Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

CHUYÊN đề “tìm HIỂU về HIDROXIT LƯỠNG TÍNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (340.87 KB, 12 trang )

TRƯỜNG THCS&THPT MỸ PHƯỚC
TỔ HOÁ - SINH

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

CHUYÊN ĐỀ

“TÌM HIỂU VỀ HIDROXIT LƯỠNG TÍNH
QUA THÍ NGHIỆM HOÁ HỌC”
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Thí nghiệm hoá học là một việc làm không thể thiếu đối với một tiết dạy hoá
học. Đặc biệt, đối với những kiến thức trừu tượng như hợp chất lưỡng tính học sinh
không thể tưởng tượng được các hiện tượng xảy ra mà phải hình thành từ những hình
ảnh, những thí nghiệm cụ thể mới có thể ghi nhớ được kiến thức một cách chính xác.
Trong chương trình lớp 11 học sinh đã biết về hidroxit lưỡng tính. Tuy nhiên,
những kiến thức này các em chỉ biết sơ qua chứ chưa tìm hiểu sâu. Việc cho học sinh
tiến hành thí nghiệm để hình thành kiến thức mới sẽ giúp phát huy được toàn diện các
năng lực cần thiết cho học sinh.
Mục tiêu chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo hiện nay rất coi trọng việc hiểu
biết của học sinh về các kiến thức thực nghiệm và vận dụng những kiến thức đó để
giải thích các hiện tượng xảy ra trong tự nhiên và trong đời sống hằng ngày.
Vì thế tổ Hóa – Sinh thực hiện chuyên đề “tìm hiểu về hidroxit lưỡng tính qua
thí nghiệm hoá học” nhằm giúp học sinh phát triển toàn diện các năng lực cần thiết và
nâng cao chất lượng bộ môn Hóa của khối 12 nói riêng cũng như nâng cao chất lượng
của Nhà trường nói chung.
II. ĐẶC ĐIỂM, TÌNH HÌNH
1. Thuận lợi
- Được sự quan tâm chỉ đạo của Ban giám hiệu trường.
- Giáo viên dạy môn hoá được đi dự các buổi tập huấn chuyên môn trong các


năm qua và dự các buổi hội giảng do Hội đồng bộ môn tổ chức.
- Hai giáo viên dạy môn hoá THPT có sự thống nhất trong việc biên soạn giáo án
giảng dạy đặc biệt là các tiết có thí nghiệm hoá học.
- Giáo viên dạy môn hoá còn trẻ, khỏe, năng động và có tinh thần học hỏi cao.
- Nhà trường có phòng để bố trí thực hành và có nhân viên hỗ trợ soạn dụng cụ,
hoá chất khi giáo viên cần.
- Hoá chất và dụng cụ thực hành tương đối đầy đủ.
- Đa số học sinh đều rất thích các tiết dạy có thí nghiệm hoá học và các tiết thực
hành.
Trang 1


2. Khó khăn
- Khối THPT chỉ có 2 giáo viên, trong đó có 1 giáo viên phải dạy 3 khối lớp khác
nhau gây khó khăn trong quá trình soạn giảng và chuẩn bị tiết dạy.
- Chưa có phòng thực hành đúng qui cách để thuận lợi hơn trong quá trình giảng
dạy các tiết thực hành.
- Một số ít học sinh còn lơ là trong việc học nên không quan tâm đến việc hoạt
động chung với nhóm trong các buổi thực hành hay làm thí nghiệm trên lớp.
- Một số hoá chất đã quá cũ nên hiện tượng ở một số thí nghiệm không chính
xác.
- Khả năng giáo viên còn hạn chế, chưa tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong
giảng dạy.
III. NỘI DUNG
1. Chuẩn bị tiết dạy
a. Chuẩn bị của giáo viên
- Soạn giáo án đầy đủ và chi tiết.
- Lập bảng đề nghị nhân viên phòng thiết bị soạn đầy đủ dụng cụ và hoá chất
cần thiết (đã chuẩn bị từ đầu năm kế hoạch sử dụng đồ dùng dạy học)
- Xem lại các dụng cụ và thử lại các thí nghiệm đã đề nghị soạn có đúng và đầy

đủ chưa.
b. Chuẩn bị của học sinh
- Đọc bài mới trước ở nhà và trả lời các câu hỏi gợi ý ở sách giáo khoa.
-Trả lời các câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên.
- Xem các kiến thức có liên quan đến bài mới mà các em sẽ học.
2. Nội dung về hidroxit lưỡng tính
- Trong chương trình chuẩn của môn hoá học lớp 12 có hai bài nói về hidroxit
lưỡng tính là:
+ Bài nhôm và hợp chất của nhôm.
+ Bài crom và hợp chất của crom.
- Trong hai bài trên có kiến thức về hidroxit lưỡng tính mà học sinh cần phải
đặc biệt chú ý như phải mô tả được tính chất vật lý và các hiện tượng xảy ra ở các
phản ứng hoá học. Các em học sinh không thể quan sát từ thí nghiệm ảo được vì hiện
tượng rất khó nhìn thấy và khó ghi nhớ nếu cho xem thí nghiệm ảo. Do vậy khi giảng
dạy 2 bài này nên cho học sinh tìm hiểu tính chất lưỡng tính của các hidroxit qua thí
nghiệm hoá học do chính các em làm. Có như vậy thì học sinh mới hiểu được và
Trang 2


không nhằm lẫn các tính chất của các chất với nhau và sẽ nhớ được đầy đủ, chính xác
các hiện tượng xảy ra ở từng phản ứng.
2.1. Tính chất của hidroxit
a. Tính chất vật lí: M(OH)3 là chất rắn, không tan trong nước
b. Tính chất hoá học
* Tác dụng với dung dịch axit � Muối + nước
Thí nghiệm: Cho từ từ dung dịch HCl đến dư vào M(OH) 3 Hiện tượng thu được:
Kết tủa tan
+ PTPT: M(OH)3 + 3HCl � MCl3 + 3H2O
+ PT ion: M(OH)3 + 3H+ � M3+ + 3H2O
* Tác dụng với dung dịch bazơ � Muối + nước

Thí nghiệm: Cho từ từ dung dịch NaOH đến dư vào M(OH) 3 Hiện tượng thu được:
Kết tủa tan
+ PTPT: M(OH)3 + NaOH � NaMO2 + 2H2O
+ PT ion: M(OH)3 + OH- � MO2- + 2H2O
 Hidroxit M(OH)3 : Vừa tác dụng với axit vừa tác dụng với bazơ Có tính lưỡng
tính.
2.2. Điều chế hidroxit: M(OH)3
Tiến hành 2 thí nghiệm :
-TN: Cho từ từ dung dịch NH3 đến dư vào muối MCl3  Hiện tượng: xuất hiện kết
tủa không tan trong dung dịch NH3 dư.
+ PTPT: MCl3 + 3 NH3 + 3 H2O � M(OH)3  + 3 NH4Cl
+ PT ion: M3+ + 3 NH3 + 3 H2O � M(OH)3  + 3 NH4+
2.3. Nhận biết ion M3+
- TN: Cho từ từ dung dịch NaOH đến dư vào muối MCl3 Hiện tượng: Xuất hiện kết
tủa rồi sau đó kết tủa tan trong dung dịch NaOH dư.
+ PTPT: MCl3 + 3NaOH � M(OH)3  + 3NaCl
+ PT ion: M3+ + 3OH- � M(OH)3 
+ PTPT: M(OH)3+ NaOH (dư) � NaMO2 + 2H2O
+ PT ion: M(OH)3  + OH- (dư) � MO2- + 2H2O
2.4. Bài toán áp dụng: Tìm khối lượng M(OH)3 �
Dạng 1: Khi cho dung dịch muối M3+ tác dụng với dung dịch bazơ.
- Các phương trình có thể xảy ra:
M3+ + 3OH- � M(OH)3 � (1)
M(OH)3 �+ OH- � MO2- + 2H2O (2)
M3+ + 4OH- � MO2- + 2H2O (3)
Trang 3


- Để xác định được khối lượng hidroxit kết tủa (M(OH) 3 �) sinh ra ta cần lập tỉ lệ số
mol OH- và M3+


Tỉ lệ số mol
nOH 
nM 3

a
n� 



nOH 

3 ( Bazơ thiếu hoặc vừa đủ tạo ra kết tủa)
+ a 3  PTPT (1) xãy ra :
+ 3 < a < 4 PTPT (1) và (2)xãy ra: n�  4nM  nOH (Bazơ tạo ra kết tủa rồi hoà tan 1
phần)
+ a �4  PTPT (3) xãy ra : n �= 0 (Bazơ dư tan hết kết tủa)
3



Dạng 2: Khi cho dung dịch muối MO2- tác dụng với dung dịch axit.
- Các phương trình có thể xãy ra :
H+ + MO2- + H2O � M(OH)3 �(1)
3H+ + M(OH)3 � � M3+ + 3H2O (2)
4H+ + MO2- + H2O � M3+ + 3H2O (3)
( Hay 4H+ + MO2- � M3+ + 2H2O)
- Để xác định được khối lượng hidroxit kết tủa (M(OH) 3 �) sinh ra ta cần lập tỉ lệ số
mol H+ và MO2-


Tỉ lệ số mol
nH 
nMO 

a

2



+ a �1  PTPT (1) xảy ra : n �= nH ( Axit chỉ thiếu hoặc đủ tạo ra kết tủa)
+ 1 < a < 4PTPT (1) và (2)xảy ra: n� 

4nMO  nH 
2

3

(Axit tạo ra kết tủa rồi hoà tan 1

phần)
+ a �4  PTPT (3) xảy ra : n �= 0 (Axit dư tan hết kết tủa)
3. Tiết dạy minh họa

BÀI 27: NHÔM VÀ HỢP CHẤT CỦA NHÔM ( Tiết 3)
I. MỤC TIÊU :
A. CHUẨN KIẾN THỨC – KỸ NĂNG

1. Kiến thức :
Hiểu:

Trang 4


- Tính chất vật lí và ứng dụng của một số hợp chất: Al 2O3, Al(OH)3, muối
nhôm.
- Tính chất lưỡng tính của Al2O3, Al(OH)3: vừa tác dụng với axit mạnh, vừa tác
dụng với bazơ mạnh.
- Cách nhận biết ion nhôm trong dung dịch.
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng làm các thí nghiệm đơn giản, quan sát và giải thích hiện
tượng thí nghiệm
- Quan sát mẫu vật, thí nghiệm, rút ra kết luận về tính chất hóa học và nhận biết
ion nhôm.
- Dự đoán, kiểm tra bằng thí nghiệm và kết luận được tính chất hóa học của
hợp chất nhôm, nhận biết ion nhôm.
- Viết các PTHH phân tử và ion rút gọn (nếu có) minh họa tính chất hóa học
của hợp chất nhôm.
- Bài toán tính khối lượng kết tủa thu được khi cho dung dịch bazơ tác dụng
với dung dịch muối nhôm
3. Thái độ :
- Giáo dục tính cẩn thận trong học tập
- Giáo dục ý thức bảo quản những đồ vật bằng nhôm
4.Phát triển năng lực:
- Năng lực tính toán hóa học
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học .
- Năng lực thực hành thí nghiệm
-Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống
- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học
B. TRỌNG TÂM:
- Tính chất hóa học cơ bản của Al2O3, Al(OH)3.

- Cách nhận biết Al3+ trong dung dịch.
II. CHUẨN BỊ :
1. Giáo viên :
- Giáo án và hệ thống câu hỏi
- Dụng cụ : Ống nghiệm, giá để ống nghiệm, cốc thuỷ tinh, ống nhỏ giọt, kẹp
ống nghiệm,.
- Hóa chất: các dd HCl, dd NaOH , dd NH3, dd AlCl3 sử dụng cho 4 tổ
2. Học sinh :
- Soạn bài trước và trả lời câu hỏi ở SGK : Cho biết tính chất và ứng dụng của
một số hợp chất quan trọng của nhôm.
- Xem lại phần hidroxit lưỡng tính ở bài axit - bazơ - muối lớp 11.
- Xem lại tính chất lưỡng tính của amino axit ở bài amino axit lớp 12.
III. PHƯƠNG PHÁP:
- Phương pháp nêu vấn đề và giải quyết vấn đề
Trang 5


- Phương pháp thí nghiệm và sử dụng phương tiện trực quan.
- Phương pháp dạy học hợp tác nhóm.
IV. BÀI GIẢNG:
1.Ổn định lớp
2.Kiểm tra bài cũ: Củng cố chung
Chuẩn bị trang trình chiếu theo 4 ô chữ (đã ghi) :
1/ Sản phẩm của hai phản ứng hóa học sau có đặc điểm gì giống nhau ?
0

t
� Al2O3 + 2Fe
2Al + Fe2O3 ��
t0


� Al2O3 + 2Cr
2Al+ Cr2O3 ��
? (Al2O3)
2/ Người phụ nữ này đã dùng hóa chất gì để làm trong nước ? (phèn chua)
3/ Hợp chất Al(OH)3 có tên là gì ? (nhôm hidroxit)
4/ Hãy cho biết nguyên liệu dùng để điều chế nhôm? (quặng boxit)
HS chọn ngẫu nhiên từng ô, mỗi ô 5 giây để trả lời
 Vào bài : oxit nhôm, hidroxit nhôm, phèn chua, …vv.. đây là một số
hợp chất cơ bản của nhôm. Vậy tính chất của các hợp chất này như thế nào ?
 chúng ta sẽ tìm hiểu từng hợp chất
3.Bài mới
Hoạt động 1: Tìm hiểu về nhôm oxit

NỘI DUNG
B. HỢP CHẤT CỦA NHÔM
I. NHÔM OXIT Al2O3
1.Tính chất vật lí :
* Al2O3 là chất rắn màu trắng,
không tan và không tác dụng với
nước, t 0nc >20500C
2.Tính chất hóa học:
- Tác dụng với dd axit :
Al2O3 + 6HCl  2AlCl3 + 3H2O
Al2O3 + 6H+ → 2Al3+ + 3H2O
- Tác dụng với dd kiềm :
Al2O3+2NaOH  2NaAlO2+ H2O
Natri aluminat
Al2O3 + 2OH → 2AlO2- + H2O
Kết luận:

Nhôm oxit (Al2O3) là oxit
lưỡng tính:
vừa tác dụng với dd axit vừa tác
dụng với dd bazơ

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA
HS

● Giới thiệu hình ảnh về ●Al2O3 là chất rắn màu
oxit nhôm  Gọi HS cho trắng, không tan và
không tác dụng với
biết TCVL của Al2O3 ?
nước, t 0nc >20500C
●Nhôm oxit là loại hợp
● Al2O3 là oxit lưỡng
chất gì?
tính
 Vậy oxit nhôm có
Td được với dd axit,
TCHH đặc trưng nào?
dd bazơ.
Al2O3 + 6HCl  2AlCl3 +
● Viết phương trình
3H2O
chứng minh Al2O3 là
oxit lưỡng tính ?
GV hướng dẫn viết pt ion


Al2O3 +2NaOH 
2NaAlO2+H2O

●Vậy nhôm oxit là loại
hợp chất gì ?
Nhôm oxit (Al2O3) là
oxit lưỡng tính:
Trang 6


● Trong tự nhiên nhôm
oxit tồn tại ở dạng nào ?

3.Ứng dụng:
Al2O3 tồn tại ở dạng :
● Oxit ngậm nước :
●Nêu ra 1 vài ứng dụng
+ Quặng boxit (Al2O3 .2H2O)  sx mà em biết ?
GV chiếu hình ảnh ứng
nhôm.
dụng của nhôm oxit
● Oxit khan: đá quý rất cứng:
+ Corinđon : trong suốt, không màu.
 chế tạo đá mài, giấy nhám...
+ Đá rubi(hồng ngọc): màu đỏ đồ
trang sức, kĩ thuật laze.
+ Đá saphia: màu xanh. đồ trang
sức.
+ Bột nhôm oxit  chất xúc tác
Hoạt động 2: Tìm hiểu về nhôm hiđroxit


● Oxit ngậm nước ,
Oxit khan
● HS nêu ứng dụng dựa
vào SGK và thực tế mà
em biết

NỘI DUNG

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA
HS

II. NHÔM HIĐROXIT Al(OH)3
1. Lí tính:
Al(OH)3 là chất rắn, màu trắng, kết
tủa ở dạng keo, kém bền với nhiệt
t
2Al (OH)3 ��
� Al2O3 + 3H2O
2. Hoá tính:

●GV: điều chế sẵn
Al(OH)3 và yêu cầu HS
quan sát và nêu tính chất
vật lí ?

● HS quan sát mẫu ống
nghiệp và trả lời

Al(OH)3 là chất rắn,
màu trắng, kết tủa ở
dạng keo.
●HS lên bảng viết
PTHH

0

●GV bổ sung tính kém
bền với nhiệt.
● Dự đoán TCHH của
nhôm hidroxit các em
● HS làm thí nghiệm
tiến hành TN sau và hoàn
thành nội dung của phiếu
học tập sau
Phiếu học tập số 1(4
phút)
TIẾN HÀNH
THÍ NGHIỆM
Ống 1: Nhỏ từ từ từng
giọt dd HCl đến dư vào
Al(OH)3, lắc nhẹ
Ống 2: Nhỏ từ từ từng
giọt dd NaOH đến dư vào
Al(OH)3, lắc nhẹ
●HS hoàn thành phiếu 1
Trang 7



- Tác dụng với các dd axit mạnh:
3 HCl + Al(OH)3  AlCl3 + 3
H2O
3 H+ + Al(OH)3  Al3+ + 3
H2O
- Tác dụng với các dd bazơ
mạnh :
Al(OH)3 + NaOH NaAlO2 +
2H2O
Al(OH)3 + OH-  AlO2  + 2H2O

 Al(OH)3 là một hidroxit lưỡng
tính .

3. Điều chế:

AlCl3 + 3NH3 + 3H2O→Al(OH)3  + 3NH4Cl
Al3+ + 3 NH3 + 3 H2O  Al(OH)3  + 3 NH4+
Hoặc Al3+ + 3OH- (vừa đủ) Al(OH)3 

Quan sát hiện tượng?
Viết PTHH?
PHIẾU TRẢ LỜI
THÍ NGHỆM
Ống 1: Hiện tượng……
PTPT:…………………
PT ion:…………………
Ống 2: Hiện
tượng………
PTPT:…………………

PT ion:…………………
Gọi đại diện hai nhóm
dán phiếu trả lời
Nhóm còn lại nhận xét
● Vậy Al(OH)3 có TCHH
cơ bản là gì?

theo nhóm

●Al(OH)3 được điều chế
từ chất nào ?
Phiếu học tập số 2 (2
phút )
TIẾN HÀNH
THÍ NGHỆM
Lấy khoảng 2ml dd
AlCl3 cho vào ống
nghiệm.Tiếp tục nhỏ từng
giọt dd NH3 vào cho đến
dư.
Quan sát hiện tượng?
Viết PTHH?
PHIẾU TRẢ LỜI
THÍ NGHIỆM
Hiện tượng : ………….
PTPT………………….
PT ion:…………………
●GV gọi đại diện 2
nhóm dán phiếu trả lời
và nhóm còn lại nhận xét


●HS Al(OH)3 được điều
chế từ dd AlCl3 với dd
NH3 ?

● HS TN1: kết tủa tan
TN2:kết tủa tan
● PTHH
Al(OH)3+3HCl→AlCl3+3H2O
3 H+ + Al(OH)3  Al3+ + 3
H2O
Al(OH)3+NaOHNaAlO2+2H
OAl(OH)3 + OH-  AlO2 

2

+2H2O

●HS : Al(OH)3 là một
hiđroxit lưỡng tính

●HS làm thí nghiệm
●HS hoàn thành phiếu 2
theo nhóm
Hiện tượng có kết tủa
keo trắng
AlCl3 + 3NH3 + 3H2O
→Al(OH)3  + 3NH4Cl
Al3+ + 3 NH3 + 3 H2O 
Al(OH)3  + 3 NH4+


Hoạt động 3: Tìm hiểu về nhôm sunfat
NỘI DUNG

HOẠT ĐỘNG CỦA GV
Trang 8

HOẠT ĐỘNG CỦA
HS


III. NHÔM SUNFAT
●GV gọi HS cho biết
●HS: nghiên cứu và trả
-Công thức của phèn chua lời
?
-Công thức của phèn
chua
- Nếu thay ion K+ trong

● Công thức của phèn chua:
K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O
Hay KAl(SO4)2.12H2O

Phèn
nhôm
:
phèn chua bằng ion Li+,
M2SO4.Al2(SO4)3.24H2O
( M+ là Li+ , Na+ , NH4+ )

Na+ hay NH4+ thì muối
● Dùng trong ngành thuộc da,
kép thu được có tên gọi là
công nghiệp giấy, chất cầm màu
gì?
trong ngành nhuộm vải, chất làm
-Ứng dụng của phèn
trong nước.
chua?

K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O
-Thay ion K+ bằng ion
Li+ , Na+, NH4+ gọi là
phèn nhôm
-Ứng dụng:
Ngành thuộc da
Ngành nhuộm vải
Công nghiệp giấy
Chất làm trong nước
3+
Hoạt động 4: Tìm hiểu về cách nhận biết ion Al trong dung dịch
NỘI DUNG

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA
HS

IV. CÁCH NHẬN BIẾT ION Al3+
TRONG DUNG DỊCH


Dùng dd NaOH từ từ đến dư :
- Trước hết thấy có kết tủa keo
xuất hiện
AlCl3+3NaOH Al(OH)3 +3NaCl
Al3+ + 3OH-  Al(OH)3 
- Sau đó kết tủa tan ra khi NaOH

Al(OH)3 + NaOH dư NaAlO2+2
H2O
Al(OH)3+OH- dư  AlO2  +2H2O

●Muốn nhận biết sự có
mặt của ion Al3+ người ta
làm bằng cách nào?
Phiếu học tập số 3 (2
phút)
TIẾN HÀNH THÍ
NGHỆM
Lấy khoảng 2ml dd AlCl3
cho vào ống nghiệm.Tiếp
tục nhỏ từng giọt dd
NaOH vào cho đến dư.
Quan sát hiện tượng?
Viết PTHH?
PHIẾU TRẢ LỜI
THÍ NGHIỆM
Hiện tượng :…………
PTHH:… ……………….
PT ion:…………………

●GV gọi đại diện 2 nhóm
dán phiếu trả lời và nhóm
còn lại nhận xét.
Trang 9

●HS: dùng dd NaOH

●HS:làm thí nghiệm

●HS hoàn thành phiếu 3
theo nhóm.
Lúc đầu có kết tủa keo
trắng
Sau kết tủa tan trong dd
NaOH dư
AlCl3+3NaOH
Al(OH)3 +3NaCl
Al(OH)3 + NaOH dư
 NaAlO2+2 H2O


Chú ý : Cho muối nhôm tác dụng với dung dịch bazơ có thể xãy ra các trường
hợp :
3NaOH+AlCl33NaCl+Al(OH)3 (1)
3x
x
x
NaOH + Al(OH)3NaAlO2+2H2O (2)
x
x

4NaOH +AlCl3 3NaCl +NaAlO2+2H2O
(3)
Muốn xác định khối lượng kết tủa thu được ta cần lập tỉ lệ số mol OH- và Al3+

nOH 
nAl 3

a



+ a 3  Phản ứng xảy ra theo PTHH (1) 

n� 

nOH 
3

+ 3 < a < 4 Phản ứng xảy ra theo PTHH (1) và (2)  n�  4nAl 3  nOH 
+ a �4  Phản ứng xảy ra theo PTHH (3) n�  0  Không

còn kết tủa

Củng cố:

Câu 1/ Cho phương trình hóa học sau:
2Al(OH)3 +3H2SO4 Al2(SO4)3 +6H2O
Al(OH)3 +KOH KAlO2 +2H2O
Hai phương trình trên chứng tỏ Al(OH)3 là chất
A.có tính lưỡng tính

B.có tính bazơ và tính khử
C.có tính axit và tính khử
D.vừa có tính oxh,vừa có tính khử
Trang 10


Câu 2/ Al2O3 và Al(OH)3 thể hiện tính chất lưỡng tính khi phản ứng với nhóm
chất nào sau đây ?
A. KOH và KNO3
B. HCl, H2SO4
C. KOH và HCl
D. NaOH và Ba(OH)2
Câu 3/ Cho từ từ dd NH3 vào dd AlCl3 (1) & dd NaOH vào dd AlCl3 (2) hiện
tượng quan sát được là :
A. (1) xuất hiện kết tủa sau đó kết tủa tan, (2) xuất hiện kết tủa không tan
B. (1),(2) xuất hiện kết tủa không tan
C. (1) xuất hiện kết tủa không tan, (2) xuất hiện kết tủa sau đó kết tủa tan
D. (1),(2) xuất hiện kết tủa sau đó kết tủa tan
  (B) trong  HCl

  (C) đục  HCl

  (D)
Câu 4/ DD AlCl3 ( trong) (A) đục  NaOH
trong
(A),(B),(C),(D) lần lượt là :
A.Al2O3, AlCl3 , Al(OH)3 , AlCl3
B.Al(OH)3 , NaAlO2 , Al(OH)3,
AlCl3
C.NaAlO2 , Al(OH)3 ,AlCl3, Al2O3

D.Al(OH)3, NaAlO2 , AlCl3
,Al(OH)3
Câu 5/ Cho 4,005g AlCl3 vào 100ml dd NaOH 0,1M. Sau khi pứ xong thu được
bao nhiêu gam kết tủa
A.0,78g
B.2,34g
C.0,26g
D.1,65g
Câu 6/ Cho 100ml dd Al2(SO4)3 0,1M với 700ml dd NaOH 0,1M. Sau khi phản
ứng kết thúc thu được bao nhiêu gam kết tủa
A.1,56g
B.1,82g
C.4,26 g
D.0,78g
Dặn dò: Học bài, làm các bài tập sgk. Chuẩn bị tiết sau BÀI 29 :LUYỆN TẬP
TÍNH CHẤT CỦA NHÔM VÀ HỢP CHẤT CỦA NHÔM
Hướng dẫn bài tập trong SGK 6/129
IV. KẾT QUẢ THỰC HIỆN
Với chuyên đề này năm qua tôi đã áp dụng trên 2 lớp 12 1 và 122 vào học kì
II của năm học 2014 – 2015 đạt kết quả như sau:
Trước khi áp dụng
Lớp – Sĩ số

Dưới trung
bình

Sau khi áp dụng

Trên trung bình
(%)


(%)

Dưới trung
bình

Trên trung bình
(%)

(%)

Lớp

Sĩ số

TS

Tỉ lệ

TS

Tỉ lệ

TS

Tỉ lệ

TS

Tỉ lệ


121

37

2

5,4%

35

94,6%

0

0

37

100%

122

37

12

32,4%

25


67,6%

3

8,1%

34

91.9%

Trang 11


V. KẾT LUẬN
Trên đây là chuyên đề “tìm hiểu về hidroxit lưỡng tính qua thí nghiệm hoá học”
của bộ môn Hoá trường THCS – THPT Mỹ Phước đã áp dụng trong quá trình giảng
dạy. Trong quá trình thực hiện chuyên đề không thể nào tránh khỏi những sai sót.
Chúng tôi rất mong nhận được nhiều sự đóng góp chân thành của quý đồng nghiệp
để cho chuyên đề được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cám ơn và trân trọng kính
chào!
DUYỆT CỦA BGH

Mỹ Phước, ngày 26 tháng 01 năm 2016
TM. TỔ HÓA - SINH
TỔ TRƯỞNG

NGUYỄN THỊ CẨM HẰNG

Trang 12




×