Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

tiểu luận tình huống ngạch chuyên viên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (132.14 KB, 16 trang )

Mục lục
Mục lục__________________________________________________________1
Phần thứ nhất_____________________________________________________2
LỜI NÓI ĐẦU_____________________________________________________2
Phần thứ hai______________________________________________________3
NỘI DUNG TÌNH HUỐNG__________________________________________3
1. Mô tả tình huống..........................................................................................................................3

1.1 Hoàn cảnh ra đời._____________________________________________3
1.2 Mô tả tình huống______________________________________________4
2. Nguyên nhân và hậu quả của tính huống......................................................................................6

2.1. Nguyên nhân xảy ra tình huống__________________________________6
2.2 Hậu quả_____________________________________________________7
3. Xác định mục tiêu xử lý tình huống..............................................................................................8

4. Xây dựng, phân tích và lựa chọn phương án giải quyết tình huống________9
5. Lựa chọn phương án xử lý và tổ chức thực hiện.........................................................................14

5.1 Lựa chọn phương án__________________________________________14
5.2 Xây dụng tổ chức thực hiện phương án___________________________14
6. Kiến nghị.....................................................................................................................................14

6.1 Kiến nghị đối với địa phương___________________________________14
6.2 Kiến nghị đối với trung ương___________________________________15
Phần thứ ba______________________________________________________16
KẾT LUẬN______________________________________________________16
TÀI LIỆU THAM KHẢO

17


1


Phần thứ nhất
LỜI NÓI ĐẦU
Từ xa xưa chúng ta đã được biết đến “Rừng vàng biển bạc”, là một cách
ông cha ta thể hiện lòng tự hào về thiên nhiên trù phú của giang sơn gấm vóc Việt
Nam. Việt Nam chúng ta được thiên nhiên ưu ái với đường bờ biển trải dài với
nhiều loại thủy hải sản, đất đai màu mỡ tạo điều kiện cho nhiều loài sinh vật phát
triển, có nhiều loại khoáng sản được phân bố nhiều nơi trên khắp cả nước … Với
những thuận lợi như vậy, đất nước ta thực sự có cơ hội lớn để phát triển, đời sống
nhân dân được cải thiện. Qua đó chúng ta thấy được tầm quan trọng của rừng đối
với con người chúng ta.
Rừng là nguồn tài nguyên quan trọng của huyện Mường Tè nói chung và
của xã Ka Lăng nói riêng. Rừng không những là cơ sở để phát triển kinh tế - xã
hội mà còn giữ chức năng sinh thái cực kì quan trọng. Rừng tham gia vào quá
trình điều hoà khí hậu, đảm bảo chu chuyển ôxi, và các nguyên tố cơ bản khác
trên hành tinh, duy trì tính ổn định màu mỡ của đầt làm, giảm nhẹ sức tàn phá
khốc liệt của các thiên tai, bảo tồn nguồn nước và làm giảm mức ô nhiễm không
khí.
Tuy nhiên, trong những năm gần đây một số nguyên nhân làm cho tài
nguyên rừng ngày càng thu hẹp, đó là áp lực về dân số của các vùng tăng nhanh,
nghèo đói, người dân sinh kế chủ yếu dựa vào khai thác tài nguyên rừng, trình độ
dân trí vùng sâu vùng xa còn thấp, hoạt động khuyến nông khuyến lâm chưa phát
triển, chính sách nhà nước về quản lý rừng còn nhiều bất cập.
Vì vậy vấn đề bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng hiện nay được coi là
một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong sự phát triển kinh tế xã hội của huyện
Mường Tè nói chung xã Ka Lăng nói riêng. Một trong những đòi hỏi để thực
hiện thành công nhiệm vụ này là phải có những cơ chế thích hợp thu hút sự tham
gia tích cực của cộng đồng dân cư vào công tác quản lý bảo vệ phát triển rừng.

Trong những năm gần đây nhà nước đã ban hành và áp dụng nhiều chính sách tác
động mạnh đến đời sống nhân dân như giao đất lâm nghiệp, khoán quản lý bảo vệ
rừng, quy chế về quản lý rừng phòng hộ.
2


Xuất phát từ những vấn đề đó và do thực tiến công tác đặt ra, qua học tập
nghiên cứu tại trường Chính trị tỉnh Lai Châu, là một công chức công tác tại xã
Ka Lăng huyện Mường Tè tỉnh Lai Châu, tâm nguyện của tôi là bảo vệ và phát
triển rừng. Từ đó tôi chọn tiểu luận tình huống là một vụ việc thực tế xảy ra trên
địa bàn công tác với tình huống “Xử lý hành vi phá rừng làm nương trái pháp
luật trên địa bàn xã Ka Lăng huyện Mường Tè tỉnh Lai Châu”. Với mục tiêu
phân tích sự việc dưới góc độ các quy định về quản lý hành chính Nhà nước, trao
đổi kinh nghiệm, đồng thời lựa chọn phương án tối ưu để giải quyết tình huống,
góp phần tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa.
Phần thứ hai
NỘI DUNG TÌNH HUỐNG
1. Mô tả tình huống
1.1 Hoàn cảnh ra đời.
Xã Ka Lăng là một xã biên giới của huyện Mường Tè tỉnh Lai Châu với
tổng diện tích tự nhiên toàn xã là 13.933.98 ha và có vị trí địa lý như sau Phía Bắc
giáp Cộng hòa dân chủ nhân dân Trung Hoa và xã Thu Lũm; Phía Nam giáp xã
Mù Cà và xã Mường Tè; Phía Tây giáp Thu Lũm và công hòa dân chủ nhân dân
Trung Hoa; Phía Đông giáp xã Mường Tè và xã Pa Ủ. Toàn xã có 11 bản với 424
hộ = 2.146 khẩu trong đó dân tộc Hà Nhì 394 hộ = 2.039 khẩu, La Hủ 8 hộ =33
khẩu, Kinh 12 hộ = 44 khẩu, Mường 7 hộ = 19 khẩu, Tày 2 hộ = 7 khẩu, H’Mông
1 hộ = 4 khẩu. Tỷ lệ hộ nghèo năm 2017 là 65,1 %.
Xã Ka Lăng có địa hình phức tạp do chịu ảnh hưởng lớn của các hoạt động
kiến tạo, mức độ bị chia cắt sâu và ngang rất mạnh mẽ bởi các dãy núi cao chạy
dày theo hướng Tây Bắc – Đông Nam. Yếu tố địa hình bị chia cắt bởi đồi núi

cao, độ dốc lớn đã gây ra khó khăn để mở rộng sản xuất nông nghiệp cũng như
hạn chế khả năng đầu tư xây dựng đường giao thông và cơ sở hạ tầng phục vụ
sản xuất và phúc lợi xã hội khác trên địa bàn xã. Do địa hình chia cắt mạnh, lòng
sông hẹp, có dốc lớn thủy chế rất phức tạp mùa khô các côn suối thường cạn
kiệt, mùa mưa có lũ lụt và gây xói mòn mạnh, khả năng sử dụng nước bị hạn chế
thường xuyên gây ách tắc giao thông vào mùa mưa.
3


Theo số liệu thông kê năm 2016 tổng diện tích rừng của xã Ka Lăng là
11.899,28 ha. Trong đó diện tích rừng được thanh toán dịch vụ chi trả và bảo vệ
môi trường rừng là 11.864,44 ha. Phần lớn là rừng phòng hộ đầu nguồn xung yếu,
địa hình hiểm trở, độ dốc lớn, nhiều sông suối chảy qua nhất là dòng sông Đà,
rừng ở đây rất phong phú và đa dạng gồm nhiều loại cây gỗ và động vật quý hiếm
do vậy diện tích rừng của xã Ka Lăng có giá trị lớn về bảo vệ môi trường đặc biệt
là phòng hộ đầu nguồn sông Đà, hơn nữa diện tích rừng trên địa bàn xã cũng góp
phần phát triển du lịch sinh thái có ý nghĩa qua trọng trong bảo vệ cảnh quan môi
trường và phát triển kinh tế của địa phương. Hiện trên địa bàn xã có một Ban chỉ
đạo bảo vệ và phòng cháy chữa cháy rừng với 29 thành viên do Phó Chủ tịch Ủy
ban nhân dân phụ trách khối Nông – Lâm làm Trưởng ban. 11/11 bản trên địa bàn
xã có tổ chuyên trách bảo vệ và phát triển rừng với 132 thành viên trong đó mỗi
bản 12 thành viên, Tuy nhiên do dân cư phân bố không đồng đều, trình độ, nhận
thức của nhân dân còn hạn chế, kinh tế phát triển chậm, chủ yếu là sản xuất nông,
lâm nghiệp, phương thức canh tác còn lạc hậu, phong tục tập quán canh tác
nương rẫy, săn bắn động vật rừng của một số người dân vẫn còn tiềm ẩn. Một số
bộ phận nhân dân còn chưa hiểu lợi ích và tầm quan trọng từ việc bảo vệ rừng
nên một số hộ dân ở các bản trên địa bàn xã đã phá rừng một cách bừa bãi để làm
nương trái pháp luật.
1.2 Mô tả tình huống
Vào hồi 8 giờ 30 ngày 20 tháng 02 năm 2017, trong khi Ban chỉ đạo Nghị

quyết biên giới của xã đi khảo sát diện tích trồng cây Sa nhân trên địa bàn xã,
đang đi qua khu vực của bản Mé Gióng thì phát hiện có khói tại tiểu khu 23
thuộc địa bàn bản Mé Gióng xã Ka Lăng huyện Mường Tè tỉnh Lai Châu. Xác
định có vấn đề mất an toàn tại vùng rừng này, các thành viên trong đoàn đã đến
địa điểm có khói để đã xác định. Sau 10 phút luồn rừng, các thành viên đã phát
hiện một khu rừng đã bị phá và có một số người dân đang đốt cháy để chuẩn bị
cho trồng cây Sả. Thấy vậy đoàn khảo sát lập tức liền tiến hành các biện pháp để
dập lửa và gọi điện về báo cáo cho lãnh đạo Ủy ban nhân dân xã.

4


Khi được nghe tin như vậy, đồng chí Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã đã triệu
tập ngay Kiểm lâm địa bàn, Bảo lâm xã, một đồng chí đại diện cho Ban quản lý
rừng phòng hộ phía Bắc, đại diện các đoàn thể của xã, một số cán bộ, công chức
của xã, Bí thư chi bộ và Trưởng bản của bản Mé Gióng để đi giải quyết vụ việc.
Khi đến hiện trường do lửa chưa được lan rộng nên đám cháy đã bị dập tắt, ngay
lập tức đoàn đã lập biên bản ghi nhận vụ việc. Qua tìm hiểu ban đầu mục đích của
phá rừng làm để nương trồng Sả của nhân dân 3 hộ thuộc bản Mé Gióng.
Qua cung cấp thông tin của Bí thư chi bộ, Trưởng bản và lời khai của các
hộ dân thì 3 hộ gia đình phá rừng làm nương gồm: Ông Mạ Lù Po sinh năm 1963;
ông Lỳ Po Hừ sinh năm 1971; ông Khoàng Pó Nhà sinh năm 1972, đều là dân tộc
Hà Nhì, trú tại bản Mé Gióng xã Ka Lăng huyện Mường Tè tỉnh Lai Châu.
Sau khi đo đạc xác định tổng diện tích rừng bị phá để làm nương là 825 m 2
và điện tích đã bị cháy là 300 m2 cụ thể của từng hộ gia đình như sau:
Gia đình ông Mạ Lù Po, tổng diện tích đã phá là 111m2 (một trăm mười một
mét vuông), phá rừng tại tiểu khu 23, khoảnh 7, thuộc bản Mé Gióng, xã Ka Lăng,
loại rừng phòng hộ trạng thái IIa.
Gia đình ông Lỳ Po Hừ, tổng diện tích rừng đã phá là 315m2 (Ba trăm mười
năm mét vuông), phá rừng tại tiểu khu 23, khoảnh 4, thuộc bản Mé Gióng, xã Ka

Lăng, loại rừng khoanh nuôi tái sinh trạng thai Ic.
Gia đình ông Khoàng Pó Nhà, tổng diện tích rừng đã phá là 400m2 (bốn
trăm mét vuông), phá rừng tại tiểu khu 23, khoảnh 10, thuộc bản Mé Gióng, xã
Ka Lăng, loại rừng khoanh nuôi tái sinh trạng thai Ic.
Sau khi thuyết phục và giải thích rõ việc làm của 3 hộ gia đình là vi phạm
pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng đã đề nghị 3 hộ gia đình lên Ủy ban nhân
dân xã để xử lý vi phạm hành chính. Lúc này 3 người dân đã hiểu và đồng ý ký
vào biên bản vi phạm.

5


2. Nguyên nhân và hậu quả của tính huống
2.1. Nguyên nhân xảy ra tình huống
Bất kỳ mọi sự vật hiện tượng xảy ra trong đời sống xã hội đều có những
nguyên nhân của nó. Việ phân tích nguyên nhân của tình huống này sẽ giúp
chúng ta xây dựng được các phương án giải quyết có hiệu quả, mang tính khoa
học và đúng pháp luật. Cụ thể một số nguyên nhân chính dẫn đến việc phá rừng
làm nương trái pháp luật của nhân dân như sau:
Thứ nhất: Địa bàn rộng, địa hình bị chia cắt, độ dốc lớn, trình độ dân trí
còn chưa đồng đều, đời sống của nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, tập quán sản
xuất chủ yếu phụ thuộc vào nương rẫy, chưa áp dụng được khoa học kỹ thuật vào
sản xuất.
Thứ hai: Do nhận thức của một bộ phận nhân dân còn hạn chế, sự kém hiểu
biết về pháp luật nên dẫn đến tình trạng phá rừng bừa bãi chỉ vì mục đích lợi
nhuận trước mắt mà gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và sinh thái.
Thứ ba: Do sự thiếu tôn trọng pháp chế xã hội chủ nghĩa của những người
dân, mặc dù một bộ phận nhân dân biết đó là hành vi vi phạm nhưng vì lợi ích
kinh tế trước mắt nên vẫn cố tình thực hiện.
Thứ tư: Do hoạt động quản lý nhà nước các cấp còn thiếu xót, chưa hiệu

quả. Trách nhiệm của một số cán bộ Đảng viên còn chưa cao, chưa nhận rõ trách
nhiệm của mình trong công tác bảo vệ và phát triển rừng. Bên cạnh đó hệ thống
pháp luật nước ta còn trùng lặp, nhiều sơ hở, thậm chí còn mâu thuẫn, làm cho
mỗi người dân khó hiểu, dễ gây nên tình trạng không thống nhất giữa các ngành,
các địa phương
Thứ năm: Lực lượng kiểm lâm là lực lượng chính để quản lý bảo vệ tài
nguyên rừng, tuy nhiên lực lượng kiểm lâm hiện nay quá mỏng (chỉ có một kiểm
lâm trên địa bàn xã), thiếu phương tiện nên không thể kiểm soát chặt chẽ diện tích
rừng lớn như vậy. Lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng còn mỏng, trang thiết bị,
dụng cụ cho bảo vệ và phát triển rừng không đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ.

6


Thứ sáu: Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật còn nhiều
vấn đề nan giải, người dân chưa nắm bắt được về những quy định hiện hành về
quản lý và bảo vệ rừng. Công tác tuyên truyển chưa thực sự sâu rộng tới mọi
tầng lớp nhân dân, hiệu quả tuyên truyền chưa cao, nhất là Luật bảo vệ và phát
triển rừng và những quy định của nhà nước về quản lý và bảo vệ rừng chưa được
phổ biến rộng rãi tới người dân. Từ đó nhận thức của một bộ phận nhân dân còn
kém, chưa thấy được tài nguyên rừng là vô giá, là cần thiết cho sự sống.
2.2 Hậu quả
Phá rừng là một trong những nguyên nhân gây ra nạn ô nhiễm môi sinh,
hiện tượng trái đất nóng lên, nạn đói kém, lụt lội,.. cũng như hủy hoại những lâm
sản dưới tán rừng đã gây nên sự mất cân bằng sinh thái nghiêm trọng, dẫn đến sự
biến đổi khí hậu thất thường, bão lụt, lũ quét, lở đất và phát sinh nhiều loại dịch
bệnh. Việc phá rừng làm nương trái pháp luật sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng tới
môi trường, kinh tế và xã hội.
Gây thiệt hại về môi trường: Khi diện tích rừng bị xâm hại sẽ tác động trực
tiếp tới môi trường không khí, môi trường nước, môi trường đất và hệ sinh thái.

Về môi trường không khí: Phá rừng làm thay đổi khí hậu và địa lý, là một
nhân tố cho sự nóng lên của trái đất, được coi là một trong những nguyên nhân
chính làm gia tăng hiệu ứng nhà kính, việc phá rừng đóng góp 1/3 lượng khí
thải carbon dioxit gây làm mất sự trong sạch của bầu khí quyển.
Về môi trường nước: Phá rừng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến vòng tuần
hoàn của nước. Cây hút nước trong lòng đất và giải phóng vào không khí. Khi
rừng bị phá bỏ, cây không còn làm bay hơi lượng nước này, điều này khiến khí
hậu trở nên khô hạn hơn rất nhiều. Phá rừng làm giảm lượng nước trong đất,
lượng nước ngầm và độ ẩm của không khí. Phá rừng làm giảm độ kết dính của
đất, từ đó dẫn tới xói mòn, lũ lụt, lở đất. Phá rừng làm giảm khả năng giữ và bay
hơi nước mưa của đất. Thay vì giữ nước mưa được thấm xuống tầng nước ngầm,
phá rừng làm tăng quá trình rửa trôi nước bề mặt, sự di chuyển của nước bề mặt
có thể dẫn đến lũ quét và gây nhiều lũ lụt hơn khi có rừng bảo vệ.
7


Về môi trường đất: Phá rừng làm tăng độ xói mòn của đất dẫn đến gây ra lũ
lụt ở các con sông. Việc phá rừng trên các sườn núi dốc có nền đất nông sẽ làm
tăng nguy cơ lở đất, xói mòn rửa trôi.
Về môi trường sinh thái: Phá rừng làm giảm sự đa dạng sinh thái và làm
môi trường bị suy thoái, việc phá rừng có thể hủy hoại sự biến đổi gen. Sự phá
hủy các khu vực rừng dẫn đến thoái hóa môi trường và giảm đa dạng sinh học.
Gây thiệt hại về kinh tế: Thiệt hại về rừng và các yếu tố khác của tự nhiên
có thể làm tồi tệ thêm mức sống của người. Các sản phẩm từ rừng là một phần
quan trọng trong nền kinh tế của người dân trên địa bàn xã. Các lợi nhuận kinh tế
ngắn hạn từ chuyển đổi đất rừng sang đất nông nghiệp, hay việc khai thác gỗ quá
mức, thường dẫn đến những hậu quả kinh tế lâu dài, ảnh hưởng tới nguồn thu
nhập lâu dài và sản lượng của rừng. Khi rừng bị phá hoại và không được ngăn
chặn kịp thời sẽ kéo theo những khoản kinh phí mà nhà nước phải chi ra để giải
quyết hậu quả của việc phá rừng như lũ lụt, lũ quét, hạn hán xảy ra hằng năm,

đồng thời chi phí để trồng rừng mới.
Gây thiệt hại về xã hội: Rừng bị phá hoại nhiều sẽ làm giảm sự uy tín, tín
nhiệm của nhân dân đối với cán bộ, công chức có thẩm quyền. Không có tác dụng
răn đê, giáo dục các đối tượng vi phạm sẽ làm giảm lòng tin của nhân dân đối với
Đảng và cơ quan hành chính nhà nước địa phương, gây dư luận không tốt, bất
bình trong nhân dân, dẫn đến việc thực hiện pháp luật trong cộng đồng dân cư bị
hạn chế. Xuất phát từ hậu quả vật chất của gia đình đối tượng, rất có thể sẽ làm
nảy sinh tâm lý “hận thù” và từ đó sẽ tạo nên mâu thuẫn, mối quan quan hệ đối
kháng giữa cá nhân đối với cơ quan quản lý lâm nghiệp trên địa bàn. Đồng thời
cũng xuất phát từ sự kiện đó sẽ gây ra sự xáo trộn đến đời sống tinh thần cho gia
đình và các thành viên trong cộng đồng.
3. Xác định mục tiêu xử lý tình huống
Việc phân tích tình huống trên nhằm đạt được những mục tiêu sau:
Thứ nhất: Tuyên truyền phổ biến cho nhân dân nhận thức đầy đủ về pháp
luật nhất là Luật bảo vệ và phát triển rừng, các văn bản quy phạm pháp luật về
8


bảo vệ và phát triển rừng nhằm quản lý bền vững diện tích rừng của xã, đồng thời
tăng cường tính răn đê, giáo dục pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.
Thứ hai: Nhằm xử lý hành chính đối với hành vi phá rừng làm nương trái
pháp luật của các hộ gia đình có liên quan, từ đó làm rõ mức độ sai phạm của các
hộ gia đình về việc phá rừng làm nương trái pháp luật. Đảm bảo thực hiện nghiêm
minh các quy định của pháp luật quản lý bảo vệ và phát triển rừng. Xử lý nghiêm
những đối tượng có hành vi vi phạm Luật bảo vệ và phát triển rừng. Giải quyết
hợp tình, hợp lý vụ việc, không để xảy ra tình trạng oan sai trong khi xử lý. Đảm
bảo không có việc khiếu nại, tố cáo về việc xử phạt theo quy định của pháp luật.
Tránh những suy nghĩ tiêu cực của người vi phạm trong việc thi hành các mức xử
phạt của lực lượng có quyền.
Thứ ba: Nâng cao vai trò, nhiệm vụ của cơ quan quản lý nhà nước về quản

lý và bảo vệ rừng, đồng thời nâng cao nhận thức của mọi người về tầm quan trọng
của bảo vệ rừng. Thông qua giải quyết vụ việc trên có thể rút ra bài học kinh
nghiệm trong quá trình giải quyết, xử lý vụ việc. Tăng cường công tác phối hợp
giữa chính quyền địa phương với Ban quản lý rừng phòng hộ phía Bắc trong công
tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng, đồng thời sẽ thấy rõ những mặt yếu kém
của các cơ quan quản lý hành chính nhà nước, chính quyền địa phương trong
quản lý bảo vệ và phát triển rừng từ đó có phương hướng khắc phục.
Thứ tư: Trong quá trình xử lý vi phạm phải đảm bảo các hộ gia đình đã vi
phạm phải trồng lại diện tích rừng đã bị phá, đảm bảo không tái phạm các hành vi
tương tự.
Thứ năm: Tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, tránh tình trạng sâu mọt
đục khoét hệ thống pháp luật Việt Nam.
4. Xây dựng, phân tích và lựa chọn phương án giải quyết tình huống
Để xây dựng được các phương án giải quyết tình huống trên cần có căn cứ
vào những quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam. Tại thời điểm xảy vụ việc
có các văn bản Luật được áp dụng như sau:
- Luật Tổ chức Chính quyền địa phương năm 2015.
9


- Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004.
- Luật đa dạng sinh học năm 2008.
- Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20/6/2012.
- Nghị định số 157/2013/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2013 quy định xử
phạt vi phạm hành chính về quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý
lâm sản.
- Nghị định số 32/2006/NĐ-CP, ngày 30 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ
quy định về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quy hiếm.
- Thông tư số 173/2013/TT-BTC, ngày 20 tháng 11 năm 2013 của Bộ Tài
chính về việc hướng dẫn thực hiện một số nội dung quản lý, xử lý tang vật,

phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, tịch thu theo thủ tục hành chính.
Mục tiêu xử lý tình huống là làm rõ hành vi vi phạm pháp luật của các hộ gia
đình, từ đó có biện pháp xử lý đúng người, đúng tội, xử lý nghiêm minh theo
đúng quy định của pháp luật. Góp phần hạn chế những vi phạm trong quản lý,
bảo vệ và phát triển rừng. Kết hợp xử lý vi phạm với công tác tuyên truyền, giáo
dục pháp luật đối với đối tượng vi phạm, rút ra bài học kinh nghiệm trong quá
trình xử lý các vụ việc tương tự.
Để có giải pháp xử lý tình huống vi phạm trên, cần xây dựng các phương án
xử lý sao cho hiệu quả nhất. Sau khi xem xét tính chất và mức độ vi phạm của các
hộ gia đình. Căn cứ biên bản vi phạm hành chính về bảo vệ rừng và phát triển
rừng do cán bộ Kiểm lâm địa bàn xã lập vào hồi 9h30 ngày 20 tháng 02 năm 2017
tại tiểu khu 23, thuộc Bản Mé Gióng, xã Ka Lăng, huyện Mường Tè, tỉnh Lai
Châu, xét thấy các hộ gia đình có hành vi vi phạm pháp luật về hành vi phá rừng
làm nương nhưng có thái độ biết hợp tác, khai báo rõ ràng, không chê giấu hành
vi vi phạm của bản thân, giúp cho cơ quan chức năng thuận lợi cho công tác điều
tra, giải quyết vụ việc. Chúng tôi đưa ra 03 phương án xử lý như sau:
Phương án 1:
Hình thức phạt chính
10


Đối với hộ gia đình Mạ Lù Po: Căn cứ điểm a khoản 1 điều 20 Nghị định số
157/2013/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2013, Nghị định của Chính phủ quy định
xử phạt vi phạm hành chính về quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản
lý lâm sản thì phạt tiền 300.000đ (Ba trăm ngàn đồng chẵn).
Đối với hộ gia đình Lỳ Po Hừ: Căn cứ điểm a khoản 1 điều 20 Nghị định số
157/ 013/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2013, Nghị định của Chính phủ quy định
xử phạt vi phạm hành chính về quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản
lý lâm sản thì phạt tiền 400.000đ (Bốn trăm ngàn đồng chẵn).
Đối với hộ gia đình Khoàng Pó Nhà: Căn cứ điểm a khoản 1 điều 20 Nghị

định số 157/ 2013/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2013, Nghị định của Chính phủ
quy định xử phạt vi phạm hành chính về quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ
rừng và quản lý lâm sản thì phạt tiền 400.000đ (Bốn trăm ngàn đồng chẵn).
Các tình tiết giảm nhẹ đối với cả 03 hộ gia đình: Đã thành thật hối lỗi, vi
phạm do trình độ lạc hậu, ít hiểu biết pháp luật, hoàn cảnh gia đình đặc biệt khó
khăn, là hộ nghèo theo quyết định phê duyệt số 98/QĐ-UBND, ngày 25/12/2016
của UBND xã Ka Lăng.
Hình thức phạt bổ sung
Buộc các hộ gia đình trồng lại rừng trên phạm vi diện tích đã vi phạm và yêu
cầu phải chăm sóc và bảo vệ diện tích rừng đã trồng lại trong khoảng thời gian là
36 tháng.
Ưu điểm: Áp dụng đúng theo nguyên tác, theo pháp luật nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam đã quy định. Xử lý nghiêm đối với đối tượng vi phạm
hành vi phá rừng làm nương trái pháp luật; nâng cao tính răn đê, giáo dục, đồng
thời tuyên truyền cho nhân dân trên địa bàn hiểu hơn về việc bảo vệ rừng. Sau
một khoảng thời gian bảo vệ và chăm sóc thì môi trường sinh thái sẽ trở lại như
trạng thái ban đầu.
Nhược điểm: Vì phải chăm sóc và bảo vệ rừng đã trồng lại trong khoảng thời
gian là 36 tháng nên nếu chính quyền địa phương và các cơ quan chuyên môn
11


không theo dõi thì 3 hộ gia đình sẽ không thực hiện dẫn đến việc phục hồi rừng sẽ
chậm.
Phương án 2:
Hình thức phạt chính
Đối với hộ gia đình Mạ Lù Po: Căn cứ điểm a khoản 1 điều 20 Nghị định số
157/2013/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2013, Nghị định của Chính phủ quy định
xử phạt vi phạm hành chính về quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản
lý lâm sản thì phạt tiền 300.000đ (Ba trăm ngàn đồng chẵn).

Đối với hộ gia đình Lỳ Po Hừ: Căn cứ điểm a khoản 1 điều 20 Nghị định số
157/2013/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2013, Nghị định của Chính phủ quy định
xử phạt vi phạm hành chính về quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản
lý lâm sản thì phạt tiền 400.000đ (Bốn trăm ngàn đồng chẵn).
Đối với hộ gia đình Khoàng Pó Nhà: Căn cứ điểm a khoản 1 điều 20 Nghị
định số 157/ 2013/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2013, Nghị định của Chính phủ
quy định xử phạt vi phạm hành chính về quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ
rừng và quản lý lâm sản thì phạt tiền 400.000đ (Bốn trăm ngàn đồng chẵn).
Các tình tiết giảm nhẹ đối với cả 03 hộ gia đình: Đã thành thật hối lỗi, vi
phạm do trình độ lạc hậu, ít hiểu biết pháp luật, hoàn cảnh gia đình đặc biệt khó
khăn, là hộ nghèo theo quyết định phê duyệt số 98/QĐ-UBND, ngày 25/12/2016
của UBND xã Ka Lăng.
Hình thức phạt bổ sung
Cắt 60% tiền dịch vụ môi trường rừng năm 2017 của 3 hộ gia đình có hành
vi phá rừng làm nương trái pháp luật.
Ưu điểm: Có tính răn đê cao, hạn chế việc phá rừng làm nương trái pháp luật
của các hộ gia đình trên địa bàn xã nói chung và của 3 hộ gia đình vi phạm trên
nói riêng.
Nhược điểm: Việc cắt phần trăm tiền dịch vụ môi trường rừng năm 2017 của
3 hộ gia đình là không đúng quy định, ảnh hưởng đến quyền lợi của người dân.
12


Phương án 3:
Hình thức phạt chính
Đối với hộ gia đình Mạ Lù Po: Căn cứ điểm a khoản 1 điều 20 Nghị định số
157/2013/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2013, Nghị định của Chính phủ quy định
xử phạt vi phạm hành chính về quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản
lý lâm sản thì phạt tiền 300.000đ (Ba trăm ngàn đồng chẵn).
Đối với hộ gia đình Lỳ Po Hừ: Căn cứ điểm a khoản 1 điều 20 Nghị định số

157/2013/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2013, Nghị định của Chính phủ quy định
xử phạt vi phạm hành chính về quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản
lý lâm sản thì phạt tiền 400.000đ (Bốn trăm ngàn đồng chẵn).
Đối với hộ gia đình Khoàng Pó Nhà: Căn cứ điểm a khoản 1 điều 20 Nghị
định số 157/ 2013/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2013, Nghị định của Chính phủ
quy định xử phạt vi phạm hành chính về quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ
rừng và quản lý lâm sản thì phạt tiền 400.000đ (Bốn trăm ngàn đồng chẵn).
Các tình tiết giảm nhẹ đối với cả 03 hộ gia đình: Đã thành thật hối lỗi, vi
phạm do trình độ lạc hậu, ít hiểu biết pháp luật, hoàn cảnh gia đình đặc biệt khó
khăn, là hộ nghèo theo quyết định phê duyệt số 98/QĐ-UBND, ngày 25/12/2016
của UBND xã Ka Lăng.
Hình thức phạt bổ sung
Cắt hết mọi chế độ chính sách dành cho hộ nghèo đối với 3 hộ gia đình có
hành vi phá rừng làm nương trái pháp luật.
Ưu điểm: Xử lý nghiêm đối với đối tượng có hành vi phá rừng làm nương
trái pháp luật. Có tính răn đê cao, hạn chế việc phá rừng làm nương trái pháp luật
của các hộ gia đình trên địa bàn.
Nhược điểm: Cắt hết mọi chế độ chính sách dành cho hộ nghèo đối với 3
hộ gia đình có hành vi phá rừng làm nương trái pháp luật là không đúng theo quy
định, gây ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của
người dân.
13


5. Lựa chọn phương án xử lý và tổ chức thực hiện.
5.1 Lựa chọn phương án
Trong 03 phương án đã nêu ở trên thì mỗi phương án có những ưu điểm,
nhược điểm riêng. Sau khi xem xét, phân tích nhược điểm của từng phương án cụ
thể thì tôi lựa chọn việc xử lý theo phương án 1. Với phương án 1 vừa đảm bảo
tính pháp lý xã hội chủ nghĩa, xử lý đúng người, đúng tội, hợp tình, hợp lý; đồng

thời nâng cao tính răn đê, giáo dục, tuyên truyền cho nhân dân trên địa bàn hiểu
hơn về việc bảo vệ rừng.
5.2 Xây dụng tổ chức thực hiện phương án
Sau khi phát hiện các hộ gia đình có hành vi phá rừng làm nương trái pháp
luật thì cần có kế hoạch thực hiện và biện pháp xử lý theo những nội dung sau:
STT

Nội
dung Thời gian Địa điểm
Tổ chức và cá nhân tham gia
công việc
thực hiện
thực hiện
Lập
biên
bản về hành
20/02/2017
vi vi phạm

Trực tiếp Kiểm lâm địa bàn, Ban QLRPH
tại khu vực phía Bắc, cán bộ, công chức xã
xảy ra phá và 3 hộ gia đình phá rừng
rừng

2

Triệu tập các
hộ gia đình
vi phạm lên 21/02/2017
trụ

sở
UBND

UBND xã Kiểm lâm địa bàn, Ban QLRPH
Ka Lăng
phía Bắc, các ban, ngành đoàn
thể xã và 3 hộ gia đình phá rừng

3

Ra
quyết
22/02/2017
định xử phạt

UBND xã Chủ tịch UBND xã Ka Lăng
Ka Lăng

4

Thủ tục phạt
tiền và nơi
23/02/2017
nộp
tiền
phạt

Kho
bạc Kho bạc Nhà nước huyện
Nhà nước Mường Tè và 3 hộ gia đình có

huyện
liên quan
Mường Tè

1

Ghi
chú

6. Kiến nghị
6.1 Kiến nghị đối với địa phương
Qua quá trình phân tích, giải quyết tình huống và những khó khăn gặp phải,
để phát hiện, xử lý kịp thời và nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống

14


các hành vi vi phạm, triệt để, đúng pháp luật các hành vi vi phạm liên quan đến
rừng thì cần thực hiện tốt một số giải pháp sau:
Thứ nhất: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực
tham gia công tác bảo vệ và phát triển rừng. Tuyên truyền giáo dục cho người dân
nhận thức đầy đủ về vai trò, giá trị to lớn của rừng, của việc gìn giữ và bảo vệ tài
nguyên thiên nhiên, khuyến khích tố giác các hành vi xâm hại đến rừng.
Thứ hai: Thúc đẩy công tác khuyến nông, khuyến lâm, tăng cường công tác
phối hợp các lực lượng trong công tác bảo vệ và phát triển rừng và phát huy vai
trò của các tổ chức xã hội trong bảo vệ và phát triển rừng và trong đấu tranh các
hành vi vi phạm.
Thứ ba: Chính quyền địa phương cần phối hợp tốt với các cơ quan chuyên
môn để tiến hành quy hoạch vùng sản xuất nương rẫy cho nhân dân ổn định lâu
dài. Đồng thời thường xuyên thanh tra, kiểm tra xử lý vi phạm và giải quyết dứt

điểm các hành vi vi phạm về rừng.
Thứ tư: Tăng cường kiểm tra, giám sát, hướng dẫn nhân dân trong công tác
bảo vệ rừng và thực hiện tốt các chế độ chính sách chi trả dịch vụ môi trường
rừng cho người dân. Nâng cao đời sồng và mức thu nhập của người dân nghèo để
họ yên tâm sản xuất, không canh tác, phá rừng bừa bãi.
Thứ năm: Có chế độ khen thưởng, đãi ngộ tốt đối với các tổ chức, cá nhân,
đơn vị làm tốt nhiệm vụ bảo vệ và phát triển rừng.
Thứ sáu: Đưa các quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng vào quy
ước, hương ước của các bản, những nội dung phù hợp với điều kiện, tình hình của
địa phương, đạo đức truyền thống, phong tục, tập quán tốt đẹp của cộng đồng.
6.2 Kiến nghị đối với trung ương
Để công tác đấu tranh với các hành vi vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ và
phát triển rừng được thống nhất và đạt hiệu quả cao, kiến nghị các cấp, các ngành
Trung ương cần xem xét một số nội dung sau:

15


Thứ nhất: Rà soát hệ thống hóa các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành
về bảo vệ và phát triển rừng; sửa đổi, bổ sung xây dựng mới các văn bản quy
phạm pháp luật, đồng thời cũng đảm bảo lợi ích của người dân những người trực
tiếp tham gia bảo vệ rừng, tạo động lực thu hút đầu tư cho công tác bảo vệ và phát
triển rừng.
Thứ hai: Thường xuyên tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên
môn, kiến thức quản lý nhà nước cho cán bộ, công chức nói chung và cho cán bộ
kiểm lâm nói riêng, củng cố cơ cấu tổ chức từ Trung ương đến cơ sở về bộ máy
hoạt động quản lý của kiểm lâm cho tương xứng với nhiệm vụ đồng thời trang bị
cơ sở vật chất, phương tiện, vũ khí, công cụ hỗ trợ để cán bộ kiểm lâm thực hiện
hoàn thành nhiệm vụ.
Thứ ba: Nâng cao hình phạt và mức phạt tiền trong các tội phạm có liên quan

đến hành vi vi phạm về rừng. Tăng cường đầu tư vốn và hướng dẫn người dân làm
giàu từ những cây công nghiệp, lâm nghiệp như cây Thảo quả, cây Sa nhân.
Phần thứ ba
KẾT LUẬN
Bảo vệ và phát triển rừng là một trong những vấn đề nóng được các cấp các
ngành đặc biệt quan tâm hiện nay. Các vụ phá rừng làm nương trái pháp luật đã được
xử lý nghiêm minh không những góp phần tuyên truyền các văn bản Luật mà còn góp
phần trong bảo tồn nguồn gen, bảo tồn đa dạng sinh học của huyện Mường Tè nói
chung và của xã Ka Lăng nói riêng. Trong khuôn khổ tình huống cũng như thời gian
hạn hẹp, những tài liệu tham khảo hạn chế nên mới chỉ nêu lên thực trạng của một số
hành vi vi phạm Luật bảo vệ và phát triển rừng. Thông qua tình huống này phần nào
nói lên được những khó khăn, thuận lợi, hạn chế, những tiêu cực đang diễn ra thực tế
ngoài xã hội. Mong tìm ra được những giải pháp, nững biện pháp tạo một hướng giải
quyết thích hợp trong điều kiện thực tiễn hiện nay trên địa bàn xã. Chắc chắn trong
quá trình làm tiểu luận còn nhiều thiếu xót mong quý thấy cô giúp đỡ bổ sung thêm để
bài tiểu luận tình huống được hoàn chỉnh và chặt chẽ hơn.
Xin trân trọng cảm ơn!.
16



×