Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Báo cáo tập huấn TNV phục vụ FESTIVAL HUẾ 2016 chinhthuc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.42 MB, 16 trang )

TỈNH ĐOÀN THỪA THIÊN HUẾ
----------------

BÀI THU HOẠCH
TẬP HUẤN TÌNH NGUYỆN VIÊN
PHỤC VỤ FESTIVAL HUẾ 2016

Họ và Tên : HOÀNG ANH CẢM
Sinh ngày : 01 – 06 - 1996
Đơn vị
: Trường Đại Học Nông Lâm Huế
Số báo danh: 029

1


Thừa Thiên Huế, Tháng 04/2016Câu 1: Hãy nêu
khái quát về quần thể Di tích Cố đô Huế được UNESCO công nhận là Di
sản văn hóa Thế Giới ?
Trả lời
Quần thể Di tích Cố đô Huế là Di sản văn hóa Thế Giới chính thức được
ghi vào Danh mục Di sản của UNESCO vào ngày 11-12-1993, đây là Di sản
thứ 410 trong danh mục nhưng lại là Di sản Thế Giới đầu tiên của Việt Nam.
Quần thể Di tích Cố đô Huế là Di sản văn hóa Thế Giới với tiêu chí là (Ciii)
biểu trưng cho sự nổi bật về uy quyền của một đế chế phong kiến đã mất của
Việt Nam vào thời kỳ hưng thịnh nhất của nó đầu thế kỷ XIX; (Civ) là một điển
hình nổi bật của một kinh đô phong kiến phương Đông, gồm 16 hạng mục đáng
chú ý là hệ thống Cung điện trong Tử Cấm Thành, Hoàng Thành, Kinh Thành,
các lăng tẩm, đàn Nam Giao, Văn Miếu, Võ Miếu, chùa Thiên Mụ, hồ Quyền...
Với bề dày lịch sử là một kinh đô của cả nước từ năm 1802 đến năm 1945 do
triều Nguyễn chủ trương xây dựng trên địa bàn Kinh đô Huế xưa (nay thuộc


phạm vi thành phố Huế và một vài vùng phụ cận thuộc tỉnh Thừa Thiên – Huế).
Theo đánh giá của UNESCO thì tính toàn vẹn của quy hoạch đô thị và thiết kế
xây dựng đã đưa Huế trở thành một mẫu mực hiếm có về quy hoạch đô thị vào
cuối thời phong kiến. Đồng thời, quần thể di tích Cố đô Huế cũng được xem là
một ví dụ nổi bật về một loại công trình xây dựng, một quần thể kiến trúc hoặc
kỹ thuật hoặc một cảnh quan minh chứng cho một hay nhiều giai đoạn trong
lịch sử nhân loại theo hướng dẫn thực hiện Công ước Di sản Thế Giới, là tiêu
chí thứ IV. Chính vì vậy, quần thể Di tích Cố đô Huế đã được UNESCO công
nhận là Di sản văn hóa Thế giới với các giá trị đặc biệt về mặt thiên nhiên, văn
hóa vượt qua các ranh giới quốc gia và có ý nghĩa to lớn đối với thế hệ hiện tại
và tương lai của toàn thể nhân loại.
Hiện tại Cố đô Huế đã được Thủ tướng chính phủ Việt Nam đưa vào danh
sách xếp hạng 23 Di tích Quốc gia đặc biệt quan trọng.

2


Quần thể Di tích Cố đô Huế được phân thành các cụm công trình gồm
cụm công trình ngoài Kinh Thành và trong Kinh Thành Huế.
Hệ thống Kinh Thành Huế xây dựng trên một mặt bằng với diện tích hơn
500ha theo hướng phòng thủ, có đồn Mang Cá phòng khi giặc tấn công bằng
đường thủy. Được giới hạn bởi 3 vòng Thành theo thứ tự ngoài lớn, trong nhỏ
đó là Kinh Thành, Hoàng Thành (Cung Thành) và Tử Cấm Thành (còn gọi là
Đại Nội là nơi ở của Vua, sinh hoạt của Hoàng gia. Bên trong Tử Cấm Thành
gồm nhiều hệ thống Đàn miếu như Đàn Tam Giao, Đàn Xã Tắc...). Hệ thống
Kinh Thành Huế có chu vi lên đến 11km, có hình dạng như hình ngôi sao, có 24
cánh chỉa ra ngoài.
Di sản Huế được tìm thấy trong điều kiện nguyên vẹn của quần thể các Di
tích và đặc biệt là trong ý nghĩa của cảnh quan thiên nhiên chứa đựng những
nguyên tắc phong thủy quyết định việc lựa chọn vị trí và thiết kế của các di

tích. Cảnh quan thiên nhiên là một bộ phận không thể tách rời của Di sản văn
hóa Huế, kể từ khi hình thành cả hai yếu tố đó có mối quan hệ gắn bó hữu cơ về
vật chất (địa điểm, vị trí địa lý) lẫn ý nghĩa tâm linh (phong thủy). Chính sự hòa
quyện giữa đặc điểm địa hình của núi sông, gò đảo với sự vận dụng sáng tạo
của con người trong quy hoạch, xây dựng đã góp phần hình thành nên giá trị
nổi bật của đô thị Huế.
Các vị vua triều Nguyễn nhìn nhận vị trí địa lý của Huế không chỉ mang
tầm quan trọng về mặt giao thông, phòng thủ (như hệ thống Kinh thành Huế, có
đồn Mang Cá phòng khi giặc tấn công đường thủy) mà còn mang ý nghĩa đặc
biệt về phong thủy của cả triều đại. Vì thế, các cụm công trình kiến trúc quan
trọng của Huế được quy hoạch dưới thời Nguyễn đều được thiết kế gắn liền với
yếu tố cảnh quan phong thủy, đặc biệt là hồ nước hoặc sông, suối..., núi án, núi
chầu... Những hình ảnh và địa danh nổi tiếng của Huế đã đi vào thơ ca, nhạc
hoạ cũng chính là những yếu tố cảnh quan phong thủy của kiến trúc cung đình
Huế như sông Hương, núi Ngự Bình, cồn Hến, cồn Dã Viên, các cụm kiến trúc
lăng tẩm, đền đài và cảnh quan thiên nhiên gắn liền với chúng. Đây một trong
3


những Giá trị nổi bật toàn cầu về đặc điểm thiết kế cảnh quan nhờ đó mà Huế
được công nhận là Di sản Văn hóa Thế Giới.

Hình 1. Một đoạn Sông Hương chảy qua trước Kinh thành Huế
Từ khi hình thành cho đến đầu thế kỷ XX, quần thể kiến trúc Cố đô Huế
được giữ gìn và củng cố bởi bộ Công của thời triều đình nhà Nguyễn với những
điều cấm, những quy định của triều đình và tư tưởng quy hoạch liên quan mật
thiết đến phong thủy - yếu tố quyết định việc lựa chọn vị trí, thiết kế công trình.
Các Di tích trong Kinh Thành bao gồm:
Kỳ Đài: (Cột cờ) nằm chính giữa mặt phía nam của Kinh Thành Huế,
trong phạm vi pháo đài Nam Chánh (là nơi treo cờ của triều đình). Được xây

dựng năm 1807.

4


Hình 2. Kỳ Đài
Trường Quốc Tử Giám: do chúa Nguyễn Phúc Nguyên cho mở ngay tại
phủ chính để dạy các công tử cùng con em quan lại, được xây dựng tại xã Triều
Sơn (huyện Hương Trà ngày nay). Năm 1770, chúa Nguyễn Phúc Thuần cho
dời Văn Miếu về Long Hồ (phường Kim Long, TP.Huế ngày nay) đặt tên là
Nhà Học hay Học Cung. Khi triều đại Tây Sơn thành lập, vua Quang Trung cho
sửa sang lại Học Cung ở Long Hồ và đổi tên là Quốc Tử Giám. Tháng 2-1808,
vua Gia Long cho dời Văn Miếu về khu đất ở xã An Ninh Thượng và dựng nhà
Quốc Học. Sang triều Minh Mạng, nhà Quốc Học được đổi thành Quốc Tử
Giám. Năm 1909, vua Duy tân cho dời Quốc Tử Giám về trong Kinh Thành,
phía trái Hoàng Thành.

Hình 3. Trường Quốc Tử Giám ngày xưa ở Kinh Thành Huế
Điện Long An: là cung đẹp nhất Kinh Thành Huế, gắn liền với Bảo Định
Cung là hành cung của vua Thiệu Trị được xây dựng năm 1845 phường Tây Lộc
(Huế), làm nơi nghỉ của vua sau lễ Tịnh điền (lễ cày ruộng) đầu xuân.

5


Hình 4. Điện Long An

Hình 5. Trấn phong làm bằng bạc bên trong Điện Long An
Bảo Tàng Mỹ thuật Cung đình Huế: tòa nhà chính của viện bảo tàng
chính là Điện Long An, nằm ở số 3 Lê Trực, TP.Huế. Bảo tàng giúp người tham

quan có một cái nhìn tổng thể về cuộc sống Cung đình Huế và bảo tàng hiện
đang trưng bày 300 hiện vật bằng vàng, sành, sứ, ngự y, ngự dụng, trang phục
của Hoàng thất nhà Nguyễn.

6


Hình 6. Các cổ vật trong Bảo tàng Mỹ thuật Cung đình Huế

Hình 7. Các cổ vật trong Bảo tàng Mỹ thuật Cung đình Huế
Đình Phú Xuân: được xây dựng vào nửa thế kỷ XIX ở tổng Phú Xuân,
huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên – Huế nay phường Tây Lộc, thành phố Huế.

7


Hình 8. Đình Phú Xuân
Hồ Tịnh Tâm: trước đây nguyên là vết tích của đoạn sông Kim Long
chảy qua Huế. Thời Gia Long triều đình cho cải tạo một số đoạn sông và khơi
dòng theo hướng khác để tạo thành Ngự Hà và hồ Ký Tế. Trong hồ này có hai
bãi nổi được dùng làm nơi xây dựng kho chứa thuốc súng và diêm tiêu. Năm
1838, vua Minh Mạng cho dời hai kho súng sang phía đông, làm nơi này thành
nơi giải trí và gọi là hồ Tịnh Tâm.

8


Hình 9. Hồ Tịnh Tâm
Tàng thư lâu: xây dựng năm 1825
trên hồ Học Hải trong Kinh Thành Huế, là

nơi lưu công văn cũ của cơ quan và lục bộ
triều đình nhà Nguyễn. Nơi lưu trữ các tài
liệu văn bản và địa bạ, giấy tờ quan trọng,
quý hiếm liên quan đến sinh hoạt của triều
đình và biến đổi của đất nước lúc bấy giờ.
Hình 10. Tàng thư lâu
Viện Cơ Mật – Tam Tòa: là cơ quan tư vấn của nhà vua, lúc đầu đặt ở nhà
Tả Vu. Sau khi kinh đô thất thủ năm 1885 thì phải dời đến nhà của bộ Lễ, rồi bộ
Binh, cuối cùng là về chùa Giác Hoàng vùng với tòa Giám Sát của người Pháp
và Trực Phòng các bộ nên gọi là Tam Tòa. Hiện nay Tam Tòa nằm ở 23 Tống
Duy Tân, phường Thuận Thành, đông - nam bên trong Kinh Thành Huế và hiện
là trụ sở của Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế.
9


Hình 11. Viện Cơ Mật – Tam Tòa
Cửu vị thần công: (tên gọi 9 khẩu thần công) được các nghệ nhân Huế
đúc thời vua Gia Long. Sau khi đánh bại nhà Tây Sơn, lên ngôi thì vua Gia Long
cho các nghệ nhân đương thời tập trung tất cả chiến lợi phẩm như binh khí và
vật dụng bằng đồng để đúc 9 khẩu thần công làm vật chứng chiến thắng vẻ vang
của mình. Chính thức đúc năm 1803 và hoàn thành năm 1804.

Hình 12. Một số khẩu thần công
Hoàng Thành Huế: nằm bên trong Kinh Thành, để bảo vệ các Cung điện
quan trọng nhất của triều đình, các miếu thời tổ tiên nhà Nguyễn và bảo vệ Tử
Cấm Thành. Hoàng Thành và Tử Cấm Thành gọi chung là Đại Nội.

10



Hình 13. Một cổng của Cung điện Hoàng Gia ở Huế
Các Di tích trong Hoàng Thành gồm:
Ngọ Môn: là cổng chính lớn nhất trong 4 cổng chính lớn của Hoàng
Thành Huế và nằm ở phía nam của Hoàng Thành Huế xây dựng vào năm 1833,
có nghĩa đen là Cổng giữa trưa hay Cổng xoay về hướng Ngọ, là hướng Nam
dành cho các bậc vua Chúa.

Hình 14. Ngọ Môn
Điện Thái Hòa và sân Đại Triều Nghi: nằm trong khu vực Đại Nội của
Kinh Thành Huế. Điện cùng sân chầu dùng cho các buổi triều nghi quan trọng
của triều đình như lễ Đăng Quang, sinh nhật vua, đón tiếp sứ thần chính thức và
11


các buổi đại triều tổ chức 2 lần vào mồng 01 và 15 âm lịch hàng tháng. Được
xây dựng vào năm 1805.

Hình 15. Điện Thái Hòa và sân Đại Triều Nghi
Có nhiều Miếu như: Triệu Tổ Miếu (Triệu Miếu) là để thờ Nguyễn Kim
thân sinh của chúa Tiên Nguyễn Hoàng (xây năm 1804, phía bắc Thái Miếu);
Hưng Tổ Miếu (Hưng Miếu) thờ ông Nguyễn Phúc Luân (Nguyễn Phúc Côn) và
bà Nguyễn Thị Hoàn là cha mẹ vua Gia Long (ở phía tây nam Hoàng Thành,
cách Thế Miếu 50m về phía bắc); Thế Tổ Miếu (Thế Miếu) thờ các vị vua triều
Nguyễn, nơi triều đình đến cúng tế các vị vua quá cố, nữ giới trong triều không
được đến tham dự các cuộc lễ này (ở góc tây nam bên trong Hoàng Thành Huế);
Thái Tổ Miếu (Thái Miếu) thờ các vị chúa Nguyễn, từ Nguyễn Hoàng đến
Nguyễn Phúc Thuần (xây năm 1804 ở góc đông nam bên trong Hoàng Thành,
đối xứng với Thế Miếu phía tây nam)
Và một số Di tích khác như: Cung Diên Thọ (làm nơi sinh hoạt của Hoàng
Thái Hậu triều Nguyễn); Cung Trường Sanh hay Cung Trường Sinh; Hiển Lâm

Các (đài tưởng niệm ghi nhớ công tích của các vua nhà Nguyễn và các quan đại
thần có công lớn; Cửu Đỉnh (9 cái đỉnh đồng, trước Hiển Lâm Các và mỗi đỉnh
có một tên riêng của một vị Hoàng đế của triều Nguyễn với trọng lượng và hình
12


chạm khắc khác nhau); Điện Phụng Tiên (để thờ các vị vua và hoàng hậu nhà
Nguyễn); Tử Cấm Thành (Cung Thành).
Các Di tích trong Tử Cấm Thành: Tả Vu và Hữu Vu; Vạc đồng; Điện Kiến
Trung; Điện Cấn Chánh; Thái Bình Lâu; Duyệt Thị Đường.
Các Di tích ngoài Kinh Thành như Lăng Gia Long (Thiên Thọ Lăng);
Lăng Minh Mạng (Hiếu lăng); Lăng Thiệu Trị (Xương Lăng); Lăng Tự Đức
(Khiêm Lăng); Lăng Đồng Khánh; Lăng Dục Đức (an táng 3 vị vua là Dục Đức,
Thành Thái, Duy Tân); Lăng Khải Định (Ứng Lăng); Trấn Bình đài (dân gian
gọi là đồn Mang Cá); Phu Văn Lâu; Tòa Thương Bạc; Văn Miếu; Võ Miếu; Đàn
Nam Giao; Hổ Quyển; Điện Voi Ré; Điện Hòn Chén; Chùa Thiên Mụ; Trấn Hải
Thành; Nghênh Lương Đình; Cung An Định.
Theo UNESCO đánh giá quần thể Di tích Cố đô Huế hội tụ đủ các yếu tố
như tiêu biểu cho những thành tựu nghệ thuật độc đáo, kiệt tác do bàn tay con
người tạo dựng; Có giá trị to lớn về mặt kỹ thuật xây dựng, nghệ thuật kiến trúc
trong một kế hoạch phát triển đô thị hay chương trình làm đẹp cảnh quan tại một
khu vực văn hóa của Thế Giới; Một quần thể kiến trúc tiêu biểu của một thời kỳ
lịch sử quan trọng; Và kết hợp chặt chẽ với các sự kiện trọng đại, tư tưởng hay
tín ngưỡng có ảnh hưởng lớn, hay với các doanh nhân lịch sử.
Câu 2: Có ý kiến cho rằng Tình nguyện viên là cánh tay nối dài giữa Ban Tổ
chức với du khách bốn phương. Bạn có suy nghĩ gì về ý kiến này ?Liên hệ
bản thân?
Trả lời
Suy nghĩ của em về ý kiến cho rằng “Tình nguyện viên là cánh tay nối dài
giữa Ban Tổ chức với du khách bốn phương” là đúng chính xác.

Vì Tình nguyện viên không chỉ làm theo và hoàn thành những nhiệm vụ
của Ban Tổ chức giao phó; học thêm một số kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm,
ứng xử... Mà còn là một trong những cánh tay, một trong những người sẽ giúp
cho Ban Tổ chức của chương trình giới thiệu, quảng bá rộng rãi hơn nữa mọi
thông tin của chương trình mà mình đang thực hiện chương trình đó. Trong
13


khuôn khổ chương trình sẽ có giới hạn nhất định về thời gian, về chương trình,
số lượng thành viên Ban Tổ chức để quảng bá, giới thiệu, truyền tải những hình
ảnh, gửi những tình cảm tâm tư, nguyện vọng... đến với tất cả mọi du khách khi
đến địa điểm tổ chức để tham quan, du lịch, tham gia với chương trình. Vì thế,
Tình nguyện viên là một trong những thành viên không thể thiếu trong mỗi
chương trình dù lớn hay nhỏ đi chăng nữa để giúp Ban Tổ chức của các chương
trình hỗ trợ làm một số công việc để nhanh chóng hoàn thành sớm nhất, và
chương trình hoàn thành với kết quả tốt nhất; đặc biệt là Tình nguyện viên còn
giúp Ban Tổ chức giới thiệu, quảng bá đến du khách khi đến một địa phương,
địa điểm tổ chức tham quan về thông tin của chương trình chuẩn bị và đang
được tổ chức, về các địa danh, di tích lịch sử, các địa điểm nổi tiếng trên địa bàn
và địa điểm mà Ban tổ chức đang tổ chức sự kiện, chương trình. Là người mà sẽ
giúp Ban Tổ chức truyền cảm hứng, tạo mối quan hệ tốt với mọi du khách đến
từ mọi nơi trên Thế Giới; Là người sẽ quyết định một phần thành công trong
chương trình, là nơi mà tất cả mọi du khách có thể nhìn thấy, tiếp xúc, làm việc
qua với Tình nguyện viên để nhìn nhận một phần nào đó về cách thức tổ chức,
về các chương trình Lễ hội mà các Tình nguyện viên phục vụ sẽ diễn ra.
Hơn nữa, những người đăng ký và tham gia làm Tình nguyện viên về
chương trình nào đó thì trong bản thân họ đã có một lòng tâm huyết, nhiệt huyết
đối với chương trình; họ sẽ muốn thể hiện mình, học tập, rút kinh nghiệm và
trau dồi thêm mọi kiến thức mà họ chưa có hoặc còn thiếu sót. Với những người
Tình nguyện viên là những con người tự nguyện làm các công việc không màng

đến lợi ích gì cho bản thân mình, mà họ làm tình nguyện muốn giúp cho đời,
cho xã hội, cộng đồng xung quanh họ và hơn nữa những Tình nguyện viên họ
tham gia thì họ đã biết sắp xếp mọi thời gian phù hợp, cảm nhận được tình trạng
sức khỏe, mọi điều kiện khác của bản thân, họ đã cảm thấy yêu thích những
công việc của chương trình đó đối với Tình nguyện viên phải hoàn thành,... để
đáp ứng đủ và làm hoàn thành nhiệm vụ, yêu cầu mà từ phía Ban Tổ chức, ban
điều hành những Tình nguyện viên của chương trình đó đưa ra. Với một tính
cách như vậy thì những người làm Tình nguyện viên họ sẽ rất năng động, nhanh
14


chóng tìm hiểu các thông tin của chương trình đó và nhiệt tình làm công việc
được giao đạt kết quả tốt nhất có thể, họ sẽ giúp Ban Tổ chức quảng bá hình
ảnh, tạo mối quan hệ thân thiết từ du khách đối với các Tình nguyện viên. Tạo
nên một hình ảnh vui vẻ, cảm nhận sự hài lòng của du khách đối với Ban Tổ
chức, đối với chương trình, với mọi người dân ở bản địa nơi diễn ra chương
trình đó...
Vì vậy, Tình nguyện viên được xem như những “Cánh tay nối dài” giữa
Ban Tổ chức đối với mọi du khách đến từ các nơi trên Thế Giới đến với địa
phương, đến tham dự chương trình. Những Tình nguyện viên sẽ giúp tạo nên
mối quan hệ gần gũi, tạo sự gắn bó sát lại nhau hơn nữa giữa Ban Tổ chức, ban
điều hành của chương đối với du khách ngày càng gần nhau hơn, thân thiết hơn.
Đặc biệt là chương trình FESTIVAL HUẾ 2016 là một chương trình Lễ
hội lớn không chỉ với Huế, mà còn là một lễ hội lớn mang tầm cỡ của cả nước,
mang tính Quốc tế. Được mọi du khách trong nước và trên Thế Giới chú ý quan
tâm và muốn tham dự Lễ hội này. Nên các Tình nguyện viên phục vụ
FESTIVAL HUẾ 2016 sẽ giúp Ban Tổ chức giảm nhẹ gánh nặng về công việc tổ
chức lẫn đáp ứng thêm một phần số lượng nhân viên làm cho Lễ hội FESTIVAL
HUẾ 2016 càng ngày sẽ càng thêm nhanh chóng hoàn thành và đạt kết quả tốt
nhất.

Chính vì thế, tôi rất mong muốn được làm Tình nguyện viên phục vụ
FESTIVAL HUẾ không những kỳ 2016 này, mà còn tổ chức ở các kỳ sau nữa để
tham gia đóng góp một phần nào đó tình yêu quê hương, đất nước; giúp Ban Tổ
chức chương trình và tỉnh Thừa Thiên – Huế quảng bá, giới thiệu hình ảnh về
các chương trình Lễ hội, về các quần thể Di tích lịch sử của Cố đô Huế, về con
người, văn hóa Huế, là một kinh đô thời xa xưa của đất nước ta đến với bạn bè,
du khách trong nước và quốc tế. Được làm một Tình nguyện viên là một niềm
vinh dự của tôi để được đóng góp sức mình, lòng nhiệt huyết của mình đối với
quê hương, Tổ quốc mà tôi đang sống và học tập tại nơi đây; cố gắng sắp xếp
thời gian học tập và sinh hoạt để sẵn sàng tham gia, tiếp nhận và hoàn thành
mọi công việc mà Ban điều hành giao, cố gắng tạo các mối quan hệ thân thiết,
15


gần gũi với du khách, làm đúng mọi công việc được giao, không lợi dụng để làm
các công việc khác ngoài mục đích của chương trình để vì lợi ích cá nhân... Để
làm cho du khách khi đến với Huế sẽ có cảm nhận, một cái nhìn dễ chịu, cảm
giác được an toàn và yêu mến, sự hài lòng về con người, về các chương trình...
nơi đây được tổ chức trong Lễ hội này. Nhân lễ Kỷ niệm 710 năm Thuận Hóa –
Phú Xuân – Thừa Thiên Huế, chúng ta hãy làm nên một mùa “FESTIVAL HUẾ
2016” diễn ra thành công, tốt đẹp; khẳng định nên một thương hiệu Festival
Huế; quần thể Di tích Cố đô Huế là Di sản văn hóa với hội nhập và phát triển.
Những công việc không lớn nhưng những công việc đối với Tình nguyện viên
cũng đóng góp một phần quan trọng và được coi như mang lại những tình cảm
từ trái tim mình đến với quê hương, đất nước. “Tôi yêu Huế - Tôi yêu Việt
Nam”

16




×