Tải bản đầy đủ (.docx) (41 trang)

Đánh giá phần mềm quản lý bệnh viện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (682.13 KB, 41 trang )

ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngày nay, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân luôn là chính sách ưu tiên
của Đảng, Nhà nước ta. Đặc biệt những thành tựu phát triển về kinh tế, xã hội
của đất nước đã giúp người dân, nhất là người nghèo, có điều kiện tiếp cận tốt
hơn các dịch vụ y tế, giáo dục. Vì vậy ứng dụng công nghệ thông tin trong
ngành y tế rất quan trọng, được coi là nhiệm vụ trọng điểm, hoạt động trọng
tâm. Trong nhiều năm qua, Ngành Y tế đã triển khai ứng dụng công nghệ
thông tin (CNTT) tới nhiều hoạt động y tế từ Trung ương đến địa phương.
Năm 2014, 100% Bệnh viện tuyến Trung ương có ứng dụng phần mềm tin học
bệnh viện, ở tuyến tỉnh và huyện lần lượt là 68%. Nguồn nhân lực là yếu tố
then chốt có ý nghĩa quyết định đối với việc ứng dụng và phát triển CNTT tại
Việt Nam.
Công nghệ thông tin đang dần chứng tỏ tầm ảnh hưởng rất lớn đến mọi
mặt của đời sống xã hội. Đối với hoạt động của ngành y tế, có thể thấy rằng,
CNTT ngày càng đóng vai trò quan trọng, không chỉ “bà đỡ” cho quá trình cải
cách hành chính trong công tác quản lý, điều hành của cơ quan quản lý mà còn
“đỡ đầu” cho việc triển khai ứng dụng thành công các kỹ thuật cao trong công
tác KCB như chụp cắt lớp, mổ nội soi....rồi trong công tác giảng dạy, đào tạo,
giám sát dịch bệnh, nghiên cứu phát triển thuốc.....
Bệnh viện đa huyện Sông Mã đã tiến hành triển khai ứng dụng CNTT
toàn viện từ tháng 11 năm 2014. Sau 2 năm thực hiện đã mang lại một số lợi
ích quan trọng như : Cải cách thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian chờ đợi,
tạo thuận lợi cho quá trình đến khám, chữa bệnh của người dân. Tuy nhiên,
việc ứng dụng CNTT tại bệnh viện vẫn còn một số tồn tại cần được cải tiến do
chưa áp dụng đầy đủ các phân hệ, còn thiếu một số tính năng, việc ứng dụng
CNTT chưa thống nhất, đồng bộ. Cơ sở vật chất chưa đáp ứng được nhu cầu
thực tế tại đơn vị.
Hiện tại việc ứng dụng CNTT trong bệnh viện chủ yếu nhằm mục đích

1



- Phục vụ thầy thuốc trong việc chăm sóc sức khỏe cho người bệnh,
nâng cao chất lượng điều trị, người bệnh sẽ gián tiếp được hưởng lợi từ hệ
thống.
- Phục vụ cho nhu cầu quản lý bệnh viện. (đang được chú trọng tại Việt
Nam như quản lý dược, viện phí...)
- Đáp ứng được nhu cầu trong khám chữa bệnh và thanh toán BHYT
theo đúng thông tư của Bộ Y tế về đồng bộ dữ liệu trong toàn quốc.

2


Mục tiêu nghiên cứu của đề tài:
1. Mô tả thực trạng ứng dụng Công nghệ thông tin trong Quản lý bệnh
viện tại Bệnh viện đa khoa huyện Sông Mã.
2. Đánh giá khả năng đáp ứng, xác định những khó khăn của phần mềm
quản lý bệnh viện tại BVĐK huyện Sông Mã với yêu cầu của Bộ Y tế và bệnh
viện.
Từ những mục tiêu trên chúng tôi thống nhất lấy tên đề tài nghiên cứu là:
Khảo sát thực trạng ứng dụng Công nghệ thông tin trong quản lý
Bệnh viện tại Bệnh viện đa khoa huyện Sông Mã từ tháng 1 năm 2015 đến
tháng 8 năm 2016.

3


Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
BVĐK huyện Sông Mã đã tiến hành triển khai ứng dụng CNTT toàn
viện từ tháng 11 năm 2014 cho tới nay.

Sau 2 năm thực hiện đã mang lại một số lợi ích quan trọng như: cải cách
thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian chờ đợi, tạo thuận lợi cho quá trình đến
khám, chữa bệnh của người dân. Tuy nhiên, việc ứng dụng CNTT tại bệnh
viện vẫn còn một số tồn tại cần được cải tiến.
Chúng tôi thực hiện đề tài nhằm mục tiêu:
1. Mô tả thực trạng ứng dụng CNTT trong Quản lý bệnh viện tại Bệnh
viện đa khoa huyện Sông Mã.
2. Đánh giá khả năng đáp ứng, xác định những khó khăn của phần mềm
quản lý bệnh viện tại BVĐK huyện Sông Mã với yêu cầu của BYT và bệnh
viện.
Thực trạng nghiên cứu cho thấy bệnh viện có tổng cộng 60 máy vi tính
được phân bổ tại 20 khoa phòng, nhiều nhất là phòng TCKT 8 máy. Đội ngũ
nhân viên chuyên trách về CNTT chỉ có 1 người trình độ đại học, tỷ lệ nhân
viên có chứng chỉ tin học còn thấp, đối chiếu với 8 phân hệ quản lý theo quy
định của Bộ y tế bệnh viện thực hiện được 75% còn thiếu 01 phân hệ là: QL
nhân sự - tiền lương, QL chỉ đạo tuyến, QL trang thiết bị y tế có trong phần
mềm nhưng chưa thực sự đáp ứng được hết những yêu cầu của Bệnh viện và
Sở Y tế. Một số biểu mẫu báo cáo cho Bộ y tế và BHXH chưa kết xuất được
tại tất cả các phân hệ. Có 03 tiêu chí chưa có: “Sắp xếp lịch phẫu thuật, thủ
thuật cho người bệnh” và “ Cho phép in hóa đơn thu tiền đặc thù”; “Quản lý
người bệnh nằm theo dõi tại khoa khám bệnh (phòng lưu)”. Phòng Tài chính
kế toán Bệnh Viện đang phải sử dụng thêm phần mềm: Misa. Phòng Tổ chức
hành chính phải dùng thêm phần mềm VNPT-BHXH. Đây là một tồn tại lớn
của phần mềm cần được điều chỉnh và bổ sung hợp lý. Phòng Tổ chức chưa

4


được trang bị phần mềm Quản lý nhân sự - chấm công- tiền lương lên việc
quản lý thông tin hồ sơ cán bộ gặp rất nhiều khó khăn.

Hiện tại Bệnh viện đa khoa huyện Sông Mã đã tiến hành nâng cấp hệ
thống phần mềm Quản lý Bệnh viện bắt đầu triển khai nâng cấp từ ngày 01
tháng 5 năm 2016 nhằm đáp ứng được các yêu cầu về Số liệu báo cáo, trích
xuất dữ liệu đầu ra Bảo hiểm xã hội kết nối liên thông được với BHXH và
BYT.
Các tiêu chí đánh giá nội dung của phần mềm.
1.1. Phân hệ quản lý khoa khám bệnh:
Phân hệ (Mô-đun) quản lý khoa khám bệnh, đăng ký khám chữa bệnh
có chức năng quản lý các thông tin hành chính và các thông tin khám bệnh của
người bệnh để tái sử dụng trong toàn bộ hệ thống phần mềm quản lý bệnh viện
và trong các lần khám sau.
a) Quản lý đăng ký khám chữa bệnh (tiếp đón người bệnh)
Cấp mã người bệnh: đảm bảo nguyên tắc hình thành mã người bệnh duy
nhất, tránh trùng lặp, một người bệnh chỉ có một mã số duy nhất có thể sử
dụng trong các lần khám chữa bệnh sau.
Quản lý đầy đủ thông tin hành chính theo mẫu hồ sơ bệnh án do Bộ Y tế
ban hành:
Các thông tin nhân khẩu học của người bệnh: họ và tên, ngày tháng năm
sinh (năm sinh, hoặc tuổi), địa chỉ 4 cấp: thôn/xóm/số nhà - xã/phường/đường
phố - huyện/quận - tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương.
Các thông tin về đối tượng người bệnh: Miễn, thu phí, BHYT, hộ
nghèo, miễn phí, trẻ em dưới 6 tuổi và các đối tượng khác.
Các thông tin về người bệnh có thẻ BHYT (theo yêu cầu của BHXH
Việt Nam): mã số thẻ, nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu, hạn sử dụng, mã
hưởng quyền lợi của người bệnh BHYT, nơi phát hành thẻ BHYT lần đầu; lý
do đến khám chữa bệnh.
Thông tin nơi chuyển đến: mã số, tên cơ sở y tế…
5



b) Quản lý phòng/buồng khám bệnh
Quản lý chẩn đoán của người bệnh theo ICD-10 (4 ký tự): Tiền sử bệnh
tật; chẩn đoán tuyến trước, chẩn đoán bệnh chính, chẩn đoán các bệnh kèm
theo.
Quản lý thông tin khám bệnh: Ngày giờ khám, họ và tên bác sỹ khám
bệnh, họ tên người nhập dữ liệu.
Quản lý các chỉ định cận lâm sàng, các chỉ định dịch vụ điều trị.
Quản lý kê đơn thuốc tại phòng khám bệnh, in và lưu đơn.
Quản lý thông tin về xử trí của bác sỹ: cấp đơn cho về, điều trị ngoại
trú, nhập viện, chuyển phòng khám…
In phiếu khám bệnh cho người bệnh nhập viện theo mẫu của Bộ Y tế.
c) Quản lý người bệnh điều trị ngoại trú.
Quản lý hồ sơ bệnh án người bệnh điều trị ngoại trú.
Quản lý các chỉ định, dịch vụ điều trị ngoại trú.
Thống kê ngày điều trị ngoại trú.
d) Quản lý người bệnh nằm theo dõi tại khoa khám bệnh (phòng lưu)
Quản lý theo dõi về mặt chuyên môn.
Quản lý các dịch vụ điều trị tại phòng lưu.
đ) Quản lý cận lâm sàng ngoại trú (xem phần quản lý cận lâm sàng)
e) Quản lý dược tại khoa khám bệnh (xem phần quản lý dược). [1]
1.2. Phân hệ quản lý khoa lâm sàng/bệnh nhân nội trú
a) Quản lý thông tin người bệnh
Quản lý các thông tin hành chính theo phiếu nhập viện và biểu mẫu hồ
sơ bệnh án của Bộ Y tế.
b) Quản lý thông tin bệnh tật
Mã hóa bệnh tật theo ICD-10 (4 ký tự):
Quản lý đầy đủ các thông tin về chẩn đoán bệnh: Chẩn đoán của tuyến
trước; Chẩn đoán phòng khám; Chẩn đoán nguyên nhân; Chẩn đoán bệnh kèm
theo; Tiền sử bệnh tật; Chẩn đoán bệnh chính vào viện; Chẩn đoán bệnh chính
6



vào khoa; Chẩn đoán bệnh chính chuyển khoa; Chẩn đoán bệnh chính ra viện;
Chẩn đoán khi tử vong; Chẩn đoán sau khi mổ tử thi.
c) Quản lý thông tin về khoa, giường bệnh
Quản lý giường bệnh: số giường, loại giường, giá tiền, chuyển giường
của từng loại giường.
Xuất khoa, chuyển khoa cho người bệnh.
Xuất viện, chuyển viện.
d) Quản lý thông tin phẫu thuật thủ thuật
Sắp xếp lịch phẫu thuật, thủ thuật, chỉ định phẫu thuật, thủ thuật cho
người bệnh; Họ và tên, ngày - giờ thực hiện, phẫu thuật viên chính, người gây
mê và các thành viên tham gia; loại phẫu thuật, thủ thuật, giá của từng phẫu
thuật thủ thuật.
Quản lý các thông tin trong biên bản phẫu thuật, kết quả thực hiện phẫu
thuật, thủ thuật.
đ) Quản lý báo cáo thống kê
Kết xuất được báo cáo thống kê hoạt động điều trị theo 11 biểu mẫu
thống kê bệnh viện.
Kết xuất được các báo cáo theo yêu cầu của BHXH và các đối tượng
khác (nếu có).
Kết xuất được các báo cáo thống kê theo yêu cầu của bệnh viện.[1]
1.3. Phân hệ quản lý dược_ vật tư tiêu hao

a) Quản lý thông tin thuốc - vật tư
Xây dựng danh mục chuẩn thuốc - vật tư tiêu hao thống nhất cho toàn
bệnh viện.
Quản lý được các thông tin về hạn sử dụng của thuốc, có khả năng lập
bảng theo dõi hạn sử dụng thuốc và có khả năng cảnh báo thuốc sắp hết hạn sử
dụng.

Đáp ứng được yêu cầu thu hồi thuốc theo quyết định thu hồi hay đình
chỉ lưu hành thuốc do Cục Quản lý Dược Việt Nam ban hành.
7


Xây dựng được từ điển tra cứu thông tin hướng dẫn sử dụng thuốc.
b) Quản lý xuất nhập thuốc tại kho dược
Thiết kế hệ thống các danh mục phục vụ cho tác nghiệp xuất, nhập
thuốc.Xây dựng màn hình nhập liệu cho phép khai báo mới, sửa chữa hay hủy
bỏ từng loại danh mục trên.
Xây dựng màn hình nhập liệu cho chức năng nhập thuốc vào kho dược
từ các đầu vào khác nhau: nhập từ nhà cung cấp, nhập thuốc trả lại từ khoa
phòng, nhập thuốc pha chế trong bệnh viện bao gồm các thông tin theo yêu
cầu quản lý của Bộ Y tế.
Xây dựng màn hình nhập liệu cho chức năng xuất thuốc từ kho dược
tương ứng với các loại xuất khác nhau: xuất trả nhà cung cấp, xuất kho lẻ…
bao gồm đầy đủ các thông tin theo yêu cầu quản lý của Bộ Y tế.
Xây dựng màn hình nhập liệu cho phép lập danh sách các thuốc vật tư
phục vụ cho các chức năng xuất khác: xuất để phòng dịch, xuất hủy, xuất
thanh lý, xuất mất/hỏng/vỡ… Dựa trên danh sách này thiết kế chức năng của
chương trình duyệt xuất cho từng trường hợp tương ứng trên, trong đó bao
gồm lập biên bản xuất, phiếu xuất…
c) Quản lý cấp phát thuốc cho bệnh nhân
Xây dựng màn hình nhập liệu cấp phát thuốc cho bệnh nhân theo đơn,
cần phân biệt giữa bệnh nhân bảo hiểm y tế và bệnh nhân điều trị ngoại trú,
trong trường hợp cần thiết phải lập được “Số sao đơn điều trị ngoại trú”.
Chương trình được thiết kế phải có chức năng dự trù thuốc qua mạng
cho bệnh nhân điều trị nội trú trên cơ sở bệnh án điều trị của bệnh nhân. Phân
biệt được dự trù thuốc điều trị cho bệnh nhân hay dự trù thuốc bù tủ trực theo
bệnh nhân.

Xây dựng chức năng hoàn trả thuốc cho các trường hợp bệnh nhân tử
vong, bệnh nhân đổi thuốc hay trốn viện… và chức năng duyệt nhập thuốc
hoàn trả, lập phiếu nhập thuốc hoàn trả từ khoa phòng.
d) Các tiêu chí chung cho quản lý xuất nhập và cấp phát thuốc
8


Phần mềm phải thực hiện quá trình xuất nhập theo nguyên tắc nhập
trước xuất trước và dựa trên hạn sử dụng của thuốc theo đúng quy định tồn trữ
và phân phối thuốc.
Quản lý được việc nhập, xuất và cấp phát thuốc theo các nguồn kinh phí
khác nhau: nguồn ngân sách, nguồn BHYT, nguồn viện trợ…
Phần mềm tin học phải đáp ứng được các yêu cầu tổng hợp, báo cáo
thông tin nhập, xuất, tồn kho nhanh chóng và chính xác.
Cung cấp chức năng tra cứu tìm kiếm theo các tiêu chí khác nhau.
Các biểu mẫu phiếu, sổ sách được in từ phần mềm phải tuân theo đúng
quy chế Dược chính.
Phần mềm phải kết xuất được các mẫu biểu, báo cáo thống kê về công
tác dược bệnh viện quy định trong hệ thống báo cáo thống kê bệnh viện của
Bộ Y tế ban hành. Ngoài ra phải đáp ứng được các biểu mẫu báo cáo thống kê
khác theo yêu cầu quản lý của Sở Y tế, bệnh viện.[1]
1.4. Phân hệ quản lý thanh toán viện phí và bảo hiểm y tế
Phân hệ quản lý viện phí và thanh toán bảo hiểm y tế có tính quyết định
về hiệu quả của phần mềm quản lý bệnh viện. Phân hệ này kết nối với tất cả
các phân hệ hoạt động chuyên môn như: quản lý khoa khám bệnh; xét nghiệm
và thăm dò chức năng; quản lý nội trú; quản lý dược… được cài đặt tại phòng
tài vụ và các điểm thu viện phí trong bệnh viện. Tại các bệnh viện có triển
khai phần mềm quản lý bệnh viện nên thống nhất dùng 1 phần mềm để quản
lý thanh toán BHYT, tránh nhập thông tin nhiều lần, gây lãng phí nhân lực và
phiền hà cho người bệnh.

a) Quản lý thống nhất danh mục các dịch vụ y tế
Thống nhất quản lý danh mục các dịch vụ y tế về tên gọi (theo Bộ Y tế)
giữa quản lý chuyên môn, quản lý thu chi người bệnh dịch vụ và quản lý tài
chính BHYT. Sử dụng tên gọi và mã phẫu thuật, thủ thuật theo danh mục của
Bộ Y tế ban hành; sử dụng tên gọi và mã về dịch vụ cận lâm sàng (bao gồm cả
xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh) theo danh mục của Bộ Y tế ban hành.
9


Quản lý giá của các dịch vụ điều trị: chuyên môn, cận lâm sàng, phẫu
thuật, thủ thuật, thuốc, vật tư tiêu hao… theo các quy định hiện hành của Bộ Y
tế và BHXH Việt Nam.
b) Công khai tài chính chi cho người bệnh
Cho phép tính toán viện phí cho tất cả các đối tượng người bệnh tại bất
kỳ thời điểm nào của quá trình điều trị và với bất kỳ hình thức thu phí nào.
c) Quản lý thu chi của người bệnh theo đối tượng
Người bệnh thanh toán trực tiếp: người bệnh dịch vụ, người nghèo, thực
thanh thực chi.
Người bệnh thanh toán gián tiếp: các nhóm đối tượng người bệnh có thẻ
BHYT thanh toán toàn phần và thanh toán một phần chi phí; trẻ em dưới 6
tuổi.
Người bệnh được miễn phí: đối tượng chính sách, người nghèo, thống kê được
tổng số tiền bệnh viện đã miễn cho người bệnh.
Các đối tượng khác nếu có.
d) Quản lý viện phí ngoại trú
Quản lý thu viện phí người bệnh ngoại trú tại khoa khám bệnh: tiền
khám bệnh; tiền cận lâm sàng; tiền phẫu thuật, thủ thuật; tiền các dịch vụ điều
trị tại phòng khám.
đ) Quản lý viện phí nội trú
Quản lý tiền tạm ứng, tạm thu vào viện (với các đối tượng người bệnh

thanh toán trực tiếp).
Quản lý chi phí điều trị: tiền thuốc, máu, dịch truyền; tiền giường; tiền
phẫu thuật, thủ thuật; tiền dịch vụ cận lâm sàng (xét nghiệm, thăm dò chức
năng, chẩn đoán hình ảnh).
Công khai tài chính từng ngày của người bệnh: cho phép tính toán chi
phí điều trị của người bệnh tại bất kỳ thời điểm nào.
Cho phép in các loại phiếu thanh toán theo biểu mẫu đã ban hành, in hóa đơn
đặc thù.
10


Ngoài ra đối với người bệnh BHYT cần phải quản lý phí các dịch vụ kỹ
thuật cao BHYT chi trả và các khoản mà BHYT không chi trả.
e) Quản lý viện phí của người bệnh có thẻ BHYT
Quản lý phí các dịch vụ kỹ thuật cao BHYT chi trả và các khoản BHYT
không chi trả (người bệnh phải tự chi trả).
In báo cáo và kết xuất được dữ liệu chi tiết về chi phí khám chữa bệnh
của đối tượng người bệnh có thẻ BHYT theo định dạng dữ liệu của cơ quan
BHXH Việt Nam. Trên cơ sở dữ liệu chi tiết của đối tượng tham gia BHYT tại
cơ sở khám chữa bệnh sẽ được cán bộ giám định của BHXH rà soát xác nhận
để lưu trữ và chuyển dữ liệu về tổng hợp tại BHXH tỉnh, thành phố.
f) In hóa đơn, báo cáo tài chính
Cho phép in hóa đơn thu tiền đặc thù (tùy thuộc bệnh viện đăng ký dịch
vụ).
In báo cáo thu viện phí theo các loại từ người bệnh dịch vụ: báo cáo
viện phí phòng khám; báo cáo tạm ứng, tạm thu; thanh toán ra viện.
Kết xuất dữ liệu và in được biểu thống kê về hoạt động tài chính viện
phí và bảo hiểm y tế trong hệ thống biểu mẫu thống kê bệnh viện.[1]
1.5. Phân hệ quản lý Cận lâm sàng
Phân hệ quản lý cận lâm sàng (CLS) được ứng dụng theo từng giai đoạn

khác nhau tùy theo khả năng và hạ tầng cơ sở thông tin của từng bệnh viện. Từ
quản lý các chỉ định cận lâm sàng (thống kê và tính viện phí), quản lý kết quả
cận lâm sàng (phục vụ chuyên môn và bệnh án điện tử), kết nối với máy xét
nghiệm để kết xuất kết quả trực tiếp. Đây là một mô-đun phức tạp đòi hỏi phải
có sự kết nối với các mô - đun khác như quản lý khoa khám bệnh; quản lý các
khoa lâm sàng điều trị nội trú; quản lý kho dược - vật tư y tế, quản lý viện phí.
a) Quản lý danh mục cận lâm sàng
Thống nhất sử dụng tên theo danh mục cận lâm sàng của Bộ Y tế ban
hành trong “Mẫu hồ sơ bệnh án” để đồng bộ quản lý giữa chuyên môn và tài
chính, giữa danh mục giá của BHYT và danh mục giá dịch vụ, bao gồm
11


- Danh mục các nhóm xét nghiệm: Sinh hóa, Huyết học; Tế bào; Vi
sinh; Giải phẫu bệnh, …
- Danh mục các xét nghiệm thăm dò chức năng: Điện tim; Điện não;
Lưu huyết não; Miễn dịch ...
- Danh mục các xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh: XQ; Nội soi; Siêu âm;
CT-Scanner, MRI…
b) Quản lý cận lâm sàng cho người bệnh ngoại trú
Quản lý các chỉ định xét nghiệm của người bệnh từ khoa khám bệnh:
mã người bệnh; tên người bệnh; tên phòng khám chỉ định; tên xét nghiệm;
ngày giờ thực hiện; tên bác sỹ yêu cầu xét nghiệm…
c) Quản lý cận lâm sàng cho người bệnh nội trú
Quản lý chỉ định CLS của từng người bệnh.
Quản lý kết quả CLS của người bệnh.
Các tai biến xảy ra trong khi người bệnh được thực hiện thăm dò CLS.
Chuyển tải thông tin như: phim, hình ảnh, âm thanh của người bệnh và
thông tin lấy từ các máy thăm dò CLS (nếu có).
d) Quản lý kết quả cận lâm sàng tại các khoa xét nghiệm và chẩn đoán

hình ảnh
Cho phép cập nhật, lưu trữ, hiển thị các kết quả thăm dò CLS của người
bệnh đã được thực hiện tại khoa CLS kèm theo thông tin của người bệnh.
Thông tin hành chính và thông tin bệnh tật của người bệnh.
Thông tin về khoa và người chỉ định thăm dò CLS.
Thông tin về kết quả thăm dò CLS: tên xét nghiệm; ngày giờ yêu cầu;
ngày giờ lấy mẫu; ngày giờ thực hiện; người thực hiện; kết quả của xét
nghiệm; ngày giờ trả kết quả; người nhập liệu;…
- Hướng tới kết nối với các máy xét nghiệm để kết xuất kết quả trực
tiếp.
đ) Quản lý giá cận lâm sàng (xem phần quản lý viện phí)

12


e) Quản lý vật tư, hóa chất phục vụ cận lâm sàng (xem phần quản lý
dược, vật tư tiêu hao, hóa chất CLS)
f) Quản lý báo cáo thống kê và kết xuất dữ liệu
Kết xuất dữ liệu được ra các biểu mẫu thống kê hoạt động CLS (biểu
mẫu về chẩn đoán hình ảnh và xét nghiệm) của biểu mẫu thống kê bệnh viện.
Kết xuất được các báo cáo thống kê theo yêu cầu quản lý của bệnh viện.
[1]

13


Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu:
- Số liệu thứ cấp: các báo cáo thống kê về hoạt động ứng dụng CNTT

trong bệnh viện.
- Phần mềm Misa, phần mềm VNPT-BHXH đang được ứng dụng tại
bệnh viện.
- Cán bộ làm công tác CNTT, công tác thống kê, báo cáo, điều dưỡng
hành chính, bác sĩ.
2.2. Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang thực hiện từ tháng 1/2015 đến
tháng 8/2016.
Thu thập số liệu từ các phòng ban liên quan: phòng Tổ chức - Hành
chính, phòng Kế hoạch nghiệp vụ, phòng Tài chính kế toán và các khoa lâm
sàng, cận lâm sàng.
Đánh giá phần mềm quản lý bệnh viện đang được ứng dụng: dựa vào các
tiêu chí mà Bộ Y tế đã ban hành trong Quyết định số 5573/QĐ_BYT về “Tiêu
chí phần mềm và nội dung một số phân hệ phần mềm tin học quản lý bệnh
viện”
Các tiêu chí đánh giá phần mềm:
- Đạt: thỏa mãn các yêu cầu do Bộ Y tế đặt ra.
- Chưa đạt: thỏa mãn một phần các yêu cầu do Bộ y tế đặt ra.
- Chưa có: không thỏa mãn bất cứ một yêu cầu nào.
Phỏng vấn một số nhân viên thường xuyên sử dụng phần mềm, cỡ mẫu
50 phiếu.
2.3. Thống kê, xử lý số liệu
Số liệu được xử lý theo phương pháp thống kê, chương trình SPSS 16.0
và vẽ biểu đồ bằng Excel. Sử dụng các thuật toán: tỷ lệ phần trăm, số trung
bình cộng. Số liệu thu được có độ tin cậy với p < 0,05.
14


Đánh giá kết quả nhiên cứu dựa vào tiêu chí phần mềm và nội dung một
số phân hệ phần mềm tin học quản lý Bệnh viện[1].

2.4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
+ Ý nghĩa khoa học:
- Nghiên cứu thực trạng ứng dụng CNTT trong Quản lý tại Bệnh viện đa
khoa huyện Sông Mã.
- Nghiên cứu đặc điểm mối liên hệ giữa các phân hệ trong hệ thống phần
mềm Quản lý Bệnh viện.
+ Ý nghĩa thực tiễn:
- Đánh giá khả năng đáp ứng của phần mềm quản lý bệnh viện tại Bệnh
viện đa khoa huyện Sông Mã
- Xác định một số khó khăn thuận lợi trong việc sử dụng phần mềm của
nhân viên y tế tại bệnh viện đa khoa huyện Sông Mã
2.5. Kế hoạch triển khai đề tài nghiên cứu
- Quý I. 2015: Thống nhất mục tiêu để đề ra tên đề tài nghiên cứu khoa
học cấp cơ sở năm 2015, Soạn thảo đề cương nghiên cứu và phân chia công
việc cụ thể cho từng thành viên tham gia.
- Quý II. 2015: Thu thập số liệu điều tra.
- Quý III. 2015 + Quý I. 2016: Xử lý số liệu, phân tích kết quả đạt được,
hoàn thiện đề tài NCKH cấp cơ sở.
Tháng 10.2016: Báo cáo đề tài NCKH với Hội đồng khoa học cấp Bệnh
viện.

15


Sơ đồ thiết kế nghiên cứu
Chọn đối tượng phù hợp với tiêu chuẩn đưa vào nghiên cứu

- Khai thác thủ tục hành chính
- Các phân hệ trong phần mềm
- Xét nghiệm cận lâm sàng


- Báo cáo, trích xuất dữ liệu đầu ra
(Kết quả ứng dụng các phân hệ)

Nhận xét
Đánh giá
Kết luận

16


Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Mô tả thực trạng ứng dụng CNTT trong Quản lý bệnh viện tại
Bệnh viện đa khoa huyện Sông Mã.
3.1.1. Thông tin chung cơ sở hạ tầng về CNTT.
Hầu hết các khoa, phòng của bệnh viện đều được lắp đặt máy vi tính,
với tổng số máy hiện có là 60. Trong đó, có 03 bộ máy vi tính được công ty
Viettel cung cấp hỗ trợ cho đơn vị để làm công tác kết nối liên thông dữ liệu
BHXH (Phòng Khám đa khoa khu vực Chiềng Khương 01 bộ, Phòng Khám
đa khoa khu vực Mường Lầm 01 bộ, Phòng Kế hoạch Nghiệp vụ 01 bộ.
Bảng 3.1. Phân bổ trang thiết bị CNTT tại các khoa phòng
STT
1
2
3
4
5
6
7

8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20

Khoa/phòng
Khoa Nội TH
Khoa YHCT
Khoa Ngoại
Khoa Liên chuyên khoa (TMH-RHM)
Khoa Sản
Khoa Nhi
Khoa Khám bệnh
Khoa Hồi sức cấp cứu
Khoa Chẩn đoán hình ảnh
Khoa Xét nghiệm
Khoa Truyền nhiễm
Khoa Dược
Phòng Tổ chức – Hành chính
Phòng Tài chính – Kế toán
Phòng Kế hoạch nghiệp vụ

Phòng Điều dưỡng
Khoa Chống nhiễm khuẩn
Khoa Dinh Dưỡng tiết chế
Phòng Khám ĐKKV Chiềng Khương
Phòng Khám ĐKKV Mường Lầm
Tổng cộng
17

Máy vi tính
Tổng số
3
1
3
2
5
2
7
1
2
2
2
6
2
8
4
1
1
2
3
3

60

Tỷ lệ %
5,0
1,67
5,0
3,33
8,33
3,33
11,67
1,67
3,33
3,33
3,33
10
3,33
13,33
6,68
1,67
1,67
3,33
5,0
5,0
100


Bảng 3.2. Đánh giá thực trạng hoạt động của máy vi tính tại bệnh viện
Máy vi tính




Không

n = 50
40

%
70

n = 50
10

%
30

Khả năng trục trặc của máy

19

38

31

62

Mức độ ổn định của mạng

30

60


20

40

Khả năng đáp ứng

Nhận xét:
- Có đến 30% nhân viên y tế được khảo sát đánh giá số lượng máy vi
tính hiện có không đáp ứng được nhu cầu, do đối tượng được khảo sát có 80%
là thường xuyên sử dụng máy vi tính.
- Có 38% nhân viên y tế được khảo sát đánh giá khả năng trục trặc của
máy hay sảy ra nhưng chủ yếu là do lỗi hệ điều hành và được khắc phục kịp
thời.
- Có 60% NVYT được khảo sát đánh giá mức ổn định của mạng là ổn
định.

Biểu đồ 3.1. Thực trạng hoạt động của máy vi tính tại bệnh viện

3.1.2. Tình hình nhân lực CNTT
Đội ngũ nhân viên chuyên trách về CNTT chỉ có 1 người có trình độ đại
học. Nhiệm vụ chính là đảm báo các phần mềm vận hành thông suốt, đáp ứng
một phần khối lượng công việc CNTT của bệnh viện, một phần công việc
18


cũng phải được hỗ trợ từ các công ty máy tính bên ngoài thông qua hợp đồng
ký kết với các công ty (chủ yếu là nhà cung cấp phần mềm).
Ngoài cán bộ chuyên trách về CNTT, còn có một đội ngũ nhân viên là
các Y, bác sỹ, điều dưỡng, kỹ thuật viên, kế toán viên được đào tạo để có thể

sử dụng các ứng dụng CNTT của bệnh viện. Những nhân viên này sử dụng
máy tính trong công việc hàng ngày, đưa ứng dụng CNTT vào hoạt động quản
lý bệnh viện. Trình độ tin học và khả năng sử dụng máy tính trong công việc
của các cán bộ cũng phản ánh chất lượng nhân lực CNTT của bệnh viện.

Bảng 3.3. Tình hình nhân sự thực hiện:
Tổng số
Chứng Chứng
chỉ A chỉ B
n
%

6
81
100
100
Nhận xét:

NV khối hành
chính
Chứng
Chứng
chỉ A
chỉ B
2
33,33

16
19,75


NV khoa LS
Chứn
g chỉ
A
3
50

Chứn
g chỉ
B
54
66,67

NV khoa cận
LS
Chứn Chứng
g chỉ
chỉ B
A
1
11
16,67 13,58

- Tỷ lệ nhân viên có chứng chỉ tin học loại A là 6,89; B là 93,1 số cán bộ
có chứng chỉ còn thấp so với tổng số cán bộ tại đơn vị. Nguyên nhân là do
bệnh viện có nhiều nhân viên lớn tuổi, đã làm việc lâu năm nên việc yêu cầu
có chứng chỉ tin học cũng là một việc khó khăn
3.1.3. Tình hình phần mềm quản lý đang ứng dụng tại Bệnh viện.
Hiện nay phần mềm Quản lý Bệnh viện tại bệnh viện đã được triển khai
toàn viện từ năm 2014 với các phân hệ chính gồm: Quản lý khoa khám bệnh,

quản lý bệnh nhân nội trú, quản lý viện phí, quản lý Dược - vật tư tiêu hao.
Trước đây chỉ áp dụng để quản lý Hồ sơ bệnh án và báo cáo cho Bộ Y tế. Bên
19


cạnh đó bệnh viện cũng sử dụng song song 01 phần mềm dành riêng cho
phòng Tài chính kế toán do phân hệ “QL Viện phí và BHYT” còn gặp một số
sai sót khi xuất báo cáo. Phần mềm quản lý nhân sự chưa được trang bị. 02
phần mềm lẻ này cũng không liên kết được với phần mềm Quản lý tổng thể
Bệnh viện.
Phần mềm hoạt động dưới sự giám sát của phòng Tổ chức hành chính,
nhân viên Công nghệ thông tin và do các đơn vị làm việc tự quản lý. Nếu có
trục trặc lớn sẽ làm việc trực tiếp với công ty viết phần mềm, kỹ sư CNTT của
bệnh viện khắc phục sửa chữa những lỗi thường gặp, theo dõi các danh mục
dịch vụ kỹ thuật, danh mục thuốc vật tư kịp thời đáp ứng nhu cầu của đơn vị.

Bảng 3.4. Các phần mềm đang được sử dụng tại bệnh viện:
ST
T
1

2

3
4

Tên ứng
dụng
Quản lý Bệnh
viện

Ứng dụng
quản lý kế
toán
tài chính
Phầm mềm
Bảo hiểm
Phần mềm
đồng bộ dữ
liệu

Tên phần mềm Hiện trạng Khoa, phòng sử dụng
Phần mềm quản
lý bệnh viện
BVST4.0

Đang sử
dụng

Tổ chức hành chính,Kế
hoạch nghiệp vụ,Các
khoa Lâm sàng, các
khoa Cận lâm sàng,
Dược, Tài chính kế toán

MiSa

Đang sử
dụng

VNPT-BHXH

2.0

Đang sử
dụng

Tổ Chức- Hành Chính

Đang sử
dụng

Tổ Chức- Hành Chính,
phòng Kế hoạch nghiệp
vụ

Tài chính kế toán

Theo Bộ y tế “Tại các bệnh viện có triển khai phần mềm quản lý bệnh
viện nên thống nhất dùng 1 phần mềm để quản lý thanh toán BHYT, tránh
nhập thông tin nhiều lần, gây lãng phí nhân lực và phiền hà cho người bệnh”.
20


Tuy nhiên, hiện tại phòng Tài chính kế toán Bệnh viện đang phải sử dụng 2
phần mềm: Quản lý Bệnh viện và Misa.Trong phần mềm quản lý Bệnh viện
của Bệnh viện chưa quản lý được nhân sự tại Bệnh viện. Đây là một tồn tại
lớn của phần mềm cần được điều chỉnh và bổ sung hợp lý.

3.2. Đánh giá khả năng đáp ứng của phần mềm quản lý bệnh viện
tại BVĐK huyện Sông Mã với yêu cầu của BYT và bệnh viện.
Đối chiếu với 8 phân hệ quản lý theo quy định của Bộ y tế, phần mềm

Quản lý Bệnh viện của bệnh viện đa khoa huyện Sông Mã thiếu 1 phân hệ, đó
là Quản lý nhân sự -Tiền lương, các phân hệ như Quản lý Trang thiết bị Y tế,
Quản lý chỉ đạo tuyến có trong phần mềm nhưng chưa hiển thị hết được thông
tin theo yêu cầu cơ bản.
Bảng 3.5. So sánh các phân hệ bệnh viện đang sử dụng với quy định
của BYT:
ST
T

Các phân hệ theo quy định của BYT
(QĐ 5573/QĐ-BYT)

Các phân hệ quản lý của BVĐK
huyện Sông Mã

1

QL Khoa khám bệnh

QL Khoa khám bệnh

2

QL bệnh nhân nội trú

QL bệnh nhân nội trú

3

QL Dược_VTTH


QL Dược_VTTH

4

QL Viện phí và BHYT

QL Viện phí và BHYT

5

QL Cận lâm sàng

QL Cận lâm sàng

6

QL nhân sự _tiền lương

7

QL Trang thiết bị y tế

QL Trang thiết bị y tế

8

QL Chỉ đạo tuyến

QL Chỉ đạo tuyến


3.2.1.Đánh giá nội dung của phần mềm.
3.2.1.1. Phân hệ quản lý khoa khám bệnh:
Bảng 3.6. Đánh giá phân hệ phần mềm QL khoa khám bệnh
21


Các tiêu chí
Tiêu chí nội dung
(23 tiêu chí)
Nhận xét:

Đạt
n
20

Chưa đạt
n
%
2
8,7

%
87,0

Chưa có
n
%
1
4,4


p
< 0,05

- Có 87,0% tiêu chí của phân hệ đạt.
- Có 8,7% tiêu chí chưa đạt đó là: Tiêu chí “Đáp ứng các báo cáo, thống
kê của Bệnh viện, BYT, BHXH”.
- Có 4,4% tiêu chí chưa có là: Quản lý người bệnh nằm theo dõi tại
khoa khám bệnh (phòng lưu)
Quản lý theo dõi về mặt chuyên môn.
Quản lý các dịch vụ điều trị tại phòng lưu.

Biểu đồ 3.2. Đánh giá phân hệ phần mềm QL khoa khám bệnh.
3.2.1.2. Phân hệ quản lý khoa lâm sàng/bệnh nhân nội trú
Bảng 3.7. Đánh giá phân hệ phần mềm QL khoa lâm sàng/bệnh nhân
nội trú
Các tiêu chí

SL

Tiêu chí nội dung
(11 tiêu chí)
Nhận xét:

11

Đạt
n
8


%
72,72

Chưa đạt
n
%
2
18,18

Chưa có
n
%
1
9,1

p
< 0,05

- Có 72,72% tiêu chí nội dung của phân hệ là đạt.
- Có 18,18% tiêu chí nội dung được đánh giá là chưa đạt đó là Tiêu chí
“Quản lý các thông tin trong biên bản phẫu thuật, kết quả phẫu thuật, thủ
thuật”, do các khoa phòng có thực hiện phẫu thuật, thủ thuật không nhập đầy
đủ thông tin nên không thể kiểm tra khi có nhu cầu và xuất báo cáo. Tiêu chí
“Đáp ứng các báo cáo, thống kê của Bệnh viện, BYT, BHXH”: chưa cung cấp
được các số liệu cần thiết cho BHYT,
22


- Tiêu chí chưa có: 9,1%. Tiêu chí “sắp xếp lịch phẫu thuật, thủ thuật
cho người bệnh”.


Biểu đồ 3.3. Đánh giá phân hệ phần mềm QL khoa lâm sàng/bệnh
nhân nội trú
3.2.1.3. Phân hệ quản lý dược - vật tư tiêu hao
Bảng 3.8. Đánh giá phân hệ phần mềm QL Dược
Các tiêu chí

SL

Tiêu chí nội dung
(15 tiêu chí)
Nhận xét:

15

Đạt
n
13

%
86,67

Chưa đạt
n
%
2
13,33

Chưa có
n

%
0
0

p
< 0,05

- Tiêu chí đạt: 86,67 %.
- Tiêu chí chưa đạt: 13,33 %, gồm các tiêu chí sau: Tiêu chí “Đáp ứng
các báo cáo, thống kê của Bệnh viện, BYT, BHXH”: Cung cấp các số liệu cần
thiết cho BHYT, biểu mẫu của BYT và bệnh viện còn chưa đáp ứng được đầy
đủ.

Biểu đồ 3.4. Đánh giá phân hệ phần mềm QL Dược
3.2.1.4. Phân hệ quản lý thanh toán viện phí và bảo hiểm y tế
Bảng 3.9. Đánh giá phân hệ phần mềm QL thanh toán viện phí và
Bảo hiểm y tế.
Các tiêu chí

SL

Tiêu chí nội dung

14

Đạt
n
11

%

78,6

Nhận xét:
- Tiêu chí đạt: 78,6 %.
23

Chưa đạt
n
%
2
14,3

Chưa có
n
%
1
7,1

p
< 0,05


- Tiêu chí chưa đạt: 14,3% gồm các tiêu chí: “Đáp ứng các báo cáo,
thống kê của Bệnh viện, BYT, BHXH”
- Tiêu chí chưa có: 7,1% là tiêu chí “Cho phép in hóa đơn thu tiền đặc
thù”. Đây là tiêu chí quan trọng giảm thời gian chờ của bệnh nhân.

Biểu đồ 3.5. Đánh giá phân hệ phần mềm QL thanh toán viện phí và
Bảo hiểm y tế.
3.2.1.5. Phân hệ quản lý Cận lâm sàng

Bảng 3.10. Đánh giá phân hệ quản lý Cận lâm sàng
Các tiêu chí

SL

Tiêu chí nội dung
( 14 tiêu chí)

14

Đạt
n
12

%
85,7
2

Chưa đạt
n
%
1
7,14

Chưa có
n
%
1 7,14

Nhận xét:

- Tiêu chí đạt: 85,72 %.
- Tiêu chí chưa đạt: 7,14% gồm các tiêu chí: “Đáp ứng các báo cáo,
thống kê của Bệnh viện, BYT, BHXH”
- Tiêu chí chưa có: 7,14% là tiêu chí “kết nối với các máy xét nghiệm để
kết xuất kết quả trực tiếp”.

Biểu đồ 3.6. Đánh giá phân hệ quản lý Cận lâm sàng
3.2.2. Đánh giá theo tiêu chí kỹ thuật của phần mềm.
Đánh giá phần mềm quản lý theo 7 tiêu chí kỹ thuật bộ y tế quy định,
kết quả như sau:
- Các tiêu chí các phân hệ đều đạt:
24


+ Chuẩn UTF-8 (UTF-8 là bộ mã hóa kí tự được sử dụng phổ biến trong
hầu hết các trang thông tin trên mạng Internet, được Tổ chức thư Internet
khuyến nghị sử dụng trong các chương trình thư điện tử. UTF-8 được sử dụng
là bộ mã hóa ký tự trong các hệ điều hành, ngôn ngữ lập trình, giao diện lập
trình ứng dụng hay trong các ứng dụng phần mềm).
+ Chuẩn HL7 (chuẩn dành cho trao đổi dữ liệu).
+ Phần mềm mở
+ An toàn dữ liệu và bảo mật thông tin: 100 % phần mềm đạt
+ Sao lưu dự phòng và phục hồi dữ liệu: 100 % phần mềm đạt
+ Chuẩn danh mục theo quy định của Bộ Y tế.
+ An toàn dữ liệu và bảo mật thông tin:
Phần mềm của bệnh viện được bảo mật thông tin và an toàn dữ liệu với
3 lớp: Hệ điều hành, hệ quản trị cơ sở dữ liệu và phần mềm ứng dụng. Trong
mỗi hệ điều hành và hệ Quản trị cơ sở dữ liệu đều có chức năng bảo mật và an
toàn dữ liệu, điều này thể hiện ở việc phân quyền cho người sử dụng.
+ Sao lưu dự phòng và phục hồi dữ liệu: Dữ liệu được sao lưu vào máy

chủ hàng ngày.
+ Chuẩn danh mục theo quy định của Bộ Y tế:
Bảng 3.11. So sánh Danh mục sử dụng trong phần mềm tin học
QLBV theo quy định của BYT.
STT
1
2
3
4

Danh mục sử dụng trong phần mềm tin
học QLBVtheo quy định của BYT (QĐ
5573/QĐ-BYT)
Mã hành chính theo Tổng cục Thống kê
ban hành
Mã BV theo danh mục của BYT ban hành
Mã nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu
của người bệnh có thẻ BHYT theo BHXH
Việt Nam
Mã nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu
của người bệnh có thẻ BHYT theo BHXH
Việt Nam.
25

Danh mục sử dụng
trongphần mềm tin
học QLBVcủa BVĐK
huyện Sông Mã
Đúng theo quy định
Đúng theo quy định

Đúng theo quy định
Đúng theo quy định


×