Tải bản đầy đủ (.pdf) (160 trang)

Nghiên cứu những tác động của con người đến tính bền vững của hệ sinh thái rừng ở vùng an toàn khu Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên(Luận án tiến sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.31 MB, 160 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

NGHIÊN CỨU NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA CON NGƢỜI
ĐẾN TÍNH BỀN VỮNG CỦA HỆ SINH THÁI RỪNG
Ở VÙNG AN TOÀN KHU ĐỊNH HOÁ, TỈNH THÁI NGUYÊN

Thái Nguyên - năm 2014
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

/>

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

NGHIÊN CỨU NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA CON NGƢỜI
ĐẾN TÍNH BỀN VỮNG CỦA HỆ SINH THÁI RỪNG
Ở VÙNG AN TOÀN KHU ĐỊNH HOÁ, TỈNH THÁI NGUYÊN

Chuyên ngành: Sinh thái học
Mã số: 62 42 01 20

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
1. TS. Lê Đồng Tấn
2. GS.TSKH. Trần Đình Lý

Thái Nguyên - năm 2014
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

/>


i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan kết quả nghiên cứu này là của riêng cá nhân tôi. Các số liệu,
kết quả trong luận án là trung thực và chưa được ai công bố trong bất kỳ một công
trình nào khác.
Tác giả

Nguyễn Anh Hùng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

/>

ii
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận án, tác giả đã nhận được sự giúp đỡ rất nhiệt tình của các
tổ chức tập thể và cá nhân. Nhân dịp này tác giả xin gửi lời cảm ơn tới:
Trước hết, tôi xin được bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc đến tập thể thầy hướng dẫn:
TS. Lê Đồng Tấn – Viện trưởng Viện nghiên cứu Khoa học Tây Bắc, GS.TSKH.
Trần Đình Lý – Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật về sự hướng dẫn nhiệt tình và
những ý kiến đóng góp quý báu giúp luận án hoàn thành tốt hơn.
Xin được chân thành cảm ơn Ban chủ nhiệm khoa Sinh-Kỹ thuật Nông
nghiệp; Lãnh đạo khoa Sau đại học trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên;
Ban lãnh đạo Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật; các cấp Ủy Đảng, Chính quyền,
Ban ngành của huyện Định Hóa và tỉnh Thái Nguyên đã động viên, giúp đỡ thu thập
số liệu, tạo điều kiện tốt nhất cho tôi được học tập nghiên cứu.
Tôi cũng xin được chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, Ban chủ nhiệm khoa
Khoa học Sự sống trường Đại học Khoa học cùng toàn thể đồng nghiệp đã chia sẻ,
tạo điều kiện giúp đỡ tôi về thời gian, tinh thần để học tập và nghiên cứu.
Cũng nhân dịp này cho tôi xin được gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè, các

tổ chức, cá nhân đã quan tâm, động viên, giúp đỡ tôi hoàn thành luận án.
Tác giả

Nguyễn Anh Hùng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

/>

iii
MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan.............................................................................................................

i

Lời cảm ơn.................................................................................................................

ii

Mục lục……………………………………………………………………………..

iii

Danh mục các chữ viết tắt........................................................................................

vii

Danh mục các bảng………………………………………………………………..


viii

Danh mục các hình...................................................................................................

x

MỞ ĐẦU....................................................................................................................

1

………………………………………………………………...

1

2. Mục đích nghiên cứu của đề tài ………………………………………………..

2

3. Phạm vi nghiên cứu …………………………………………………………..

2

4

……………………………………...

2

5


……………………………………………………..

3

CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ………………………………………….

4

1.1. Một số khái niệm ……………………………………………………………..

4

1.1.1. Khái niệm về phát triển bền vững …………………………………………..

4

1.1.1.1. Khái niệm …………………………………………………………………..

4

1.1.1.2. Nội dung của phát triển bền vững …………………………………………

4

1.1.1.3. Các nguyên tắc của phát triển bền vững …………………………………..

5

1.1.2. Khái niệm về tính bền vững của hệ sinh thái ………………………………


5

1.2. Lịch sử tác động của con ngƣời đến môi trƣờng sinh thái …………………

6

1.3. Vấn đề quản lý và sử dụng bền vững hệ sinh thái ………………………….

9

1.3.1. Đối với các hệ sinh thái thủy vực …………………………………………...

9

1.3.2. Đối với các hệ sinh thái rừng ……………………………………………….

11

1.3.3. Đối với hệ sinh thái đồng cỏ ………………………………………………...

12

1.3.4. Đối với các hệ sinh thái nông nghiệp ………………………………………

13

1.3.5. Đối với hệ sinh thái đô thị …………………………………………………..

14


1.4. Những xu hƣớng nghiên cứu chủ yếu về hệ sinh thái rừng ………………..

15

1.4.1. Nghiên cứu về cấu trúc rừng ……………………………………….………

15

1.4.2. Nghiên cứu về tái sinh rừng ………………………………….…………….

18

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

/>

iv
1.4.3. Nghiên cứu về diễn thế thảm thực vật …………………………….………..

22

1.4.4. Nghiên cứu về phục hồi rừng …………………………………….………...

24

1.5. Xu hƣớng nghiên cứu về tác động của con ngƣời đến hệ sinh thái rừng ...

26

……………


32

2.1. Đối tƣợng nghiên cứu ………………………………………………………...

32

2.2. Nội dung nghiên cứu …………………………………………………………

32

2.3. Thời gian nghiên cứu ………………………………………………………..

32

2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu …………………………………………………….

32

2.4.1. Phương pháp luận …………………………………………………………..

32

2.4.2. Phương pháp điều tra ……………………………………………………….

33

2.4.2.1. Phương pháp tuyến điều tra và ô tiêu chuẩn ………………………………

33


2.4.2.2. Phương pháp thu thập số liệu ……………………………………………...

34

2.4.2.3. Phương pháp điều tra phỏng vấn ………………………………………….

34

2.4.3. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu ……………………………………

35

CHƢƠNG 3. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN & KINH TẾ – XÃ HỘI .........................

38

3.1. Điều kiện tự nhiên .............................................................................................

38

3.2. Điều kiện kinh tế xã hội ………………………………………………………

42

3.3. Đánh giá chung những điều kiện thuận lợi và khó khăn …………………..

46

……………...…...


48

4.1. Hiện trạng tài nguyên rừng khu vực nghiên cứu …………………………..

48

4.1.1. Hiện trạng sử dụng đất lâm nghiệp ……………………………………..…

48

4.1.2. Đặc điểm thảm thực vật ……………………………………………………..

49

4.1.2.1. Các kiểu thảm thực vật …………………………………………………….

49

4.1.2.2. Đặc điểm hệ thực vật ………………………………………………………

54

………………………………………………...

57

4.1.2.4. Giá trị sử dụng của các nhóm tài nguyên rừng ……………………………

58


4.1.3. Đặc điểm khu hệ động vật có xương sống trên cạn ………………………..

59

4.2. Vai trò của hệ sinh thái rừng ………………………………………………...

61

4.2.1. Bảo tồn tính đa dạng sinh học ……………………………………………...

61

4.2.2. Bảo vệ môi trường đất và nguồn nước ……………………………………..

61

4.2.3. Bảo vệ cảnh quan và các di tích lịch sử văn hoá …………………………..

62

4.1.2.3

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

/>

v
4.2.4. Đảm bảo phát triển kinh tế xã hội ………………………………………….


64

4.3. Những hoạt động của con ngƣời có ảnh hƣởng đến hệ sinh thái rừng ……

65

4.3.1. Những hoạt động tiêu cực …………………………………………………..

65

4.3.1.1. Hoạt động canh tác nương rẫy …………………………………………….

65

4.3.1.2. Hoạt động phá rừng trồng Chè ……………………………………………

66

4.3.1.3. Hoạt động chăn thả rông đại gia súc ……………………………………...

67

4.3.1.4. Hoạt động khai thác gỗ ……………………………………………………

70

4.3.1.5. Khai thác lâm sản ngoài gỗ ………………………………………………..

71


4.3.1.6. Hoạt động săn bắt động vật rừng ………………………………………….

75

4.3.1.7. Những nguyên nhân dẫn đến hoạt động khai thác tài nguyên rừng……….

76

4.3.2. Những hoạt động tích cực …………………………………………………..

77

……………………………………………………...

77

…………………………………..

78

4.3

, cảnh quan………………………….

79

…………………………………………….

80


4.4. Ảnh hƣởng của các tác động đến tính bền vững của hệ sinh thái rừng ......

81

............................

81

4.4.2. Phá huỷ cấu trúc hệ sinh thái rừng ………………………………………...

85

………………………………………………...

88

…………………………………………………...

96

4.4.5. Nâng cao độ che phủ của hệ sinh thái rừng………..………………………

97

4.5. Đề xuất giải pháp phát triển bền vững hệ sinh thái rừng ………………….

99

4.5.1. Quan điểm, mục tiêu khai thác và sử dụng hệ sinh thái rừng …………….


100

4.5.1.1. Quan điểm …………………………………………………………………

100

4.5.1.2. Mục tiêu ……………………………………………………………………

100

4.5.2. Các nhóm giải pháp cần được ưu tiên thực hiện …………………………..

100

4.5.2.1. Đẩy lùi các hoạt động ảnh hưởng tiêu cực đến hệ sinh thái rừng ………..

100

4.5.2.2. Phát triển các hoạt động có ảnh hưởng tích cực đến hệ sinh thái rừng……

104

4.5.3. Các nhóm giải pháp tổng hợp ………………………………………………

107

4.5.3.1. Nhóm giải pháp về tổ chức quản lý ………………………………………..

107


4.5.3.2. Nhóm giải pháp về kinh tế …………………………………………………

107

4.3

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

/>

vi
4.5.3.3. Nhóm giải pháp về xã hội ………………………………………………….

108

4.5.3.4. Nhóm giải pháp về khoa học công nghệ …………………………………...

108

4.5.3.5. Giải pháp sử dụng, khai thác các loại rừng ……………………………….

109

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ …………………………………………………….

112

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ……….

114


TÀI LIỆU THAM KHẢO ………………………………………………………...

115

PHỤ LỤC ………………………………………………………………………….

125

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

/>

vii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Ý nghĩa

1

ATK

An toàn khu

2

BQLRĐD

Ban quản lý rừng đặc dụng


3

BQLRPH

Ban quản lý rừng phòng hộ

4

HST

Hệ sinh thái

5

KVNC

Khu vực nghiên cứu

6

LSNG

Lâm sản ngoài gỗ

7

NS

Nấm sợi


8

XK

Xạ khuẩn

9

TTV

Thảm thực vật

10

VSV

Vi sinh vật

11

VK

Vi khuẩn

12

UBND

Ủy ban nhân dân


Stt

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

/>

viii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 4.1. Hiện trạng đất lâm nghiệp theo 3 loại rừng của huyện Định Hóa……... 18
Bảng 4.2. Diện tích, trữ lượng Tre, Nứa, Vầu tại các TTV liền kề khu di tích…...

52

Bảng 4.3. Một số chỉ tiêu lâm học của các trạng thái rừng ở KVNC......................

53

Bảng 4.4. Sự phân bố của các bậc taxon ở KVNC………………………………..

55

Bảng 4.5. Thống kê các họ thực vật có từ 6 loài trở lên…………………………..

56

Bảng 4.6. Thống kê các chi thực vật có từ 4 loài trở lên………………………….

57


Bảng 4.7. Thống kê về giá trị sử dụng của thực vật tại KVNC…………………...

58

Bảng 4.8. Độ dày và khối lượng thảm mục dưới tán rừng………………………..

62

Bảng 4.9. Diện tích và trữ lượng rừng liền kề các điểm di tích…………………... 63
Bảng 4.10. Một số chỉ tiêu lâm học tại TTV trên các điểm di tích……………….. 63
Bảng 4.11. Kết quả sản xuất lâm nghiệp của các hộ nông dân…………………… 65
Bảng 4.12. Thống kê số hộ có hoạt động CTNR chia theo thời gian……………..

66

Bảng 4.13. Nguồn gốc của đất trồng Chè trong 100 hộ điều tra………………….

67

Bảng 4.14. Thống kê loại gia súc theo các phương thức chăn thả………………... 67
Bảng 4.15. Mật độ chăn thả đại gia súc trong các thảm thực vật rừng…………… 69
Bảng 4.16. Thống kê số người khai thác gỗ chia theo thời gian………………….

70

Bảng 4.17. Tình hình khai thác lâm sản ngoài gỗ trong các hộ điều tra………….. 71
Bảng 4.18. Khối lượng Măng được khai thác trong năm của các hộ điều tra…….

72


Bảng 4.19. Lượng củi sử dụng trong sao Chè tại các hộ điều tra…………………

74

Bảng 4.20. Nguồn cung cấp củi cho sao Chè……………………………………..

74

Bảng 4.21. Thống kê số hộ có hoạt động săn bắt thú rừng chia theo thời gian…...

75

..

78

..

79

Bảng 4.24. Thống kê số vụ vi phạm liên quan đến tài nguyên rừng……………...

80

Bảng 4.25. Đặc điểm cây tái sinh tại các điểm chăn thả gia súc.............................

81

.. 83
. 84

Bảng 4.28. Một số tính chất lý học dưới các trạng thái thảm thực vật……………

89

Bảng 4.29. Xói mòn đất trong các trạng thái thảm thực vật………………………

89

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

/>

ix
Bảng 4.30. Một số tính chất hóa học dưới các trạng thái thảm thực vật………….

90

Bảng 4.31. Số lượng Vi sinh vật dưới các TTV ở huyện Định Hóa, Thái Nguyên. 92
Bảng 4.32. Hoạt tính sinh học của một số nhóm VSV chủ yếu..............................

93

Bảng 4.33. Khả năng phân giải xenlulo của một số chủng VK trong đất………… 94
Bảng 4.34. Tính đa dạng vi sinh vật đất dưới các thảm thực vật............................. 95
Bảng 4.35. Đa dạng thành phần vi sinh vật trong đất dưới các thảm thực vật……

95

..


97

Bảng 4.37. So sánh hiệu quả các hình thức sử dụng chè tươi sau khi thu hoạch… 101
Bảng 4.38. Một số mô hình sản xuất có thể áp dụng tại KVNC…………………. 109

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

/>

x
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1. Bản đồ hành chính huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên…………... 38
Hình 4.1. Tỷ lệ diện tích các loại rừng, đất trống chia theo chủ quản lý…….. 49
Hình 4.2. Tính đa dạng loài động vật có xương sống trên cạn tại KVNC…… 60
Hình 4.3. Giá trị sử dụng tài nguyên động vật……………………………….. 60
Hình 4.4. Khai thác củi sử dụng và đem bán chia theo mức thu nhập………. 73

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

/>

1

Trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, phát triển kinh tế xã hội là một hoạt
động mang tính cấp thiết, nhằm nâng cao điều kiện sống về vật chất và tinh thần của con
người qua việc sản xuất ra của cải vật chất, cải tiến quan hệ xã hội, nâng cao chất lượng văn
hoá. Phát triển là xu thế chung của từng cá nhân và cả loài người trong quá trình sống. Sự
phát triển này góp phần tích cực cho hoạt động bảo vệ môi trường, tuy nhiên cũng tiềm ẩn
bên trong những nguy cơ cao về ô nhiễm môi trường và suy thoái môi trường.
Rừng là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá đối với các quốc gia. Trên thực tế, giá trị

của rừng không chỉ là cơ sở để phát triển kinh tế - xã hội mà còn giữ nhiều chức năng sinh
thái quan trọng, tham gia vào quá trình điều hoà khí hậu, hạn chế tác hại của lũ lụt, hạn hán,
bảo vệ đất… Ngoài ra, rừng còn có giá trị tạo nên các cảnh quan du lịch, nghiên cứu khoa
học.
Hiện nay, nhu cầu sử dụng tài nguyên của con người ngày càng gia tăng, dẫn đến
nhiều mâu thuẫn trong mối quan hệ giữa bảo tồn thiên nhiên và phát triển. Để giải quyết
được mâu thuẫn này, song vẫn thoả mãn nhu cầu của con người một cách bền vững, cần
phải sử dụng nguồn tài nguyên một cách có hiệu quả, đặc biệt là tài nguyên rừng.
Việt Nam có khoảng 12.873.850 ha đất có rừng, bao gồm rừng tự nhiên là
10.410.141 ha, rừng trồng là 2.463.709 ha. Hệ thực vật, động vật rừng còn đa dạng, phong
phú về chủng loại. Nhưng rừng Việt Nam đã và đang bị thu hẹp nhanh chóng do nạn tàn
phá, lửa rừng gây ra, khai thác gỗ trái phép... Ở nước ta hiện nay chỉ còn độ che phủ khoảng
40%, nhiều vùng như Tây Bắc sát Biên giới Lào, Trung Quốc độ che phủ chỉ còn khoảng
30%.
Trước thực trạng trên, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách khuyến khích các
cộng đồng dân cư nhận đất, nhận rừng để trồng, bảo vệ, khoanh nuôi và ban hành Luật bảo
vệ và phát triển rừng, các nghị định, chỉ thị về quản lý cháy rừng; thành lập, củng cố lực
lượng kiểm lâm, xây dựng mạng lưới dự báo cháy rừng rộng khắp ở các tỉnh. Tuy nhiên, sự
đầu tư vốn ở nhiều địa phương còn rất hạn chế nên tình trạng mất rừng vẫn diễn ra thường
xuyên.
Vùng ATK - Định Hoá thủ đô gió ngàn trong kháng chiến chống thực dân Pháp, gồm
23 xã và thị trấn. Sở dĩ Định Hóa được chọn là căn cứ địa cách mạng vì có địa hình hiểm
trở, rừng rậm có nhiều tầng tán để đảm bảo bí mật. Hiện nay chiến tranh đã qua đi, dưới tác
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

/>

2
động của cơ chế thị trường và những lý do khác nhau nên hệ sinh thái rừng đã bị phá hủy.
Vì vậy, nhằm thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn, thể hiện sự quan tâm của Đảng và

Chính phủ đối với đồng bào vùng ATK, Nhà nước cũng đã có những đầu tư nhằm phát triển
kinh tế xã hội. Hiện nay, đời sống của người dân vùng ATK tuy có được cải thiện nhưng
vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Người dân KVNC vẫn phải khai thác tài nguyên rừng để đảm
bảo sinh kế của mình, TTV tiếp tục bị ảnh hưởng. Với những lý do trên, tôi chọn đề tài cho
Luận án tiến sĩ của mình là: “Nghiên cứu những tác động của con người đến tính bền vững
của hệ sinh thái rừng ở vùng ATK huyện Định Hoá, tỉnh Thái Nguyên”.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
- Nghiên cứu, đánh giá hiện trạng hệ sinh thái rừng KVNC.
- Đánh giá những tác động của con người liên quan đến tính bền vững của hệ sinh
thái rừng.
- Đề xuất giải pháp quản lý và sử dụng bền vững hệ sinh thái ở vùng An Toàn Khu
Định Hoá, tỉnh Thái nguyên.
3. Giới hạn nghiên cứu
- Về tài nguyên sinh vật: Nghiên cứu về thực vật bậc cao có mạch, động vật có
xương sống trên cạn, vi sinh vật đất.
- Về các tác động của con người: Tập trung nghiên cứu những tác động gây ảnh
hưởng lớn đến hệ sinh thái rừng (canh tác nương rãy, chăn thả gia súc, khai thác lâm sản,
phá rừng trồng chè, săn bắt động vật rừng, hoạt động trồng rừng, khoanh nuôi bảo vệ rừng,
tôn tạo di tích).
- Chỉ phân tích những ảnh hưởng đến hệ sinh thái rừng như: Phá hủy cấu trúc rừng,
suy giảm đa dạng sinh học, phẩm chất cây tái sinh, suy giảm nguồn nước, môi trường đất.
4
+ Về lý luận:
- Bằng những dẫn liệu khoa học đã làm sáng tỏ mối quan hệ giữa các hoạt động sinh
kế của con người tác động đến tài nguyên rừng nói riêng và hệ sinh thái nói chung tại
KVNC.
- Kết quả của luận án là những dẫn liệu tham khảo cho hoạt động giảng dạy chuyên
ngành trong các trường Đại học.
+ Về thực tiễn:


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

/>

3
- Trên cở sở phân tích rõ các nguyên nhân gây ảnh hưởng đến tính bền vững của hệ
sinh thái rừng, đề xuất các giải pháp phát triển bền vững, góp phần bảo vệ môi trường sinh
thái tại KVNC.
- Các giải pháp mà luận án đưa ra góp phần nâng cao đời sống người dân tại KVNC
và giảm bớt áp lực lên tài nguyên rừng.
5. Giả thuyết khoa học
Trước thực trạng hệ sinh thái rừng nói chung và hệ sinh thái rừng vùng An Toàn Khu
Định Hóa nói riêng bị hủy hoại nghiêm trọng, đề tài đã phân tích, đánh giá định lượng về
các tác động của con người và ảnh hưởng đến hệ sinh thái rừng, bước đầu đề xuất giải pháp
phát triển làm căn cứ để đề xuất các giải pháp phát triển cụ thể hơn nữa về sau này.
6
- Làm sáng tỏ vai trò của hệ sinh thái rừng trong việc bảo vệ cảnh quan đối với khu
di tích lịch sử văn hoá tại KVNC.
- Đưa ra những dẫn liệu về sự ảnh hưởng và vai trò của con người trong việc quản lý
và khai thác bền vững hệ sinh thái rừng phục vụ cho việc phát triển kinh tế xã hội.
- Đưa ra những chứng cứ định lượng có hệ thống chứng minh mối quan hệ giữa hoạt
động sinh kế của con người với tính bền vững của hệ sinh thái rừng vùng ATK.
- Đưa ra những giải pháp phát triển bền vững tài nguyên rừng tại khu vực nghiên
cứu.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

/>

4

CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Một số khái niệm
1.1.1. Khái niệm về phát triển bền vững
1.1.1.1. Khái niệm
Thuật ngữ “Phát triển bền vững” lần đầu tiên xuất hiện vào năm 1980 trong ấn phẩm
“Chiến lược bảo tồn thế giới” với nội dung: “Sự phát triển của nhân loại không thể chỉ chú
trọng tới phát triển kinh tế mà còn phải tôn trọng những nhu cầu tất yếu của xã hội và sự
tác động đến môi trường sinh thái học” [12].
Khái niệm trên được phổ biến rộng rãi vào năm 1987 và được sử dụng một cách
chính thức trên quy mô quốc tế nhờ báo cáo Brudtland của Ủy ban Môi trường và Phát triển
Thế giới (WCED). Trong báo cáo ghi rõ: “Phát triển bền vững là sự phát triển nhằm đáp
ứng những yêu cầu của hiện tại, nhưng không gây trở ngại cho việc đáp ứng nhu cầu của
các thế hệ mai sau”. Hay nói cách khác, phát triển bền vững là sự phát triển hài hoà cả về
kinh tế, văn hoá, xã hội, môi trường ở các thế hệ nhằm không ngừng nâng cao chất lượng
sống của con người [78].
Qua các khái niệm trên ta thấy nội dung không chỉ dừng lại ở nhân tố sinh thái mà
còn đi vào các nhân tố xã hội, con người, nó hàm chứa sự bình đẳng giữa những nước giàu,
nước nghèo và giữa các thế hệ.
1.1.1.2. Nội dung của phát triển bền vững
Nội dung cơ bản của phát triển bền vững có thể được đánh giá bằng những tiêu
chí nhất định về kinh tế, tình trạng xã hội, sử dụng tài nguyên thiên nhiên và chất lượng
môi trường [34].
Bền vững về kinh tế đòi hỏi phải đảm bảo kết hợp hài hòa giữa mục tiêu tăng trưởng
kinh tế với phát triển văn hoá - xã hội, cân đối tốc độ tăng trưởng kinh tế với việc sử dụng
các điều kiện nguồn lực, tài nguyên thiên nhiên, khoa học, công nghệ, đặc biệt chú trọng
phát triển công nghệ sạch [34].
Bền vững về xã hội đó là phải xây dựng một xã hội có nền kinh tế tăng trưởng nhanh
và ổn định phải đi đôi với dân chủ công bằng và tiến bộ xã hội, trong đó giáo dục, đào tạo,
y tế và phúc lợi xã hội phải được chăm lo đầy đủ và toàn diện cho mọi đối tượng trong xã
hội [34].

Bền vững về môi trường là các dạng tài nguyên thiên nhiên tái tạo được phải được sử
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

/>

5
dụng trong phạm vi chịu tải của chúng nhằm khôi phục được cả về số lượng và chất
lượng, các dạng tài nguyên không tái tạo phải được sử dụng tiết kiệm và hợp lý nhất.
Môi trường tự nhiên (không khí, đất, nước, cảnh quan thiên nhiên...) và môi trường xã hội
(dân số, chất lượng dân số, sức khỏe, môi trường sống, lao động và học tập của con
người...) nhìn chung không bị các hoạt động của con người làm ô nhiễm, suy thoái và tổn
hại. Các nguồn phế thải từ công nghiệp và sinh hoạt được xử lý, tái chế kịp thời, vệ sinh
môi trường được bảo đảm, con người được sống trong môi trường trong sạch... [34]
Những tiêu chí nói trên là những điều kiện cần và đủ để đảm bảo sự phát triển
bền vững của xã hội, nếu thiếu một trong những điều kiện đó thì sự phát triển sẽ đứng
trước nguy cơ mất bền vững [34].
1.1.1.3. Các nguyên tắc của phát triển bền vững
Chương trình Môi trường của Liên hợp quốc trong tác phẩm “Hãy cứu lấy Trái đất –
chiến lược cho một cuộc sống bền vững”, năm 1991 đã nêu ra 9 nguyên tắc của một xã hội
bền vững. Tuy nhiên, các nguyên tắc này thực sự khó áp dụng trong thực tế của một thế giới
đầy các biến động về chính trị, kinh tế, văn hóa. Thực tế đòi hỏi cần thiết lập một hệ thống
nguyên tắc khác có tính khả thi và sát thực tế hơn. Luc Hens (1995) đã lựa chọn trong số các
nguyên tắc của Tuyên bố Rio về môi trường và phát triển để xây dựng một hệ thống 7
nguyên tắc mới của phát triển bền vững[41]. Những nguyên tắc đó là:
- Nguyên tắc về sự ủy thác của nhân dân.
- Nguyên tắc phòng ngừa.
- Nguyên tắc bình đẳng giữa các thế hệ.
- Nguyên tắc bình đẳng trong nội bộ thế hệ.
- Nguyên tắc phân quyền ủy quyền.
- Nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền.

- Nguyên tắc người sử dụng phải trả tiền.
1.1.2. Khái niệm về tính bền vững của hệ sinh thái
Khái niệm về “tính bền vững” của hệ sinh thái rất khó xác định do nó bao hàm nhiều
nghĩa khác nhau. Trước hết, một hệ được xem là bền vững khi hệ duy trì được trạng thái của
nó không đổi theo thời gian, hay tính bền vững là “sức ì” của nó trước những huỷ hoại, hay
sự mềm dẻo, tức là khả năng quay trở lại trạng thái ban đầu sau khi bị tác động huỷ hoại của

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

/>

6
ngoại lực, hay cuối cùng là biên độ (độ lệch) biến động của hệ để phản ứng lại những biến
đổi của môi trường mà trong giới hạn đó hệ vẫn có thể quay trở lại trạng thái ban đầu [76].
Hiện tại, người ta cũng chưa thấy rõ cái gì tạo ra “tính bền vững” của hệ sinh thái.
Song, các nhà sinh thái đều chấp nhận giả định của R. Mac Arthur (1969), tính phức tạp
trong cấu trúc của quần xã đã làm tăng tính bền vững của chính nó. Sự phức tạp của các
quần xã sinh vật nhiệt đới cùng với tính bền vững của chúng là bằng chứng đúng đắn cho
quan điểm nêu trên. Tuy nhiên, không loại trừ rằng, tính bền vững và ổn định như thế còn
được tạo ra do môi trường ổn định của vùng nhiệt đới chứ không hẳn là đặc tính của quần
xã. Nếu cho rằng, các hệ sinh thái ở vùng nhiệt đới bền vững là do tổ chức phức tạp của
chúng thì lại xuất hiện một điều không rõ ràng là, vậy sự ổn định tạo ra tính phức tạp hay vì
tính phức tạp mà chúng ổn định [76].
1.2. Lịch sử tác động của con ngƣời đến môi trƣờng sinh thái
Con người là một sản phẩm cao nhất của quá trình tiến hóa hữu cơ và trở thành một
thành viên đặc biệt trong hệ sinh thái, vì vừa có bản chất sinh vật, vừa có bản chất xã hội. Ở
con người, bản chất sinh vật được kế thừa, được phát triển đến một trình độ hoàn hảo hơn
mọi sinh vật khác. Bản chất văn hóa chỉ có ở loài người mà các sinh vật khác không có
[105].
Con người (Homo) đã xuất hiện trên trái đất khoảng 3-4 triệu năm và đã tác động

làm biến đổi thiên nhiên. Mở đầu là thời kì hái lượm với những công cụ bằng đá, con người
nguyên thủy có thể làm mọi việc, họ đi săn thú để lấy thịt và lấy da để che thân. Tuy nhiên
cuộc sống của người nguyên thủy chủ yếu là thích nghi với môi trường sống [47].
Ở nền văn minh thời kì đồ đá mới, tác động của con người đến sinh quyển đã nổi bật
hơn. Khi đó loài người đã biết dùng cung, tên, mài đồ đá, chế tạo đồ gốm, làm nông nghiệp,
đã biết trồng những loại ngũ cốc chủ yếu, đỗ, lạc, vừng, các loại rau, củ, cây ăn quả, biết
chăn nuôi một số loại gia súc [47].
Nền nông nghiệp phát triển cùng với kĩ thuật làm đồ gốm đã tạo ra khả năng dự trữ
những sản phẩm nông nghiệp mà từ trước đó con người chỉ biết chứa trong những hầm ủ
tươi làm sản phẩm mau hỏng. Sự ổn định của nền nông nghiệp, khả năng dự trữ sản phẩm
nông nghiệp tạo điều kiện cho sự định cư và từ đó xuất hiện những điểm dân cư là tiền đề
cho những đô thị sau này [47].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

/>

7
Nói tóm lại, hệ sinh thái trong các thời kì kể trên thể hiện nền văn minh nông nghiệp
với mức độ ổn định cao. Dù rằng môi trường vẫn có sự biến đổi cùng với sự diễn thế sinh
thái học gắn với sự mở rộng của nền kinh tế nông nghiệp, song hoạt động của con người
trong xã hội đã hòa nhập chung vào chu trình sinh, địa, hóa và không làm thay đổi dòng
năng lượng trong sinh quyển [47].
Đầu thế kỷ XVIII nền khoa học kĩ thuật đã có những chuyển biến cho phép nền công
nghiệp phát triển mạnh mẽ. Nền công nghiệp và nông nghiệp đòi hỏi những nguồn năng
lượng lớn đã thúc đẩy nền công nghiệp khai thác mỏ ảnh hưởng đến các địa tầng, rừng và
các tài nguyên sinh học khác. Sự phát triển của nền công nghiệp cùng với tốc độ đô thị hóa
ngày càng tăng đã làm thu hẹp nhanh chóng đất nông nghiệp ảnh hưởng sâu sắc đến môi
trường [47].
Sự phát triển tiến hóa của loài người đã vượt qua xã hội hoang sơ để bước vào nền

văn minh nông nghiệp – nền văn minh gốc tự nhiên rồi đến nền văn minh công nghiệp và
ngày nay đang bước vào nền văn minh kinh tế tri thức [43].
Con người đã tiến rất xa so với thời tiền sử. Thế nhưng cùng với sự phát triển và tiến
hóa của mình, con người đã tác động vào thiên nhiên ngày càng mạnh mẽ và sâu rộng, làm
biến đổi thiên nhiên, làm cho nguồn tài nguyên bị suy kiệt, môi trường sống bị hủy hoại, cân
bằng sinh thái bị phá vỡ. Lịch sử trái đất sau thời kỳ Băng Hà đến nay chưa bao giờ gặp
phải hiểm họa sinh thái to lớn như hiện nay [60]. Vì hiểm họa khôn lường về môi trường
sinh thái mà Hội nghị Thượng đỉnh các Quốc gia năm 1992 tại Brasil đã kêu gọi loài người
phải cứu lấy Trái đất. Một trong hai hiểm họa toàn cầu hiện nay mà Đại Hội đồng Liên hợp
quốc đã kết luận tại cuộc họp cuối tháng 7 năm 2007 là sự nóng lên của Trái đất – nguy cơ
phá hủy môi trường sống của loài người.
Chính sự phát triển kinh tế của con người trong quá khứ là nguyên nhân chủ yếu của
hiểm họa sinh thái hiện nay [38]. Đó chính là do con người không tôn trọng quy luật tự
nhiên – con người và tự nhiên là một thể thống nhất biện chứng có mối quan hệ chặt chẽ với
nhau luôn luôn tác động qua lại, mà trong đó con người không thể tách rời khỏi thiên nhiên.
Cần phải tôn trọng quy luật cơ bản đó đã được nhiều nhà khoa học nhắc nhở từ thời xa xưa.
Epietite một triết gia thế kỷ thứ I (sau công nguyên) đã chỉ ra rằng: “Cái tốt nhất là cái phù
hợp với tự nhiên, sống theo tự nhiên là sống theo lý trí…” theo con đường đó con người sẽ
được sống sung sướng và được tự do, toàn năng và hoàn thiện [53]. Vào đầu thế kỷ XIX
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

/>

8
ĂngGhen cũng đã cảnh báo rằng: “Không nên quá khoái trí về những thắng lợi của chúng ta
đối với giới tự nhiên, bởi vì sự thật nhắc nhở rằng, chúng ta hoàn toàn không thể thống trị
giới tự nhiên như một kẻ xâm lược thống trị một dân tộc khác, như một người sống bên
ngoài giới tự nhiên, mà trái lại chúng ta với cả xương, thịt, máu và bộ não là thuộc về giới
tự nhiên và mỗi chúng ta nằm trong giới tự nhiên và tất cả sự thống trị của chúng ta đối với
tự nhiên bao hàm ở chỗ là chúng ta khác với tất cả các sinh vật khác, biết nhận thức được

quy luật một cách đúng đắn [8].
Dưới góc độ sinh thái học, thì không có một sinh vật nào tồn tại phát triển mà không
có môi trường. Nói cách khác, môi trường là điều kiện sống cho mọi sinh vật. Con người là
một nhân tố của môi trường sinh thái, nhưng là sinh vật tiến hóa nhất, có tổ chức cao nhất
mà không sinh vật nào có được. Mặc dầu con người hiện đại có thể biến đổi thiên nhiên, cải
tạo môi trường và can thiệp vào thiên chức của tạo hóa [93]. Nhưng con người cũng không
thể tách mình ra khỏi môi trường. Sự tác động của con người vào tự nhiên có thể diễn ra
theo hai hướng: Nếu theo đúng quy luật thì làm cho tự nhiên ngày càng phong phú, tạo điều
kiện thuận lợi cho sự sản xuất và đời sống con người. Ngược lại tác động không đúng quy
luật sẽ làm cho tự nhiên ngày càng nghèo nàn, kiệt quệ, cân bằng sinh thái bị phá và tự
nhiên sẽ trả thù con người [61]. Mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên có thể tóm tắt
trong đoạn viết sau đây của nhà khoa học Pháp J.Dorste vào đầu thế kỷ XX là: “Con người
đã mắc phải một sai lầm rất lớn khi lên mặt cho rằng có thể tách rời khỏi thiên nhiên và
phớt lờ các quy luật của nó. Giữa con người và môi trường tự nhiên bao quanh nó từ rất lâu
đã có sự gián đoạn. “Bản hiệp ước cũ” gắn bó người nguyên thủy với nơi sinh sống của nó
đã bị một bên – con người hủy bỏ ngay khi nó cảm thấy đủ mạnh để từ đó về sau chỉ thừa
nhận cái quy luật do chính nó đề ra. Cần phải xét lại toàn bộ quan điểm đó và kí kết một
hiệp ước mới với thiên nhiên – hiệp ước mang lại cho con người khả năng sống hài hòa
hoàn toàn với thiên nhiên”. Sinh thái học hiện đại đang chuẩn bị văn bản cho hiệp ước đó
[31]. Trên cơ sở lý luận về mối quan hệ giữa con người với giới tự nhiên, trong những năm
70 của thế kỉ XX, đã hình thành một lĩnh vực nghiên cứu mới là sinh thái nhân văn. Theo
A.S.Boughey (1975), đó là khoa học nghiên cứu về phát triển xã hội và quần thể người
trong mối tác động qua lại với nhau và với toàn bộ môi trường sống của chúng. Nói cách
khác, sinh thái nhân văn là những nghiên cứu về mối quan hệ giữa con người và giới tự
nhiên mà con người đang sống [111]. Trong thời gian gần đây cũng xuất hiện một số khái
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

/>

Luận án đầy đủ ở file: Luận án Full







×