Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

Ảnh hưởng của khối lượng sơ sinh và chế phẩm probiotic bổ sung vào thức ăn đến khối lượng cai sữa, khối lượng xuất chuồng và hiệu quả chăn nuôi lợn thịt lai ba máu (Duroc x YL) nuôi tại Thái Nguyên (Khóa luận tốt nghiệp)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.94 MB, 63 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

TRẦN THỊ THÚY NGUYỆT
ẢNH HƯỞNG CỦA KHỐI LƯỢNG SƠ SINH
VÀ CHẾ PHẨM PROBIOTIC BỔ SUNG VÀO THỨC ĂN
ĐẾN KHỐI LƯỢNG CAI SỮA, KHỐI LƯỢNG XUẤT CHUỒNG
VÀ HIỆU QUẢ CHĂN NUÔI LỢN THỊT LAI BA MÁU
(DUROC X YL) NUÔI TẠI THÁI NGUYÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHĂN NUÔI

THÁI NGUYÊN - 2017


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

TRẦN THỊ THÚY NGUYỆT
ẢNH HƯỞNG CỦA KHỐI LƯỢNG SƠ SINH
VÀ CHẾ PHẨM PROBIOTIC BỔ SUNG VÀO THỨC ĂN
ĐẾN KHỐI LƯỢNG CAI SỮA, KHỐI LƯỢNG XUẤT CHUỒNG
VÀ HIỆU QUẢ CHĂN NUÔI LỢN THỊT LAI BA MÁU
(DUROC X YL) NUÔI TẠI THÁI NGUYÊN

Chuyên ngành: Chăn nuôi
Mã số: 60.62.01.05

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHĂN NUÔI
Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Trần Thanh Vân


THÁI NGUYÊN - 2017


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, được thực
hiện trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết, nghiên cứu khảo sát và phân tích từ thực tiễn
dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS. TS. Trần Thanh Vân.
Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn toàn trung thực và
chưa từng được công bố, sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Các thông tin, tài liệu
trích dẫn trong luận văn này đã được ghi rõ nguồn gốc.

Thái Nguyên, ngày…… tháng….. năm 2017
Tác giả luận văn

Trần Thị Thúy Nguyệt


ii

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Ban giám hiệu Nhà trường, các thầy cô
giáo trong Khoa Chăn nuôi Thú y, Khoa Sau Đại học trường Đại học Nông Lâm, Đại
học Thái Nguyên đã có những sự giúp đỡ quý báu để tôi hoàn thành luận văn này.
Đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới thầy giáo
hướng dẫn: PGS. TS. Trần Thanh Vân đã đầu tư rất nhiều công sức và thời gian
tận tình hướng dẫn tôi trong quá trình thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đối với sự quan tâm giúp đỡ
của trang trại chăn nuôi lợn gia đình ông Nguyễn Văn Bảy - xóm Chiềng - xã Phú

Cường - huyện Đại Từ - tỉnh Thái Nguyên cùng sự động viên, khích lệ của gia đình
và các bạn bè đồng nghiệp đã ủng hộ, động viên tôi trong thời gian học tập và hoàn
thành luận văn này.
Tôi xin trân trọng gửi tới các thầy cô giáo, các quý vị trong Hội đồng chấm
luận văn lời cảm ơn chân thành và lời chúc tốt đẹp nhất.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày…… tháng….. năm 2017
Tác giả luận văn

Trần Thị Thúy Nguyệt


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ..................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ......................................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT.......................................................................... v
DANH MỤC BẢNG .............................................................................................. vi
DANH MỤC HÌNH .............................................................................................. vii
MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ....................................................................................... 1
2. Mục đích của đề tài.............................................................................................. 2
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .............................................................. 2
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .................................................................... 3
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài .................................................................................. 3
1.1.1. Đặc điểm sinh trưởng của lợn ......................................................................... 3
1.1.2. Các chỉ tiêu đánh giá sinh trưởng ................................................................... 4
1.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng ............................................ 4
1.2. Đặc điểm bộ máy tiêu hóa và sinh lý tiêu hóa của lợn ....................................... 7

1.2.1. Đặc điểm cấu tạo bộ máy tiêu hóa ở lợn......................................................... 7
1.2.2. Sinh lý tiêu hóa của lợn.................................................................................. 8
1.3. Tổng quan về Probiotic ..................................................................................... 9
1.3.1. Khái niệm về Probiotic .................................................................................. 9
1.3.2. Các nhóm vi sinh của probiotic .................................................................... 11
1.4. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước ...................................................... 14
1.4.1. Tình hình nghiên cứu trong nước ................................................................. 14
1.4.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước................................................................. 17
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...... 19
2.1. Đối tượng nghiên cứu ..................................................................................... 19
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ................................................................... 19
2.2.1. Địa điểm nghiên cứu .................................................................................... 19
2.2.2. Thời gian nghiên cứu ................................................................................... 19


iv

2.3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu............................................................. 19
2.3.1. Nội dung nghiên cứu.................................................................................... 19
2.3.2. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 19
2.4. Phương pháp xử lý số liệu .............................................................................. 22
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................................. 24
3.1. Tỷ lệ nuôi sống lợn con đến cai sữa (23 ngày tuổi), tỷ lệ tiêu chảy lợn con
giai đoạn theo mẹ và sau cai sữa ................................................................... 24
3.2. Khối lượng sơ sinh, cai sữa, 60, 90, 120 và 150 ngày tuổi............................... 28
3.3. Ảnh hưởng của yếu tố thí nghiệm đến khối lượng lợn. .................................... 35
3.4. Tăng khối lượng tuyệt đối của lợn thời điểm cai sữa, 60, 90, 120 và
150 ngày tuổi................................................................................................ 36
3.5. Tăng khối lượng tương đối của lợn đến lúc cai sữa, 60, 90, 120 và 150
ngày tuổi....................................................................................................... 41

3.6. Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng: .............................................................. 47
3.7. Tính chi phí trực tiếp cho 1 kg lợn thịt ............................................................ 48
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................. 50
1. Kết luận ............................................................................................................. 50
2. Khuyến nghị ...................................................................................................... 50
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 51


v

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Cs:
ĐC:
FCR:
TB:

Cộng sự
Đối chứng
Hệ số chuyển hóa thức ăn
Trung bình

TCVN:
TN:
YL:

Tiêu chuẩn Việt Nam
Thí nghiệm
Yorkshire Landrance



vi

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm .......................................................................... 20
Bảng 2.2. Khối lượng lợ n con lúc sơ sinh (kg) ...................................................... 20
Bảng 3.1. Tỷ lệ nuôi sống lợn thí nghiệm (%) ....................................................... 24
Bảng 3.2. Tỷ lệ tiêu chảy lợn con (%).................................................................... 26
Bảng 3.3. Khối lượng lợn con lúc sơ sinh (kg)....................................................... 28
Bảng 3.4. Khối lượng lợn con lúc cai sữa 23 ngày tuổi (kg) .................................. 29
Bảng 3.5. Khối lượng lợn lúc 60 ngày tuổi (kg) ..................................................... 30
Bảng 3.6. Khối lượng lợn lúc 90 ngày tuổi (kg) ..................................................... 31
Bảng 3.7. Khối lượng lợn lúc 120 ngày tuổi (kg) ................................................... 32
Bảng 3.8. Khối lượng lợn lúc 150 ngày tuổi (kg) ................................................... 33
Bảng 3.9. Khối lượng trung bình (đực cái) các giai đoạn ....................................... 34
Bảng 3.10. Một số yếu tố ảnh hưởng đến khối lượng lợn lúc 150 ngày tuổi ........... 35
Bảng 3.11. Tăng khối lượng tuyệt đối của lợn thí nghiệm (g/con/ngày) ................. 36
Bảng 3.15. Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng (kg) ............................................. 47
Bảng 3.16. Chi phí trực tiếp cho 1 kg lợn hơi xuất bán của các lô thí nghiệm ........ 49


vii

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Saccharomyces cerevisae ....................................................................... 12
Hình 1.2. Bacillus subtilis ...................................................................................... 13
Hình 3.1. Biểu đồ tỷ lệ nuôi sống lợn con đến cai sữa (23 ngày tuổi) ..................... 25
Hình 3.2. Biểu đồ mắc bệnh tiêu chảy giai đoạn theo mẹ ....................................... 27
Hình 3.3. Biểu đồ tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy giai đoạn sau cai sữa........................... 27
Hình 3.6. Biểu đồ khối lượng lợn 90 ngày tuổi ...................................................... 31

Hình 3.7. Biểu đồ khối lượng lợn 120 ngày tuổi .................................................... 32
Hình 3.8. Biểu đồ khối lượng lợn lúc 150 ngày tuổi .............................................. 33
Hình 3.9. Đồ thị khối lượng trung bình các giai đoạn (đực cái) .............................. 34
Hình 3.10. Biểu đồ sinh trưởng tuyệt đối giai đoạn sơ sinh đến cai sữa (23 ngày).............. 37
Hình 3.11. Biểu đồ sinh trưởng tuyệt đối giai đoạn cai sữa đến 60 ngày tuổi ......... 38
Hình 3.13. Biểu đồ sinh trưởng tuyệt đối giai đoạn 90-120 ngày tuổi .................... 39
Hình 3.14. Biểu đồ sinh trưởng tuyệt đối giai đoạn 120 - 150 ngày tuổi................. 40
Hình 3.15. Đồ thị sinh trưởng tuyệt đối của lợn qua các giai đoạn ................................. 41
Hình 3.16. Biểu đồ sinh trưởng tương đối giai đoạn sơ sinh đến cai sữa (23 ngày) .......... 43
Hình 3.17. Biểu đồ sinh trưởng tương đối giai đoạn cai sữa đến 60 ngày tuổi ........ 44
Hình 3.18. Biểu đồ sinh trưởng tương đối giai đoạn 60 - 90 ngày tuổi ................... 44
Hình 3.19. Biểu đồ sinh trưởng tương đối giai đoạn 90-120 ngày tuổi ................... 45
Hình 3.20. Biểu đồ sinh trưởng tương đối giai đoạn 120-150 ngày tuổi ................. 46
Hình 3.21. Đồ thị sinh trưởng tương đối các giai đoạn ........................................... 47


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Chăn nuôi là một trong hai lĩnh vực kinh tế quan trọng trong nền nông nghiệp
(chăn nuôi, trồng trọt). Ðặc biệt nông nghiệp lại có ý nghĩa rất quan trọng đối với
nước ta khi có tới hơn 70 % dân cư sống dựa vào nông nghiệp. Lợn là loài vật nuôi
có khả năng sử dụng tốt các phụ phẩm công - nông nghiệp, khả năng sinh sản cao,
quay vòng khá nhanh và dễ nuôi. Vì vậy chăn nuôi lợn đã trở thành nghề truyền
thống của nông dân và là ngành chăn nuôi chủ yếu ở nước ta. Theo số liệu của Tổng
cục Thống kê, tổng đàn lợn của Việt Nam năm 2016 có khoảng 29,08 triệu con,
được nuôi phổ biến ở tất cả các vùng sinh thái nông nghiệp, đóng góp tới 70 %
lượng thịt tiêu thụ so với tổng số lượng thực phẩm là thịt tiêu dùng ở nước ta hiện
nay. Do đó thực tiễn đang đặt ra cho công tác khoa học kỹ thuật nhiều yêu cầu và

mục tiêu mới trong nghề chăn nuôi lợn.
Để nâng cao năng suất và hiệu quả trong chăn nuôi lợn, chúng ta đã nhập các
giống lợn cao sản từ nước ngoài để lai kinh tế và phục vụ cho các chương trình
nhân giống. Trong hơn 30 năm qua, lai kinh tế giữa lợn đực ngoại với lợn nái nội,
giữa đực ngoại và nái ngoại… đã trở thành tiến bộ kỹ thuật quan trọng và góp phần
nâng cao năng suất chăn nuôi. Song song với công tác giống, việc chăm sóc nuôi
dưỡng trong đó có việc sử dụng thuốc khánh sinh và các chế phẩm nhằm tăng sức
khỏe, tăng khối lượng nhanh đem lại hiệu quả kinh tế cao trong chăn nuôi lợn ngày
càng được quan tâm nghiên cứu.
Hiện nay, việc quản lý, cấp phép và hậu cấp phép cũng như việc quản lý sử
dụng các chất kính thích sính trưởng, thuốc khánh sinh và các chế phẩm trong chăn
nuôi lợn đang là vấn đề rất lớn đối với ngành chăn nuôi nước ta và toàn thế giới. Sự
phát triển mạnh mẽ của công nghệ khoa học kỹ thuật đã tạo ra nhiều chất kích thích,
nhiều chế phẩm bổ sung cho thức ăn hoặc tiêm trực tiếp cho gia súc. Nhiều nghiên
cứu cho thấy các chế phẩm có tác dụng nâng cao sức đề kháng, giúp súc tăng
trưởng nhanh và nâng cao năng suất sinh sản của vật nuôi. Trên thế giới, việc bổ
sung các chế phẩm cho gia súc trong khẩu phần ăn nhằm thay thế việc sử dụng
kháng sinh đã và đang được sử dụng rộng rãi.
Probiotic Clostat HC Dry - một loại lợi khuẩn thuộc nhóm các vi khuẩn sống
và là những vi sinh vật sống, chủ yếu là vi khuẩn, tương tự các vi sinh vật có lợi tự


2

nhiên được tìm thấy trong ruột. Chúng còn được gọi là "vi khuẩn thân thiện" hay "vi
khuẩn có lợi" (vi khuẩn có lợi cho con người), những vi khuẩn này được bổ sung vào
chế độ ăn nhằm cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột để cải thiện sức khỏe. Đây là những
vi sinh vật còn sống khi đưa vào cơ thể một lượng đầy đủ sẽ có lợi cho sức khỏe của ký
chủ, hiện đang được chú trọng nghiên cứu và ứng dụng trong chăn nuôi lợn.
Nhằm đánh giá một cách toàn diện vai trò và tác dụng của chế phẩm probiotic

Clostat HC Dry đến sức khỏe và tăng khối lượng của lợn, chúng tôi tiến hành
nghiên cứu đề tài: “Ảnh hưởng của khối lượng sơ sinh và chế phẩm probiotic bổ
sung vào thức ăn đến khối lượng cai sữa, khối lượng xuất chuồng và hiệu quả
chăn nuôi lợn thịt lai ba máu (Duroc x YL) nuôi tại Thái Nguyên”.
2. Mục đích của đề tài
- Xác định được sức ảnh hưởng của khối lượng sơ sinh và tác dụng của việc bổ
sung chế phẩm Probiotic vào thức ăn đến khối lượng cai sữa, khối lượng xuất chuồng và
hiệu quả chăn nuôi lợn thịt lai 3 máu (Duroc x YL) nuôi tại Thái Nguyên.
- Từ các kết quả xác định được đề xuất được các giải pháp trong quá trình sử
dụng chế phẩm probiotic thay thế kháng sinh bổ sung nhằm nâng cao năng suất
trong chăn nuôi lợn.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Ý nghĩa khoa học: Đề tài cung cấp các số liệu, thông tin khoa học sự ảnh
hưởng của khối lượng sơ sinh và tác dụng của việc bổ sung chế phẩm Probiotic vào
thức ăn đến khối lượng cai sữa, khối lượng xuất chuồng và hiệu quả chăn nuôi lợn
thịt lai 3 máu (Duroc x YL) nuôi tại Thái Nguyên.
- Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả đề tài góp phần thúc đẩy sản xuất chăn nuôi và khai
thác sản phẩm chăn nuôi lợn thịt 3 máu ngoại sử dụng probiotic không dùng hoặc hạn
chế thấp nhất việc sử dụng kháng sinh trong thức ăn.


3

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
1.1.1. Đặc điểm sinh trưởng của lợn
Sinh trưởng là một quá trình sinh lý sinh hoá phức tạp, duy trì từ khi phôi thai
được hình thành đến khi thành thục về tính.
Chambers (1990) [32] định nghĩa: Sinh trưởng là sự tổng hợp quá trình tăng

lên của các bộ phận trên cơ thể như thịt, da, xương. Tuy nhiên có khi tăng khối
lượng chưa phải là sinh trưởng, sự sinh trưởng thực sự phải là tăng các tế bào của
mô cơ, tăng thêm khối lượng, số lượng và các chiều của cơ thể.
Theo Dương Mạnh Hùng (2007) [9] đã khái quát: Sinh trưởng là quá trình tích
luỹ các chất do đồng hoá và dị hoá, là sự tăng lên về chiều cao, chiều dài, chiều
ngang, khối lượng của các bộ phận và toàn bộ cơ thể của con vật trên cơ sở đặc tính
di truyền từ thế hệ trước. “Thực chất của sinh trưởng chính là sự tăng trưởng và sự
phân chia của các tế bào trong cơ thể”.
Về mặt sinh học, sinh trưởng được xem như quá trình tổng hợp protein, vì thế
người ta thường lấy việc tăng khối lượng làm chỉ tiêu đánh giá quá trình sinh trưởng.
Theo Trần Đình Miên và Nguyễn Kim Đường (1992) [13], sinh trưởng là
quá trình tích lũy các chất hữu cơ do đồng hóa và dị hóa, là sự tăng chiều cao,
chiều dài, bề ngang, khối lượng các bộ phận và toàn bộ cơ thể con vật trên cơ sở
di truyền của đời trước. Sự sinh trưởng chính là quá trình tích lũy dần dần các
chất mà chủ yếu là protein, nên tốc độ tích lũy của các chất cũng chính là tốc độ
hoạt động của các gen điều khiển sự sinh trưởng của cơ thể. Mà sự hoạt động của
các gen điều khiển này chịu ảnh hưởng của hệ thống tuyến nội tiết. Đặc biệt là
hormon STH (Somato Tropin Hormon) của thùy trước tuyến yên, có tác dụng
trong việc thúc đẩy quá trình sinh trưởng của sinh vật.
Trong suốt quá trình sinh trưởng, lợn con trong giai đoạn bú sữa có khả năng
sinh trưởng và phát dục nhanh. Theo Trần Văn Phùng và cs (2004) [16] cho biết:
Sinh trưởng của lợn không đều qua các giai đoạn, sinh trưởng nhanh trong 21 ngày
đầu sau đó giảm. So với khối lượng sơ sinh thì sau 10 ngày tuổi khối lượng lợn con
tăng gấp 2 lần, lúc 21 ngày tuổi gấp 4 lần, lúc 30 ngày tuổi tăng gấp 5 - 6 lần, lúc 40


4

ngày tuổi tăng gấp 7 - 8 lần, lúc 50 ngày tuổi tăng gấp 10 lần và lúc 60 ngày tuổi
tăng gấp 12 - 14 lần. Sở dĩ như vậy là do nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu là do

lượng sữa mẹ bắt đầu giảm và hàm lượng Hemoglobin trong máu lợn con thấp. Do
lợn sinh trưởng phát triển nhanh nên khả năng tích luỹ các chất dinh dưỡng rất
mạnh. Lợn con ở 21 ngày tuổi mỗi ngày có thể tích luỹ được 9 - 14 g protein/1kg
khối lượng cơ thể. Trong khi đó lợn trưởng thành tích luỹ được 0,3 - 0,4 kg protein.
Hơn nữa để tăng 1 kg khối lượng cơ thể, lợn con cần rất ít năng lượng nghĩa là tiêu
tốn thức ăn lớn. Vì tăng khối lượng chủ yếu của lợn con là nạc, mà để sản xuất ra
1kg thịt nạc cần ít năng lượng hơn để sản xuất ra 1kg thịt mỡ.
Từ những kết quả nghiên cứu trên cho thấy lợn là loài có khả năng sinh trưởng
phát triển nhanh, tuy nhiên để khai thác hết tiềm năng sản xuất của chúng thì người
chăn nuôi phải nắm vững đặc điểm cấu tạo bộ máy tiêu hóa và sinh lý tiêu hoá của
lợn để có các biện pháp tác động kịp thời và có hiệu quả kinh tế cao.
1.1.2. Các chỉ tiêu đánh giá sinh trưởng
Để đánh giá năng suất thịt lợn người ta sử dụng các nhóm chỉ tiêu tăng khối
lượng ngày đêm và khối luợng đạt được lúc giết thịt, ngoài ra còn xem xét sinh
trưởng tương đối, cụ thể:
+ Sinh trưởng tích lũy;
+ Sinh trưởng tuyệt đối;
+ Sinh trưởng tương đối.
1.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng
Như đã đề cập ở trên, tất cả các tính trạng về khả năng sinh trưởng và cho thịt
ở lợn được gọi chung là tính trạng sản xuất và chúng hầu hết là tính trạng số lượng
và chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố di truyền và ngoại cảnh.
* Các yếu tố di truyền:
Các giống khác nhau có quá trình sinh trưởng khác nhau, tiềm năng di truyền
của quá trình sinh trưởng của các gia súc được thể hiện thông qua hệ số di truyền.
Hệ số di truyền đối với tính trạng khối lượng sơ sinh và sinh truởng trong thời gian
bú sữa dao động từ 0,05- 0,21, hệ số di truyền này thấp hơn so với hệ số di truyền
của tính trạng này trong thời kỳ vỗ béo (từ 25 - 95 kg). Tăng khối luợng và tiêu tốn



5

thức ăn có mối tương quan di truyền nghịch và khá chặt chẽ được nhiều tác giả
nghiên cứu kết luận, đó là: - 0,51 đến - 0,56 và - 0,715 và công bố con lai (DLW) D
có mức tiêu tốn thức ăn là 3,55 kg/kg tăng khối lượng, trong khi con lai LW chỉ tiêu
này đạt 2,5 kg/kg tăng khối lượng. Tính trạng này được quan tâm chọn lọc và có xu
hướng ngày càng giảm.
* Các yếu tố ngoại cảnh:
Ngoài các yếu tố di truyền, các yếu tố môi trường, ngoại cảnh cũng ảnh hưởng
rất lớn đến các tính trạng sinh trưởng và cho thịt của lợn.
• Ảnh hưởng của khối lượng sơ sinh/ổ
Là chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật quan trọng, nói lên trình độ kỹ thuật chăn nuôi, đặc
điểm của giống và khả năng nuôi thai của lợn nái. Khối lượng sơ sinh/ổ là khối
lượng được cân sau khi lợn con đẻ ra cắt rốn, lau khô và chưa cho bú sữa đầu. Khối
lượng sơ sinh/ổ là khối lượng của tất cả lợn con sinh ra còn sống và được phát dục
hoàn toàn, khối lượng sơ sinh/ổ cao thì tốt, lợn sẽ tăng khối lượng nhanh ở các giai
đoạn phát triển sau (Nguyễn Thiện và cs, 1998 [23]).
Các giống lợn khác nhau cho khối lượng sơ sinh khác nhau. Các giống lợn
nội như Móng Cái: 0,5 - 0,7 kg/con, lợn Ỉ 0,45 kg/con. Lợn ngoại Yorshise nuôi
tại Việt Nam 1,24 kg/con, lợn Duroc 1,2 - 1,5 kg/con (Trần Văn Phùng và cs,
2004 [16]).
Ngoài ra, khối lượng sơ sinh có liên quan và tỷ lệ thuận với khối lượng của lợn
nái. Vì thế trong giai đoạn lợn nái chửa và nhất là thời gian 20 ngày trước khi đẻ
cần chăm sóc nuôi dưỡng cho lợn nái tốt, thức ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng như:
Protein, vitamin, khoáng để cho thai phát triển tốt. Khi khối lượng con sơ sinh cao
thì lợn có khả năng sinh trưởng, phát triển nhanh, khối lượng con cai sữa sẽ cao và
khối lượng xuất chuồng lớn.
• Ảnh hưởng của khối lượng cai sữa/ổ
Trong chăn nuôi lợn con từ khi sơ sinh đến khi cai sữa có một ý nghĩa rất
quan trọng vì đó chính là cơ sở vật chất để phát triển đàn lợn nái sinh sản và nâng

cao năng suất chăn nuôi. Khối lượng toàn ổ khi cai sữa ảnh hưởng rất lớn tới khối
lượng xuất chuồng. Khối lượng cai sữa/ổ của các giống lợn khác nhau cho khối
lượng không giống nhau. Lợn móng cái có khối lượng cai sữa/ổ lúc 2 tháng tuổi là


6

58, 20 - 60,88 kg; lợn F1 (Đại bạch x Móng cái) có khối lượng 60 ngày/ổ là 61,80
kg (Nguyễn Thiện và cs, 1998 [23]).
Khối lượng cai sữa của lợn con cao hay thấp, sức khoẻ tốt hay xấu, sinh
trưởng phát dục nhanh hay chậm, đều có ảnh hưởng trực tiếp đến phẩm chất đàn
giống và khả năng nuôi thịt của lợn sau này. Nuôi dưỡng tốt lợn con còn là cơ sở
thuận lợi cho công tác chọn giống, chọn phối, là cơ sở tốt để con vật có thể di
truyền khả năng sinh sản cho đời sau. Khối lượng cai sữa có liên quan chặt chẽ tới
khối lượng sơ sinh, làm nền tảng và điểm xuất phát cho khối lượng xuất chuồng. Vì
vậy, để có khối lượng cai sữa/ổ cao ta phải chăm sóc, nuôi dưỡng tốt lợn có chửa và
lợn con bú sữa, đặc biệt là bổ sung thức ăn sớm cho lợn con, giúp cho lợn con sinh
trưởng phát triển mạnh, giảm sự hao mòn của lợn mẹ, đồng thời làm giảm tỷ lệ lợn
con mắc bệnh và chết xuống mức thấp nhất.
• Ảnh hưởng của tính biệt:
Lợn cái, lợn đực hay lợn đực thiến đều có tốc độ phát triển và cấu thành của
cơ thể khác nhau. Tuy nhiên, nhu cầu về năng lượng cho duy trì của lợn đực cũng
cao hơn lợn cái và lợn đực thiến. Một số công trình nghiên cứu khác lại cho rằng
lợn đực thiến có mức độ tăng khối lượng cao hơn, tiêu tốn thức ăn thấp hơn
(Campell và cs, 1985 [31]). Tính biệt có ảnh hưởng rõ rệt đối với tăng khối lượng.
• Ảnh hưởng của cơ sở chăn nuôi và chuồng trại:
Cơ sở chăn nuôi và chuồng trại cũng ảnh hưởng đến khả năng sản xuất. Cơ sở
chăn nuôi biểu thị tổng hợp chế độ quản lý, chăm sóc nuôi dưỡng đàn lợn. Thông
thường, lợn bị nuôi chật hẹp thì khả năng tăng khối lượng thấp hơn lợn được nuôi
trong điều kiện chuồng trại riêng rẽ.

Lợn nuôi đàn thì ăn nhanh hơn, lượng thức ăn trong một bữa được nhiều hơn
nhưng số bữa ăn trong ngày lại giảm và lượng thức ăn thu nhận hàng ngày lại ít hơn
so với lợn nuôi nhốt riêng từng ô chuồng. Các tác nhân stress có ảnh hưởng xấu đến
quá trình trao đổi chất và sức sản xuất của lợn, đó là: điều kiện tiểu khí hậu chuồng
nuôi, khẩu phần ăn không đảm bảo, chế độ nuôi dưỡng, chăm sóc kém, vận chuyển,
phân đàn, tiêm chủng, điều trị, thay đổi khẩu phần...
• Ảnh hưởng của dinh dưỡng:
Dinh dưỡng là một trong những nhân tố quan trọng nhất trong các nhân tố ngoại
cảnh, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh trưởng và cho thịt ở lợn. Mối quan hệ


7

giữa năng lượng và protein trong khẩu phần là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ
tăng khối lượng. Phương thức cho ăn và giá trị dinh dưỡng trong khẩu phần ăn là chìa
khóa ảnh hưởng lên tăng khối lượng (Nguyễn Nghi và cs, 1995 [14]).
Đảm bảo cân đối dinh dưỡng thì con vật mới phát huy được tiềm năng di
truyền của nó. Thức ăn và giá trị dinh dưỡng là các nhân tố ảnh hưởng lớn đến khả
năng sản xuất và chất lượng thịt của con vật.
Ngoài ra, phương thức nuôi dưỡng cũng có ảnh hưởng đến khả năng sản xuất
của con vật. Khi cho lợn ăn khẩu phần ăn tự do, khả năng tăng khối lượng nhanh
hơn, tiêu tốn thức ăn thấp hơn nhưng dày mỡ lưng lại cao hơn khi lợn được ăn khẩu
phần ăn hạn chế (Nguyễn Nghi và cs, 1995 [14]).
Lợn cho ăn khẩu phần thức ăn hạn chế có tỷ lệ nạc cao hơn lợn cho ăn khẩu
phần thức ăn tự do.
• Ảnh hưởng của năm và mùa vụ:
Có nhiều tác giả nghiên cứu về năm và mùa vụ trong chăn nuôi cho biết chúng
gây ảnh hưởng đến khả năng tăng khối lượng của lợn; sự khác nhau giữa năm và
mùa ảnh hưởng đến tăng khối lượng và dày mỡ lưng là rõ rệt.
Khi nghiên cứu về sự ảnh hưởng của nhiệt độ đến khả năng tăng khối lượng

của lợn. các tác giả cho biết nếu nuôi lợn từ 20 kg đến 90 kg ở nhiệt độ từ 8oC đến
22oC thì khả năng tăng khối lượng tăng và nhu cầu về thức ăn cũng tăng lên.
Trần Thị Minh Hoàng và cs (2008) [7] cũng cho biết tăng khối lượng chịu ảnh
hưởng lớn của yếu tố mùa vụ và năm thí nghiệm.
• Ảnh hưởng của tuổi và khối lượng giết mổ:
Khả năng sản xuất cũng phụ thuộc vào tuổi và khối lượng lúc giết thịt. Tính
từ khi sinh ra đến 7 tháng tuổi khối lượng lợn tăng khoảng 100 lần, trong đó mô
xương chỉ tăng khoảng 30 lần, mô cơ tăng 81 lần còn mô mỡ tăng tới 675 lần.
1.2. Đặc điểm bộ máy tiêu hóa và sinh lý tiêu hóa của lợn
1.2.1. Đặc điểm cấu tạo bộ máy tiêu hóa ở lợn
Theo Hoàng Toàn Thắng và cs (2006) [22] cho biết dạ dày lợn là dạ dày trung
gian giữa dạ dày đơn và dạ dày kép bao gồm 5 phần như: dạ dày đơn vùng thực
quản (nhỏ), vùng manh nang, vùng thượng vị, vùng thân vị và vùng hạ vị. Vùng
thực quản không có tuyến, vùng manh nang và thượng vị có tuyến tiết ra dịch nhầy
không có pepsin và HCl.


8

Theo Nguyễn Thiện và cs (1998) [23] ruột non của lợn dài gấp 14 lần chiều
dài cơ thể, gồm 4 phần: Phần tá tràng, không tràng và hồi tràng. Ruột già dài
khoảng 4 - 5 m gồm 3 đoạn: Manh tràng, kết tràng và trực tràng.
Hệ tiêu hóa của lợn thay đổi kích thước, khối lượng và thể tích tùy tuổi lợn
giống, thức ăn, phương thức chăn nuôi. Do ăn nhiều thức ăn thô xanh nên ruột già
của lợn tồn tại hệ vi kháng sinh vật có khả năng tiêu hóa một phần celluloza.
Đặc điểm của hoạt động thần kinh và thể dịch mà lợn có khả năng tiêu hóa
thức ăn cao. Để sản xuất ra một khối lượng cơ thể, lợn chỉ sử dụng hết 4 - 6 kg thức
ăn, trong khi đó bò phải ăn hết 8 - 12 kg thức ăn và dê, cừu phải ăn hết 6 - 10 kg.
Dựa vào các đặc điểm sinh học của hệ tiêu hóa nói trên chúng ta có thể nghiên
cứu phối hợp khẩu phần ăn cho phù hợp với hệ tiêu hóa của lợn, để nâng cao năng

suất trong chăn nuôi lợn.
1.2.2. Sinh lý tiêu hóa của lợn
Tiêu hóa là quá trình phân giải thức ăn từ miệng đến ruột già, biến đổi những
hợp chất hữu cơ phức tạp của thức ăn thành những chất đơn giản nhất mà cơ thể
động vật có thể hấp thụ được. Cơ quan tiêu hóa của lợn con phát triển nhanh nhưng
chưa hoàn thiện so với lợn trưởng thành.
Để nâng cao khả năng sinh trưởng, năng suất và hiệu quả chăn nuôi lợn thịt,
bên cạnh các biện pháp chọn giống, lai tạo giống thì việc nắm bắt các đặc điểm sinh
lý tiêu hóa của lợn để tác động các biện pháp kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng, chế
biến thức ăn… là một vấn đề quan trọng. Ta biết rằng lợn là loài gia súc ăn tạp, dạ
dày chúng có cấu tạo trung gian giữa dạ dày đơn và dạ dày kép.
Trong quá trình phát triển các đặc điểm cấu tạo và chức năng của dạ dày lợn
hoàn thiện dần ngay từ trong bào thai và phát triển dần cho đến ra ngoài môi trường.
Cơ quan tiêu hóa của lợn phát triển hơn các cơ quan khác, khi còn ở trong
bào thai bộ máy tiêu hóa đã hình thành đầy đủ nhưng dung tích còn nhỏ bé.
Bộ máy tiêu hóa của lợn gồm: Miệng, hầu, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già.
- Tiêu hóa ở miệng: Tiêu hóa ở miệng gồm ba giai đoạn là nhai, tẩm thức ăn
với nước bọt và nuốt. Tiêu hóa diễn ra do hai quá trình: Tiêu hóa cơ học do nhai và
tiêu hóa hóa học do các enzyme có trong nước bọt.


9

- Tiêu hóa ở dạ dày: Dạ dày tiết ra dịch vị, các men tiêu hóa, khi thức ăn
xuống dạ dày cơ trơn nhào trộn thức ăn, cùng với đó là các men tiêu hóa thấm vào
thức ăn. Hàm lượng HCl trong dịch vị tăng dần để đạt tới sự ổn định gắn liền với sự
hoàn chỉnh về cấu tạo và chức năng của dạ dày lợn. Ở lợn con hàm lượng HCl là
0,05 - 0,15 %, lợn 90 ngày tuổi là 0,2 - 0,25 % còn lợn trưởng thành hàm lượng HCl
là 0,35 - 0,4 % (Nguyễn Thiện và cs, 1998 [23]).
Chúng ta có thể kích thích tế bào vách dạ dày lợn con tiết ra HCl ở dạng tự do

sớm hơn bằng cách bổ sung thức ăn sớm cho lợn con. Nếu tập cho lợn con ăn sớm
từ 7 - 10 ngày tuổi thì HCl ở dạng tự do có thể được tiết ra từ 14 ngày tuổi (Võ
Trọng Hốt và cs, 2000 [8]).
- Tiêu hóa ở ruột: Dung tích ruột non của lợn lúc 10 ngày tuổi gấp 3 lần lúc sơ
sinh, lúc 20 ngày tuổi gấp 6 lần và lúc 60 ngày tuổi gấp 50 lần (dung tích ruột non
lúc sơ sinh khoảng 0,11 lít). Dung tích ruột già của lợn con lúc 10 ngày tuổi gấp 1,5
lần lúc sơ sinh, lúc 20 ngày tuổi gấp 2,5 lần và lúc 60 ngày tuổi gấp 50 lần (dung
tích ruột già lúc sơ sinh khoảng 0,04 lít). Hoạt tính của các enzyme thay đổi từ sơ
sinh đến trưởng thành.
Từ khi sơ sinh đến 5 tuần tuổi hàm lượng và hoạt tính các enzyme tiêu hóa ở
lợn con khác nhiều so với lợn trưởng thành. Vì vậy, khi nuôi lợn cần chú ý cho lợn
con tập ăn sớm nhằm cai sữa sớm, để lợn có khả năng hấp thu thức ăn cao nhất và
khả năng sinh trưởng tốt nhất.
1.3. Tổng quan về Probiotic
1.3.1. Khái niệm về Probiotic
Probiotic được bắt nguồn từ gốc Hy Lạp với nghĩa trợ sinh (prolife).
Thuật ngữ probiotic được nhắc tới đầu tiên bởi Lilly và Stillwell (1965) để miêu tả
những yếu tố kích thích sinh trưởng được sản sinh bởi vi sinh vật.
Probiotic là thức ăn bổ sung các vi sinh vật có ích còn sống, những vi sinh vật
này có ảnh hưởng có lợi cho con vật chủ do cải thiện được trạng thái cân bằng của
vi sinh trong đường ruột (Fuller, 1989 [35]).
Năm 1989, US FDA (Food and Drug Administriation) đã yêu cầu những nhà
sản xuất dùng thuật ngữ vi sinh vật được cho ăn trực tiếp là DFM (Direct Fed
Microbials) hơn là dùng probiotic. FDA định nghĩa DFM như một nguồn vi sinh vật


10

sống tìm thấy trong tự nhiên, nó bao gồm cả vi khuẩn, nấm mốc, nấm men (trích
dẫn bởi Lã Văn Kính, 1998 [11]).

Theo một nghĩa hẹp hơn, danh từ probiotic được giới hạn đối với những sản
phẩm chứa một hay một vài dòng vi sinh được xác định rõ ràng (WHO 1994, dẫn
theo Fefana, 2005 [34]).
Trong quy chuẩn thức ăn, probiotic thuộc nhóm phụ gia thức ăn chăn nuôi có
vai trò làm ổn định hệ vi sinh vật trong đường tiêu hoá của động vật dạ dày đơn và
động vật nhai lại.
Các nghiên cứu mới nhất cho thấy vi khuẩn probiotic có chức năng kháng
khuẩn; chức năng hàng rào; chức năng miễn dịch và cũng là những tác nhân có tính
chất kháng lại dị ứng. Các chức năng này không chỉ thông qua bản thân vi khuẩn
mà còn thông qua DNA, chất tiết và vách tế bào vi khuẩn probiotic (Sonia Michail,
2005 [39]):
- Chức năng hàng rào thể hiện ở chỗ probiotic kích thích sự gắn kết chặt chẽ
các tế bào biểu mô ruột, giảm các chất tiết gây viêm của vi khuẩn bệnh, tăng sản
sinh các phân tử bảo vệ như mucin và tăng sự sản sinh enzyme của diềm bàn chải
của biểu mô ruột.
- Chức năng miễn dịch thể hiện ở chỗ probiotic làm giảm sản sinh các chất
gây viêm, gây đáp ứng sản sinh kháng thể của hệ miễn dịch ruột để ngăn ngừa bệnh
cũng như đáp ứng miễn dịch để ngăn ngừa dị ứng.
- Chức năng kháng khuẩn thực hiện theo các cơ chế sau:
+ Làm biến đổi hệ vi sinh đường ruột, giảm vi khuẩn bệnh, như trong trường
hợp cho ăn probiotic thuộc một số loài Lactobacilli và Bifidobacter thì làm giảm số
lượng Chlostridia, Bacteroides và E. coli.
+ Sản sinh các chất kháng khuẩn như acid béo mạch ngắn, acid lactic,
bacteriocins, hydrogen peroxide, pyroglutamate… có tác dụng ức chế sự tăng
trưởng của cả vi khuẩn gram âm và dương.
+ Tranh giành sự bám dính vào niêm ruột với vi khuẩn bệnh hoặc phong toả
các các thụ quan (receptor) của niêm mạc ruột, nhờ vậy ngăn chặn vi khuẩn bệnh
xâm lấn vào bên trong.



11

+ Tranh giành chất dinh dưỡng với vi khuẩn bệnh. Ví dụ, vi khuẩn probiotic
có thể tiêu thụ các đường đơn làm giảm tăng trưởng của Clostridium difficile, một
loài vi khuẩn có tăng trưởng phụ thuộc vào loại đường này.
1.3.2. Các nhóm vi sinh của probiotic
Những vi sinh probiotic sử dụng trong thức ăn chăn nuôi bao gồm: Vi khuẩn
lactic, bào tử bacillus và nấm men. Cơ chế tác động của từng nhóm như sau:
1.3.2.1. Vi khuẩn lactic
Vi khuẩn này chiếm vị trí quan trọng trong nhóm vi khuẩn đường tiêu hoá của
người và động vật, chúng có khả năng lên men một số loại đường để hình thành
acid lactic. Vi khuẩn lactic quan trọng trong probiotic thuộc tộc Lactobacilli,
Pediococci, Bifidobacteria và Enterococci. Enterococcus faecium (trước đây gọi là
Streptococcus faecium) là chủng quan trọng nhất được sử dụng trong dinh dưỡng
động vật. Các nhóm vi khuẩn này sản xuất acid lactic cùng với các chất có tính
kháng khuẩn và tạo ra màng mucopolysaccharide có tác dụng bảo vệ biểu mô niêm
mạc ruột.
1.3.2.2. Bào tử Bacillus
Khả năng tự nhiên của vi khuẩn Bacillus trong probiotic là hình thành bào tử,
khi bào tử đi vào đường tiêu hoá cùng với thức ăn chúng nảy mầm và tăng trưởng.
So với sự nảy mầm của hạt, sự nảy mầm của bào tử Bacillus có sự thay đổi rất sâu
sắc về chuyển hoá. Các chất chuyển hoá trong quá trình nẩy mầm thải vào môi
trường ruột và gây ảnh hưởng xấu cho sự phát triển của vi khuẩn bệnh. Bào tử
Bacillus cũng có khả năng kích thích hệ miễn dịch của ruột. Bào tử probiotic phải
được nẩy mầm ở phần trên của ruột để thể hiện tất cả các hoạt tính của chúng.
1.3.2.3. Nấm men
Nấm men sử dụng trong dinh dưỡng động vật chủ yếu là các dòng của chủng
Saccharomyces cerevisiae.
Loài Sacchoramyces cerevisae hiện đang được sử dụng như một công cụ đắc
lực để mang các DNA tái tổ hợp phục vụ cho việc sản xuất các sản phẩm thế hệ mới

của kỹ thuật di truyền (Nguyễn Lân Dũng, 1998) [1].


12

Đặc điểm: Nấm men đơn
bào hiếu khí, hình tròn hoặc
hình bầu dục, nhân rất nhỏ, tế
bào phân chia theo cách nẩy
chồi, thích hợp môi trường có
pH từ 2-9, có khả năng lên men
một số loại đường và sinh acid.

Hình 1.1. Saccharomyces cerevisae
Tác dụng: Tạo sinh khối chứa acid amin và vitamin nhóm B. Vách tế bào chứa
mannan và glucan có tác dụng hoạt hoá đại thực bào, do đó giúp tăng cường miễn
dịch. Hấp phụ độc tố và thải ra ngoài. Chuyển hoá glucose thành acid pyruvic, là cơ
chất giúp các vi sinh vật có lợi hoạt động và sinh sản. Sản xuất các enzym tiêu hoá:
amylase, cellulase, lipase, protease. Sản xuất các acid lactic, acid acetic, acid pyruvic,
acid propionic, đưa pH ruột xuống 4-5.
1.3.2.4. Lợi ích của probiotic trong chăn nuôi lợn
Theo Vũ Duy Giảng (2012) [3] cho biết:
- Probiotic bổ sung vào thức ăn cho lợn, đặc biệt lợn con làm tăng tốc độ tăng
trưởng, giảm hệ số chuyển hoá thức ăn và giảm tỷ lệ chết vì tiêu chảy. Ngoài ra, nhờ
tăng trưởng đồng nhất mà thể trọng của cả đàn đồng đều hơn; nhờ tăng tỷ lệ tiêu hoá
và tích luỹ protein thức ăn, lượng nitơ thải ra môi trường giảm đi.
- Trong chăn nuôi lợn ở nước ta, probiotic đã được áp dụng phổ biến khoảng
10 năm trở lại đây. Probiotic thường được sử dụng như một phụ gia bổ sung vào
thức ăn cho lợn con cai sữa để ngăn ngừa tiêu chảy khi lợn chuyển từ sữa mẹ sang
thức ăn khô. Đã có một số chế phẩm probiotic nhập ngoại hoặc sản xuất ở trong

nước được đánh giá là có kết quả tốt đối với tăng trưởng, hiệu quả chuyển hoá thức
ăn (FCR), hạn chế vi khuẩn bệnh và ngăn ngừa tiêu chảy ở lợn con, đặc biệt có khả
năng thay thế kháng sinh.
1.3.2.5. Chế phẩm probiotic Clostat HC Dry sử dụng trong thí nghiệm
Là sản phẩm của công ty Kemin Product Specification, địa chỉ Kemin
Industries (Asia) PTE LTD -12 Senoko Drive.


13

Tổng quan: Là một chất phụ gia dạng bột, chứa tế bào vi khuẩn sống nhằm
duy trì sức khỏe và năng suất thú nuôi trong suốt thời gian chăn nuôi thông thường.
Thành phần: Chứa tế bào vi khuẩn sống Bacillus subtilis và các thành phần:
Calcium Carbonate, silica và muối Sodium propionate.
Hàm lượng: Đơn vị thành phần khuẩn lạc (cfu/kg): 4 x 1011
Đặc tính: Dạng bột, màu trắng đến trắng nhạt; không có mùi;
Mật độ đóng bao 0,9 - 1,4 g/cm3 > 95%; Kích cỡ hạt: Lọt qua sang số 20 (ASTM).

Hình 1.2. Bacillus subtilis
Đặc điểm của Bacillus subtilis: Trực khuẩn gram dương, có bào tử, hiếu khí,
di động được không có giáp mô, thích hợp ở nhiệt độ 35oC, lên men đường glucose
và saccharose.
Tác dụng của Bacillus subtilis: Sản sinh enzyme tiêu hoá: Amylase, cellulase,
pectinase, protease, lipase, tripsin, mannase, sản sinh các acid hữu cơ: acid lactic,
acid acetic làm giảm pH đường ruột, tổng hợp vitamin nhóm B, cạnh tranh vị trí
bám với vi khuẩn gây bệnh.
* Tác dụng của chế phẩm Clostat HC Dry: Ức chế sự phát triển của
Clostridium perfringens. Hỗ trợ, duy trì sức khỏe và sức sản xuất của vật nuôi. Có
thể được dùng trong chương trình điều trị kháng sinh chọn lọc.



14

1.4. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước
1.4.1. Tình hình nghiên cứu trong nước
Từ những năm 1960 tới nay tình hình nghiên cứu về chăn nuôi lợn nước ta
đã trải qua những bước thăng trầm nhưng cũng đã thu được nhiều thành tựu đáng
kể, đặc biệt là việc nghiên cứu bổ sung các chế phẩm sinh học vào thức ăn chăn
nuôi lợn.
Nguyễn Như Viên (1976) dẫn qua Chu Đức Thắng (1997) [21] đã sản xuất
thành công chế phẩm Bacillus subtilis bằng cách cấy vi khuẩn Bacillus subtilis vào
môi trường đậu tương, nước cám gạo, thậm chí trong cả nước râu ngô. Theo tác giả,
trong hàm lượng subtilis có thể hạn chế được vi khuẩn gram âm và gram dương. Có
thể dùng chế phẩm để điều trị viêm ruột, ỉa chảy ở lợn các lứa tuổi khác nhau.
Năm 1996, Phạm Văn Toản và cs [26] đã bước đầu sản xuất chế phẩm thức ăn
bổ sung gồm 2 nhóm vi sinh vật: Vi khuẩn phân giải cellulose C1, C2, C3 và vi
khuẩn lên men Lactic L1, L2 thử nghiệm trên chim cút. Hiệu quả của chế phẩm
được đánh giá theo các chỉ tiêu: mật độ vi sinh vật (VSV) trong đường tiêu hóa của
chim cút, tăng khối lượng, sức đẻ, hiệu quả sử dụng thức ăn và chi phí thức ăn. Kết
quả đã đạt được: Mật độ VSV tăng nhiều lần (10-20 lần) ở diều, dạ dày cơ và manh
tràng; tăng khối lượng cao hơn 8 g/con; tỷ lệ đẻ tăng 14 %; hiệu quả tiêu hóa chất
xơ tăng 4 % và hiệu quả hấp thu NH3 tăng 0,73 %; giảm giá thành sản xuất 1 quả
trứng từ 119 đồng xuống 80 đồng.
Vũ Văn Quang (1999) [19] dùng chế phẩm vi sinh vật Lactobacillus
acidophilus bổ sung cho lợn con thì tỷ lệ nhiễm bệnh tiêu chảy giảm từ 58,33 %
xuống còn 25 %. Đồng thời chế phẩm vi sinh vật này có tác dụng làm cho vi khuẩn
E. coli giảm đi như sau: Lô ĐC E. coli 68 ± 1,79 triệu vi khuẩn/1 g phân;
Salmonella 27,75 ± 0,81 triệu vi khuẩn/1g phân. Còn lô TN E. coli 61,18 ± 0,92
triệu vi khuẩn/1g phân, Salmonella 26,17 ± 1,81 triệu vi khuẩn/1g phân.
Lưu Thị Uyên (1999) [28], sử dụng chế phẩm EM (Effective Microorganisms)

của Nhật Bản trong phòng ngừa và điều trị hội chứng tiêu chảy ở lợn, cho thấy số
lượng vi khuẩn E. coli trong 1 g phân giảm từ 31,1 - 80,95 triệu vi khuẩn.


15

Đậu Ngọc Hào và cs (2000) [4] đã tiến hành bổ sung chế phẩm Saccharomyces
cerevisiae cho lợn con sau cai sữa, kết quả cho thấy, sau 14 ngày thí nghiệm, lô thí
nghiệm tăng khối lượng so với lô đối chứng là 103 %, sau 21 ngày là 102 %. Như
vậy khi bổ sung 1 % chế phẩm nấm men Saccharomyces cerevisiae thì khối lượng
trung bình của lợn con sau cai sữa ở lô thí nghiệm cao hơn so với lô đối chứng.
Ngoài việc giúp cho tăng khối lượng của lợn con thì việc sử dụng chế phẩm
Saccharomyces cerevisiae còn giảm được phần nào lượng thức ăn tiêu tốn. Ở lô có
bổ sung 1 % chế phẩm vào thức ăn thì lượng thức ăn tiêu tốn cho một lợn trong 17
ngày ít hơn so với lô đối chứng 1,5 kg thức ăn và trong 25 ngày ít hơn 1,1 kg.
Nguyễn Quang Tuyên và cs (2000) [27] khi nghiên cứu sử dụng chế phẩm vi
sinh vật Probiotic - Lactobacillus acidophilus trong việc phòng và điều trị bệnh tiêu
chảy ở lợn con từ 21 - 60 ngày tuổi tại trường Đại học Nông Lâm, Đại học Thái
Nguyên cho kết quả như sau: Lợn ở 45 ngày tuổi lô TN đạt 9,96 kg, lô ĐC chỉ đạt
9,49 kg. Sang đến giai đoạn 60 ngày tuổi lô TN đạt 17,19 kg, lô ĐC chỉ đạt 14,89 kg.
Tỷ lệ lợn mắc bệnh tiêu chảy ở lô TN chỉ có 13,3% trong khi lô ĐC lên đến 41,1 %.
Kết quả nghiên cứu của Phạm Thế Sơn (2000) [20], sử dụng chế phẩm
EMTK21 để phòng tiêu chảy trên heo con theo mẹ với liều 1 ml/con/ngày liên tục 3
ngày và lặp lại hàng tuần, đã làm giảm 50 % tỷ lệ tiêu chảy so với đối chứng (20,77 %
so với 40,67 %).
Phan Ngọc Kính (2001) [10], sử dụng chế phẩm EM trong chăn nuôi lợn thịt.
Cho thấy chênh lệch tăng khối lượng so với đối chứng tăng từ 20 - 34 %, tỷ lệ thịt
xẻ tăng 1,3 %, tỷ lệ nạc tăng 5,5 %.
Tạ Thị Vịnh và cs (2002) [29], sử dụng chế phẩm VITOM1.1 và VITOM3 của
Liên bang Nga trong phòng trị đường tiêu hóa trên lợn con và gà, kết quả cho thấy,

tăng khối lượng trên lợn tăng 6 %, tỷ lệ tiêu chảy phân trắng giảm 11 %, tỷ lệ khỏi
bệnh đạt 100 % và không có tái phát (VITOM3); tăng khối lượng trên gà tăng 11,8 %,
tỷ lệ khỏi bệnh đạt 99 % (VITOM 1.1 và VITOM3). Khi so sánh hiệu quả điều trị
tiêu chảy trên lợn con sơ sinh đến 3 tuần tuổi giữa VITOM 1.1 và các kháng sinh
norcoli, octacin-en, colistin, tác giả ghi nhận tỷ lệ khỏi bệnh ở lô dùng VITOM là
100 % và tỷ lệ tái phát 25 % trong khi ở lô dùng kháng sinh tỷ lệ khỏi bệnh là 80,7 %
và tỷ lệ tái phát 52,38 %.


16

Phạm Khắc Hiếu và cs (2002) [6], nghiên cứu tác dụng kháng khuẩn của chế
phẩm EM1 đã cho thấy chế phẩm EM1 có tác dụng ức chế đối với E.coli, Salmonella,
Klebsiella, Shigella, Proteus, Staphylococcus, Streptococcus, Clostridium perfringens,
Sarcina lutea,. Kết quả kiểm tra số lượng vi khuẩn E. coli trong 1 g phân lợn sau khi
dùng EM1 cho thấy giảm 7 % ở lợn 1-21 ngày tuổi; giảm 5,3 % ở lợn 22 - 60 ngày tuổi
(phòng bệnh); giảm 93 % ở lợn 1 - 21 ngày tuổi; giảm 53,6 % ở lợn 22 - 66 ngày tuổi
(điều trị tiêu chảy).
Trần Thị Thu Thủy (2003) [25], kết quả nghiên cứu sử dụng chế phẩm
Probiotic (Organic Green) trong phòng ngừa và điều trị tiêu chảy trên lợn con giai
đoạn theo mẹ và giai đoạn sau cai sữa, cho thấy tỷ lệ tiêu chảy trên lợn con giai
đoạn theo mẹ giảm 1,5 - 3 %; giảm 1,5 - 5,7 % trên lợn con cai sữa; tỷ lệ chết giảm
2 - 6 % trên lợn con theo mẹ, trên lợn con cai sữa tỷ lệ chết bằng không.
Nguyễn Như Pho và Trần Thị Thu Thủy (2003) [18] bước đầu thông báo các
kết quả sử dụng chế phẩm Probiotics (Organic Green) trong phòng ngừa tiêu chảy
trên lợn con giai đoạn theo mẹ và giai đoạn sau cai sữa cho thấy tỷ lệ tiêu chảy giảm
1,5 - 3 % trên lợn con theo mẹ và giảm 1,5 - 5,7 % trên lợn con cai sữa; Tỷ lệ chết
giảm 2 - 6 % trên lợn con theo mẹ và trên lợn con cai sữa tỷ lệ chết là 0 %.
Ngô Thị Hồng Thịnh (2008) [24] sử dụng chế phẩm BIOSAF (probiotic).
BIOSAF được sản xuất từ chủng nấm men Saccharomyces cerevisiae. Trong khẩu

phần lợn nái nuôi con và lợn con giống ngoại từ tập ăn đến cai sữa kết luận rằng:
+ Đối với lợn nái: Việc bổ sung Biosaf trong thức ăn của lợn nái với 2 mức 0,1 %
và 0,16 % không ảnh hưởng rõ rệt đến tỷ lệ hao mòn và thời gian động dục trở lại của
lợn nái. Tuy nhiên lại có ảnh hưởng tích cực đến khả năng tiết sữa của lợn nái.
+ Đối với lợn con: Ảnh hưởng tích cực đến khả năng thu nhận và chuyển hoá
thức ăn. Tăng dần từ lô ĐC, TN1, TN2 là 10,4; 10,65; 10,80 g/con/ngày. Tăng khối
lượng lợn con cai sữa/ổ. Lô ĐC là 45,23 kg, tăng dần ở lô TN1 là 52,93 kg và TN2
là 61,98 kg. Giảm tỷ lệ tiêu chảy 22 % ở TN2 so với ĐC, giảm chết với ĐC
là 9,02 %, ở TN2 so với ĐC là 12,73 %.
Theo Phan Xuân Hảo (2008) [5]:
+ Khối lượng cơ thể và mức tăng khối lượng/ngày của lợn con ở các giai đoạn
từ sơ sinh đến 3 và từ 3 đến 8 tuần tuổi tăng theo khối lượng sơ sinh/con. Khi khối


×