Tải bản đầy đủ (.pdf) (25 trang)

Đề tài các biện pháp chỉ đạo giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thcs thông qua các hoạt động đội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (289.6 KB, 25 trang )

1

PHẦN MỞ ĐẦU
I. lý do chọn đề tài.
Thế kỷ XXI là thế kỷ của văn minh và trí tuệ, cùng với sự phát triển như vũ bão
của khoa học và công nghệ, đất nước ta đã và đang bước vào công cuộc công nghiệp
hoá- hiện đại hoá đất nước với mục tiêu "Dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng dân
chủ văn minh". Nhằm đưa đất nước ta từ một nước nghèo nàn, lạc hậu thành một
nước có nền kinh tế phát triển về mọi mặt sánh vai với các nuớc trong khu vực và trên
thế giới.
Một đất nước muốn phát triển thì không đơn thuần chỉ dựa và nguồn tài nguyên
thiên nhiên mà phải bằng cả nguồn tài nguyên trí tuệ, nguồn nhân lực … do đó quan
điểm của Đảng và Nhà nước là: Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển
Ở Việt Nam, để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thế hệ trẻ, đáp ứng
nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, yêu cầu
hội nhập quốc tế và nhu cầu phát triển của người học, giáo dục phổ thông đã và đang
đổi mới mạnh mẽ theo 4 trụ cột của giáo dục thế kỷ XXI, mà thực chất là cách tiếp
cận kỹ năng sống đó là: Học để biết, Học để làm, Học để tự khẳng định mình và
Học để cùng chung sống.
Mục tiêu giáo dục phổ thông đã và đang chuyển hướng từ chủ yếu là trang bị
kiến thức sang trang bị năng lực cần thiết cho các em học sinh. Nội dung giáo dục kỹ
năng sống đã được tích hợp trong một số môn học, việc giáo dục kỹ năng sống cho
học sinh phổ thông còn được thực hiện thông qua nhiều chương trình, dự án như:
Giáo dục bảo vệ môi trường, giáo dục phòng chống HIV/ AIDS, giáo dục phòng tránh
tai nạn thương tích…Đặc biệt rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh được xác định là
một trong những nội dung cơ bản của phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân
thiện, học sinh tích cực” trong các trường phổ thông giai đoạn 2008-2013 do Bộ Giáo
dục và đào tạo chỉ đạo.
Vì vậy, việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh hiện nay ở các nhà trường
đang được đặt lên hàng đầu, bên cạnh việc nâng cao kết quả học tập của học sinh. Để
giáo dục kỹ năng sống cho học sinh đạt hiệu quả cao, góp phần hình thành và phát


triển nhân cách toàn diện thế hệ trẻ đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực trong giai đoạn
hiện nay, đòi hỏi phải có sự chung tay góp sức của các lực lượng giáo dục trong xã
hội mà tiên phong là đội ngũ giáo viên trong các nhà trường phổ thông.
Trong quá trình làm công tác quản lý giáo dục tại trường Trung học cơ sở Nậm
Loỏng bên cạnh việc nghiên cứu, tìm hiểu, tham khảo ý kiến của đồng nghiệp đồng
thời rút ra một số kinh nghiệm về “Các biện pháp chỉ đạo giáo dục kỹ năng sống cho
học sinh THCS thông qua các hoạt động Đội”. Xin được đưa ra để hội đồng khoa
học đánh giá và đồng nghiệp cùng tham khảo đóng góp ý kiến.
II. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu:
1. Phạm vi nghiên cứu: Học sinh các khối lớp trường THCS Nậm Loỏng – Thị
xã Lai Châu – Tỉnh Lai Châu.
2. Đối tượng nghiên cứu: Các biện pháp chỉ đạo giáo dục kỹ năng sống cho học
sinh THCS thông qua các hoạt động Đội.
2

III. Mục đích nghiên cứu:
Tăng cường các biện pháp chỉ đạo sâu rộng về nội dung, hình thức tổ chức,
giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trường Trung học cơ sở Nậm Loỏng thông qua
hoạt động của Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, nhằm hình thành các kĩ năng
cần thiết ở người học phù hợp với chuẩn mực đạo đức, pháp luật. Tạo dựng môi
trường học tập thân thiện, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh
hướng tới hình thành và phát triển nhân cách toàn diện người học đáp ứng mục tiêu
giáo dục toàn diện, phù hợp với 4 trụ cột của giáo dục theo quan niệm của UNESCO.
Tìm ra nội dung, hình thức tổ chức giáo dục kĩ năng sống, đề ra các giải pháp
nhằm thực hiện chương trình giáo dục kĩ năng sống có hiệu quả trong nhà trường
THCS thông qua các hoạt động đội. Thúc đẩy những hoạt động mang tính xã hội xây dựng
môi trường trường học thân thiện, học sinh tích cực
IV. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu:
Phối hợp hài hoà các tổ chức đoàn thể trong hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học
sinh, đặc biệt phát huy vai trò chủ lực của Đội Thiếu niên tiền phong trong việc tổ xây dựng

kế hoạch và tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục đa dạng thu hút học sinh tham gia.
Các hoạt động giáo dục kĩ năng sống thực hiện trong đề tài đã được đa dạng,
sáng tạo hơn trong các năm học trước như các hoạt động tham quan thực tế, đền ơn,
đáp nghĩa, giao lưu với liên đội trường bạn, hoạt động vui chơi lành mạnh, văn nghệ
thể thao, hội thi tìm hiểu… Bên cạnh đó, còn đẩy mạnh các phong trào thi đua sôi nổi
trong học sinh: Phong trào nói lời hay, làm việc tốt, phong trào nuôi lợn đất tình
thương, đôi bạn cùng tiến, đôi bạn giúp đỡ nhau trong học tập… đã thu hút học sinh
hưởng ứng tích cực, qua các hoạt động nhẹ nhàng giáo dục các em những phẩm chất
đạo đức tốt đẹp, hình thành ở các em những hành vi, cử chỉ giao tiếp thân thiện, bồi
dưỡng lòng nhân ái, tính mạnh dạn, tự tin trong học sinh, đặc biệt có sự chuyển biến
rõ nét trong học sinh dân tộc thiểu số.
















3




PHẦN NỘI DUNG
I. Cơ sở lý luận:
1. Cơ sở pháp lý của việc giáo dục kỹ năng sống trong nhà trường:
Căn cứ chỉ thị 40/2008 /CT-BGD ĐT ngày 22/7/2008 của BGD&ĐT về việc
phát động phong trào thi đua “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”
trong các trường phổ thông giai đoạn 2008-2013.
Căn cứ công văn số 142/KH-PGD&ĐT ngày 01/9/2008 của PGD&ĐT thị xã
Lai châu về kế hoạch triển khai phong trào thi đua “xây dựng trường học thân thiện
,học sinh tích cực” giai đoạn 2008-2013.
Căn cứ vào công văn số 447/PGDĐT-CM ngày 31 tháng 8 năm 2012 của
Phòng GD&ĐT Thị xã Lai Châu về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục bậc
THCS năm học 2012 – 2013.
Thực hiệncông văn số 545/PGDĐT-CM ngày 05 tháng 10 năm 2012 của Phòng
GD&ĐT Thị xã Lai Châu về việc hướng dẫn thực hiện công tác học sinh, ngoại khoá
và y tế trường học năm học 2012 – 2013.
2. Cơ sở lý luận về kỹ năng sống:
2.1 Kỹ năng sống: Có nhiều quan niệm về kỹ năng sống, song có thể thấy kỹ
năng sống là khả năng làm chủ bản thân của mỗi người, khả năng ứng xử phù hợp với
những người khác và với xã hội, khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của
cuộc sống.
2.2 Giáo dục kỹ năng sống: Là quá trình hình thành, rèn luyện và phát triển
cho các em khả năng làm chủ bản thân, khả năng ứng xử phù hợp với những người
xung quanh trong cộng đồng xã hội và ứng phó tích cực trước các tình huống của
cuộc sống.
2.3 Chỉ đạo hoạt động giáo dục kỹ năng sống: chỉ đạo thực hiện kế hoạch, nội
dung chương trình, phương pháp, hình thức tổ chức, sự phối hợp các lực lượng
trong và ngoài nhà trường nhằm thực hiện mục tiêu các nhiệm vụ giáo dục rèn luyện
kỹ năng sống ở học sinh.
2.4. Phân loại kỹ năng sống:

Kỹ năng sống bao gồm những nhóm sau:
*Nhóm kỹ năng nhận biết và sống với chính mình, bao gồm các kỹ năng như: tự
nhận thức, xác định giá trị, ứng phó với căng thẳng, tìm kiếm sự hỗ trợ, tự trọng, tự
tin…
*Nhóm kỹ năng nhận biết và sống với người khác, bao gồm các kỹ năng sống
như: giao tiếp có hiệu quả, giải quyết mâu thuẫn, thương lượng, từ chối, bày tỏ sự
thông cảm, hợp tác…
*Nhóm các kỹ năng ra quyết định một cách có hiệu quả, bao gồm các kỹ năng
sống cụ thể như: tìm kiếm và xử lý thông tin, tư duy phê phán, tư duy sáng tạo, ra
quyết định, giải quyết vấn đề…
2.5. Tầm quan trọng của việc giáo dục kỹ năng sống:
4

Kỹ năng sống thức đẩy sự phát triển cá nhân và xã hội.
Giáo dục kỹ năng sống là yêu cầu cấp thiết đối với thế hệ trẻ.
Giáo dục kỹ năng sống, nhằm thực hiện yêu cầu đổi mới của giáo dục phổ thông.
=> Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, với bản chất là hình thành và phát triển cho
các em khả năng làm chủ bản thân, khả năng ứng xử phù hợp với những người khác
và với xã hội, khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống nhằm
thực hiện mục tiêu giáo dục phổ thông.
2.6. Mục tiêu giáo dục kỹ năng sống cho học sinh:
Trang bị cho học sinh những kiến thức, giá trị, thái độ và kỹ năng phù hợp.
Trên cơ sở đó hình thành cho học sinh những hành vi thói quen lành mạnh, tích cực,
loại bỏ những hành vi, thói quen tiêu cực trong các mối quan hệ, các tình huống và
hoạt động hàng ngày.
Tạo cơ hội thuận lợi để học sinh thực hiện tốt quyền và bổn phận của mình,
phát triển hài hoà về thể chất, trí tuệ, tinh thần và đạo đức.
2.7. Nội dung giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong nhà trường phổ
thông:
Kỹ năng tự nhận thức, kỹ năng xác định giá trị, kỹ năng kiểm soát cảm xúc, kỹ

năng ứng phó với căng thẳngkỹ năng tìm kiếm sự hỗ trợ.
Kỹ năng thể hiện sự tự tin, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng lắng nghe tích cực, kỹ
năng thể hiện sự thông cảm, kỹ năng thương lượng, kỹ năng giải quyết mâu thuẫn, kỹ
năng hợp tác, kỹ năng tư duy phê phán, kỹ năng kiện định, kỹ năng đạt mục tiêu, kỹ
năng quản lý thời gian, kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin…
3. Vai trò của Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh trong việc giáo dục
kỹ năng sống:
Đội thiếu niên tiền phong Hồ chí Minh là tổ chức của thiếu niên Việt Nam. Do
Đảng cộng sản Việt Nam đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và giao cho
Đoàn Thanh Niên cộng sản Hồ Chí Minh trực tiếp hướng dẫn phụ trách
Mục đích: Đội thiếu niên tiền phong tổ chức cho thiếu niên nhi đồng làm theo
“Năm điều Bác Hồ dạy” trở thành con ngoan trò giỏi, đội viên tốt, phấn đấu trở thành
đoàn viên thanh niên cộng sản.
Nhiệm vụ của Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh
+ Tập hợp và tạo điều kiện cho thiếu nhi phát huy mọi khả năng, sáng tạo trong
các hoạt động xã hội, học tập, lao động, vui chơi bổ ích.
+Xây dựng Đội vững mạnh, giúp đội viên phấn đấu trở thành đoàn viên
+Đoàn kết hữu nghị với thiếu nhi các nước anh em tích cực tham gia các phong
trào thiếu nhi quốc tế.
Ý nghĩa và tầm quan trọng của tổ chức đội trong nhà trường.
+Hoạt động đội góp phần nâng cao chất lượng học tập.
+Hoạt động Đội giúp đỡ các em xác định được động cơ, thái độ đúng đắn trong
học tập.
+ Hoạt động đội tạo hứng thú học tập, tạo niềm say mê tìm tòi, ham hiểu biết.
5

+Hoạt động Đội rèn luyện các em tính kỷ luật học tập, rèn nề nếp thói quen tốt
trong học tập.
+Hoạt động Đội giúp các em làm quen với sinh hoạt tập thể và tạo cơ hội phát
triển năng khiếu sở trường của các em.

+Hoạt động đội giúp các em gắn bó thương yêu nhau hơn.
+Hoạt động Đội tạo điều kiện để các em rèn luyện trưởng thành và hoàn thiện
nhân cách của mình.
Các hoạt động có tác dụng trực tiếp đến công tác giáo dục kỹ năng sống
+Xây dựng Đội.
+Công ích Xã hội.
+ Hoạt động nhân đạo từ thiện.
+Vui chơi, giải trí, tham quan, du lịch.
+Phân loại theo các chủ điểm, hoạt động kỷ niệm ngày lễ lớn.
=>Tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động Đội thực sự
là cần thiết, là một đòi hỏi tất yếu của quá trình giáo dục và không có gì có thể thay
thế được. Có thể nói, hoạt động giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động Đội
Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh đối với lứa tuổi Trung học cơ sở chiếm một vị
trí quan trọng trong quá trình giáo dục. Rèn cho học sinh những kỹ năng giao tiếp,
ứng xử có văn hoá. Rèn cho học sinh các kỹ năng tự quản các hoạt động tập thể. Rèn
luyện cho học sinh biết cách tự điều chỉnh hành vi phù hợp với các yêu cầu xã hội,
kỹ năng sống hoà nhập và nhiều kỹ năng khác nữa.

Hoạt động giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động Đội Thiếu niên tiền
phong Hồ Chí Minh có ý nghĩa quan trọng trong việc góp phần phát triển nhân
cách của học sinh, là điều kiện cho các em tiến hành các hoạt động giao tiếp trong
môi trường tập thể, giúp các em có những trải nghiệm làm phong phú thêm nhân
cách và có điều kiện vận dụng những kiến thức đã học trên lớp vào thực tiễn cuộc
sống.
II. Thực trạng của vấn đề:
1. Đặc điểm tình hình:
Trường Trung học cơ sở Nậm Loỏng thành lập từ tháng 3 năm 2005, trường
nằm trên địa bàn xã Nậm Loỏng - Thị xã Lai châu cách trung tâm thị xã 5Km. Tổng
số Cán bộ, Giáo viên, Nhân viên nhà trường hiện nay là 27 đồng chí, trong đó có 02
cán bộ quản lý, 19 giáo viên các bộ môn, 6 hành chính. Nhà trường, hiện có 8 lớp với

143 em học sinh trong đó có 140 em là dân tộc thiểu số. Trong những năm qua thầy
và trò nhà trường luôn đoàn kết, thống nhất, nỗ lực phấn đấu hoàn thành xuất sắc
nhiệm vụ và chỉ tiêu đề ra, quyết tâm xây dựng trường Trung học cơ sở Nậm Loỏng
ngày càng vững mạnh.
2. Thuận lợi- khó khăn:
2.1.Thuận lợi:
Nhà trường luôn nhận được sự chỉ đạo sát sao, sự quan tâm, động viên kịp thời
của các cấp, các ngành cũng như của cấp uỷ, chính quyền và các đoàn thể địa
phương.
6

Đội ngũ giáo viên nhà trường đa số nhiệt tình, có trách nhiệm, tâm huyết với
nghề và quan tâm thương yêu học sinh.
Các em học sinh trong nhà trường, ngoan, lễ phép, đoàn kết thương yêu, giúp
đỡ lẫn nhau.
Tổng phụ trách đội năng động, nhiệt tình, trách nhiệm, có khả năng tổ chức và
điều hành các hoạt động tập thể.
2.2. Khó khăn:
Trường, nằm cách xa trung tâm thị xã, các em học sinh đa số là người dân tộc
thiểu số nên ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng giao tiếp của các em. Đa số, các em
còn rụt rè, chưa mạnh dạn, thiếu tự tin trong giao tiếp. Khi có khách lạ đến trường
các em còn tỏ ra sợ sệt, không dám tiếp xúc, chào hỏi.
Các thầy giáo, cô giáo trong nhà trường đa số có con nhỏ, nhà ở xa trường nên
việc tổ chức các hoạt động, việc thăm hỏi gia đình các em học sinh còn hạn chế.
Kinh phí để tổ chức các hoạt động còn ít nên chưa khích lệ kịp thời việc tổ
chức và tham gia các hoạt động tập thể.
3.Thực trạng về công tác chỉ đạo giáo dục kỹ năng sống trong nhà trường
những năm trước:
Từ khi thực hiện phong trào xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực.
Nhà trường đã triển khai văn bản, lên kế hoạch hoạt động và đã đưa nội dung giáo dục

kỹ năng sống vào nội dung giờ sinh hoạt chủ nhiệm, giờ sinh hoạt ngoài giờ lên lớp,
các buổi sinh hoạt tập thể do Đội thiếu niên tổ chức Nhưng hiệu quả và những tác
động tích cực của các hoạt động còn hạn chế, đôi khi còn mang nặng hình thức, chưa
thực sự hấp dẫn và lôi cuốn đông đảo học sinh tham gia.
Tổ tư vấn tâm lý đã được thành lập và đi vào hoạt động song chưa tư vấn được
nhiều cho học sinh, nội dung tư vấn còn đơn điệu, chưa hiệu quả. Bản thân học sinh
còn nhút nhát nên chưa dám hỏi ý kiến cũng như bày tỏ quan điểm của mình với các
thầy, cô giáo.
Chỉ đạo cho các đoàn thể phối hợp tổ chức các hoạt động tập thể song ban
giám hiệu thường giao cho tổng phụ trách đội trong việc tổ chức các hoạt
động mà chưa chú ý đến việc tư vấn tổ chức các hoạt động sao cho có
hiệu quả. Trong khi đó tổng phụ trách Đội đa số là giáo viên kiêm nhiệm vẫn dạy
nhiều tiết nên rất ít thời gian để đầu tư cho các hoạt động.
Việc phối hợp với Phụ huynh học sinh hầu như chỉ là trao đổi thông qua sổ
liên lạc, chưa quan tâm đến việc khai
thác
Phụ huynh học sinh sự giúp đỡ để tổ
chức cho hoạt động.
Công tác kiểm tra đánh giá của Hiệu trưởng về hoạt động giáo dục kỹ
năng sống đối với giáo viên chủ nhiệm còn lỏng lẻo, chưa sát sao; chưa có những
quy định, tiêu chí bắt buộc chặt chẽ đối với đội ngũ giáo viên chủ nhiệm .
Xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục kỹ năng sống của ban giám hiệu mới
chỉ chung chung mà chưa cụ thể về nội dung, thời gian, đối tượng, kinh phí, lực
lượng phối hợp.
Việc chỉ đạo cho các đoàn thể phối kết hợp trong việc tổ chức các hoạt động
7

giáo dục kỹ năng sống còn chưa chặt chẽ, thiếu về chiều sâu, chưa giao trách
nhiệm cụ thể rõ ràng nên các đoàn thể còn ỷ lại, thờ ơ, chưa thực sự quan tâm và
phó mặc cho phụ trách đội.


Những tác động trên cho thấy những chuyển biến về nhận thức, thái độ và hành
vi kĩ năng sống của học sinh đã có tác động tích cực đối với chất lượng giáo dục toàn
diện của nhà trường, tuy nhiên kết quả đạt được vẫn ở mức khiêm tốn. Qua tổng hợp
kết quả giáo dục về hạnh kiểm và đánh giá về khả năng giao tiếp ứng xử của học sinh
cho thấy:
Bảng 1:
Kết quả xếp loại hạnh kiểm và đánh giá khả năng giao tiếp của học
sinh trong những năm mới chỉ đạo thực hiện:

Xếp loại hạnh kiểm
Năm học
Tổng
số HS
Tốt Khá TB
Khả năng tự
tin trong giao
tiếp
Thiếu tự
tin trong
giao tiếp
HS bỏ
học
2009 - 2010 161
74
(46%)
23
(14%)
64
(40%)

23
(14%)
138
(86%)
06
2010 - 2011 171
80
(47%)
37
(22%)
54
(31%)

29
(17%)

142
(83%)
09
* Nhận xét:
Qua bảng tổng hợp trên cho thấy kết quả xếp loại hạnh kiểm của học sinh và
khả năng tự tin trong giao tiếp của học sinh có những chuyển biến nhưng chưa rõ nét.
Tỉ lệ học sinh xếp loại hạnh kiểm trung bình và học sinh thiếu tự tin trong giao tiếp
năm học 2010 – 2011 có giảm so với năm học 2009 – 2010 nhưng chưa đáng kể, đặc
biệt số lượng học sinh bỏ học năm học 2010 – 2011 còn tăng so với năm học 2009 –
2010 là 3 học sinh.
4. Nguyên nhân thực trạng:
Trường đóng trên địa bàn xã khó khăn, các em đa số, thuộc con em hộ nghèo
nên không có điều kiện về kinh tế để tự trang bị cho bản thân những hiểu biết rộng ở
bên ngoài xã hội.

Đa số học sinh trong nhà trường lại là lực lượng lao động chính trong gia đình
nên ngoài việc học còn phải tham gia lao động nên không có thời gian giao lưu học
hỏi để tự trang bị những kỹ năng sống thiết yếu cho bản thân. Nên việc các em bị rủ
rê, lôi kéo rất dễ xẩy ra.
Phụ huynh học sinh chưa thông thạo tiếng phổ thông nên việc phối kết hợp tổ
chức các hoạt động giáo dục kỹ năng sống, việc phối kết hợp trong việc giáo dục học
sinh còn gặp nhiều khó khăn.
Học sinh ở 6 bản cách xa nhau và cách xa trường, buổi chiều các em còn phải
tham gia giúp đỡ gia đình nên việc cân đối thời gian để tổ chức các hoạt động còn
chưa thuận lợi
8

Nhà trường chưa có giáo viên dạy môn giáo dục công dân, chưa có y tế học
đường, tổng phụ trách đội còn là giáo viên kiêm nghiệm nên việc tư vấn tâm lý lứa
tuổi học đường và kỹ năng tổ chức các hoạt động còn gặp nhiều khó khăn.
Các tổ chức đoàn thể phối kết hợp trong việc tổ chức các hoạt động còn chưa
đều tay, kinh nghiêm tổ chức các hoạt động tập thể còn chưa nhiều, chưa thực sự
cuốn hút được học sinh tham gia.
Tài liệu phục vụ cho việc giáo dục kỹ năng sống chưa phong phú.
Việc huy động nguồn xã hội hóa từ phía cha mẹ học sinh còn rất hạn chế, kinh
phí hoạt động chủ yếu huy động được từ các doanh nghiệp và các nhà hảo tâm. Nên
nguồn kinh phí để dành cho các hoạt động còn chưa thường xuyên.
III. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề
Từ thực trạng trên, Ban giám hiệu nhà trường tiếp tục tìm hiểu, nghiên cứu và
tăng cường các biện pháp chỉ đạo giáo dục kĩ năng sống nhằm khắc phục hạn chế và
thực sự nâng cao được hiệu quả của công tác này, nhằm giáo dục học sinh một cách
toàn diện, góp phần đưa chất lượng giáo dục chung của nhà trường lên một bước cao
hơn
Biện pháp 1:
Quán triệt và triển khai các văn bản chỉ đạo của các cấp lãnh

đạo:
Mục tiêu thực hiện biện pháp
Nhằm giúp cán bộ, giáo viên, nhân viên, cha mẹ học sinh, học sinh hiểu rõ vai
trò của việc giáo dục kỹ năng sống trong nhà trường, tầm quan trọng của kỹ năng
sống đối với học sinh.
Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp:
Tuyên truyền các văn bản chỉ đạo và kế hoạch giáo dục kỹ năng sống tới toàn
thể cán bộ, giáo viên, nhân viên, cha mẹ học sinh, học sinh.

Tuyên truyền để phụ huynh học sinh thấy, việc tham gia các hoạt động giáo
dục kỹ năng sống sẽ hỗ trợ tích cực cho việc hình thành nhân cách học sinh
và nâng cao chất lượng học tập các môn học.
Tổ chức tuyên truyền với nhiều hình thức: trong các buổi họp hội đồng giáo
dục, họp phụ huynh học sinh đầu năm, các buổi họp thôn bản, các giờ chào cờ, các
hội thi tuyên truyền và trên các phương tiện thông tin đại chúng
Điều kiện để thực hiện biện pháp:
Ban giám hiệu phải nghiên cứu, hiểu sâu sắc văn bản hướng dẫn, xác định
những nội dung cơ bản cần triển khai. Chủ động xây dựng kế hoạch và lựa chọn thời
gian thích hợp triển khai (tốt nhất là đầu năm học), tranh thủ được sự tham gia ý kiến
của các tổ chức đoàn thể, cán bộ, giáo viên, nhân viên, cha mẹ học sinh, học sinh
trong việc xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện.
Biện pháp 2:
Bồi dưỡng nâng cao nhận thức và phương pháp giáo dục
kỹ năng sống thông qua hoạt động Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh cho
đội ngũ giáo viê n đặc biệt là giáo viê n tổng phụ trách Đội, các tổ
chức đoàn thể và các lực lượng tham gia.
Mục tiêu thực hiện biện pháp
9

Xây dựng đội ngũ giáo viên, công tác đội, các tổ chức đoàn thể có năng lực,

phẩm chất, kĩ năng tổ chức các hoạt động tập thể, các hoạt động giáo dục rèn kỹ
năng sống cho học sinh, đáp ứng yêu cầu về người dạy đảm bảo thực hiện tốt vai trò
tổ chức, hướng dẫn, điều khiển, định hướng và lôi cuốn học sinh tham gia, phát huy
tính tích cực, chủ động của học sinh. Đây là yếu tố quan trọng, đảm bảo hiệu quả,
thành công của công tác giáo dục kĩ năng sống trong nhà trường.
Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp:
Lựa chọn cán bộ chủ chốt thực hiện nhiệm vụ giáo dục kỹ năng sống và tổ
chức hoạt động Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh đảm bảo một số tiêu
chuẩn sau: năng lực tổ chức, khả năng diễn đạt tốt, yêu thích hoạt động, tâm huyết,
yêu quí trẻ, thói quen làm việc có trách nhiệm, có sức khỏe, tính linh hoạt, thích
ứng với tình huống mới, sáng tạo và đổi mới và đặc biệt có khả năng huy động các
lực lượng tham gia hoạt động.
Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng thường xuyên cho cán bộ cốt cán về giáo dục
rèn kỹ năng sống và tổ chức hoạt động Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh với
các hình thức:
Tạo điều kiện cho cá nhân tham gia học tập đầy đủ, nghiêm túc nội dung
chương trình hoạt động giáo dục kĩ năng sống do Bộ GD - ĐT tạo quy định.
Tổ chức Hội thảo chuyên đề về hoạt động giáo dục kĩ năng sống, hội thảo về
giáo dục đạo đức học sinh, hội thảo về các biện pháp duy trì sĩ số…Tổ chức các lớp
sinh hoạt chuyên môn trao đổi về phương pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh,
phương pháp giáo dục học sinh cá biệt từ chuyên môn nhà trường tới các tổ chuyên
môn…
Chỉ đạo, Đoàn, Đội đẩy mạnh công tác bồi dưỡng năng lực quản lý, tổ chức
hoạt động của Đội Sao đỏ trong hoạt động Đội. Xây dựng đội Sao đỏ tự quản, thường
xuyên nhắc nhở, kiểm tra việc rèn luyện đạo đức, hành vi của học sinh theo nội quy
trường lớp đã xây dựng. Bồi dưỡng năng lực giao tiếp, giao lưu, tạo sự tự tin trong
đội ngũ nòng cốt của Đội.
Chủ động, bàn bạc, thống nhất biện pháp giáo dục kĩ năng sống với cha mẹ
học sinh, để gia đình cùng tác động tạo thói quen giao tiếp ứng xử nhanh nhẹn, lễ
phép, mạnh dạn và tự tin trong con em. Mời cha mẹ học sinh tham gia các hoạt động

để thấy các em tham gia nhiều hoạt động tập thể thì mạnh dạn hơn trong giao
tiếp, ứng xử; nói năng mạch lạc hơn, tự tin hơn, và có khả năng tổ chức tốt hơn.
Từ đó phụ huynh sẽ thấy được vai trò của việc học, việc rèn kỹ năng sống để phối
hợp với nhà trường trong việc giáo dục học sinh.
Điều kiện để thực hiện biện pháp:
Xây dựng, kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ ngay từ đầu năm học,
chỉ đạo các tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch cụ thể và thực hiện kế hoạch tại các
tổ.
Chuẩn bị nội dung chu đáo cho các buổi tập huấn, sát với đặc điểm đơn vị nhà
trường, phân công giáo viên phụ trách công tác tập huấn đảm bảo về nghiệp vụ, khả
năng tổ chức và truyền đạt.
10

Ban giám hiệu chủ động trong phối hợp và thống nhất biện pháp giáo dục giữa
các tổ chức đoàn thể và cha mẹ học sinh.
Biện pháp 3:
Phát huy vai trò của Giáo viên chủ nhiệm lớp trong công tác
giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động của Đội thiếu niên tiề
phong.
Mục tiêu thực hiện biện pháp
Nêu cao vai trò của anh chị phụ trách chi đội – Giáo viên chủ nhiệm lớp trong
việc đoàn kết, thống nhất và chỉ đạo thực hiện mọi hoạt động của lớp, chịu trách
nhiệm trước nhà trường về công tác quản lý lớp học, trong đó có việc rèn luyện ý
thức đạo đức, nền nếp, nội quy kỷ luật và thực hiện nghiêm túc các hoạt động của
nhà trường
Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp:
Hiệu trưởng nhà trường:
Lựa chọn những giáo viên có trình độ chuyên môn giỏi, khả năng quản lý tốt,
nhiệt tình với công tác
chủ


nhiệm,
tham mưu với Hiệu trưởng ngay từ khi nhận
lớp về tình hình thực tế của lớp mình để có phương pháp tác động sau này.
Quán triệt kết hợp chặt chẽ với ban giám hiệu trong việc xây dựng kế hoạch
và tổ chức hoạt động giáo dục kĩ năng sống.
Chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm, lập kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục
ngoài giờ lên lớp trong năm học phù hợp với đối tượng học sinh với tình hình thực
tế của lớp mình phụ trách và cùng thời điểm với các ngày lễ lớn trong năm học.
Giáo viên chủ nhiệm xây dựng và báo cáo kế hoạch hoạt động có sự góp ý tham
mưu của tổng phụ trách Đội, tổ chủ nhiệm, sự tư vấn và phê duyệt của ban giám
hiệu nhà trường và tiến hành thực hiện có hiệu quả.
Chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm thường xuyên bồi dưỡng, huấn luyện đội ngũ
cán sự lớp có khả năng điều khiển các hoạt động giáo dục kỹ năng sống. Hướng
dẫn HS, cùng thiết kế các hoạt động của các chủ điểm giáo dục, tạo điều kiện để
HS tự đánh giá kết quả hoạt động khi kết thúc mỗi chủ điểm. Khen thưởng kịp
thời để khích lệ học sinh.

Ban giám hiệu kết hợp cùng các đoàn thể tăng cường kiểm tra công tác chủ
nhiệm lớp thông qua dự giờ thăm lớp, nghe báo cáo kết quả hoạt động, kiểm tra
giáo án, sổ sách, báo cáo định kỳ với ban giám hiệu.
Điều kiện để thực hiện biện pháp:
Ban giám hiệu nhà trường chỉ đạo tốt công tác phối hợp giữa GVCN và
Tổng phụ trách Đội, định kỳ hàng tháng tổ chức giao ban các tổ chức đoàn thể,
giáo viên chủ nhiệm để nhận xét, đánh giá và thống nhất tổ chức các hoạt động.
Kịp thời hỗ trợ giáo viên chủ nhiệm về giải pháp, giải quyết những khó khăn,
vướng mắc trong tổ chức và phối hợp tổ chức giáo dục.
Giáo viên chủ nhiệm phải nắm chắc kế hoạch của nhà trường về tổ chức hoạt
động giáo dục kỹ năng sống để lập kế hoạch hoạt động cho lớp mình.
Giáo viên chủ nhiệm, thể hiện rõ sự phối hợp với các lực lượng giáo dục

trong và ngoài nhà trường ở mỗi hoạt động.
11

Biện pháp 4: Tổ chức đa dạng các hoạt động giáo dục kĩ năng sống thông
qua hoạt động của Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh.
Mục tiêu thực hiện biện pháp
Đa dạng hoá các hoạt động giáo dục kĩ năng sống nhằm tạo ấn tượng sâu sắc,
kích thích tính tò mò, sáng tạo của học sinh, tạo sự tự tin trong học tập và trong giao
tiếp nhằm tác động toàn diện đến sự hình thành nhân cách người học.
Lựa chọn các hoạt động thiết thực, ý nghĩa có vai trò giáo dục cao, phù hợp
với lứa tuổi của các em,
Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp:
Giáo dục kỹ năng sống thông qua việc tích hợp vào nội dung các môn học đặc
biệt là môn giáo dục công dân, môn sinh học, môn địa lý, môn lịch sử…
Đưa nội dung giáo dục kỹ năng sống vào giờ sinh hoạt dưới cờ (chào cờ) như:
Tổ chức tuyên truyền về phòng chống tai nạn giao thông, phòng chống cháy nổ,
sức khoẻ sinh sản vị thành niên, phòng chống HIV, kỹ năng ứng xử văn hoá…Tổ
chức giao lưu văn nghệ, tiểu phẩm, tổ chức các trò chơi dân gian… Đưa ra tình huống
về các đề tài do Nhà trường gợi ý trước có thể là: chống bạo lực học đường; xây dựng
kỹ năng giao tiếp với người lạ, kỹ năng từ chối ; phòng chống ma túy, AIDS, Phòng
chống đuối nước, tai nạn giao thông; biện pháp đảm bảo an toàn Vệ sinh thực phẩm,
cách chăm sóc sức khoẻ trong những ngày nắng nóng hoặc trong mùa rét. Các hoạt
động này thường diễn ra trong khoảng 5' - 10', và giao cho các lớp trực tuần thực hiện,
trình bày hoặc xây dựng thành một buổi sinh hoạt tuyên truyền, tăng cường giao tiếp
giữa nhóm người trình bày với học sinh toàn trường bằng cách đặt các câu hỏi yêu
cầu người xem trả lời, thảo luận nhanh, chia sẻ những suy nghĩ của các nhân với vấn
đề được gợi ý.
Tổ chức các hội thi, hội thao, các buổi nói chuyện truyền thống gắn với việc tổ
chức kỉ niệm các ngày lễ lớn trong năm học.
Trong năm học, để chào mừng các ngày lễ kỉ niệm của đất nước, bên cạnh các

phong trào thi đua mang tính chuyên môn như: Hội học hội giảng, Thi đua giành
nhiều hoa điểm tốt…, Ban giám hiệu nhà trường luôn chỉ đạo Liên đội kết hợp với
Đoàn thanh niên tổ chức các buổi sinh hoạt tập thể với nhiều nội dung phong phú,
trong đó lồng ghép nội dung giáo dục kỹ năng sống cho học sinh như:
Thi tìm hiểu về An toàn giao thông nhân tháng An toàn giao thông (Tháng 9
hàng năm).
Thi viết báo tường và tổ chức Hội vui học tập, tổ chức đêm giao lưu văn nghệ,
lễ tri ân nhà giáo nhân kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam.
Giao lưu, trò chuyện cùng các chú bộ đội, các bác cựu chiến binh trên địa bàn
xã, thăm viếng nghĩa trang liệt sĩ… nhân ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt
Nam.
Tổ chức hội trại nhân ngày 26/3 tạo không khí vui tươi của ngày hội Đoàn, qua
đó giáo dục các em ý thức trách nhiệm của người công dân trẻ tuổi, trụ cột của nước
nhà nay mai. Đồng thời hình thành ở các em kĩ năng hợp tác trong hoạt động ngoại
khoá, cắm trại …
12

Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường tham gia Tết trông cây, chăm sóc bồn hoa
cây cảnh, tiếng trống sach trường đẹp lớp…. tổ chức buổi đố vui với chủ đề “Phòng
chống HIV/AIDS" cho các em học sinh khối 9. tổ chức buổi truyền thông về “ Sức
khoẻ sinh sản vị thành niên” cho học sinh
Chỉ đạo Liên đội phát động phong trào ủng hộ đồng bào bị lũ lụt, chăm sóc các
cụ già neo đơn, phong trào nuôi lợn đất tình thương từ đó hình thành trong tâm hồn
các em lòng tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách, biết sẽ chia giúp đỡ mọi người
trong khó khăn, hoạn nạn.
Tổ chức cho học sinh thăm quan các di tích lịch sử văn hoá, các danh lam
thắng cảnh tại địa phương và các huyện bạn…
Chỉ đạo Đoàn, Đội chủ động trong phối hợp tổ chức cho HS giao lưu với các
đơn vị trường bạn, tạo tính tự tin, bạo dạn trong giao tiếp, kĩ năng tiếp thu và học hỏi
những tiến bộ, những mô hình tổ chức hoạt động tập thể hay ở HS khác.

Thông qua việc tham gia các buổi sinh hoạt tập thể đó, học sinh không những
được tìm hiểu về lịch sử, truyền thống của đất nước, của cha ông đi trước, được tham
gia vui chơi thư giãn sau những ngày học căng thẳng, mà còn được hòa mình vào các
hoạt động, được thể hiện những năng lực của bản thân, có cơ hội được thể hiện cảm
xúc, được rèn luyện cách làm việc đồng đội…Có thể nói, qua hoạt động tập thể đa
dạng trên các em được rèn luyện những kỹ năng sống một cách tự nhiên nhất.
Điều kiện để thực hiện biện pháp:
Tổng phụ trách đội xây dụng kế hoạch tổ chức các hoạt động tập thể đa dạng
theo chủ điểm trong năm học.
Ban giám hiệu nhà trường chỉ đạo, theo dõi sát sao việc xây dựng kế hoạch
tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống về cả nội dung và hình thức hoạt động.
Chủ động và tạo điều kiện về cơ sở vật chất, phục vụ cho việc tổ chức
các hoạt động tập thể.
Trong hướng dẫn học sinh tổ chức các hoạt động tập thể dưới cờ hoặc hoạt
động ngoại khoá theo chủ điểm: giáo viên chủ nhiệm và tổng phụ trách đội sẽ duyệt
qua nội dung, hệ thống câu hỏi và chuẩn bị trước cho các nhóm trình bày kỹ năng
định hướng, giải quyết các tình huống bất ngờ nhằm lôi kéo cho người xem đi theo
nội dung của nhóm đã định trước. Đội thiếu niên chuẩn bị trước 1 số quà nhỏ (kẹo,
bánh, đồ dùng học tập ) để làm phần thưởng cho những câu trả lời hoặc những câu
hỏi thông minh, dí dỏm.
Sau các buổi sinh hoạt, giáo viên Tổng phụ trách hoặc giáo viên được giao
trách nhiệm chuyên đề phải có kết luận cho vấn đề được nêu ra trong buổi sinh hoạt
đồng thời cám ơn nhóm học sinh đã trình bày tiêu phẩm, cám ơn toàn thể học sinh đã
tích cực tham gia buổi sinh hoạt, sau đó thông báo nội dung sinh hoạt lần kế tiếp, để
học sinh có thể chuẩn bị trước.
Ban giám hiệu đưa tiêu chuẩn tham gia sinh hoạt dưới cờ thành một tiêu chuẩn
thi đua xếp hạng của lớp, tiêu chuẩn xét thi đua cá nhân cuối năm đồng thời thông báo
trong hội đồng sư phạm việc cần thiết phải có sinh hoạt dưới cờ bởi đó là một kỹ năng
13


sống cần giáo dục các em- kỹ năng tham gia sinh hoạt cộng đồng, thể hiện trách
nhiệm và năng lực bản thân với cộng đồng.
Biện pháp 5: Đẩy mạnh hoạt động của tổ Tư vấn Tâm lý trong việc giáo
dục kỹ năng sống cho học sinh.
Mục tiêu thực hiện biện pháp
Để nội dung, kế hoạch rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh được đi vào hoạt
động có hiệu quả, nắm bắt được diễn biến tâm lý lứa tuổi học sinh, giải đáp những
khó khăn về tâm lý, tình cảm mà các em không dám thổ với gia đình, bạn bè
Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp:
Nhà trường ra quyết định thành lập tổ tư vấn tâm lý bao gồm: trưởng các đoàn
thể, giáo viên chủ nhiệm, và một số giáo viên bộ môn có kinh nghiệm tư vấn.
Có thể tư vấn cho học sinh trong các giờ ra chơi, các buổi chiều, khi tư vấn cần
bình tĩnh lắng nghe và đưa ra ý kiến tư vấn đúng đắn nhất.
Tạo tâm lý tốt nhất cho học sinh khi trình bày ý kiến để học sinh tin tưởng trình
bày ý nghĩ của mình, khuyến khích các em học sinh khi có thắc mắc cần tháo gỡ sẽ
tìm đến địa chỉ tin cậy nhất là tổ tư vấn tâm lý.
Điều kiện để thực hiện biện pháp:
Ban giám hiệu phải lựa chọn cán bộ, giáo viên làm công tác tư vấn tâm lý có
phẩm chất đạo đức tốt, lối sống lành mạnh, mẫu mực trong hành vi, gần gũi, cởi mở,
khéo léo trong giao tiếp và có uy tín trong học sinh.
Bố trí phòng tư vấn tâm lý thuận lợi, kín đáo phục vụ cho công tác tư vấn trực
tiếp, có biện pháp khích lệ học sinh chủ động nhờ tư vấn.
Tạo điều kiện để cán bộ, giáo viên tư vấn có điều kiện cập nhật thời sự và các
kiến thức xã hội mới có thể làm tốt vai trò tư vấn
Biện pháp 6:
Làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục, tranh thủ các nguồn
lực phục vụ giáo dục kỹ năng sống trong và ngoài nhà trường.
Mục tiêu thực hiện biện pháp
Nhà trường phối hợp các lực lượng xã hội, đặc biệt là cha mẹ HS trong tổ chức
các hoạt động giáo dục tạo sự đồng thuận, thống nhất, tập hợp sức mạnh tập thể của

toàn xã hội trong giáo dục nhân cách học sinh.
Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp:
Ra quy chế phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội. Quy định rõ ràng cụ
thể nhiệm vụ của mỗi lực lượng để phối hợp thực hiện một cách hiệu quả.
Phát huy vai trò của phụ huynh học sinh trong việc giáo dục đạo đức, cũng
như rèn kỹ năng sống cho học sinh, bởi gia đình là thành viên không thể thiếu trong
công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.
Khuyến khích, động viên học sinh tìm tòi, tự tạo ra những trang thiết bị,
phương tiện đơn giản phục vụ cho hoạt động
phù

hợp
với điều kiện, khả năng
của lớp, của trường, phù hợp với địa phương.
Tham mưu với các cấp lãnh đạo trong việc ủng hộ và hỗ trợ các hoạt động của
nhà trường và xây dựng cơ sở vật chất phù hợp với công tác giáo dục hiện nay.
Tranh thủ sự hỗ trợ của các doanh nghiệp, phụ huynh học sinh trong việc thực
14

hiện xã hội hoá để tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị.
Điều kiện để thực hiện biện pháp:
Ban giám hiệu làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, tranh thủ sự ủng hộ
tham gia của các lực lượng giáo dục trên địa bàn trong giáo dục kĩ năng sống cho học
sinh, tạo được sự đồng thuận, thống nhất trong biện pháp giáo dục.
Xây dựng và tổ chức thực hiện một kế hoạch dài hạn về tăng cường cơ sở vật
chất, xác định rõ nguồn kinh phí hỗ trợ, nguồn trang thiết bị hỗ trợ. Có kế hoạch tu
sửa trang thiết bị, duy trì và sử dụng có hiệu quả các điều kiện cơ sở vật chất đã
có;
Biện pháp 7:
Làm tốt công tác kiểm tra, đánh giá hiệu quả tổ chức các

hoạt động, kịp thời chỉ đạo việc bổ sung, điều chỉnh kế hoạch phù hợp với
thực tiễn đơn vị.
Mục tiêu thực hiện biện pháp
Hiệu trưởng, nắm bắt thông tin phản hồi từ đối tượng quản lý, nắm được
diễn

biến
công việc trong tổ chức, từ đó có những tác động quản lý thích hợp.
Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp:
Kiểm tra chủ yếu nhằm vào kết quả hoạt động để đánh giá thành tích, xếp
hạng thi đua. Kiểm tra quá trình chuẩn bị, khi hoạt động diễn ra, xem xét thái độ
tinh thần khi tham gia hoạt động của cả thầy và trò.
Điều kiện để thực hiện biện pháp:
Kiểm tra đánh giá, định kỳ hoặc đột xuất. Khi kiểm tra đánh giá hoạt động giáo dục
kỹ năng sống cần phải tuân theo những nguyên tắc nhất định để đảm bảo mục tiêu giáo
dục.
Biện pháp 8:
Động viên, khen thưởng kịp thời với tập thể và cá nhân có
thành tích trong công tác giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động Đội thiếu
niên tiền phong Hồ Chí Minh
Mục tiêu thực hiện biện pháp
Duy trì và đẩy mạnh được phong trào thi đua. Không khí thi đua sôi nổi sẽ
tạo động lực kích thích hoạt động giáo dục kỹ năng sống trong trường thu được kết
quả cao. Khen thưởng kịp thời, chính xác sẽ là nguồn động viên lớn cho sự nỗ lực
phấn đấu vươn lên của giáo viên và học sinh
Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp:
Khen thưởng, động viên những cá nhân, tập thể có thành tích trong hoạt
động. Có thể động viên Giá o viên và Học sinh có nhiều thành tích bằng việc
tổ chức chuyến thăm quan di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, tham gia giao lưu,
hội thảo để nâng cao trình độ hiểu biết.

Xây dựng các danh hiệu thi đua như giáo viên chủ nhiệm giỏi, tổng phụ trách
giỏi, chỉ huy liên đội giỏi… Cả giáo viên và học sinh đạt các danh hiệu trên đều
được tuyên dương và khen thưởng như giáo viên và học sinh đạt thành tích ở các
môn văn hoá, được ghi trong sổ vàng truyền thống của nhà trường và thành tích này
cũng được tính vào xét thi đua cuối năm của cá nhân và tập thể.
IV. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
15

Qua việc tăng cường các biện pháp giáo dục kĩ năng sống thông qua hoạt động
của Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh đã đưa giáo dục kỹ năng sống vào các
hoạt động giáo dục . Bước đầu giúp đỡ học sinh rèn luyện một số kỹ năng cơ bản như:
kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng phát biểu trước đám đông, kỹ năng ứng xử, kỹ năng
tự bảo vệ sức khỏe Các em đã có ý thức tốt hơn kỹ năng giao tiếp, ứng xử, tự tin,
biết tự chăm sóc sức khỏe cho bản thân và gia đình , có kỹ năng quản lý về thời gian
trong học tập tốt hơn bước đầu các em đã biết vận dụng kiến thức đã học để bảo vệ
môi trường, chăn nuôi, trồng trọt, giải thích các hiện tượng thực tiễn, biết giúp đỡ,
đoàn kết, biết vâng lời, lễ phép với thầy cô giáo hơn, biết từ chối khi cần
thiết…Chương trình giáo dục kĩ năng sống thông qua công tác Đội có một vai trò rất
rõ nét vào phong trào Đội của nhà trường, làm cho các tiết sinh hoạt Đội trở nên
phong phú hơn, thu hút được các em nhiều hơn. Đặc biệt, đa số các em đã có ý thức
hơn trong việc tự rèn luyện kỹ năng sống nhằm tự hoàn thiện mình.
*Kết quả cụ thể:
Nếu như cách đây bốn năm học, khi chúng tôi mới bắt tay vào xây dựng và
thực hiện kế hoạch giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong nhà trường, chúng tôi đã
làm một cuộc điều tra nhỏ về nhận thức cũng như việc thực hiện những kỹ năng sống
cơ bản của các em thì nhận thấy rằng, hầu như các em chưa nhận thức được sự quan
trọng phải học kỹ năng sống,hoặc thấy không cần phải rèn kỹ năng sống cơ bản ; Và
có đến hơn 80% số học sinh trong trường thiếu những kỹ năng cần thiết đơn giản như:
biết chào hỏi khi gặp người quen hay khách đến nhà, biết mời khách vào nhà và hỏi
chuyện một cách tự tin, biết tự phục vụ bản thân( tắm giặt, vệ sinh cá nhân, nấu cơm

đơn giản), biết can gián khi bạn đánh nhau…
Và một điều rất đáng mừng, vào tháng 3 năm 2013, qua khảo sát 143 học sinh
trên toàn Liên đội chúng tôi đã thu được một số kết quả khả quan về những chuyển
biến tích cực trong nhận thức, hành vi của các em trong học tập, rèn luyện như sau:

Bảng 2:
Kết quả khảo sát khả năng tự tin trong giao tiếp của học sinh sau
khi tăng cường các biện pháp so với những năm mới thực hiện nội dung giáo dục
kĩ năng sống.
Khả năng giao tiếp
Năm học Tổng số HS
Tự tin trong giao tiếp

Thiếu tự tin trong giao tiếp

2009 - 2010 161
23
(14%)
138
(86%)
2010 - 2011 171
29
(17%)
142
(83%)
Tháng 3
năm 2013
143
97
(68%)

46
(32%)
16

* Nhận xét:
Sự tự tin trong giao tiếp của học được thể hiện rõ nét từ các hoạt động trên lớp
đến các hoạt động ngoại khoá và hoạt động giao tiếp hằng ngày. Tỉ lệ học sinh có sự
tự tin trong giao tiếp tăng 51% . Điều này ảnh hưởng tích cực đến kết quả xếp loại học
lực và hạnh kiểm của các em.

Biểu đồ biểu diễn kết quả khảo sát khả năng tự tin trong giao tiếp của học
sinh sau khi tăng cường các biện pháp so với những năm mới thực hiện nội dung
giáo dục kĩ năng sống.
0
20
40
60
80
100
2009 - 2010 2010 - 2011 Tháng 3 năm
2013
Thời điểm
Tỉ lệ
Tự tin
Thiếu tự tin


Bảng 3:
Kết quả xếp loại hạnh của học sinh sau khi tăng cường các biện
pháp so với những năm mới thực hiện nội dung giáo dục kĩ năng sống.


Xếp loại hạnh kiểm

Năm học Tổng số HS
Tốt Khá TB
2009 - 2010 161
74
(46%)
23
(14%)
64
(40%)

2010 - 2011 171
80
(47%)
37
(22%)
54

(31%)
Tháng 3 năm 2013

143
75
(52%)
44
(31%)
24
(17%)


* Nhận xét:
17

Kết quả trên cho thấy những tác động của những biện pháp nêu ra trong đề tài
đã ảnh hưởng tích cực đến việc rèn luyện đạo đức của học sinh. So với các năm học
trước, tỉ lệ học sinh được xếp loại hạnh kiểm khá tốt tăng lên đáng kể từ 50% năm học
2009 – 2010, 69% năm học 2010 – 2011 lên 83% trong năm học 2012 – 2013. Điều
đó cũng đồng nghĩa tỉ lệ học sinh xếp loại hạnh kiểm trung bình giảm đi rõ rệt, chỉ
còn 17%.

Biểu đồ biểu diễn kết quả xếp loại hạnh của học sinh sau khi tăng cường các
biện pháp so với những năm mới thực hiện nội dung giáo dục kĩ năng sống.
0
10
20
30
40
50
60
Tốt Khá TB
Thời điểm
Tỉ lệ
2009 - 2010
2010 - 2011
Tháng 3 năm 2013



Bảng 4:

Kết quả duy trì sĩ số học sinh sau khi tăng cường các biện pháp so
với những năm mới thực hiện nội dung giáo dục kĩ năng sống.

Năm học Tổng số HS Tỉ lệ HS bỏ học
2009 - 2010
161
06
(3,7 %)

2010 - 2011
171
09
(5,3 %)

Tháng 3 năm 2013
143
01
(0,7 %)


* Nhận xét:
Bảng thống kê trên cho thấy công tác duy trì sĩ số học sinh của nhà trường đạt
được kết quả khả quan, số học sinh bỏ học giảm hơn. Từ 6 học sinh bỏ học trở lên
trong những năm học trước đây, đến năm học 2013 nhà trường chỉ còn 01 học sinh bỏ
học.
18

Điều đó cho thấy những tác động tích cực của hoạt động giáo dục kĩ năng sống
không chỉ thể hiện trên kết quả nhận thức và rèn luyện của học sinh mà còn gây hứng
thú mạnh mẽ và có sức lôi cuốn học sinh thêm gắn bó với thầy, với trường nhiều hơn.

Các em đã cảm nhận được, thực sự mỗi ngày đến trường đối với các em đã thực
sự là một ngày vui.

Biểu đồ biểu diễn kết quả duy trì sĩ số học sinh sau khi tăng cường các biện
pháp so với những năm mới thực hiện nội dung giáo dục kĩ năng sống.

0
3
6
2009 - 2010 2010 - 2011 Tháng 3 năm
2013
Thời điểm
Tỉ lệ
Tỉ lệ HS bỏ học

Những kết quả đạt được ở trên là cơ sở để nhà trường tiếp tục nhân rộng và
tăng cường các biện pháp đã thực hiện trong đề tài trong thời gian tiếp theo của năm
học và các năm học tiếp theo.



















19

PHẦN KẾT LUẬN
I. Những bài học kinh nghiệm
Công tác giáo dục kĩ năng sống trong nhà trường có vai trò quan trọng trong
việc nâng cao chất lượng giáo toàn diện học sinh. Để làm tốt công tác này, nhà trường
cần có những biện pháp chỉ đạo sát sao, cần phát huy tối đa vai trò chủ đạo của Đội
thiếu niên tiền phong trong việc tổ chức đa dạng các hoạt động giáo dục kỹ năng sống
cho học sinh.
Để tăng cường giáo dục đạo đức, giáo dục kỹ năng sống để hình thành nhân
cách cho học sinh đòi hỏi thầy, cô giáo phải có đức tính kiên trì, khéo léo trong ứng
xử, tế nhị để có thể tìm hiểu sâu sắc từng đối tượng học sinh, và thương yêu các em
với một tình cảm chân thành. Cần có cách cư xử nhẹ nhàng, chừng mực với từng đối
tượng, quan tâm đến các em tạo cho các em có sự tin tưởng tuyệt đối với giáo viên.
Muốn giáo dục cho học sinh tránh những hành vi đạo đức sai lệch, chưa ngoan
thì thầy, cô giáo phải biết kết hợp các phương pháp một cách nhuần nhuyễn; Phải
nghiên cứu, hiểu và nắm bắt kịp thời vấn đề tâm sinh lý cũng như những biểu hiện bất
thường của từng đối tượng một cách chính xác để sử dụng các giải pháp nhằm giáo
dục đạo đức, giáo dục kỹ năng sống thích hợp cho từng cá nhân để làm thay đổi
những suy nghĩ sai lệch ở từng đối tượng.
Đi đôi với việc giáo dục cũng cần chú ý tới việc biểu dương, khen thưởng kịp
thời những học sinh có đạo đức tốt trước cờ hoặc trên các bản tin của nhà trường,
trong sơ tổng kết… Đồng thời, đẩy mạnh hoạt động vui chơi giải trí, trò chơi tập thể,
xây dựng tốt nề nếp học tập, thu hút các em vào các trò chơi bổ ích. Xây dựng mô

hình lớp tự quản, gắn cá nhân với tập thể lớp. Cần chú ý các tiết giảng dạy môn giáo
dục công dân, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, Sinh hoạt lớp.
Mặt khác; Nhà trường, gia đình và xã hội cần phối hợp chặt chẽ nhằm hỗ trợ
cho nhau để hoàn thành nhiệm vụ là giáo dục học sinh trở thành một con người có đầy
đủ các phẩm chất “ Đức, Trí, Lao,Thể, Mỹ”, xứng đáng là con ngoan trò giỏi - Cháu
ngoan Bác Hồ mà cả xã hội đang mong chờ.
II. Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm:
Những biện pháp nêu ra trong đề tài sẽ là những kinh nghiệm cho Ban giám
hiệu nhà trường trong việc lựa chọn lực lượng chủ lực và đa dạng các hoạt động giáo
dục kĩ năng sống cho học sinh đạt hiệu quả cao giúp học sinh được trang bị những kỹ
năng sống để có khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống. Giúp
cho tổng phụ trách đội có một cẩm nang về việc tổ chức các hoạt động đội trong nhà
trường. Giúp cho công tác duy trì sĩ số học sinh tại các trường khó khăn đạt hiệu quả
cao hơn.
III. Khả năng ứng dụng triển khai:
Đề tài có khả năng áp dụng rộng rãi đối với tất cả các đơn vị trường. Đặc biệt
có hiệu quả đối với những đồng chí làm công tác quản lý trường học và phụ trách đội
thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh tại các vùng khó khăn.
IV Những kiến nghị đề xuất:
Để việc giáo dục đạo đức, giáo dục kỹ năng sống cho học sinh đạt được hiệu
20

quả cao, phụ huynh học sinh cần phải quan tâm nhiều hơn nữa đến việc giáo dục con
em ở gia đình, thường xuyên phối kết hợp chặt chẽ với nhà trường và xã hội.
Nhà trường phải làm tốt công tác phối kết hợp giữa các lực lượng giáo dục
trong và ngoài nhà trường trong việc rèn kỹ năng sống cho học sinh.
Các thầy giáo, cô giáo cần tăng cường bồi dưỡng hơn nữa về chuyên môn
nghiệp vụ và kỹ năng sư phạm để tham gia tổ chức các hoạt động trong và ngoài nhà
trường .
Đề nghị các cấp lãnh đạo hỗ trợ cho nhà trường kinh phí để có thể tổ chức tốt

hơn các hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh
Trên đây là đề tài tôi đã thực hiên trong thời gian qua, chắc chắn rằng sẽ còn
những khiếm khuyết cần bổ sung. Tôi rất mong sẽ nhận được sự góp ý chân thành của
các đồng nghiệp cũng như sự đánh giá khách quan của Hội đồng khoa học để kinh
nghiệm trên được đầy đủ hơn, có khả năng ứng dụng rộng rãi trong các nhà trường,
góp phần nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường THCS Nậm
Loỏng nói riêng và học sinh trong trong toàn thị xã nói chung
Tôi xin chân thành cảm ơn.
Nậm Loỏng, ngày 25 tháng 3 năm 2013
NGƯỜI THỰC HIỆN






Chu Thị Nga



TÀI LIỆU THAM KHẢO

Chỉ thị 40/2008/CT – BGDĐT ngày 22/07/2008 của BGD&ĐT về việc phát
động phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong
các trường phổ thông giai đoạn 2008 – 2013.
Kế học số 533/KH/BGD ĐT – BVHTTDL – TƯĐTN – HLHPNVN- HKHVN
ngày 01 tháng 09 năm 2010 của Bộ giáo dục và đào tạo, Bộ văn hóa thể thao và du
lịch, Trung ương Đoàn thanh niên, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Hội khuyến học
Việt Nam về kế hoạch phối hợp thực hiện phong trào thi đua “ Xây dựng trường học
thân thiện, học sinh tích cực’’ năm học 2010 – 2011.

Công văn số 142/KH – PGD&ĐT ngày 01/09/2008 của PGD&ĐT thị xã Lai
Châu, về kế hoạch triển khai phong trào thi đua “ xây dựng trường học thân thiện,
học sinh tích cực’’ giai đoạn 2008 – 2013.
Bộ giáo dục và đào tạo – giáo dục kỹ năng sống trong hoạt động giáo dục
ngoài giờ lên lớp trường trung học cơ sở - Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam – 2011.
TS Phạm Đình Nghiệp – Kỹ năng tổ chức hoạt động công tác thiếu niên – nhà
xuất bản thanh niên 2002.
Đinh Thị Kim Thoa – Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THPT – Nhà xuất
bản Đại Học Quốc Gia Hà Nội – 2010
























MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU


I
Lý do chọn đề tài 1
II
Phạm vi và đối tượng nghiên cứu 1
III
Mục đích nghiên cứu 1
IV
Điểm mới trong kết quả nghiên cứu 2

PHẦN NỘI DUNG

I
Cơ sở lý luận 3
II
Thực trạng của vấn đề 5
III
Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề 7
IV
Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm 14

PHẦN KẾT LUẬN

I

Những bài học kinh nghiệm 18
II
Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm 18
III
Khả năng ứng dụng triển khai 18
IV
Những kiến nghị đề xuất 18

Tài liệu tham khảo





LI CM N

Trong quỏ trỡnh thc hin ti ny tụi ó nhn c s giỳp nhit tỡnh ca
tp th cỏn b Giỏo viờn, Cụng nhõn viờn trong nh trng, c bit l Giỏo viờn tng
ph trỏch i, Bớ th on trng, Giỏo viờn ch nhim cỏc lp ó ó cung cp cho
tụi nhng ý kin tham mu cng nh cỏc t tiu v hỡnh nh v cỏc phiu kho sỏt
hc sinh tụi cú th thc hin tt hn cỏc bin phỏp ch o qua tng nm hon
thnh c ti. ti c thc hin cũn cú s phi hp ca ng chớ V Th Thu
Hoi v Bựi Th Ho. ng thi tụi cng nhn c s ng h ca tt c cỏc em hc
sinh trong ton trng ó nhit tỡnh giỳp tụi thc hin ti ny.
Nhõn dp ny tụi xin by t lũng bit n sõu sc ti tp th cỏn b giỏo viờn,
cụng nhõn viờn nh trng cng nh ton th cỏc em hc sinh.
Trong quỏ trỡnh thc hin ti, vỡ iu kin thc t, kinh nghim ch o
cha nhiu cho nờn õy ch l nhng kinh nghim nh trong thc tin ch o giỏo
dc k nng sng qua cỏc hot ng i trng THCS thuc vựng khú khn. Cỏc
gii phỏp v xut cha tht y v cụ ng, vỡ vy chc chn ti khụng trỏnh

khi nhng thiu sút. Kớnh mong Hi ng khoa hc cỏc cp phờ bỡnh, gúp ý v rỳt
kinh nghiệm để quá trình chỉ đạo trong nhn nm sau t hiệu quả tốt hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn ./.

















































1


×