Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh các trường tiểu học quận Đống Đa, thành phố Hà Nội (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (501.76 KB, 24 trang )

1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu
Giáo dục Tiểu học là bậc học nền tảng của hệ thống giáo dục quốc
dân, vì vậy vai trò của nhà trường đối với việc giáo dục kỹ năng sống
(KNS) cho học sinh tiểu học càng trở nên có ý nghĩa hơn. Học sinh tiểu
học là những học sinh đang trong quá trình hình thành và phát triển các
phẩm chất nhân cách, những thói quen cơ bản chưa ổn định mà đang được
hình thành và củng cố. Do đó việc giáo dục KNS cho các em chính là nền
tảng giúp các em phát triển nhân cách sau này.
Giáo dục KNS cho học sinh như thế nào là vấn đề đang được đặt ra
cho tất cả các nhà trường trong hệ thống giáo dục quốc dân nhất là ở cấp
tiểu học (TH) là cấp học nền tảng khi mà đặc điểm tâm lý lứa tuổi học sinh
tiểu học ngây thơ, trong sáng dễ bị tác động bởi môi trường bên ngoài xã
hội, khi mà cái xấu rất dễ bị lây lan, tiêm nhiễm. Vì vậy, giáo dục cho các
em những kỹ năng cần thiết là trách nhiệm đặt ra đối với người cán bộ
quản lý trường phổ thông nói chung, đối với cán bộ quản lý cấp TH nói
riêng. Với những ý nghĩa đó, tôi đã chọn vấn đề “Quản lý hoạt động giáo
dục KNS cho học sinh các trường tiểu học quận Đống Đa, thành phố
Hà Nội ” làm luận văn tốt nghiệp cao học; với mong muốn trước hết là tìm
ra những biện pháp quản lý sát với tình hình thực tiễn của đơn vị mình để
nâng cao chất lượng hoạt động GDKNS, góp phần vào việc nâng cao chất
lượng giáo dục toàn diện cho học sinh trong nhà trường.
2. Mục đích
Trên cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý giáo dục KNS cho học sinh
tiểu học quận Đống Đa, thành phố Hà Nội, đề xuất các biện pháp quản lý
hoạt động giáo dục KNS cho học sinh tiểu học nhằm góp phần nâng cao
chất lượng giáo dục toàn diện ở các trường tiểu học trên địa bàn quận
Đống Đa.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu


- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về giáo dục KNS và quản lý giáo
dục KNS cho học sinh tiểu học.
- Khảo sát, đánh giá thực trạng hoạt động giáo dục KNS và quản lý
hoạt động giáo dục KNS ở một số trường tiểu học quận Đống Đa, thành
phố Hà Nội
- Đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động giáo dục KNS cho học
sinh ở các trường tiểu học quận Đống Đa, thành phố Hà Nội.
- Khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất


2

4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục KNS cho học sinh tiểu học.
4.2. Khách thể nghiên cứu
Công tác quản lý giáo dục KNS.
5. Phạm vi nghiên cứu
5.1. Giới hạn về đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu các biện pháp quản lý của hiệu trưởng,
cán bộ quản lý, giáo viên trường TH đối với hoạt động giáo dục KNS cho
học sinh trong nhà trường trên địa bàn quận Đống Đa, thành phố Hà Nội.
5.2. Giới hạn về đối tượng khảo sát và địa bàn nghiên cứu
Khảo sát thực trạng vấn đề quản lý giáo dục KNS cho học sinh TH
của một số trường TH quận Đống Đa, thành phố Hà Nội với trên 200 cán
bộ quản lý, giáo viên.
6. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp luận nghiên cứu
6.1.1. Nghiên cứu vấn đề theo nguyên tắc hệ thống
6.1.2. Nghiên cứu vấn đề theo nguyên tắc hoạt động

6.2. Phương pháp nghiên cứu
6.2.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận.
6.2.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
6.2.2.1. Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi
6.2.2.2. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm thực tiễn
6.2.2.3. Phương pháp xin ý kiến chuyên gia
6.2.2.4. Phương pháp khảo nghiệm.
6.3. Phương pháp nghiên cứu bổ trợ.
6.3.1. Phương pháp xử lý số liệu thống kê.
6.3.2. Phương pháp so sánh để xử lý các kết quả nghiên cứu.
7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài Mở đầu, Kết luận và Khuyến nghị, luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động giáo dục KNS cho học
sinh tiểu học
Chương 2: Thực trạng hoạt động giáo dục KNS và quản lý hoạt động
giáo dục KNS cho học sinh các trường tiểu học quận Đống Đa, thành phố
Hà Nội
Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục KNS cho học sinh
các trường tiểu học quận Đống Đa, thành phố Hà Nội


3

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG
GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TIỂU HỌC
1.1. Tổng quan nghiên cứu đề tài
Trong vài năm gần đây, việc giáo dục KNS cho HS đã được các nhà
trường đưa vào giảng dạy bằng cách lồng ghép vào các môn học và tổ chức
các hoạt động ngoài giờ lên lớp, văn nghệ, thể dục thể thao, tham gia các

hoạt động xã hội v.v… Tuy nhiên, những công trình nghiên cứu về giáo dục
KNS cho học sinh tiểu học không nhiều. Vì vậy, tôi mạnh dạn lựa chọn đề
tài: “Quản lý hoạt động giáo dục KNS cho học sinh các trường tiểu học
quận Đống Đa, thành phố Hà Nội” làm đề tài nghiên cứu khoa học.
1.2. Các khái niệm cơ bản
1.2.1. Quản lý, quản lý giáo dục
1.2.1.1. Quản lý
Quản lý là sự tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý
lên đối tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu đề ra.
1.2.1.2. Quản lý giáo dục
Quản lý giáo dục dù ở cấp vĩ mô hay cấp vi mô cũng đều có những
nét bản chất tương đồng với nhau. Chúng chỉ khác nhau về phạm vi của
đối tượng quản lý. Trong luận văn, chúng tôi sử dụng định nghĩa về quản
lý giáo dục của tác giả Trần Kiểm làm cơ sở cho việc nghiên cứu. Khái
niệm quản lý giáo dục ở đây được hiểu là quản lý giáo dục ở cấp vi mô –
quản lý nhà trường.
1.2.2. Kỹ năng sống, giáo dục kỹ năng sống
1.2.2.1. Kỹ năng sống
KNS là năng lực cá nhân mà con người có được thông qua giáo dục
hoặc kinh nghiệm trực tiếp, nó giúp cho con người có cách ứng xử tích cực
và có hiệu quả đáp ứng mọi biến đổi của đời sống xã hội, sống khoẻ mạnh,
an toàn hơn.
1.2.2.2 Giáo dục kỹ năng sống
Giáo dục KNS cho học sinh: là quá trình hình thành, rèn luyện hoặc
thay đổi các hành vi của các em theo hướng tích cực, phù hợp với mục tiêu
phát triển toàn diện nhân cách người học, dựa trên cơ sở giúp học sinh có
tri thức, giá trị, thái độ, kỹ năng phù hợp đáp ứng được những yêu cầu của
cuộc sống hiện đại.



4

1.2.3. Quản lý giáo dục KNS
Quản lý giáo dục KNS trong nhà trường là một hệ thống những tác
động sư phạm hợp lý và có hướng đích của chủ thể quản lý đến tập thể
giáo viên, học sinh, các lực lượng xã hội trong và ngoài trường nhằm huy
động và phối hợp sức lực, trí tuệ của họ vào mọi mặt hoạt động giáo dục
KNS của nhà trường, hướng vào việc hoàn thành có chất lượng và hiệu
quả mục tiêu giáo dục và rèn luyện KNS cho HS đã đề ra”.
1.3. Giáo dục KNS cho học sinh tiểu học
1.3.1. Trường tiểu học trong hệ thống giáo dục quốc dân
Điều 2, điều lệ trường tiểu học quy định “Vị trí trường tiểu học trong
hệ thống giáo dục quốc dân”: Trường tiểu học là cơ sở giáo dục phổ
thông của hệ thống giáo dục quốc dân, có tư cách pháp nhân, có tài khoản
và con dấu riêng.
1.3.2. Mục tiêu và ý nghĩa của giáo dục KNS cho học sinh tiểu học
Giáo dục KNS sống có mục tiêu chính là làm thay đổi hành vi của
người học từ thói quen thụ động, có thể gây rủi ro, mang lại hiệu quả tiêu
cực chuyển thành những hành vi mang tính xây dựng, tích cực và có hiệu
quả để nâng cao chất lượng cuộc sống của cá nhân và góp phần phát triển
bền vững cho xã hội.
1.3.3. Các KNS cần giáo dục cho học sinh tiểu học
1.3.3.1.Nhóm kĩ năng nhận thức
1.3.3.2.Nhóm kĩ năng xã hội
1.3.3.3.Nhóm kĩ năng quản lý bản thân
1.3.3.4.Nhóm kĩ năng hợp tác
1.3.3.5.Nhóm kĩ năng giao tiếp
1.3.3.6.Nhóm kĩ năng phòng chống bạo lực
1.3.4. Các hình thức giáo dục KNS cho học sinh tiểu học
1.3.4.1. Thông qua các chương trình, các dự án hợp tác quốc tế

1.3.4.2.Tích hợp nội dung giáo dục KNS trong một số môn học có
tiềm năng
1.3.4.3.Tổ chức lồng ghép vào các hoạt động ngoại khoá, hoạt động
giáo dục ngoài giờ lên lớp của nhà trường
1.3.4.4.Tổ chức dạy học tự chọn tức là dạy thành một môn học riêng


5

1.4. Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học
1.4.1. Lập kế hoạch giáo dục kỹ năng sống
Lập kế hoạch là một chức năng của quản lý. Lập kế hoạch là quá
trình xác định mục tiêu và quyết định những biện pháp tốt nhất để thực
hiện những mục tiêu đó. Chức năng kế hoạch không chỉ dừng ở việc xác
định mục tiêu, xây dựng các loại kế hoạch mà phải bao gồm cả quá trình
triển khai thực hiện và điều chỉnh kế hoạch
1.4.2. Tổ chức thực hiện giáo dục kỹ năng sống
Chức năng tổ chức là quá trình tiếp nhận, phân phối và sắp xếp
nguồn nhân lực và các nguồn lực khác theo những cách thức nhất định để
đảm bảo thực hiện tốt nhất mục tiêu đã đề ra, đưa tổ chức phát triển
1.4.3. Chỉ đạo thực hiện giáo dục KNS
Chỉ đạo thực hiện giáo dục KNS là quá trình tác động, ảnh hưởng tới
hành vi thái độ của những người khác nhằm làm cho các cá nhân, các bộ
phận thực hiện tốt các phần việc được phân công, đạt được các mục tiêu đã
đề ra với chất lượng cao nhất có thể.
1.4.4. Kiểm tra, đánh giá giáo dục kỹ năng sống
Là quá trình đánh giá và điều chỉnh nhằm đảm bảo cho các hoạt
động đạt tới mục tiêu của tổ chức đã đề ra.
1.4.5. Quản lý các nguồn lực phục vụ hoạt động giáo dục KNS
Các nguồn lực phục vụ hoạt động giáo dục nói chung, hoạt động giáo

dục KNS trong trường tiểu học nói riêng bao gồm cả con người, kinh phí,
thời gian và các điều kiện về vật lực.
1.5. Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng
sống cho học sinh tiểu học
1.5.1. Đặc điểm tâm lý- xã hội của lứa tuổi học sinh tiểu học
1.5.2. Yếu tố giáo dục nhà trường
1.5.3. Yếu tố giáo dục gia đình
1.5.4. Tác động của các điều kiện xã hội
1.5.5. Tự giáo dục của bản thân học sinh
1.5.6. Nội dung chương trình giáo dục kỹ năng sống
1.5.7. Cơ sở vật chất của nhà trường


6

Tiểu kết chương 1
Quản lý GDKNS cho học sinh tiểu học là xây dựng kế hoạch giáo dục
KNS, tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục KNS, chỉ đạo thực hiện
các nội dung giáo dục và kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các nội dung
giáo dục KNS cho học sinh.
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động giáo dục KNS cho
học sinh tiểu học. Trong đó, chủ yếu là các yếu tố: đặc điểm tâm lý học
sinh và các điều kiện cụ thể về chương trình, cơ sở vật chất của nhà
trường. Bên cạnh đó là nhận thức, sự quan tâm giáo dục của nhà trường,
gia đình, tác động của các điều kiện xã hội và chính bản thân học sinh tự
giáo dục KNS cho các em.


7


Chương 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG
SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC
QUẬN ĐỐNG ĐA, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
2.1. Khái quát tình hình kinh tế - xã hội và giáo dục của quận Đống Đa,
thành phố Hà Nội
2.2.1. Tình hình kinh tế - xã hội
Quận Đống Đa nằm ở trung tâm thủ đô Hà Nội. Phía Bắc giáp
quận Ba Đình, phía Đông Bắc giáp quận Hoàn Kiếm (ranh giới là phố Lê
Duẩn), phía Đông giáp quận Hai Bà Trưng (ranh giới là phố Lê Duẩn và
đường Giải phóng), phía Nam giáp quận Thanh Xuân (ranh giới là đường
Trường Chinh và đường Láng), phía Tây giáp quận Cầu Giấy (ranh giới
là sông Tô Lịch).
2.2.2. Tình hình giáo dục
Bảng 2.1. Số lượng học sinh, lớp học của các trường tiểu học
quận Đống Đa năm học 2015 -2016 (nguồn: Phòng GDĐT Quận Đồng Đa cung cấp)
Năm học 2015 – 2016
Lứa tuổi
Số học
Số lớp
Tỷ lệ %
sinh
117
5754
20.3
Lớp 1
124
6278
22.2
Lớp 2

122
6214
22.0
Lớp 3
108
5322
18.8
Lớp 4
95
4727
16.7
Lớp 5
566
28295
100%
Tổng cộng:
2.2. Thực trạng hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học ở
quận Đống Đa, thành phố Hà Nội
Để nghiên cứu về thực trạng giáo dục KNS, chúng tôi tiến hành điều
tra viết trên 148 giáo viên và 65 cán bộ quản lý một số trường tiểu học của
quận Đống Đa. Kết quả như sau:
2.2.1. Mục tiêu giáo dục kỹ năng sống


8

Bảng 2.2. Kết quả thực hiện mục tiêu giáo dục KNS
TT
1


2

3
4

Nội dung

SL

Trang bị cho học sinh những kiến thức, giá trị, thái độ
16
và kỹ năng phù hợp.
Hình thành cho học sinh những hành vi, thói quen lành
mạnh, tích cực, loại bỏ những hành vi tiêu cực trong
28
các mối quan hệ, các tình huống và hoạt động hàng
ngày
Tạo cơ hội thuận lợi cho học sinh thực hiện tốt quyền,
bổn phận của mình và phát triển hài hòa về thể chất, trí 37
tuệ, tinh thần và đạo đức
Tất cả các ý trên
132
Tổng
213

%
7.5

13.1


17.4
62.0
100

Qua bảng trên cho thấy, số khách thể điều tra nhận thức về mục tiêu
giáo dục KNS đầy đủ và chính xác chiếm 62%. Và có 38% khách thể điều
tra nhận thức chưa đầy đủ về mục tiêu giáo dục KNS cho học sinh tiểu
học. Kết quả này đã phản ánh phần nào thực trạng giáo dục KNS chưa đạt
hiệu quả cao như mong muốn. Mặt khác, phỏng vấn sâu thầy N.T.H (phó
HT trường tiểu học Tam Khương) được biết “Một số giáo viên nhận thức
giáo dục KNS chỉ chú trọng tới kỹ năng chứ không nhất thiết phải quan
tâm tới mục tiêu khác”.
2.2.2. Các nội dung giáo dục kỹ năng sống
Bảng 2.3. Kết quả thực hiện nội dung giáo dục KNS
TT

Nội dung

1
2
3
4
5
6

Kỹ năng giao tiếp
Kỹ năng tự chăm sóc bản thân
Kỹ năng giải quyết vấn đề
Kỹ năng kiềm chế cảm xúc và làm chc
547 2.57

4
KNS cho học sinh
ĐTB
2246 2.64
Các trường tiểu học quận Đống Đa rất quan tâm tới công tác quản lý
giáo dục KNS cho học sinh, các khách thể đánh giá công tác tổ chức thực
hiện có ĐTB > 2.5. Điều đó cho thấy tổ chức thực hiện giáo dục KNS
được đánh giá tốt.
2.3.3. Chỉ đạo thực hiện các nội dung giáo dục kỹ năng sống cho học
sinh


11

Bảng 2.9. Chỉ đạo thực hiện giáo dục KNS cho học sinh
TT
1
2
3
4
5
6
7
8

Nội dung
Chỉ đạo giáo dục KNS thông qua hoạt động
giáo dục ngoài giờ lên lớp
Chỉ đạo giáo dục KNS thông qua các hoạt
động Đội

Chỉ đạo giáo dục KNS thông qua sinh hoạt lớp
Chỉ đạo giáo dục KNS thông qua sinh hoạt tập
thể
Chỉ đạo giáo dục KNS thông qua tham quan
ngoại khóa
Chỉ đạo giáo dục KNS thông qua hoạt động lao
động
Phối hợp các lực lượng tham gia giáo dục KNS
Chỉ đạo giáo dục KNS thông qua hoạt động
trải nghiệm sáng tạo

Tổng
Thứ
ĐTB
điểm
bậc
521

2.45

1

503

2.36

3

497


2.33

6

454

2.13

7

502

2.36

4

434

2.04

8

506

2.38

2

498


2.34

5

Nội dung “Chỉ đạo giáo dục KNS thông qua hoạt động giáo dục ngoài
giờ lên lớp” được đánh giá thực hiện tốt nhất với ĐTB 2.45. Trong thực tế,
nhiều trường lồng ghép giáo dục KNS thông qua hoạt động giáo dục ngoài
giờ lên lớp, nên đây cũng là một nội dung chỉ đạo được thực hiện nhiều nhất
ở các trường tiểu học quận Đống Đa.
Nội dung thứ 2 là “Phối hợp các lực lượng tham gia giáo dục KNS” với
ĐTB là 2.38. Hoạt động giáo dục KNS đòi hỏi sự phối hợp tham gia của các
lực lượng như gia đình- nhà trường – xã hội. Chính vì vậy đây là một trong
những nội dung quan trọng để giáo dục KNS cho học sinh tiểu học.
Xếp thứ bậc 3,4,5, lần lượt là các nội dung “Chỉ đạo giáo dục KNS
thông qua các hoạt động Đội” và “Chỉ đạo giáo dục KNS thông qua tham
quan ngoại khóa” có ĐTB là 2.36, “Chỉ đạo giáo dục KNS thông qua hoạt
động trải nghiệm sáng tạo’ có ĐTB là 2.34. Các nội dung này đều là nội
dung giáo dục KNS thông qua các hoạt động thực hành, hoạt động tham
quan, trải nghiệm.


12

2.3.4. Kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh
Bảng 2.10. Mức độ thực hiện các phương thức đánh giá kết quả
giáo dục KNS cho học sinh
Tổng Đ.Trung Thứ
TT
Các nội dung được đánh giá
điểm

Bình
bậc
1 Thường xuyên
543
2.55
3
2

Theo học kỳ

575

2.70

1

3

Theo năm học

575

2.70

1

4

Có nội dung tiêu chí rõ ràng


558

2.62

2

5
6

ĐG đầy đủ các mặt, khách quan, vô tư
Chú trọng đến học tập các môn văn hóa

507
475

2.38
2.23

4
6

7

Chú trọng đến việc thực hiện nề nếp
Phối hợp tự đánh giá của học sinh với
tập thể HS, giáo viên chủ nhiệm, nhà
trường

454


2.13

7

494

2.32

5

8

Một số nội dung có điểm trung bình thấp: phối hợp tự đánh giá của học
sinh với tập thể HS, giáo viên chủ nhiệm, nhà trường; chú trọng đến học tập
các môn văn hóa; chú trọng đến việc thực hiện nề nếp, với ĐTB mà CBQL và
GV đánh giá theo thứ tự là: 2.32; 2.23; 2.13. Cần phải khắc phục những mặt
hạn chế này để kết quả đánh giá đảm bảo công bằng, chính xác hơn. Có như
vậy mới phát huy được ý thức tự giác rèn luyện của học sinh, đồng thời nâng
cao trách nhiệm của người quản lý trong nhà trường qua công tác kiểm tra,
đánh giá.
2.3.5. Quản lý các nguồn lực phục vụ hoạt động giáo dục kỹ năng sống
cho học sinh
Bảng 2.11. Kết quả đánh giá về quản lý các nguồn lực phục vụ
giáo dục KNS cho học sinh tiểu học
Tổng Đ.Trung Thứ
TT
Các nội dung quản lý
điểm
Bình
bậc

Bồi dưỡng các kiến thức và kỹ năng
1
533
2.50
3
giáo dục KNS cho đội ngũ giáo viên
Khai thác hết tiềm năng của cơ sở vật
2
576
2.70
1
chất, trang thiết bị hiện có


13

3
4
5
6

Sử dụng hợp lý kinh phí phục vụ hoạt
động giáo dục KNS
Huy động các lực lượng xã hội tham
gia giáo dục KNS cho học sinh
Huy động các nguồn tài chính hỗ trợ
hoạt động giáo dục KNS
Dành thời gian thỏa đáng cho hoạt
động giáo dục KNS


573

2.69

2

516

2.42

4

508

2.38

5

475

2.23

6

Công tác quản lý các nguồn lực phục vụ hoạt động giáo dục KNS
cho học sinh ở các trường Tiểu học quận Đống Đa được đánh giá ở mức
tương đối tốt và khá. Về cơ bản các nội dung quản lý đều được đánh giá ở
mức tương đối tốt. Tuy nhiên, trong các ý kiến đánh giá vẫn có thể thấy
việc dành thời gian cho giáo dục KNS chưa được thỏa đáng, chưa được
đánh giá tốt bằng các nội dung quản lý khác. Sau đó là việc huy động các

nguồn tài trợ cũng còn hạn chế. Như vậy, các trường tiểu học quản lý
tương đối tốt các nguồn lực của nhà trường, còn việc huy động các nguồn
lực khác vẫn còn hạn chế. Việc bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng giáo dục
KNS cho đội ngũ giáo viên đã được quan tâm nhưng cũng chưa hoàn toàn
được đánh giá cao.
2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học
sinh tiểu học quận Đống Đa, thành phố Hà Nội
Bảng 2.12. Ý kiến của CBQL, GV về những yếu tố ảnh hưởng đến
quản lý hoạt động giáo dục KNS cho HS
Tổng
Thứ
STT
Yếu tố
ĐTB
điểm
bậc
1 Đặc điểm tâm lý học sinh
179
2.59
5
2 Giáo dục nhà trường
188
2.72
1
3 Giáo dục gia đình
186
2.70
2
4 Tác động của các điều kiện xã hội
184

2.67
3
5 Tự giáo dục của bản thân học sinh
173
2.51
7
6 Nội dung chương trình giáo dục KNS
175
2.54
6
7 Cơ sở vật chất của nhà trường
180
2.61
4


14

Các yếu tố “giáo dục gia đình”, “tác động của các điều kiện xã hội”
cũng rất được quan tâm, với mức đánh giá ảnh hưởng khá cao. Tuy nhiên,
yếu tố “tự giáo dục của bản thân học sinh” lại được CBQL và GV đánh giá
thấp nhất với số ĐTB là 2,51. Chứng tỏ nhà trường chưa thật sự quan tâm
đến yếu tố tự giáo dục của bản thân học sinh, trong khi đó với đặc thù của
các trường tiểu học Quận Đống Đa đa số các em học sinh học bán trú. Vì
vậy, phải giáo dục, định hướng cho các em tự biết điều khiển bản thân để
thích ứng với môi trường tập thể và phát triển toàn diện hơn.
2.5. Đánh giá chung về thực trạng giáo dục kỹ năng sống và quản lý
hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh các trường tiểu học
quận Đống Đa, thành phố Hà Nội
2.5.1. Ưu điểm và hạn chế

2.5.1.1. Ưu điểm
Nhìn chung học sinh các trường tiểu học quận Đống Đa đều có nhận
thức đúng đắn và hiểu rõ tầm quan trọng của việc giáo dục KNS đối với
bản thân mình. Các em đã tích cực tham gia vào các hoạt động giáo dục
KNS thông qua các hoạt động do nhà trường tổ chức để nhằm trang bị cho
mình những kiến thức, sự hiểu biết và rèn luyện khả năng ứng xử, giao
tiếp, ra quyết định...
Bên cạnh đó, nhà trường, CBQL và GV nhà trường đã thấy được tầm
quan trọng, vai trò, vị trí của công tác quản lý giáo dục KNS cho HS trong
quá trình giáo dục toàn diện, nên đã kịp thời xây dựng kế hoạch hoạt động
và triển khai thực hiện dưới nhiều hình thức phong phú, đa dạng, có chủ
trương phối hợp với gia đình và xã hội để giáo dục KNS cho HS nhằm
nâng cao hiệu quả chất lượng giáo dục KNS cho học sinh.
2.5.1.2. Hạn chế
Mặc dù trong thời gian qua công tác giáo dục KNS cho học sinh các
trường tiểu học quận Đống Đa đã được các nhà quản lý quan tâm bằng
cách xây dựng kế hoạch giáo dục lồng ghép thông qua hoạt động ngoài giờ
lên lớp, giáo dục đạo đức,... Tuy nhiên hiệu quả đạt được vẫn còn rất thấp,
một số nhà quản lý vẫn còn tỏ ra lúng túng khi hiểu về KNS. Đối với một
số CBQL và GV coi vấn đề giáo dục KNS cho các em học sinh vẫn là vấn
đề mới mẻ và chưa tìm ra phương pháp giáo dục thích hợp để xây dựng
nội dung giáo dục thích hợp cho học sinh. Nhà trường chủ yếu chú trọng
giáo dục trí dục, chưa quan tâm đúng mức đến công tác giáo dục, rèn luyện
thái độ, hành vi ứng xử cho học sinh... Hoạt động GDKNS chủ yếu thông


15

qua hoạt động ngoài giờ lên lớp của nhà trường, qua đội ngũ GVCN, qua
các tiết chào cờ... Tuy nhiên các nội dung đó vẫn mới chỉ dừng lại ở kế

hoạch tổng thể, tức là lựa chọn những ngày lễ lớn để tổ chức hoạt động
giáo dục, chưa cụ thể hóa các hình thức tổ chức có tính sáng tạo. Các hình
thức tổ chức chưa phong phú, đa dạng, có chiều sâu để cuốn hút học sinh
và nâng cao nhận thức sâu sắc, tình cảm và niềm tin mạnh mẽ để hình
thành và phát triển nhân cách một cách toàn diện. Hình thức giáo dục có
khi còn căng thẳng, nặng nề cho cả giáo viên và học sinh, phương pháp
giáo dục chưa được cải tiến phù hợp với yêu cầu đổi mới trong dạy và học,
đặc biệt là đối với đặc thù của các trường tiểu học. Sự phối hợp các lực
lượng chưa đồng bộ, nhất là các bậc cha mẹ học sinh chưa nhận thức rõ
được mục tiêu, nội dung, cách thức GDKNS để cùng nhà trường và các tổ
chức đoàn thể GDKNS cho HS.
2.5.2. Nguyên nhân của những yếu kém
2.5.2.1. Nguyên nhân khách quan
Đối tượng của GDKNS trong nhà trường là học sinh. Tuy nhiên do
đặc điểm tâm, sinh lý học sinh tiểu học hồn nhiên, ngây thơ và đặc điểm
tâm lý của các em chưa bền vững, khả năng làm chủ bản thân, “sức đề
kháng”, bản lĩnh còn yếu trước những tác động tiêu cực từ môi trường bên
ngoài cho nên dễ phát sinh mặc cảm, sự bồng bột, cả tin. Điều này tạo cơ
hội cho những hiện tượng tiêu cực trong xã hội xâm nhập vào tư tưởng,
tình cảm của các em. Đa số học sinh tiểu học chưa tự quyết định được các
vấn đề của mình mà phải trông chờ, ỷ lại vào bố mẹ hoặc người khác. Đối
với đa số các em học sinh vấn đề về KNS và nội dung giáo dục KNS vẫn
là vấn đề còn hết sức mới mẻ, lạ lẫm.
2.5.2.2. Nguyên nhân chủ quan
- Nguyên nhân từ phía gia đình: Gia đình là cái nôi của sự hình thành
và phát triển nhân cách của trẻ thơ. Trình độ văn hoá, lối sống, phương
pháp giáo dục gia đình có ảnh hưởng lớn đến nhân cách của các em. Nhiều
học sinh thiếu KNS thường là con cái của các gia đình có hoàn cảnh như:
Có khó khăn về kinh tế dẫn đến bố mẹ không có điều kiện quan tâm đến
việc học hành của con cái; hoặc có điều kiện kinh tế do đó nuông chiều,

đáp ứng mọi nhu cầu vật chất mà ít quan tâm đến đời sống tinh thần của
con cái; Bố mẹ mải mê làm kinh tế và những mối quan tâm khác mà khoán
trắng việc dạy dỗ con cái cho nhà trường; Vợ chồng sống không hạnh
phúc, các mối quan hệ trong gia đình thiếu chuẩn mực: Vợ chồng - con cái


16

cãi nhau, thậm chí đánh lộn nhau; bố mẹ li hôn nhau, gia đình phá sản. Có
thành viên của gia đình sa vào các hiện tượng: nghiện hút, rượu chè bê tha,
cờ bạc. Bố mẹ thiếu sự hiểu biết về tâm sinh lý lứa tuổi, thiếu kiến thức về
giáo dục và chăm sóc con cái v.v…
- Nguyên nhân từ phía nhà trường: Một bộ phận cán bộ quản lý, giáo
viên, GV chủ nhiệm chưa nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của công
tác giáo dục KNS gắn với kết quả quá trình dạy học với hoạt động giáo
dục toàn diện. Một số giáo viên còn coi việc giáo dục KNS cho HS chỉ là
việc của GV chủ nhiệm, của ban giám hiệu nhà trường, của Đoàn thanh
niên; việc áp dụng các phương pháp giáo dục KNS còn cứng nhắc, hình
thức tổ chức chưa phong phú. Vì nhận thức còn hạn chế nên họ chưa thật
nhiệt tình tham gia QL hoạt động giáo dục KNS cho học sinh. Bên cạnh
đó, năng lực của người tổ chức giáo dục KNS còn nhiều hạn chế, phương
tiện tổ chức giáo dục KNS cho học sinh còn thiếu và yếu.
- Các tổ chức chính trị xã hội nói chung và tổ chức Đoàn thanh niên
nói riêng hoạt động chưa đạt hiệu quả cao, sự phối hợp với nhà trường
trong giáo dục KNS cho HS chưa tốt.
Tiểu kết chương 2
Kết quả nghiên cứu thực trạng giáo dục KNS và quản lý giáo dục
KNS cũng cho thấy: Nhà trường đã chú trọng xây dựng kế hoạch giáo dục
KNS cho học sinh theo các đợt thi đua chủ điểm (cả năm học, từng học kỳ,
từng tháng), theo hoạt động các môn học trong chương trình và theo các

mặt hoạt động của xã hội. Tuy nhiên, kế hoạch mới chỉ ra các việc làm cần
thực hiện, thời gian hoàn thành, chứ chưa thực sự thể hiện như một chương
trình hành động cụ thể, thiết thực bao gồm tất cả các yếu tố cần thiết của
một kế hoạch, chương trình hành động. Đến nay mới chỉ có một bộ phận
CBQL và GV trong trường được tập huấn, bồi dưỡng về kiến thức giáo
dục KNS cho học sinh, các cán bộ quản lý cũng mới bước đầu thực hiện
hoạt động quản lý công tác này nên còn khá bỡ ngỡ, bộc lộ nhiều hạn
chế trong công tác quản lý giáo dục KNS cho học sinh.
Nhà trường mới chỉ quan tâm chú trọng đến yếu tố giáo dục từ nhà
trường, gia đình và xã hội, chưa thật sự quan tâm đến yếu tố tự giáo dục
của bản thân học sinh. Một bộ phận CBQL, GV chưa nhận thức đầy đủ về
tầm quan trọng của công tác GDKNS gắn với kết quả quá trình dạy học và


17

hoạt động giáo dục toàn diện. Một số GV bộ môn chưa chú trọng việc
thông qua “dạy chữ” để “dạy người”, nhiều lúc còn coi việc GD KNS cho
HS chỉ là việc của GV chủ nhiệm, của ban giám hiệu nhà trường, của tổng
phụ trách đội thiếu niên tiền phong. Việc áp dụng các phương pháp giáo
dục KNS còn cứng nhắc, hình thức tổ chức chưa phong phú, đa dạng, chưa
có chiều sâu để cuốn hút học sinh tham gia. Sự phối hợp giữa các lực
lượng chưa đồng bộ, nhất là cha mẹ học sinh thiếu kiến thức về giáo dục
và chăm sóc con cái,... để cùng nhà trường và các tổ chức đoàn thể giáo
dục KNS cho HS.


18

Chương 3

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG
GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC
QUẬN ĐỐNG ĐA, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

3.1. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp
3.1.1.Các biện pháp quản lý giáo dục kỹ năng sống phải đảm bảo quán triệt
đầy đủ các quan điểm của Đảng và Nhà nước về giáo dục
3.1.2. Các biện pháp quản lý giáo dục kỹ năng sống phải góp phần hình
thành, phát triển nhân cách và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện
cho học sinh tiểu học
3.1.3. Các biện pháp quản lý phải phát huy được tiềm năng của cán bộ và
giáo viên, phù hợp với nhu cầu rèn luyện của học sinh
3.1.4. Các biện pháp quản lý phải tác động đồng bộ vào các yếu tố, các
khâu của công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh
3.1.5. Các biện pháp phải đảm bảo tính thiết thực và khả thi
3.1.6. Các biện pháp phải có tính kế thừa, phát huy được kinh nghiệm,
tiềm năng của xã hội
3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học
sinh các trường tiểu học quận Đống Đa, thành phố Hà Nội
3.2.1. Nâng cao nhận thức cho các lực lượng giáo dục về ý nghĩa và tầm
quan trọng của giáo dục kỹ năng sống cho học sinh
Làm cho các lực lượng giáo dục như giáo viên, cha mẹ học sinh, các
tổ chức xã hội trên địa bàn và cả học sinh nhận thức rõ được ý nghĩa và
tầm quan trọng, sự cần thiết phải giáo dục KNS cho học sinh tiểu học.
3.2.2. Kế hoạch hoá hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu
học
Làm cho hoạt động giáo dục KNS luôn có kế hoạch và được thực
hiện đúng kế hoạch. Nhà trường và các giáo viên chủ nhiệm lớp luôn chủ
động xây dựng kế hoạch và thực đúng kế hoạch đã vạch ra.
3.2.3. Hoàn thiện mục tiêu, nội dung giáo dục kỹ năng sống phù hợp

với đặc điểm học sinh tiểu học để tổ chức thực hiện
Xác định rõ mục tiêu và làm cho mục tiêu và nội dung giáo dục
KNS phù hợp với HS toàn trường và từng khối lớp. Mục tiêu được hoàn
thiện, các nội dung giáo dục KNS phù hợp với đặc điểm lứa tuổi từng
khối lớp để khi triển khai thực hiện có thể đạt được kết quả tốt.


19

3.2.4. Tổ chức bồi dưỡng cho giáo viên kiến thức và kỹ năng tích hợp
giáo dục kỹ năng sống cho học sinh qua các môn học và các hoạt động
giáo dục
Giúp cho giáo viên có đủ khả năng đảm bảo sự thống nhất biện
chứng giữa dạy học và giáo dục. Giáo viên có đủ năng lực làm cho dạy
học thực sự là con đường cơ bản để thực hiện các nhiệm vụ giáo dục trong
đó có giáo dục KNS cho HS.
3.2.5. Đổi mới đánh giá kết quả rèn luyện kỹ năng sống của học sinh
Đánh giá khách quan, chính xác kết quả rèn luyện KNS của học sinh
để có biện pháp điều chỉnh hoạt động giáo dục giúp cho hoạt động giáo
dục KNS đạt kết quả tốt nhất.
3.2.6. Phối hợp chặt chẽ các lực lượng giáo dục tạo môi trường thuận
lợi nhất cho hoạt động giáo dục KNS cho học sinh
Tạo được sự liên kết, phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng giáo dục
trong giáo dục KNS cho học sinh. Trên cơ sở đó tạo ra một môi trường rèn
luyện đồng bộ, sự thống nhất trong tác động giáo dục cho học sinh.
3.2.7. Đầu tư cơ sở vật chất và tạo nguồn kinh phí phục vụ hoạt động
giáo dục kỹ năng sống cho học sinh
Đảm bảo có đủ kinh phí và các trang thiết bị cần thiết phục vụ cho
hoạt động giáo dục KNS cho các em học sinh. Tạo điều kiện thuận lợi nhất
cho hoạt động giáo dục KNS đạt kết quả tốt nhất.

3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp

Sơ đồ 3.1. Mối quan hệ giữa các biện pháp


20

3.4. Kết quả thăm dò ý kiến chuyên gia về tính cấp thiết và tính khả
thi của các biện pháp
Về tính cấp thiết, hầu hết số CBQL, GV được hỏi ý kiến đều đánh
giá là các biện pháp có tính cấp thiết. Nhiều biện pháp được 100% các ý
kiến cho rằng cấp thiết. Cụ thể là 100% số người được hỏi cho rằng biện
pháp nâng cao nhận thức cho mọi người, phát huy tính tích cực của các
chủ thể tham gia giáo dục KNS cho học sinh và bồi dưỡng cho giáo viên
về kiến thức và kỹ năng tích hợp công tác giáo dục KNS cho học sinh qua
các hoạt động giáo dục là cấp thiết, còn lại các biện pháp khác cũng được
đánh giá là cấp thiết, chiếm tỉ lệ trên 80%.
 Về tính khả thi của các biện pháp
Các biện pháp được đề xuất đều được đánh giá là có tính khả thi ở
mức khá cao, cụ thể: 92% số người được hỏi cho rằng các biện pháp” tổ
chức hoàn thiện mục tiêu, nội dung giáo dục KNS phù hợp với đặc điểm
học sinh tiểu học”, “Đổi mới đánh giá kết quả rèn luyện KNS của học
sinh” là khả thi, còn các biện pháp khác cũng được đánh giá là khả thi ở
mức từ 80% số ý kiến trở lên cho rằng các biện pháp có tính khả thi.
Tiểu kết chương 3
Trên cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý giáo dục KNS cho học sinh
tiểu học, có thể đề xuất 7 biện pháp quản lý giáo dục KNS cho học sinh
các trường tiểu học quận Đống Đa, thành phố Hà Nội. Mỗi biện pháp đều
được phân tích nêu rõ ý nghĩa, nội dung và cách thực hiện.
Các biện pháp được thiết kế nhằm tác động vào tất cả các khâu của

quá trình quản lý và các chủ thể tham gia quá trình này, tác động vào tất cả
các thành tố của quá trình giáo dục KNS cho học sinh nhờ đó sẽ tác động
tổng hợp và đồng bộ đến quản lý giáo dục KNS cho học sinh trong nhà
trường. Vì vậy, có thể thấy rằng: các biện pháp phải được thực hiện đầy đủ
trong mối quan hệ chặt chẽ với nhau.
Kết quả khảo sát ý kiến của cán bộ quản lý và giáo viên giàu kinh
nghiệm cho thấy: các biện pháp mà đề tài đề xuất là có tính cấp thiết và
tính khả thi cao, có thể và cần triển khai trong thực tiễn.


21

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
Từ những kết quả nghiên cứu thu được, tác giả rút ra một số kết luận sau:
1.1. Giáo dục KNS cho học sinh có ý nghĩa to lớn trong sự hình thành
và phát triển nhân cách của các em. Giáo dục KNS ở các trường tiểu học là
hoạt động vô cùng cần thiết; thông qua đó, giúp học sinh có nhận thức
đúng đắn về các giá trị cơ bản của cuộc sống. Mặt khác, việc thực hiện giáo
dục KNS trong trường tiểu học còn giúp học sinh gắn lý thuyết với thực
tiễn, thống nhất giữa nhận thức và hành động. Học sinh được giáo dục các
KNS cơ bản, biết cách đối diện và đương đầu với các khó khăn thử thách,
cũng như biết cách tránh được những rủi ro và mâu thuẫn trong cuộc sống.
1.2. Quản lý giáo dục KNS cho học sinh tiểu học cần được xây dựng
dựa vào mục đích của việc học (theo UNESCO), gắn với 04 trụ cột của
giáo dục: “Học để biết; Học để làm việc; Học để làm người; Học để cùng
chung sống với người khác”. Có thể xác định nội dung quản lý hoạt động
động giáo dục KNS cho học sinh tiểu học quận Đống Đa, thành phố Hà
Nội thông qua 4 chức năng quản lý là lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và
kiểm tra đánh giá hoạt động giáo dục KNS. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến

quản lý hoạt động giáo dục KNS. Trong đó có đặc điểm tâm lý học sinh
tiểu học, giáo dục gia đình, bản thân các em và các điều kiện cụ thể khác.
1.3. Nhận thức của đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên về vị trí, vai
trò, tầm quan trọng của hoạt động giáo dục KNS đối với việc nâng cao chất
lượng giáo dục toàn diện cho học sinh về cơ bản là đúng đắn.
Hầu hết học sinh đều rất hứng thú đối với các hoạt động giáo dục
KNS, tích cực chủ động tham gia vào việc thiết kế và triển khai các nội
dung giáo dục KNS. Các hình thức tổ chức hoạt động giáo dục KNS được
sử dụng khá đa dạng và phong phú.
1.4. Việc triển khai các biện pháp quản lý giáo dục KNS ở các trường
tiểu học quận Đống Đa đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Tuy
nhiên, trong quản lý cũng còn bộc lộ một số hạn chế như: chưa thực sự
phát huy được tính đa dạng của các hình thức giáo dục KNS; nội dung giáo
dục chưa phong phú, phù hợp với đặc điểm tâm, sinh lý của các em; một số


22

CB, GV chưa thật sự quan tâm đến hoạt động giáo dục KNS cho học sinh;
Việc quản lý hoạt động giáo dục KNS chưa đồng bộ nên hiệu quả giáo dục
đạt được chưa cao. Thực trạng quản lý và thực trạng giáo dục KNS ở các
trường tiểu học quận Đống Đa cho thấy những hạn chế yếu kém cần thiết
phải có những biện pháp phù hợp để nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục
KNS cho học sinh.
1.5. Qua nghiên cứu lý luận và thực tiễn tại các trường tiểu học quận
Đống Đa hiện nay, để nâng cao hiệu quả GDKNS cho HS, có thể đề xuất
hệ thống gồm 7 biện pháp quản lý cụ thể:
- Nâng cao nhận thức cho các lực lượng giáo dục về ý nghĩa và tầm
quan trọng của giáo dục KNS cho học sinh.
- Kế hoạch hoá công tác giáo dục KNS cho học sinh tiểu học.

- Tổ chức hoàn thiện mục tiêu, nội dung giáo dục KNS phù hợp với đặc
điểm học sinh tiểu học.
- Tổ chức bồi dưỡng cho GV kiến thức và kỹ năng tích hợp giáo dục
KNS cho HS qua các môn học và hoạt động giáo dục.
- Đổi mới đánh giá kết quả rèn luyện KNS của học sinh.
- Phối hợp chặt chẽ các lực lượng giáo dục tạo môi trường thuận lợi
nhất cho hoạt động giáo dục KNS cho học sinh.
- Đầu tư cơ sở vật chất và tạo nguồn kinh phí phục vụ hoạt động giáo
dục KNS cho học sinh.
1.6. Kết quả thăm dò tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp cho
thấy: Các biện pháp đều được các chuyên gia đánh giá cao tính cấp thiết và
khả thi của chúng. Tuy nhiên, để các biện pháp này được thực thi cần có
sự chỉ đạo của cấp trên, sự phối hợp đồng bộ của các cấp, các ngành, các
tổ chức đoàn thể và sự nỗ lực của đội ngũ CBQL, GV, HS nhà trường
cùng với sự phối kết hợp nhuần nhuyễn của phụ huynh học sinh.
2. Kiến nghị
2.1. Đối với Phòng Giáo dục quận Đống Đa
- Xây dựng kế hoạch định kỳ, chỉ đạo, kiểm tra công tác GDKNS cho
HS, đặc biệt là đối với học sinh các trường tiểu học. Chú trọng công tác
GDKNS cho HS như công tác giáo dục kiến thức các môn văn hóa.


23

- Đưa nội dung giáo dục KNS vào chương trình bồi dưỡng giáo viên
hàng năm. Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng cho cán bộ quản lý và giáo viên về
kiến thức, kỹ năng giáo dục KNS cho học sinh.
- Tổng hợp báo cáo, nhân rộng các phương pháp, cách làm hay; các
mô hình quản lý việc GDKNS cho học sinh tốt để các trường tham khảo,
ứng dụng.

2.2. Đối với các trường tiểu học
- Tuyên tuyền, quán triệt nâng cao nhận thức cho CB, GV về tầm
quan trọng của công tác GDKNS cho HS, coi đây là một trong những
nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên của nhà trường trong từng năm học.
- Hàng năm cần tiến hành khảo sát thực trạng KNS của học sinh
nhà trường để xác định những nội dung KNS cần thiết phải giáo dục cho
học sinh.
- Xây dựng kế hoạch cụ thể triển khai công tác giáo dục KNS cho
học sinh của trường.
- Tăng cường chỉ đạo, phối hợp chặt chẽ với các lực lượng trong và
ngoài nhà trường để GDKNS cho học sinh.
- Đội ngũ CBQL, GV của nhà trường phải không ngừng học tập,
nâng cao trình độ lý luận chính trị và năng lực chuyên môn, thực hiện nếp
sống văn hóa, xây dựng môi trường giáo dục thân thiện.
- Huy động mọi nguồn lực để đầu tư cơ sở vật chất, kinh phí cho
hoạt động GDKNS; thường xuyên kiểm tra, đánh giá theo định kỳ về
công tác GDKNS cho học sinh, từ đó rút kinh nghiệm nâng cao hiệu quả
công tác này.
2.3. Đối với phụ huynh học sinh
- Gia đình cần dành thời gian để quan tâm tới con cái và kịp thời nắm
bắt những thay đổi về tâm sinh lý của con để có sự định hướng, điều chỉnh
kịp thời, hãy là nơi để con tin tưởng tâm sự khi gặp những vướng mắc trong
cuộc sống.
- Tham dự đầy đủ và có trách nhiệm các cuộc họp phụ huynh học
sinh do nhà trường tổ chức.


24

- Không ngừng học hỏi, nâng cao kiến thức về tâm lý giáo dục lứa

tuổi học sinh tiểu học để lựa chọn biện pháp giáo dục phù hợp với con em
của mình.
- Thường xuyên phối hợp chặt chẽ với nhà trường để nâng cao hiệu
quả học tập và rèn luyện của HS; liên hệ chặt chẽ với GVCN lớp để nắm
bắt tình hình học tập, rèn luyện của con em; kịp thời phối hợp với nhà
trường để giáo dục học sinh.
2.4. Đối với các tổ chức xã hội
- Các tổ chức chính trị - xã hội cần phát huy hết vai trò, trách nhiệm
của mình trong việc xây dựng môi trường giáo dục trong sạch, lành mạnh;
góp phần cùng các nhà trường thực hiện tốt phong trào thi đua: “Xây dựng
trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
- Tăng cường phối hợp với nhà trường làm tốt công tác “xã hội hóa
giáo dục” trên các phương diện tài chính, cơ sở vật chất, tạo điều kiện tổ
chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp để cùng nâng cao hiệu quả công tác
GDKNS cho HS.



×