường hướng dẫn học
sinh đổi đơn vị theo phương thức lập bảng.
Khi hướng dẫn học sinh đổi đơn vị theo phương thức này giáo viên cũng hướng
dẫn cho học sinh tiếp ngữ và gán với đơn vị của đại lượng cần đổi và yêu cầu học sinh
học thuộc lòng. Khi tiến hành đổi đơn vị giáo viên yêu cầu học sinh phải viết lại dãy tiếp
ngữ ra giấy rồi thực hiện như cách vừa nhẩm, vừa viết. Thực ra bản chất, ý nghĩa của bài
toán là như nhau song cách thể hiện khác nhau, cách này học sinh ít nhầm lẫn hơn bởi
các em đã viết các tiếp ngữ đơn vị đo theo thức tự, chỉ cần một lần viết đã áp dụng cho
nhiều bài đổi và nó hiển thị rõ ràng không như phương pháp vừa nhẩm vừa viết ở trên.
. Nhóm phương thức 3: Thực hiện phép chia.
Một phần giáo viên hướng dẫn học sinh đổi đơn vị theo phương thức thực hiện
phép chia.
Khi hướng dẫn học sinh đổi đơn vị theo phương thức này giáo viên cũng hướng
dẫn học sinh dãy tiếp ngữ và hướng dẫn thêm : Đơn vị chính là mét; deca: nghĩa là 10
(mười); hecto: nghĩa là 100 (một trăm); kilo: nghĩa là 1 000 (một nghìn); deci: nghĩa là
1/10 (một phần mười); centi: nghĩa là 1/100 (một phần trăm); milli: nghĩa là 1/1 000 (một
phần nghìn)... Như vậy, học sinh có thể hiểu kilomet là một nghìn mét hoặc centimet là
một phần một trăm mét v.v. Trong cách này giáo viên hướng dẫn lấy giá trị cần đổi chia
cho giá trị tiếp ngữ cần đổi.
Hướng dẫn học sinh đổi đơn vị bằng cách đặt ngón tay

6


Ví dụ:
a) Đổi xuôi: 18m = ?mm

Học sinh hiểu 1millimet = 1/1 000m.
Học sinh thực hiện 18/1/1 000 = 18x1 000 = 18 000mm
b) Đổi ngược: 45m = ?km
Học sinh hiểu 1km = 1 000m
Học sinh thực hiện 45/1 000 = 0,045km.
Ngoài ra, một số giáo viên còn hướng dẫn học sinh nhiều cách đổi khác như quy
tắc tam xuất, phương thức ngược chia - xuôi nhân...
Tóm lại, việc hướng dẫn học sinh đổi đơn vị các phép đo có nhiều cách thực hiện
khác nhau. Trong các cách nêu trên, mỗi cách có những điểm hay và hạn chế khác nhau.
Tuy nhiên, có một hạn chế tổng quan là có quá nhiều cách dẫn đến việc khi lên cấp
THCS các học sinh gần như rất khó hợp nhau trong việc đổi đơn vị. Vì, nhiều học sinh lại
được hướng dẫn nhiều cách đổi đơn vị khác nhau.
c. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm:
- Từ các nguyên nhân, các cơ sở trên, qua quá trình tìm tòi, nghiêm cứu, qua kinh nghiệm
giảng dạy nhiều năm của bản thân. Tôi rút ra kinh nghiệm giảng dạy “Hướng dẫn học
sinh đổi đơn vị bằng cách đặt ngón tay”.
- “Hướng dẫn học sinh đổi đơn vị bằng cách đặt ngón tay” là phương thức đổi đơn vị
chính xác tuyệt đối, dễ thực hiện và đặc biệt rất trực quan.
- Phương pháp giảng dạy này được tiến hành theo các bước sau:
+ Bước một: Hướng dẫn học sinh dãy tiếp ngữ.
- Việc hướng dẫn học sinh dãy tiếp ngữ chỉ thực hiện ở cấp Tiểu học.
- Ở cấp THCS giáo viên chỉ yêu cầu học sinh nhắc lại dãy tiếp ngữ đã học ở Tiểu học
(yêu cầu học sinh phải thuộc và ghi ra chính xác).
- Chỉ giới thiệu học sinh dãy tiếp ngữ thường sử dụng: gồm 3 bội và 3 ước.
. Bội: kilo, hecto, deca.
. Đơn vị của đại lượng vật lý.
. Ước: deci, centi, milli.
- Hướng dẫn học sinh gắn đơn vị của đại lượng vật lý vào dãy tiếp ngữ và cách ký hiệu.
Ví dụ:
a) Phép đo độ dài: Đơn vị là mét, ký hiệu m thì có dãy tiếp ngữ:

kilomet (km), hectomet (hm), decamet (dam), mét (m), decimet (dm), centimet
(cm), millimet (mm).
b) Phép đo diện tích: Đơn vị là mét vuông, ký hiệu m2 thì có dãy tiếp ngữ:
kilomet vuông (km2), hectomet vuông (hm2), decamet vuông (dam2), mét vuông
(m ), decimet vuông (dm2), centimet vuông (cm2), millimet vuông (mm2).
2

c) Phép đo thể tích: Đơn vị là mét khối, ký hiệu m3 thì có dãy tiếp ngữ:
Hướng dẫn học sinh đổi đơn vị bằng cách đặt ngón tay

7


kilomet khối (km3), hectomet khối (hm3), decamet khối (dam3), mét khối (m3),
decimet khối (dm3), centimet khối (cm3), millimet khối (mm3).
d) Phép đo khối lượng: Đơn vị là kilogam, ký hiệu kg thì có dãy tiếp ngữ
tấn (T), tạ (t), yến (y), kilogam (kg), hectogam (hg), decagam (dg), gam (g).
...

+ Bước hai: Tiến hành đổi đơn vị.
- Trước tiên, học sinh viết ra nháp số cần đổi và đơn vị.
- Sau đó, học sinh đặt ngón tay trỏ (bàn tay trái) lần đầu tiên bên dưới chữ số hàng đơn
vị.
- Tiếp sau đó, học sinh vừa nhẩm thầm một tiếp ngữ (liền trước nếu đổi ngược; liền sau
nếu đổi xuôi), vừa di chuyển ngón tay một lần (đổi ngược thì di chuyển ngón tay sang
trái; đổi xuôi thì di chuyển ngón sang phải).
- Mỗi lần nhẩm thầm một tiếp ngữ thì di chuyển ngón tay một lần. Sau khi di chuyển
ngón tay thì quan sát, nếu trên đầu ngón tay có chữ số thì giữ nguyên chữ số đó, nếu
không có chữ số thì điền vào ngay bên trên đầu ngón tay chữ số 0.
- Việc nhẩm thầm tiếp ngữ và di chuyển ngón tay chỉ dừng lại khi đến đơn vị cần đổi.

- Sau khi dừng nhẩm thầm và di chuyển ngón tay, nếu chữ số đầu tiên là số 0 thì viết dấu
phẩy (,) sau số 0 đầu tiên.
- Cuối cùng ghi kết quả vào bài làm.
- Đối với những đơn vị có số mũ là 1 như: mét (m); kilogam (kg)... thì sử dụng một ngón
tay (ngón tay trỏ trái).
- Đối với những đơn vị có số mũ là 2 như: mét vuông (m 2) thì sử dụng hai ngón tay
(ngón tay trỏ và ngón tay giữa trái).
- Đối với những đơn vị có số mũ là 3 như: mét khối (m 3) thì sử dụng ba ngón tay (ngón
tay trỏ, ngón tay giữa và ngón áp út trái).
IV. CÁC GIẢI PHÁP CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
1. Giải pháp thực hiện sáng kiến kinh nghiệm:
Việc thực hiện, vận dụng sáng kiến kinh nghiệm “Hướng dẫn học sinh đổi đơn vị
bằng cách đặt ngón tay” cần thực hiện các giải pháp sau:
+ Trong việc giảng dạy của giáo viên:
- Cần sự thống nhất trong cách hướng dẫn học sinh đổi đơn vị.
- Trong giảng dạy cần chú trọng việc hướng dẫn, kiểm tra học sinh dãy tiếp ngữ và ký
hiệu.
- Hướng dẫn học sinh mạnh dạn gán đơn vị của đại lượng vật lý bất kỳ vào dãy tiếp ngữ.
- Đối với giáo viên Tiểu học phải thực hiện nghiêm túc, đầy đủ hai bước trong sáng kiến
kinh nghiệm.

Hướng dẫn học sinh đổi đơn vị bằng cách đặt ngón tay

8


- Đối với giáo viên THCS chỉ bỏ qua bước một khi học sinh thật sự thuộc lòng dãy tiếp
ngữ và ký hiệu.
- Trong giảng dạy, khi cần đổi đơn vị thì giáo viên nên thực hiện hoặc yêu cầu học sinh
phải thực hiện theo kinh nghiệm này để tạo thành thói quen.

- Khi học sinh đã sử dụng thành thạo thì có thể định hướng cho học sinh chuyển vừa
nhẩm vừa viết thành vừa nhẩm thầm, vừa nhớ thầm.
+ Trong việc học của học sinh:
- Phải thuộc lòng dãy tiếp ngữ và ký hiệu.
- Trong học tập, khi cần đổi đơn vị thì phải thực hiện theo các bước hướng dẫn của sáng
kiến kinh nghiệm này để tạo thành thói quen.
- Tự tin hơn khi tiến hành đổi đơn vị.
+ Đối với lãnh đạo nhà trường:
- Thường xuyên chỉ đạo giáo viên đổi mới phương pháp dạy - học.
- Tạo mọi điều kiện thuận lợi cho giáo viên thực hiện sáng kiến kinh nghiệm.
- Khuyến khích giáo viên thực hiện sáng kiến kinh nghiệm này.
Sáng kiến kinh nghiệm “Hướng dẫn học sinh đổi đơn vị bằng cách đặt ngón tay”
sẽ đạt hiệu quả cao hơn khi được thực hiện đồng bộ tất cả các giải pháp trên.
2. Thí dụ minh họa cho sáng kiến kinh nghiệm:
Ví dụ 1: Đối với những đơn vị có số mũ là 1:
a) Đổi từ đơn vị lớn sang đơn vị bé (đổi xuôi)
Đề bài: 15m = ?mm
Tiến hành đổi đơn vị:
- Viết ra nháp: 15
- Đặt ngón tay trỏ trái ngay bên dưới hàng đơn vị là số 5 ta có hình ảnh. 15
- Sau đó, học sinh vừa nhẩm thầm dm, vừa di chuyển ngón tay sang phải. 15
- Do bên trên ngón tay không có chữ số nên học sinh sẽ viết vào đó số 0. 150
- Học sinh tiếp tục vừa nhẩm thầm cm, vừa di chuyển ngón tay sang phải. 150
P
- Do bên trên ngón tay không có chữ số nên học sinh sẽ viết vào đó số 0. 1500
- Học sinh tiếp tục vừa nhẩm thầm mm, vừa di chuyển ngón tay sang phải. 1500

Hướng dẫn học sinh đổi đơn vị bằng cách đặt ngón tay

9



- Do bên trên ngón tay không có chữ số nên học sinh sẽ viết vào đó số 0. 15000
- Học sinh ghi kết quả vào bài làm: 15m = 15 000mm.
b) Đổi từ đơn vị bé sang đơn vị lớn (đổi ngược)
Đề bài: 28cm = ?m
Tiến hành đổi đơn vị:
- Viết ra nháp: 28
- Đặt ngón tay trỏ trái ngay bên dưới hàng đơn vị là số 8 ta có hình ảnh. 28
- Sau đó, học sinh vừa nhẩm thầm dm, vừa di chuyển ngón tay sang trái. 28
- Do bên trên ngón tay có chữ số 2 nên học sinh giữ nguyên số 2.
- Học sinh tiếp tục vừa nhẩm thầm m, vừa di chuyển ngón tay sang trái.
- Do bên trên ngón tay không có chữ nên học sinh viết vào đó số 0.
- Do số đầu là số 0 nên học sinh viết dấu phẩy sau số 0.

28

028
0,28

- Học sinh ghi kết quả vào bài làm: 28cm = 0,28m.
Ví dụ 2: Đối với những đơn vị có số mũ là 2:
a) Đổi từ đơn vị lớn sang đơn vị bé (đổi xuôi)
Đề bài: 42m2 = ?mm2
Tiến hành đổi đơn vị:
- Viết ra nháp: 42
- Đặt ngón tay trỏ trái ngay bên dưới hàng đơn vị là số 2 ta có hình ảnh. 42
- Sau đó, học sinh vừa nhẩm thầm dm2, vừa di chuyển ngón tay sang phải. 42
- Do bên trên cả hai ngón tay không có chữ số nên học điền vào đó hai số 0.


4200

- Học sinh tiếp tục vừa nhẩm thầm cm2, vừa di chuyển ngón tay sang phải. 4200
- Bên trên cả hai ngón tay không có chữ số nên học điền vào đó hai số 0.

Hướng dẫn học sinh đổi đơn vị bằng cách đặt ngón tay

420000

10


- Tiếp tục vừa nhẩm thầm mm2, vừa di chuyển ngón tay sang phải. 420000
- Bên trên cả hai ngón tay không có chữ số nên học điền vào đó hai số 0. 42000000
- Học sinh ghi kết quả vào bài làm: 42m2 = 42000000mm2.
b) Đổi từ đơn vị bé sang đơn vị lớn (đổi ngược)
Đề bài: 8cm2 = ?m2
Tiến hành đổi đơn vị:
- Viết ra nháp: 8
- Đặt ngón tay trỏ trái ngay bên dưới hàng đơn vị là số 8 ta có hình ảnh.

8

- Sau đó, học sinh vừa nhẩm thầm dm2, vừa di chuyển ngón tay sang trái.

8

- Do bên trên cả hai ngón tay không có chữ số nên học điền vào đó hai số 0.

008


- Học sinh tiếp tục vừa nhẩm thầm m2, vừa di chuyển ngón tay sang trái.

008

- Bên trên cả hai ngón tay không có chữ số nên học điền vào đó hai số 0.

00008

- Do số đầu là số 0 nên học sinh viết dấu phẩy sau số 0 đầu tiên.

0,0008

- Học sinh ghi kết quả vào bài làm: 8cm2 = 0,0008m2
Ví dụ 3: Đối với những đơn vị có số mũ là 3:
a) Đổi từ đơn vị lớn sang đơn vị bé (đổi xuôi)
Đề bài: 65m3 = ?cm3
Tiến hành đổi đơn vị:
- Viết ra nháp: 65
- Đặt ngón tay trỏ trái ngay bên dưới hàng đơn vị là số 5 ta có hình ảnh. 65
- Sau đó, học sinh vừa nhẩm thầm dm3, vừa di chuyển ngón tay sang phải. 65
- Do bên trên cả ba ngón tay không có chữ số nên học điền vào đó ba số 0.

65000

- Học sinh tiếp tục vừa nhẩm thầm cm3, vừa di chuyển ngón tay sang phải. 65000

Hướng dẫn học sinh đổi đơn vị bằng cách đặt ngón tay

11



- Bên trên cả ba ngón tay không có chữ số nên học điền vào đó ba số 0.

65000000

- Học sinh ghi kết quả vào bài làm: 65m3 = 65 000 000cm3
b) Đổi từ đơn vị bé sang đơn vị lớn (đổi ngược)
Đề bài: 89cm3 = ?m3
Tiến hành đổi đơn vị:
- Viết ra nháp: 89
- Đặt ngón tay trỏ trái ngay bên dưới hàng đơn vị là số 9 ta có hình ảnh.

89

- Sau đó, học sinh vừa nhẩm thầm dm3, vừa di chuyển ngón tay sang trái.

89

- Do bên trên cả ba ngón tay không có chữ số nên học điền vào đó ba số 0.

00089

- Học sinh tiếp tục vừa nhẩm thầm m3, vừa di chuyển ngón tay sang trái.

00089

- Bên trên cả ba ngón tay không có chữ số nên học điền vào đó ba số 0.
- Do số đầu là số 0 nên học sinh viết dấu phẩy sau số 0 đầu tiên.


00000089
0,0000089

- Học sinh ghi kết quả vào bài làm: 89cm3 = 0,0000089m3
V. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC TỪ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
Tôi đã tiến hành thực hiện sáng kiến kinh nghiệm này đối với học sinh ở các lớp:
61, 62, 63, 64, 65, 66, 67 và lớp 68 tại trường Trung học cơ sở Thị trấn Cái Nhum.
Tôi đã tiến hành kiểm tra tất cả các lớp trước và sau khi thực hiện giảng dạy theo sáng
kiến kinh nghiệm “Hướng dẫn học sinh đổi đơn vị bằng cách đặt ngón tay”.
Sau thời gian thực hiện đề tài thu được kết quả như sau:
* Đối với giáo viên:
Thực hiện tốt việc giảng dạy học sinh đổi đơn vị.
Khi giảng dạy “Hướng dẫn học sinh đổi đơn vị bằng cách đặt ngón tay” giáo viên
mất ít thời gian nhưng hiệu quả đạt được lại cao hơn. Ngoài ra, giáo viên còn hỗ trợ kiến
thức cho học sinh học ở cấp THPT.
Việc đổi đơn vị rất trực quan, gây được hứng thú học tập của học sinh.
* Đối với học sinh:
Việc đổi đơn vị không còn khó khăn như trước, nhưng kết quả chính xác gần như
tuyệt đối.
Nắm vững dãy tiếp ngữ và ký hiệu.
Yêu thích học tập bộ môn, không còn tâm lý tự ti, mất tự tin khi đổi đơn vị.
Hướng dẫn học sinh đổi đơn vị bằng cách đặt ngón tay

12


Mạnh dạn gán đơn vị vật lý bất kỳ vào dãy tiếp ngữ và tiến hành đổi đơn vị.
* Kết quả cụ thể: Kết quả được thể hiện qua bảng thống kê sau:

VI. KHẢ NĂNG NHÂN RỘNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:

- Sáng kiến kinh nghiệm “Hướng dẫn học sinh đổi đơn vị bằng cách đặt ngón tay” được
tiến hành trong năm học 2014 - 2015 tại trường Trung học cơ sở Thị trấn Cái Nhum đạt
được kết quả nhiều khả quan. Trong năm học 205 - 2016 sáng kiến kinh nghiệm tiếp tục
được áp dụng trên phạm vi toàn trường.
- Sáng kiến kinh nghiệm “Hướng dẫn học sinh đổi đơn vị bằng cách đặt ngón tay” vừa
có áp dụng đối với cấp THCS vừa có thể áp dụng cho cấp Tiểu học.
- Sáng kiến kinh nghiệm “Hướng dẫn học sinh đổi đơn vị bằng cách đặt ngón tay” có thể
áp dụng rộng khắp ở các trường Trung học cơ sở trong huyện Mang Thít nói riêng và
trong toàn tỉnh Vĩnh Long nói chung vì:
“Hướng dẫn học sinh đổi đơn vị bằng cách đặt ngón tay” nội dung đơn giản, ngắn
gọn, dễ hiểu.
“Hướng dẫn học sinh đổi đơn vị bằng cách đặt ngón tay” mọi giáo viên đều có
thể thực hiện được.
“Hướng dẫn học sinh đổi đơn vị bằng cách đặt ngón tay” khi giảng dạy không
cần sử dụng thêm trang thiết bị hay đồ dùng dạy học.
Hướng dẫn học sinh đổi đơn vị bằng cách đặt ngón tay

13


- Tóm lại, sáng kiến kinh nghiệm: “Hướng dẫn học sinh đổi đơn vị bằng cách đặt ngón
tay” đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện nhưng hiệu quả mang lại rất cao và mọi người đều
có thể thực hiện được.
VII. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ:
1. Kết luận:
Sáng kiến kinh nghiệm: “Hướng dẫn học sinh đổi đơn vị bằng cách đặt ngón tay”
đã được áp dụng và mang lại hiệu quả khả quan.
Sáng kiến có nội dung ngắn gọn, đơn giản, dễ hiểu.
Áp dụng được ở cả cấp học THCS. Bên cạnh đó, sáng kiến kinh nghiệm “Hướng
dẫn học sinh đổi đơn vị bằng cách đặt ngón tay” còn có thể áp dụng cho cấp Tiểu học.

Mọi giáo viên đều có thể áp dụng được.
Khi giảng dạy không cần sử dụng thêm trang thiết bị hay đồ dùng dạy học.
Học sinh tiếp thu kiến thức thuận lợi, chính xác nhưng đơn giản.
Kỹ năng đổi đơn vị của học sinh không ngừng được củng cố và nâng cao.
2. Kiến nghị: Từ thực trạng và kết quả đạt được của sáng kiến kinh nghiệm, tôi có
một số kiến nghị sau:
+ Đối với nhà trường:
Tạo nhiều thuận lợi hơn cho giáo viên áp dụng sáng kiến kinh nghiệm trong giảng
dạy cũng như nghiêm cứu tạo ra nhiều sáng kiến kinh nghiệm góp phần nâng cao chất
lượng dạy học của nhà trường.
Thường xuyên tham khảo ý kiến của cả giáo viên và học sinh về phương pháp dạy
học nhằm nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường.
Khuyến khích giáo viên giảng dạy vật lý vận dụng sáng kiến kính nghiệm này.
+ Đối với giáo viên:
Khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm này cần thực hiện nghiêm túc các bước của
sáng kiến kinh nghiệm để đạt hiệu quả cao nhất.
Có ý thức cao trong việc hướng dẫn học sinh đổi đơn vị.
Áp dụng sáng kiến kinh nghiệm “Hướng dẫn học sinh đổi đơn vị bằng cách đặt
ngón tay” để học sinh được tiếp cận phương pháp giảng dạy đơn giản, dễ hiểu nhưng
hiệu quả cao vì mục đích chung là nâng cao chất lượng môn vật lý nói riêng và chất
lượng chung của toàn trường.
+ Đối với học sinh:
Thực hiện việc đổi đơn vị đúng theo hướng dẫn của giáo viên để đạt hiệu quả cao
nhất.
Nắm vững dãy tiếp ngữ.
Mạnh dạn gắn đơn vị vào dãy tiếp ngữ.

Hướng dẫn học sinh đổi đơn vị bằng cách đặt ngón tay

14



3. Lời kết:
Sau thời gian nghiên cứu tìm hiểu, được sự quan tâm giúp đỡ của Lãnh đạo nhà
trường, Tổ chuyên môn cùng bạn bè đồng nghiệp, đặc biệt là sự giúp đỡ của các em học
sinh Tiểu học, tôi đã thực hiện thành công sáng kiến kinh nghiệm: “Hướng dẫn học sinh
đổi đơn vị bằng cách đặt ngón tay” với mong muốn phát triển năng lực tư duy rèn luyện
kỹ năng, kỹ xảo cho học sinh trong việc học tập bộ môn Vật lý. Nhằm nâng cao chất
lượng bộ môn nói riêng, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục nói chung.
Trong quá trình thực hiện đề tài dù đạt được những kết quả khả quan, nhưng
không tránh khỏi những sai sót và hạn chế. Tôi rất mong các đồng nghiệp cùng chuyên
môn, hội đồng khoa học, những giáo viên có cùng quan điểm đóng góp ý kiến để đề tài
của tôi được hoàn thiện hơn!
Chân thành cảm ơn sự quan tâm của Lãnh đạo nhà trường, những ý kiến, hỗ trợ,
đóng góp chân thành của Thầy Cô trong tổ chuyên môn, bạn bè đồng nghiệp, các em học
sinh trường Tiểu học Thị trấn Cái Nhum, các em học sinh khối 6 trường THCS Thị trấn Cái
Nhum đã giúp tôi hoàn thành đề tài này!
Mang Thít, ngày 30 tháng 03 năm 2016
Người viết sáng kiến

Trương Thế Thanh
Xác nhận của Tổ chuyên môn

Xác nhận của Lãnh đạo trường

Hướng dẫn học sinh đổi đơn vị bằng cách đặt ngón tay

15




×