Tải bản đầy đủ (.docx) (61 trang)

Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp nghành Tài chính Ngân hàng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.43 MB, 61 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
KHOA QUẢN LÝ KINH DOANH

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Đơn vị thực tập
Công ty TNHH đầu tư thương mại Hùng Hoa Hà Nội

Họ và tên sinh viên

: Phạm Vũ Hoàng

Mã sinh viên

: 0941270075

Lớp

: ĐH Tài chính ngân hàng 2 – K9

Nghành

: Quản lý kinh doanh

Chuyên nghành

: Tài chính doanh nghiệp

Giáo viên hướng dẫn

: Th.s Nguyễn Thị Ngân
HÀ NỘI - 2018


1


Đại học Công Nghiệp Hà Nội

Khoa Quản lý kinh doanh

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Khoa Quản lý kinh doanh

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

PHIẾU NHẬN XÉT
VỀ CHUYÊN MÔN VÀ QUÁ TRÌNH THỰC TẬP CỦA SINH VIÊN
Họ và tên: Phạm Vũ Hoàng

Mã số sinh viên: 0941270075

Lớp: ĐH Tài chính ngân hàng 2- K9

Ngành: Tài chính ngân hàng

Địa điểm thực tập: Công ty TNHH đầu tư thương mại Hùng Hoa
Giáo viên hướng dẫn: Th.s Nguyễn Thị Ngân
Đánh giá chung của giáo viên hướng dẫn:
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................

.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
……., ngày … tháng ... năm 2018
Giáo viên hướng dẫn
(Ký tên và ghi rõ họ tên)

2
SV: Phạm Vũ Hoàng

Báo cáo thực tập tốt nghiệp


Đại học Công Nghiệp Hà Nội

Khoa Quản lý kinh doanh

MỤC LỤC

3
SV: Phạm Vũ Hoàng

Báo cáo thực tập tốt nghiệp



Đại học Công Nghiệp Hà Nội

Khoa Quản lý kinh doanh

LỜI NÓI ĐẦU
Trường đại học Công Nghiệp Hà Nội đã tạo điều kiện cho sinh viên được thực tập
ở các ngân hàng, doanh nghiệp, quỹ tín dụng, … Với mục đích tìm hiểu, làm quen với
tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đồng thời vận dụng kiến thức đã học
để tiến hành phân tích, đánh giá một số hoạt động của doanh nghiệp.
Thực tập là giai đoạn đầu tiên giúp cho sinh viên có những hiểu biết thực tế về
những kiến thức được học từ các giáo trình. Đây cũng là giai đoạn giúp cho sinh viên
có những kỹ năng nghiệp vụ về nghành nghề được đào tạo. Quá trình thực tập sẽ giúp
cho sinh viên được rèn luyện được các kỹ năng giao tiếp, quan hệ với các đơn vị thực
tập để thu thập dữ liệu phục vụ cho báo cáo thực tập. Dựa trên các kiến thức và các kỹ
năng có được từ các học phần đã học vào thực tế các hoạt động của đơn vị thực tập
nhằm củng cố kiến thức và kỹ năng, đồng thời giúp cho việc nghiên cứu phần kiến
thức chuyên sâu của ngành đang theo học. Bài báo cáo của em gồm 2 phần:
− Phần 1: Tổng quan về công ty TNHH đầu tư thương mại Hùng Hoa
− Phần 2: Khái quát tình hình tài chính của công ty TNHH Hùng Hoa
Do trình độ chuyên môn còn hạn chế nên bài báo cáo của em không tránh khỏi
những thiếu sót. Vì vậy em rất mong nhận được sự chỉ bảo của các thầy cô để báo cáo
của em hoàn thiện hơn.
Được sự cho phép của nhà trường cùng với sự chấp thuận của doanh nghiệp,
em được phép thực tập cơ sở ngành tại Công ty TNHH đầu tư thương mại Hùng Hoa
Hà Nội. Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của cô giáo Nguyễn Thị
Ngân cùng với sự quan tâm, giúp đỡ của cô và các cô chú, anh chị trong công ty đã
giúp em hoàn thành bản báo cáo này.
Em xin chân thành cảm ơn!!!
Hà Nội, ngày tháng năm 2018

Sinh viên thực tập
Phạm Vũ Hoàng

4
SV: Phạm Vũ Hoàng

Báo cáo thực tập tốt nghiệp


Đại học Công Nghiệp Hà Nội

Khoa Quản lý kinh doanh

Danh mục bảng tính

5
SV: Phạm Vũ Hoàng

Báo cáo thực tập tốt nghiệp


Đại học Công Nghiệp Hà Nội

Khoa Quản lý kinh doanh

Danh mục hình vẽ và đồ thị

6
SV: Phạm Vũ Hoàng


Báo cáo thực tập tốt nghiệp


Đại học Công Nghiệp Hà Nội

Khoa Quản lý kinh doanh

Danh mục từ viết tắt
Ký hiệu viết tắt

Tên đầy đủ

BCĐKT

Bảng cân đối kế toán

BCKQKD

Báo cáo kết quả kinh doanh

ROS

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh
thu

ROA

Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản

TSCĐ


Tài sản cố định

TSLĐ

Tài sản lưu động

TSNH

Tài sản ngắn hạn

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

VCSH

Vốn chủ sở hữu

SXKD

Sản xuất kinh doanh

LNST

Lợi nhuận sau thuế

LNTT

Lợi nhuận trước thuế


VCĐ

Vốn cố định

VLĐ

Vốn lưu động

TSDH

Tài sản dài hạn

7
SV: Phạm Vũ Hoàng

Báo cáo thực tập tốt nghiệp


Đại học Công Nghiệp Hà Nội

Khoa Quản lý kinh doanh

CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ
THƯƠNG MẠI HÙNG HOA HÀ NỘI
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Công ty TNHH Đầu tư thương mại Hùng Hoa Hà Nội là Công ty trách nhiệm hữu
hạn một thành viên được thành lập và hoạt động theo luật doanh nghiệp số
60/2005/QH11 ngày 26/11/2005 của Quốc Hội, và luật được sửa đổi bổ xung năm
2013 điều 170 của Luật Doanh nghiệp số 60/2005/QH11 đã được sửa đổi bổ xung theo

điều 3 của luật số 38/2009/QH12 của Quốc Hội ban hành có hiệu lực từ ngày 01 tháng
8 năm 2013.
Công ty Hùng Hoa là công ty hạch toán độc lập, có tư cách pháp nhân, có con
dấu riêng được mở tài khoản tại kho bạc nhà nước theo quy định của pháp luật.
- Tên công ty:
Công ty TNHH đầu tư thương mại Hùng Hoa.
- Loại hình:
Công ty trách nhiệm hữu hạn.
- Người đại diện theo pháp luật : Ông Trần Duy Hùng. Chức danh : Giám đốc
- Số điện thoại: 04.33662618
- Vốn điều lệ (thời điểm thành lập công ty): 4.900.000.000 đồng.
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số 0106436678 do Sở Kế hoạch và Đầu tư
thành phố Hà Nội cấp đăng ký lần đầu ngày 14 tháng 1 năm 2014.
- Trụ sở chính: Thôn Cựu Quán, xã Đức Thượng, huyện Hoài Đức, TP Hà Nội
- Các đơn vị thành viên : Công ty không có chi nhánh và văn phòng đại diện.
 Các mốc quan trọng trong quá trình phát triển
-

-

-

Năm 2013: Nhận thấy nền kinh tế huyện Hoài Đức đang có những bước phát triển
đáng kể trong lĩnh vực xây dựng, kèm theo đó là sự bùng nổ về nhu cầu thực
phẩm, đồ uống giải khát, công ty đã đăng ký hoat động và làm đại lý phân phối,
các loại thực phẩm đồ uống giải khát và thuốc lá của huyện.
Năm 2014: Sau khi thành lập, công ty đã bắt đầu đào tạo và nâng cao chuyên môn
cho nhân viên, tuyển thêm các nhân viên có kinh nghiệm, tay nghề cao. Mặc dù
cũng có lúc việc kinh doanh bị sa sút do những tác động của thị trường và những
thông tin không có lợi cho thị trường đồ uống giải khát ở Việt Nam. Tuy nhiên,

càng khó khăn thì ban lãnh đạo cùng toàn thể nhân viên Công ty lại càng quyết
tâm, đồng ‘ang vượt qua thử thách. Công ty dần củng cố lại công việc điều hành
và nhân sự từ cấp cao nhất đến việc tập trung đào tạo nhân viên, giữ và phát triển
mối quan hệ tốt đẹp với các khách hàng cũ, đồng thời giới thiệu sản phẩm đến
nhiều khách hàng mới.
Năm 2015: Công ty chính thức được ủy quyền trở thành nhà phân phối độc quyền
cho hãng Bia Sài Gòn tại địa bàn huyện Hoài Đức. Ngoài ra công ty cũng là nhà

8
SV: Phạm Vũ Hoàng

Báo cáo thực tập tốt nghiệp


Đại học Công Nghiệp Hà Nội

-

Khoa Quản lý kinh doanh

phân phối lớn nước giải khát và thuốc lá cho các nhãn hiệu lớn như Công ty
TNHH URC Việt Nam, Công ty thuốc lá sài gòn, …
Đến nay, Công ty đã hoạt động đến năm thứ tư và cũng đã và đang gặt hái được
những thành công, duy trì được sự ổn định mà toàn thể ban lãnh đạo và nhân viên
công ty đã nỗ lực để có được.
1.2. Nghành nghề kinh doanh

- Kinh doanh bán buôn các loại thực phẩm: Bánh kẹo, đường sữa, cà phê, chè, nước
uống có ga, rượu, bia các loại.
- Mua bán buôn sản phẩm thuốc lá, thuốc lào.

- Cung cấp các dịch vụ đồ uống theo hợp đồng không thường xuyên với khách hàng
(phục vụ tiệc, hội họp, đám cưới, …) và dịch vụ ăn uống khác.
1.3. Cơ cấu tổ chức của bộ máy công ty
Cơ cấu tổ chức là tổng hợp các bộ phận (đơn vị và cá nhân) khác nhau, có mối
quan hệ phụ thuộc lẫn nhau, được chuyên môn hoá và có những trách nhiệm, quyền
hạn nhất định được bố trí theo những cấp, những khâu khác nhau nhằm đảm bảo thực
hiện các chức năng quản lý và phục vụ mục đích chung đã xác định của doanh nghiệp.
1.3.1. Tổng quát các phòng ban chính trong công ty
-

Vị trí giám đốc: Ông Trần Duy Hùng
Vị trí trưởng phòng kế hoạch kinh doanh: Ông Nguyễn Văn Việt
Vị trí Kế toán trưởng: Bà Nguyễn Thị Hoa
Vị trí Thủ quỹ: Bà Phan Thị Tuyết
Vị trí Thủ Kho: Ông Trần Duy Nam
Hình 1.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức quản lý hoạt động của công ty

Ban giám đốc

Phòng kế hoạch

Phòng nghiệp vụ

kinh doanh

tổng hợp

Xuất nhập khẩu

Cửa hàng bán buôn


Cửa hàng bán lẻ

9
SV: Phạm Vũ Hoàng

Báo cáo thực tập tốt nghiệp


Đại học Công Nghiệp Hà Nội

Khoa Quản lý kinh doanh

1.3.2. Chức năng và nhiệm vụ của từng phòng ban
 Chức năng và nhiệm vụ của giám đốc
1. Chức năng
- Thực hiện các chiến lược kinh doanh đã đặt ra.
- Điều hành công ty đạt được các mục tiêu cuối cùng.
- Giải quyết công việc hàng ngày của công ty.
2. Nhiệm vụ
- Tổ chức điều hành hoạt động của Công ty.
- Được quyền ký kết các quyết định bổ nhiệm nhân sự và các quyền khác được quy
định tại Điều lệ công ty.
- Chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động của công ty.
 Chức năng và nhiệm vụ của phòng kế hoạch và kinh doanh
1. Chức năng
Tham mưu cho ban giám đốc công ty về:
-

Công tác kế hoạch và chiến lược phát triển Công ty

Công tác đầu tư và quản lý dự án đầu tư
Tổ chức hệ thống thông tin kinh tế trong Công ty
Trực tiếp kinh doanh các mặt hàng lớn.
2. Nhiệm vụ

-

 Về công tác kế hoạch
Xây dựng kế hoạch dài hạn, trung hạn, ngắn hạn, các kế hoạch tháng, quý, năm
Giám sát các hoạt động kinh doanh và tiến độ thực hiện kế hoạch của các phòng ban
và cá nhân trong toàn Công ty.
 Về công tác kinh tế
Quản lý các Hợp đồng kinh tế (quá trình đàm phán, ký kết, thực hiện, thanh lý Hợp
đồng)
Quản lý các tiêu chuẩn kỹ thuật chuyên ngành (nghiên cứu, triển khai, áp dụng...)
Phối hợp với các Phòng, ban khác trong việc xây dựng và áp dụng các định mức
kinh tế kỹ thuật, các quy chế nội bộ Công ty.
 Về công tác đầu tư và quản lý dự án
Nghiên cứu, đề xuất, phương hướng, chiến lược, dự án đầu tư phù hợp với nguồn
lực Công ty trong từng giai đoạn phát triển.
Quản lý dự án đầu tư (quá trình lập, thẩm định, triển khai dự án...)
Nghiên cứu đề xuất, lựa chọn đối tác đầu tư liên doanh, liên kết.
 Về công tác kỹ thuật
Nghiên cứu các văn bản Pháp luật, các chế độ chính sách của Nhà nước quy định về
công tác quản lý kỹ thuật chất lượng các công trình xây dựng.
Lập kế hoạch mua sắm trang thiết bị, máy móc phục vụ hoạt động kinh doanh của
công ty.
10
SV: Phạm Vũ Hoàng


Báo cáo thực tập tốt nghiệp


Đại học Công Nghiệp Hà Nội

-

-

Khoa Quản lý kinh doanh

 Việc thông tin kinh tế
Xây dựng hệ thống thông tin kinh tế của Công ty, đảm bảo việc nắm bắt, xử lý kịp
chính xác, phục vụ cho công tác quản lý và điều hành của GĐ Công ty
Lập báo cáo biểu thống kê, các báo cáo về tình hình SXKD cho GĐ và gửi các cơ
quan theo quy định của Pháp luật.
 Nghiên cứu phát triển
Nghiên cứu tình hình môi trường kinh doanh: các chính sách của Đảng, Nhà nước,
hệ thống pháp luật
Nghiên cứu các đối thủ cạnh tranh
Xây dựng chiến lược Maketing, chính sách maketting phù hợp với từng giai đoạn
phát triển, từng sản phẩm, từng dịch vụ.
 Về nghiệp vụ kinh doanh:
Nghiên cứu phát triển các nghiệp vụ kinh doanh (nghiệp vụ mua, bán, giá cả, hợp
đồng kinh tế), các hình thức thương mại tiên tiến, từng bước đổi mới và hiện đại
hoá các nghiệp vụ kinh doanh của Công ty.
 Về trực tiếp kinh doanh:
Trực tiếp kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu, các mặt hàng có quy mô doanh thu lớn
có tầm quan trọng đối với Công ty.
 Chức năng và nhiệm vụ của phòng nghiệp vụ tổng hợp.

1. Chức năng

- Tham mưu cho ban giám đốc Công ty trong lĩnh vực Tài chính - Kế toán - Tín dụng
của Công ty.
- Kiểm soát bằng đồng tiền các hoạt động kinh tế trong Công ty theo các quy định về
quản lý kinh tế của Nhà nước và của Công ty.
- Quản lý chi phí và doanh thu của Công ty
2. Nhiệm vụ
 Công tác tài chính
- Tổ chức quản lý tài chính tại Công ty, gồm:
• Quản lý chi phí: Lập dự toán chi phí; Thực hiện chi theo dự toán, theo dõi tình
hình thực hiện, tổ chức phân tích chi phí của Công ty
• Quản lý doanh thu: Tham gia đàm phán Hợp đồng kinh tế, Hợp đồng ngoại; Tổ
chức nghiệm thu thanh toán, thu hồi tiền bán hàng, theo dõi doanh thu từng hoạt
động; Tham gia thanh lý hợp đồng; lập báo cáo thu hồi tiền bán hàng hàng
tháng và đột xuất.
• Quản lý tiền: Thực hiện quản lý tài khoản Công ty và giao dịch Ngân hàng, thực
hiện các thủ tục đặt cọc, thế chấp của Công ty; Quản lý tiền mặt.
• Quản lý hàng tồn kho: Theo dõi, phản ánh, tổ chức kiểm kê hàng tồn kho theo
chế độ; Kiến nghị và tham gia xử lý hàng tồn kho do: chênh lệch, mất, kém
phẩm chất.
• Quản lý công nợ: Tổ chức quản lý, thu hồi công nợ phải thu; Quản lý các khoản
công nợ phải trả; Dự kiến phương án quản lý nợ khó đòi hoặc nợ không ai đòi;
 Công tác tín dụng, công tác hợp đồng
11
SV: Phạm Vũ Hoàng

Báo cáo thực tập tốt nghiệp



Đại học Công Nghiệp Hà Nội

Khoa Quản lý kinh doanh

- Xây dựng kế hoạch huy động vốn trung, dài hạn; kế hoạch tín dụng vốn lưu động để
huy động vốn cho nhu cầu đầu tư và SXKD của Công ty.
- Tổ chức và thực hiện công tác kế toán tại Công ty, bao gồm:
• Thu thập, xử lý thông tin, chứng từ kế toán theo đối tượng kế toán và nội dung
công việc kế toán theo chuẩn mực và chế độ kế toán:
• Tổ chức ghi sổ kế toán.
• Lập báo cáo kế toán theo chế độ quy định.
• Lưu trữ tài liệu kế toán theo quy định của Nhà nước.
- Phân tích báo cáo kế toán hàng quý, năm của Công ty; Đánh giá và kiến nghị, xử lý.
 Nhiệm vụ của nhà kho lưu trữ.
- Nhiệm vụ là nhập, lưu trữ và xuất kho hàng hóa, vật tư khi có đủ giấy tờ của các bộ
phận gửi đến. Cuối mỗi kỳ thì kiểm kê và đối chiếu tình hình hàng hóa còn trong
kho để lập báo cáo trình cho ban giám đốc.
- Làm các thủ tục nhập khẩu hàng hóa và giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá
trình nhập khẩu.
1.3.3. Hệ thống kế toán trong công ty
Kế toán là quá trình xác định, ghi chép, tổng hợp và báo cáo các thông tin kinh tế
cho những người ra quyết định. Những phương pháp mà một doanh nghiệp sử dụng để
ghi chép và tổng hợp thành các báo cáo kế toán định kỳ tạo thành hệ thống kế toán.
Từ báo cáo của công ty, ta có sơ đồ hệ thống kế toán sau:
Hình 2. Hệ thống kế toán trong công ty

Kế
Kế toán
toán trưởng
trưởng


Kế
Kế toán
toán hàng
hàng hóa
hóa

Kế
Kế toán
toán thanh
thanh toán
toán nợ
nợ và


Kế
Kế toán
toán tổng
tổng hợp
hợp

công
công nợ
nợ

Thủ
Thủ quỹ
quỹ

 Kế toán trưởng:


12
SV: Phạm Vũ Hoàng

Báo cáo thực tập tốt nghiệp


Đại học Công Nghiệp Hà Nội
-

Khoa Quản lý kinh doanh

Phụ trách chung về tài chính theo chức năng đã được quy định, sắp xếp bộ máy
của công ty, tham gia công tác xây dựng kế hoạch và điều hành kế hoạch, tham
mưu cho giám đốc các thông tin cũng như các biện pháp tài chính trong hoạt
động sản xuất kinh doanh.

 Kế toán tổng hợp:
- Tổng hợp các báo cáo quyết toán của văn phòng Công ty và toàn Công ty
- Phụ trách công tác nghiệp vụ kế toán từ phòng kế toán đến các chi nhánh trực
thuộc.
- Phụ trách côngtác thống kê và tổng hợp kiểm kê.
- Kiểm tra báo cáo quyết toán và tình hình tài chính của đơn vị thành viên, giải trình
số liệu quyết toán và tình hình tài chính của đơn vị thành viên, giải trình số liệu
quyết toán với các ngành quản lý chức năng và các đợt thanh tra kiểm tra.
- Phụ trách công tác vận tải, trợ cước; giải quyết các công việc khác của phòng kế
toán khi kế toán trưởng uỷ quyền.
 Kế toán hàng hoá:
- Kế toán mua vào bán ra và lưu chuyển hàng hoá của văn phòng công ty và quyết
toán toàn công ty.

- Theo dõi và tổng hợp thanh toán quyết toán trợ cước, trợ giá với ngành tài chính và
kho bạc Nhà nước.
- Tính lãi tiền hàng trả chậm với các chi nhánh vật tư nông nghiệp, lập biên bản đối
chiếu hàng quý theo quy chế quản lý của công ty.
- Theo dõi và quản lý quyết toán thuế; Lập báo cáo thống kê và giao dịch công tác
với cục thống kê.
- Tham gia công tác kiểm soát viên theo chức danh đã được đại hội đồng cổ đông bầu
và điều lệ Công ty quy định.
 Kế toán thanh toán và công nợ:
- Có nhiệm vụ viết phiếu thu, chi, vay ngân hàng và theo dõi hạch toán các tài khoản
tìên mặt, tiền gửi, tiền vay ngân hàng.
- Theo dõi và quản lý, kiểm kê quỹ tiền mặt định kỳtheo quy chế.
- Lập bảng thanh toán và quyết toán lương, thưởng, bảo hiểm xã hội.
- Tính lãi tiền vay đối với các chi nhánh chuyên doanh.
 Thủ quỹ:
- Có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp pháp và hợp lệ của các chứng từ thu chi theo đúng
nguyên tắc quản lý tài chính của công ty.
- Cập nhật chứng từ vào sổ quỹ rút số dư hàng ngày.

13
SV: Phạm Vũ Hoàng

Báo cáo thực tập tốt nghiệp


Đại học Công Nghiệp Hà Nội

Khoa Quản lý kinh doanh

1.4. Tổ chức hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

1.4.1. Đặc điểm sản phẩm tiêu thụ
Sản phẩm mà công ty kinh doanh là các sản phẩm về đồ uống giải khát và thuốc
lá. Sản phẩm của công ty do công ty ký kết hợp đồng mua bán với các công ty sản xuất
đồ uống giải khát và thuốc lá. Sau đó đem bán và tiêu thụ cho các cửa hàng, đại lý, và
các công ty, đơn vị kinh doanh thương mại, … với nhiều phương thức bán khác nhau.
1.4.2. Đặc điểm phương thức tiêu thụ
Tiêu thụ là giai đoạn cuối cùng trong quá trình hoạt động kinh doanh của công ty.
Thông qua tiêu thụ giá trị và giá trị sử dụng của thành phẩm được thực hiện, vốn của
công ty khi xuất kho thành phẩm được chuyển từ hình thái hiện vật là hàng hóa sang
hình thái giá trị là tiền tệ.
Công ty TNHH Đầu tư thương mại Hùng Hoa Hà Nội sử dụng phương thức tiêu
thụ sản phẩm theo phương thức tiêu thụ trực tiếp. Theo phương thức này thì sản phẩm
của công ty được xuất từ kho sản phẩm của công ty để bán cho bên mua. Phương thức
này có hai hình thức:
Bán trực tiếp tại kho:
Theo hình thức này công ty xuất thành phẩm tại kho giao trực tiếp cho bên mua
hoặc bên mua ủy nhiệm đến nhân hàng trực tiếp. Chứng từ bán hàng trong trường hợp
này là Phiếu xuất kho, hóa đơn GTGT (Liên 2 giao cho khách hàng) do công ty lập.
Sản phẩm được coi là tiêu thụ khi bên mua nhận hàng va ký xác nhận trên chứng từ
bán hàng, chấp nhận thanh toán. Còn phương thức thanh toán tiền hàng với bên mua
tùy thuộc vào hợp đồng đã ký giữa hai bên.
Bán theo hình thức chuyển hàng: Theo hình thức này công ty xuất sản phẩm từ
kho để chuyển đi cho Bên mua theo hợp đồng đã ký kết giữa 2 bên bằng phương tiện
vận tải tự có của công ty và từ phương tiện vận tải thuê ngoài. Sản phẩm chuyển gửi đi
thuộc quyền sở hữu của công ty, khi bên mua xác nhận đã nhận được hàng và chấp
nhận thanh toán thì mới chuyển quyền sở hữu và công ty coi đó là thời điểm hàng
chuyển gửi đi được coi là tiêu thụ. Chi phí vận chuyển do công ty chịu hoặc do bên
mua phải trả phụ thuộc vào quy định trong hợp đồng đã ký giữa hai bên, chứng từ bán
hàng trong trường hợp này là Hợp đồng kinh doanh ký kết giữa hai bên, Phiếu xuất
kho, Hóa đơn GTGT (Liên 2: Giao cho khách hàng) do công ty lập.

1.4.3. Quy trình phân phối sản phẩm
 Đặc điểm hàng hóa
Công ty TNHH Đầu tư thương mại Hùng Hoa Hà Nội chuyên phân phối 4 loại sản
phẩm chính đó là:
14
SV: Phạm Vũ Hoàng

Báo cáo thực tập tốt nghiệp


Đại học Công Nghiệp Hà Nội

Khoa Quản lý kinh doanh

-

Các sản phẩm bia của hãng Sabeco (Công ty CP Bia – Rượu – Nước giải

-

khát Sài Gòn) mà công ty là nhà phân phối độc quyền trong khu vực.
Các loại đồ uống, nước giải khát của hãng URC (Universal Robina

-

Corporation) và hãng Coca-Cola Việt Nam.
Đồ uống, nước uống tăng lực nhãn hiệu “Red Bull”, phân phối trực tiếp từ
Công ty TNHH Red Bull Việt Nam.
Các sản phẩm thuốc lá của Tổng công ty thuốc lá Việt Nam (Vinataba).
 Quy trình thương mại của công ty


-

Thương mại là hoạt động trao đổi của cải, hàng hóa, dịch vụ, kiến thức, tiền tệ
v.v giữa hai hay nhiều đối tác, và có thể nhận lại một giá trị nào đó (bằng tiền thông
qua giá cả) hay bằng hàng hóa, dịch vụ khác như trong hình thức thương mại hàng đổi
hàng. Trong quá trình này, người bán là người cung cấp của cải, hàng hóa, dịch vụ, …
cho người mua, đổi lại người mua sẽ phải trả cho người bán một giá trị tương đương
nào đó.
Dưới đây là sơ đồ tóm tắt quy trình thương mại của Công ty TNHH Đầu tư
thương mại Hùng Hoa Hà Nội:

15
SV: Phạm Vũ Hoàng

Báo cáo thực tập tốt nghiệp


Đại học Công Nghiệp Hà Nội

Khoa Quản lý kinh doanh

Hình 3. Sơ đồ tóm tắt quy trình thương mại của công ty

 Khâu ký kết hợp đồng mua bán với các công ty sản xuất
Là bước đầu tiên khi tiến hành kinh doanh. Ban giám đốc hoặc đại diện công ty
sẽ đặt vấn đề hỏi mua hàng từ những công ty sản xuất hàng hóa. Sau khi đã đạt được
thỏa thuận 2 bên sẽ ký kết hợp đồng thương mại. Sau đó sẽ tiến hành thực hiện hợp
đồng.
 Khâu vận chuyển hàng về kho của công ty

Sau khi đã thống nhất ngày giao hàng ghi trong hợp đồng, công ty bên bán sẽ có
trách nhiệm chuyển hàng hóa về cho bên mua theo địa điểm và thời gian mà bên mua
yêu cầu.
Công ty bên mua sau khi kiểm kê và nhận đủ số hàng công ty bên bán giao sẽ ký
giấy xác nhận nhận hàng và thanh toán cho công ty bên bán (thường là chuyển khoản),
sau đó sẽ cho tiến hành nhập kho hàng hóa để chờ tiêu thụ.
 Bán buôn
Là hình hình thức bán hàng hóa, dịch vụ với khối lượng lớn hoặc theo lô hàng với
giá đã có chiết khấu cao hoặc giá gốc. Bán buôn thường được áp dụng, hoặc hướng tới
các trung gian thương mại như đại lý, tổng đại lý, nhà phân phối, … Trong hình thức
16
SV: Phạm Vũ Hoàng

Báo cáo thực tập tốt nghiệp


Đại học Công Nghiệp Hà Nội

Khoa Quản lý kinh doanh

bán buôn của công ty có 2 phương thức cụ thể là: bán buôn hàng hóa qua kho và bán
buôn hàng hóa vận chuyển thẳng
• Bán buôn hàng hóa qua kho: là việc công ty bán hàng hóa, dịch vụ phải
được xuất trực tiếp từ kho của mình. Với việc bán buôn qua kho, công ty
có thể giao hàng trực tiếp cho khách hàng tại kho hoặc chuyển hàng tới
kho của bên mua hoặc địa điểm theo như hợp đồng.
• Bán buôn hàng hóa vận chuyển thẳng: là việc công ty sau khi đã nhận
hàng hóa từ nhà sản xuất và kiểm kê hàng sẽ không nhập kho mà bán
thẳng cho bên mua. Với hình thức này, công ty cũng có 2 hình thức là
giao hàng trực tiếp hoặc chuyển hàng, …

 Bán lẻ
Là phương thức bán hàng hóa, dịch vụ với số lượng ít, nhỏ lẻ và giá thường ổn
định. Phương thức này thường áp dụng trực tiếp với người tiêu dùng sản phẩm hàng
hóa dịch vụ ấy. Cụ thể là:
• Bán lẻ thu tiền trực tiếp: là hình hình thức công ty thu tiền ngay của
khách hàng.
• Gửi đại lý bán, ký gửi hàng: là công ty đem hàng hóa của mình cho các
đại lý lớn, siêu thị, trung tâm thương mại, … bán hoặc gửi bán trực tiếp
sản phẩm cho mình.
1.5. Tình hình sử dụng TSCĐ của công ty
TSCĐ là những tư liệu lao động có giá trị lớn, tham gia vào nhiều chu kỳ sản
xuất và giá trị của nó được chuyển dịch dần vào giá trị của sản phẩm trong các chu kỳ
sản xuất.
 Thống kê số lượng TSCĐ trong công ty TNHH đầu tư thương mại Hùng Hoa
Bảng 1. Bảng thống kê số lượng TSCĐ trong công ty Hùng Hoa
ST

TÊN TÀI SẢN

SỐ THẺ

Phương tiện vận tải

2113

T

1

Ô tô KIA 1.25 tấn


OTO125

2

Xe Ô tô tải (Thùng kín) THACO 2.5

THACO2

 Giá trị TSCĐ trong công ty TNHH đầu tư thương mại Hùng Hoa
17
SV: Phạm Vũ Hoàng

Báo cáo thực tập tốt nghiệp


Đại học Công Nghiệp Hà Nội

Khoa Quản lý kinh doanh

Công ty TNHH đầu tư thương mại Hùng Hoa trích khấu hao TSCĐ theo phương
pháp đường thẳng, là phương pháp trích khấu hao theo mức ổn định từng năm vào chi
phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp của TSCĐ tham gia vào hoạt động kinh
doanh.
Công thức tính mức trích khấu hao theo năm như sau:

Bảng 2. Bảng tính khấu hao TSCĐ
S
T
T


GIÁ TRỊ
KH
TRONG
KỲ

TÊN TÀI SẢN

NGÀY
TÍNH KH

SỐ
KỲ
KH

1

Ô tô KIA 1.25
tấn

01/01/2015

96

275.315.454 34.414.428 103.243.284

172.072.170

2


Xe Ô tô tải
(Thùng kín)
THACO 2.5

01/01/2016

96

329.053.273 41.131.656

82.263.312

246.789.961

604.368.727 75.546.084 185.506.596

418.862.131

TỔNG CỘNG

NGUYÊN
GIÁ

GIÁ TRỊ
KH LŨY
KẾ

GIÁ TRỊ
CÒN LẠI


 Thống kê tăng giảm TSCĐ trong công ty TNHH đầu tư thương mại Hùng Hoa
Qua báo cáo tài chính các năm 2015 - 2017
Hình 4. Tổng giá trị còn lại TSCĐ của công ty 2014 - 2017
Qua bảng và đồ thị trên ta thấy tổng giá trị còn lại TSCĐ hiện có của công ty
cuối các năm đang có xu hướng giảm
-

-

Năm 2014 do mới thành lập công ty và quy mô kinh doanh còn nhỏ thì đến
cuối năm 2015, lượng TSCĐ của công ty đã tăng lên 240.901.026 đồng nhờ
việc mua 1 chiếc ô tô tải 1,25 tấn cũ. Đến năm 2016, công ty tiếp tục mua
thêm 1 chiếc ô tô, làm tăng lượng TSCĐ lên 494.408.215 đồng tương đương
105% so với năm 2015.
Từ năm 2015 – 2016 tăng nhiều do công ty mở rộng kinh doanh và sử dụng
vốn để mua phương tiện vận tải. Công ty đã tăng cường đầu tư TSCĐ, đặc biệt
là 1 chiếc xe tải chất lượng cao. Đến năm 2017, công ty duy trì lượng TSCĐ,
qua đó việc giảm giá trị TSCĐ là do khấu hao định kỳ.
18
SV: Phạm Vũ Hoàng

Báo cáo thực tập tốt nghiệp


Đại học Công Nghiệp Hà Nội

Khoa Quản lý kinh doanh

1.6. Cơ cấu lao động, tiền lương của công ty
 Cơ cấu lao động trong công ty

Vì là công ty thương mại có quy mô không lớn nên lực lượng lao động của công
ty không nhiều, chủ yếu là lao động phổ thông phụ trách vận chuyển hàng hóa và một
số nhân viên kinh doanh. Do đặc tính của mặt hàng và yêu cầu kỹ thuật nên trong công
ty nhân viên nam chiếm khoảng 80%, nữ chỉ chiếm 20%. Phần lớn là trẻ tuổi, tuổi đời
trung bình là 28 tuổi. Ngoài giám đốc và các trưởng phòng thì công ty có bảng kê nhân
lực sau:
Bảng 3. Cơ cấu nhân lực trong công ty
Trình độ

Tổng số
lao động

Lao động
nam

Lao động
nữ

ĐH



Nhân viên kế toán

4

2

2


3

1

Nhân viên CSKH

2

2

0

1

1

Nhân viên Kho, quỹ

2

1

1

Nhân lực lao động phổ
thông

1

13


1

Chức vụ

1

PT

1
14

Cơ cấu nhân lực công ty chủ yếu là nam vì tính chất công việc. Nhân viên nữ chỉ
có ở phòng kinh doanh và kế toán. Trình độ nhân viên ở các phòng kế toán và kinh
doanh có năng lực cao đều đã tốt nghiệp cao đẳng và đại học có chuyên môn. Các
nhân lực phụ trách vận chuyển hàng hóa đều là những người có kinh nghiệm lâu năm
trong nghề và lái xe đảm bảo an toàn tính mạng lẫn hàng hóa vận chuyển.
 Quỹ lương và phương pháp xác định lương trong công ty
Đặc thù của công ty TNHH Đầu tư thương mại Hùng Hoa Hà Nội là công ty
thương mại nên trừ những ngày nghỉ lễ, tết thì công ty làm việc liên tục nên tiền lương
của công ty tính theo hình thức trả lương theo thời gian, tức là tiền lương tính trả cho
người lao động theo thời gian làm việc và căn cứ vào (chức vụ, vị trí, trình độ tay
nghề, thâm niên công tác, …) để lập ra (thang lương, bảng lương) cho người lao động,
nhân viên. Tiền lương tính theo thời gian có thể thực hiện tính theo tháng, ngày hoặc
giờ làm việc của người lao động tuỳ theo yêu cầu và trình độ quản lý thời gian lao
động của doanh nghiệp. Trong mỗi tháng lương, tuỳ theo trình độ thành thạo nghiệp
vụ, kỹ thuật chuyên môn, thâm niên mà chia làm nhiều bậc lương, mỗi bậc lương có
một mức tiền lương nhất định được thỏa thuận trong hợp đồng lao động. Dưới đây là
công thức tính lương của công ty:
19

SV: Phạm Vũ Hoàng

Báo cáo thực tập tốt nghiệp


Đại học Công Nghiệp Hà Nội

Khoa Quản lý kinh doanh

Lương tháng = Lương + Phụ cấp/ngày công chuẩn của tháng * số ngày làm việc
thực tế

Ví dụ: Tháng 10 có 31 ngày: 4 ngày chủ nhật, 27 ngày đi làm, dựa vào các yếu tố
cấu thành lương, công ty trả lương cho NV A 4 triệu đồng/ tháng, A đi làm đầy đủ (tức
27 ngày)
Thì theo cách tính lương trên, NV A sẽ nhận lương:

Theo cách này, lương tháng thường là con số cố định, chỉ giảm xuống khi người
lao động nghỉ không hưởng lương. Với hình thức trả lương này người lao động không
hề băn khoăn về mức thu nhập của mình trong mỗi tháng bởi số tiền trừ cho mỗi ngày
công không lương là cố định, nghỉ bao nhiêu ngày thì họ bị trừ bấy nhiêu tiền trong
trường hợp không có biến động về lương và ngược lại tháng nào làm đi làm đủ ngày
theo quy định thì hưởng đủ mức tiền lương. (Ngày công chuẩn của tháng là ngày làm
việc trong tháng, không bao gồm các ngày nghỉ, ví dụ như công ty quy định được nghỉ
chủ nhật)
1.7. Thực trạng về hoạt động kinh doanh của công ty
 Số liệu về doanh thu của công ty TNHH Đầu từ thương mại Hùng Hoa Hà Nội
trong 3 năm 2015 – 2017
Bảng 4. Doanh thu của công ty TNHH Hùng Hoa (2015 - 2017)
Chỉ tiêu


2015

Doanh thu
thuần bh và 49.943.844.211
ccdv

2016

2017

2016-2015

2017-2016

66.172.832.42
5

71.449.597.73
8

40,96 %

7,97 %

• Nhận xét
Qua bảng doanh thu của công ty TNHH đầu tư thương mại Hùng Hoa (2015 –
2017) ta thấy. Doanh thu thuần từ việc bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty tăng
đều qua các năm từ năm 2015 đến năm 2016 tăng 19.228.988.214 đồng tương đương
40,96%, từ năm 2016 đến năm 2017 tăng 5.276.765.313 đồng tương đương 7,97%. Có

thể thấy doanh thu của doanh nghiệp tăng trưởng theo năm chứng tỏ việc kinh doanh
các sản phẩm và dịch vụ của công ty đang làm tốt. Công ty nắm bắt vị trí của mình ở
gần nhiều khu dân cư lân cận trở thành nhà phân phối chính của các cửa hàng bách
hóa, siêu thị, …
Nhận xét: Có thể thấy doanh thu của công ty tăng lên hàng năm, trong năm 2018
công ty nên giữ vững điều này để phát triển công ty trở thành nhà phân phối hàng đầu
trong khu vực.
20
SV: Phạm Vũ Hoàng

Báo cáo thực tập tốt nghiệp


Đại học Công Nghiệp Hà Nội

Khoa Quản lý kinh doanh

 Công tác Marketing của công ty TNHH đầu tư thương mại Hùng Hoa
Hiện nay, các hoạt động trên thị trường nước giải khát và thuốc lá đang cạnh
tranh hết sức gay gắt, các hoạt động marketing ảnh hưởng rất lớn đến doanh thu và lợi
nhuận thu về phải đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Một phương
thức tối ưu giúp các doanh nghiệp hướng đến mục tiêu đề ra và đạt được kết quả như
mong muốn là hoạch định chiến lược Marketing. Chiến lược Marketing là chiến lược
chức năng, nền tảng cho việc xây dựng các chiến lược khác cho doanh nghiệp, giúp
cho doanh nghiệp định hướng được hoạt động kinh doanh của mình.
• Chính sách sản phẩm – thị trường
Sản phẩm chính của doanh nghiệp là các mặt hàng nước giải khát,
rượu bia, thuốc lá, bánh kẹo, … Nên thị trường mục tiêu là rất lớn mà
doanh nghiệp cần phải chú trọng để tìm kiếm đầu ra của sản phẩm để
nâng cao doanh thu. Tuy nhiên việc phân phối sản phẩm phải phụ thuộc

vào chiến lược và thị trường mục tiêu cho từng loại sản phẩm. Vậy thị
trường mục tiêu của doanh nghiệp ngoài các địa phương lân cận còn có
các khu vực đang có hoặc dự định sẽ có nhu cầu về các sản phầm mà
công ty kinh doanh.
• Chính sách về giá
Chiến lược giá thấp: Tận dụng lợi thế về kinh doanh số lượng lớn
của doanh nghiệp, mua giá thấp từ gốc nên giảm được chi phí so với đối
thủ, đồng thời giảm được các chi phí về vận chuyển, chấp nhận mức lãi
thấp nhưng lợi nhuận cao nhờ vào việc bán được nhiều sản phẩm.
Chiến lược giá cao: Tùy vào từng trường hợp mà tận dụng ưu điểm
của công ty, đưa ra chiến lược giá cao, nhằm thu lại lợi nhuận cao, đồng
thời trích lũy vốn hỗ trợ các hoạt động tương lai.
• Chiến lược và chính sách phân phối sản phẩm
Nâng cao khả năng nắm bắt và làm chủ thông tin thị trường bằng
cách xây dựng đội ngũ chuyên nghiệp làm nhiệm vụ quan hệ, hợp tác,
tìm kiếm thông tin.
Mở rộng và duy trì các mối quan hệ với khách hàng cũ. Chú trọng
đầu tư cho các hoạt động chính

21
SV: Phạm Vũ Hoàng

Báo cáo thực tập tốt nghiệp


Đại học Công Nghiệp Hà Nội

Khoa Quản lý kinh doanh

Hình 5. Kênh phân phối của công ty TNHH đầu tư thương mại Hùng Hoa


Với các thị trường ở gần, doanh nghiệp sử dụng kênh phân phối cấp 1 để duy trì
lợi thế cạnh tranh dài hạn và nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng. Với các
thị trường ở xa, doanh nghiệp sử dụng kênh phân phối cấp 2 để giới thiệu sản phẩm,
gửi bán, marketing đến người tiêu dùng.

22
SV: Phạm Vũ Hoàng

Báo cáo thực tập tốt nghiệp


Đại học Công Nghiệp Hà Nội

Khoa Quản lý kinh doanh

CHƯƠNG II. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI HÙNG HOA HÀ NỘI
2.1. Tình hình sử dụng vốn lưu động trong công ty
Vốn lưu động được coi là nguồn lực quan trọng nhất trong doanh nghiệp. Vốn là
tiền đề vật chất không thể thiếu đối với sự ra đời và phát triển của doanh nghiệp. Trước
hết vốn là điều kiện đầu tiên để doanh nghiệp thực hiện thủ tục pháp lý thành lập. Tiếp
theo khi bắt đầu sản xuất kinh doanh phải có vốn để xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật
và VLĐ phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh.
VLĐ còn là công cụ phản ánh và đánh giá quá trình hoạt động của hàng hoá,
cũng như phản ánh và kiểm tra quá trình mua sắm, dự trữ bán hàng của doanh nghiệp.
Mặt khác vốn lưu động luân chuyển nhanh hay chậm còn phản ánh thời gian lưu thong
có hợp lý hay không. Do đó thông qua tình hình luân chuyển VLĐ của doanh nghiệp,
các nhà hàng quản doanh nghiệp có thể đánh giá kịp thời đối với các mặt hàng mua
sắm dự trữ sản xuất và tiêu thụ của doanh nghiệp. Hiệu quả sử dụng vốn ảnh hưởng tới

kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ, do vậy việc quản lý vốn có ý nghĩa
quan trọng. Sử dụng vốn hợp lý sẽ cho phép khai thác tối đa năng lực hoạt động của
TSLĐ góp phần hạ thấp chi phí kinh doanh, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.
2.1.1. Cơ cấu và biến động vốn lưu động
Kết cấu VLĐ thực chất là tỉ trọng từng khoản vốn trong tổng nguồn VLĐ của
doanh nghiệp. Thông qua kết cấu của VLĐ cho thấy sự phân bổ của vốn trong từng
giai đoạn luân chuyển hoặc trong từng nguồn vốn, từ đó doanh nghiệp xác định được
phương hướng và trọng điểm quản lý vốn nhằm đáp ứng kịp thời đối với từng thời kỳ
kinh doanh. Kết cấu của VLĐ chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố như: đặc điểm ngành
nghề kinh doanh, trình độ tổ chức. Vì vậy trong doanh nghiệp khác nhau thì kết cấu
vốn lưu động cũng khác nhau, nó phụ thuộc vào các nhóm nhân tố sau:




Nhóm nhân tố về mua sắm vật tư và tiêu thụ sản phẩm: Các doanh nghiệp hàng
năm phải sử dụng nhiều loại vật tư khác nhau. Nếu khoảng cách giữa các doanh
nghiệp và các đơn vị bán hàng xa hoặc gần, kỳ hạn bán hàng, chủng loại, số
lượng và giá cả phù hợp với yêu cầu thì có sự thay đổi đến tỷ trọng VLĐ bỏ vào
khâu dự trữ.
Nhóm nhân tố về mặt thanh toán: Nếu sử dụng phương thức thanh toán hợp lý,
giải quyết thanh toán kịp thời thì tỉ trọng vốn trong khâu lưu thông sẽ thay đổi.
Đặc biệt trong xây lắp việc sử dụng các thể thức thanh toán khác nhau tổ chức
thủ tục thanh toán, tình hình chấp hành kỷ luật thanh toán có ảnh hưởng nhiều
đến tỷ trọng vốn bỏ vào khâu sản xuất và khâu lưu thông.
23
SV: Phạm Vũ Hoàng

Báo cáo thực tập tốt nghiệp



Đại học Công Nghiệp Hà Nội

Khoa Quản lý kinh doanh

Bảng 5. Bảng cơ cấu và biến động vốn lưu động của công ty trong 3 năm 2015
-2017
ĐVT: Đồng

Chỉ tiêu

Năm
2015
Số tiền

1. Tiền

802.357.
154

2. Phải thu
ngắn hạn

3.784.63
9.809

- Phải thu
ngắn hạn
của khách
hàng

- Trả trước
cho người
bán ngắn
hạn
- Phải thu
ngắn hạn
khác

Năm
2016

Năm
2017

% Số tiền % Số tiền %
1
3
7,
0, 661.65
4.539.9 7,
9
8
7.320
23.933 5
4
8
5
5
5
1, 4.393.5 2, 738.215 6,

3 61.561 7
.689
11
4
3

Chênh
Chênh lệch
lệch
2017/2016
2016/2015
+ (-) % + (-)
%
140.69
9.834

1
8

3.878.2
66.613

5
8
6

608.92
1.752

1

6

3.655.3
45.872

8
3

1.353.00
0.000

2.877.5
46.200

663.600
.000

1
1.524.5
1
46.200
3

2.213.9
46.200

7
7

2.431.63

9.809

1.516.0
15.361

74.572.
015

915.62
4.448

1.441.4
43.346

9
5

1.353.00
0.000

2.877.5
46.200

43.674

-

3. Hàng tồn
kho


2.494.47
7.417

4. Tài sản
ngắn hạn
khác

290.368.
141

5. Tổng
TSNH

7.371.84
2.521

3
3,
8
4
3,
9
4
1
0
0

2.905.7
52.930
370.60

7.670
8.331.5
79.481

3
4,
8
8
4,
4
5
1
0
0

6.384.1
28.316
428.977
.236
12.091.
245.174

5
2,
8
0
3,
5
5
1

0
0

3
8

43.674
1
6

3.478.3
75.386

1
2
0

80.239. 2
529
8

58.369.
566

1
6

959.73
6.960


3.759.6
65.693

4
5

411.27
5.513

1
3

• Nhận xét:
Qua bảng phân tích tình hình biến động VLĐ trong công ty Hùng Hoa ta thấy giá trị tài
sản ngắn hạn của công ty trong giai đoạn 2015 – 2017 đang có xu hướng tăng lên. Năm
2016, tổng TNHH của công ty tăng thêm 959.736.960 đồng, tương đương mức tăng 13% so
24
SV: Phạm Vũ Hoàng

Báo cáo thực tập tốt nghiệp


Đại học Công Nghiệp Hà Nội

Khoa Quản lý kinh doanh

với năm 2015. Năm 2017, giá trị tài sản ngắn hạn của công ty tăng đột biến thêm
3.759.665.693 đồng, tương đương mức tăng 45% so với năm 2016. Nguyên nhân tăng của
tổng tài sản ngắn hạn trong giai đoạn 2015 - 2017 được lý giải cụ thể như sau:
Năm 2015, tỷ trọng tiền trong tổng TSNH là 10,88%, nghĩa là trong 100 đồng tài sản

ngắn hạn thì tiền và các khoản tương đương tiền chiếm 10,88 đồng. Sang đến năm 2016,
trong 100 đồng TSNH thì tiền chỉ còn chiếm 7,94 đồng, giảm 18% so với năm 2015, nhưng
đến năm 2017, lượng tiền trong TSNH tăng rất mạnh, tăng tới 3.878.266.613 đồng, tương
đương mức tăng 586%. Nguyên nhân một phần là do các khoản phải thu ngắn hạn trong
năm 2017 đã giảm đột biến nhờ việc công ty đã thu được tiền thanh toán từ các đơn hàng
trước đó. Có thể thấy, tỷ trọng phải thu ngắn hạn trên tổng TSNH trong năm 2015 và 2016
gần tương đương nhau là 51 – 52 %. Nhưng sang năm 2017 thì tỷ trọng của khoản này chỉ
còn chiếm 6,11% trên tổng TSNH, tương đương mức giảm tới 83% so với năm 2016. Việc
thu được các khoản nợ trước đó của khách hàng cộng thêm việc công ty thắt chặt việc bán
chịu là nguyên nhân chính khiến cho lượng phải thu ngắn hạn giảm mạnh. Điều này có thể
tốt khi mà công ty có thêm một lượng lớn tiền để có thêm đem đi đầu tư mới, nhưng công ty
cũng không nên quá cứng rắn về việc chính sách bán chịu vì như thế có thể khiến mất đi 1
lượng khách hàng trong lâu dài. Ta có thể thấy việc này ngay lập tức tác động đến tỷ trọng
hàng tồn kho trong tổng TSNH. Năm 2015 và 2016, lượng hàng tồn kho trong công ty
chiếm 33,84% và 34,88%, mức tăng trong năm 2016 hầu như không đáng kể. Nhưng trong
năm 2017, lượng hàng tồn kho trong tổng TSNH tăng thêm tới 3.478.375.386 đồng, tương
đương mức tăng là 120%, chiếm tỷ trọng trên tổng TSNH lên tới 52,80%, tức là cứ 100
đồng TSNH thì có tới 52,80 đồng hàng tồn kho. Việc thắt chặt chính sách tín dụng thương
mại của công ty trong năm 2017 rõ ràng đã có 1 phần tác động khiến lượng hàng tồn kho
tăng nhiều đến như vậy và sẽ là không tốt trong lâu dài khi công ty không thể đem bán được
lượng hàng tồn kho lớn, sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của hàng hóa và có thể dẫn đến mất
uy tín của công ty. Về tỷ trọng các TSNH khác trong ba năm thì không có biến động gì lớn,
năm 2016 mức tăng là 80.239.529 đồng, tương đương 28%, chiếm 4,45% trong tổng TSNH,
năm 2017 con số này tiếp tục tăng thêm 58.369.566, tương đương mức tăng 16%, nhưng do
tốc độ tăng chậm hơn nhiều so với hàng tồn kho và tiền cùng các khoản tương đương nên tỷ
trọng của TSNH khác trên tổng TSNH giảm xuống chỉ còn 3,55%.
2.1.2. Quản lý vốn lưu động trong doanh nghiệp
Quá trình kinh doanh diễn ra thuận lợi hay không, có hiệu quả hay không được
biểu hiện qua việc phân bổ và sử dụng vốn phải hợp lý, phân bổ hợp lý sẽ dễ dàng cho
việc sử dụng cũng như mang lại hiệu quả cao, cũng chính vì thế nhận xét khái quát về

quan hệ kết cấu và biến động kết cấu trên bảng cân đối kế toán sẽ giúp cho doanh
nghiệp đánh giá kết cấu tài chính hiện hành có biến động phù hợp với hoạt động doanh
nghiệp hay không.

25
SV: Phạm Vũ Hoàng

Báo cáo thực tập tốt nghiệp


×