Tải bản đầy đủ (.pdf) (207 trang)

KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG "DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG TRẠM XỬ LÝ NƯỚC THẢI TẬP TRUNG KHU CÔNG NGHIỆP ĐỒNG VĂN III, TỈNH HÀ NAM – CÔNG SUẤT 2.000 M3 /NGÀY ĐÊM "

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.28 MB, 207 trang )

CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG DUCAN

DỰ ÁN QUẢN LÝ Ô NHIỄM CÁC KHU CÔNG NGHIỆP

KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
của tiểu Dự án

"DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG TRẠM XỬ LÝ
NƯỚC THẢI TẬP TRUNG KHU CÔNG NGHIỆP
ĐỒNG VĂN III, TỈNH HÀ NAM – CÔNG SUẤT
2.000 M3/NGÀY ĐÊM "

HÀ NAM, THÁNG 5/2017


CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG DUCAN

DỰ ÁN QUẢN LÝ Ô NHIỄM CÁC KHU CÔNG NGHIỆP

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
của tiểu Dự án

" DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG TRẠM XỬ LÝ

NƯỚC THẢI TẬP TRUNG KHU CÔNG NGHIỆP
ĐỒNG VĂN III, TỈNH HÀ NAM - CÔNG SUẤT
2.000 M3/NGÀY ĐÊM "
CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ VÀ MÔI TRƯỜNG DUCAN

HÀ NAM, THÁNG 5/2017



MỤC LỤC
MỤC LỤC................................................................................................................................. I
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................................ V
DANH MỤC HÌNH.............................................................................................................. VII
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................................ VIII
TÓM TẮT BÁO CÁO ............................................................................................................. 1
I. DỰ ÁN KHU CÔNG NGHIỆP ĐỒNG VĂN III ............................................................... 1
II. DỰ ÁN TRẠM XỬ LÝ NƯỚC THẢI TẬP TRUNG ...................................................... 1
III. MÔ TẢ HIỆN TRẠNG ..................................................................................................... 2
3.1. ĐẶC ĐIỂM THỦY VĂN ........................................................................................................ 2
3.2. HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG ................................................................................................ 2
IV. PHÂN TÍCH PHƯƠNG ÁN THAY THẾ ....................................................................... 3
4.1. PHÂN TÍCH PHƯƠNG ÁN CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI .................................................... 3
4.2. PHƯƠNG ÁN VỊ TRÍ CỬA XẢ ............................................................................................... 3
4.3. PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ BÙN .................................................................................................... 3
V. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG VÀ CÁC BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU .................................. 4
5.1. GIAI ĐOẠN XÂY DỰNG ...................................................................................................... 4
5.1.1 Môi trường không khí ................................................................................................ 4
5.1.2. Môi trường nước ....................................................................................................... 4
5.1.3. Tài nguyên – môi trường đất .................................................................................... 5
5.1.4. Chất thải rắn............................................................................................................. 5
5.1.5. Kinh tế - xã hội ......................................................................................................... 5
5.2. GIAI ĐOẠN VẬN HÀNH ...................................................................................................... 6
5.2.1. Môi trường không khí ............................................................................................... 6
5.2.2. Môi trường nước ngầm ............................................................................................. 6
5.2.3. Môi trường nước mặt ................................................................................................ 7
5.2.4. Môi trường đất .......................................................................................................... 7
5.2.5. Hệ sinh thái và cảnh quan ........................................................................................ 8
5.2.6. Cộng đồng, sức khỏe và an toàn............................................................................... 8

VI. KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG ......................................................................... 8
6.1. CHƯƠNG TRÌNH GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG ........................................................................... 8
6.2. DỰ KIẾN CHI PHÍ VÀ THỜI GIAN THỰC HIỆN CỦA KHQLMT ........................................... 10
VII. THAM VẤN CỘNG ĐỒNG VÀ CÔNG BỐ THÔNG TIN ....................................... 10
7.1. ĐỐI TƯỢNG THAM VẤN ................................................................................................... 10
7.2. KẾT QUẢ THAM VẤN ....................................................................................................... 11
7.3. CÔNG BỐ THÔNG TIN ...................................................................................................... 11


CHƯƠNG 1: MÔ TẢ TÓM TẮT TRẠM XỬ LÝ NƯỚC THẢI ..................................... 12
1.1. XUẤT XỨ DỰ ÁN ........................................................................................................ 12
1.2. CHỦ ĐẦU TƯ ............................................................................................................... 13
1.3. VỊ TRÍ DỰ ÁN .............................................................................................................. 13
1.4. HIỆN TRẠNG CƠ SỞ HẠ TẦNG KỸ THUẬT KCN .................................................. 14
1.5. MÔ TẢ TRẠM XỬ LÝ NƯỚC THẢI........................................................................... 22
1.5.3. Công nghệ xử lý bùn ............................................................................................... 40
1.5.4. Nhu cầu nguyên vật liệu, năng lượng ..................................................................... 40
1.5.5. Tổng vốn đầu tư và tiến độ thực hiện ..................................................................... 52
1.6. CÁC CƠ SỞ PHÁP LÝ ................................................................................................. 53
1.6.1. Các văn bản pháp luật của Việt Nam ..................................................................... 53
Các tiêu chuẩn, quy chuẩn môi trường áp dụng .............................................................. 55
1.6.2. Chính sách, quy định và hướng dẫn của Ngân hàng Thế giới ............................... 56
1.7. PHƯƠNG PHÁP ĐTM ....................................................................................................... 58
1.7.1. Các phương pháp ĐTM .......................................................................................... 58
1.7.2. Phương pháp khác .................................................................................................. 59
CHƯƠNG 2: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI ........................................... 60
2.1. ĐIỀU KIỆN VỀ ĐỊA LÝ, ĐỊA CHẤT ..................................................................................... 60
2.1.1. Điều kiện về vị trí địa lý.......................................................................................... 60
2.1.2. Điều kiện địa hình................................................................................................... 60
2.1.3. Địa chất công trình ................................................................................................. 60

2.1.4. Đặc điểm địa chất thủy văn và dòng chảy .............................................................. 61
2.2. ĐIỀU KIỆN VỀ KHÍ HẬU, KHÍ TƯỢNG ................................................................................ 63
2.3. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC DỰ ÁN .................................................. 68
2.3.1. Điều kiện về kinh tế ................................................................................................ 68
2.3.2. Điều kiện về xã hội ................................................................................................. 70
2.4. TÓM TẮT HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG KHU VỰC DỰ ÁN .................................. 71
2.4.1. HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG CÁC THÀNH PHẦN MÔI TRƯỜNG ĐẤT, NƯỚC, KHÔNG KHÍ ... 71
2.4.1.1. Hiện trạng chất lượng môi trường không khí ...................................................... 71
2.4.1.2. Hiện trạng chất lượng môi trường nước ............................................................. 75
2.4.1.3. Hiện trạng chất lượng môi trường đất ................................................................ 82
2.4.1.4. Nhận xét về tính nhạy cảm và đánh giá sơ bộ về sức chịu tải của môi trường ... 83
2.4.1.5. Hiện trạng tài nguyên sinh vật và hệ sinh thái khu vực ...................................... 85
CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH PHƯƠNG ÁN THAY THẾ .................................................... 86
3.1. TIÊU CHUẨN LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN THAY THẾ ............................................. 86
3.2. PHƯƠNG ÁN CÓ DỰ ÁN VÀ KHÔNG CÓ DỰ ÁN .................................................. 86
3.3. PHƯƠNG ÁN CÓ DỰ ÁN ............................................................................................ 87
3.3.1. Công nghệ Aerotank (AAO) được trình bày như sau: ............................................ 87
3.3.2. So sánh các công nghệ xử lý nước thải .................................................................. 90
3.4. PHƯƠNG ÁN VỊ TRÍ CỬA XẢ ................................................................................... 93


3.5. PHƯƠNG ÁN CÔNG NGHỆ XỬ LÝ BÙN ................................................................. 94
CHƯƠNG 4: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG ............................................................................... 97
4.1. NGUỒN, ĐỐI TƯỢNG VÀ QUY MÔ BỊ TÁC ĐỘNG................................................ 97
4.1.1. Giai đoạn xây dựng ................................................................................................ 97
4.1.2. Giai đoạn vận hành .............................................................................................. 101
4.2. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG .................................................................. 103
4.2.1. Giai đoạn xây dựng .............................................................................................. 103
4.2.2. Giai đoạn vận hành .............................................................................................. 116
a) Tải lượng tiếp nhận nước ........................................................................................... 119

b) Đánh giá tác động của nước thải lên nguồn tiếp nhận .............................................. 119
c) Ảnh hưởng đến hệ sinh thái thủy sinh ....................................................................................... 120
d) Ảnh hưởng đến dòng chảy. ........................................................................................................... 121
4.3. ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ CHI TIẾT, ĐỘ TIN CẬY CỦA CÁC ĐÁNH GIÁ ................. 129
CHƯƠNG 5: BIỆN PHÁP GIẢM NHẸ Ô NHIỄM ......................................................... 133
5.1. Giai đoạn xây dựng ................................................................................................. 133
5.2. Giai đoạn vận hành ................................................................................................. 146
5.3. QUẢN LÝ RỦI RO ..................................................................................................... 153
5.3.1. Trong giai đoạn xây dựng .................................................................................... 153
5.3.2. Trong giai đoạn vận hành dự án .......................................................................... 154
5.4. CHƯƠNG TRÌNH THÔNG TIN CỘNG ĐỒNG VÀ QUAN HỆ CỘNG ĐỒNG ...... 161
5.5. ĐÀO TẠO ................................................................................................................... 161
5.6. TỔ CHỨC QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG VÀ TRÁCH NHIỆM CHO NMXLNT ......... 162
5.7. LẮP ĐẶT HỆ THỐNG GIÁM SÁT NƯỚC THẢI TỰ ĐỘNG .................................. 163
CHƯƠNG 6. CHƯƠNG TRÌNH GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG ...................................... 166
6.2. Quan trắc việc tuân thủ các biện pháp giảm nhẹ và tiêu chuẩn môi trường .......... 166
6.2.1. Dựa vào quan trắc cộng đồng .............................................................................. 166
6.2.2. Quan trắc hoàn thành các chỉ số dự án................................................................ 167
6.2.3. Các chỉ số quan trắc chất lượng môi trường........................................................ 167
6.2.4. Quan trắc tự động................................................................................................. 169
6.3. DỰ KIẾN CHI PHÍ VÀ THỜI GIAN THỰC HIỆN .................................................... 170
CHƯƠNG 7: THAM VẤN Ý KIẾN CỘNG ĐỒNG ......................................................... 171
7.1. CÁC MỤC TIÊU CỦA THAM VẤN Ý KIẾN CỘNG ĐỒNG ................................... 171
7.1.1. Đối với cơ quan thẩm định ................................................................................... 171
7.1.2. Đối với chủ đầu tư dự án ...................................................................................... 171
7.1.3. Đối với cơ quan tư vấn ......................................................................................... 171
7.1.4. Đối với UBND và UBMTTQ cấp xã ..................................................................... 171
7.1.5. Đối với cộng đồng dân cư bị tác động ................................................................. 171
7.2. THỰC HIỆN THAM VẤN Ý KIẾN CỘNG ĐỒNG ................................................... 172
7.2.1. Đối tượng tham vấn .............................................................................................. 172



7.2.2. Phương pháp thực hiê ̣n ........................................................................................ 172
7.3. KẾT QUẢ THAM VẤN .............................................................................................. 172
7.3.1. Tóm tắt quá trình tham vấn .................................................................................. 172
7.3.2. Kết quả tham vấn xã Hoàng Đông ....................................................................... 172
7.4. CÔNG KHAI HÓA THÔNG TIN ............................................................................... 173
CHƯƠNG 8: KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT ................................................ 174
PHỤ LỤC 1: CÔNG VĂN THAM VẤN UBND XÃ
PHỤ LỤC 2: KẾT QUẢ THAM VẤN UBND XÃ HOÀNG ĐÔNG VÀ CỘNG ĐỒNG DÂN

PHỤ LỤC 3: BẢN VẼ QUY HOẠCH THOÁT NƯỚC THẢI KCN ĐỒNG VĂN 3
PHỤ LỤC 4: HỢP ĐỒNG NGUYÊN TẮC VỚI CÔNG TY ETC
PHỤ LỤC 5: QUYẾT ĐỊNH SỐ 2212/QĐ-BTNMT NGÀY 24 THÁNG 9 NĂM 2016 PHÊ
DUYỆT ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG KHU CÔNG NGHIỆP ĐỒNG VĂN 3
GIAI ĐOẠN 1.


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1-1. Tiêu chuẩn nồng độ chất ô nhiễm trong nước thải đầu vào của nhà máy xử lý...... 23
Bảng 1-2. Chất lượng nước thải sau xử lý thỏa mãn QCVN 40:201 cột A ............................. 26
Bảng 1-3. Thông số thiết kế HTXLNT .................................................................................... 32
Bảng 1-5. Danh mục vật tư, thiết bị của HT XLNT ................................................................ 41
Bảng 1-6. Khối lượng vật tư phục vụ xây dựng các hạng mục của Dự án .............................. 49
Bảng 1-7. Khối lượng nhiên liệu phục vụ xây dựng các hạng mục của Dự án ....................... 50
Bảng 1-8. Điện năng tiêu hao phục vụ xây dựng các hạng mục của Dự án ............................ 50
Bảng 1-9. Bảng tổng hợp tổng vốn đầu tư ............................................................................... 52
Bảng 1-1. So sánh các công nghệ xử lý nước thải áp dụng .................................................... 90
Bảng 1-2. So sánh về chi phí các công nghệ xử lý nước thải áp dụng ................................... 91
Bảng 1-3. So sánh về hiệu quả xử lý các công nghệ xử lý nước thải áp dụng ....................... 92

Bảng 1-4. Phân tích phương án công nghệ xử lý bùn thải ...................................................... 94
Bảng 4-1. Các tác động liên quan đến chất thải trong giai đoạn xây dựng của dự án ............. 97
Bảng 4-2. Các tác động không liên quan đến chất thải trong giai đoạn xây dựng của dự án ...... 100
Bảng 4-3. Nguồn gây tác động liên quan đến chất thải, đối tượng và quy mô bị tác động trong
giai đoạn vận hành của dự án ................................................................................................. 101
Bảng 4-4. Các nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải, đối tượng và quy mô bị tác
động trong giai đoạn vận hành của dự án .............................................................................. 103
Bảng 4-5. Các tác động đến môi trường không khí trong giai đoạn xây dựng...................... 104
Bảng 4-6. Hệ số ô nhiễm đối với xe vận tải có công suất 3,6 – 10 tấn ................................. 105
Bảng 4-7. Tỷ lệ các chất ô nhiễm trong quá trình hàn điện (mg/ 1 que hàn)......................... 105
Bảng 4-8. Cường độ tiếng ồn của một số thiết bị .................................................................. 107
Bảng 4-9. Tác động của các chất gây ô nhiễm không khí. .................................................... 109
Bảng 4-10. Dự báo tải lươ ̣ng ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt của công nhân .................. 110
Bảng 4-11. Lưu lượng và tải lượng các chất ô nhiễm phát sinh từ quá trình vệ sinh, bảo
dưỡng máy móc, thiết bị ở khu vực công trường ................................................................... 111
Bảng 4-12. Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải thi công ........................................... 113
Bảng 4-13. Bảng tổng hợp các tác động trong giai đoạn xây dựng ....................................... 115
Bảng 4-14. Các nguồn phát thải mùi hôi tại NMXLNT ........................................................ 117
Bảng 4-15. Tải lượng ô nhiễm do nước thải của NMXLNT KCN Đồng Văn 3 ................... 119
Bảng 4-16. Tính toán lượng bùn thải phát sinh từ NMXLNT KCN Đồng Văn 3 với giả thuyết
Nhà máy hoạt động với công suất 2000 m3/ngày. ................................................................. 122
Bảng 4-17. Danh mục chất thải nguy hại phát sinh từ NMXLNT KCN Đồng Văn 3 với giả
thuyết Nhà máy hoạt động với công suất 2000 m3/ngày. ...................................................... 123


Bảng 4-18. Giá trị giới hạn các chất ô nhiễm trong nước sông Châu Giang ......................... 126
Bảng 4.19. Tải lượng ô nhiễm tối đa nguồn nước có thể tiếp nhận đối với các chất ô nhiễm. ...... 126
Bảng 4-20. Kết quả tính toán tải lượng chất ô nhiễm có sẵn trong nguồn tiếp nhận ............. 127
Bảng 4-21. Kết quả tính toán tải lượng chất ô nhiễm sông Châu Giang ..................................... 127
Bảng 4-22. Khả năng tiếp nhận của sông Châu Giang sau khi tiếp nhận nước thải từ trạm

XLNTTT của KCN Đồng Văn 3 ........................................................................................... 128
Bảng 4-23. Bảng tổng hợp các tác động trong giai đoạn vận hành của dự án ....................... 129
Bảng 4-24. Đánh giá độ tin cậy các phương pháp ĐTM được áp dụng ................................ 130
Bảng 5-1. Bảng tóm tắt các biện pháp giảm nhẹ các tác động trong giai đoạn xây dựng ..... 136
Bảng 5-2. Tổng hợp các biện pháp giảm thiểu trong giai đoạn vận hành của NMXLNT KCN
Đồng Văn 3 ............................................................................................................................ 149
Bảng 5-3. Tổng hợp các biện pháp giảm thiểu đối vơi rủi ro môi trường ............................ 158
Bảng 6-1. Chương trình quan trắc chất lượng môi trường cho dự án .................................... 167
Bảng 6-2. Chi phí dự tính cho việc thực hiện KHQLMT trong xây dựng và vâ ̣n hành năm đầ u
tiên.......................................................................................................................................... 170


DANH MỤC HÌNH
Hình 1-1. Vị trí xây dựng Trạm XLNTTT trong KCN Đồng Văn 3 ....................................... 14
Hình 1-2. Hệ thống thoát nước mưa KCN Đồng Văn 3 .......................................................... 16
Hình 1-4. Sơ đồ quy trình công nghệ xử lý nước tập trung thải KCN Đồng Văn 3 ................ 27
Hình 3-1. Vị trí cửa xả từ Hồ điều hòa ra mương hở nhân tạo ................................................ 93
Hình 3-2. Vị trí cửa xả từ mương hở nhân tạo ra Kênh nối với sông Châu Giang .................. 94
Hình 4-1. Tác động của tiếng ồn tới con người ..................................................................... 108


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BOD:

Nhu cầu ôxy sinh hóa

BQL:

Ban quản lý


BTNMT:

Bộ Tài nguyên và môi trường

BTCT:

Bê tông cốt thép

BVMTVN:

Bảo vệ môi trường Việt Nam

COD:

Nhu cầu ôxy hóa học

CTR:

Chất thải rắn

CTNH:

Chất thải nguy hại

ĐTM:

Đánh giá tác động môi trường

HTX:


Hợp tác xã

KCN:

Khu công nghiệp

QCVN:

Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia

PCCC:

Phòng cháy chữa cháy

NMXLNT:

Trạm xử lý nước thải

NHTG:

Ngân hàng thế giới

TNHH:

Trách nhiệm hữu hạn

TCVN:

Tiêu chuẩn Việt Nam


TQTTĐ:

Trạm quan trắc tự động

SS:

Các chất rắn lơ lửng


TÓM TẮT BÁO CÁO
I. DỰ ÁN KHU CÔNG NGHIỆP ĐỒNG VĂN III

1. Với mục tiêu kiểm soát và cải thiện ô nhiễm công nghiệp tại Việt Nam, Chính phủ
Việt Nam đã cùng với Ngân hàng Thế giới (NHTG) đề xuất dự án Quản lý ô nhiễm
công nghiệp (VIPMP) với nguồn tài trợ IDA. Dự án này bao gồm 03 hợp phần, trong
đó Hợp phần 2 sẽ hỗ trợ tài chính cho các khu công nghiệp (KCN) với mục tiêu xây
dựng và vận hành các Trạm xử lý nước thải tập trung (NMXLNTTT) nhằm tuân thủ
các yêu cầu về môi trường. Dự án được triển khai ở các tỉnh Nam Định, Hà Nam,
Đồng Nai, và Bà Rịa -Vũng Tàu (BR-VT). Trong đó, KCN Đồng Văn 3 là một trong
những KCN đề xuất vay vốn tại tỉnh Hà Nam.
2.

Khu công nghiệp (KCN) Đồng Văn III là một trong những KCN lớn của tỉnh Hà

Nam, được thành lập theo văn bản số 1350/TTg – KTN ngày 22/12/2014 của Chính
Phủ về việc bổ sung các Khu công nghiệp tỉnh Hà Nam vào quy hoạch phát triển các
Khu công nghiệp ở Việt Nam, và Quyết định số 1746/QĐ – UBND ngày 24/12/2012
về việc phê duyệt quy họach phân khu tỷ lệ 1/2000 Khu công nghiệp Đồng Văn III,
Quyết định số 433/QĐ-UBND ngày 22 tháng 3 năm 2016 về thành lập KCN hỗ trợ
Đồng văn 3. Đây là Khu công nghiệp ra đời sau nên được thừa hưởng mô hình, các

kinh nghiệm và tốc độ phát triển, rút ngắn được thời gian, sẽ góp phần tạo nên thương
hiệu chuỗi các khu công nghiệp Đồng Văn.
3. Căn cứ vào ĐTM được duyệt, NMXLNT KCN Đồng Văn 3 Giai đoạn 1 có công
suất là 2.000 m3/ngày đêm.
4. Trong giai đoạn đầu, Giai đoạn 1 - NMXLNT KCN Đồng Văn 3 sẽ được xây dựng
và vận hành với công suất 2.000 m3/ngày đêm phục vụ cho việc xả thải các doanh
nghiệp thuê đất trên địa bàn KCN Đồng Văn 3 - Giai đoạn với diện tích phục vụ là 131
ha.
II. DỰ ÁN TRẠM XỬ LÝ NƯỚC THẢI TẬP TRUNG
1. Doanh nghiệp thuê đất yêu cầu phải có nghĩa vụ xử lý nước thải đáp ứng các tiêu chuẩn
nước thải đầu vào của NMXLNTTT KCN Đồng Văn 3 ứng với cột B của QCVN 40:
2011/BTNMT – Tiêu chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước thải. Nước thải sau

xử lý sẽ được thu gom và xử lý tại NM XLNT KCN Đồng Văn 3 trước khi thải ra sông
Châu Giang.
2.

Tiêu chuẩn xả thải và chất lượng nước sau xử lý tại NM XLNT KCN Đồng Văn 3

là QCVN 40:2011 cột A với ứng với Kq = 0,9; Kf = 1,0

1


3.

Tiêu chuẩn chất lượng nước áp dụng cho sông tiếp nhận xả thải (sông Châu Giang) là

QCVN 08: 2011/BTNMT, cột A1.


4. Xả thải theo độ dốc của địa hình từ nhà máy xử lý nước thải ra mương nội bộ
trong khu công nghiệp, sau đó chảy ra kênh nước của KCN, từ đó ra sông Châu Giang.
5. Công nghệ xử lý áp dụng cho Module 1 NMXLNT là công nghệ Aeroten truyền
thống kết hợp phản ứng sinh học theo mẻ (ASBR) phối hợp xử lý hóa lý sơ bộ.
III. MÔ TẢ HIỆN TRẠNG

3.1. Đặc điểm thủy văn
Duy Tiên có mạng lưới sông ngòi tương đối dày đặc với 3 con sông lớn chảy qua
là sông Hồng, sông Châu Giang và sông Đáy với diện tích 864 ha, mật độ sông đạt 0,5
km/km2, mức nước cao nhất là 0,5 m, thấp nhất là 0,1 m.
- Sông Châu Giang: Sông Châu Giang bắt nguồn từ Tắc Giang - Duy Tiên nhận
hợp lưu của sông Nông Giang đến địa phận thôn An Mông (Tiên Phong- Duy Tiên)
chia thành hai nhánh, một nhánh làm ranh giới giữa huyện Lý Nhân và Bình Lục,
nhánh này chảy ra trạm bơm tưới tiêu Hữu Bị rồi ra sông Hồng và một nhánh làm ranh
giới giữa huyện Duy Tiên và Bình Lục nhánh này ra sông Đáy tại Thành phố Phủ Lý,
sông Châu Giang có chiều dài khoảng 27,3 km. Mực nước thấp nhất lịch sử là -0,74m;
Mực nước cao nhất (lũ lịch sử ngày 22/8/1971) là +4,46m. Sông Châu Giang tại tỉnh
Hà Nam có chiều dài là 58,6 km.. Theo báo cáo của Trạm khí tượng thuỷ văn Hà Nam
thì mực nước sông Châu Giang như sau: Mực nước thấp nhất lịch sử là -0,74m; Mực
nước cao nhất (lũ lịch sử ngày 22/8/1971) là +4,46m. Lưu lượng nước bình quân năm
vào mùa khô là 5 – 10 m3/s và vào mùa mưa là 60 m3/s.
Nước thải sau trạm xử lý nước thải tập trung của KCN Đồng Văn III đạt tiêu
chuẩn cho phép sẽ xả thải trực tiếp ra sông Châu Giang.
- Sông Đáy: là một nhánh của sông Hồng bắt nguồn từ Phú Thọ chảy vào lãnh
thổ Hà Nam. Sông Đáy còn là ranh giới giữa Hà Nam và Ninh Bình. Trên lãnh thổ Hà
Nam sông Đáy có chiều dài 47,6 km.
Nhìn chung mật độ sông ngòi của huyện khá dày và đều chảy theo hướng Tây Bắc- Đông
Nam. Do địa hình bằng phẳng, độ dốc của các sông nhỏ nên khả năng tiêu thoát nước chậm,
đặc biệt vào mùa lũ, mực nước các con sông chính lên cao cùng với mưa lớn tập trung
thường gây ngập úng cục bộ cho vùng có địa hình thấp trũng, gây ảnh hưởng trực tiếp đến

sản xuất và đời sống sinh hoạt của nhân dân.
3.2. Hiện trạng môi trường
Kết quả quan trắc chất lượng môi trường xung quanh khu vực dự án cho thấy chất
lượng môi trường không khí, môi trường đất, môi trường nước ngầm và môi trường
nước mặt đều tốt, hầu hết các chỉ tiêu đều nằm trong ngưỡng cho phép khi so với các
2


quy chuẩn hiện hành: QCVN 09-MT:2015, QCVN 05:2013, QCVN 09:2008, QCVN
08:2015.
Đối với các sông tiếp nhận nguồn nước thải sau xử lý của NMXLNT KCN Đồng Văn
3 là sông Châu Giang, kết quả tính toán về tải lượng các chất ô nhiễm cho thấy các
sông này đều còn khả năng tiếp nhận đối với hầu hết các chỉ tiêu.
IV. PHÂN TÍCH PHƯƠNG ÁN THAY THẾ

4.1. Phân tích phương án công nghệ xử lý nước thải
Có 2 phương án công nghệ xử lý nước được đề xuất cho trạm XLNTTT KCN
Đồng Văn 3 là ASBR và AO. Sau khi xem xét dựa trên các tiêu chí, Chủ đầu tư lựa
chọn phương án công nghệ ASBR được áp dụng cho việc xử lý nước thải KCN Đồng
Văn 3 bởi một số lý do sau:
-

Công nghệ ASBR vận hành dạng mẻ với 1 bể xử lý duy nhất đóng vai trò là bể
sinh học đồng thời là bể lắng.

-

Với hệ vi sinh vật khỏe mạnh, công nghệ ASBR có rất nhiều lợi thế trong vận
hành như khả năng chống sốc tải cao, khả năng phục hồi nhanh.


-

Khả năng khử Nitơ là một trong những ưu điểm vượt trội của công nghệ ASBR
vì ngoài việc xử lý hiệu quả (Hiệu suất có thể đạt lên đến 97%), ASBR có thể
điều chỉnh hiệu quả xử lý Nitơ theo nồng độ đầu vào một cách nhanh chóng
bằng cách điều chỉnh thời gian sục khí và khuấy trộn chìm trong từng mẻ.

-

Do ASBR vừa đóng vai trò bể phản ứng, vừa đóng vai trò bể lắng nên diện tích
yêu cầu thường thấp công nghệ Aerotank khoảng từ 5-10%.

4.2. Phương án vị trí cửa xả
Trạm XLNTTT KCN Đồng Văn 3 chỉ có duy nhất một điểm xả thải. Nước thải
sau khi xử lý đạt tiêu chuẩn sẽ chảy ra được dẫn vào cống ngầm thông qua mương hở
khoảng 70 m chiều dài. Sau đó chảy ra kênh A46 dọc theo đường Quốc lộ 1 cũ trước
khi thoát ra sông Châu Giang.
4.3. Phương án xử lý bùn
Công nghệ xử lý bùn thải áp dụng cho Tra ̣m XLNTTT KCN Đồng Văn 3 là
công nghệ đố t. Quy trình xử lý bùn thải đã được Chủ đầu tư ký hợp đồng nguyên tắc
với Công ty ETC để vận chuyển và xử lý theo đúng các quy định hiện hành.
Công ty Cổ phầ n Công nghệ môi trường Ducan đã ký hợp đồng nguyên tắc số
02/HĐKT/ETC/2017 ngày 26/5/2017 về việc thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải
nguy hại với Công ty CP Đầu tư và Kỹ thuật Tài nguyên Môi trường ETC (là đơn vị
3


được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp giấy phép hành nghề quản lý chất thải nguy
hại Mã số QLCTNH:1-2-3-4-5-6.093.VX).
Ha ̣ng mu ̣c công viê ̣c Công ty ETC sẽ thực hiê ̣n theo hợp đồng bao gồm thu

gom, vận chuyển và xử lý bùn thải phát sinh trong quá trình xử lý nước thải của Trạm
XLNTTT KCN Đồng Văn 3 theo đúng quy định của pháp luật.
V. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG VÀ CÁC BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU
5.1. Giai đoạn xây dựng
5.1.1 Môi trường không khí
Tác động:
Tác động do bụi, khí thải phương tiện giao thông vận chuyển và tiếng ồn là ba
tác động chủ yếu nhất của quá trình xây dựng.
Biện pháp giảm thiểu:
Dùng bạt che kín các thùng xe, vận chuyển vật liệu xây dựng như cát, đá khi di
chuyển trên đường giao thông.
Bố trí hợp lý tuyến đường vận chuyển và đi lại. Kiểm tra các phương tiện thi
công nhằm đảm bảo các thiết bị, máy móc luôn ở trong điều kiện tốt nhất về mặt kỹ
thuật.
Áp dụng các biện pháp thi công phù hợp, cơ giới hóa các thao tác trong quá
trình thi công.
5.1.2. Môi trường nước
Tác động:
Nguồn tác động đến chất lượng nước trong quá trình xây dựng dự án chủ yếu là
do nước thải sinh hoạt của công nhân. Thành phần các chất ô nhiễm chủ yếu trong
nước thải sinh hoạt gồm: Các chất cặn bã, các chất lơ lửng (SS), các hợp chất hữu cơ
(BOD/COD), các chất dinh dưỡng (N, P) và vi sinh gây bệnh (Coliform, E.Coli).
Biện pháp giảm thiểu:
Nước thải sinh hoạt từ các hoạt động của công nhân cần được thu gom và xử lý
bằng bể phốt trước khi thải ra môi trường.
Việc sửa chữa, bảo dưỡng, thay thế phụ tùng các thiết bị thi công, dầu nhớt, rẻ
lau cần được thu gom triệt để, tránh rơi vãi hoặc đổ tùy tiện trên mặt bằng thi công.
Thiết kế các rãnh thoát nước mưa xung quanh công trường nhằm ngăn ngừa sự
nhiễm bẩn các tạp chất trước khi thải ra môi trường.
4



5.1.3. Tài nguyên – môi trường đất
Tác động:
Do chất thải sinh hoạt của công nhân, chất thải xây dựng và dầu mỡ từ các thiết
bị máy móc xây dựng tại công trường: Trong suốt thời gian xây dựng công trình, tại
khu vực công trường sẽ phát sinh ra lượng rác thải và nước thải sinh hoạt của công
nhân xây dựng từ các khu lán trại; các chất thải xây dựng dư thừa hoặc thất thoát ra
môi trường khi thi công; dầu mỡ từ các loại ôtô, máy móc xây dựng,…Nếu không
được thu gom và quản lý tốt thì một khối lượng khá lớn lượng chất thải này sẽ gây ô
nhiễm môi trường đất rất đáng kể. Tuy nhiên, số lượng công nhân có mặt trong khu
vực xây dựng của dự án là nhỏ, chịu tác động trong khoảng thời gian ngắn (khoảng 6
tháng), và số lượng xe tải vận chuyển nguyên vật liệu trong khu vực dự án không
nhiều. Do đó, tác động lên môi trường đất trong giai đoạn xây dựng của dự án là nhỏ,
có tính cục bộ và tạm thời.
Biện pháp giảm thiểu:
Chủ dự án sẽ thực hiện các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm đất như thu gom và
xử lý chất thải nguy hại, rác thải sinh hoạt
5.1.4. Chất thải rắn
Tác động:
Chất thải rắn trong giai đoạn xây dựng dự án được phân làm 2 loại: Chất thải
sinh hoạt và chất thải xây dựng.
Biện pháp giảm thiểu:
Rác thải xây dựng: Hạn chế phát sinh phế thải trong thi công bằng việc tính
toán tận dụng hợp lý nguyên vật liệu; nhắc nhở công nhân ý thức tiết kiệm và thắt chặt
quản lý, giám sát công trình.
Rác thải sinh hoạt: Tiến hành thu gom và xử lý theo đúng quy định hiện hành.
CTNH được thu gom vào các thùng chuyên dụng và chứa vào các can có nắp
đậy để lưu trữ hợp vệ sinh và thuê đơn vị có chức năng xử lý.
5.1.5. Kinh tế - xã hội

Tác động:
Các tác động có lợi
- Huy động một lượng lao động nhàn rỗi ở địa phương;
- Góp phần giải quyết lao động và tăng thu nhập tạm thời cho người lao động;
5


Các tác động có hại
Việc tập trung một lực lượng công nhân xây dựng (khoảng 20 công nhân xây
dựng mỗi ngày) trong thời gian xây dựng có thể gây ra các tác động tiêu cực tới an
ninh trật tự xã hội tại khu vực;
Trong quá trình thi công, xây dựng dự án số lượt xe ra vào công trường sẽ gia
tăng. Do đó, làm gia tăng mật độ giao thông tại khu vực, dẫn đến gia tăng nguy cơ tai
nạn giao thông.
Biện pháp giảm thiểu:
Hạn chế tốc độ tại công trường xây dựng
Tránh vận chuyển trong giờ cao điểm
5.2. Giai đoạn vận hành
5.2.1. Môi trường không khí
Tác động:
Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng không khí chủ yếu là mùi hôi gây ra do
phân hủy các chất hữu cơ có sẵn trong nước thải và thu gom chất thải khi qua lọc rác
và bơm. Các vị trí phát sinh mùi hôi là: Cửa vào, hố bơm, bể tách dầu mỡ, bể điều hòa,
Bể kết tụ - tạo bông, bể lắng sơ cấp, bể ASBR, bê chứa bùn, trạm bơm, hồ điều hòa,
mương thoát nước, cửa ra.
Tiếng ồn do Trạm và thiết bị trong Tra ̣m XLNTTT chủ yếu là máy bơm, máy
thổi khí sẽ gây ra một tác động trực tiếp đến các nhân viên vận hành. Tác động đến
chất lượng không khí khi hoạt động Tra ̣m XLNTTT chỉ có tính địa phương ở khu vực
xung quanh KCN và Trạm.
Biện pháp giảm thiểu:

Giảm thiểu tiếng ồn của máy móc vận hành bằng cách bảo dưỡng định kỳ và sử
dụng đúng công suất thiết kế.
Quan trắc định kỳ môi trường không khí xung quanh khu vực Tra ̣m XLNTTT.
Trồng thêm cây xanh trong vùng đệm tạo cảnh quan và ngăn chặn sự phát tán
mùi.
Giải quyết sự cố hoặc tại nạn khi vận hành.
Giải phóng mặt bằng của môi trường xung quanh mương nhân tạo trong KCN.
5.2.2. Môi trường nước ngầm
Tác động:
6


Các hoạt động của Tra ̣m XLNTTT có tác động đến nước ngầm. Điều đó có thể
xảy ra khi các đường ống nước thải hoặc đáy bể có vấn đề, và nước thải từ các bể chứa
bùn không kiểm soát được.
Biện pháp giảm thiểu:
Quan trắc và kiểm soát chất lượng nước ngầm trong khu vực. Ngăn ngừa thẩm
thấu của bể kỵ khi. Ngăn chặn rò rỉ tại các điểm kết nối hoặc chuyển tiếp trong các
đường ống nước thải.
5.2.3. Môi trường nước mặt
Tác động:
Nước thải sinh hoạt của công nhân vận hành: Các chất gây ô nhiễm như BOD,
COD, TSS. Thông thường lượng nước thải của công nhân vận hành được xử lý bằng
bể phốt nên nồng độ các chất ô nhiễm đã giảm đáng kể. Do đó tác động này là rất nhỏ.
Nước thải từ Tra ̣m XLNTTT: Thành phần chủ yếu chứa nhiều cặn rắn lơ lửng,
vi sinh và các chất ô nhiễm khác;
Nước mưa chảy tràn: Thành phần chủ yếu là đất cát, rác, dầu mỡ và các tạp chất
rơi vãi trên mặt đất và bám trên mái che, bể xử lý, hành lan xuống nguồn nước
Biện pháp giảm thiểu:
Nước thải công nghiệp: Yêu cầu các Trạm sử dụng công nghệ tiền xử lý đảm

bảo nước thải đạt loại B trước khi được đấu nối.
Nước thải sinh hoạt từ nhà vệ sinh của cán bộ vận hành Tra ̣m XLNTTT sẽ được
thu gom và xử lý bằng bể tự hoại.
Nước mưa sẽ được thu gom theo hệ thống thoát nước nước mưa chung của
KCN qua các miệng cống thoát nước mưa được bố trí tại vỉa hè.
Thường xuyên theo dõi chất lượng nước tại các cửa xả.
5.2.4. Môi trường đất
Tác động:
Nguồn chính của tác động môi trường đất là tác động của bùn từ các hoạt động
của chất thải NMXLNT và chất thải sinh hoạt của công nhân.
Biện pháp giảm thiểu:
Các loại chất thải phải được các doanh nghiệp thực hiện phân loại tại nguồn
thành các nhóm chất thải sinh hoạt, chất thải không nguy hại và chất thải nguy hại
trước khi giao cho đơn vị chức năng thu gom và xử lý;
7


Chủ dự án sẽ bố trí các thùng chứa composite có nắp đậy tại các khu vực phát
sinh chất thải (khu điều hành, dịch vụ, các tuyến đường,…) và được đội chuyên trách
vệ sinh KCN tiến hành thu gom tập trung về trạm trung chuyển chất thải của KCN
trước khi hợp đồng với đơn vị chức năng vận chuyển xử lý định kỳ. Trạm trung
chuyển có mái che và nền được bê tông hoá. Trạm trung chuyển được bố trí giáp với
Trạm XLNTTT của KCN để lưu trữ tạm thời toàn bộ chất thải sinh hoạt phát sinh.
Phối hợp cùng các cơ quan chức năng kiểm tra việc quản lý chất thải của các
doanh nghiệp trong KCN theo các quy định hiện hành.
Đố i với bùn thải phát sinh từ trạm XLNTTT của KCN Đồng Văn 3 được Chủ
dự án ký hợp đồng nguyên tắc với công ty ETC để thu gom, vận chuyển và xử lý đúng
quy định Nhà nước.
5.2.5. Hệ sinh thái và cảnh quan
Nhìn chung, các tác động từ việc xây dựng Trạm xử lý sẽ không thay đổi bất kỳ cảnh

quan và hệ sinh thái vì khu vực này đã được chuyển sang mục đích xây dựng KCN. Sự
hiện diê ̣n Tra ̣m XLNTTT hiện đại sẽ tạo dựng danh tiếng tốt cho các KCN và mối
quan hệ tốt với các cộng đồng xung quanh.
5.2.6. Cộng đồng, sức khỏe và an toàn
Dự án không ảnh hưởng nhiều đế n các công trình công cộng và cộng đồng, ngoại trừ
mùi hôi từ các Tra ̣m XLNTTT có thể gây các khó chịu cho các doanh nghiệp công
nghiệp gần đó ở KCN, tuy nhiên, nếu các biện pháp giảm nhẹ được áp dụng để giảm
mùi hôi, ảnh hưởng này là không đáng kể.
VI. KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
6.1. Chương trình giám sát môi trường
I

GIAI ĐOẠN XÂY DỰNG

1

Quan trắc chất lượngkhông khí và tiếng ồn

2

Thông số và tần số

01 lầ n trong mỗi 3 tháng hoặc tại thời điểm sự cố hoặc tai
nạn: PM10, tổng số hạt, tiếng ồn (trung bình 24 giờ) NOx,
SO 2, CO

Vị trí

Tại khu vực xây dựng Tra ̣m XLNTTT


So với

QCVN 06:2008, QCVN 26:2010

Quan trắc chất lượng nước ngầm
Thông số và tần số

06 tháng/lần; pH, màu, độ cứng, SS, Cl-, NH4+, Xyanua,
NO3-, NO2-, Sunfat, Fe, Mn, As, E.Coli, Tổng Coliform;

Vị trí

01 vị trí tại khu vực dự án

So với

QCVN 09:2008/BTNMT
8


3

II

1.

2.

Quan trắc chất lượng nước thải
Thông số và tần số


03 tháng/lần; pH, BOD5, COD, SS, Amoni, Photphat,
Clorua, Chất hoạt động bề mặt, dầu mỡ khoáng

Vị trí

01 điểm giám sát tại lán trại công nhân

So với

QCVN 14:2008/BTNMT

GIAI ĐOẠN HOẠT ĐỘNG
(Chương trình này sẽ được tiến hành song song cùng với chương trình quan trắc cho
KCN. Vì vậy, một số thông số và địa điểm trùng với chương trình quan trắc với KCN
có thể bỏ qua để tránh việc lặp lại)
Quan trắc chất lượng không khí
Thông số và tần số

01 lần mỗi 06 tháng hoặc tại thời điểm xảy ra sự cố hoặc
tai nạn: nhiệt độ, bụi, tiếng ồn (trung bình 24 giờ), CO,
SO2, NO2, NH3, H2S, CH4, VOC

Vị trí

1. Tra ̣m XLNTTT

So với

QCVN 06:2008, QCVN 26:2010


Quan trắc chất lượng nước mặt/nước sông
Thông số và tần số

01 lầ n trong mỗi 03 tháng trong năm vâ ̣n hành đầ u tiên
01 lần mỗi 06 tháng ở các năm tiế p theo hoặc tại thời
điểm xảy ra sự cố hoặc tai nạn: pH, DO, BOD5, COD,
SS, Coliform, độ đục, dầu mỡ, N-NH4, N-NO3-, Cl-, PPO43-, SO42-, kim loại nặng (As, Pb, Hg, Cd, Ni, Cr (III),
Cr (VI), Cu, Mn), và chất hoạt động bề mặt.
Nếu TQTTĐ được áp dụng, các chỉ tiêu pH, TSS và COD
sẽ được đo tự động sự cố hoặc tai nạn

Vị trí

1.
2.
3.

So với

QCVN 08:2008

1 km phía thượng lưu của điểm xả Tra ̣m XLNTTT
Vị trí của điểm xả Tra ̣m XLNTTT
1km hạ lưu của điểm xả Tra ̣m XLNTTT

Quan trắc chất lượng nước ngầm
Thông số và tần số

01 lần cho 6 tháng: pH, TDS, độ đục, độ cứng, N-NO3,

N-NO2, tổng Fe, Cl-, N-NH3, SO42-, E. Coli, Coliform

Vị trí

Nước ngầm gần Tra ̣m XLNTTT

So với

QCVN 09:2008

3.

4.

Quan trắc chất lượng nước thải
Thông số và tần số

Trạm quan trắc tự động: pH, COD, TSS, và lưu lươ ̣ng
(quan trắc liên tục) tại điểm xả thải
Hàng tháng ở năm thứ nhấ t vâ ̣n hành hê ̣ thố ng xử lý nước
thải
Một lần mỗi 03 tháng khi hê ̣ thố ng vâ ̣n hành ổ n định:
nhiệt độ, pH, BOD, COD, TSS, TDS, độ màu, N-NH4,
9


tổng N, tổng P, kiềm, KLN (As, Hg, Pb, Cd, Ni, Cr (III),
Cr (VI), Cu, Mn, Sn), dầu mỡ, tổng cyanua, tổng phenol,
clorua, surphur, florua, clorua dư , tổng thuốc trừ sâu
(clorua hữu cơ và phosphhoặc hữu cơ), tổng PCB và

coliform.

5.

Vị trí

1. Nước đầu vào Tra ̣m XLNTTT
2. Nước thải đầu ra Tra ̣m XLNTTT

So với

QCVN 40:2011

Giám sát chất lượng bùn
Thông số và tần số

Hàng tháng trong năm vâ ̣n hành đầ u tiên
Mỗi 03 tháng một lần: pH, Pb, As, Cd, Hg, Al, tổng Fe,
Ni, Cu , Zn, Mn, phenol, PAH, tổng nitrogen, tổng
phosphate, cyanua, và Coliform.
Quan trắc hằng ngày khối lượng bùn thải bỏ

Vị trí

1. Tại sân phơi bùn khô
2. Tại khu vực xử lý bùn

So với

TCVN 7629:2007, QCVN 03: 2008


6.2. Dự kiến chi phí và thời gian thực hiện của KHQLMT
TT

Mô tả

2

Đào tạo môi trường đối với công tác vâ ̣n
hành TXLNT

3

Giám sát chất lượng môi trường trong
suốt giai đoạn xây dựng (1 năm)

4

Giám sát chất lượng môi trường năm vận
hành đầ u tiên của Tra ̣m XLNTTT

5

6

Phí bảo vệ môi trường

Đơn vị tính: Việt Nam đồng
Kinh phí
Nguồn vốn

30.000.000 Vốn đối ứng
20.000.000 Vốn đối ứng
50.000.000 Vốn đối ứng
20.000.000 Vốn đối ứng

Mua sắm và lắp đặt hệ thống quan trắc tự
động (AMS) cho Tra ̣m XLNTTT

654.886.364 Vốn vay IDA

Tổng cộng

774.886.364

VII. THAM VẤN CỘNG ĐỒNG VÀ CÔNG BỐ THÔNG TIN
7.1. Đối tượng tham vấn
Chủ đầu tư đã tiế n hành tham vấn đố i với các đố i tươ ̣ng sau:
10


o UBND xã Hoàng Đông (Phụ lục 1)
o Người dân sống xung quanh khu vực dự án, chiụ tác động bởi các hoa ̣t
đô ̣ng của dự án.
7.2. Kết quả tham vấn
Chủ đầu tư dự án đã thực hiện tham vấn ý kiến UBND xã Hoàng Đông và tham
vấn ý kiến của người dân sống xung quanh khu vực dự án. Kết quả như sau:
UBND xã Hoàng Đông về cơ bản thố ng nhấ t với các những tác động xấu của
Dự án đến môi trường tự nhiên và kinh tế - xã hội và các biện pháp giảm thiểu tác
động môi trường của Dự án mà chủ dự án nêu ra. Đồ ng thời cũng có mô ̣t số ý kiế n
kiến nghị chủ dự án thực hiê ̣n nhằm đảm báo chấ t lươ ̣ng môi trường nơi diễn ra dự án.

Ý kiến của dân cư xung quanh khu vực dự án như sau:
Ngày 17 tháng 5 năm 2017, Công ty Ducan đã thực hiện tham vấn người dân
xung quanh khu vực dự án kết quả cho thấy đa số người dân 100% hộ dân được mời
đến đồ ng ý với viê ̣c xây dựng dự án “Trạm xử lý nước thải KCN Đồng Văn 3, giai
đoạn 1, công suất 2.000m3/ngày”. Danh sách hộ dân tham gia tham vấn ở Phụ lục 1.
Báo cáo Dự thảo Đánh giá tác động Môi trường này đã được chỉnh sửa và tiếp
thu theo ý kiến đóng góp của Ủy Ban Nhân dân xã Hoàng Đông (Phụ lục 1)
7.3. Công bố thông tin
Kế hoạch quản lý môi trường của dự án “Đầu tư xây dựng Trạm xử lý nước thải
tập trung KCN Đồng Văn 3, tỉnh Hà Nam, Công suất 2000 m3/ngày.đêm” sẽ được gửi
Chủ đầu tư niêm yết công khai tại trụ sở Ủy ban nhân dân các xã Hoàng Đông, Tiên
Nội, Thị trấn Đồng Văn để người dân biết, kiểm tra, giám sát. Ngoài ra, Kế hoạch
quản lý môi trường cũng được công bố tại trụ sở Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam,
văn phòng NHTG tại Washington DC và tại Trung tâm thông tin phát triển Việt Nam
(VDIC).

11


CHƯƠNG 1: MÔ TẢ TÓM TẮT TRẠM XỬ LÝ NƯỚC THẢI
XUẤT XỨ DỰ ÁN
Trên địa bàn tỉnh Hà Nam hiện nay có 06 KCN, CCN đang hoạt động và thu hút
đầu tư. Tính đến hết tháng 12/2015, các KCN, CCN trên địa bàn tỉnh Hà Nam đã thu
hút được 34 dự án, trong đó có 25 dự án FDI và 09 dự án trong nước; có 13 lượt dự án
FDI và 03 lượt dự án trong nước điều chỉnh tăng vốn đầu tư so với đăng ký ban đầu.
Tuy nhiên, Tuy nhiên với nhu cầu đất dùng trong công nghiệp hiện tại và nhu cầu
trong tương lai cũng như với tốc độ thu hút đầu tư FDI của tỉnh Hà Nam đối với các
nước Nhật Bản, Hàn Quốc...và một số nước Châu Âu khác đòi hỏi cần phải thành lập
thêm KCN hỗ trợ.
KCN Đồng Văn III có tổng diện tích quy hoạch là 336,16 ha được thành lập theo

quyết định số 433/QĐ-UBND ngày 22/03/2016 của UBND tỉnh Hà Nam; thuộc địa
giới hành chính của xã Hoàng Đông, xã Tiên Nội, thị trấn Đồng Văn, huyện Duy Tiên,
tỉnh Hà Nam; nằm cách trung tâm thành phố Phủ Lý khoảng 10 km về phía Bắc và
cách trung tâm Thị Trấn Đồng Văn khoảng 2 km theo quốc lộ 1A. KCN Đồng Văn III
được thành lập với tính chất KCN là KCN hỗ trợ; bao gồm các ngành nghề sản xuất:
(i) Điện tử, viễn thông; (ii) Sản xuất lắp ráp ô tô; (iii) Cơ khí chế tạo và các sản phẩm
công nghiệp công nghệ cao.
Theo công văn số 924/UBND-KTTH ngày 04/05/2016 của UBND tỉnh Hà Nam,
để đảm bảo cho các doanh nghiệp vào đầu tư, tiến hành xây dựng nhà xưởng nhanh
chóng đi vào hoạt động sản xuất ổn định. KCN Đồng văn III phải tiến hành đầu tư, xây
dựng cuốn chiếu các hạng mục cơ sở hạ tầng kỹ thuật của KCN một cách đồng bộ bao
gồm: hệ thống đường nội bộ, hệ thống thoát nước mặt, vỉa hè, thảm cỏ, cây xanh,
chiếu sáng, hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung, bãi trung chuyển chất thải rắn.
Báo cáo hiện trạng môi trường của tỉnh Hà Nam giai đoạn 2010 - 2015 nêu rõ,
một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường trên địa bàn tỉnh Hà Nam là do
các KCN, CCN trên địa bàn tỉnh đầu tư cơ sở hạ tầng không đồng bộ, hệ thống thu
gom và xử lý nước thải tập trung của các khu công nghiệp không đảm bảo đúng công
xuất xử lý, hiệu quả xử lý chưa đạt các tiêu chuẩn về môi trường theo quy định.
Theo quy hoạch, khi toàn bộ KCN Đồng Văn 3 đi vào hoạt động và được lấp đầy
(dự kiến đến năm 2020) thì lượng nước thải phát sinh giai đoạn 1 là 20000 m3 và giai
đoạn 2 là 4.000 m3/ ngày.đêm và lượng nước thải của khu công nghiệp sau khi xử lý sẽ
đổ vào sông Châu Giang (phục vụ cho mục đích tưới tiêu trong nông nghiệp trên địa
bàn huyện Duy Tiên). Do tính chất của KCN Đồng Văn III là KCN hỗ trợ nên lượng
nước thải có thành phần chủ yếu là KLN, chất hữu cơ, nếu không được xử lý mà xả
12


thải trực tiếp ra môi trường (sông Châu Giang) sẽ ảnh hưởng rất lớn đến môi trường và
sức khỏe cộng đồng cũng như sinh kế của người dân hạ lưu sông Châu Giang. Theo
thống kê của Bộ Y tế, gần một nửa trong số 26 bệnh truyền nhiễm có nguyên nhân liên

quan đến sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm. Ảnh hưởng của ô nhiễm nước chủ yếu
thông qua chuỗi thức ăn và sử dụng trực tiếp nguồn nước bị ô nhiễm. Ngoài ra, ô
nhiễm nguồn nước mặt sẽ gián tiếp làm ô nhiễm môi trường đất và ảnh hưởng đến sức
khỏe con người thông qua chuỗi thức ăn và thông qua sự xâm nhập của chất ô nhiễm
vào tầng nước ngầm.
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, nhằm đảm bảo an toàn môi trường và sức
khỏe cộng động, nâng cao chất lượng dịch vụ phục vụ cho các doanh nghiệp đầu tư;
việc đầu tư xây dựng Trạm xử lý nước thải tập trung KCN Đồng Văn 3, tỉnh Hà Nam,
Công suất 2000 m3/ngày.đêm” cho giai đoạn 1 là rất cần thiết và cấp bách, phù hợp
với nhu cầu và tình hình thực tế.
CHỦ ĐẦU TƯ
Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần công nghệ môi trường DUCAN
Đại diện: Bùi Mạnh Thắng

Chức vụ: Giám đốc
Địa chỉ trụ sở chính: Khu công nghiệp Đồng Văn 3, thị trấn Đồng Văn, huyện
Duy Tiên, tỉnh Hà Nam.
Điện thoại: 0936491488

Email:

VỊ TRÍ DỰ ÁN
KCN Đồng Văn III (giai đoạn I) thuộc địa giới hành chính của các xã và thị trấn
bao gồm: xã Hoàng Đông, xã Tiên Nội, thị trấn Đồng Văn, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà
Nam. Phía Bắc Giáp thị trấn Đồng Văn; phía Nam giáp Khu đô thị Đại học Nam Cao;
phía Đông giáp lưu không đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình và tuyến đường 7km
kết nối quốc lộ 38 tới khu đô thị đại học; phía Tây giáp khu vực đã quy hoạch KCN
Đồng Văn III ở giai đoạn sau, tổng thể giáp lưu không đường sắt Bắc Nam và Quốc lộ
1A. Khu vực thực hiện Dự án nằm cách trung tâm thành phố Phủ Lý khoảng 10 km về
phía Bắc và cách trung tâm Thị Trấn Đồng Văn khoảng 2 km theo quốc lộ 1A. Khu

đất thực hiện dự ánchủ yếu là cánh đồng nên có mặt bằng tương đối bằng phẳng, đất
dân cư chiếm tỷ lệ nhỏ.
Trạm xử lý nước thải tập trung (NMXLNTTT) nằm ở phía Nam của KCN Đồng
Văn III nhằm đảm bảo khoảng cách ngắn nhất từ các lô đất công nghiệp đến Trạm xử
lý nước thải. Diện tích đất xây dựng trạm XLNTTT là 0,7ha. Phía Nam giáp khu đô thị
Đại học Nam Cao, phía Tây giáp không lưu Quốc lộ 1A; cách sông Châu Giang
khoảng 3km về phía Đông.
13


.

Nhà máy
XLXLNTTT

Hình 1-1. Vị trí xây dựng Trạm XLNTTT trong KCN Đồng Văn 3

Trong vòng bán kính 2km từ vị trí xây dựng khu XLNTTT không có các di tích
lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh. Khoảng cách từ khu vực xây dựng NMNTTT
đến khu dân cư gần nhất khoảng 790 m về phía Đông (thôn Bạch Xã, xã Hoàng Đông,
huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam. Vị trí xả thải của Trạm XLNTT tại sông Châu Giang,
huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam. Hiện tại, sông Châu Giang được quy hoạch phục vụ
mục đích tưới tiêu trong nông nghiệp; lưu lượng nước vào mùa kiệt là 36 m3/s, mùa lũ
là 69 m3/s. Theo báo cáo hiện trạng môi trường của tỉnh giai đoạn 2010 - 2015, chỉ số
WQI cả sông Châu Giang vào mùa lũ là 76 - phù hợp cho mục đích cấp nước sinh hoạt
nhưng phải xử lý; vào mùa kiệt nằm trong khoảng 50 - 75, phù hợp cho mục đích tưới
tiêu và các mục đích tương đương khác. Như vậy, nước sông Châu Giang chưa bị ô
nhiễm, khả năng chịu tải của môi trường còn rất cao.
HIỆN TRẠNG CƠ SỞ HẠ TẦNG KỸ THUẬT KCN
Khu công nghiệp Đồng Văn 3 được UBND tỉnh Hà Nam phê duyệt quy hoạch chi

tiết tỷ lệ 1/500 với tổng diện tích 336 ha.
Toàn bộ diện tích khu công nghiệp nằm trên 2 xã và 1 thị trấn: Xã Hoàng Đông,
xã Tiên Nội và Thị trấn Đồng Văn được Chủ đầu tư giải phóng mặt bằng và triển khai
đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật chia làm 2 giai đoạn:
+ Giai đoạn 1: 131,58 ha; (gồm xã Hoàng Đông và xã Tiên Nội)
14


+ Giai đoạn 2: 204 ha; (xã Châu Giang)
Hiện tại, Chủ đầu tư đang triển khai đầu tư giai đoạn 1 của trạm xử nước thải
tập trung phục vụ cho giai đoạn 1 (131,51 ha) của KCN Đồng Văn 3
Các ngành nghề thu hút đầu tư, năng lực tiền xử lý nước thải
Dựa vào khả năng cung cấp nguyên liệu, năng lượng tại chỗ và nguồn lao động
cũng như nhu cầu của các nhà đầu tư, các loại hình công nghiệp có thể bố trí vào KCN
Đồng Văn III là các ngành công nghiệp có kỹ thuật cao, áp dụng công nghệ, thiết bị
tiên tiến, ít gây ô nhiễm môi trường. Đặc biệt Dự án nằm ở cửa ngõ thủ đô Hà Nội cho
nên Dự án cần được xây dựng dựa trên những đảm bảo tốt nhất về mặt môi trường.
Các ngành công nghiệp dự kiến thu hút đầu tư vào KCN Đồng Văn III, bao gồm:
- Cơ khí lắp ráp;
- Công nghiệp điện, điện tử;
- Sản xuất hàng tiêu dùng;
- Công nghiệp chế biến thực phẩm;
- Các loại hình công nghiệp khác không hoặc ít gây ô nhiễm môi trường.
Theo quy định, đối với nước thải công nghiệp phát sinh từ hoạt động của các
doanh nghiệp trong KCN Đồng Văn 3 – giai đoạn 1 phải được các doanh nghiệp xử lý
đạt giới hạn đầu nối phù hợp với tiêu chuẩn QCVN 40:2011/BTNMT, cột B. Điều này
đã được quy định trong Hợp đồng xử lý nước thải giữa Công ty Cổ phần công nghệ
môi trường DUCAN với các doanh nghiệp trong KCN. Sau đó nước thải từ hệ thống
xử lý sơ bộ của các doanh nghiệp sẽ được đấu nối vào hệ thống thu gom nước thải của
toàn khu và được đưa đến NMXLNT.

Hiện nay, các Doanh nghiệp khi đi vào thuê đất đi vào hoạt động sẽ phải lắp đặt
và đưa vào vận hành hệ thống xử lý nước thải sơ bộ. Điều này góp phần đảm bảo
nguồn nước thải công nghiệp sau khi xử lý sơ bộ tại các Trạm đạt loại B theo QCVN
40:2011/BTNMT.
Trong suốt thời gian hoạt động sản xuất của Trạm, nước thải từ các Trạm sẽ được
xử lý qua hệ thống xử lý sơ bộ và chảy vào đường cống thoát tới khu xử lý tập trung
của KCN Đồng Văn 3. Chính vì vậy, trong trường hợp hoạt động hết công suất, khi
các Trạm vận hành 24/24h thì dòng thải cũng sẽ chảy liên tục.
Đối với bùn thải từ hệ thống xử lý nước thải sơ bộ của các doanh nghiệp và các
loại chất thải nguy hại khác sẽ được Công ty CP CNMT DUCAN chịu trách thu gom,
vận chuyển và đưa đi xử lý theo hợp đồng nguyên tắc đã ký kết giữa Công ty CP
CNMT DUCAN và Công ty ETC về việc vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại mà
15


×