Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

TIỀM HIỂU sự THÀNH CÔNG của SIGAPORE và bài học KINH NGHIỆM CHO nền KINH tế VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (216.84 KB, 25 trang )

Một số vấn đề kinh tế - xã hội các nước NICs ở Đông Á
A. MỞ ĐẦU
Singapore là quốc gia có trình độ phát triển hàng đầu châu Á, được xem
là một trong những con rồng kinh tế của khu vực châu Á hiện nay. Để đạt
thành quả trên, đất nước này đã trãi qua các giai đoạn phát triển khác nhau với
chiến lược kinh tế đúng đắn do các nhà quản lý đất nước xây dựng nên.
Ngày nay, khi nói đến Singapore, thế giới thường đề cập đến một đảo
quốc với trình độ quản lý đất nước hiện đại, minh bạch, giàu có; một hòn đảo
có ngành du lịch phát triển hàng đầu thế giới; có môi trường trong lành, sạch
sẽ nhất thế giới do bàn tay và khối óc con người cố gắng xây dựng
Mỗi quốc gia dù lớn hay nhỏ đều có thể học hỏi lẫn nhau. Vào thế kỷ
thứ XIX, nước Đức đã hỏi cuộc cách mạng công nghiệp ở Anh quốc; nước
nhật sau công cuộc khôi phục Minh Trị giai đoạn 1867 – 1868 cũng đã nhận
thức rõ sự vực dậy của nền kinh tế Đức; Singapore cũng chịu tác động thành
công của Nhật Bản; và Đảng Lao động Anh mới đây đã thực hiện một chuyến
tham quan nghiên cứu mạng lưới chăm sóc sức khoẻ của Singapore, kết thúc
một chu trình học hỏi lẫn nhau. Việc học hỏi không nhất thiết là phải áp dụng
một cách mù quán, mà phải dựa trên tình hình thực tế của đất nước mình. Ở
mức thấp nhất, mỗi quốc gia hay từng doanh nghiệp của quốc gia đó có thể
tiếp thu ý tưởng sáng tạo từ quốc gia khác.
Sự phát triển mạnh mẽ của Singapore cùng với chiến lược đúng đắn là
kinh nghiệm quý báu cho nhiều nước trên thế giới hiện nay học hỏi, đặc biệt là
các nước có trình độ kinh tế còn kém phát triển (trong đó có Việt Nam) nhằm
tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đưa đất thoát khỏi nghèo nàn, lạc
hậu Vì vậy, tôi chọn đề tài “Tìm hiểu nguyên nhân thành công của kinh tế
Sigapore và kinh nghiệm đối với Việt Nam” làm bài tập tiểu luận khi học
học phần “Một số vấn đề kinh tế - xã hội các nước NICs ở Đông Á”.
1
Một số vấn đề kinh tế - xã hội các nước NICs ở Đông Á
B. NỘI DUNG
I. Khái quát về Singapore


1. Vị trí địa lý và giới hạn lãnh thổ
Cộng hòa Singapore là quốc gia nhỏ nhất của Đông Nam Á, nằm phía
nam của bán đảo Malaysia, phía nam bang Johor của Malaysia và phía bắc đảo
Riau của Indonesia. Singapore nằm cách xích đạo chỉ 137 km về hướng Bắc,
có toạ độ địa lý khoảng 1
0
22’ vĩ độ Nam, 103
0
38’ đến 104
0
06’kinh độ Đông.
Singapore không chỉ là một hòn đảo duy nhất mà bao gồm một đảo chính (đảo
Singapore) và 63 đảo nhỏ xung quanh.
Tên Singapore xuất phát từ Singapura trong tiếng Malaysia (hay tiếng
Malay), vốn được lấy từ nguồn gốc của chữ Phạn là singa (sư tử) và pura
(thành phố). Từ đó Singapore được biết với cái tên Thành phố Sư Tử. Tên gọi
này bắt nguồn từ một vị hoàng tử tên là Sang Nila Utama. Theo truyền thuyết,
vị hoàng tử này nhìn thấy một con sư tử là sinh vật sống đầu tiên trên hòn đảo
và do đó đặt tên cho hòn đảo là Thành phố Sư Tử (Singapura).
Singapore đã mở mang lãnh thổ bằng đất lấy từ những ngọn đồi, đáy
biển và những nước lân cận. Nhờ đó, diện tích đất của Singapore đã tăng từ
581,5 km² ở thập niên 1960 lên 697,25 km² ngày nay (xấp xỉ diện tích huyện
Cần Giờ (thành phố Hồ Chí Minh)), và có thể sẽ tăng thêm 100 km² nữa đến
năm 2030.
2. Khái quát về điều kiện tự nhiên
- Singapore có địa hình đơn giản, chủ yếu là đất thấp, ở những vùng cao
nguyên có địa hình hơi nhấp nhô.
Độ cao của địa hình Singapore so với mực nước biển nơi thấp nhất là
eo biển Singapore (0 m) và cao nhất là đỉnh núi Bukit Timah (166 m).
- Singapore có khí hậu nhiệt đới ẩm với các mùa không phân biệt rõ rệt.

Đặc điểm của loại khí hậu này là nhiệt độ và áp suất ổn định, độ ẩm cao và
mưa nhiều. Nhiệt độ thay đổi trong khoảng 22°C đến 34°C. Trung bình, độ ẩm
tương đối khoảng 90% vào buổi sáng và 60% vào buổi chiều. Trong những
2
Một số vấn đề kinh tế - xã hội các nước NICs ở Đông Á
trận mưa lớn kéo dài, độ ẩm tương đối thường đạt 100%. Nhiệt độ cao nhất và
thấp nhất đã từng xuất hiện là 18,4°C và 37,8°C.
3. Khái quát về điều kiện kinh tế - xã hội
3.1. Lịch sử đất nước
Năm 1819, ông Thomas Stamford Raffles, một viên chức của công ty
East India (của Anh), đã kí một thỏa thuận với vua của Johor. Ông đồng thời
thiết lập Singapore trở thành một trạm thông thương buôn bán và nơi định cư,
sau này đã nhanh chóng phát triển và thu hút sự di dân từ nhiều chủng tộc
khác nhau. Singapore sau đó đã trở thành thuộc địa của Anh năm 1867. Sau
một chuỗi các hoạt động mở mang lãnh thổ, Đế quốc Anh nhanh chóng đưa
Singapore trở thành một trung tâm tập trung và phân phối dựa vào vị trị rất
quan trọng của nó trên con đường biển nối giữa châu Âu và Trung Quốc.
Thomas Stamford Raffles được xem là người tìm ra Singapore mới.
Trong Thế chiến thứ hai, quân đội Đế quốc Nhật xâm chiếm Malaysia
và những vùng lân cận. Anh giao nộp Singapore cho quân Nhật vào ngày 15
tháng 2 năm 1942. Người Nhật đổi tên Singapore sang tiếng Nhật thành
Syonan-to, nghĩa là "Ánh sáng Miền Nam", và chiếm đóng nó cho đến khi
quân Anh trở lại chiếm hòn đảo một tháng sau sự đầu hàng của Nhật vào
tháng 9 năm 1945.
Singapore trở thành một nhà nước tự chủ năm 1959 với người đứng đầu
nhà nước đầu tiên là Yusof bin Ishak và thủ tướng đầu tiên là Lý Quang Diệu
sau cuộc bầu cử năm 1959. Cuộc trưng cầu dân ý về việc sát nhập Singapore
vào Liên bang Mã Lai đã đạt được năm 1962, đưa Singapore trở thành một
thành viên của liên bang Mã Lai cùng với Malaysia, Sabah và Sarawak như là
một bang có quyền tự trị vào tháng 9 năm 1963. Singapore tách ra khỏi liên

bang vào ngày 7 tháng 8 năm 1965 sau những bất đồng quan điểm chính trị
chính phủ của bang và hội đồng liên bang tại Kuala Lumpur. Singapore dành
chủ quyền 2 ngày sau đó, vào ngày 9 tháng 8 năm 1965, sau này đã trở thành
ngày Quốc khánh của Singapore. Malaysia là nước đầu tiên công nhận nền
độc lập của Singapore.
3
Một số vấn đề kinh tế - xã hội các nước NICs ở Đông Á
3.2. Dân cư và nguồn lao động
Tổng số dân của Singapore là 4,657,542 (2009) trong đó 76,8% là
người Hoa, 13,9% người Mã Lai, 7,9% người Ấn Độ, Pakistan và Sri Lanka;
1,4% người gốc khác.
Cơ cấu dân số theo độ tuổi năm 2009
Từ 0 -14 tuổi chiếm 14.4% dân số
Từ 15 - 64 tuổi chiếm 76.7% dân số
Trên 65 tuổi chiếm 8.9% dân số
(Nguồn: CIA – The World factbook)
II. Khái quát về kinh tế Singapore
Singapore hầu như không có tài nguyên, nguyên liệu đều phải nhập từ
bên ngoài. Singapore chỉ có ít than, chì, nham thạch, đất sét; không có nước
ngọt; đất canh tác hẹp, chủ yếu để trồng cao su, dừa, rau và cây ăn quả, do vậy
nông nghiệp không phát triển, hàng năm phải nhập lương thực, thực phẩm để
đáp ứng nhu cầu ở trong nước.
Singapore có cơ sở hạ tầng và một số ngành công nghiệp phát triển cao
hàng đầu châu Á và thế giới như: cảng biển, công nghiệp đóng và sửa chữa
tàu, công nghiệp lọc dầu, chế biến và lắp ráp máy móc tinh vi. Singapore là
nước hàng đầu về sản xuất ổ đĩa máy tính điện tử và hàng bán dẫn. Singapore
còn là trung tâm lọc dầu và vận chuyển quá cảnh hàng đầu ở châu Á.
Nền kinh tế Singapore chủ yếu dựa vào buôn bán và dịch vụ (chiếm
40% thu nhập quốc dân). Singapore cũng được coi là nước đi đầu trong việc
chuyển đổi sang nền kinh tế tri thức.

Cơ cấu kinh tế phân theo ngành của Singapore (2006 – 2007)
Nông nghiệp 0%
Công nghiệp 22.6%
Dịch vụ 77.4%
Nguồn: CIA – The World factbook
Ngày nay Singapore là một đất nước trẻ trung, năng động và là quốc gia
thu hút được nhiều doanh nghiệp lớn nước ngoài. Singapore đứng vào hàng
4
Một số vấn đề kinh tế - xã hội các nước NICs ở Đông Á
nước giàu có nhất thế giới. Thu nhập bình quân đầu người trên
22.000USD/năm (thu nhập tính theo PPP năm 2008 là 52.000 USD).
Nhắc tới quốc gia này là nhắc tới trung tâm du lịch và mua sắm của thế
giới. Singapore thu hút hàng triệu khách du lịch đến đây mua sắm và thưởng
ngoạn vẻ đẹp nơi đây (năm 2008 có 10,1 triệu lượt khách quốc tế đến tham
quan).
Singapore được coi là Quốc đảo xanh, là quốc gia sạch đẹp nhất thế giới
với môi trường trong lành và thảm thực vật phong phú. Hơn 90% dân cư
Singapore sống trong các khu nhà trung cư và gần một nửa dân cư sử dụng
phương tiện giao thông công cộng hàng ngày. Hệ thống giao thông công cộng
bao phủ khắp đất nước này. Đây là quốc gia sạch sẽ và an ninh nhất thế giới.
III. Phân tích một số nhân tố dẫn đến sự thành công của nền kinh tế
Singapore
Năm 2005, Singapore chào đón 40 năm kỷ niệm ngày ra đời và trở
thành một quốc gia độc lập. Nền kinh tế quốc gia, dựa trên tổng sản phẩm
quốc nội đã tăng lên 20 lần. Những nhân tố nào làm hậu thuẩn cho thành tựu
kinh tế quá ngoạn mục của Singapore từ năm 1965 đến nay? Đó là tổng hợp
của nhiều nhân tố, sau đây là một số nhân tố chính dẫn đến sự thành công trên.
1. Nhân tố lịch sử
- Năm 1959, người Anh đã dần nhượng bỏ quyền kiểm soát phần lớn
các hoạt động cai trị thuộc địa, từng được áp đặc ở Singapore từ năm 1819 vì

giá trị to lớn của vùng hải cảng với mực nước sâu tự nhiên và vị trí chiến lược
thuận lợi của quốc gia này. Đảng Nhân dân Hành động (PAP) giành thắng lợi
trong cuộc bầu cử vào năm 1959 và lãnh đạo Singapore từ đó đến nay. Ông Lý
Quang Diệu trở thành lãnh tụ đầu tiên của đất nước và tồn tại cương vị này
trong suốt 31 năm sau đó.
- Giai đoạn 1963 – 1965, Singapore là một phần lãnh thổ của Liên bang
Malaysia. Chính quyền Singapore lên tuyên bố nhậm chức để điều hành đất
nước, chủ yếu là vì lý do kinh tế. Liên minh kinh tế và chính trị với Malaysia
đã làm tăng gấp hai lần quy mô thị trường, tính theo tổng sản phẩm quốc nội.
5
Một số vấn đề kinh tế - xã hội các nước NICs ở Đông Á
Quy mô thị trường mở rộng hơn đã giúp Singapore tiết giảm chi phí sản xuất
ra các mặt hàng cho đến thời điểm đó vẫn còn phải nhập khẩu. Bên cạnh đó
còn có thêm một nguyên nhân hỗ trợ nữa là nguồn tài nguyên hết sức dồi dào.
Nền chính trị cũng có những yếu tố tương đồng, người Malaysia và người Anh
trong liên minh đã tìm ra một đường lối ủng hộ ông Lý Quang Diệu, và chính
hai quốc gia này đã tìm cách ngăn chặn không cho Singapore bị biến thành
một Cuba của châu Á.
- Năm 1964, bất đồng với chính quyền Malaysia, Singapore tách ra khỏi
Malaysia, tuy nhiên, việc tách này cũng có những thuận lợi rất lớn cho nền
kinh tế Singapore. Đó là:
+ Chính phủ Singapore có thể chủ động và độc lập trong việc ra các
quyết định cho đường lối kinh tế, không chịu sức ép từ chính quyền Malaysia.
Do đó, khả năng thiết kế được một viễn cảnh kinh tế chính trị riêng của đất
nước hướng về tương lai cũng chính là một điều kiện hết sức thuận lợi.
+ Là một quốc gia có chủ quyền, Singapore có khả năng đối phó nhanh
với những thách thức và luôn tôi luyện ý chí.
+Trong chừng mực nào đó thì Singapore thụ hưởng được nhiều quyền
lợi khi tách ra khỏi Malaysia, trong đó phải kể đến việc chuyển thu nhập ra
nước ngoài ở mức thấp hơn trước đây, đồng thời lại tiếp nhận dòng chảy nhân

tài và dòng vốn từ Malaysia đổ vào.
- Cho dù đòi tuyên bố độc lập ngày càng tăng cao mạnh mẽ vào thập
niên 1950, Singapore vẫn thụ hưởng mọi phúc lợi của một nền di sản thuộc
địa hùng mạnh Anh quốc. Đất nước này đã từng là trung tâm hành chính,
thương mại và quân sự của vương triều Anh ở vùng Đông Nam Á. Nền di sản
này bao gồm các bang ngành dân sự hoạt động đúng chức năng, một cơ cấu
chính trị và luật pháp nhằm mục đích hỗ trợ cho các điều luật ban hành, một
hệ thống trường học hoàn hảo trong khu vực nơi những người tôt nghiệp sẽ
được gởi sang học tiếp tại các trường đại học Cambridge và Oxford. Tiếng
Anh giữ vài trò độc tôn trong tất cả mọi lĩnh vực. Được truyền bá và trở thành
ngôn ngữ giao tiếp phổ biến trong công việc, tiếng Anh đã góp phần tạo điều
6
Một số vấn đề kinh tế - xã hội các nước NICs ở Đông Á
kiện thuận lợi cho việc đầu tư vào trong nước và đặt Singapore vào vị trí thuận
lợi đối với vấn đề toàn cầu hoá sau này.
- Chủ nghĩa thuộc địa ở Singapore không hề kết thúc bằng cuộc chiến
tranh dành độc lập đầy cay đắng và phân chia, cũng không cho thấy việc khai
thác đến kiệt quệ tài nguyên thiên nhiên có nguy cơ dẫn đến những cơ chế
kiềm hảm tăng trưởng như ở những quốc gia khác.
2. Nhân tố vị trí địa lý và diện tích lãnh thổ
Vị trí địa lý, được xem như yếu tố quyết định đến sự phát triển đất
nước, có một lịch sử lâu dài và gây nhiều tranh cãi.
- Vị trí chiến lược thuận lợi và hải cảng có mực nước sâu tự nhiên của
Singapore đã ban tặng cho đất nước này một hoàn cảnh phát triển mang tính
quyết định vào thời điểm năm 1965. Với vị trí địa lý giữa Ấn Độ Dương và
Thái Bình Dương, nằm trên lộ trình thương mại Đông – Tây nổi tiếng thế giới,
Singapore đã bước đầu trở thành một trung tâm gia công chế biến các hàng
hoá nhập khẩu như cao su, thiết và cọ dầu từ các quốc gia láng giềng nhằm
mục đích tái xuất khẩu sau này.
- Các chính sách tự do thương mại đã tạo điều kiện thuận lợi cho đất

nước trở thành một trung tâm buôn bán luân chuyển với quy mô hoạt động rất
sầm uất. Khoảng thập niên 1950, những ngành công nghiệp phụ trợ như đóng
tàu, bảo hiểm, ngân hàng và cơ sở giao thông hạ tầng đều rất phát triển.
- Khởi đầu từ những làng chài xa xôi hẻo lánh được Raffles phát hiện
vào năm 1819, mãi đến năm 1960, cho dù còn rất hoang sơ nhưng đất nước
Singapore đã dần dần phát triển mở mang thêm cho tới hôm nay.
- Diện tích đất đai nhỏ hẹp có những thuận lợi nhất định. Kích thước
nhỏ như đô thị của đất nước này cho phép hạ thấp đơn giá chi phí trong việc
xây dựng cơ sở hạ tầng và những ngành phục vụ công cộng. Mật độ dân số tập
trung đã tạo điều kiện thuận lợi trong việc phân bố dịch vụ chăm sóc sức khoẻ
cộng đồng và các tiện ích phúc lợi xã hội khác, đồng thời dễ dàng hơn trong
việc đạt được tính nhất quán và tính hiệu quả cao trong quản lý so với một số
quốc gia lớn với các vùng đất đai phân chia rộng khắp. Các tiện ích về mặt đô
7
Một số vấn đề kinh tế - xã hội các nước NICs ở Đông Á
thị làm cho việc thu hút đầu tư trực tiếp từ nước ngoài hay việc kêu gọi nhân
lực lao động nước ngoài có nhu cầu đóng góp đầu tư được thuận lợi hơn.
Những khu vực mật độ dân cư dày đặc thường tạo điều kiện dễ dàng hơn trong
quan hệ giao dịch và trao đổi các vấn đề chuyên môn.
- Ở Singapore, người lao động cần kiệm không nhất thiết phải chuyển
nhà đến một nơi nào khác trong phạm vi đất nước khi mạng lưới giao thông
công cộng dày đặc cho phép họ nhận công việc làm ở bất cứ nơi nào mà
không nhất thiết phải chuyển nhà đi. Các quôc gia có diện tích nhỏ thường có
khuynh hướng tập trung vào khai thác lĩnh vực dịch vụ khi việc khan hiếm
nguồn đất đai xem ra là điều bất lợi cho việc đeo đuổi các mục tiêu kinh tế
nông nghiệp.
3. Đường lối chính sách
Singapore là quốc gia mà sự can thiệp của chính phủ vào nền kinh tế rất
lớn. Thể hiện trong tất cả các lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ của nền kinh tế.
3.1.Chính sách tài chính

- Singapore là một xã hội tôn vinh kỷ cương. Kỷ luật thấm nhuần trong
tất cả chính sách tài chính của nhà nước – về tổng thể luôn đem lại thặng dư
cho ngân sách trong suốt hai thập niên qua. Kỷ luật ấy được phản ảnh ở mức
độ tiết kiệm cao và tương tự như vậy là tỉ lệ tiêu dùng thấp trong khu vực kinh
tế tư nhân. Kỷ luật được xem là cốt tuỷ cho chính sách lương bổng, người ta
luôn có khuynh hướng giới hạn tiền lương để tăng năng suất.
- Singapore có chính sách tiền tệ nghiêm minh và nguồn tiết kiệm cao,
chính sách này đã đem lại hiệu quả đáng kể trong thành quả tiết kiệm cao của
Singapore. Những kết quả ấy chuyển trở thành nguồn lực chuyển vào cơ sở hạ
tầng, nhà cửa và xây dựng nguồn nhân lực, và trong thập niên gần đây, đầu tư
ra nước ngoài. Như thế, chính sách này đã đặc nền tảng cho việc ổn định tài
chính, giảm bớt sự hoang mang của các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Nó
cũng tạo thêm những cơ sở hạ tầng công cộng bổ sung, tăng cường khả năng
sinh lợi cho những dự án tư nhân và do đó thu hút những dự án tư nhân thêm
đông đúc. Việc chi tiêu công rất chặc chẽ, nhất là xét đến chi phí của chính
8
Một số vấn đề kinh tế - xã hội các nước NICs ở Đông Á
quyền hiện nay, cho thấy đó là nền tảng cho ngân sách dồi dào của Singapore.
Khác với các quôc gia khác, ở đây không có sự cạn kiệt về ngân sách vì các
công ty quốc doanh làm ăn thua lỗ hay vì những khoảng trợ cấp lơn lao cho
các hạng mục về xăng dầu, điện năng tiêu thụ hoặc những mặt hàng thực
phẩm. Chính quyền không có nợ bên ngoài và nội địa. Singapore không có
những chương trình an sinh xã hội tốn kém, chi phí của chính quyền cho an
sinh xã hội ở mức trung bình.
- Singapore có chính sách hỗ trợ mạnh mẽ cho chính sách tiền tệ và tỉ
gía hối đoái. Từ năm 1981, Singapore đã theo chính sách tiền tệ lấy tỉ giá hối
đoái làm trong tâm. Việc kiểm soát các nguồn lạm phát trong nước đã thả lỏng
tỷ giá hối đoái và khắc chế tình trạng lạm phát thâm nhập quốc gia thông qua
hàng hoá nhập khẩu giá cả cao. Cho phép đồng Dollar Singapore tăng giá trên
danh nghĩa tuỳ theo thời điểm sẽ làm vô hiệu mức lạm phát do nhập khẩu.

Việc điều hành kinh tế vĩ mô vững chắc đặt nền móng cho việc gia tăng
xuất khẩu nhanh chóng. Lạm phát trong nước thấp và bình ổn đã tạo điều kiện
thuận lợi cho việc duy trì sức cạnh tranh về lâu dài đối với bên ngoài.
3.2. Chính sách mở cửa nền kinh tế
Singapore từ lâu được xem là một nền kinh tế mở vào bật nhất trên thế
giới, hoà hợp cao với thị trường toàn cầu.
- Nền kinh tế Singapore đặc biệt mở rộng cửa cho kinh doanh quốc tế -
thế nên nó đã phơi bày ra cuộc cạnh tranh toàn cầu cũng như những tín hiệu về
giá cả. Đã nhiều năm việc nhập và xuất khẩu hàng hoá kết hợp đã đem lại một
doanh số gấp 3 lần tổng sản lượng nội địa GDP, phản ảnh mức tái xuất khẩu
đáng kể phù hợp với truyền thống buôn bán qua các kho cảng.
- Thuế nhập khẩu hiện nay chỉ đánh trên một số mặt hàng lựa chọn, ví
dụ như xe hơi hoặc những vật dụng có giá trị không được tôn trọng lắm như
rượu hoặc không khuyến khích sản xuất trong nước. Hàng rào thuế quan ở
mức tối thiểu hay hầu như không có.
9
Một số vấn đề kinh tế - xã hội các nước NICs ở Đông Á
- Việc kinh doanh dịch vụ cũng rất sôi nổi và cởi mở như du lịch quốc
tế, logistic, cũng như những dịch vụ tài chính hải ngoại đều phát triển cao.
Hơn 10 triệu du khách đã đến Singapore vào năm 2008.
Nền kinh tế Singapore cũng cho các nguồn tư bản trên toàn thế giới.
FDI đã đạt gần 30% tổng số vốn cố định gọp của Singapore trong những năm
1985 – 1989. Vào cuối thập niên 90 thì các công ty do nước ngoài kiểm soát
đã tạo ra 42% GDP và hơn ¾ giá trị thặng dư ở khu vực sản xuất. Bầu không
khí cởi mở chào đón nguồn đầu tư trực tiếp FDI ở các lĩnh vực xuất khẩu đã
phục vụ quốc gia rất tốt. Vì các công ty đa quốc gia đều sản xuất cho thị
trường xuất khẩu, nên họ phải luôn chứng tỏ sức cạnh tranh trên thế giới và do
đó họ có động lực để đem vào Singapore những công nghệ tốt nhất có thể
được. Điều này tương phản với Braxin và Achentina – nơi mà các công ty đa
quốc gia nước ngoài chỉ được cho phép vào thị trường nội địa bảo hộ.

4. Nhân tố con người
- Singapore là một quốc gia nhập cư, những người tới định cư tại đất
nước này bao gồm các thương gia, đội ngũ tri thức đã tạo nên nền tảng dân
trí ban đầu rất tốt cho đất nước này. Mặc dù vị trí địa lý đóng góp một phần
trong sự thành công của Singapore, nhưng nhân tố chủ yếu của sự thành công
này là chính là con người. Dù không được ưu đãi về nguồn tài nguyên thiên
nhiên, nhưng sức mạnh của Singapore lại nằm ở tinh thần làm việc cần cù, khả
năng dễ thích nghi và đức tính kiên cường của người dân nơi đây.
- Hiện nay, Singapore vượt qua Tokyo và Hong Kong trở thành thành
phố châu Á thu hút người nước ngoài đến sinh sống nhiều nhất, theo một thăm
dò của tổ chức nguồn nhân lực ECA International. Lý do chính của hấp lực
này là việc sử dụng tiếng Anh rộng rãi tại Singapore, chưa kể các yếu tố khác
như môi trường trong sạch, hệ thống vận chuyển chất lượng cao, thông tin liên
lạc tốt, nhiều tiện nghi y tế, tỉ lệ tội ác thấp
- Singapore có chính quyền và bộ máy hành chính đầy năng lực,
Singapore đã nổi tiếng như một thương hiệu quản lý hành chính cao cấp. Việc
10
Một số vấn đề kinh tế - xã hội các nước NICs ở Đông Á
xử lý hiệu quả đại dịch SARS bùng nổ năm 2003 là một ví dụ điển hình. Bộ
máy hành chính của họ tỏ ra hết sức hiệu quả.
- Singapore được xem là một trong những quốc gia có mức độ tham
nhũng thấp nhất thế giới. Một báo cáo gần đây của Ủy ban Minh bạch Thế
giới (Transparency International – TI) đã xếp Singapore đứng thứ 5 trong tổng
số 159 quốc gia, trên cả Hoa Kỳ và sau Aixơlen, Phần Lan.
- Xã hội Singapore luôn hướng tầm nhìn dài hạn về tương lai. Một
khuynh hướng nổi bật là tiết kiệm – ngay cả khi người ta đã nghe giải thích về
ngành nhân khẩu học đang phát triển hay về thu nhập ngày một tăng cao –
cũng bao hàm ý nghĩa người dân sẵn sàng chấp nhận trì hoãn sự hưởng thụ về
sau. Người dân Singapore cổ vũ những nhà lãnh đạo của mình làm việc cần
mẫn, hy sinh hiện tại để hưởng thụ tương lai, và đem lại một ngày mai tốt đẹp

hơn cho thế hệ sau.
5. Xây dựng nguồn nhân lực
- Đầu tư vào nguồn vốn con người thông qua giáo dục và đào tạo tại
chức là trọng tâm của chính sách này. Singapore đã nhấn mạnh đến yếu tố con
người là tài nguyên duy nhất. Vậy là trẻ đăng ký học lớp 2 tăng gấp đôi trong
thời gian 1960 đến 1965 để chuẩn bị cho lĩnh vực toán học và khoa học căn
bản, đồng thời những trưởng dạy nghề đã được mở ra. Nhà nước đang cung
cấp cho một nền giáo dục phổ cập và trợ cấp cho việc đào tạo.
- Vào cuối thập niên 60, chính quyền bắt đầu điều hành hệ thống giáo
dục trên cơ sở quản lý kinh tế nhằm mục đích tối ưu hoá sự tăng trưởng kinh
tế trung hạn mục tiêu song song là: đào tạo những thợ thủ công lành nghề và
những nhà kỹ thuật Singapore đang cần những người này để tăng trưởng công
nghiệp, và để tránh biến họ trở thành những người tốt nghiệp với hy vọng là
những nhà quản trị nhưng lại thất nghiệp. Việc mở ra con đường giáo dục
được hợp lý hoá bằng hệ thống những kỳ thi có tính cạnh tranh, dựa trên thành
tích học tập nghiêm túc. Học sinh được hướng nghiệp về những lĩnh vực tuỳ
theo năng lực.
11
Một số vấn đề kinh tế - xã hội các nước NICs ở Đông Á
- Singapore đã tránh việc đào tạo một số lượng lớn những người hoạt
động trong các ngành nghệ thuật, những người rồi sau đó có lẽ gia nhập vào
đội ngũ những người thất nghiệp có học. Sự can thiệp của nhà nước một cách
chu đáo và có kế hoạch đã đem lại sự hổ trợ kỹ thuật tối đa và giúp người ta
kiểm soát được việc giáo dục theo nhu cầu hoặc giáo dục lộn xộn không thích
hợp mà chúng ta vẫn thường thấy ở những quốc gia đang phát triển.
- Giáo dục đã gắn bó chặc chẽ với chính sách công nghiệp. Các nhà
máy hoạt động ở Singapore đang cần các công nhân lành nghề trong việc điều
hành các hoạt động dây chuyền phức tạp và trong ngành công nghệ chính xác.
Đào tạo tại chức cũng đóng một vai trò chủ yếu. Các công ty đa quốc gia làm
việc với chính quyền, công đoàn và công nhân để tổ chức các chương trình

huấn luyện đáp ứng các nhu cầu cụ thể và yêu cầu tất cả các công nhân tham
gia khoá học này. Chính quyền đã cung cấp những lợi ích về mặt tài chính cho
các công ty đa quốc gia để họ tham dự vào các trung tâm đào tạo kỹ thuật.
Nhân viên đã thụ hưởng những khoá đào tạo kỹ thuật từ những tập đoàn hàng
đầu thế giới.
6. Chính sách mở rộng hoạt động kinh tế ra nước ngoài
Năm 1985 là thời điểm then chốt. Sau hậu quả suy thoái tạm thời trong
năm này, chính phủ đã đưa ra một quyết định mang tính chiến lược khuyến
khích mọi cư dân - thuộc cả thành phần kinh tế nhà nước lẫn thành phần kinh
tế tư nhân tham gia đầu tư ra nước ngoài. Do nền kinh tế đã phát triển và rơi
vào tình trạng buộc phải hạ mức thuế nhằm khuyến khích đầu tư đã mở ra cơ
hội vàng cho việc đầu tư ra nước ngoài ở những quốc gia khan hiếm vốn, điều
đó đã tạo ra nguồn thu nhập bổ sung dồi dào cho đất nước Singapore. Cũng
tương tự như vậy, nguồn vốn đầu tư ra sẽ góp phần giảm áp lực tăng giá của
đồng Dollar Singapore. Thặng dư tài khoản vãn lai tăng nhanh sẽ bổ sung vào
vốn ngân sách, khi xuất khẩu tăng nhanh hơn nhập khẩu. Từ vị thế là một tổ
chức thuần sử dụng vốn dự trữ từ nước ngoài, Singapore đã chuyển sang vị thế
là một tổ chức quần chúng cung ứng vốn. Qúa trình này được thực hiện bằng
nhiều phương cách.
12
Một số vấn đề kinh tế - xã hội các nước NICs ở Đông Á
Thứ nhất, chính phủ Singapore, chủ yếu thông qua các tổng công ty sẽ
tiến hành một phần thặng dư ngân sách chính phủ vào các dự án nước ngoài.
Điển hình như các Công viên công nghệ thông tin ở thành phố Bangalore
thuộc Ấn Độ, hệ thống khách sạn tại Việt Nam, phương tiện vật chất cho hệ
thống cầu cảng và kỹ thuật viễn thông ở Bỉ.
Thứ hai, khi thặng dư tài khoản vãn lai dồi dào hơn, đủ sức cung cấp
cho dòng vốn thuần đầu tư ra nước ngoài thì Ủy ban Giám sát tiền tệ
Singapore và ngân hàng trung ương đã tích luỹ được một lượng vốn đáng kể
dự trử ngoại tệ chính thức hàng năm.

Thứ ba, rất nhiều tập đoàn công nghệ cao đang đóng tại Singapore
khuếch trương hoạt động ra Malaysia do chi phí lao động và chi phí đất đai ở
đây thấp hơn. Các tập đoàn này tiến hành xấy dựng các quy trình hoạt động
sản xuất tại Malaysia trong khi vẫn duy trì trụ sở chính và cơ sở vật chất cho
bộ phận nghiên cứu và phát triển tại Singapore, tận dụng mọi thuận lợi từ cả
hai phía bổ sung cho nhau. Đồng thời dòng đầu tư trực tiếp từ nước ngoài vào
Singapore vẫn tăng mạnh vì đất nước này đang gầy dựng thành công một nền
khoa học kỹ thuật phát triển ở trình độ cao với tiềm năng đổi mới, dòng vốn
này gốp phần làm tăng thêm tài khoản vãng lai.
- Với dự trữ vượt quá đầu tư quốc nội kể từ năm 1985, tất cả cư dân
Singapore từ thành phần thuộc khu vực nhà nước đến thành phần thuộc khu
vực tư nhân, từ tập thể cho đến các hộ gia đình, đều có lượng tài sản thuần
bằng ngoại tệ gởi ở nước ngoài. Tính trung bình từ hơn 10 năm qua, thặng dư
tài khoản vãn lai nước ngoài đã vượt quá 18% tổng thu nhập quốc dân, tăng
đến mức 29% vào năm 2005. Dựa theo nguyên tắc tính toán luỹ tiến, thì điều
này cho thấy tích luỹ dự trữ không ngừng. Cứ xem như là nguồn tài sản thuần
gởi ở nước ngoài từ một mức dưới 0 vào năm 1985 đã tăng nhanh, nhưng xét
về thành tích tăng trưởng kinh tế, thì mức thặng dư trong thập niên vừa qua
lớn hơn rất nhiều so với mức thâm hụt ngân sách phải gánh chịu trước năm
1985.
IV. Một số kinh nghiệm cần tham khảo đối với Việt Nam
13
Một số vấn đề kinh tế - xã hội các nước NICs ở Đông Á
Mỗi quốc gia đều có chiến lược phát triển kinh tế riêng dựa trên thế
mạnh nội lực của mình. Tuy nhiên, đối với các nước có nền kinh tế còn kém
phát triển, việc học hỏi, tiếp thu kinh nghiệm của các quốc gia khác có nền
kinh tế phát triển hơn có ý nghĩa quan trọng trong việc xây dựng đất nước.
Trên thế giới nhiều nước đã tiếp thu và phát huy thành công như Trung Quốc,
Thái Lan Việt Nam là nước có nền kinh tế phát triển ở trình độ thấp, thời
gian mở cửa nền kinh tế chưa lâu, việc học hỏi kinh nghiệm của các nước có

nền kinh tế phát triển có vai trò quan trọng trong chiến lược xây dựng đất
nước của nhà cầm quyền.
Những kinh nghiệm của Singapore Việt Nam có thể tham khảo như:
Thứ nhất, Vai trò của chính phủ trong việc phát huy tiết kiệm toàn dân
để xây dựng cơ sở hạ tầng, xác định tầm quan trong then chót của việc phát
triển kinh tế trong số những mục tiêu quốc gia; việc chia sẽ những cơ hội tăng
trưởng rộng rãi cho phép mọi người dân làm việc hữu hiệu hơn qua việc hấp
thụ một nền giáo dục ưu việc và được chăm sóc sức khoẻ tốt hơn; việc phục
hồi nhanh chóng nền kinh tế vĩ mô và tiềm năng tạo ra công ăn việc làm từ cơ
chế chính sách lương linh hoạt; những nhân viên hành chính có năng lực và sự
trong sạch của nhà cầm quyền; kỷ luật trong sử dụng ngân sách và để dành
những khoảng thặng dư trong những năm phát triển; mối quan hệ tương tác
giữa các công ty đa quốc gia và người lao động; duy trì sự hoà hợp chũng tộc;
học hỏi từ nước khác những điều thực dụng; luật lệ và những chính sách được
hoạch định tốt.
Thứ 2, Singapore đã tuân thủ một chiến lược tổng hoà để phát triển.
Những kết quả chính sách, những định chế, những giá trị xã hội và văn hoá
cũng như sự năng động về mặt chính trị trong khi thực hiện, tất cả những điều
này hỗ trở cho nhau. Chính quyền đã theo đuổi một chiến lược tổng hợp,
xuyên suốt trong mọi lĩnh vực từ tài chính đến tiền tệ, giáo dục, giao thông,
nhà cửa, lương bổng, hệ thống pháp luật và cả việc thực thi luật, thị trường
lao động và cả sự bình ổn chính trị cũng như pháp lý. Kết quả là một hệ thống
14
Một số vấn đề kinh tế - xã hội các nước NICs ở Đông Á
chặc chẽ kết nối những mắt xích tương hỗ đan kết vào nhau tạo nên một kết
quả mạnh mẽ.
Thứ 3, lãnh đạo là một mệnh lệnh bắt buộc cho bất cứ một chính quyền
hữu hiệu nào. Singapore thành công vì những nhà lãnh đạo của họ sẵn sàn
chịu đựng gian khổ, cực kỳ thông minh và thực tế là luôn cương quyết nhằm
đạt được sự thịnh vượng để chia sẻ và luôn cam kết hành động với lương tâm

trong sáng. Lãnh đạo có tầm nhìn xa và sự vững vàng sẽ làm được mọi
chuyện. Lợi ích của nó là vô giá. Đây là bài học thành công tối hậu của
Singapore.
Thứ 4, Cải cách mạnh mẽ hành chính (bao gồm phong cách là việc của
cơ quan công quyền và thủ tục hành chính (kể cả luật pháp)). Có chiến lược
phát triển kinh tế với tầm nhìn dài hạn trên quan điểm phát triển bền vững.
Đẩy mạnh thu hút đầu tư nước ngoài nhằm khai thác tốt các tiềm năng mà đất
nước có lợi thế so với các quốc gia khác trong khu vực.
15
Một số vấn đề kinh tế - xã hội các nước NICs ở Đông Á
KẾT LUẬN
Singapore đã đạt được một thành tích tăng trưởng kinh tế hết sức ngoạn
mục trong vòng 40 năm kể từ ngày giành độc lập. Tổng sản phẩm quốc nội
với mức giá ổn định đã tăng với tỷ lệ trung bình hàng năm là 8% trong suốt
giai đoạn 1965 – 2005.
Mức tăng trưởng nhanh cũng đồng nghĩa với sự thịnh vượng giàu có.
Chất lượng cuộc sống được nâng cao cho đại bộ phận dân chúng. Singapore
đã tạo được thành công trong một bối cảnh không chỉ bao gồm mục tiêu tăng
trưởng kinh tế mà còn có cả mục tiêu phát triển xã hội.
Để đạt thành quả trên, Singapore đã thực hiện tổng hợp nhiều giải pháp
khác nhau từ chiến lược quản lý đất nước cho đến các chính sách kinh tế đi
trước nhằm đón đầu sự phát triển của thời đại; biết tận dụng lợi thế so sánh về
vị trí địa lý, con người và những tiềm năng hiện có khác của đất nước và khai
thác chúng một cách có hiệu quả; sự quan tâm của các chính phủ đến môi
trường sống của dân chúng từ những việc nhỏ nhất như chống “khạt nhổ”
ngoài đường phố, ăn kẹo cao su xả rát đến những chính sách to lớn về tài
chính, chứng khoáng tất cả được quản lý bằng hệ thống luật pháp hiện đại,
minh bạch và nghiêm minh.
Sự phát triển của Singapore hiện nay chính là một trong những hình
mẫu cho nhiều quốc gia học hỏi, nhất là kinh nghiệm quản lý đất nước trên cơ

sở khai thác thế mạnh tự nhiên và con người.
16
Một số vấn đề kinh tế - xã hội các nước NICs ở Đông Á
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lý Quang Diệu, Bí quyết hoá rồng: lịch sử Singapore: 1965-2000 :
Singapore và sự bùng nổ kinh tế châu Á, NXB Trẻ, 2001.
2. Lý Quang Diệu, Hồi ký Lý Quang Diệu, TP. Hồ Chí Minh, 2000.
3. Henri Ghesquiere, Bài học thành công của Singapore, Cengage
Learning Asia Pte Ltd, Singapore, 2008.
4. Phan Huy Xu - Mai Phú Thanh, Địa lí Đông Nam Á: những vấn đề
kinh tế xã hội, NXB Giáo dục, 1999.
5. Phạm Đức Thành, Trương Duy Hoà (chủ biên), Kinh tế các nước
Đông Nam Á thực trạng và triển vọng, NXB Khoa học Xã hội, 2002.
6. Các trang Web
-
- www.visitsingapore .com
- www.ivivu.com
-
17
Một số vấn đề kinh tế - xã hội các nước NICs ở Đông Á
PHỤ LỤC
MỘT SỐ KINH NGHIỆM QUẢN LÝ ĐẤT NƯỚC CỦA THỦ
TƯỚNG SINGAPORE - LÝ QUANG DIỆU
(Trích từ cuốn hồi ký "Singapore xanh" của Lý Quang Diệu)
1. Con đường đi tới một quốc gia xanh nhất châu Á
Chúng tôi bắt đầu biến đổi Singapore thành một thành phố vườn nhiệt
đới. Tôi đã trồng nhiều cây tại buổi khai trương các khu cộng đồng, trong
những chuyến viếng thăm những tổ chức khác nhau và các bùng binh. Một số
cây lớn rất mau, nhưng số khác thì không. Khi thăm lại một khu cộng đồng,
tôi thấy có nhiều cây non mới trồng, nhưng dường như nó chỉ được trồng dể

dành cho chuyến viếng thăm của tôi. Tôi kết luận rằng chúng tôi cần một văn
phòng có đầy đủ chuyên môn để chăm sóc các cây sau khi đã trồng chúng. Tôi
thiết lập một văn phòng như thế trong Bộ Phát triển Quốc gia.
Chúng tôi đã trồng hàng triệu cây cối: cọ, và các cây bụi. Màu xanh đã
làm tăng thêm tinh thần của mọi người và họ tự hào với các khu vực lân cận.
Chúng tôi cũng dạy họ cách chăm sóc mà không phá hoại cây cối. Chúng tôi
hạn chế ruồi muỗi, và tẩy uế những cống rãnh cũng như kênh mương. Trong
vòng một năm, những nơi công cộng đã có sự thay đổi đáng kể.
Tính kiên trì và sức chịu đựng là những đức tính cần thiết để đánh đổ
các thói xấu cũ: Người ta bước lên cây, giẫm lên cỏ, hái hoa, ăn cắp cây non,
hoặc dựng xe đạp hoặc xe gắn máy lên những cây lớn hơn khiến chúng bị đổ.
Và không chỉ những người nghèo khổ phạm tội. Một bác sĩ bị bắt quả tang khi
đang chuyển một cây thông giống Morfolk Irland có giá trị mà ông ta yêu
thích về vườn nhà của ông ta. Để khắc phục thái độ dửng dưng ở nơi công
cộng, chúng tôi giáo dục trẻ em trong trường bằng cách dạy chúng trồng cây,
chăm sóc cây, và trồng vườn. Chúng mang thông điệp học được về nhà cho
cha mẹ chúng.
Thiên nhiên đã không ưu đãi chúng tôi với những vạt cỏ xanh mướt như
ở New Zealand và Ireland. Năm 1978, theo yêu cầu của tôi, một chuyên gia về
18
Một số vấn đề kinh tế - xã hội các nước NICs ở Đông Á
cây người Úc và một chuyên gia nghiên cứu đất New Zealand đã đến để
nghiên cứu tình trạng đất đai ở đây. Các báo cáo của họ khiến tôi quan tâm và
tôi yêu cầu được gặp họ. Họ giải thích rằng, Singapore nằm trong khu vực
vành đai rừng mưa nhiệt đới gần xích đạo, nắng gắt và mưa lớn suốt năm. Khi
cây cối bị tàn phá, mưa lớn đã sói mòn lớp đất trên và lọc đi hết các chất dinh
dưỡng. Để có những vạt cỏ xanh và tươi tốt, chúng tôi phải bón phân thường
xuyên, tốt nhất là phân trộn (com pốt) vì loại phân này không dễ dàng bị xói
mòn, và rắc vôi bởi vì đất của chúng tôi có quá nhiều axít. Người phù trách
Istana thử nghiệm điều này trên các bãi cỏ. Tự nhiên chúng trở nên xanh hơn.

Chúng tôi áp dụng điều này vào tất cả các trường học và các khu thể thao khác
cũng như các sân vận động. Các mảnh đất nhỏ quanh cột gôn trước đây lơ thơ
vài cọng cỏ vàng trông thật chán mắt nay nhanh chóng trở thành một thảm cỏ
xanh mượt. Dần dần, cả thành phố xanh dần lên.
Các nước láng giềng của chúng tôi cố gắng thi đua lẫn nhau để làm
xanh hơn thành phố của họ. Việc làm xanh là một cuộc thi đua tích cực giúp
ích cho mọi người - nó tốt cho tinh thần, cho ngành du lịch, và cả những nhà
đầu tư. Điều tốt nhất là chúng tôi đã thi đua để trở thành nước xanh và sạch
nhất châu Á.
2. Lý Quang Diệu nói về kinh nghiệm chống tham nhũng
* Xây dựng bộ máy chính quyền trong sạch ngay từ đầu
Khi đảng PAP lên nắm chính quyền vào năm 1959, chúng tôi bắt đầu
xây dựng một bộ máy chính quyền trong sạch. Một quyết định quan trọng mà
chúng tôi thực hiện trước cuộc tổng tuyển cử tháng 5/1959 là nhấn mạnh quan
điểm của chúng tôi đối với tệ tham nhũng.
Sự cám dỗ đang có mặt ở khắp mọi nơi chứ không chỉ riêng ở
Singapore. Lấy ví dụ, viên chức đầu tiên tiếp xúc với những người nước ngoài
khi họ bước chân vào lãnh thổ một quốc gia chính là nhân viên phòng hải
quan và nhập cư. Ở nhiều sân bay tại Đông Nam Á, du khách thường thấy sự
chậm trễ trong khâu thủ tục hải quan cho đến khi nào họ đã sẵn sàng một số
tiền đút lót đúng lúc (thường là tiền mặt).
19
Một số vấn đề kinh tế - xã hội các nước NICs ở Đông Á
Cái thực tế phiền hà ấy cũng hiện diện ở những cảnh sát giao thông, khi
buộc phải ngừng xe do bị vin vào lý do tốc độ, lái xe phải nộp bằng lái cùng
với việc tiếp theo là một số tiền ước lượng bằng đô la để tránh những hành
động xa hơn. Các sĩ quan cao cấp cũng chẳng nêu được một tấm gương tốt. Ở
nhiều thành phố trong khu vực, thậm chí nhập viện sau một tai nạn giao thông
cũng cần một khoản đút lót để được chăm sóc mau lẹ. Những người có chức
vụ nhỏ không thể sống nổi bằng đồng lương của họ và thực tế đó đã lôi kéo họ

đến sự lạm dụng quyền lực.
Chúng tôi ý thức sâu sắc sứ mệnh của mình là kiến lập một chính quyền
trong sạch và hiệu quả. Vào tháng 6/1959, khi tuyên thệ tại nghi lễ nhận nhiệm
kỳ ở văn phòng hội đồng nhân dân thành phố, tất cả chúng tôi đều mặc áo sơ
mi trắng và quần trắng tượng trưng cho sự thanh khiết và lương thiện của
mình trong hành vi cá nhân cũng như trong cuộc sống cộng đồng. Đây là điều
mà nhân dân đã kỳ vọng ở chúng tôi và chúng tôi quyết định phải sống xứng
đáng với những kỳ vọng đó
Tất cả các Bộ trưởng của tôi, ngoại trừ một người, đều là những người
đã tốt nghiệp đại học. Hết nhiệm kỳ, chúng tôi tin là mình có thể kiếm sống
được và những nhà chuyên nghiệp giống như tôi luôn sẵn sàng làm điều đó.
Chúng tôi không cần phải dành dụm một cái gì đó để phòng những trường hợp
có thể xảy ra. Quan trọng hơn, hầu hết chúng tôi đều có những người vợ lao
động có thể nuôi dưỡng gia đình nếu chúng tôi bị vào tù hay không còn xuất
sắc trong công việc được nữa. Yếu tố này định hướng quan điểm của các Bộ
trưởng và vợ của họ. Khi các Bộ trưởng chiếm được lòng tin và lòng kính
trọng của người dân, các công chức còn có thể ngẩng cao đầu và tự tin ra
quyết định. Điều này đóng vai trò quan trọng trong cuộc chiến của chúng tôi
với những người cộng sản.
Từ ngày lên nắm chính quyền vào tháng 6/1959, chúng tôi chắc chắn
rắng mỗi đồng đô la trong tổng thu nhập đều phải được giải thích một cách
hợp lý và sẽ đến với người dân nguyên vẹn là một đồng đô la mà không bị rút
bớt đi ở dọc đường. Vì vậy, ngay từ buổi đầu, chúng tôi đã đặc biệt chú ý đến
20
Một số vấn đề kinh tế - xã hội các nước NICs ở Đông Á
những lĩnh vực mà sự lộng quyền được khai thác cho lợi ích cá nhân và đồng
thời mài nhọn những công cụ có thể ngăn chặn, phát hiện và cản trở những thủ
đoạn này.
Chúng tôi quyết định tập trung vào những người đảm nhận chức vụ lớn
ở các cơ quan hành chính cấp cao và cho CPIB (Ban Điều tra hành vi tham

nhũng - người Anh thành lập vào năm 1952), hướng vào mục tiêu mà chúng
tôi ưu tiên. Đối với những đối tượng nhỏ hơn, chúng tôi đơn giản hoá thủ tục,
tẩy trừ sự lạm quyền bằng đường lối chỉ đạo được công bố rõ ràng, thậm chí
huỷ bỏ nhu cầu cấp giấy phép hoặc phê chuẩn trong những phạm vi ít quan
trọng. Mỗi khi chúng tôi gặp khó khăn trong việc kết tội khi truy tố, chúng tôi
siết chặt hơn luật pháp trong lĩnh vực đó.
* Tăng tiền phạt tối đa tội tham nhũng từ 10.000 đô la Sing lên
100.000
Năm 1960, chúng tôi thay đổi Luật chống tham nhũng đã lỗi thời của
năm 1937 và mở rộng định nghĩa về quà cáp để chỉ bất cứ thứ gì có giá trị. Sự
sửa đổi này nới rộng quyền lực của các điều tra viên, kể cả quyền bắt giữ,
khám xét, thanh tra tài khoản ngân hàng, số ghi tiền gửi ngân hàng của những
kẻ bị tình nghi cũng như của vợ, con và thuộc hạ của họ. Người quản lý thuế
thu nhập buộc phải đưa ra những thông tin có liên quan tới bất kỳ ai đang bị
điều tra.
Luật hiện hành quy định rằng, chứng cứ do kẻ đồng phạm khai ra không
có giá trị tin cậy trừ phi được chứng minh. Chúng tôi đã thay đổi bằng cách
cho phép các quan toà chấp nhận lời khai của kẻ đồng phạm là chứng cứ.
Với sự nhạy bén, tinh tế và quyền hạn được điều tra bất kỳ viên chức
hay vị Bộ trưởng nào, vị Giám đốc của CPIB, đang làm việc tại Phủ Thủ
tướng, nổi danh trong việc phát hiện ra những kẻ phản bội lại lòng tin của
nhân dân.
Năm 1963, chúng tôi thực hiện việc bắt buộc các nhân chứng, được
triệu tập bởi CPIB, phải có mặt để cung cấp thông tin. Năm 1989, chúng tôi
tăng tiền phạt tối đa đối với tội tham nhũng từ 10.000 đô la Sing lên đến
21
Một số vấn đề kinh tế - xã hội các nước NICs ở Đông Á
100.000 đô la Sing. Cung cấp thông tin giả hoặc lừa dối CPIB sẽ bị phạt tù và
số tiền nộp phạt lên đến 10.000 đô la Sing, các quan toà được quyền sung
công những khoản tiền có nguồn gốc từ tham nhũng.

Đưa ra những chuẩn mực đạo đức cao, lên án mạnh mẽ và đề ra quyết
tâm tiêu diệt tham nhũng thì dễ dàng. Nhưng sống theo những lý tưởng tốt đẹp
này thì vô cùng khó khăn, trừ phi người lãnh đạo có đủ mạnh mẽ và quyết tâm
để đương đầu với kẻ phạm tội và không có sự ngoại lệ nào. Nhân viên CPIB
phải được ủng hộ để thực thi luật, không e dè hay thiên vị.
* Trả lương tương xứng năng lực
Điều kiện tiên quyết đối với một chính quyền lương thiện là những
người ứng cử không phải cần đến một số tiền lớn để được đắc cử, nếu không
nó sẽ khởi sự một chu trình tham nhũng. Nguyên nhân suy sụp của hầu hết các
quốc gia châu Á chính là cái chi phí quá cao của những cuộc bầu cử. Sau khi
đã chi một số tiền lớn để được đắc cử, người chiến thắng sẽ phải kiếm chác để
bù lại chi phí mà họ đã bỏ ra và còn phải tích luỹ những khoản quỹ dành chi
cho cuộc bầu cử tới.
Singapore tránh sử dụng tiền cho mục đích thắng cử. Là người lãnh đạo
của phe đối lập, năm 1959, tôi thuyết phục Lim Yew Hock thực hiện việc bỏ
phiếu bắt buộc và cấm sử dụng xe hơi để đưa cử tri đi bỏ phiếu. Sau khi nắm
chính quyền, chúng tôi xoá sạch ảnh hưởng chính trị của Hội Tam Hoàng (một
tổ chức bí mật của người Hoa). Địch thủ ghê gớm nhất của chúng tôi là cộng
sản đã không dùng đồng tiền để mua chuộc các cử tri. Chi phí dành cho cuộc
bầu cử của chúng tôi rất thấp, dưới cả mức tiền mà luật cho phép.
Họ bỏ phiếu cho chúng tôi nhiều lần vì chúng tôi đã cung cấp việc làm,
xây dựng trường học, bệnh viện, trung tâm cộng đồng và quan trọng hơn hết là
những ngôi nhà mà họ sở hữu. Đó là những lợi ích đáng kể làm thay đổi cuộc
sống của họ và thuyết phục họ rằng tương lai của con cháu họ đặt trong tay
của PAP.
Mặt khác, Singapore đã chứng minh rằng, một hệ thống bầu cử trong
sạch, không có ảnh hưởng của đồng tiền sẽ giúp duy trì một chính phủ lương
22
Một số vấn đề kinh tế - xã hội các nước NICs ở Đông Á
thiện. Tuy nhiên, Singapore chỉ giữ được sự trong sạch và lương thiện khi nào

những con người lương thiện và đầy năng lực sẵn sàng tham gia ứng cử và
nắm giữ chức vụ. Họ phải được trả một mức lương tương xứng với những gì
mà một người có khả năng và liêm chính có thể được hưởng khi điều hành
một công ty lớn hay đang làm những công việc có tính chuyên môn khác. Họ
phải quản lý được một nền kinh tế Singapore mà trong hai thập niên qua đạt
mức tăng trưởng hằng năm từ 8% đến 9%, và mức GDP bình quân đầu người,
theo Ngân hàng Thế giới ước tính, đứng thứ 9 trong những nước cao nhất trên
thế giới.
Nếu chúng tôi trả lương quá thấp cho những người đảm nhận chức vụ
Bộ trưởng thì chúng tôi không thể kỳ vọng họ ở lại lâu với chức vụ mà tiền
lương chỉ bằng một phần nhỏ những gì họ có thể kiếm được ở bên ngoài. Với
mức tăng trưởng kinh tế cao và tiền lương cao hơn trong khu vực tư nhân,
lương của các Bộ trưởng phải tương xứng với mức lương của những người
tương đương với họ trong khu vực tư nhân. Chính vì đồng lương thấp mà các
Bộ trưởng và công chức đã làm sụp đổ nhiều chính quyền tại châu Á. Sự trả
công thoả đáng là nhân tố quan trọng đối với chuẩn mực liêm khiết của hàng
ngũ những nhà lãnh đạo chính trị và viên chức cao cấp.
* Điều chỉnh lương khu vực Nhà nước ngang bằng khu vực tư nhân
Sau khi độc lập, tôi hạn định lại tiền lương của các Bộ trưởng, giữ cho
mức lương ở các cơ quan dân chính tăng ở mức độ thấp để chúng tôi có thể
đương đầu với nạn thất nghiệp và sự tụt hậu của nền kinh tế đồng thời nêu tấm
gương về sự chừng mực. Năm 1970, khi tình trạng thất nghiệp không còn trầm
trọng nữa, không khí đã dễ thở hơn, tôi tăng lương cho các Bộ trưởng từ 2.500
đôla Sing lên 4.500 đôla Sing một tháng nhưng giữ cố định lương của tôi ở
mức 3.500 đôla Sing để nhắc nhở cơ quan dân chính rằng, sự chừng mực vẫn
là cần thiết. Cứ vài năm tôi lại tăng lương cho các Bộ trưởng để thu hẹp
khoảng cách rộng lớn với mức lương trong lĩnh vực tư nhân.
Khi tôi còn là một Bộ trưởng cấp cao, năm 1994 tôi đã đề nghị lên nghị
viện rằng chính phủ nên đặt ra một phương án nhằm tự động hoá việc xét
23

Một số vấn đề kinh tế - xã hội các nước NICs ở Đông Á
duyệt lương các Bộ trưởng, quan toà, và các công chức hàng đầu theo bản báo
cáo thuế thu nhập của khu vực tư nhân. Với mức tăng trưởng kinh tế từ 7%
đến 10%/năm trên hai thập niên qua, tiền lương trong khu vực Nhà nước luôn
chậm lại sau khu vực tư nhân từ hai đến ba năm.
Năm 1995, Thủ tướng Goh quyết định chọn phương thức mà tôi đề nghị
rằng sẽ gắn lương các Bộ trưởng và các viên chức cao cấp với mức lương ở vị
trí tương ứng trong khu vực tư nhân. Điều này sẽ tự động làm cho thu nhập
của họ tăng khi thu nhập trong khu vực tư nhân tăng.
Trong cuộc tổng tuyển cử 18 tháng sau đó, Thủ tướng thông qua toàn
bộ cử tri mặc dù phe đối lập khai thác vấn đề tiền lương của các Bộ trưởng.
Người dân cần một chính phủ trong sạch, lương thiện và tài giỏi nhằm mang
lại những thành quả tốt đẹp. Và đó chính là những gì mà đảng PAP đã đạt
được.
Hiện tại, không quá khó khăn trong việc tuyển chọn nhân tài từ khu vực
tư nhân. Trước khi phương án tiền lương được thực thi, các luật sư giỏi kiếm
được 2 triệu đôla Sing. Nếu không có sự thay đổi này, chúng tôi không bao
giờ có thể bổ nhiệm được những luật sư giỏi nhất vào bộ máy tư pháp. Chúng
tôi còn kết hợp lương của bác sĩ và những nhà chuyên môn khác trong cơ quan
Nhà nước với thu nhập của những người tương đương họ trong khu vực tư
nhân. Phương án tiền lương này không có nghĩa là gia tăng lương mỗi năm, vì
thu nhập trong khu vực tư nhân có thể tăng hoặc giảm. Điển hình là sự kiện
năm 1995 khi thu nhập trong khu vực tư nhân giảm xuống, do đó năm 1997
lương các Bộ trưởng và viên chức cao cấp cũng bị giảm theo.
* Bầu một tổng thống có sự uỷ thác độc lập từ cử tri để chống tham
nhũng
Để đề phòng những người thiếu trung thực và không lương thiện vào bộ
máy Chính phủ, trong một buổi mít tinh chào mừng Ngày Quốc khánh vào
tháng 8/1984, tôi đã đề nghị nên bầu ra một tổng thống để bảo vệ đội ngũ viên
chức dự bị của quốc gia. Tổng thống cũng sẽ có những quyền cao hơn cả một

Thủ tướng, chẳng hạn, tổ chức các cuộc điều tra tham nhũng đối với chính
24
Một số vấn đề kinh tế - xã hội các nước NICs ở Đông Á
Thủ tướng và các Bộ trưởng của ông ta hoặc các viên chức cao cấp, và có
quyền phủ quyết sự bổ nhiệm không thích hợp vào các vị trí cao cấp như
chánh án, bộ trưởng quốc phòng, tổng nha cảnh sát. Một tổng thống như thế sẽ
cần đến sự uỷ thác độc lập từ cử tri.
Nhiều người cho rằng tôi đang chuẩn bị một chức vụ cho bản thân tôi
sau khi rời khỏi chức vụ Thủ tướng. Thực sự tôi chẳng có chút hứng thú nào
đối với chức vụ cao cấp này vì nó quá thụ động so với tính khí của tôi. Kế
hoạch đề xuất này và những vấn đề liên quan đến nó được thảo luận tự do tại
nghị viện năm 1988. Vài năm sau đó, vào năm 1992, Thủ tướng Goh Chok
Tong bổ sung hiến pháp chuẩn bị cho việc bầu cử chức vụ Tổng thống. Chúng
tôi phải giữ thăng bằng giữa quyền lực của tổng thống và quyền lực tự do hợp
pháp của thủ tướng cùng với nội các của ông.
Khi các quốc gia Đông Á từ Hàn Quốc đến Indonesia bị tổn thất bởi
cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997, tham nhũng và chủ nghĩa gia đình trị
làm tình trạng của họ càng thêm khốn khổ. Singapore khắc phục cuộc khủng
hoảng tốt hơn vì không có nạn tham nhũng và không có sự tồn tại của chủ
nghĩa gia đình trị, hai yếu tố vốn đã làm cho các quốc gia khác phải tổn thất
hàng tỉ bạc.
25

×