Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

BÁO cáo KIẾN tập tại học viện thanh thiếu niên việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (152.02 KB, 22 trang )

MỤC LỤC

NỘI DUNG.......................................................................................................1
Phần1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên.........................................................1
1.1. Vị trí địa lý.................................................................................................1
1.2. Phân chia địa giới hành chính:................................................................2
1.3. Điều kiện tự nhiên.....................................................................................2
Phần 2: Tình hình kinh tế xã hội 10 tháng đầu năm 2016 của Hà Nội..........3
Phần 3: Nhận thức về nhiệm vụ,chức năng của Học viện thanh Thiếu
niên Việt Nam..................................................................................................9
3.1. Lịch sử hình thành:..................................................................................9
3.2. Chức năng:..............................................................................................11
3.3. Nhiệm vụ:.................................................................................................11
3.4.Tổ chức bộ máy của Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam:..................12
Phần 4: Nhật kí kiến tập...............................................................................14
Phần 5: Nội dung kiến tập,các hoạt dộng đã tham gia,kết quả,nhận
xét và đánh giá.............................................................................................14
5.1. Dự giờ:.....................................................................................................14
5.2. Phương pháp giảng, các hình thức giảng dạy, đối tượng học viên - sinh
viên..................................................................................................................17
Phần 6. Thu hoạch cá nhân..........................................................................18
KẾT LUẬN....................................................................................................21


BÁO CÁO KIẾN TẬP
NỘI DUNG
Phần1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên
1.1. Vị trí địa lý
Hà Nội có vị trí địa lý từ 20°53' đến 21°23' vĩ độ Bắc và 105°44' đến
106°02' kinh độ Đông; nằm chếch về phía tây bắc của trung tâm vùng đồng
bằng châu thổ Sông Hồng. Tiếp giáp với các tỉnh Thái Nguyên, Vĩnh Phúc ở


phía Bắc, Hà Nam, Hòa Bình phía Nam, Bắc Giang, Bắc Ninh và Hưng
Yên phía Đông, Hòa Bình cùng Phú Thọ phía Tây. Hà Nội cách thành phố
cảng Hải Phòng 120 km. Sau đợt mở rộng địa giới hành chính vào tháng 8
năm 2008, thành phố có diện tích 3.324,92 km², nằm ở cả hai bên bờ sông
Hồng, nhưng tập trung chủ yếu bên hữu ngạn. Hà Nội gồm 12 quận, 1 thị xa
và 17 huyện ngoại thành. Cùng với thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà
Nẵng, Hà Nội là một trong bốn trung tâm kinh tế hàng đầu của quốc gia.
Hà Nội là vùng đất “địa linh nhân kiệt”, có vị thế “rồng cuộn hổ ngồi”,
nằm ở vị trí trung tâm châu thổ sông Hồng, các mạch núi Tây bắc và Đông
bắc đa hội tụ về đây( Hoàng Liên Sơn, Tam Đảo, các cánh cung Đông Bắc),
các dòng sông cũng tụ Thủy về Hà Nội và phân tỏa về phía biển Đông( sông
Đà, Thao, Lô, Chảy, Cầu). Hà Nội có vị trí quan trọng, là đầu nao chính trị –
hành chính Quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế và
hợp tác quốc tế, là đầu mối giao thương bằng đường sắt, đường bộ, đường
hàng không, đường sông tỏa đi các hướng trong nước và quốc tế.
Hà Nội nằm hai bên bờ sông Hồng, giữa vùng đồng bằng Bắc Bộ trù
phú và nổi tiếng từ lâu đời. Hà Nội có vị trí và địa thế đẹp, thuận lợi để trở
thành trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học - công nghệ, và đầu mối
giao thông quan trọng của Việt Nam.
Ngày nay Thủ đô Hà Nội đa trở thành một trong 17 Thủ đô có diện
tích lớn nhất thế giới ( 3.344,47km2), với số dân 6,23 triệu người, chiếm 0,3%
1


diện tích và 3,6% dân số cả nước. Trong đó dân số nội thành chiếm 53%, dân
số ngoại thành chiếm 47%.
1.2. Phân chia địa giới hành chính:
- Hà Nội là thủ đô và là thành phố trực thuộc trung ương của Việt
Nam, gồm có 30


đơn vị hành chính cấp huyện, trong đó có 1 thị xa,

12 quận và 17 huyện với 584 xa, phường, thị trấn, là tỉnh thành có nhiều đơn
vị hành chính cấp huyện nhất Việt Nam. Toàn thành phố có diện tích
3.345,0 km2 (là thành phố trực thuộc trung ương có diện tích lớn nhất Việt
Nam), với dân số được thống kê năm 2009 là 6.474.200 người (là thành phố
đông dân thứ 2 Việt Nam) với mật độ trung bình là 1.935 người/km 2 (cao thứ
2 ở Việt Nam), mật độ dân cư phân bố không đồng đều tại các đơn vị hành
chính cấp huyện, trong đó cao nhất là quận Đống Đa đạt 36.286 người/km2 và
thấp nhất là huyện Ba Vì đạt 579 người/km2.
Hà Nội nằm trong lưu vực sông Hồng, toàn thành phố có 17 đơn vị
hành chính trong tổng số 30 đơn vị hành chính cấp huyện có con sông Hồng
chảy qua, gồm có: Quận Tây Hồ, Ba Đình, Hoàn Kiếm, Long Biên, Hoàng
Mai, Hai Bà Trưng Bắc Từ Liêm và các huyện Ba Vì, Phúc Thọ, Đan
Phượng, Mê Linh,

Đông Anh, Gia Lâm, Thanh Trì, Thường Tín, Phú

Xuyên và thị xa Sơn Tây.
1.3. Điều kiện tự nhiên
* Khí hậu: Khí hậu Hà Nội khá tiêu biểu cho kiểu khí hậu Bắc bộ với
đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa ấm, mùa hè nóng, mưa nhiều và mùa
đông lạnh, mưa ít. Nằm trong vùng nhiệt đới, Hà Nội quanh nǎm tiếp
nhận được lượng bức xạ mặt trời rất dồi dào và có nhiệt độ cao. Lượng bức xạ
tổng cộng trung bình hàng nǎm ở Hà Nội là 122,8 kcal/cm 2 và nhiệt độ không
khí trung bình hàng nǎm là 23,6ºC. Do chịu ảnh hưởng của biển, Hà Nội có
độ ẩm và lượng mưa khá lớn. Ðộ ẩm tương đối trung bình hàng nǎm là 79%.
Lượng mưa trung bình hàng nǎm là 1.800mm và mỗi nǎm có khoảng 114
ngày mưa. Ðặc điểm khí hậu Hà Nội rõ nét nhất là sự thay đổi và khác biệt
2



của hai mùa nóng, lạnh. Từ tháng 5 đến tháng 9 là mùa nóng và mưa.
Nhiệt độ trung bình mùa này là 29,2ºC. Từ tháng 11 đến tháng 3 nǎm sau là
mùa đông thời tiết khô ráo. Nhiệt độ trung bình mùa đông 15,2ºC.
* Địa hình: Hà Nội có hai dạng địa hình chính là đồng bằng và đồi núi.
Địa hình đồng bằng chủ yếu thuộc địa phận Hà Nội cũ và một số huyện phía
đông của Hà Tây (cũ), chiếm khoảng 3/4 diện tích tự nhiên, nằm bên hữu
ngạn sông Đà, hai bên sông Hồng và chi lưu các sông. Phần lớn địa hình đồi
núi thuộc địa phận các huyện Sóc Sơn, Ba Vì, Quốc Oai, Mỹ Đức. Một số
đỉnh núi cao như: Ba Vì 1.281m; Gia Dê 707m; Chân Chim 462m; Thanh
Lanh 427m; Thiên Trù 378m; Bà Tượng 334m; Sóc Sơn 308m; Núi Bộc
245m; Dục Linh 294m…
* Sông ngòi: Hà Nội nằm cạnh hai con sông lớn ở miền Bắc: sông Đà
và sông Hồng. Sông Hồng dài 1.183km từ Vân Nam (Trung Quốc) xuống.
Ðoạn sông Hồng qua Hà Nội dài 163km (chiếm khoảng 1/3 chiều dài trên đất
Việt Nam, khoảng 550km. Ngoài hai con sông lớn, trên địa phận Hà Nội còn
có các sông: Đuống, Cầu, Cà Lồ, Đáy, Nhuệ, Tích, Tô Lịch, Kim Ngưu, Bùi.
Hồ đầm ở địa bàn Hà Nội có nhiều. Những hồ nổi tiếng ở nội thành Hà Nội
như hồ Tây, Trúc Bạch, Hoàn Kiếm, Thiền Quang, Bảy Mẫu. Hàng chục hồ
đầm thuộc địa phận Hà Nội cũ: hồ Kim Liên, hồ Liên Đàm, đầm Vân Trì... và
nhiều hồ lớn thuộc địa phận Hà Tây (cũ): Ngải Sơn - Đồng Mô, Suối Hai,
Mèo Gù, Xuân Khanh, Tuy Lai, Quan Sơn...
Phần 2: Tình hình kinh tế xã hội 09 tháng đầu năm
2016 của Hà Nội
Chào mừng các ngày lễ lớn và đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 12, với
mục tiêu phấn đấu hoàn thành kế hoạch năm 2016, các cấp, các ngành và
nhân dân Thủ đô đa triển khai quyết liệt các nhiệm vụ phát triển kinh tế- xa
hội. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu kinh tế 09 tháng năm 2016 như sau: Tổng
sản phẩm trên địa bàn (GRDP) tăng 8,3% so với cùng kỳ năm trước; vốn đầu


3


tư phát triển trên địa bàn tăng 11,5%; tổng mức bán hàng hoá và doanh thu
dịch vụ tiêu dùng xa hội tăng 10,7%; kim ngạch xuất khẩu tăng 0,2%...
Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) 9 tháng năm 2016 tăng 8,3% so
cùng kỳ năm trước, cao hơn so với mức tăng của cùng kỳ năm 2014 và 2015
(năm 2014 tăng 7,88%, năm 2015 tăng 7,9%). Giá trị tăng thêm ngành nông lâm - thuỷ sản tăng 2% so cùng kỳ năm trước (đóng góp 0,1% vào mức tăng
chung). Giá trị tăng thêm ngành công nghiệp - xây dựng tăng 8,2% so cùng
kỳ năm trước (đóng góp 3,5% vào mức tăng chung). Ngành xây dựng có mức
tăng trưởng khá. Ước 9 tháng đầu năm, giá trị gia tăng ngành này tăng 11%,
cao hơn mức tăng cùng kỳ của hai năm trước (cùng kỳ năm 2014 tăng 8%,
năm 2015 tăng 9%). Giá trị tăng thêm các ngành dịch vụ tăng 8,8% so cùng
kỳ năm trước (đóng góp 4,7% vào mức tăng chung).
Chỉ số phát triển sản xuất công nghiệp (IIP) cộng dồn 09 tháng năm
2016 tăng 7,7% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó: Ngành khai khoáng
giảm 22,9% (do chủ trương của Thành phố cấm triệt để việc khai thác cát gây
ảnh hưởng đến dòng chảy và an toàn hệ thống đê điều); Công nghiệp chế biến
chế tạo tăng 7,9%; Sản xuất và phân phối điện tăng 8,3%; Cung cấp nước và
hoạt động thu gom xử lý rác, nước thải tăng 1,7%.
Tám tháng đầu năm 2016, chỉ số tiêu thụ sản phẩm toàn ngành công nghiệp
chế biến, chế tạo tăng 15,9% so với cùng kỳ năm trước. Chỉ số tồn kho tại
thời điểm 01/09/2016 của toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng
28,4% so với cùng thời điểm năm trước.
Tháng tám năm 2016, chỉ số sử dụng lao động của các doanh nghiệp sản xuất
công nghiệp tăng 0,1% so với tháng trước và giảm 0,6% so cùng kỳ năm
trước. Trong đó: khu vực kinh tế nhà nước tăng 0,4% và giảm 5,7%; Khu vực
kinh tế ngoài nhà nước giảm 0,1% và tăng 1,1%; Khu vực có vốn đầu tư nước
ngoài tăng 0,04% và tăng 1,1%.

Vốn đầu tư phát triển trên địa bàn (vốn đầu tư xã hội) ước tính 09
tháng năm 2016 đạt 242.584 tỷ đồng, tăng 11,5% so với cùng kỳ
4


năm trước. Trong đó: vốn nhà nước trên địa bàn, tăng 1,2%; vốn ngoài nhà
nước tăng 17,8%; vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài giảm 1,2% so với cùng kỳ.
Chia theo khoản mục đầu tư: Vốn đầu tư xây dựng cơ bản, chiếm tỷ
trọng 41,8%, tăng 22,6% so cùng kỳ năm trước; Vốn đầu tư mua sắm tài sản
cố định dùng cho sản xuất, chiếm tỷ trọng 19,8%, tăng 3,6%; Vốn đầu tư sửa
chữa lớn, nâng cấp tài sản, chiếm tỷ trọng 2,7%, tăng 5,7%; Vốn đầu tư bổ
sung vốn lưu động, chiếm tỷ trọng 34,6%, tăng 5,2%; Vốn đầu tư khác, chiếm
tỷ trọng1,1%, tăng 1,4%. Ước tính 9 tháng khu vực vốn nhà nước do địa
phương quản lý đạt 19.271 tỷ đồng bằng 97,3% so với cùng kỳ năm 2015,
riêng phần vốn ngân sách của Thành phố bằng 94,9% so với cùng kỳ năm
2015, đạt 79,6% so với kế hoạch năm 2016.
Đầu tư nước ngoài trong quý III đạt 33,3 triệu USD, lũy kế đến ngày
10/09 đạt 618,3 triệu USD, bằng 85,2% so với cùng kỳ năm 2015.
Số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới tăng tới 37,6% so với cùng kỳ năm
2015 với 14.142 doanh nghiệp được cấp mới. Tuy nhiên, số doanh nghiệp
ngừng hoạt động (giải thể, tạm ngừng kinh doanh hay bỏ địa chỉ kinh doanh)
còn khá cao: 10.523 doanh nghiệp, tăng 27,5% so với cùng kỳ
Ước tính 09 tháng năm 2016, tổng mức bán hàng hoá và doanh thu dịch vụ
tiêu dùng xã hội đạt 1.479 nghìn tỷ đồng tăng 10,7% so cùng kỳ năm trước,
trong đó, bán lẻ đạt 348 nghìn tỷ đồng tăng 10,5%.
Dự kiến 09 tháng năm 2016 kim ngạch xuất khẩu đạt 8.118 triệu USD
tăng 0,2% so cùng kỳ, trong đó xuất khẩu địa phương đạt 5.777 triệu
USD tăng 0,4%. Dự kiến kim ngạch nhập khẩu 9 tháng đạt 18.559 triệu USD
tăng 4,1% so cùng kỳ, trong đó nhập khẩu địa phương tăng 4,5%.
Về du lịch, ước tính 09 tháng năm 2016, lượng khách quốc tế lưu trú tại

Hà Nội 1,6 triệu lượt người tăng 13,8% so cùng kỳ. Trong đó, khách đến với
mục đích du lịch, nghỉ dưỡng chiếm tỷ trọng 79%, tăng 11,9% so cùng kỳ,
khách đến vì công việc chiếm tỷ trọng 21%, tăng 20,2%. Khách quốc tế lưu
trú tại Hà Nội 9 tháng năm 2016 chia theo phương tiện đến như sau: bằng
5


đường hàng không là 1399,5 nghìn lượt người, tăng 22,2% so với cùng kỳ;
đến bằng đường biển, đường bộ 232,4 nghìn lượt người, giảm 19,5%. Trong 9
tháng năm 2016, khách quốc tế lưu trú tại Hà Nội đến từ một số thị trường so
cùng kỳ tăng cao là: khách Hàn Quốc (tăng 50,7%), khách Mỹ (tăng 19,1%),
khách Thái Lan (tăng 24,3%), khách Đài Loan (tăng 22,1%)...
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 09 năm 2016 giảm 0,1% so với tháng
trước và tăng 0,34% so cùng kỳ. Trong tháng này, nhóm có chỉ số giá tăng cao
nhất là nhóm giáo dục tăng 1,39%. Nhóm hàng nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn
uống tiếp tục tăng (tăng 0,13% so với tháng trước). Có 2 nhóm hàng có chỉ số
giảm là nhóm nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng (giảm 0,7%) do
giá gas, dầu hỏa giảm. Chỉ số giá nhóm giao thông giảm mạnh (giảm 3,28%),
do giá xăng dầu được điều chỉnh giảm 2 lần vào các ngày 19/8 và 3/9. Trong
tháng này, chỉ số giá vàng tăng 3,36% và chỉ số giá USD tăng 2,77% so với
tháng trước. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) 9 tháng năm 2015 tăng 0,71% so với
cùng kỳ năm trước.
Dự kiến 09 tháng đầu năm 2016 so cùng kỳ năm trước, khối lượng
hàng hoá vận chuyển tăng 7,8%; khối lượng hàng hoá luân chuyển tăng
10,2%; doanh thu vận chuyển hàng hoá tăng 11,6%. Số lượng hành khách vận
chuyển tăng 9,2%; số lượng hành khách luân chuyển tăng 10,6%; doanh thu
vận chuyển hành khách tăng 13%.
Về trồng trọt, tính đến 15/09, diện tích lúa đa thu hoạch trên địa bàn
Thành phố đạt 3.570 ha, chiếm 3,6% diện tích gieo trồng. Tổng diện tích gieo
trồng cây hàng năm vụ Mùa trên địa bàn thành phố Hà Nội đạt 120.188 ha,

giảm 1,4% so cùng kỳ năm trước. Diện tích gieo trồng lúa đạt 99.416 ha,
giảm 1,8%; diện tích ngô 4.097 ha, giảm 4,2% so cùng kỳ; diện tích cây lấy
củ có chất bột đạt 2.932 ha, giảm 7% so cùng kỳ (trong đó: Khoai lang 372,
giảm 4,9%; sắn 1.776 ha, giảm 8,8%); cây có hạt chứa dầu diện tích gieo
trồng đạt 2.111 ha, tăng 3,7% (trong đó: đậu tương 1.391 ha, giảm 2,9%; lạc
698 ha, tăng 18,5); diện tích cây rau, đậu, hoa, cây cảnh 10.146 ha, tăng 3,2%
6


so cùng kỳ năm trước (trong đó: Diện tích rau các loại đạt 7.998 ha, tăng
5,9%; đậu các loại 412 ha, giảm 3,9%; hoa, cây cảnh 1.737 ha, giảm
6,4%). Năng suất lúa mùa 2016 ước đạt 55,2 tạ/ha, tăng 0,7% tương đương
tăng 0,4 tạ/ha so với cùng kỳ năm 2015; ngô ước đạt 48,1 tạ/ha, giảm 1,8%
tương đương giảm 0,9 tạ/ha; khoai lang 90,5 tạ/ha, tăng 3,1%; đỗ tương 18,2
tạ/ha, giảm 4,8%; lạc 22,6 tạ/ha, tăng 10,8%; rau các loại 193,8 tạ/ha, giảm
0,3%; đậu các loại 15,7 tạ/ha, tăng 9,5% so với cùng kỳ năm 2015. Sản lượng
lúa mùa 2016 trên địa bàn Thành phố ước đạt 548.827 tấn, giảm 1,1%; Sản
lượng ngô ước đạt 19.710 tấn, giảm 5,8%; khoai lang 3.363 tấn, giảm 2%; đỗ
tương 2.531 tấn, giảm 7,5%; lạc 1.574 tấn, tăng 31,2%; rau các loại 155.001
tấn, tăng 5,6% so với cùng kỳ năm trước.
Tổng diện tích cây lâu năm hiện có trên địa bàn Thành phố ước đạt
19.553 ha, tăng 2,7% so cùng kỳ năm trước. Trong đó: Cây ăn quả như chuối
3.196 ha, tăng 0,6%; đu đủ 765 ha, tăng 2,5%; cam 758 ha, tăng 1,5%. Về sản
lượng một số cây trồng chính trên địa bàn Thành phố ước 9 tháng năm 2015:
sản lượng xoài 4.273 tấn, tăng 5,9%; chuối 56.716 tấn, tăng 7,4%; bưởi
25.339 tấn, tăng 1,9%; táo 6.974 tấn, giảm 0,7%; nhan 23.686 tấn, tăng 9,8%;
vải 13.189 tấn, tăng 5,5%; chè 19.599 tấn, tăng 6,6%.
Về chăn nuôi,Chín tháng đầu năm 2016, tình hình chăn nuôi trên địa
bàn phát triển tương đối ổn định và không xảy ra dịch bệnh trên đàn gia súc,
gia cầm (như bệnh cúm gia cầm, tai xanh, lở mồm long móng,...). Sản lượng

thịt trâu hơi xuất chuồng ước đạt 1.103 tấn, tăng 2,4%; sản lượng thịt bò hơi
xuất chuồng ước đạt 7.156 tấn, tăng 6%; sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng
tăng không đáng kể so cùng kỳ và dự kiến đạt 223.729 tấn; sản lượng thịt gà
47.961 tấn, tăng 4%; sản lượng thịt vịt 12.177 tấn, tăng 2,9%; sản lượng thịt
ngan, ngỗng 1.907 tấn, giảm 4,4%. Sản lượng trứng gia cầm ước đạt 844.399
nghìn quả (trong đó, trứng gà 519.591 nghìn quả, tăng 6,8%; trứng vịt
320.035 nghìn quả, tăng 2,9%).
7


Về lâm nghiệp, diện tích rừng trồng mới 09 tháng năm 2016 ước đạt
214 ha, giảm 14,3% so với cùng kỳ, trong đó: rừng sản xuất trồng mới ước
đạt 194 ha, rừng phòng hộ 20 ha. Sản lượng gỗ khai thác 9 tháng ước đạt
7.135 m3, giảm 21,4% so với cùng kỳ; sản lượng củi 33.354 Ste, giảm 14,2%
so với cùng kỳ.
Về thủy sản, sản lượng thuỷ sản 10 tháng ước đạt 62.702 tấn, tăng 3,1%
so với cùng
kỳ. Trong đó, sản lượng cá ước đạt 61.750 tấn, tăng 3,1%; tôm 118 tấn,
tăng 1,2%; thuỷ sản khác 834 tấn, tăng 1%. Sản lượng nuôi trồng thuỷ sản 9
tháng ước đạt 59.239 tấn, tăng 3,1% so với cùng kỳ. Trong đó, sản lượng cá
ước đạt 59.230 tấn, tăng 3,1%; thuỷ sản khác ước đạt 9 tấn, tăng 2,3% so với
cùng kỳ. Sản lượng thuỷ sản khai thác 9 tháng ước đạt 3.463 tấn, tăng 1,9%
so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, sản lượng cá khai thác ước đạt 2.520 tấn,
tăng 2,2%; tôm 118 tấn, tăng 1,2%; thuỷ sản khác 825 tấn, tăng 1%.
Về trật tự an toàn xã hội, tính chung 9 tháng, đa phát hiện 3.912 vụ
phạm pháp hình sự, tăng 2,9% so cùng kỳ năm 2014 (trong đó, có 3148 vụ do
công an khám phá, tăng 4,7%) với 5.904 đối tượng bị bắt, giữ theo Luật, tăng
2,4% so cùng kỳ. Lũy kế từ đầu năm, đa phát hiện 368 vụ cờ bạc, bắt giữ
2.167 người, giảm 58% về số vụ và 26,9% về số người bị bắt so với cùng kỳ
năm 2014. Lũy kế từ đầu năm, đa phát hiện 1.830 vụ buôn bán ma túy với

2.275 người bị bắt, giảm lần lượt 8,2% và 9,8% so cùng kỳ. Lũy kế từ đầu
năm, toàn Thành phố đa xảy ra 1.144 vụ tại nạn giao thông, làm 392 người
chết và 940 người bị thương.
Tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn 09 tháng ước đạt 105.886 tỷ
đồng, đạt 74,7% dự toán, tăng 13,5% so với cùng kỳ. Tổng chi ngân sách địa
phương ước thực hiện là 40.991 tỷ đồng, đạt 69,4% dự toán năm và tăng 15%
so với cùng kỳ.
Dự kiến đến cuối tháng 09 năm 2016, tổng nguồn vốn huy động của
các tổ chức tín dụng trên địa bàn đạt 1.321,8 nghìn tỷ đồng, tăng 1% so cuối
8


tháng trước và tăng 11% so cuối năm 2014, trong đó, tiền gửi tiết kiệm tăng
0,6% và tăng 14,4%, tiền gửi thanh toán tăng 0,9% và tăng 8,9%. Tổng dư nợ
cho vay tháng Chín năm 2015 đạt 1195,9 nghìn tỷ đồng, tăng 1,7% so cuối
tháng trước và tăng 18,3% so cuối năm 2014, trong đó dư nợ ngắn hạn tăng
4% và tăng 16,8%, dư nợ trung và dài hạn giảm 1,86% và tăng 20,9%.
Phần 3: Nhận thức về nhiệm vụ,chức năng của Học viện thanh
Thiếu niên Việt Nam.
3.1. Lịch sử hình thành:
- Đúng vào ngày 15/10/1956, lớp huấn luyện cán bộ đầu tiên của Trung
ương Đoàn Thanh niên lao động Việt Nam khai mạc, trở thành cột mốc lịch
sử đánh dấu bước phát triển mới của Đoàn. Từ đây, Đoàn thanh niên chính
thức có một hệ thống đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn cán bộ chuyên trách, đáp
ứng đòi hỏi của phong trào thanh thiếu nhi cả nước.
- Nhìn lại chặng đường 50 năm - nửa thế kỷ phấn đấu, xây dựng và trưởng
thành gắn liền với thăng trầm của lịch sử dân tộc và lịch sử công tác Đoàn,
phong trào thanh thiếu nhi cả nước có thể thấy được những dấu mốc lịch sử
đáng ghi nhớ về Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam.
- Ngày 15/10/1956, khai mạc lớp huấn luyện cán bộ đầu tiên của

Trung ương đoàn, trở thành thời điểm lịch sử đánh dấu sự ra đời của hệ thống
đào tạo, bồi dưỡng tập huấn cán bộ Đoàn.
- Thời kỳ 1956 - 1970, trường mang tên "Trường huấn luyện cán bộ"
trực thuộc Ban chấp hành Trung ương Đoàn với nhiệm vụ chủ yếu là mở các
lớp ngắn hạn (từ 3 tháng đến 9 tháng), bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Đoàn,
Đội cho các tỉnh thành, đoàn phía bắc. Những cán bộ trẻ được tiếp cận với
phương pháp, nghiệp vụ công tác thanh thiếu nhi có tính khoa học và hệ
thống. Trở về cơ sở, họ áp dụng vàp thực tế công tác tại địa phương, góp phần
thúc đẩy công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi ngày càng phát triển sôi
động và hiệu quả hơn.
9


- Đến năm 1970, Trường Đoàn Trung ương ra đời, được Ban tuyên
huấn Trung ương Đảng giao nhiệm vụ đào tạo cán bộ Đoàn có trình độ chính
trị trung cấp. Cũng năm đó, Trung ương Đoàn quyết định mở thêm phân hiệu
của Trường Đoàn Trung ương tại Bắc Thái để đáp ứng yêu cầu đặc thù công
tác Đoàn miền núi.
- Khi miền Nam hoàn toàn giải phóng, Trường Đoàn Trung ương II ra
đời đặt tại Thủ Đức - Thành phố Hồ Chí Minh với nhiệm vụ là đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ Đoàn, Đội cho các tỉnh phía Nam.
- Năm 1982, sau nhiều năm thực hiện chương trình đào tạo cán bộ
Đoàn trình độ chính trị Trung cấp, được phép của Ban Bí thư Trung ương
Đảng, Trường thí nghiệm đào tạo hệ cao cấp 4 năm với chuyên ngành là lịch
sử. Từ đó trường đổi tên thành Trường Đoàn cao cấp.
- Năm 1991, Trường đổi tên thành trường Cán bộ thanh thiếu niên
Trung ương trên cơ sở hợp nhất cơ sở đào tạo tại Hà Nội và cơ sở đào tạo tại
Thành phố Hồ Chí Minh để phù hợp với sự chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế
và mở rộng nhiệm vụ đào tạo. Từ thời điểm này trường có thêm nhiệm vụ đào
tạo, bồi dưỡng cán bộ cho Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam, Hội sinh viên

Việt Nam.
- Năm 1995, Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam đựoc thành lập trên
cơ sở tổ chức lại hệ thống đào tạo, nghiên cứu và thông tin khoa học của
Trung ương Đoàn. Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam được tổ chức lại dựa
trên cơ sở hợp nhất 3 thành viên là: Trường cao cấp thanh niên, Viện nghiên
cứu thanh niên, Phân viện miền Nam.
- Năm 2001, Ban Bí thư Trung ương Đoàn đa trình Bộ chính trị phê
duyệt đề án hoàn thiện Bộ máy tổ chức của Học viện Thanh thiếu niên Việt
Nam theo hướng thống nhất quản lý và nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên
cứu khoa học, thông tin khoa học về các vấn đề thanh thiếu nhi, phục vụ đắc
lực hơn cho công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi cả nước.
- Từ năm 2001 đến nay, Trung ương Đoàn và Học viện đa tập trung
đầu tư và nâng cao chất lượng dạy và học, nâng cao chất lượng nhiên cứu và
10


phục vụ, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, hoàn thiện chương trình đào tạo,
từng bước đưa Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam hoà nhập vào hệ thống
giáo dục Đại học quốc dân.
3.2. Chức năng:
Theo quyết định số 1731 QĐ/TƯDTN ngày 29/02/2002 của BCH,Ban
Thường vụ, Ban Bí thư TW Đoàn,Học viên Thanh thiếu niên Việt Nam có
chức năng như sau:
-Đào tạo đại học theo chuyên nghành phù hợp với cán bộ chủ chốt,cán
bộ chuyên trách công tác thanh thiếu nhi từ cấp quận, huyện tương đương trở
lên,bồi dưỡng cán ộ chuyên trách công tác Đoàn,Đội và cán bộ phụ trách
công tác thanh thiếu nhi ở các bộ, nghành, địa phương.
- Nghiên cứu khoa học về các vấn đề thanh thiếu nhi và các vấn đề liên
quân đến tổ chức Đoàn ,Đội và phong tráo thanh thiếu nhi Việt Nam trong su
hướng hội nhập và giao lưu quốc tế ngày càng mở rộng.

- Lưu trữ các thông tin khoa học,nghiệp vụ công tác thanh thiếu nhi và
tham mưu cho BCH,Ban Thường vụ,Ban Bí thư TW Đoàn về các chủ trương
về công tác Đoàn ,Đội.
3.3. Nhiệm vụ:
- Bồi dưỡng kĩ năng nghiệp vụ công tác thanh thiếu nhi và công tác
Đoàn cho cán bộ Đoàn chuyên trách từ cấp quận, huyện trở lên theo nhiều
trương trình, theo chức danh,theo chuyên đề và theo loại cán bộ…Đây được
coi như là nhiệm vụ chủ yếu của Học viện
- Đạo tạo ở trình độ cử nhân theo một chuyên ngành đặc chủng,phù
hợp,trước mắt là xa hội học thanh niên ở mức chọn lọc,bồi dưỡng cho thế hệ
trẻ trong hoạt động chính trị-xa hội,tạo nguồn cho tương lai.
- Nghiên cứu ứng dụng , dự báo các vấn đề về công tác vận động thanh
thiếu nhi và công tác xây dựng Đoàn, Đội.Tổ chức nghiên cứu,tổng kết thực
tiễn phong trào thanh thiếu nhi, tạo cơ sở cho việc hoạch định công tác Đoàn
và công tác thanh thiếu nhi của các cấp ủy Đảng, chính quyền,đoàn thể.
11


- Biên soạn giáo trình,tài liệu tham khảo về công tác Đoàn,Đội và lưu
trữ trao đổi thông tin phụ vụ cho công tác đào tạo,nghiên cứu của học viện.
- Tổ chức thông tin khoa học,lý luận và nghiệp vụ về công tác thanh
thiếu nhi về vây dựng Đoàn,Đội,xa hội hóa các kết quả nghiên cứu và tổng
kết thực tiễn về thanh thiếu nhi và phong trào thanh thiếu nhi.
3.4.Tổ chức bộ máy của Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam:
BAN GIÁM ĐỐC
GĐ:

TS. Nguyễn Hải Đăng

PHÒNG TỔ CHỨC - HÀNH CHÍNH

Trưởng phòng: ThS. Đặng Vũ Tùng
Ph.Phòng: CN. Lê Phương Lan
PHÒNG ĐÀO TẠO VÀ CÔNG TÁC CHÍNH TRỊ SINH VIÊN
Tr.Phòng: ThS. Trần Thị Tuyết Nhung
Ph.Phòng: ThS. Phạm Thị Thanh Hằng
Ph.Phòng: ThS. Đặng Đức Minh
Ph.Phòng: CN. Đặng Anh Thao
PHÒNG KẾ HOẠCH TÀI VỤ
KT trưởng: CN. Lại Thế Lục
Ph.Phòng: CN. Phan Thị San
Ph.Phòng: ThS. Hà Dương Thúy Quỳnh
PHÒNG QUẢN TRỊ
Trưởng phòng: ThS. Hoàng Minh Tuấn
Ph.phòng: CN. Nguyễn Văn Thanh
Ph.phòng: CN. Phạm Cải
KHOA CHÍNH TRỊ HỌC
Tr.Khoa: TS. Nguyễn Hải Đăng
Ph.khoa: TS. Trần Thúy Ngọc
KHOA CÔNG TÁC XÃ HỘI
Tr. Khoa: ThS. Nguyễn Trọng Tiến
12


Ph.khoa: ThS. Dương Thị Hiền
Ph.khoa: TS. Phạm Ngọc Linh
KHOA CÔNG TÁC THANH NIÊN
Tr.khoa: ThS. Nguyễn Đồng Linh
Ph.khoa: TS. Phạm Mạnh Hà
KHOA CÔNG TÁC THIẾU NHI
Trưởng Khoa: ThS. Phan Nguyên Thái

Ph. Khoa:

CN. Trần Quang Đức

BỘ MÔN NGOẠI NGỮ
Trưởng bộ môn: ThS. Võ Thị Mỹ Hạnh
BỘ MÔN TIN HỌC
Trưởng bộ môn: ThS. Nguyễn Quang Trung
BỘ MÔN VĂN HÓA VÀ GIÁO DỤC THỂ CHẤT:
Trưởng Bộ môn: ThS. Hoàng Vân
TRUNG TÂM THÔNG TIN - THƯ VIỆN:
Giám đốc: TS. Nguyễn Văn Thanh
Phó GĐ:

CN. Trần Thị Kim Hoa

TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG XÃ HỘI
Giám đốc: ThS. Nguyễn Thị Lại
VIỆN NGHIÊN CỨU THANH NIÊN
Viện trưởng: TS Đỗ Ngọc Hà
PHÂN VIỆN MIỀN NAM
Giám đốc: TS. Hà Thanh Việt

13


Phần 4: Nhật kí kiến tập
Ngày, tháng
10/10/2016
11/10/2016


Nội dung kiến tập
Gặp mặt các thầy cô trong khoa
Dự giảng môn xây dựng Đảng về tư

12/10/2016

tưởng của thầy Mè Quốc Việt
Dự giảng môn Xây dựng Đảng về

18/10/2016

chính trị của thầy Ngô Thanh Nghị
Sáng đi trực khoa

Ý kiến cá nhân

Chiều:Dự giảng môn Xây dựng
Đảng về tư tưởng của thầy Mè Quốc
19/10/2016

Việt
-Dự giảng môn Công tác dân vận
của Đảng của thầy Mè quốc việt
-Dự giảng môn Xây dựng Đảng về

24/10/2016

chính trị của thầy Ngô Thanh Nghị
Dự giảng môn Xây dựng Đảng về tư


25/10/2016

tưởng của thầy Mè Quốc Việt
Dự giảng môn logic học của cô Ngô
Thúy Hằng

Phần 5: Nội dung kiến tập,các hoạt dộng đã tham
gia,kết quả,nhận xét và đánh giá
Trong thời gian kiến tập tại trường Học viện Thanh thiếu niên Việt
Nam,em đa giự 8 buổi thuộc chuyên nghành:
5.1. Dự giờ:
1,Ngày 11/10/2016:
Buổi chiều: Dự môn Xây dựng Đảng về tư tưởng của thầy Mè
Quốc Việt
* Nội dung: Biểu hiện nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn:
Mặt lý luận của công tác tư tưởng phải ướng vào giải quyết các vấn đề
các vấn đề cấp thiết của thực tiễn cách mạng đặt ra.

14


Mặt thực tiễn của công tác tư tưởng phải xuất phát từ quy luật khách
quan của đời sống xa hội,nhưng đồng thời phải được soi sáng bằng lý luận
của chủ nghĩa Mác-Lenin.
Công tác tư tưởng luôn bán sát thực tiễn cuộc sống,sát với phong trào
cách mạng của quần chúng,những điển hình tiên tiến,nhân tố mới,đồng thời
phát hiện những thiếu sót để kịp thời khắc phục
2 Ngày 12/10/2016:
Buổi chiều:Xây dựng Đảng về chính trị:

* Nội dung: Thuyết trình các cương lĩnh chính trị của Đảng Cộng sản
Việt Nam:
- Cương lĩnh ĐH II (2/1951)
+ Hoàn cảnh thế giới: . Thế giới:10/1949 CHND Trung Hoa ra
đời,phong trào đấu tranh của nhân dân thế giới ngày càng diễn ra mạnh mẽ.
Trong nước:phong trào giải phống dân tộc ngày càng diễn ra mạnh mẽ
+ Nội dung: Tính chất: Dân tộc dân chủ nhân dân,Việt Nam là nước
nửa phong kiến-nử thuộc địa,đánh đuổi đế quốc và đánh đuổi đế quốc xâm
lược.
Đánh đuổi thực dân Pháp và can thiệp Mỹ giành ruộng đất cho dân cầy
nghèo.
3. Ngày 18/10/2016:
Buổi chiều :Xây dựng Đảng về tư tưởng
*Nội dung: Thảo luận nhóm “Phong chào thanh niên của Đoàn hiện nay ngày
càng hình thức nên tôi theo chương trình thiện nguyện của nhà chùa”
4. Ngày 19/10/2016;
Buổi chiều :Công tác dân vận của Đảng:
* Nội dung: .Những khó khăn của phụ nữ:
- Do trình độ chuyên môn,học vấn,nghề nghiệp của phụ nữ còn
thấp,phụ nữ hạn chế hơn nam giới về cơ hội việc là
15


- Chính sách về bảo hiểm lao động,bảo hiểm xa hội chưa thực hiện
đầy đủ
- Phụ nữ cao tuổi,phụ nữ đơn thân,phụ nữ tàn tật chưa được quan tâm
đúng mức
- Phụ nữ tham gia lanh đạo quản lý tỷ lệ còn thấp chư tương xững với
năng lực và sự pháp triển lực lượng lao động nữ
Công tác vận động phụ nữ trong thời gian vừa qua của Đảng:

- Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam được thành lập ngày 20/10/1930
- Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam là cánh tay nối ài của Đảng trong công
tác phụ nữ
- Chức năng của Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam :Đại diện,chăm lo,bảo
vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của các tầng lớp phụ nữ,tham gia
Xây dựng Đảng.
- Thực trạng vận động phụ nữ:
Trong xuốt quá trình cách mạng của Đảng ta luôn quan tâm lanh đạo
công việc phụ nữ và thực hiện mục tiê bình đẳng
Buổi chiều:Xây dựng Đảng về chính trị
*Nội dung: Xây dựng điều lệ của Đảng Cộng sản:
- Khái niệm về điều lệ:là một loại văn bản xác định mục đích,lý tưởng
cách mạng của Đảng,hệ tư tưởng chủa Đảng,nguyên tắc tổ chức vafhoatj động
của Đảng.
5. Ngày 24/10/2016:
Buổi chiều: Xây dựng Đản về tư tưởng
* Nội dung : Một số kỹ năng gây ấn tượng thông qua kênh ngôn ngữ
-Tăng hàm lượng thông tin bằng cách sử lý tốt lượng dư thừa của ngôn
ngữ chuyển tải thông tin
- Tăng sức hấp dẫn của thông tin bằng cách sử dụng yếu tố bất ngờ,
cách trình bầy độc đáo.
16


- Nêu dồn dập sự kiện.
- Trình bầy cụ thể xem kẽ cái trừu tượng,trình bầy sự kiện xen kẽ các
khái niệm,phạm trù quy luật.
6. Ngày 25/10/2016:
Buổi sáng:Logic học
* Nội dung: Phán đoán

- Chất của phán đoán
Nội dung của phán đoán cho rằng đối tượng của phán đoán có dấu hiệu
nào đó,thường biểu đạt bằng từ “là”(Phán đoán khẳng định)
Nội dung cuarphans đoán cho rằng đối tượng được phán đoán đều có
dấu hiệu nào đó thường được biểu hiện bằng “ không và không phải”(Phán
đoán phủ định)
5.2. Phương pháp giảng, các hình thức giảng dạy, đối tượng học
viên - sinh viên.
5.2.1. Kiến thức giảng.
Trong quá trình được tham dự các giờ giảng của giảng viên Học viện
Thanh thiếu niên Việt Nam với tinh thần học hỏi, ham tiến bộ, cầu thị em đa
rất chú ý, lắng nghe giáo viên giảng bài đồng thời có sự so sánh, nhớ lại kiến
thức đa được thầy cô trong trường truyền đạt em nhận thấy :
- Giảng viên đa nhiệt tình truyền đạt đầy đủ kiến thức cơ bản của bài
học.
- Trong quá trình giảng thường nhấn mạnh tới những nội dung quan
trọng cơ bản cần ghi nhớ.
- Đồng thời có mở rộng thêm kiến thức bên ngoài, liên hệ nhiều với
thực tiễn giúp học viên có thể nắm bắt các vấn đề cơ bản ngay trên lớp và vận
dụng trong qua trình công tác thực tiễn.
Giảng viên đa kết hợp cả những kiến thức ở những chuyên nghành
5.2. 2. Phương pháp giảng.

17


Các giảng viên chủ yếu sử dụng phương pháp giảng là thuyết trình, phân
tích , đánh giá, so sánh, đi từ khái quát tới cụ thể hoặc ngược lại giúp học viên
hiểu bản chất của vấn đề.
Giảng viên có cách trình bày và cách sắp xếp nội dung khoa học và

logic để học viên chỉ cần nhìn vào đa có thể hiệu được những nội dung cơ bản
cần lắm của bài là gì.
Giảng viên lấy những ví dụ thực tế để học viên có thể hiểu sâu hơn về
bài học và nhớ kiến thức được lâu hơn
Cách đặt vấn đề, kết thúc vấn đề rất hợp lý, logic phù hợp với nội dung
bài học.
Kích thích hứng thú và khả năng hiểu bài ngay tại lớp của học viên
bằng cách đặt câu hỏi, đưa ra những tình huống cụ thể, giải quyết, so sánh tìm
ra những đặc trưng cơ bản.
- khác như luật,toán học, lịch sử … vào bài giảng của mình để làm cho
bài giảng trở lên hay và lôi cuốn.
5.2.3.Đối tượng học viên
Ban đầu Học viên Thanh thiếu niêu tập chung chủ yếu đào tạo bồi
dưỡng cán bộ làm công Đoàn và công tác Thanh niên đa qua thực (đa qua
thực tiễn nhưng chưa được đào tạo về lý luận) từ cấp quận huyện tương
đương trở lên.
Từ năm 2012 vói sự đồng ý của Bộ giáo dục và đào tạo Học viện
Thanh thiếu niên bắt đầu chính thức được tuyển hệ đai học chính quy với
2000 sinh viên
Phần 6. Thu hoạch cá nhân
Thực hiện kế hoạch thực tập sư phạm do Ban giám đốc Học viện Báo
chí và Tuyên truyền đề ra, trong thời gian kiến tập tại Học viện Thanh
thiếu niên Việt Nam bản thân em cũng như đoàn kiến tập nhận được sự
quan tâm, giúp đỡ nhiệt tình của Ban giám đốc , Ban chỉ đạo kiến tập và
18


các thầy cô trong khoa đa tạo điều kiện hết sức giúp em hoàn thành tốt mọi
nhiệm vụ của đợt kiến tập sư phạm.
Qua thời gian gần một tháng kiến tập em đa được tìm hiểu tình hình

kinh tế - xa hội của Thành phố Hà Nội, vị trí, chức năng, nhiệm vụ và hoạt
động của Học viên Thanh thiếu niên Việt Nam . Mặt khác, nắm bắt được kế
hoạch giảng dạy bộ môn chuyên ngành Xây dựng Đảng. Được sự hướng dẫn,
giúp đỡ tận tình của thầy cô khoa Chính trị học qua các buổi dự giảng em đa
học hỏi được nhiều kinh nghiệm trong công tác giảng dạy, đó là phương pháp
giảng dạy, cách tổ chức, quản lý lớp học, nắm bắt tâm lý học viên- sinh viên,
rút ra được nhiều kinh nghiệm cho bản thân như cách ứng xử, cách giao
tiếp, cách xử lý tình huống, cách tham gia giảng dạy…
Qua thời gian kiến tập tại Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam , cùng với nền
tảng kiến thức của bản thân cũng như sự giúp đỡ của các thầy cô giáo trong
khoa, trường mà em đa được trang bị thêm những kiến thức làm cơ sở cho
việc kiến tập cũng như công việc sau khi tốt nghiệp ra trường.
Sau thời gian kiến tập này, em cũng rút ra những kinh nghiệm bổ ích
cho bản thân cũng như cho công việc sau này của mình rằng: Muốn truyền
thụ hay trao đổi kiến thức với học viên- sinh viên thì phải không ngừng trau
dồi phương pháp giảng dạy, bố cục trình bày, tác phong, thậm chí cả hình thức
và học tập từ học viên- sinh viên; bên cạnh đó hoạt động tổ chức quản lý lớp
cũng hết sức quan trọng bởi góp phần không nhỏ vào hiệu của bài giảng chính
là ý thức của học viên- sinh viên, mà điều này phải bắt đầu ngay từ khâu quản
lý lớp. Nó đòi hỏi giảng viên phải có kiến thức sư phạm, nắm được tâm lý
cũng như có khả năng điều hành lớp.
Một vấn đề quan trọng trong việc giảng dạy chính trị đó là, ngoài kiến
thức lí luận thì hiểu biết thực tiễn là vô cùng quan trọng. Do đó để có thể làm
tốt công việc cũng như hoàn thành nhiệm vụ thì bản thân mỗi sinh viên chúng
em phải không ngừng trau dồi kiến thức lý luận và thực tiễn ngay từ bây giờ.
19


Điều quan trọng sau đợt kiến tập vừa qua là chúng em không chỉ thu
nhận được kiến thức mà còn được bồi dưỡng về tinh thần say mê nghề

nghiệp. Để làm tốt bất cứ công việc gì trước hết phải có niềm say mê. Bản
thân em cũng ý thức được rằng cần phải phấn đấu và nỗ lực hơn nữa, để có
thể tiến những bước vững chắc trên con đường mà mình đa chọn.

20


KẾT LUẬN
Một tháng kiến tập khoảng thời gian không dài, song em đa thu hoạch
được một số điểm như sau:
Một là, qua thời gian kiến tập em đa được tiếp cận với thực tế giảng
dạy trên lớp và các hoạt động chuyên môn của giảng viên của Học viện nói
chung và khoa Chính trị Học nói riêng.
Hai là, trong quá trình tham gia tìm hiểu các hoạt động của trường và
của khoa em đa nắm được tình hình, đặc điểm, chức năng, nhiệm vụ của
trường, của khoa. Qua đó giúp em nhận thức rõ vai trò, nhiệm vụ và quan hệ
công tác của người giảng viên lý luận chính trị nói chung và môn Xây dựng
Đảng nói riêng, tạo cơ sở cho đợt thực tập cuối khóa và trong công tác sau
này.
Ba là, qua thời gian kiến tập ở Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam,
em đa nắm bắt được tình hình hoạt động của trường và của trung tâm, giao
lưu với các học viên để rút ra kinh nghiệm giảng dạy của giảng viên sao cho
phù hợp với từng đối tượng học viên, cải thiện mối quan hệ chuẩn mực giữa
giảng viên với học viên.
Bốn là, dưới sự hướng dẫn nhiệt tình, chu đáo của các thầy cô trong
Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam, nhất là các thầy cô trong khoa Công tác
Đảng đa giúp em tự ý thức được việc học và nâng cao ý thức học tập, rèn
luyện, bồi dưỡng tinh thần say mê nghề nghiệp, là giảng viên chuyên ngành
xây dựng Đảng và chính quyền nhà nước
Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ kiến tập của mình, đoàn sinh viên

kiến tập chúng em nói chung và bản thân em nói riêng đa nỗ lực hoàn thành
nhiệm vụ và nhận được sự giúp đỡ tận tình, chu đáo, sự ân cần hướng dẫn chỉ
bảo của Ban giám hiệu , Ban chỉ đạo kiến tập, các thầy , cô giáo trong trường
và đặc biệt là khoa Công tác Đảng – đơn vị trực tiếp tiếp nhận và giúp đỡ em
trong quá trình kiến tập.

21



×