Tải bản đầy đủ (.doc) (33 trang)

Khảo sát quy trình chăm sóc nuôi dưỡng heo thịt từ 20 – 50 kg của công ty CP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.01 MB, 33 trang )

CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐÊ
Tất cả mọi ngành học nói chung và ngành Chăn nuôi nói riêng, ngoài việc học trên
giảng đường (lý thuyết) thì việc học trong thực tế (rèn nghề) đóng một vai trò quan
trọng trong quá trình trau dồi, học hỏi, hoàn thiện, cũng như là củng cố lại những kiến
thức đã được học trên lý thuyết. Rèn nghề thực tế giúp cho sinh viên có được một cái
nhìn toàn cảnh, toàn diện và chân thật nhất về ngành nghề sẽ đi theo mình suốt cuộc
đời. Điều đó giúp cho mỗi sinh viên tự làm giàu thêm kinh nghiệm của mình, giúp xây
dựng niềm yêu nghề và phấn đấu để trở thành một người kỹ sư chăn nuôi giỏi.
Vì thế, chương trình rèn nghề thực tế là không chỉ là một học phần môn học mà nó
còn là một cơ hội vô cùng quý giá cho sinh viên được trải nghiệm được những công
việc thực tế nơi trang trại, mà ở đó những công nhân sản xuất, những người chủ trang
trại hàng ngày vẫn làm. Sinh viên được tiếp xúc trực tiếp với đối tượng vật nuôi, được
tận tay làm những công việc từ nhỏ nhất tại trại như là dọn dẹp, vệ sinh chuồng trại, cho
vật nuôi ăn hàng ngày,… đến những việc đòi hỏi tính chuyên ngành cao như là quan sát
cá thể vật, điều chỉnh lượng thức ăn hàng ngày, điều trị bệnh cho vật nuôi,… Ngoài ra,
sinh viên còn được học được cách thiết kế - xây dựng, kỹ năng quản lý trang trại và các
hệ thống trang thiết bị tiên tiến đang được áp dụng trong ngành chăn nuôi hiện nay.
Xuất phát từ những vấn đề trên, được sự hướng dẫn của cô Nguyễn Thị Cẩm
Nhung chúng em đã tiến hành thực hiện chuyên đề: “Khảo sát quy trình chăm sóc

nuôi dưỡng heo thịt từ 20 – 50 kg của công ty CP”.
Mục tiêu: Tìm ra quy trình chăm sóc và nuôi dưỡng heo thịt từ 20 – 50 kg để nâng
cao hiệu quả năng suất trong chăn nuôi.

1


CHƯƠNG 2: NỘI DUNG
2.1. Thời gian và địa điểm
2.1.1. Thời gian: Từ ngày 20 tháng 06 năm 2016 đến ngày 08 tháng 07 năm 2016.
2.1.2. Địa điểm: Trại heo thịt của ông Hồng Thanh Tú tại xã Phong Phú, huyện Cầu


Kè, tỉnh Trà Vinh.
2.2. Tổng quan về trại
2.2.1. Sơ đồ quy hoạch trại

Hình 2.1. Sơ đồ trại
2.2.2. Điều kiện tự nhiên
2.2.2.1. Vị trí địa lý
Trang trại nằm cách xa lộ chính, nằm sâu trong đồng ruộng, xung quanh trồng
lúa và cây ăn trái, đường đi còn là đường đất đổ đá, hơi xa lộ vì thế có phần không
thuận lợi cho viện vận chuyển con giống, thức ăn, xuất bán heo,…
Mặt bằng tương đối bằng phẳng, vùng đất có độ lúng thấp nên xây trại tương đối
an toàn, có hệ thống nước ngầm cung cấp nước cho trại tương đối đầy đủ. Điểm chăn
nuôi cách trục lộ giao thông khoảng 600m, không nằm trong khu quy hoạch, xung
quanh là đất trống nên thuận tiện cho việc hoạt động chăn nuôi.
 Phía trước: Ruộng lúa của người dân địa phương.
 Phía sau: Hồ biogas, hồ sinh học và cây ăn trái.

2


 Bên phải: Vườn trái cây của người dân địa phương.
 Bên trái: Vườn trái cây của người dân địa phương.

Hình 2.2. Toàn cảnh trang trại
2.2.2.2. Nguồn nước

3


Hình 2.3. Hệ thống nước của trang trại

Trại sử dụng hệ thống nước sông, sau khi bơm lên hồ chứa nước được xây cao
6m và xử lý bằng chlorine. Sau đó bơm đưa lên bồn nước to ở trên sử dụng, còn bồn
dưới nhỏ hơn để pha thuốc cho toàn hệ thống trại. Trong hồ có phao tự động, khi nước
trong hồ cạn không chạm tới phao, máy tự động bơm.

Hình 2.4. Bồn chứa nước

Hình 2.5. Phao tự động

Kích thước ống dẫn nước chính là 80 mm, khi đến một dãy chuồng sẽ được nối
qua khớp nối có kích thước vào - ra là 80 - 60 hoặc 80 - 50 nhằm làm tăng áp lực trong

4


ống nước. Kích thước vòi nước uống tự động được trại sử dụng là loại vòi có pi là
21mm, inox.

Hình 2.6: Núm uống tự động
Nước uống được cung cấp từ thùng chứa nước, theo hệ thống ống đưa đến các
núm uống và vòi xã ở các ô chuồng.

5


Hình 2.7. Núm uống và vòi xã
2.3. Công tác quản lý
Công tác được quản lí nghiêm ngặt từ công ty đến trang trại như:
Công ty:
Quản lí giống, thức ăn, thuốc thú y, sản phẩm,…

Cán bộ kỹ thuật quản lí dịch bệnh, tăng trọng, tình hình phát triển của đàn heo,…
Trang trại:
Được quản lí nghiêm ngặt bởi cán bộ xã, phường thị trấn.
Cơ quan môi trường thường xuyên thanh tra, kiểm tra trại.
2.4. Tổ chức nhân sự
6


Chủ trại: Hồng Thanh Tú.
Kỹ thuật: anh Nhân, anh Luân.
Công nhân làm ở trại: chú Viên, anh Nol, anh Hon.
2.5. Chuồng trại
Chuồng trại là hệ thống chuồng lạnh đạt tiêu chuẩn của công ty cổ phần chăn nuôi
CP Việt Nam. Điều kiện môi trường chủ động hoàn toàn như nhiệt độ, độ ẩm, độ thông
thoáng,…
Chuồng nuôi gồm có: Hệ thống làm mát, quạt, máng ăn, núm uống, hồ vệ sinh (để
heo tắm, vệ sinh, rút nước, thoát phân),…
Chuồng được chia làm hai dãy, mỗi dãy gồm 7 ô chuồng.

Hình 2.8. Sơ đồ trang trại
Diện tích toàn chuồng nuôi 1430m2, mỗi ô chuồng có diện tích 98m 2. Ở vị trí ô số 6
là 2 ô nhỏ, diện tích bằng 1 nửa ô lớn để nhốt heo còi và heo chưa thiến ở 2 ô này. Ở
giữa 2 dãy chuồng có lối đi, giữa các ô chuồng với dàn mát và dàn quạt cũng có lối đi
thuận tiện cho việc cho heo ăn, chăm sóc nuôi dưỡng.
Chuồng trại được thiết kế với hệ thống dàn mát phía trước và hệ thống quạt phía sau
nhằm điều chỉnh nhiệt độ, hút mùi và lưu thông không khí trong chuồng.

7



Chuồng trại có mái làm bằng tole, tường xây xi măng với hệ thống bạc cuốn PVC ở
2 bên chuồng. Đặc biệt nền chuồng được đổ bê tông chắc chắn (nền chuồng dày 80
cm), la phông được làm bằng nhựa phủ toàn bộ dưới mái chuồng cách nền chuồng 2,4
mét.
Độ dốc theo chủ trại cho biết là khoảng 2,5% dốc nghiêng về phía hố tắm. Mỗi ô
đều có 2 máng ăn tự động kiểu máng ăn tự động của CP bố trí cách vách chuồng là 40
cm.
Hố tắm cho heo rộng 0,8 mét, có chiều dài bằng với chiều dài của hộc, có hai đầu
cao và thấp. Đầu cao thấp hơn so với nền chuồng là 2 - 4 cm và đầu thấp có ống cống
thoát chất thải thấp hơn so với nền chuồng heo nằm là 10 -15 cm (có độ chênh lệch
không đồng đều này là do trong quá trình xây dựng hố tắm thợ xây không chú ý làm
theo đúng thiết kế).
Vách chuồng heo được xây dựng dày 10 cm, hành lang đi lại rộng 1 mét, cống thoát
chất thải từ hố tắm đến túi ủ Biogas rộng 114 cm.

Hình 2.9. Độ dốc nghiêng về phía hố tắm
2.6. Các hệ thống trong trang trại
2.6.1. Cơ cấu đàn vật nuôi

8


Trại chăn nuôi heo thịt của ông Hồng Thanh Tú tại xã Phong Phú, huyện Cầu
Kè, tỉnh Trà Vinh là trại hợp tác chăn nuôi gia công của công ty cổ phần chăn nuôi CP
Việt Nam, với quy mô 1200 con heo thịt và hệ thống chuồng lạnh khép kín.

Hình 2.10. Dãy chuồng nuôi heo thịt
2.6.2. Sắp xếp đàn vật nuôi
 Tuần 1- 4: Heo lớn đầu chuồng.
 Tuần 11- 12: Lựa lại heo lớn nằm cuối chuồng.

2.6.3. Thức ăn
Tên thức ăn: 552SF
Thành phần dinh dưỡng:
• Độ ẩm (tối đa): 14%.
• Protein thô (tối thiểu): 18%.
• Xơ thô (tối đa): 6%.
• Năng lượng trao đổi (tối thiểu): 3150 kcal/kg.
• Ca (tối thiểu, tối đa): 0,5-1,2%.
• P tổng số (tối thiểu, tối đa): 0,5-1,0%.
• Lysine tổng số (tối thiểu): 1,0%.
• Methionine + Cystine (tối thiểu): 0,6%.
• Kháng sinh: (4) Colistin (tối đa): 150 mg/kg hoặc (5) Chlortetracyline
(tối đa): 400 mg/kg hoặc (9) Flortenicol (tối đa): 40 mg/kg hoặc (11) Halquinol (tối đa):
150 mg/kg hoặc (12) Kitazamycin 9toois đa): 150 mg/kg hoặc (20) Tiamulin (tối đa):

9


100 mg/kg hoặc (21) Tilmicosin (tối đa): 200 mg/kg hoặc (22) Tylan (tối đa): 110
mg/kg.
Những điều cần lưu ý:
Ngừng sử dụng thức ăn 552SF hai tuần trước khi giết mổ chuyển sang thức ăn
553VDF không kháng sinh.
Nguyên liệu chính:
Bắp, tấm, cám gạo, bột cá, kho dầu các loại, axits amin, khoáng đa lượng,
premix vitamin, khoáng vi lượng, chất phụ gia.
Hướng dẫn sử dụng:
Thức ăn hỗn hợp đầy đủ dinh dưỡng cho heo không nên trộn thêm các nguyên
liệu khác.


Hình 2.11. Thức ăn 552SF
2.6.4. Lượng thức ăn cho từng giai đoạn

Giai đoạn

Tháng tuổi

10

Thức ăn hỗn hợp
(kg/ngày)


10 kg

2–3

25 kg
30 kg

3–4

50 kg
60 kg

4–6

100 kg

0,400

1,000
1,2000
2,000
2,400
4,000

2.6.5. Cách cho heo ăn và uống
Đổ thức ăn cho heo ăn hằng ngày vào đầu giờ chiều. Thức ăn cho heo là thức
ăn nội bộ công ty cổ phần chăn nuôi CP Việt Nam (không bán trên thị trường). Heo ở
giai đoạn 20 – 40 kg sử dụng loại thức ăn là: 552SF.

Hình 2.12. Cho heo ăn
Kiểm tra các núm uống hằng ngày nếu có hư hay chảy nước thì sửa chữa ngay,
nâng núm uống phù hợp với chiều cao của heo để heo có thể thuận tiện uống.
2.6.6. Thuốc thú y

11


Hình 2.13. Tủ thuốc trong trang trại
Tên thuốc

Công dụng

Cách dùng

Liều dùng

Trị sưng phù đầu, viêm phổi
cấp tính, viêm ruột tiêu chảy


Tiêm bắp

1ml/10kg P

Chống tress, giảm đau hạ
sốt, bổ sung năng lượng

Uống hoặc trộn 1g/1.5 lít nước
với thức ăn
1kg/350kg thức ăn

Men vi sinh sống

Bổ sung vi sinh có lợi và
acid hữu cơ, ngăn chặn các
bệnh đường ruột

Uống hoặc trộn 1kg/1000 lít nước
với thức ăn
1kg/500kg thức ăn

HITAMOX LA

Trị viêm phổi, đường ruột

Tiêm bắp

1ml/10kg P


Tụ huyết trùng, hô hấp

Tiêm bắp

1ml/30kg P

Giảm đau hạ sốt

Tiêm bắp

1ml/10kg P

Kháng sinh phổ rộng

Tiêm bắp

1ml/ 10kg P

Trị nhiễm trùng da, viêm tử
cung

Tiêm bắp

1ml/ 10kg P

Trị ghẻ

Tiêp bắp

1ml/10kg P


Cung cấp vitamin nhóm B

Tiêm bắp

1ml/10kg P

MD-GENTYLO

Đặc trị viêm phổi – tiêu chảy Tiêm bắp

1ml/10kg P

CP – VITAMINC
10%

Cung cấp vitamin C hỗ trợ
điều trị suy nhược cơ thể,
stress do vận chuyển,…

1g/lít nước hoặc
3g/kg thức ăn
dùng liên tục

NoVa- AMCOLI

ATP Anagin-C

FLOR JECT 4OO
NoVa-ANAZIN

20%
Tylo-Genta
PENDISTREP LA
IDECTIN
B COMPLET

Cho uống hoặc
trộn vào thức
ăn.

2.6.7. Giống heo
Giống heo được nuôi tại trại là giống heo nội bộ Công Ty cổ phần chăn nuôi CP
Việt Nam, là giống heo thịt có chất lượng cao với 2 giống heo 3 máu cao sản. Heo có
nguồn gốc từ trại chăn nuôi heo giống tại xã Xuyên Bắc, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng
Nai.

12




Giống heo: Du-Land-York

Land (♂) X York (♀)

F1: Duroc (♂) X (Land-York) (♀)

F2: (Du-Land-York)




Giống heo: Pei-Land-York
Land (♂) X York (♀)

F1: Pietrain (♂) X (Land-York) (♀)

F2: (Pi-Land-York)

Hình 2.14. Giống heo Pi-Land-York

13


Đây là 2 giống heo siêu nạc, mau lớn, dễ nuôi so với giống heo thuần và nhiều
giống khác, chất lượng thịt thơm ngon, sức đề kháng cao, hội tụ đầy đủ các đặc điểm
nổi trội của giống bố mẹ. Heo nuôi từ 4 - 4,5 tháng đạt trọng lượng từ 90-95 kg có thể
xuất chuồng.
2.6.8. Hệ thống chuồng lạnh
2.6.8.1. Năm lý do xây dựng hệ thống chuồng lạnh
Do nhu cầu tự nhiên của vật nuôi.
Do nhu cầu về sự ổn định nhiệt độ.
Do nhu cầu về phòng ngừa dịch bệnh.
Do nhu cầu về năng suất và hiệu quả.
Do nhu cầu về mặt quản lý.

Hình 2.15. Mô hình hoạt động của hệ thống chuồng lạnh
Nguyên lý hoạt động hệ thống lạnh trong chăn nuôi:
Chuồng trại ở trạng thái kín 100%. Một đầu đặt hệ thống quạt hút, đầu
còn lại đặt hệ thống các tấm làm mát được làm ướt bằng hệ thống máy bơm nước. Khi
quạt hút hoạt động, không khí trong chuồng được rút ra và không khí mới được tràn vào

thông qua các tấm làm mát, không khí qua tấm làm mát được làm ướt sẽ trở thành
không khí lạnh. Không khí mát và sạch sẽ di chuyển từ đầu chuồng đến cuối chuồng tạo
ra môi trường mát mẻ, dễ chịu cho vật nuôi.
 Mục đích của việc lưu thông không khí trong chuồng nuôi.
- Cung cấp đủ lượng oxy cho vật nuôi.
- Phân phối không khí đồng đều trong trại.
14


- Điều khiển nhiệt độ theo ý muốn.
- Loại thải NH3, CO2 và bụi bẩn ra ngoài.
 Tác dụng của việc lưu thông không khí đối với vật nuôi.
- Giúp cho vật nuôi trong điều kiện thoải mái nhất, giảm stress.
- Giảm tỉ lệ hao hụt do bệnh tật.
- Tăng hiệu quả chăn nuôi.
- Điều chỉnh nhiệt độ và ẩm độ cho phù hợp với từng loại vật nuôi.
- Điều chỉnh nhiệt độ và ẩm độ cho phù hợp với từng tuổi và trọng
lượng vật nuôi.
2.6.8.2. Xử lí sự cố cúp điện khi máy phát điện không chạy kịp thời
Ta tiến hành kéo bạc PVC lên nhờ vào 2 ròng rọc quay đặt ở 2 bên hông
trại, nhằm cho không khí có thể trau đổi, giúp heo hô hấp bình thường.

Hình 2.16. Kéo bạt PVC lên khi trại cúp điện (máy phát bị hư)
2.6.9. Hệ thống quạt và hệ thống làm mát
2.6.9.1 Hệ thống quạt
Quạt hoạt động 24/24 tùy vào giai đoạn heo mà có những quạt hoạt
động khác nhau. Vào những ngày nắng nóng các quạt gió hoạt động hết công suất cùng
với dàn nước tự động ở đầu chuồng làm giảm nhiệt độ trong các ô chuồng.
Những ngày có mưa thì hạn chế sử dụng quạt.


15


Hình 2.17. Hệ thống quạt trong trại

Hình 2.18. Hệ thống điều khiển
2.6.9.2 Hệ thống làm mát
Dàn mát được bằng cenlulose với sợi thủy tinh. Chuồng trại được làm mát
bằng dàn mát tự động ở đầu chuồng nhờ lực hút của hệ thống quạt gió ở cuối chuồng.
Nước dưới dàn mát được bơm thường xuyên hàng ngày vào mỗi buổi sáng.

16


Hình 2.19. Hệ thống làm mát (dàn mát)
2.6.10. Hệ thống máng ăn
Mỗi một ô chuồng được bố trí 2 máng ăn tự động do công ty lắp đặt.

Hình 2.20. Máng ăn tự động
2.6.11. Hệ thống chiếu sáng
Trại sử dụng đèn chiếu sáng compact bóng trắng (5 bóng) bên trong ngay lối đi
giữa các ô chuồng và 1 bóng đèn bên ngoài hành lang.
2.6.12. Hệ thống xử lý chất thải
17


Chất thải ở chuồng trại là chất thải ở 3 dạng rắn, lỏng và khí.
Lượng phân và chất thải được cho vào các hầm nhỏ cặp bên chuồng, từ các
hầm nhỏ thải ra hầm lớn ở sau chuồng. Để tránh tình trạng phân chảy ngược về lại
hầm và bão hòa, chủ trại sử dụng 1 máy bơm để đẩy phân từ hầm chính sang túi ủ

biogas. Sau đó nước thải ra các hồ có chứa lục bình để xử lý tiếp tục, sau khi đi qua
các hồ thủy sinh nước thải mới thải ra các sông.
Còn khí gas được dùng để chạy máy phát điện khi mất điện.

Hình 2.21. Hệ thống hầm biogas

Hình 2.22. Hồ sinh học
2.7. Chăm sóc và nuôi dưỡng
2.7.1. Quy trình sử dụng vaccine trong trại
Đảm bảo 100% lợn khi đưa vào nuôi phải được tiêm phòng vaccine đầy đủ.
Ngày tuổi

Tên vaccine
18

Phòng bệnh

Liều/ cách


sử dụng
3 ngày đầu về chuồng

Ingelvac Circo FLEX

Còi cọc, tai xanh

2ml/con

5 tuần


Colapest

Dịch tả lần 1

2ml/con

7 tuần

Aftopor

LMLM lần 1

2ml/con

9 tuần

Colapest

Dịch tả lần 2

2ml/con

11 tuần

Aftopor

LMLM lần 2

2ml/con


Ghi chú:
LMLM: Lở mồm long móng
2.7.2. Vệ sinh và sát trùng chuồng trại
2.7.2.1. Vệ sinh chuồng trại
Công tác vệ sinh được thực hiện hàng ngày gồm: Cào phân xuống hồ vệ
sinh, dùng chổi quét sạch nền chuồng, chỗ nào dơ lấy xô nước rửa nhưng không để lây
lan qua chỗ khác (tuyệt đối không được lấy vòi xịt), thay nước trong hồ vệ sinh. Làm vệ
sinh vào buổi sáng và buổi chiều đảm bảo phân trong nền chuồng không quá nhiều làm
chuồng nuôi có mùi gây một số bệnh cho heo như: Hô hấp, viêm phổi, ho, tiêu chảy,
bệnh khớp,…

Hình 2.23. Công tác vệ sinh chuồng trại
Việc vệ sinh theo cách này giúp tiết kiệm 1 lượng lớn nước sạch chỉ dùng
cho việc tắm heo hàng ngày, bên cạnh đó luôn giữ cho chuồng trại ở tình trạng khô ráo,
19


heo không bị lạnh do độ ẩm trong chuồng cao. Trong lúc làm vệ sinh chúng ta có thể
dễ dàng quan sát đàn heo, quan sát từng cá thể để sớm phát hiện ra sự bất thường của
vật nuôi để có hướng xử lí thích hợp.
2.7.2.2. Sát trùng chuồng trại
Hố sát trùng trước cửa trại được bố trí thường xuyên có nước đã được pha
nước sát trùng. Thuốc sát trùng Omicide: Sát trùng trại có heo và sát trùng người, nồng
độ 1/400; Sát trùng xe và trại không heo 1/200; Sát trùng chuồng trại 1 lần/tuần.

Thuốc sát trùng AQUA OMNICIDE
2.7.3. Phát hiện và điều trị bệnh cho heo
Heo giai đoạn tăng trưởng (20 – 50kg) nên đàn heo rất ít xảy ra bệnh những
cũng phải theo dõi hằng ngày để điều trị kịp thời.

Chữa một số bệnh thường gặp ở trại: Viêm phổi, ho, thở bụng, tiêu chảy, viêm
khớp,….
Bổ sung khoáng chất và vitamin cho nhưng con heo phát triển kém, chậm lớn,
ốm,…
2.7.4. Di dời và luân chuyển heo
Chọn heo còi cọc, chậm lớn, heo bị bệnh từ những ô chuồng heo khỏe mạnh
chuyển qua ô chuồng heo yếu để tiện quản lí, theo dõi, chăm sóc.

20


Vị trí của những ô chuồng heo bệnh, heo còi là ở những ô giữa chuồng vì đó là
nơi nhiệt độ ổn định, ít gió giúp heo yếu có thể phát triển nhanh nhằm tạo đàn heo đồng
đều theo kịp những heo khác.
2.8. Bệnh và xử lý bệnh
Một số bệnh đã gặp và điều trị trong thời gian rèn nghề ở trại.
Bệnh
Số con
khảo sát
(con)

Tiêu chảy
Viêm phổi địa
phương
(con)

1.158

109


Do thức ăn,
khí hậu thay
đổi,...

Do E.coli
gây ra
(con)

Ghẻ

Viêm khớp

(con)

(con)

1

6

(con)

13

48

Tổng cộng

177


2.8.1 Bệnh viêm phổi địa phương
Do Mycoplasma hyopneumoniae gây ra. Heo thường nhiễm bệnh ở độ tuổi sau cai
sữa và lúc heo sau 7 tuần tuổi.
Triệu chứng-Bệnh tích:
 Cấp tính.
Bệnh thường gặp trong đàn lần đầu bị nhiễm M. hyopneumoniae. Ở giai
đoạn 7 - 8 tuần tuổi sau khi bị nhiễm mầm bệnh có thể thấy những triệu trứng cấp tính
nghiêm trọng như viêm phổi nặng, ho âm ran, thở khó, sốt và tỷ lệ chết cao. Tuy nhiên
những triệu chứng này biến động và biến mất khi bệnh nhẹ đi.
 Mãn tính.
Bệnh thường gặp ở trong đàn có mầm bệnh xuất hiện nhiều lần. Triệu
chứng lâm sàng thường gặp ở độ tuổi từ 7 - 18 tuần tuổi như ho kéo dài và nhiều lần
(heo ho theo kiểu ngồi chó). Một số con bị hô hấp nặng và biểu hiện triệu chứng viêm
phổi. Sẽ có khoảng 30 – 70% số heo có bệnh tích tổn thương phổi khi mổ khám.

21


Hình 2.24. Heo ho ngồi kiểu chó
Điều trị:
Phác đồ 1:
1. Tylo – Genta:
Tiêm bắp, 1ml/10kg P/ngày, liên tục 3 ngày
(Hoặc Florject 400, 0,33ml/10kg P/ngày, liên tục 3 ngày).
2. Bromhexin:
Tiêm bắp, 1ml/10kg P/ngày, liên tục 3 ngày, giúp loãng đàm, dễ thở.
3. B.complex:
Tiêm bắp, 1ml/10kg P/ngày, liên tục 3 ngày.
Phác đồ 2:
1. Nova – Gentylo:

Tiêm bắp, 1ml/10kg P/ngày, liên tục 3 ngày.
(Hoặc Hitamox L.A, 1ml/10kg P/ngày, liên tục 3 ngày).
2. Vitamin B1:
Tiêm bắp, 1ml/10kg P/ngày.

22


Thuốc trị hô hấp
2.8.2. Bệnh tiêu chảy
2.8.2.1. Tiêu chảy do E.coli.
E. coli là vi khuẩn thường trực trong đường ruột của heo và trong nước bị
nhiễm E. Coli. Vi khuẩn này thường gây tiêu chảy trên heo con theo mẹ, heo con sau
cai sữa và mất sữa trên heo nái ( do độc tố của E. Coli). Heo thịt thường nhiễm bệnh khi
thay đổi cám và heo uống nước bẩn (nước trong hồ vệ sinh của heo) do không đủ nước
uống hoặc nước uống có pha thuốc vị đắng.
Triệu chứng lâm sàng:
Trong trường hợp nặng, khi heo chết có triệu chứng mắt lõm và tím tái tứ chi.
Triệu chứng tiêu chảy không phải là đặc trưng của bệnh khi quan sát lâm sàng, ở một số
trường hợp cấp tính triệu chứng đầu tiên thường là mất sức, mất nước và tiêu chảy
nước. Tiêu chảy biến đổi từ dạng nước sang dạng lỏng và màu phân xám, vàng, trắng
đục. Tuy nhiêm màu sắc phân không có ý nghĩa nhiều trong chẩn đoán lâm sàng. Khi
nhiễm E. Coli thường không có tiêu chảy lẫn máu và màng nhầy.
Điều trị:
Phác đồ 1:
1. Atropin:
Tiêm bắp, 1ml/10kg P/ngày, 2-3 ngày.
2. Nova-Amcoli:
Tiêm bắp, 1ml/10kg P/ngày, liên tục 3 ngày
(Hoặc Nova-Gentylo, 1ml/10kg P/ngày, liên tục 3 ngày).

3. Bù nước Vime Electrolyte:

23


Uống, 1g/10kg P

Thuốc trị tiêu chảy
Phác đồ 2:
1. Tobramycin+Colistin:
Tiêm bắp, 2 lần/ ngày, liên tục 3 ngày
(Hoặc Tylo D-C, 1ml/10kg P, liên tục 3 ngày).
2. Vitamin B6 (nếu có ói):
Tiêm bắp, 1ml/10kg P/ngày, liên tục 3 ngày
3. Thuốc bổ Aminolyte:
Tiêm bắp, 1ml/10kg P/ngày.
2.8.2.2. Bệnh tiêu chảy do thức ăn, khí hậu thay đổi….
Nguyên nhân:
Bệnh do vi khuẩn đường tiêu hóa gây ra.
Do thức ăn kém chất lượng, chăm sóc nuôi dưỡng chưa thích hợp.
Do khí hậu thay đổi đột ngột, nhất là khi trời lạnh và ẩm độ không khí cao.
Triệu chứng:
Heo ỉa chảy liên tục, kém ăn, mệt mỏi có con bụng chướng to, heo ỉa phân lỏng
thối khắm, phân dính nhiều ở xung quanh hậu môn.
Điều trị:
Phác đồ 1:
24


Norfloxacin: 1g/6 lít nước hoặc 1g/60kg P

Kết hợp tiêm MD Nor 100: 1ml/10kg P
Liệu trình điều trị 3-5 ngày

Thuốc trị tiêu chảy
Phác đồ 2:
1. Atropin:
Tiêm bắp, 1ml/5-10kg P/ngày, 2-3 ngày.
2. Thuốc bổ Aminolyte:
Tiêm bắp, 1ml/10kg P/ngày.
3. Bù nước Electrolyte:
Uống, 1g/10kg P
2.8.3. Bệnh ghẻ
Nguyên nhân:
Do một loài ngoại ký sinh trùng có tên là Sarcoptes scabiei. Ký sinh trùng này
lưu trú và phát triển trên da. Nếu heo nái bị nhiễm ghẻ sẽ lây lan sang heo con, khi nuôi
đến giai đoạn heo thịt sức khỏe của heo bị ảnh hưởng (chậm lớn, còi cọc và giảm sức đề
kháng nên dễ bị nhiễm một số bệnh khác).
Triệu chứng – Bệnh tích:

25


×