Tải bản đầy đủ (.pdf) (161 trang)

Xây dựng bản đồ cấp năng suất cho rừng keo lai tại tỉnh thừa thiên huế ( Luận án tiến sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.3 MB, 161 trang )

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

VIỆN KHOA HỌC LÂM NGHIỆP VIỆT NAM
……………o0o…………….

HỒ THANH HÀ

XÂY DỰNG BẢN ĐỒ CẤP NĂNG SUẤT CHO
RỪNG KEO LAI TẠI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
Chuyên ngành: Điều tra và Quy hoạch rừng
Mã số: 62.62.02.08

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS.TS. VŨ TIẾN HINH

Hà Nội - Năm 2013


2

PHẦN MỞ ĐẦU
1. BỐI CẢNH CHUNG
Những thập kỷ qua, Việt Nam đã có nhiều nỗ lực trong cơng tác phát triển
trồng rừng. Từ năm 1992 đến năm 2010, chính phủ đã ban hành và thực hiện các
chƣơng trình dự án phát triển rừng, nhƣ chƣơng trình 327 [9], dự án 661 [56]. Thủ
tƣớng Chính phủ đã ban hành quyết định 147 về phát triển lâm nghiệp trong đó sẽ
có 2 triệu ha rừng trồng mới vào năm 2015. Theo hƣớng dẫn này, Chính phủ sẽ chi
khoảng 40 tỷ đồng để hỗ trợ các công ty, tổ chức trồng rừng [57]. Hỗ trợ cho trồng


rừng là một trong những giải pháp để giảm nghèo nhanh và bền vững ở 61 huyện
nghèo nhất Việt Nam [8]. Sự hỗ trợ của Chính phủ trong việc trồng rừng đã góp
phần tạo việc làm cho ngƣời dân nông thôn, cải thiện thu nhập hộ gia đình và gia
tăng giá trị xuất khẩu bằng cách xuất khẩu các sản phẩm làm từ rừng trồng, nhƣ
giấy và bột giấy, đồ gỗ và ván sợi nhân tạo. Bên cạnh sự hỗ trợ từ chính phủ, việc
trồng rừng và tái trồng rừng đã nhận đƣợc hỗ trợ từ nhiều tổ chức phi chính phủ
thơng qua các dự án/chƣơng trình phát triển Lâm nghiệp.
Rừng và đất Lâm nghiệp đƣợc giao cho tổ chức, cá nhân, và hộ gia đình là
một trong những chính sách Lâm nghiệp lớn ở Việt Nam. Việc giao đất, giao rừng
đã thể hiện phƣơng pháp tiếp cận có sự tham gia trong phát triển Lâm nghiệp và
quản lý tài nguyên rừng nhằm cải thiện sinh kế của ngƣời dân ở các vùng nông thôn,
miền núi. Sau khi lệnh cấm khai thác gỗ từ rừng tự nhiên, rừng trồng trở thành
nguồn cung cấp lâm sản chính của Việt Nam. Nhiều loài cây đã đƣợc trồng, chẳng
hạn nhƣ Bạch đàn, Thơng, Quế, các lồi Keo, các lồi bản địa, v.v. Mỗi lồi có đặc
điểm và cơng dụng riêng.
Tuy nhiên, Keo lai là loài đƣợc ngƣời dân quan tâm nhất, bởi nó dễ trồng, chi
phí thấp, có thể sống đƣợc trên đất nghèo dinh dƣỡng, cho năng suất cao, có khả
năng cải tạo đất và chu kỳ sản xuất đặc biệt ngắn so với các loài cây rừng khác. Gỗ
Keo lai có thể đƣợc sử dụng cho xây dựng, đồ gỗ, ván ép, và đặc biệt là đối với
nguyên liệu giấy. Gỗ các loài Keo đƣợc sử dụng cho xây dựng có yêu cầu chất
lƣợng cao, thân cây lớn, đòi hỏi chu kỳ kinh doanh dài (khoảng 10-12 năm), trong


3

khi rừng Keo lai đƣợc sử dụng để sản xuất giấy nguyên liệu, đóng gói vật liệu mất
khoảng 5-8 năm tùy thuộc vào giống, tốc độ tăng trƣởng cũng nhƣ chất lƣợng đất,
và khả năng đầu tƣ. Sản phẩm gỗ Keo lai (nguyên liệu giấy) có tiềm năng để trở
thành một trong những mặt hàng xuất khẩu có khả năng cạnh tranh nhất trong
ngành Lâm nghiệp.

Theo báo cáo của tổ chức tài nguyên gỗ Quốc tế, Việt Nam đã trở thành một
nƣớc xuất khẩu chính về dăm gỗ trong một thời gian ngắn. Nếu nhƣ năm 2002, cả
nƣớc chỉ xuất khẩu khoảng 150.000 tấn dăm gỗ thì đến năm 2008, Việt Nam đã trở
thành nƣớc xuất khẩu lớn thứ tƣ về dăm gỗ trên thế giới, với khối lƣợng ƣớc tính
khoảng hai triệu tấn. Đến năm 2011, Việt Nam đã vƣợt qua Australia để đứng đầu
thế giới về xuất khẩu dăm gỗ với sản lƣợng là 5,4 triệu tấn. Thị trƣờng dăm gỗ chủ
yếu là Nhật Bản và Trung Quốc, riêng Đài Loan và Hàn Quốc chiếm khoảng 10
phần trăm [116]. Việc xuất khẩu dăm gỗ, trong đó đa số là từ gỗ Keo lai, đã liên tục
tăng lên trong những năm qua. Sự phát triển về xuất khẩu dăm gỗ nhờ có sự quan
tâm và tham gia tích cực từ các hộ gia đình đƣợc nhận đất lâm nghiệp tham gia
trồng rừng Keo lai.
2. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Trong xu hƣớng phát triển kinh tế của ngƣời dân đƣợc giao đất Lâm nghiệp,
cũng nhƣ để đáp ứng nhu cầu nguyên liệu gỗ, đặc biệt là dăm gỗ xuất khẩu, trong
những năm gần đây, công tác trồng rừng tại Thừa Thiên Huế đang phát triển mạnh,
đặc biệt là trồng rừng cây Keo lai. Ở Thừa Thiên Huế, Keo lai hiện đang là loài cây
chiếm ƣu thế về diện tích trong rừng trồng sản xuất, đặc biệt là trồng rừng cung cấp
nguyên liệu giấy. Nhu cầu về rừng trồng loài cây này ngày càng cao khi trên địa bàn
có nhiều nhà máy chế biến gỗ có sử dụng gỗ Keo lai. Sự phát triển của thị trƣờng đã
góp phần thúc đẩy phát triển diện tích rừng trồng, đặc biệt đã chú trọng đầu tƣ trồng
rừng thâm canh nhằm tăng năng suất, rút ngắn chu kỳ kinh doanh, góp phần không
nhỏ vào việc nâng cao độ che phủ rừng của Tỉnh cũng nhƣ cải thiện sinh kế cho
ngƣời dân sống dựa vào rừng.


4

Mặc dù Keo lai hiện chiếm tỷ trọng lớn trong rừng sản xuất ở Thừa Thiên
Huế, nhƣng nó vẫn chƣa đƣợc chú trọng nghiên cứu nhiều. Đặc biệt là khả năng dự
báo năng suất để ngƣời dân có hƣớng đầu tƣ sao cho hiệu quả kinh tế cao hơn. Vấn

đề này không chỉ ảnh hƣởng đến nguồn thu nhập của ngƣời dân mà cịn có tính chất
quyết định đến sự phát triển tài nguyên rừng, đặc biệt là rừng trồng sản xuất.
Thơng thƣờng, các nghiên cứu dự đốn sản lƣợng chỉ tập trung vào dự đoán
sản lƣợng gỗ của các khu rừng, mà phần chính là thân cây. Chỉ tiêu dùng để dự báo
sản lƣợng là dựa vào cấp đất và tuổi cây. Các nhà khoa học thƣờng sử dụng chiều
cao (thƣờng là chiều cao tầng trội), đƣợc xem nhƣ là chỉ tiêu đánh giá tổng hợp của
tất cả các điều kiện lập địa, sinh thái và biện pháp kỹ thuật, cùng với chỉ tiêu tuổi
cây để xác định cấp đất cho các khu rừng trồng thuần loài đều tuổi. Sản lƣợng dự
báo thƣờng là trữ lƣợng tính theo mét khối, nhƣng lại khó áp dụng cho ngƣời dân,
đặc biệt là rừng phục vụ cho nguyên liệu giấy, khi rừng thƣờng đƣợc thu mua sản
phẩm dƣới dạng là ste hoặc là tấn (trọng lƣợng). Các nghiên cứu trƣớc đây về Keo
lai trên địa bàn chủ yếu chú trọng đến đặc tính sinh vật học, sinh thái học. Một số
cơng trình nghiên cứu về sản lƣợng Keo lai nhƣng chỉ tập trung vào xây dựng các
biểu quá trình sinh trƣởng mà chƣa đề cập các nhân tố ảnh hƣởng đến sản lƣợng
cũng nhƣ lập bản đồ cấp năng suất cho rừng Keo lai trên địa bàn.
Do đó, việc xác định các nhân tố ảnh hƣởng đến năng suất rừng Keo lai và
trên cơ sở đó xây dựng bản đồ cấp năng suất là rất cần thiết, không chỉ cho các nhà
hoạch định chính sách mà cịn thiết thực với các hộ trồng rừng Keo lai, các cơng ty
lâm nghiệp có những ứng dụng trong việc chọn lập địa, xác định biện pháp kỹ thuật
lâm sinh thích hợp nhằm nâng cao sản lƣợng rừng Keo lai, đáp ứng nhu cầu của thị
trƣờng, nâng cao đời sống kinh tế cho những hộ gia đình sống ở vùng sâu, vùng xa
có đất trồng rừng.
3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
3.1. Mục tiêu chung
Xây dựng đƣợc mô hình dự báo năng suất và lập bản đồ cấp năng suất góp
phần phát triển bền vững diện tích rừng Keo lai trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.


5


3.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá đƣợc hiện trạng và cơ sở cho phát triển rừng trồng Keo lai trên địa
bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
- Xác định đƣợc một số nhân tố ảnh hƣởng đến năng suất rừng Keo lai trên
địa bàn.
- Xây dựng đƣợc mơ hình tƣơng quan dự báo năng suất rừng Keo lai và thể
hiện dƣới dạng bản đồ cấp năng suất.
4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI
4.1. Đóng góp về khoa học:
Góp phần hồn thiện cơ sở khoa học cho dự báo năng suất rừng nhằm phát
triển bền vững diện tích rừng trồng Keo lai trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
Góp phần ứng dụng khoa học sản lƣợng rừng với công nghệ GIS vào việc
thể hiện cấp năng suất rừng dƣới dạng các bản đồ số hóa.
Bƣớc đầu sử dụng biến giả (biến Dummy) cho các nhân tố định tính trong
tƣơng quan hồi qui đa biến để dự báo năng suất rừng trồng.
4.2. Đóng góp về thực tiễn:
Xây dựng và thể hiện năng suất rừng Keo lai dƣới dạng bản đồ số tạo điều
kiện thuận lợi cho công tác quản lý, định hƣớng phát triển bền vững rừng trồng Keo
lai trên địa bàn nghiên cứu, cũng nhƣ cho ngƣời dân khi sử dụng.
5. GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU:
5.1. Giới hạn của một số khái niệm trong đề tài:
- Trồng rừng thâm canh là phƣơng thức trồng rừng, trong đó có các hoạt
động nhƣ làm đất bằng cày toàn diện hoặc đào hố bằng cơ giới (máy xúc), có sự
chăm sóc và bón phân từ 1 đến 3 năm đầu theo qui trình hƣớng dẫn.
- Trồng rừng quảng canh là phƣơng thức trồng rừng, trong đó đất chỉ đƣợc
đào hố cục bộ, khơng chăm sóc và bón phân trong các năm đầu hoặc có nhƣng
khơng đủ (chỉ 1 lần) và khơng đúng theo qui trình hƣớng dẫn.


6


- Sản lƣợng của lô rừng là sản lƣợng gỗ thƣơng phẩm, bao gồm khối lƣợng
gỗ gia dụng (gỗ xẻ) và khối lƣợng gỗ làm nguyên liệu (dăm gỗ), đƣợc tính bằng đơn
vị tấn. Sản lƣợng rừng đƣợc tính là tổng khối lƣợng gỗ đã bóc vỏ. Năng suất rừng
(tấn/ha) đƣợc tính bằng tổng sản lƣợng chia cho diện tích lô rừng khai thác.
5.2. Giới hạn về đối tƣợng nghiên cứu:
Đối tƣợng nghiên cứu là những lâm phần Keo lai khơng phân biệt theo các
xuất xứ/dịng, đƣợc trồng thuần lồi, đều tuổi, bằng cây con có bầu theo phƣơng
pháp giâm hom, rừng chƣa qua tỉa thƣa và đƣợc tiến hành khai thác tại tuổi 6.
5.3. Giới hạn về không gian và thời gian nghiên cứu:
Nghiên cứu đƣợc tiến hành trên các địa bàn có diện tích rừng trồng Keo lai
lớn và đã có khai thác nhiều. Do đó, các huyện Quảng Điền, Phú Vang và thành phố
Huế (tỉnh Thừa Thiên Huế) do diện tích rừng Keo lai ít và chƣa tiến hành khai thác
nên không điều tra trong nghiên cứu này.
Số liệu nghiên cứu đƣợc điều tra, thu thập tại 327 lô rừng Keo lai đƣợc khai
thác vào các năm 2010, 2011 và 2012, thuộc địa phận hành chính của 38 xã của 6
huyện/thị xã, cụ thể nhƣ bảng 1 và hình 1 nhƣ sau:
Bảng 1: Tổng hợp thơng tin về các lô rừng điều tra
Các xã điều tra

Số lô

A Lƣới

A Roàng, Hồng Kim, Hồng Thƣợng, Hồng Trung, Phú Vinh

44

Hƣơng Thủy


Dƣơng Hòa, Phú Sơn, Thủy Bằng, Thủy Dƣơng, Thủy Phù

49

Hƣơng Trà

Bình Điền, Bình Thành, Hồng Tiến, Hƣơng Hồ, Hƣơng Thọ,
Hƣơng Bình, Hƣơng Vân

87

Nam Đơng

Hƣơng Lộc, Hƣơng Hữu, Hƣơng Sơn, Hƣơng Phú, Thƣợng
Lộ, Thƣợng Nhật, Thƣợng Quảng

45

Phong Điền

Phong Mỹ, Phong Sơn, Phong Xuân, Phong Thu

29

Phú Lộc

Lộc An, Lộc Bổn, Lộc Điền, Lộc Hịa, Lộc Sơn, Lộc Thủy,
Lộc Tiến, Lộc Trì, Phú Lộc, Xuân Lộc

73


TỔNG

38 xã

327

Huyện/thị xã


7

Hình 1: Mạng lƣới các điểm điều tra, thu thập số liệu (theo tọa độ GPS)


8

CHƢƠNG 1:
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. PHƢƠNG PHÁP DỰ ĐOÁN SẢN LƢỢNG RỪNG TRÊN THẾ GIỚI
Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu phân loại lập địa rừng cũng nhƣ phân
cấp năng suất khác nhau. Do điều kiện địa lý tự nhiên, cƣờng độ kinh doanh rừng,
trình độ khoa học, kỹ thuật lâm sinh,...khác nhau nên các hệ thống phân loại cũng
khác nhau. Có 2 phƣơng pháp dự đốn chính: Phƣơng pháp trực tiếp dựa vào lƣợng
tăng trƣởng thực tế của cây rừng đƣợc sử dụng để xác định năng suất rừng. Trong
khi đó, phƣơng pháp gián tiếp sử dụng việc đánh giá, tính tốn thơng qua các nhân
tố khác nhƣ thổ nhƣỡng, địa hình, thảm thực vật, điều kiện lập địa, hoặc sự kết hợp
của các nhân tố này để xác định chất lƣợng lập địa và năng suất rừng [72].
1.1.1. Các nghiên cứu về phân chia lập địa và chỉ số lập địa
Dựa vào nhân tố thực bì, G.F. Mơrơzơp (1904) đã xây dựng nên học thuyết

lâm hình, trong đó đã xác nhận kết cấu, tổ thành, sức sản xuất và các đặc điểm khác
của đất quyết định điều kiện lập địa. Cajianker (1926) đã dựa vào thực vật tầng dƣới
để phân chia lập địa, ông cho rằng cây bụi, cỏ, địa y, quyết... là vật chỉ thị tốt để
phân loại. Đặc điểm cơ bản của một số cây thấp là nhạy cảm (mẫn cảm) hơn đối với
điều kiện nơi mọc so với loài cây cao tầng ở trên cho nên có tính chỉ thị tốt hơn.
Nhƣng ở những vùng đã bị can thiệp, đặc biệt ở nơi bị can thiệp nhiều thì dùng cây
chỉ thị để xác định sẽ rất khó chính xác, thậm chí là không thể đƣợc (dẫn theo [50]).
Tuy nhiên việc dựa vào thực bì hay thực vật dƣới tán để đánh giá lập địa
thƣờng cho kết quả khơng chính xác, do chúng hay bị cháy, bị động vật ăn, ít ảnh
hƣởng đến sinh trƣởng của cây. Do đó, phƣơng pháp dựa vào thực vật để đánh giá
lập địa phổ biến nhất là dựa vào chiều cao cây ở tuổi xác định [22].
Khác với Liên Xô, tại Trung Quốc các tác giả đã sử dụng chỉ số lập địa trong
quá trình phân loại lập địa. Theo phƣơng pháp này, các tác giả nhận định rằng loài
cây ở độ cao ƣu thế của một tuổi chuẩn có quan hệ với sức sản xuất lập địa là mật
thiết hơn so với các chỉ tiêu khác của một lồi nào đó, đồng thời cũng chịu ảnh


9

hƣởng của mật độ lâm phần và tổ thành loài cây là nhỏ nhất. Chỉ số lập địa sau đó
đã đƣợc Mỹ, Anh và Nhật Bản ứng dụng vào những năm 70 (dẫn theo [50]).
Chỉ số lập địa (Site Index) hay còn gọi cấp đất là phƣơng pháp phổ biến nhất
và đƣợc chấp nhận rộng rãi để thể hiện chất lƣợng lập địa của rừng [72];[90]. Nó
dựa trên chiều cao của cây ƣu thế hoặc đồng ƣu thế ở một độ tuổi nhất định. Đƣờng
cong cấp đất đã đƣợc xây dựng để dự đoán tiềm năng tăng trƣởng của các cây nhỏ
hơn 50 năm tuổi. Các đƣờng cong chuyển đổi các giá trị SI của loài này sang loài
khác cũng đã đƣợc thiết lập [76].
Về lý thuyết, chỉ số lập địa có thể đƣợc đánh giá trực tiếp thơng qua phân
tích các yếu tố ảnh hƣởng đến năng suất của rừng nhƣ dinh dƣỡng đất, độ ẩm, chế
độ nhiệt, ánh sáng, địa hình,… tuy nhiên việc xác định ngay các nhân tố này ngồi

thực địa là khó khăn. Do đó, lập địa thƣờng đƣợc đánh giá gián tiếp. Cơ sở để đánh
giá chất lƣợng lập địa là đất. Nhân tố này thƣờng ổn định và có thể kiểm sốt đƣợc
nó ảnh hƣởng đến năng suất lâm phần. Đất đƣợc coi là yếu tố quan trọng ảnh hƣởng
đến năng suất rừng, bao gồm các yếu tố có tính ổn định lâu dài nhƣ độ dày, kết cấu,
mức độ thẩm thấu, đá mẹ,… và những nhân tố dễ thay đổi nhƣ hàm lƣợng mùn,
hàm lƣợng Nitơ, cấu trúc của lớp đất mặt… vì thế lập địa cũng khơng thể nào đánh
giá hồn tồn thơng qua đất đƣợc [22]. Một số nhà lâm nghiệp cho rằng có thể dựa
vào thực vật chỉ thị để đánh giá lập địa [88]. Điều đó có nghĩa là giữa thực vật và
lập địa có mối quan hệ qua lại, có thể thơng qua mối quan hệ đó để đánh giá lập địa,
đánh giá năng suất lâm phần [22].
Chỉ số lập địa cịn có thể đƣợc phân loại theo yếu tố hồn cảnh mơi trƣờng.
Dựa vào nhân tố hoàn cảnh, các nhà nghiên cứu lấy chỉ số lập địa là hàm số của một
loạt các nhân tố lập địa làm biến số và xây dựng phƣơng trình hồi qui đa nhân tố,
lấy cơ chế dự báo chỉ thị để phân loại lập địa. Những nhân tố này chủ yếu là các
nhân tố mơi trƣờng vật lý, nó là căn cứ thơng tin cần thiết về tính chất lập địa.
Những nhân tố môi trƣờng này tƣơng đối ổn định và có thể căn cứ vào tính chất của
chúng để phân chia các loại hình lập địa. Khí hậu và sinh trƣởng cây rừng có quan


10

hệ mật thiết, là căn cứ để chia ra các vùng lập địa, đai lập địa hoặc khu lập địa, là
đơn vị phân chia trong hệ thống phân loại lập địa. Sự khác nhau về tiểu khí hậu là
do địa hình và đất khác nhau chi phối (dẫn theo [50]).
Trong điều kiện vùng núi, khí hậu và đất có thể thơng qua địa hình để phản
ảnh, cho nên địa hình là một trong những căn cứ để phân loại lập địa. Smalle (1979)
đã căn cứ vào địa mạo để phân loại lập địa ở vùng cao nguyên Comberland của Mỹ.
Tuy nhiên, mỗi đơn ngun cịn phải mơ tả độ phì đất, cây chỉ thị và chỉ số lập địa
của một số lồi cây chủ yếu. Vì thế, dùng địa hình để phân chia loại hình lập địa so
với phƣơng pháp trực tiếp dựa vào khí hậu và đất thì độ chính xác thấp hơn, đặc biệt

là lồi liên quan với đất và khí hậu, thậm chí cịn sai lầm. Một số tác giả khác cho
rằng, dùng địa hình làm căn cứ phân loại lập địa thì có lúc khơng rõ nguyên nhân,
bản chất của sự hình thành loại hình lập địa khơng có lợi cho việc xác định biện
pháp kinh doanh rừng (dẫn theo [50]).
Trong điều kiện khí hậu tƣơng đối đồng đều thì đất là nhân tố ảnh hƣởng trực
tiếp và quyết định đối với sức sản xuất của rừng và thông thƣờng đất là căn cứ quan
trọng nhất để phân loại lập địa. Sau chiến tranh ở Nhật Bản đã áp dụng hệ thống
phân loại đất rừng kết hợp với sự phân chia sinh học và độ phì đất, khí hậu có thể
dự báo sức sản xuất của các loài cây. Các tác giả đã dùng phƣơng pháp nghiên cứu
mối quan hệ giữa đất và lập địa, đến nay đã phát triển rộng ra nhiều nƣớc. Một số
tác giả đã kết hợp nhân tố môi trƣờng với nhân tố thực bì. Thơng qua quan hệ giữa
nhân tố lập địa và chỉ số lập địa để xây dựng phƣơng trình hồi qui đa nhân tố. Đánh
giá chất lƣợng lập địa và phân loại lập địa đã đƣợc ứng dụng nhiều trong những
vùng rừng thƣa, ít cây và vùng rừng trồng trên diện tích lớn (dẫn theo [50]).
Việc dự đốn các chỉ số thực địa (SI) có thể dựa vào các mơ hình hệ số sinh
trƣởng. Chẳng hạn nhƣ với lồi thơng trắng (Pinus strobus L.) hay thơng đỏ (Pinus
resinosa Ait.) là những lồi có sinh trƣởng nhịp điệu hằng năm về vòng cành.
Phƣơng pháp này thƣờng đƣợc sử dụng khi cây rừng cịn non, khơng thể sử dụng
phƣơng pháp đƣờng cong truyền thống. Beck (1971) đã xây dựng mô hình chỉ số


11

sinh trƣởng để dự đốn SI cho lồi thơng trắng bằng cách sử dụng chiều dài các
vòng cành trong giai đoạn rừng non [68].
Tuy nhiên, qui mô ứng dụng rộng rãi vẫn là con đƣờng đa nhân tố, nghĩa là
thông qua khí hậu, địa hình, đất đai và thực bì để chia ra các loại hình lập địa. Theo
cách này có thể chia ra con đƣờng nhân tố, cảnh quan. Con đƣờng nhân tố trƣớc đây
ở Ucren (1925) và Đức đã dùng để phân loại lập địa. Còn nhân tố cảnh quan thì ở
Canađa đã dùng để phân loại lập địa (dẫn theo [50]).

Trƣờng phái Ucren (Pogrepnhiak là đại diện) với tổ thành cơ bản phân loại
rừng phải dựa trên cơ sở lập địa, mà các loại thực vật là cây chỉ thị tốt nhất. Trong
lập địa quan trọng nhất là ánh sáng, nhiệt độ, nƣớc, dinh dƣỡng khoáng, nhƣng
trong cùng điều kiện khí hậu thì nhân tố nƣớc và chất dinh dƣỡng của đất là cơ bản
nhất, địa hình là nhân tố quan trọng, nhƣng chúng là hình thức tồn tại không gian
của điều kiện sinh thái, không phải là bản thân điều kiện sinh thái (dẫn theo [50]).
Một trƣờng phái khác do Krauss đề ra năm 1926, sau nhiều năm đã đƣợc
dùng ở Đức và Áo với đặc điểm là dựa vào thực bì và mơi trƣờng vật lý khí hậu với
yêu cầu lâm nghiệp để phân loại lập địa. Đây là 1 hệ thống phân loại gồm nhiều
nhân tố: Địa lý, địa chất, khí hậu, thổ nhƣỡng, địa lý thực vật, loại thực vật...Trƣớc
hết dựa vào thực bì rừng tự nhiên để phân ra các vùng sinh thái, khu sinh trƣởng,
sau đó mỗi vùng lại chia ra các á vùng, trong á vùng lại có các đơn vị phân loại và
vẽ lên bản đồ lập địa và đánh giá tình hình sinh trƣởng, sức sản xuất và đánh giá
kinh doanh rừng (dẫn theo [50]).
Hills (1952) đã sáng lập 1 hệ thống phân loại địa lý và đƣa ra 1 thuật ngữ
mới gọi là Tổng sinh cảnh và chia làm 4 lớp : Vùng lập địa- Kiểu đất (đá mẹ quyết
định)- Kiểu lập địa địa lý tự nhiên- Kiểu điều kiện lập địa. Ba lớp đầu tiên kết hợp
với nhau hình thành kết cấu đặc trƣng ổn định, lớp sau cùng là trạng thái tạm thời
thực tế mà thực bì biểu thị [86].
Barnes (1982) đã dựa vào hệ thống phân loại lập địa đã áp dụng tại Mỹ và
tiếp thu kinh nghiệm phân loại về loại hình sinh cảnh của nƣớc này và phƣơng pháp


12

phân loại lập địa sinh cảnh của Canađa để phát triển thành phân loại lập địa sinh
thái. Căn cứ vào mối quan hệ tƣơng hỗ giữa điều kiện địa lý tự nhiên, thổ nhƣỡng,
đất đai và thực bì để phân loại lập địa sinh thái. Trong đó chủ yếu nhấn mạnh ảnh
hƣởng và mối quan hệ giữa chúng với nhau, ảnh hƣởng đối với thực vật rừng [67].
1.1.2. Các nghiên cứu về chỉ số năng suất rừng

Chỉ số năng suất (PI = Productivity Index) là năng suất tổng thể của cây tính
theo tỷ số với sinh trƣởng của rễ nên mô tả sự sinh trƣởng của cây [85]. Chỉ số này
dựa trên đƣờng cong liên tục mô tả sự phù hợp của đất cho sự phát triển của rễ. các
đƣờng cong này đã đƣợc xây dựng cho các thuộc tính của đất nhƣ pH, độ thơng khí,
độ ẩm đất,…
Mơ hình PI đầu tiên đƣợc giới thiệu bởi Neill (1979) là cho khoa học cây
trồng. Trong đó, 5 thuộc tính của đất đƣợc xác định là có ảnh hƣởng đến sự phát
triển của rễ cây và do đó ảnh hƣởng đến sinh khối trên mặt đất của các loại cây
trồng hàng năm [96]. Các thuộc tính đất bao gồm: Khả năng tích trữ nƣớc sẵn có
tiềm năng, độ thơng khí, Hàm lƣợng chất xơ, độ pH, và độ trao đổi ion [92]. Gale
(1987) đề xuất rằng hàm lƣợng Nitơ, Photpho có sẵn của thực vật và có thể là các
chất dinh dƣỡng khác sẽ là một bổ sung phù hợp cho mơ hình khi đƣợc sử dụng cho
các điều kiện lập địa rừng [81]. Tuy nhiên, các mơ hình PI ban đầu đƣợc miêu tả có
thể khơng giải thích các biến cho năng suất của các lồi cây có rễ ăn sâu [112].
Kiniry và các cộng sự đã đề xuất một mơ hình mơ tả sự liên quan giữa 5 thuộc tính
của đất đến các yếu tố tăng trƣởng khác nhƣ sơ đồ 1.1.
Giá trị của PI nằm trong khoảng từ 0 đến 1, trong đó nếu giá trị PI bằng 1 là
tốt nhất. Các giá trị khác nhỏ hơn 1 thể hiện phần trăm của khả năng sinh trƣởng lớn
nhất của rễ có thể đạt đƣợc. Phƣơng trình ban đầu do Neill đề xuất đã sử dụng tích
của khả năng có thể của 5 thuộc tính đất, với một trọng số cũng biến động trong
khoảng từ 0 đến 1 và dựa trên tỷ lệ của rễ ở các độ sâu nhất định. Giá trị này sau đó
đƣợc tổng cộng theo từng 10cm độ dày tầng đất theo chiều sâu của rễ [96].


13

Sản lƣợng

Khí hậu


Tiềm năng di
truyền của cây

Sinh trƣởng
của rễ cây
Quản lý
Mơi trƣờng đất

Khả năng tích trữ nƣớc sẵn
có tiềm năng (PAWC)
Độ thống khí
(Aeration)

Độ trao đổi ion
(Electrical conductivity)

pH

Hàm lƣợng chất xơ
(Bulk density)

Sơ đồ 1.1: Các nhân tố ảnh hưởng đến sản lượng tiềm năng của cây
(Nguồn: Kiniry et al., 1983[92])
Pierce et al. (1983) đã đơn giản hóa bằng cách loại trừ bớt 2 nhân tố là mức
độ thống khí và độ trao đổi ion [99]. Gale và Grigal (1987) đã cải tiến công thức
ban đầu bằng cách loại trừ nhân tố mức độ trao đổi Ion nhƣng lại thêm 2 nhân tố là
mức độ của địa hình (độ dốc (%)) và nhân tố khí hậu [79]. Gale et al. (1991) đã sử
dụng số trung bình hình học thay cho nhân bình thƣờng của các giá trị của thuộc
tính đất nhằm có đƣợc giá trị bằng với trọng số của các nhân tố [80]. Gale và Grigal
(1987) đã xây dựng các đƣờng cong thể hiện cho sự phân bố rễ theo chiều dọc cho

các lồi. Phƣơng trình sử dụng cho việc xây dựng các đƣờng cong đơn giản là minh
hoạ cho sự giảm của tỷ lệ rễ theo sự tăng lên về chiều sâu của đất [79]. Torbert et al.
(1994) đã sử dụng mơ hình PI cho lồi thơng trắng. Họ đã xây dựng các đƣờng cong
với các mức độ của Photpho, Mangan, độ dốc và pH. Họ cũng sử dụng nhân tố
trọng số và công thức nhƣ của Gale. Sau nhiều lần kiểm tra khác nhau, kết quả cuối
cùng của mô hình chỉ cần sử dụng các nhân tố pH, độ trao đổi ion, và Photpho cùng
với nhân tố trọng số thể hiện cho độ sâu tầng đất [111].


14

1.1.3. Phƣơng pháp lập biểu sản lƣợng
Để thuận tiện cho việc dự đốn sản lƣợng rừng cho các lồi cây, các biểu sản
lƣợng đã đƣợc lập cho các loài cây trồng, các loại rừng phổ biến trên thế giới.
Những công trình xây dựng biểu sản lƣợng đầu tiên ở Trung Âu nhƣ của
Hartig (1805), Cotta (1821), Schumacher (1823), Fies (1866), Meyer và Stevenson
(1944), Colle (1960), Alder (1980), FAO (1986),… (dẫn theo [12]).
Năm 1992, Alder đã nghiên cứu một số phƣơng pháp đơn giản dựa vào sinh
trƣởng cây bình quân và tỷ lệ chết để ƣớc lƣợng đƣờng kính nhỏ nhất khai thác cho
sản lƣợng tối ƣu, cũng nhƣ có thể dự đoán mức độ bền vững trong khai thác sau
nhiều chu kỳ [62]. Năm 1994, Vanclay đã nghiên cứu và xây dựng nhiều loại mơ
hình sinh trƣởng và sản lƣợng khác nhau nhƣ biểu sinh trƣởng và sản lƣợng của lâm
phần, biểu sản lƣợng theo các cỡ kính, mơ hình không gian cây cá lẻ,…[115].
Muetzelfeldt và Young (1996) đã xây dựng mơ hình sản lƣợng bền vững cho rừng
nhiệt đới, gọi tắt là SYMFOR (Sustainable Yield Modeling for tropical Forests)
[94]. Mơ hình sinh trƣởng và sản lƣợng thƣờng đi từ các mơ hình tốn học đơn giản
dựa vào đƣờng kính, chiều cao và tuổi cây, cho đến các mơ hình phức tạp phải sử
dụng đến khoảng cách giữa các cây, điều kiện lập địa cũng nhƣ không gian dinh
dƣỡng để mô tả sự cạnh tranh của các cây về dinh dƣỡng, ánh sáng và nƣớc. Nghiên
cứu đã tổng kết lại một số mơ hình sinh trƣởng và sản lƣợng quan trọng, đặc biệt là

mơ hình sản lƣợng bền vững cho rừng nhiệt đới (SYMFOR) và đã sử dụng mơ hình
này kết hợp mơ hình sinh trƣởng và sản lƣợng với cơng nghệ GIS và mơ hình về
mơi trƣờng [98]. Năm 2002, Alder đã xây dựng các chƣơng trình phần mềm trong
điều tra thăm dò rừng, điều tra và kiểm kê rừng tổng hợp, ô mẫu cố định và nghiên
cứu thể tích cây cho việc quản lý bền vững rừng tự nhiên ở Uganda. Nghiên cứu đã
lập đƣợc 4.449 ô tiêu chuẩn 500m2 trên diện tích hơn 32.000 ha. Đã tạo ra đƣợc một
cơ sở dữ liệu và viết trên phần mềm Arcview, chƣơng trình đã xây dựng mơ hình
sinh trƣởng, bảng tra cây đứng linh hoạt cho từng nhóm lồi cây đồng thời tối thiểu
hóa các sai số theo các nhân tố [63].


15

Như vậy trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về lập biểu sinh trưởng và
sản lượng, trong đó có nhiều nghiên cứu về rừng nhiệt đới, nhưng lại thiếu vắng
các nghiên cứu về các rừng thuần loài đều tuổi, đặc biệt là các một số loài cây
sinh trưởng nhanh đang được trồng ở khu vực Châu Á.
1.1.4. Các nghiên cứu về sinh khối rừng
Bên cạnh việc dự đoán năng suất, phân chia cấp đất, lập các biểu sản lƣợng
thì các cơng trình nghiên cứu về sinh khối rừng cũng đã đƣợc tiến hành. Có nhiều
phƣơng pháp để xác định sinh khối tầng cây gỗ. Các phƣơng pháp có thể tiến hành
đo đếm trực tiếp tại lâm phần, sử dụng tỷ trọng gỗ để quy đổi ra sinh khối; cân tƣơi
ngay tại rừng để lấy sinh khối tƣơi, sau đó lấy mẫu đem về sấy ở phịng thí nghiệm
và quy đổi ra sinh khối khơ tồn lâm phần; sử dụng các loại biểu thể tích, biểu sinh
khối đã đƣợc lập sẵn cho từng lồi,... Một số cơng trình nghiên cứu về sinh khối
nhƣ: Riley (1944) [104], Steemann (1954) [107], Fleming (1957) [78] đã tổng kết
quá trình nghiên cứu và phát triển sinh khối rừng trong các cơng trình nghiên cứu
của mình. Đến năm 1964, Lieth đã thể hiện năng suất trên toàn thế giới bằng bản đồ
năng suất [93]. Đồng thời với sự ra đời của chƣơng trình sinh học quốc tế
(International Biology Program) (1966) và chƣơng trình con ngƣời và sinh quyển

―Man and Biosphere‖ (1973) đã tác động mạnh mẽ tới việc nghiên cứu sinh khối.
Những nghiên cứu trong giai đoạn này tập trung vào các đối tƣợng đồng cỏ, savan,
rừng rụng lá, rừng mƣa thƣờng xanh (dẫn theo [12]). Cơng trình nghiên cứu của
Cannell (1981) đã cơng bố ―Sinh khối và năng suất sơ cấp rừng trên thế giới‖ trong
đó tập hợp 600 cơng trình nghiên cứu đã đƣợc xuất bản về sinh khối thân, cành, lá
và một số thành phần, sản phẩm sơ cấp của hơn 1.200 lâm phần thuộc 46 nƣớc trên
thế giới [71]. Dajoz (1971) đã tính tốn năng suất sơ cấp của một số hệ sinh thái
nhƣ sinh khối của Mía ở châu Phi; Rừng nhiệt đới thứ sinh ở Yangambi; Savana cỏ
Mỹ (Penisetum purpureum) ở châu Phi; đồng cỏ tự nhiên ở Fustuca (Đức); đồng cỏ
tự nhiên Deschampia và Trifolium ở vùng ôn đới; Savana cỏ cao Andrôpgon (cỏ
Ghine); Rừng thứ sinh 40 - 50 tuổi ở Ghana (dẫn theo [54]).


16

1.2. MỘT SỐ NGHIÊN CỨU VỀ SẢN LƢỢNG RỪNG Ở VIỆT NAM
Theo Vũ Tiến Hinh (2003) thì có 2 quan điểm chính trong việc phân chia
đơn vị để dự đốn sản lƣợng và biện pháp kinh doanh. Quan điểm thứ nhất là cần
xác định các nhân tố chủ đạo ảnh hƣởng rõ nét đến sinh trƣởng, tăng trƣởng của lâm
phần, dựa vào thống kê tốn học, trên cơ sở đó sắp xếp chúng theo từng nhóm, ứng
với mỗi nhóm sẽ có sản lƣợng tƣơng tự nhau. Phƣơng pháp này cịn gọi là phƣơng
pháp phân chia hạng đất. Trong khi đó, với quan điểm thứ hai thì cho rằng các nhân
tố sinh thái tác động tổng hợp đến sinh trƣởng của lâm phần, từ đó việc xác định
ảnh hƣởng của từng nhân tố riêng lẻ là hết sức phức tạp và khó khăn. Do đó, để đơn
giản hóa trong nghiên cứu ngƣời ta sử dụng kết quả để phản ảnh nguyên nhân. Nên
ngƣời ta đã chọn một chỉ tiêu nào đó phản ảnh tốt nhất năng suất của lâm phần để
làm đơn vị dự đoán sản lƣợng gọi là cấp đất [22].
1.2.1. Các nghiên cứu về phân chia cấp đất:
Cho đến nay, trên quan điểm dựa vào một chỉ tiêu để dự đốn sản lƣợng, đã
có nhiều nghiên cứu về phân chia cấp đất để làm cơ sở cho việc xây dựng các biểu

sản lƣợng, biểu quá trình sinh trƣởng hoặc biểu sản phẩm với những mơ hình tốn
học chặt chẽ khác nhau.
Trịnh Đức Huy (1988) đã sử dụng hàm Gompertz với phƣơng pháp Affill để
phân chia cấp đất cho rừng Bồ Đề ở vùng trung tâm ẩm Bắc Việt Nam [25]. Vũ
Nhâm (1988) [42], Vũ Tiến Hinh và các cộng sự (1993) [18], Nguyễn Thị Bảo Lâm
(1996) [35] đã nghiên cứu một số nhân tố ảnh hƣởng và xây dựng biểu cấp đất cho
rừng thông đuôi ngựa khu vực Đông Bắc. Nguyễn Ngọc Lung (1999) đã nghiên cứu
về sản lƣợng rừng trồng cho lồi Thơng ba lá ở Việt Nam [39]. Vũ Tiến Hinh và các
cộng sự (1996) [19], Hoàng Văn Dƣỡng (2001) [12] đã nghiên cứu tình hình sinh
trƣởng, các qui luật cấu trúc và xây dựng biểu quá trình sinh trƣởng cho lồi Keo lá
tràm. Vũ Tiến Hinh và các cộng sự (2000) đã tiến hành nghiên cứu xây dựng biểu
sản lƣợng cho rừng Quế ở Văn Yên – Yên Bái, rừng Sa mộc, rừng thông đuôi ngựa
và rừng Mỡ ở các tỉnh phía Bắc [21]. Khúc Đình Thành (2003) đã lập biểu sinh


17

trƣởng và sản phẩm rừng Keo tai tƣợng kinh doanh gỗ trụ mỏ vùng Đông Bắc Việt
Nam [53]. Nguyễn Trọng Bình đã tiến hành nghiên cứu trên các rừng Keo lai trồng
thuần loài và đã lập biểu cấp đất và biểu thể tích tạm thời vào năm 2003, biểu sinh
trƣởng và sản lƣợng tạm thời vào năm 2004, và biểu sản phẩm tạm thời vào năm
2005 [3];[4];[5]. Bên cạnh đó cịn có nhiều cơng trình nghiên cứu về các lồi cây
khác với trên quan điểm này.….
Qua phần lớn các nghiên cứu về lập cấp đất, các nhà khoa học đã khẳng
định: với mỗi lâm phần thì chiều cao ở tuổi xác định là chỉ tiêu biểu thị tốt mức
độ phù hợp của lập địa với sinh trưởng của cây trồng. Tuy nhiên, các tác giả
khác nhau sử dụng các loại chiều cao khác nhau để xây dựng biểu cấp đất hay
biểu quá trình sinh trưởng nhưng phần lớn là sử dụng chiều cao bình quân tầng
trội hoặc là chiều cao cây tiết diện bình quân. Các hàm được sử dụng để xây
dựng biểu cấp đất, đường cong cấp đất thường là hàm Shumacher, Gompertz hay

hàm Korf là tuỳ thuộc vào lồi cây, khu vực mà có độ chính xác và phù hợp khác
nhau. Các phương pháp phổ biến thường được sử dụng để xây dựng là phương
pháp Affill, phương pháp a chung b thay đổi hoặc phương pháp b chung a thay
đổi. Tuy nhiên, theo Nguyễn Ngọc Lung (1999) thì do tính đơn giản nên phương
pháp Affill được sử dụng phổ biến hơn [39].
1.2.2. Các nghiên cứu về phân chia hạng đất
Khác với quan điểm về cấp đất, sử dụng chiều cao nhƣ là một chỉ tiêu tổng
hợp của tất cả các yếu tố ảnh hƣởng để dự đoán năng suất và sản lƣợng, thì quan
điểm về phân chia hạng đất lại đánh giá một cách riêng lẻ từng nhân tố tác động chủ
đạo. Theo quan điểm này, thì sự phân chia và đánh giá thƣờng khó khăn và phức tạp
hơn. Nhƣng đây lại là vấn đề rất quan trọng và có ý nghĩa đối với sản xuất Lâm
nghiệp vì ngƣời ta có thể dự đốn đƣợc sản lƣợng của rừng trên các lô đất nhất định,
tại các thời điểm khác nhau để có thể quyết định trồng lồi cây này hay lồi cây
khác để có hiệu quả hơn. Trên quan điểm này, đã có một số cơng trình nghiên cứu
về phân chia hạng đất cho các loài cây trồng, mà tiêu biểu nhất là cơng trình của


18

Trịnh Đức Huy (1988) về lập biểu phân hạng đất cho rừng Bồ Đề thuần loài đều
tuổi ở vùng trung tâm ẩm Bắc Việt Nam. Trong cơng trình này, tác giả đã sử dụng
phƣơng trình tƣơng quan tuyến tính nhiều lớp để xác định mối quan hệ giữa chỉ tiêu
sản lƣợng chủ yếu (D, H, M) với các nhân tố sinh thái và mật độ. Với các chỉ tiêu
chủ đạo trong phƣơng trình tƣơng quan là tuổi cây (A), chỉ số khô hạn của Thái Văn
Trừng (SAD), nguồn gốc đất trồng rừng (TBC), độ dày tầng đất (DAY) và mật độ
(N). Trên cơ sở phƣơng trình tƣơng quan lập đƣợc đã xây dựng đƣợc biểu sản lƣợng
cho đất trồng Bồ Đề ở các thời điểm khác nhau trong tƣơng lai [25]. Đồn Hồi
Nam (2006) trong luận án Tiến sỹ Nơng nghiệp “Nghiên cứu một số cơ sở khoa học
để trồng rừng Keo lai có hiệu quả cao tại một số vùng trọng điểm” đã đƣa ra một số
cơ sở về mức độ thích hợp của Keo lai đối với một số yếu tố địa hình, đất, khí hậu

và đề xuất đƣợc điều kiện gây trồng Keo lai theo các mức độ thích hợp khác nhau
và biện pháp kỹ thuật trồng rừng thâm canh Keo lai cung cấp gỗ nguyên liệu [41].
Trên cơ sở kết quả đề tài ―Phân hạng đất trồng rừng sản xuất một số loài cây chủ
yếu ở các vùng trọng điểm‖, phần mềm FOLES (Forest land evaluation system) đã
đƣợc xây dựng nhằm tự động hóa q trình phân hạng đất. Phần mềm đƣợc dùng để
đánh giá tiềm năng đất Lâm nghiệp dựa vào một số chỉ tiêu nhƣ loại đất, thực bì chỉ
thị, độ dày tầng đất, độ dốc, lƣợng mƣa và độ cao bằng phƣơng thức cho điểm và
sau đó phân cấp tiềm năng năng suất thành 3 cấp là tiềm năng cao, trung bình và
thấp. Phần mềm cịn đƣợc sử dụng để đánh giá thích hợp cây trồng theo các mức
độ: rất thích hợp, thích hợp, ít thích hợp và khơng thích hợp và phân hạng đất vi mơ
để dự đốn năng suất rừng [1]. Nguyễn Thanh Sơn và Đặng Văn Thuyết (2009) đã
nghiên cứu xác định vùng trồng Keo lai thích hợp cho vùng Bắc Trung bộ cung cấp
gỗ lớn. Các nhóm nhân tố đƣợc xem xét để xác định điều kiện gây trồng là khí hậu,
địa hình, đất đai phù hợp với đặc điểm sinh thái loài cây. Nghiên cứu dựa vào giới
hạn và biên độ sinh thái của Keo lai đã đƣợc khẳng định qua kết quả của các cơng
trình nghiên cứu về phân bố, sinh thái và các đánh giá sinh trƣởng rừng trồng trên
các dạng lập địa để tiến hành phân chia và cho điểm theo mức độ phù hợp theo 3
mức độ là thích hợp, mở rộng và hạn chế. Tổng hợp điểm nếu có 1 nhân tố ở mức


19

hạn chế thì sẽ hạ 1 cấp xếp loại thích hợp. Kết quả đã xây dựng đƣợc bản đồ thể
hiện Keo lai có thể gây trồng rừng cung cấp gỗ lớn ở các tỉnh vùng Bắc Trung bộ
với diện tích thích hợp 1.070.391ha chiếm 20,8%, diện tích có thể mở rộng
1.155.559ha chiếm 22,5% và ít thích hợp 2.907.367 ha chiếm 56,6% [49]. Năm
2009 Ngơ Đình Quế và Nguyễn Văn Thắng đã tiến hành đánh giá ảnh hƣởng của
một số điều kiện đất đai đến sinh trƣởng của rừng trồng Keo lai ở vùng Tây Nguyên.
Kết quả cho thấy các yếu tố có ảnh hƣởng nhiều đến năng suất rừng trồng Keo lai
là: loại đất, độ dày tầng đất, thảm thực bì, dung trọng, hàm lƣợng sét vật lý, hàm

lƣợng hữu cơ tổng số và P2O5 dễ tiêu. Đề tài đã đề xuất bảng phân hạng đất cấp vi
mô cho trồng rừng loài cây này tại vùng Tây Nguyên theo các nhân tố trên [45].
Năm 2010, trong báo cáo tổng kết đề tài ―Phân hạng đất trồng rừng sản xuất một số
lồi cây chủ yếu ở các vùng trọng điểm‖, Ngơ Đình Quế và các cộng sự đã tổng kết
việc phân hạng đất cấp vi mơ cho 10 lồi cây trồng rừng chủ yếu gồm Keo lai, Keo
tai tƣợng, Keo lá tràm, Bạch đàn Urophylla, Luồng, Thông nhựa, Thông mã vĩ,
Thông ba lá, Sao đen và Dầu nƣớc cho các vùng trọng điểm đã cho thấy rằng tùy
theo từng loài cây cũng nhƣ từng vùng trọng điểm khác nhau mà năng suất rừng có
mối quan hệ khác nhau với các nhân tố chủ yếu nhƣ độ dày tầng đất, hàm lƣợng lân
dễ tiêu, hàm lƣợng chất hữu cơ trong đất, dung trọng đất, đạm tổng số, kali dễ tiêu.
Trong đó, với lồi Keo lai ở vùng Bắc Trung bộ thì năng suất có mối quan hệ với 3
nhân tố là độ dày tầng đất, hàm lƣợng chất hữu cơ trong đất và hàm lƣợng lân dễ
tiêu trong đất. Đồng thời đã phân cấp sinh trƣởng cho rừng Keo lai tại vùng này là
sinh trƣởng tốt nếu năng suất trên 18m3/ha/năm và sinh trƣởng kém là năng suất
thấp hơn 10m3/ha/năm [46]. Nguyễn Văn Lợi (2012) đã sử dụng phối hợp giữa ảnh
Landsat ETM+ và kỹ thuật GIS để phân tích và xác định vùng phân bố rừng trồng
tại 3 huyện thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế. Kết quả đã đề xuất diện tích qui hoạch
trồng cây lâm nghiệp trên địa bàn 3 huyện nghiên cứu cho từng loài cây trồng chủ
yếu là Keo lai, Keo tai tƣợng và một số loài cây khác. Trong đó đã đề xuất diện tích
trồng Keo lai chiếm 19,2% tại Hƣơng Thủy, 7,8% tại Phong Điền và 9,7% tại A
Lƣới so với diện tích tự nhiên của từng huyện. Nghiên cứu cũng đã sử dụng một số


20

chỉ tiêu sinh thái (nhiệt độ, lƣợng mƣa, độ dốc, độ cao, loại đất, độ sâu tầng đất,
thành phần cơ giới, mùn tổng số, có cây gỗ tái sinh, khơng có thực vật và các dạng
phủ khác) với phƣơng pháp AHP để xác định trọng số cho từng nhân tố. Trên cơ sở
đó xây dựng bản đồ tiềm năng về năng suất cho Keo lai và Keo tai tƣợng cho thấy
năng suất bình quân đạt từ 10-20m3/ha/năm [38].

1.2.3. Các nghiên cứu về sinh khối rừng
Bên cạnh các cơng trình nghiên cứu về phân chia cấp đất, phân chia hạng đất
cũng nhƣ dự đốn năng suất và sản lƣợng rừng thì các cơng trình nghiên cứu về
năng suất sinh khối rừng cũng đã đƣợc nhiều nhà lâm nghiệp quan tâm nghiên cứu.
Nguyễn Hồng Trí (1986), đã áp dụng phƣơng pháp ―Cây mẫu” để nghiên
cứu năng suất sinh khối một số quần xã rừng Đƣớc đôi (Rhizophora apiculata) tại
vùng ven biển ngập mặn Minh Hải [58]. Cũng sử dụng phƣơng pháp ―Cây mẫu”
của Newboul D.J (1967), tác giả Hà Văn Tuế (1993) đã nghiên cứu năng suất, sinh
khối một số quần xã rừng trồng nguyên liệu giấy tại vùng trung du Vĩnh Phúc [61].
Lê Hồng Phúc (1996), đã tìm ra quy luật tăng trƣởng sinh khối, cấu trúc thành phần
tăng trƣởng sinh khối thân cây, tỷ lệ sinh khối tƣơi, khô của các bộ phận thân, cành,
lá, rễ, lƣợng rơi rụng, tổng sinh khối cá thể và quần thể rừng Thông ba lá [43]. Vũ
Văn Thông (1998), đã lập các bảng tra sinh khối tạm thời phục vụ cho công tác điều
tra kinh doanh rừng [55]. Hoàng Văn Dƣỡng (2001), đã xác định quy luật quan hệ
giữa các chỉ tiêu sinh khối với các chỉ tiêu biểu thị kích thƣớc của cây, quan hệ giữa
sinh khối tƣơi và sinh khối khô các bộ phận thân cây cho loài Keo lá tràm. Nghiên
cứu cũng đã lập đƣợc biểu tra sinh khối và ứng dụng biểu để xác định sinh khối cây
cá thể và lâm phần cho loài này [12]. Đặng Trung Tấn (2001) khi nghiên cứu sinh
khối rừng Đƣớc, đã xác định đƣợc tổng sinh khối khô rừng Đƣớc ở Cà Mau và Bạc
Liêu trung bình là 327 m3/ha, tăng trƣởng sinh khối bình quân hàng năm là 9.500
kg/ha [51]. Nguyễn Tuấn Dũng (2005), khi tiến hành nghiên cứu sinh khối lâm
phần Thông mã vĩ và lâm phần Keo lá tràm trồng thuần loài tại Chƣơng Mỹ (thuộc
Hà Tây cũ nay là Hà Nội) đã cho thấy: Thông mã vĩ ở tuổi 20 có tổng sinh khối khơ



×