Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG QUỸ BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG VÀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH CHI TRẢ DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG RỪNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (887.61 KB, 26 trang )

TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG QUỸ BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG
VÀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH CHI TRẢ DỊCH VỤ
MÔI TRƯỜNG RỪNG
Nguyễn Bá Ngãi
Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp
MỞ ĐẦU
Trước đây, hoạt động sản xuất ngành lâm nghiệp nguồn thu nhập từ rừng chủ yếu là gỗ
và lâm sản ngoài gỗ, chưa tính đến giá trị môi trường rừng; trong thập niên từ 1990 đến 2000,
công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng phần lớn được đầu tư chủ yếu từ nguồn ngân sách
nhà nước thông qua các chương trình, dự án bảo vệ, khôi phục và phát triển rừng toàn quốc.
Trong bối cảnh ngân sách nhà nước còn nhiều khó khăn, nhằm thực hiện chủ trương xã
hội hoá nghề rừng, để huy động nguồn lực của xã hội đầu tư vào rừng, Luật Bảo vệ và Phát
triển rừng được ban hành năm 2004 đã quy định các đối tượng được hưởng lợi từ rừng phải
đóng góp vào Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng (BV&PTR) và đây là nguồn tài chính để bảo vệ
và phát triển rừng. Song song với đó, nhiều sáng kiến của các tổ chức quốc tế, tổ chức phi
chính phủ thông qua các chương trình, dự án đã thể hiện các quan điểm tiếp cận, cách làm mới,
tích cực đóng góp, hỗ trợ triển khai thực hiện thí điểm và thể chế hoá các quy định, hướng dẫn
nhằm huy động các nguồn lực xã hội để tái đầu tư cho công tác bảo vệ, khôi phục và phát triển
rừng bền vững.
Ngày 14/01/2008, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 05/2008/NĐ-CP về Quỹ bảo vệ
và Phát triển rừng (Nghị định số 05); tiếp theo đó, ngày 24/9/2010, Chính phủ đã ban hành
Nghị định số 99/2010/NĐ-CP về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) (Nghị
định số 99) với mục đích huy động các nguồn lực của xã hội để bảo vệ và phát triển rừng, góp
phần thực hiện chủ trương xã hội hoá nghề rừng; nâng cao nhận thức và trách nhiệm đối với
công tác bảo vệ và phát triển rừng của những người được hưởng lợi từ rừng hoặc có các hoạt
động ảnh hưởng trực tiếp đến rừng; nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý, sử dụng các nguồn
lực cho bảo vệ, phát triển rừng của các chủ rừng.
Phần I
TỔ CHỨC THỰC HIỆN QUỸ BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG
VÀ CHÍNH SÁCH CHI TRẢ DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG RỪNG
1. Ban hành các quy định, hướng dẫn và văn bản chỉ đạo điều hành


Sau khi Nghị định số 05 và Nghị định số 99 được Chính phủ ban hành, Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn (Bộ NN&PTNT) đã phối hợp với các Bộ, ngành liên quan tham mưu
cho Chính phủ ban hành Nghị định số 157/2013/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2013 về Quy
định xử phạt vi phạm hành chính về quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm
sản; Quyết định số 2284/QĐ-TTg ngày 13/12/2010 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt đề
án “Triên khai Nghị định số 99/2010/NĐ-CP ngày 24/9/2010 của Chính phủ về chính sách chi
trả dịch vụ môi trường rừng”; Thông tư số 85/2012/TT-BTC ngày 25/5/2012 của Bộ Tài chính

1


về Hướng dẫn chế độ quản lý tài chính đối với Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng; Thông tư số
80/2011/TT- BNNPTNT ngày 23/11/2011 của Bộ NN&PTNT về Hướng dẫn phương pháp xác
định tiền chi trả DVMTR; Thông tư số 20/2012/TT-BNNPTNT ngày 07/05/2012 của Bộ
NN&PTNT về Hướng dẫn trình tự, thủ tục nghiệm thu, thanh toán tiền chi trả DVMTR; Thông
tư liên tịch số 62/2012/TTLT-BNNPTNT-BTC ngày 16/11/2012 của Bộ NN&PTNT-Bộ Tài
chính về Hướng dẫn về quản lý, sử dụng tiền chi trả DVMTR; Thông tư số 60/2012/TTBNNPTNT ngày 09/11/2012 của Bộ NN&PTNT về Quy định về nguyên tắc, phương pháp xác
định diện tích rừng trong lưu vực làm căn cứ chi trả dịch vụ môi trường rừng và các văn bản
hướng dẫn, tạo cơ sở, hành lang pháp lý đầy đủ để tổ chức quản lý Quỹ BV&PTR và triển khai
thực hiện chính sách chi trả DVMTR.
Hàng năm, Bộ NN&PTNT thường xuyên đôn đốc, chỉ đạo, hỗ trợ giải quyết những khó
khăn, vướng mắc của các địa phương; phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương tổ chức các hội
nghị tại các vùng; các hội nghị triển khai kế hoạch, hội nghị tổng kết; các phiên họp Hội đồng
quản lý quỹ. Thông qua các sự kiện này đã phát hiện những tồn tại, hạn chế, vướng mắc; từ đó,
đã kịp thời đôn đốc, chỉ đạo tháo gỡ khó khăn trong triển khai thực hiện; song song với đó, tổ
chức các đoàn công tác, làm việc trực tiếp với lãnh đạo UBND tỉnh, thúc đẩy quá trình tổ chức
thành lập và vận hành Quỹ BV&PTR.
2. Thiết lập hệ thống Quỹ BV&PTR các cấp
Để thành lập hệ thống Quỹ BV&PTR, Bộ NN&PTNT đã ban hành Quyết định số
114/2008/QĐ-BNN ngày 28/11/2008 thành lập Quỹ Trung ương và Quyết định số

111/2008/QĐ-BNN ngày 18/11/2008 ban hành Điều lệ mẫu về tổ chức và hoạt động của Quỹ
BV&PTR cấp tỉnh. Sau 8 năm thực hiện, đến nay, toàn quốc đã có 41 tỉnh thành lập Quỹ
BV&PTR, trong đó có 38 Quỹ tỉnh đã ổn định bộ máy tổ chức và đi vào hoạt động.
3. Rà soát, xác định ranh giới, diện tích cung ứng DVMTR
Bộ NN&PTNT đã tổ chức xác định ranh giới, diện tích các lưu vực liên tỉnh, trên cơ sở
đó ban hành 08 quyết định công bố diện tích rừng cung ứng DVMTR, làm cơ sở điều phối, uỷ
thác tiền DVMTR cho các tỉnh, đảm bảo minh bạch, công khai, công bằng; phối hợp với
UBND các tỉnh chỉ đạo Sở NN&PTNT, Quỹ BV&PTR cấp tỉnh (Quỹ tỉnh) tiến hành việc rà
soát, xác định ranh giới, diện tích rừng trong các lưu vực cung ứng DVMTR nội tỉnh. Đến nay,
các địa phương cơ bản đã hoàn thành rà soát, xác định ranh giới, diện tích rừng đến từng chủ
rừng, làm cơ sở chi trả tiền DVMTR đến các chủ rừng
4. Tuyên truyền, phổ biến chính sách, đào tạo nâng cao năng lực
Bộ NN&PTNT đã chỉ đạo Quỹ Trung ương phối hợp với các đối tác có liên quan (Tổ
chức Hợp tác kỹ thuật Đức, Winrock, CIFOR, ADB, VFD và một số tổ chức phi chính phủ) tổ
chức tuyên truyền, phổ biến chính sách thông qua các phóng sự truyền hình, đối thoại, điểm tin,
viết bài nhằm nhằm tạo ra sự đồng thuận, thống nhất nhận thức về chính sách của các cấp, các
ngành, bên cung ứng, bên sử dụng DVMTR và của mọi tầng lớp nhân dân; tổ chức các hội
thảo, mở các khóa đào tạo, tập huấn tăng cường năng lực, nâng cao trình độ, chuyên môn
nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ trung ương và địa phương.
Các địa phương đã đẩy mạnh các hoạt động thông tin, truyền thông; phối hợp rất chặt
chẽ với các cơ quan phát thanh và truyền hình tỉnh làm phim phóng sự tài liệu, đưa tin, ảnh và

2


bài viết nhằm, thúc đẩy triển khai chính sách, nâng cao nhận thức cho mọi cấp, mọi ngành và
mọi tầng lớp dân cư.
Kết quả công tác truyền thông thể hiện qua số lượng các tờ rơi, tờ gấp, pano, biển hiệu,
các cuộc tuyên truyền lưu động, phát thanh truyền hình, cụ thể: 1.508 bài trên các báo; 8.531
lượt phát thanh; 523 tin phóng sự truyền hình; 823.701 tờ rơi, tờ gấp từ Trung ương đến địa

phương. Tất cả các kênh thông tin này đã truyển tải, góp phần nâng cao nhận thức, tăng cường
năng lực cho các cơ quan, đơn vị và của người dân.
5. Công tác kiểm tra, giám sát
- Định kỳ tháng, quý và cuối năm, Bộ NN&PTNT, Tổng cục Lâm nghiệp, Quỹ
BV&PTR Việt Nam, tổ chức các đoàn công tác, đôn đốc, kiểm tra, giám sát, hướng dẫn nghiệp
vụ chuyên môn, phát hiện những bất cập của chính sách, kiến nghị, đề xuất với các cấp có thẩm
quyền giải quyết.
- Chỉ đạo triển khai thu thập, cập nhật và quản lý, sử dụng cơ sở dữ liệu (CSDL) chi trả
DVMTR theo Quyết định số 3746/QĐ-BNN-TCLN ngày 15/9/2015 của Bộ NN&PTNT, hệ
thống CSDL đã cập nhật thống nhất trong cả nước dữ liệu về rừng, chủ rừng và tiền chi trả cho
chủ rừng phục vụ cho công tác quản lý và kiểm tra, giám sát chính sách chi trả DVMTR.
- Phối hợp với các bên liên quan nghiên cứu, xây dựng bộ chỉ số giám sát, đánh giá chi
trả DVMTR; đang tiến hành thí điểm bộ chỉ số giám sát, đánh giá tại một số địa phương để
hoàn chỉnh trình Bộ NN&PTNT ban hành.
6. Các hoạt động hỗ trợ
a) Tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn, hội thảo chuyên môn nghiệp vụ
Từ trung ương đến địa phương đã chú trọng mở các lớp đào tạo, tập huấn tăng cường
năng lực, nâng cao trình độ, chuyên môn nghiệp vụ; phối hợp với các đối tác có liên quan
(GIZ, CIFOR, VFD, ADB và một số tổ chức phi chính phủ khác) tổ chức các hội thảo vùng,
hội thảo toàn quốc tạo sự đồng thuận, thống nhất nhận thức về chính sách cho các cấp, các
ngành, bên cung ứng, bên sử dụng DVMTR và của mọi tầng lớp nhân dân.
b) Tổ chức thực hiện các đề tài, dự án hỗ trợ triển khai chính sách
- Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ của Trường Đại học Lâm nghiệp, thực hiện trong
giai đoạn 2011-2014, tại 66 lưu vực nhà máy thủy điện, phân bố đều ở các vùng trên cả nước
nhằm cung cấp thông tin, đề xuất điều chỉnh mức chi trả tiền DVMTR đối với các nhà máy
thủy điện.
- Dự án “Xây dựng CSDL thông tin về chi trả DVMTR ở Việt Nam” nhằm tạo lập cơ sở
dữ liệu thông tin về chi trả DVMTR, tích hợp vào hệ thống thông tin quản lý ngành Lâm
nghiệp (FORMIS), nâng cao năng lực thu thập, phân tích, xử lý thông tin nhằm góp phần thực
hiện có hiệu quả chính sách chi trả DVMTR ở Việt Nam. Dự án đã xây dựng được bộ CSDL

thông tin về chi trả DVMTR và đã được Bộ NN&PTNT ban hành tại Quyết định số 3746/QĐBNN-TCLN ngày 15/9/2015 về ban hành Quy chế quản lý và sử dụng cơ sở dữ liệu về chi trả
DVMTR; Tổng cục Lâm nghiệp ban hành Quyết định số 473/QĐ-TCLN-KHTC ngày
26/10/2015 ban hành Sổ tay hướng dẫn việc quản lý, sử dụng và cập nhật CSDL DVMTR. Đến
nay, bộ cơ sở dữ liệu về chi trả DVMTR đã được cập nhật thường xuyên và được tích hợp vào
hệ thống thông tin ngành lâm nghiệp (FORMIS).

3


- Dự án “Tăng cường thực thi chính sách chi trả DVMTR ở Việt Nam” đã hỗ trợ tỉnh
Lào Cai ban hành thí điểm chi trả DVMTR đối với các cơ sở nuôi cá nước lạnh (Quyết định số
4273/QĐ-UBND, ngày 25/11/2015 của UBND tỉnh Lào Cai); đối với các cơ sở công nghiệp có
sử dụng nước (Quyết định số 1551/QĐ-UBND, ngày 27/5/2016 của UBND tỉnh Lào Cai); ban
hành sổ tay hướng dẫn tài chính kế toán; sổ tay hướng dẫn sử dụng tiền DVMTR thôn bản; xây
dựng hệ thống WebGIS hỗ trợ thông tin thực hiện chi trả DVMTR tại Kon Tum sử dụng dữ
liệu kiểm kê rừng tích hợp vào nền hệ thống FORMIS.
c) Hợp tác quốc tế
Bộ NN&PTNT đã chỉ đạo Tổng cục Lâm nghiệp, Quỹ Trung ương và các địa phương
tăng cường hợp tác với các đối tác quốc tế triển khai thực thi chính sách và các sáng kiến, cơ
chế tài chính mới. Qua đó, đã nhận được sự hỗ trợ về tài chính, kỹ thuật để thực hiện chính
sách, góp phần xúc tiến, quảng bá, chia sẻ, học tập kinh nghiệm huy động, quản lý và sử dụng
nguồn tài chính phục vụ thực thi chính sách chi trả DVMTR, cụ thể:
- Hợp tác với GIZ trong việc phát hành Sổ tay hỏi đáp về chi trả DVMTR; mở các lớp
đào tạo, tập huấn hướng dẫn thực hiện chính sách chi trả DVMTR và nghiệp vụ quản lý tài
chính Quỹ BV&PTR; Sổ tay hướng dẫn thực hiện rà soát xác định chủ rừng phục vụ chi trả
DVMTR; hỗ trợ các hoạt động nghiên cứu sửa Nghị định số 99 và các thông tư hướng dẫn
Nghị định số 99.
- Hợp tác với CIFOR trong nghiên cứu chi trả DVMTR ở Việt Nam từ chính sách tới
thực tiễn và tổ chức các hội thảo chia sẻ kết quả nghiên cứu và các hoạt động truyền thông.
- Hợp tác với ADB tổ chức thực hiện Dự án tăng cường năng lực thực thi chính sách chi

trả DVMTR ở Việt Nam.
- Hợp tác với Dự án VFD hỗ trợ thử nghiệm hệ thống giám sát, đánh giá chi trả
DVMTR tại Sơn La; nghiên cứu chi trả DVMTR đối với cơ sở công nghiệp có sử dụng nước
tại Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh; nghiên cứu xây dựng chế tài xử lý vi phạm trong thực thi
chính sách chi trả DVMTR.
Phần II
KẾT QUẢ THỰC HIỆN, ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ XUẤT
I. KẾT QUẢ THỰC HIỆN
1. Kết quả thực hiện Quỹ BV&PTR
1.1. Thành lập hệ thống tổ chức Quỹ BV&PTR

4


HỆ THỐNG
QUỸ BV&PTR

Quỹ BV&PTR
Trung ương

Hội đồng quản lý
Quỹ

Quỹ BV&PTR cấp
tỉnh

Ban kiểm soát Quỹ
(Bộ máy quản lý và
điều hành Quỹ do
Chủ tịch UBND cấp

tỉnh quy định)

Ban điều hành Quỹ

Hình 1. Sơ đồ hệ thống tổ chức Quỹ BV&PTR
a) Quỹ Trung ương
Ngay sau khi Nghị định số 05 có hiệu lực thi hành, Bộ NN&PTNT đã ban hành Quyết
định số 114/2008/QĐ-BNN ngày 28/11/2008 thành lập Quỹ Trung ương và Quyết định số
128/2008/QĐ-BNN ngày 31/12/2008 ban hành Điều lệ về tổ chức và hoạt động của Quỹ Trung
ương. Tổ chức Quỹ Trung ương gồm:
- Hội đồng quản lý Quỹ: Chủ tịch Hội đồng là Thứ trưởng Bộ NN&PTNT phụ trách
Lâm nghiệp; Phó Chủ tịch Hội đồng được cử trong số các ủy viên Hội đồng; các ủy viên Hội
đồng là đại diện các cơ quan, đơn vị thuộc Tổng cục Lâm nghiệp, đại diện lãnh đạo cấp vụ của
Bộ NN&PTNT, đại diện lãnh đạo cấp vụ của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính.
- Ban kiểm soát Quỹ: Có 3 thành viên hoạt động kiêm nhiệm, do Hội đồng quản lý Quỹ
quyết định. Trưởng ban do Bộ trưởng Bộ NN&PTNT bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của
Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ.
- Ban điều hành Quỹ gồm Giám đốc, 01 Phó Giám đốc, Kế toán trưởng và các bộ phận
giúp việc. Giám đốc Quỹ do Bộ trưởng Bộ NN&PTNT bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của
Hội đồng quản lý Quỹ; hoạt động theo chế độ chuyên trách hoặc kiêm nhiệm.
b) Quỹ tỉnh
Để triển khai thành lập Quỹ tỉnh, Bộ NN&PTNT đã ban hành Điều lệ mẫu về tổ chức và
hoạt động của Quỹ BV&PTR cấp tỉnh kèm theo Quyết định số 111/2008/QĐ-BNN ngày
18/11/2008 và các văn bản hướng dẫn thực hiện.

5


45.0
40.0


40

41

2015

2016

36

34

35.0
30.0
25.0

18

20.0
15.0
10.0

4

5.0
2009

2012


2013

2014

Hình 2. Sơ đồ diễn biến số lượng Quỹ cấp tỉnh thành lập theo năm
Số lượng Quỹ tỉnh được thành lập tăng dần lên theo thời gian, năm 2009 có 4 tỉnh thành
lập Quỹ BV&PTR (Lâm Đồng, Sơn La, Lai Châu, Đắk Nông), năm 2012 có 18 tỉnh thành lập
Quỹ BV&PTR, năm 2013 có 34 tỉnh thành lập Quỹ BV&PTR, năm 2014 có 36 tỉnh thành lập
Quỹ BV&PTR, năm 2015 có 40 tỉnh thành lập Quỹ BV&PTR. Đến nay, toàn quốc đã có 41
tỉnh thành lập Quỹ BV&PTR; trong đó có 38 Quỹ tỉnh đã ổn định bộ máy tổ chức, thành lập
các phòng ban chuyên trách, có trụ sở riêng đi vào hoạt động. Một số địa phương có nguồn thu
lớn đã thiết lập hệ thống chi trả cấp huyện (Quỹ BV&PTR tỉnh Sơn La đã thành lập 11 chi
nhánh Quỹ BV&PTR cấp huyện). Trong số 38 Quỹ tỉnh đã ổn định bộ máy tổ chức và đã đi
vào hoạt động thì có 9 Quỹ trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh và 29 Quỹ trực thuộc Sở
NN&PTNT
Tổ chức Quỹ tỉnh gồm:
- Hội đồng quản lý Quỹ: Chủ tịch Hội đồng là Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch UBND tỉnh
hoặc Giám đốc Sở NN&PTNT, Phó Chủ tịch Hội đồng là Giám đốc hoặc Phó Giám đốc Sở
NN&PTNT hoặc Lãnh đạo Sở Tài chính; thành viên Hội đồng quản lý Quỹ là đại diện lãnh đạo
của các Sở NN&PTNT, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Cục thuế, KBNN tỉnh và Chi cục Lâm
nghiệp, Chi cục Kiểm lâm.
- Ban kiểm soát Quỹ: Trưởng ban là Trưởng phòng Tài chính Kế toán hoặc Chánh thanh
tra của Sở NN&PTNT; thành viên là cán bộ nghiệp vụ, thanh tra của Sở Tài chính và Sở
NN&PTNT.
- Ban điều hành Quỹ: Cơ cấu tổ chức không giống nhau; số lượng phòng nghiệp vụ cũng
rất khác nhau có thể là 2, hoặc 3, hay 4 phòng tùy theo quy định của mỗi tỉnh; tên gọi của các
phòng cũng khác nhau. Riêng tỉnh Sơn La thành lập chi nhánh Quỹ BV&PTR cấp huyện trực
thuộc Quỹ BV&PTR tỉnh, là một bộ phận của Quỹ tỉnh làm nhiệm vụ chi trả tiền DVMTR ở

6



các huyện, thị.
1.2. Kết quả huy động các nguồn thu
Sau 8 năm thành lập và đi vào hoạt động, đến nay hệ thống Quỹ BV&PTR mới chỉ có 2
nguồn thu chính là: nguồn thu từ chi trả DVMTR và nguồn thu từ tiền trồng rừng thay thế,
ngoài ra, không còn nguồn thu nào khác. Tổng số hai nguồn thu này là 6.449,767 tỷ đồng,
trong đó:
- Thu từ DVMTR là 5.744,792 tỷ đồng;
- Thu từ trồng rừng thay thế là 704,975 tỷ đồng.
2. Kết quả huy động các nguồn thu
2.1. Ký kết hợp đồng với các cơ sở sử dụng DVMTR
Bộ NN&PTNT, Ủy ban nhân dân các tỉnh chỉ đạo Quỹ BV&PTR các cấp ký kết các hợp
đồng ủy thác với các đơn vị sử dụng DVMTR. Đến 30/6/2016, đã ký được 464 hợp đồng ủy
thác với các cơ sở sử dụng DVMTR, trong đó:
- Quỹ Trung ương ký 64 hợp đồng (thủy điện: 58 hợp đồng và nước sạch: 6 hợp đồng);
- Quỹ tỉnh ký 400 hợp đồng (Thủy điện 262 hợp đồng, nước sạch 79 hợp đồng và du
lịch 59 hợp đồng). Các Quỹ tỉnh ký nhiều hợp đồng gồm: Lào Cai: 57 hợp đồng, Lâm Đồng: 51
hợp đồng, Gia Lai: 35 hợp đồng, Sơn La: 29 hợp đồng, Quảng Nam: 28 hợp đồng, Hà Giang:
26 hợp đồng

26,25%
73,75%

Trung ương

Địa Phương

Hình 3. Tỷ trọng thu tiền DVMTR của trung ương và địa phương
2.2. Kết quả thu, chi tiền DVMTR

a) Kết quả thu:
Tổng thu tiền DVMTR toàn quốc đến 30/6/2016 là 5.744,792 tỷ đồng; cơ cấu thu như
sau:
- Theo cấp quản lý: Quỹ Trung ương thu 4.236,558 tỷ đồng (chiếm 73,7%), Quỹ tỉnh thu
1.508,234 tỷ đồng (chiếm 26,3%).
- Theo loại dịch vụ: Thu từ cơ sở sản xuất thủy điện là 5.586,497 tỷ đồng (chiếm
97,25%), thu từ cơ sở sản xuất và cung ứng nước sạch là 149,680 tỷ đồng (chiếm 2,59%), thu
từ dịch vụ du lịch là 8,615 tỷ đồng (chiếm 0,16%).
- Theo thời gian: Năm 2011 thu 282,928 tỷ đồng, năm 2012 thu 1.183,915 tỷ đồng, năm

7


2013 thu 1.096,389 tỷ đồng, năm 2014 thu 1.335,013 tỷ đồng, năm 2015 thu 1.327,779 tỷ
đồng, 6 tháng đầu năm 2016 thu 518,766 tỷ đồng.
b) Kết quả chi: Trong tổng số tiền DVMTR thu được 5.744,792 tỷ đồng, số tiền phải chi
trả cho chủ rừng và các tổ chức không phải chủ rừng là 4.549,620 tỷ đồng (đã trừ 0,5% chi phí
quản lý ở Quỹ trung ương, 10% chi phí quản lý Quỹ tỉnh, 5% dự phòng và 370,571 tỷ đồng đã
được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt cho các địa phương chuyển sử dụng vào mục đích khác).
Đến nay, đã giải ngân cho chủ rừng và tổ chức không phải chủ rừng đạt tỷ lệ 86,71%.

1.335

1400.0

1.328

1.184
1.096


1200.0
1000.0
800.0

519

600.0
400.0

283

200.0
2011

2012

2013

2014

2015

6.2016

Hình 4. Tình hình thu tiền DVMTR qua các năm (Đơn vị tính: tỷ đồng)
II. ĐÁNH GIÁ THÀNH CÔNG, TỒN TẠI VÀ ĐỀ XUẤT
1. Đối với Quỹ BV&PTR
1.1. Thành công
a) Sau 8 năm kể từ khi Nghị định số 05 có hiệu lực thi hành, đến nay, toàn quốc đã có 41
tỉnh thành lập Quỹ BV&PTR; trong đó có 38 Quỹ tỉnh đã ổn định bộ máy tổ chức, thành lập

các phòng ban chuyên trách, có trụ sở riêng, đi vào hoạt động. Các Quỹ BV&PTR đã thực hiện
tốt nhiệm vụ ủy thác chi trả tiền DVMTR; là một mắt xích quan trọng, không thể thiếu trong
chuỗi mắt xích chi trả ủy thác tiền DVMTR từ bên sử dụng đến bên cung ứng DVMTR theo
hình thức chi trả gián tiếp.
b) Quỹ BV&PTR đã thực sự trở thành một công cụ quan trọng, huy động được các
nguồn lực của xã hội để bảo vệ và phát triển rừng, góp phần thực hiện chủ trương xã hội hoá
nghề rừng.
Sau 8 năm hoạt động, Quỹ BV&PTR đã thu được tổng số tiền là 6.449 tỷ đồng tiền

8


DVMTR và trồng rừng thay thế. Bình quân từ năm 2013 trở lại đây, thu tiền DVMTR được
khoảng 1.300 tỷ đồng/năm. Đây là một nguồn lực to lớn, góp phần bảo vệ rừng tốt hơn và cải
thiện thu nhập cho người dân là những người trực tiếp bảo vệ rừng, phần lớn họ đều là những
hộ đồng bào dân tộc ít người và những hộ nghèo; góp phần quan trọng thực hiện chủ trương xã
hội hóa nghề rừng và xóa đói giảm nghèo.
c) Quỹ BV&PTR đã góp phần làm thay đổi tư duy, nhận thức của các cấp, các ngành,
đặc biệt là những người sử dụng các DVMTR, được hưởng lợi từ môi trường rừng đối với công
tác bảo vệ rừng. Hiện nay, nhận thức của các cơ sở sử dụng DVMTR đã thay đổi, họ đã ủy thác
cho Quỹ BV&PTR chi trả tiền DVMTR cho các chủ rừng và các hộ dân bảo vệ rừng để duy trì
nguồn nước cho hoạt động kinh doanh của đơn vị. Tính đến nay, đã có 320 công ty thủy điện,
85 công ty nước sạch và 59 công ty du lịch ký hợp đồng, chi trả ủy thác tiền DVMTR với Quỹ
Trung ương và các Quỹ tỉnh.
d) Các chủ rừng đã nhận thức được trách nhiệm cung ứng DVMTR là phải làm rõ diện
tích, phạm vi, ranh giới khu rừng cung ứng DVMTR phải bảo vệ tương ứng với số tiền chi trả
DVMTR được nhận, nghĩa là xác định rõ trách nhiệm gắn liền với quyền lợi. Từ đó, nâng cao
năng lực và hiệu quả quản lý, sử dụng và bảo vệ rừng, góp phần thực hiện chiến lược phát triển
lâm nghiệp.
1.2. Tồn tại và hạn chế

1.2.1. Địa vị pháp lý của Quỹ chưa rõ ràng
a) Nghị định số 05 của Chính phủ chỉ quy định Quỹ BV&PTR là tổ chức tài chính nhà
nước, nhưng không có định nghĩa thế nào là tổ chức tài chính nhà nước và cũng không quy
định cụ thể địa vị pháp lý của Quỹ.
Thông tư số 85/2012/TT-BTC ngày 25/5/2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ quản
lý tài chính đối với Quỹ BV&PTR, quy định về quản lý tài chính đối với công tác điều hành
của Quỹ thì Quỹ BV&PTR được áp dụng cơ chế tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập.
Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của Chính phủ, quy định cơ chế tự chủ đối với
đơn vị sự nghiệp công lập, theo đó quy định đơn vị sự nghiệp công lập do cơ quan có thẩm
quyền của Nhà nước thành lập theo quy định của pháp luật, có tư cách pháp nhân, cung cấp
dịch vụ công, phục vụ quản lý nhà nước; dịch vụ sự nghiệp công có hai loại: dịch vụ sự nghiệp
công sử dụng ngân sách nhà nước; dịch vụ sự nghiệp công không sử dụng ngân sách nhà nước.
Tuy nhiên, chưa có văn bản quy định, hướng dẫn chi tiết của cơ quan có thẩm quyền về trường
hợp đơn vị sự nghiệp công lập như hệ thống tổ chức Quỹ BV&PTR.
b) Trong các quyết định của UBND tỉnh đã ban hành thì địa vị pháp lý của Quỹ cũng rất
khác nhau. Quỹ BV&PTR là đơn vị sự nghiệp (Lai Châu, Nghệ An); Quỹ BV&PTR là đơn vị
sự nghiệp công lập (Sơn La); Quỹ BV&PTR là đơn vị sự nghiệp có thu (Điện Biên, Đắk
Nông). Tình trạng quy định rất khác nhau giữa các tỉnh, có tỉnh quy định Quỹ BV&PTR là đơn
vị sự nghiệp công lập và giao tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính; có tỉnh chỉ quy định là
đơn vị sự nghiệp công lập nhưng không giao tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính; có tỉnh
giao tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính nhưng không quy định là đơn vị sự nghiệp công
lập.
c) Vấn đề địa vị pháp lý của Quỹ BV&PTR chưa rõ ràng đã gây khó khăn cho hoạt

9


động của Quỹ. Trong các quyết định của UBND tỉnh thường vận dụng quy định về đơn vị sự
nghiệp công lập và cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của Nghị định số 16/2015/NĐ-CP,
nhưng vì đến nay chưa có văn bản hướng dẫn thi hành Nghị định này đối với đơn vị như Quỹ

BV&PTR nên các địa phương thường áp dụng việc quản lý phần kinh phí tự chủ, tự chịu trách
nhiệm đối với đơn vị sự nghiệp có thu theo quy định tại Nghị định số 43/2006/NĐ-CP.
Trong khi chưa có quy định địa vị pháp lý của Quỹ BV&PTR, với sự tham mưu của Sở
NN&PTNT, Sở Nội vụ, Sở Tài chính, UBND một số tỉnh đã quy định Quỹ BV&PTR là đơn vị
sự nghiệp công lập và giao tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính. Như vậy, rất cần thiết có
văn bản của cấp có thẩm quyền quy định về địa vị pháp lý và cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm
về kinh phí đối với Quỹ BV&PTR để thi hành thống nhất trên phạm vi cả nước.
1.2.2. Phân cấp quản lý Quỹ BV&PTR chưa thống nhất
Hiện tại, đang tồn tại 2 cấp quản lý trực tiếp Quỹ tỉnh, hoặc do UBND tỉnh trực tiếp
quản lý, hoặc do Sở NN&PTNT trực tiếp quản lý. Việc phân cấp quản lý này đúng với quy
định tại Nghị định 05 nhưng không căn cứ theo một tiêu chí nào, dẫn đến tình trạng không
thống nhất giữa các Quỹ tỉnh. Trong số 38 Quỹ tỉnh đã ổn định bộ máy tổ chức và đã đi vào
hoạt động, có 9 Quỹ tỉnh do UBND tỉnh trực tiếp quản lý, 29 Quỹ tỉnh do Sở NN&PTNT trực
tiếp quản lý.
1.2.3. Cơ cấu tổ chức và biên chế của Quỹ không thống nhất
a) Số lượng các phòng chuyên môn của các Ban điều hành Quỹ tỉnh không giống nhau,
nhiều nhất là 4 phòng (Lâm Đồng, Đắc Nông), còn lại đa số từ 2 đến 3 phòng. Có 2 Quỹ tỉnh
thành lập Phòng Kiểm tra Giám sát (Lâm Đồng, Đắc Nông). Tên các loại phòng cũng khác
nhau, nhưng có 3 chức năng giống nhau: Kỹ thuật; Tổ chức - Hành chính; Kế toán -Tài vụ.
Cách đặt tên, ghép tên tuy khác nhau, nhưng giống với cơ quan sự nghiệp công lập.
b) Số lượng biên chế cũng rất khác nhau giữa các Quỹ tỉnh, tùy thuộc vào số lượng kinh
phí nhiều hay ít và Ban điều hành Quỹ hoạt động chuyên trách hay kiêm nhiệm. Có Ban điều
hành Quỹ tỉnh có tới 63 CBCNV chuyên trách (Sơn La), nhưng có nơi chỉ có 2 CBCNV
chuyên trách trong tổng số 9 người, hoặc không có người nào chuyên trách.
c) Có những tỉnh thành lập Ban điều hành Quỹ, nhưng không đủ kinh phí thành lập bộ
máy nên toàn bộ hoạt động và nhân sự của Ban điều hành Quỹ được giao cho một cơ quan
khác làm kiêm nhiệm (Chi cục Lâm nghiệp hoặc Chi cục Kiểm lâm), hoặc một số người làm
kiêm nhiệm còn một số thì chuyên trách.
1.2.4. Chưa quy định rõ cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính
a) Trong các quyết định của UBND tỉnh về xác định Quỹ BV&PTR là đơn vị sự nghiệp

công lập, thường quy định Ban điều hành Quỹ tỉnh tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính cho
mọi hoạt động của Quỹ. Tuy nhiên, chưa có văn bản nào quy định về cơ chế tự chủ, tự chịu
trách nhiệm trong trường hợp chi tiêu khoản tiền quản lý 10% chi trả DVMTR, dù đây là nguồn
tiền ủy thác của bên sử dụng DVMTR, không phải tiền ngân sách nhà nước.
b) Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ
của đơn vị sự nghiệp công lập, gồm: tự chủ trong xây dựng kế hoạch, trong tổ chức thực hiện
kế hoạch, về tổ chức bộ máy, về nhân sự và về tài chính, nhưng tất cả nội dung này chưa áp
dụng được với trường hợp Quỹ BV&PTR, dù là Quỹ tỉnh có tổng số kinh phí thu được hàng

10


năm hơn 100 tỷ đồng hay chỉ có 1 tỷ đồng thì Ban điều hành Quỹ cũng chỉ được chi theo
những nội dung mà Sở Tài chính đã thẩm định và UBND tỉnh đã duyệt.
1.2.5. Chưa quy định rõ về vai trò, chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng quản lý Quỹ và
Ban kiểm soát Quỹ
a) Chính phủ ban hành Nghị định số 05/2008/NĐ-CP quy định về tổ chức Quỹ
BV&PTR gồm Quỹ Trung ương và Quỹ tỉnh. Nghị định quy định Quỹ Trung ương do Bộ
NN&PTNT thành lập, bộ máy quản lý và điều hành bao gồm: Hội đồng quản lý Quỹ, Ban kiểm
soát và bộ máy điều hành; đối với Quỹ tỉnh, UBND cấp tỉnh quyết định việc thành lập Quỹ,
Quỹ có thể trực thuộc UBND tỉnh hoặc Sở NN&PTNT. Nghị định không quy định Ban điều
hành của Quỹ tỉnh gồm những bộ phận nào.
b) Theo quy định hiện hành, Hội đồng quản lý Quỹ là cơ quan chỉ huy, Ban điều hành là
cơ quan chấp hành. Hiện nay, khi địa vị pháp lý của Quỹ tỉnh chưa rõ ràng, Hội đồng quản lý
Quỹ có vai trò quan trọng giúp tạo sự đồng thuận giữa các Sở, ngành về hoạt động của Quỹ.
UBND tỉnh cũng cần sự đồng thuận này để làm cơ sở quyết định các nội dung hoạt động của
Quỹ BV&PTR.
c) Với cơ chế hiện nay, các thành viên của Hội đồng đóng hai vai, khi họp Hội đồng thì
vào vai ủy viên phát biểu ý kiến và ký vào biên bản cuộc họp, khi xét duyệt các văn bản cụ thể
do Ban điều hành Quỹ trình thì theo chức năng của lãnh đạo sở chuyên ngành với các thủ tục,

trình tự do Nhà nước quy định. Do đó, thường cùng một vấn đề, nhưng Ban điều hành Quỹ
phải trình tới 3 lần: trình bộ phận nghiệp vụ của Sở NN&PTNT có ý kiến trước, sau đó trình
cho Hội đồng, khi có ý kiến của Hội đồng sẽ trình cho UBND tỉnh, nhưng UBND tỉnh thường
chuyển các sở có ý kiến thẩm định bằng văn bản rồi mới phê duyệt.
1.3. Đề xuất sửa đổi, bổ sung Nghị định số 05
Qua 8 năm tổ chức hoạt động Quỹ BV&PTR, đến nay, toàn quốc đã có 41 tỉnh thành lập
Quỹ BV&PTR, trong đó có 38 Quỹ tỉnh đã ổn định bộ máy tổ chức, thành lập các phòng, ban
chuyên trách, có trụ sở riêng đi vào hoạt động và đã thu được tổng số tiền là 6.449 tỷ đồng.
Đây là một nguồn lực to lớn, góp phần bảo vệ và phát triển rừng rừng tốt hơn, cải thiện đời
sống cho những người trực tiếp làm nghề rừng; góp phần quan trọng cho việc thực hiện chủ
trương xã hội hóa nghề rừng và xóa đói giảm nghèo. Tuy nhiên, trong quá trình tổ chức thực
hiện, đã bộc lộ một số tồn tại, hạn chế đã nêu trên, cần được nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Nghị
định số 05 cho phù hợp với tình hình thực tiễn hiện nay.
a) Quy định địa vị pháp lý của Quỹ BV&PTR
Khoản 3, Điều 6 Nghị định số 05 quy định: “Quỹ là tổ chức tài chính nhà nước, có tư
cách pháp nhân, có con dấu riêng, được mở tài khoản tại ngân hàng hoặc Kho bạc nhà nước
theo quy định của pháp luật”.
Đề nghị sửa đổi, bổ sung như sau:
“Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng là tổ chức tài chính nhà nước, thuộc loại hình đơn vị sự
nghiệp công lập, có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, được mở tài khoản tại ngân hàng hoặc
kho bạc nhà nước theo quy định của pháp luật”.
b) Quy định về phân cấp quản lý Quỹ BV&PTR

11


Điểm b Khoản 2 Điều 7 Nghị định số 05 quy định: “Bộ máy quản lý và điều hành của
Quỹ do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn quy định”.
Đề nghị sửa đổi, bổ sung như sau:

“Bộ máy quản lý và điều hành của Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng cấp tỉnh gồm Hội
đồng quản lý, Ban kiểm soát và Ban điều hành Quỹ.
Hội đồng quản lý Quỹ do lãnh đạo UBND tỉnh là chủ tịch Hội đồng, các thành viên là
lãnh đạo các Sở: NN&PTNT, Tài chính, Nội vụ và các thành viên khác do UBND cấp tỉnh
quyết định.
Giám đốc Ban điều hành Quỹ và cơ cấu tổ chức của Ban điều hành Quỹ do Chủ tịch
UBND cấp tỉnh bổ nhiệm và quy định.”
c) Quy định cơ chế tự chủ về tài chính của Quỹ BV&PTR
Bổ sung Điều 15a Nghị định số 05 như sau:
“Điều 15a. Cơ chế tự chủ về tài chính của Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng
1. Đối với nguồn thu ủy thác tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng không phải nguồn
ngân sách nhà nước; Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng được tự chủ về quản lý, sử dụng khoản
kinh phí quản lý của nguồn thu ủy thác theo tỷ lệ trích được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
2. Đối với các nguồn ngân sách nhà nước; Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng được tự chủ về
tài chính theo quy định tại Điều 12, Điều 13 và Điều 14 Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày
14/02/2015 của Chính phủ về quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập.”
2. Đối với chính sách chi trả DVMTR
2.1. Thành công
a) Góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, bảo vệ rừng
Nguồn chi trả tiền DVMTR hàng năm đã góp phần nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ
cho hơn 5 triệu ha rừng trong các lưu vực cung ứng DVMTR (chiếm tỷ lệ khoảng 38% tổng
diện tích rừng hiện có), làm giảm số vụ vi phạm và diện tích rừng bị thiệt hại trong toàn quốc,
cụ thể1:
- Số vụ vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng giai đoạn 2006-2010 (khi chưa thực hiện
chính sách chi trả DVMTR) là 195.825 vụ, giai đoạn 2011-2015 (khi thực hiện chính sách chi
trả DVMTR) là 131.325 vụ, giảm 64.500 vụ, tương ứng giảm 32,9%, trong đó: Năm 2011 là
29.935 vụ, năm 2012 là 28.395 vụ, năm 2013 là 28.936 vụ, năm 2014 là 27.405 vụ, năm 2015
là 16.654 vụ);
- Diện tích rừng bị thiệt hại giai đoạn 2006-2010 (khi chưa thực hiện chính sách chi trả
DVMTR) là 27.732 ha, giai đoạn 2011-2015 (khi thực hiện chính sách chi trả DVMTR) là

11.578 ha, giảm 16.154 ha, tương ứng giảm 58,2% (trong đó; năm 2011 là 3.782 ha, năm 2012
là 2.363 ha, năm 2013 là 1.678 ha, năm 2014 là 2.492 ha, năm 2015 là 1.263 ha).

1

Báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Hội nghị sơ kết 5 năm Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai
đoạn 2011 – 2015 do Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải chủ trì.

12


Chính sách chi trả DVMTR đã tạo ra một cơ chế tài chính mới, ổn định, góp phần bảo
vệ rừng tốt hơn; thông qua việc thực thi chính sách, ý thức người dân dần dần được nâng cao,
đời sống người dân từng bước được cải thiện.
b) Cải thiện thu nhập cho người dân làm nghề rừng
Sau hơn 5 năm thực hiện chính sách, tổng số tiền DVMTR đã được bên sử dụng
DVMTR chi trả gần 5.745 tỷ đồng. Đã có hơn 500 ngàn hộ dân được nhận tiền chi trả DVMTR
để cải thiện thu nhập và đời sống. Đây là những hộ dân sống trong và gần rừng, phần lớn họ là
đồng bào dân tộc thiểu số nghèo. Số tiền DVMTR mà hộ dân nhận được bình quân chung cả
nước khoảng 2 triệu đồng/hộ/năm, đã góp phần cải thiện thu nhập và một số hộ đã sử dụng
nguồn tiền này để đầu tư sản xuất nông nghiệp, nuôi con ăn học, tạo sinh kế ổn định và nâng
cao đời sống. Hiện tại, tiền chi trả DVMTR chưa hoàn toàn đáp ứng giá trị sức lao động và nhu
cầu sống tối thiểu của người dân, nhưng đã thật sự có ý nghĩa, nhất là đối với những hộ nghèo.
c) Thúc đẩy xã hội hóa nghề rừng, giải quyết khó khăn về kinh phí hoạt động cho chủ
rừng dừng khai thác chính gỗ từ rừng tự nhiên
Nguồn tiền chi trả DVMTR bình quân khoảng hơn 1.000 tỷ đồng/năm đã giúp giải quyết
khó khăn về kinh phí bảo vệ rừng cho 199 ban quản lý rừng, 84 công ty lâm nghiệp, 650 chủ
rừng là tổ chức và tổ chức không phải là chủ rừng và hàng trăm ngàn hộ gia đình, cá nhân,
cộng đồng.
Từ năm 2013, Chính phủ có chủ trương dừng khai thác chính gỗ từ rừng tự nhiên, nguồn

tiền DVMTR đã giúp các công ty lâm nghiệp duy trì, đứng vững, khôi phục sản xuất, có kinh
phí hoạt động và hỗ trợ cho công tác bảo vệ rừng trong thời gian thực hiện việc sắp xếp, đổi
mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp.
2.2. Tồn tại và hạn chế
a) Quy định mức chi trả tiền DVMTR theo số tuyệt đối, cố định đối với cơ sở sản xuất
thủy điện 20 đồng/kwh, cơ sở sản xuất và cung cấp nước sạch 40đồng/m3 tại Nghị định số 99
đến nay không còn phù hợp với tình hình lạm phát và biến động tăng giá2, không đảm bảo thu
nhập và tạo ra động lực, khuyến khích người dân tham gia bảo vệ, phát triển rừng. Cần có cơ
chế điều chỉnh mức chi trả DVMTR, Nghị định số 99 quy định chi trả DVMTR là quan hệ
cung ứng và chi trả giữa bên sử dụng DVMTR trả tiền cho bên cung ứng DVMTR. Mức chi trả
cần điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế.
b) Việc chi trả tiền DVMTR theo từng lưu vực của từng cơ sở sử dụng DVMTR đã tạo
ra sự chênh lệch rất lớn. Có những lưu vực mức chi trả trên 600.000 đ/ha/năm, nhưng cũng có
lưu vực chỉ được chi trả 800đ/ha/năm (thấp hơn rất nhiều mức hỗ trợ của ngân sách nhà nước
cho bảo vệ rừng hiện nay là 200.000 đ/ha) làm cho thu nhập của người làm nghề rừng có sự
khác biệt rất lớn; làm xuất hiện tình trạng thắc mắc, so bì, phát sinh mâu thuẫn của người dân ở
các vùng khác nhau; đặc biệt là đối với người đồng bào dân tộc ít người. Vì vậy, cần phải cho
phép UBND các tỉnh được chủ động, linh hoạt điều tiết từ lưu vực có mức chi trả quá cao sang
lưu vực có mức chi trả quá thấp.
c) Trong 5 loại DVMTR được quy định tại Nghị định 99, hiện mới có 3 loại DVMTR đã
2

Từ năm 2008 đến 2014 lạm phát tăng 73,2%, giá bán lẻ điện bình quân tăng 1,8 lần, giá nước sạch tăng 1,3 lần

13


thực hiện gồm: dịch vụ bảo vệ đất, hạn chế xói mòn, bồi lắng lòng hồ, lòng sông, lòng suối;
dịch vụ điều tiết và duy trì nguồn nước cho sản xuất và đời sống xã hội; dịch vụ bảo vệ cảnh
quan tự nhiên và bảo tồn đa dạng sinh học của các hệ sinh thái rừng phục vụ cho dịch vụ du

lịch. Các dịch vụ như: cung ứng bãi đẻ, nguồn thức ăn và con giống tự nhiên, sử dụng nguồn
nước từ rừng cho nuôi trồng thủy sản; dịch vụ đối với các cơ sở sản xuất công nghiệp có sử
dụng nguồn nước cho sản xuất; dịch vụ hấp thụ và lưu giữ carbon của rừng, giảm phát thải khí
gây hiệu ứng nhà kính bằng các biện pháp ngăn chặn suy thoái rừng, giảm diện tích rừng và
phát triển rừng bền vững cần tiếp tục nghiên cứu, thí điểm ở một số địa phương, tổng kết thực
hiện trên toàn quốc.
c) Quy định về sử dụng kinh phí dự phòng chỉ được hỗ trợ trong trường hợp có thiên tai,
khô hạn là chưa phù hợp, cần mở rộng nội dung chi theo yêu cầu của thực tiễn. Việc chi trả cho
bên cung ứng phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân các cấp, Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn dẫn đến nhiều thủ tục hành chính, khiến cho hoạt động chi trả DVMTR còn vướng
mắc, cần đơn giản hóa thủ tục hành chính để tăng hiệu quả của dịch vụ môi trường rừng.
2.3. Đề xuất sửa đổi, bổ sung Nghị định số 99
Qua 5 năm thực hiện chính sách chi trả DVMTR trên phạm vi cả nước đã đạt nhiều kết
quả khả quan, những bài học kinh nghiệm quý báu trong quá trình tổ chức thực hiện, khẳng định
rõ hơn, đây là là một chủ trương, chính sách mới đúng đắn, có tính khả thi cao, đáp ứng được yêu
cầu thực tiễn trong công tác bảo vệ, phát triển rừng, phù hợp với nhu cầu, được người dân hết sức
đồng tình và ủng hộ và đã từng bước đi vào cuộc sống, phát huy tác dụng, hiệu quả.
Tuy nhiên, trong quá trình tổ chức thực hiện đã bộc lộ một số tồn tại, hạn chế, cần được
nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Nghị định số 99 để giải quyết những tồn tại, hạn chế đã nêu trên.
a) Khoản 1 Điều 5 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“1. Tổ chức, cá nhân được hưởng lợi từ dịch vụ môi trường rừng phải chi trả tiền dịch
vụ môi trường rừng cho bên cung ứng dịch vụ môi trường rừng.”
b) Điều 8 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 8. Đối tượng được chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng
1. Các đối tượng được chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng là các chủ rừng của các khu
rừng có cung ứng dịch vụ môi trường rừng, gồm:
a) Các chủ rừng là tổ chức được Nhà nước giao rừng, cho thuê rừng để sử dụng ổn định
lâu dài vào mục đích lâm nghiệp và các chủ rừng là tổ chức tự đầu tư trồng rừng trên diện tích
đất lâm nghiệp được giao;
b) Các chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao rừng, cho thuê rừng; cộng

đồng dân cư thôn được Nhà nước giao rừng để sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích lâm
nghiệp; các chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn tự đầu tư trồng rừng trên
diện tích đất lâm nghiệp được Nhà nước giao.
2. Các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn có hợp đồng nhận khoán
bảo vệ rừng ổn định lâu dài với các chủ rừng là tổ chức nhà nước (sau đây viết chung là hộ
nhận khoán).
3. Ủy ban nhân dân cấp xã được Nhà nước giao trách nhiệm quản lý rừng theo quy định

14


của pháp luật có cung ứng dịch vụ môi trường rừng.
4. Các tổ chức chính trị - xã hội được Nhà nước giao trách nhiệm quản lý rừng theo quy
định của pháp luật có cung ứng dịch vụ môi trường rừng."
c) Khoản 1 Điều 11 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“1. Đối với các cơ sở sản xuất thủy điện
a) Mức chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng áp dụng đối với các cơ sở sản xuất thủy điện
là 36 đồng/kwh điện thương phẩm. Sản lượng điện để tính tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng
là sản lượng điện của các cơ sở sản xuất thủy điện bán cho bên mua điện theo hợp đồng mua
bán điện;
b) Xác định số tiền phải chi trả dịch vụ môi trường rừng
Số tiền phải chi trả dịch vụ môi trường rừng trong kỳ hạn thanh toán được xác định bằng
sản lượng điện trong kỳ hạn thanh toán (kwh) nhân với mức chi trả dịch vụ môi trường rừng
tính trên 1kwh (36 đồng/kwh).”
d) Khoản 2 Điều 11 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“2. Đối với các cơ sở sản xuất và cung cấp nước sạch
a) Mức chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng áp dụng đối với các cơ sở sản xuất và cung
cấp nước sạch là 52 đồng/m3 nước thương phẩm. Sản lượng nước để tính tiền chi trả dịch vụ
môi trường rừng là sản lượng nước của các cơ sở sản xuất và cung cấp nước sạch bán cho
người tiêu dùng;

b) Xác định số tiền phải chi trả dịch vụ môi trường rừng
Số tiền phải chi trả dịch vụ môi trường rừng trong kỳ hạn thanh toán được xác định bằng
sản lượng nước thương phẩm trong kỳ hạn thanh toán (m3) nhân với mức chi trả dịch vụ môi
trường rừng tính trên 1m3 nước thương phẩm (52 đồng/m3).”
đ) Điểm b Khoản 2 Điều 15 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“b) Trích một phần kinh phí không quá 5% so với tổng số tiền ủy thác chuyển về Quỹ
bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh, cộng với các nguồn kinh phí hợp pháp khác để dự phòng, hỗ
trợ cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn được giao, khoán bảo vệ rừng ổn định lâu
dài trong trường hợp có thiên tai, khô hạn và trường hợp mức chi trả tiền dịch vụ môi trường
rừng trên cùng một đơn vị diện tích thấp hơn mức chi trả của năm trước liền kề.
Đối với diện tích rừng có mức chi trả dịch vụ môi trường rừng lớn hơn 2 (hai) lần mức
hỗ trợ của ngân sách nhà nước cho khoán bảo vệ rừng, tùy theo đối tượng trên cùng địa bàn cấp
tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định mức điều tiết phù hợp.”
e) Điểm c Khoản 2 Điều 15 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“c) Số tiền còn lại để chi trả cho bên cung ứng dịch vụ môi trường rừng được sử dụng
như sau:
Chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao rừng, cho thuê rừng, cộng đồng
dân cư thôn được Nhà nước giao rừng ổn định lâu dài; chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng
đồng dân cư thôn tự đầu tư vốn trồng rừng trên đất lâm nghiệp được hưởng toàn bộ số tiền trên.
Chủ rừng là tổ chức được coi là nguồn thu của chủ rừng và được quản lý, sử dụng theo

15


quy định của pháp luật về tài chính phù hợp đối với từng loại hình tổ chức. Trường hợp chủ
rừng có thực hiện khoán bảo vệ rừng, chủ rừng được sử dụng không quá 10% tổng số tiền thu
được từ dịch vụ môi trường rừng trên diện tích khoán bảo vệ rừng để thực hiện công tác quản
lý, tổ chức các hoạt động tuyên truyền giáo dục môi trường; số tiền còn lại phải thanh toán cho
hộ nhận khoán.
Ủy ban nhân dân cấp xã được Nhà nước giao trách nhiệm quản lý rừng chưa giao, cho

thuê theo quy định của pháp luật, là nguồn thu của Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng cấp xã, quản
lý chi theo quy định tại Điều 3 Quyết định số 07/2012/QĐ-TTg ngày 08/02/2012 của Thủ
tướng Chính phủ ban hành một số chính sách tăng cường công tác bảo vệ rừng.
Tổ chức chính trị - xã hội được Nhà nước giao trách nhiệm quản lý rừng theo quy định
của pháp luật phải lập phương án sử dụng kinh phí quản lý bảo vệ rừng từ nguồn thu tiền chi
trả dịch vụ môi trường rừng trình Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt, gửi Quỹ Bảo vệ và
Phát triển rừng cấp tỉnh tổng hợp trong kế hoạch chi trả dịch vụ môi trường rừng của tỉnh.”
g) Bãi bỏ Khoản 7, Điểm b Khoản 9 Điều 22.
Phần III
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Qua 8 năm tổ chức hoạt động Quỹ BV&PTR và 5 năm thực hiện chính sách chi trả
DVMTR, trên phạm vi cả nước đã đạt nhiều kết quả khả quan, những bài học kinh nghiệm quý
báu trong quá trình tổ chức thực hiện, khẳng định rõ hơn, đây là là một chủ trương, chính sách
mới đúng đắn, có tính khả thi cao, đáp ứng được yêu cầu thực tiễn trong công tác bảo vệ, phát
triển rừng, phù hợp với nhu cầu, được người dân hết sức đồng tình và ủng hộ và đã từng bước đi
vào cuộc sống, phát huy tác dụng, hiệu quả.
Đến nay, toàn quốc đã có 41 tỉnh thành lập Quỹ BV&PTR, trong đó có 38 Quỹ tỉnh đã
đi vào hoạt động và đã thu được tổng số tiền là 6.449 tỷ đồng (trong đó tiền chi trả DVMTR là
5.745 tỷ đồng, tiền trồng rừng thay thế là 704 tỷ đồng), đây là một nguồn lực to lớn góp phần
bảo vệ và phát triển rừng rừng tốt hơn. Đã có hơn 5 triệu ha rừng được bảo vệ bằng nguồn tiền
chi trả DVMTR và hơn 506 ngàn hộ dân được nhận tiền chi trả DVMTR, phần lớn họ là các hộ
đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, góp phần đáng kể vào việc cải thiện đời sống cho những
người trực tiếp làm nghề rừng.
Chủ trương xã hội hóa công tác bảo vệ rừng và phát triển rừng của Đảng và Nhà nước
đã được thực hiện. Tuy nhiên, do đây là những vấn đề mới, lần đầu tiên được thực hiện ở Việt
Nam, nên không thể tránh được những phát sinh bất cập trong quá trình thực hiện, cần được
Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các Bộ, ngành, địa phương tiếp tục nghiên cứu, sửa đổi, bổ
sung và tháo gỡ để Quỹ BV&PTR và chính sách chi trả DVMTR phát huy hiệu quả hơn nữa.
2. Kiến nghị

2.1. Đối với Chính phủ
a) Giao Bộ NN&PTNT chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan nghiên cứu xây
dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 05/2008/NĐ-CP ngày

16


14/01/2008 của Chính phủ về Quỹ BV&PTR.
b) Chính phủ sớm ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
99/2010/NĐ-CP ngày 24/09/2010 của Chính phủ về chính sách chi trả DVMTR do Bộ
NN&PTNT trình tại Tờ trình số 7771/TTr-BNN-TCLN ngày 22/9/2015 và văn bản số
4885/BNN-TCLN ngày 13/6/2016.
c) Cho phép Bộ NN&PTNT phối hợp với các địa phương nghiên cứu, thí điểm chi trả
DVMTR đối với các cơ sở sản xuất công nghiệp, cơ sở nuôi trồng thủy sản đến hết năm 2018,
sau đó tổng kết, báo cáo Thủ tướng Chính phủ chính thưc ban hành để nhân rộng trên phạm vi
cả nước.
2.2. Đối với các Bộ, ngành Trung ương
a) Xây dựng, sửa đổi, bổ sung các văn bản hướng dẫn liên quan đến Quỹ BV&PTR
- Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với Bộ NN&PTNT hướng dẫn về mô hình và cơ cấu tổ
chức của Quỹ BV&PTR các cấp.
- Bộ NN&PTNT chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính nghiên cứu, hướng dẫn cơ chế quản
lý, sử dụng tiền trồng rừng thay thế nộp vào Quỹ BV&PTR.
- Bộ Tài chính chủ trì sửa đổi, bổ sung Thông tư số 85/2012/TT-BTC ngày 25/05/2012
của Bộ Tài chính hướng dẫn cơ chế tự chủ tài chính, chế độ quản lý tài chính đối với Quỹ Bảo
vệ và Phát triển rừng.
b) Sửa đổi, bổ sung các thông tư hướng dẫn và ban hành các văn bản chỉ đạo liên quan
đến chi trả DVMTR
- Bộ NN&PTNT sửa đổi, bổ sung các thông tư: số 80/2011/TT-BNNPTNT ngày
23/11/2011 hướng dẫn phương pháp xác định tiền chi trả DVMTR; số 20/2012/TT-BNNPTNT
ngày 07/5/2012 hướng dẫn thủ tục nghiệm thu thanh toán tiền chi trả DVMTR; số 60/2012/TTBNNPTNT ngày 9/11/2012 quy định nguyên tắc, phương pháp xác định diện tích rừng trong

lưu vực.
- Bộ NN&PTNT chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Thông tư liên tịch
số 62/2012/TTLT-BNNPTNT-BTC ngày 16/11/2012 của Bộ NN&PTNT, Tài chính hướng dẫn
cơ chế quản lý, sử dụng tiền chi trả DVMTR.
- Bộ NN&PTNT nghiên cứu, triển khai thí điểm và ban hành Bộ chỉ số giám sát, đánh
giá chính sách chi trả DVMTR.
- Bộ Công Thương chỉ đạo Tập đoàn điện lực Việt Nam và các đơn vị liên quan tính
toán bổ sung tiền chi trả DVMTR điều chỉnh từ 20 đồng/1kwh lên 36 đồng/1kwh vào trong giá
thành điện có sử dụng DVMTR từ ngày 01/01/2017.
- Bộ Công Thương chỉ đạo Tập đoàn điện lực Việt Nam và các đơn vị liên quan giải
quyết dứt điểm tình trạng nợ đọng tiền DVMTR của các nhà máy thủy điện; chỉ đạo Công ty
mua bán điện thanh toán tiền chi trả DVMTR kịp thời cho các cơ sở sản xuất thủy điện để
chuyển trả Quỹ BV&PTR theo đúng thời gian quy định; kiên quyết thu hồi giấy phép, dừng
hoạt động đối với những nhà máy thủy điện không chấp hành quy định, hoặc chây ỳ không chi
trả tiền DVMTR.
2.3. Đối với các địa phương

17


a) Tăng cường công tác chỉ đạo, điều hành đảm bảo thu đúng, thu đủ các loại dịch vụ đã
quy định đối tượng thu, mức thu; kiện toàn tổ chức bộ máy Quỹ BV&PTR, kịp thời xử lý, tháo
gỡ những khó khăn, vướng mắc phát sinh ở địa phương; quan tâm, tạo điều kiện về cơ chế,
chính sách, chế độ và nguồn lực (kinh phí, trang thiết bị, phương tiện) để Quỹ BV&PTR yên
tâm tổ chức thực hiện nhiệm vụ.
b) Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, đôn đốc các đơn vị thực hiện nghiêm túc việc thu
nộp tiền DVMTR và các khoản đóng góp bắt buộc theo quy định trên các phương tiện thông tin
đại chúng và các kênh thông tin, truyền thông, tạo sự đồng thuận của các cấp, các ngành, các tổ
chức, cá nhân và toàn xã hội.
Chỉ đạo các cấp, các ngành, các tổ chức, cá nhân thực hiện nghiêm Nghị định số

40/2015/NĐ-CP ngày 27/4/2015 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về chính
sách chi trả DVMTR; kiên quyết thu hồi giấy phép, dừng hoạt động đối với những dự án không
có khả năng trồng rừng thay thế mà không nộp tiền trồng rừng thay thế vào Quỹ BV&PTR theo
quy định, các nhà máy thủy điện chây ỳ không chi trả tiền DVMTR. Lồng ghép thực hiện chính
sách chi trả DVMTR gắn với thực hiện Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng và các chính sách
khuyến khích phát triển lâm nghiệp khác.
c) Chỉ đạo công tác kiểm tra, giám sát thực hiện chính sách chi trả DVMTR; giải ngân
tiền DVMTR kịp thời, đầy đủ đến các chủ rừng và hộ nhận khoán bảo vệ rừng, không để tồn
đọng tại Quỹ BV&PTR. Sớm hoàn thành dự án tổng điều tra, kiểm kê rừng, làm cơ sở thực
hiện chính sách chi trả DVMTR.
d) Kịp thời phát hiện những tồn tại, hạn chế phát sinh trong quá trình tổ chức hoạt động
Quỹ BV&PTR và thực hiện chính sách chi trả DVMTR, đề xuất, kiến nghị sửa đổi, bổ sung
cho phù hợp với thực tiễn. Đôn đốc thực hiện chính sách chi trả DVMTR trong hoạt động dịch
vụ du lịch; quan tâm chỉ đạo thí điểm chi trả DVMTR đối với các cơ sở sản xuất công nghiệp,
nuôi trồng thủy sản./.

18


Phụ lục 1:
DANH MỤC CÁC VĂN BẢN HƯỚNG DẪN, CHỈ ĐẠO, ĐIỀU HÀNH
ST
T

Loại
văn
bản

Số hiệu


Ngày
tháng

Cấp ban hành

Trích yếu

I. Văn bản hướng dẫn Nghị định 05
1.

Quyết
định

111/2008/Q
Đ-BNN

18/11/2
008

Bộ trưởng Bộ Về việc ban hành Điều lệ mẫu về tổ chức và
NN&PTNT
hoạt động của Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng
cấp tỉnh

2.

Quyết
định

114/2008/Q

Đ-BNN

28/11/2
008

Bộ trưởng Bộ Thành lập Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng Việt
NN&PTNT
Nam

3.

Quyết
định

128/2008/Q
Đ-BNN

31/12/2
008

Bộ trưởng Bộ Về việc ban hành Điều lệ về tổ chức và hoạt
NN&PTNT
động của Quỹ bảo vệ và phát triển rừng Việt
Nam

4.

Thông



85/2012/TTBTC

25/5/20
12

Bộ Tài chính

Hướng dẫn chế độ quản lý tài chính đối với Quỹ
Bảo vệ và Phát triển rừng.

II. Văn bản hướng dẫn Nghị định 99
5.

Quyết
định

380/QĐ-TTg

10/04/2
008

Thủ
tướng Chính sách thí điểm chi trả dịch vụ môi trường
Chính phủ
rừng

6.

Quyết
định


378/QĐBNN-PC

17/02/2
009

Bộ trưởng Bộ Về việc ban hành một số biểu mẫu thực hiện thí
NN&PTNT
điểm chi trả DVMTR

7.

Quyết
định

2284/QĐTTg

13/12/2
010

Thủ
tướng Phê duyệt đề án “Triên khai Nghị định số
Chính phủ
99/2010/NĐ-CP ngày 24/9/2010 của Chính phủ
về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng”

8.

Quyết
định


135/QĐBNN-TCLN

25/01/2
011

Bộ trưởng Bộ Phê duyệt kế hoạch triển khai Đề án “Triển khai
NN&PTNT
Nghị định số 99/2010/NĐ-CP ngày 24/9/2010
của Chính phủ về chính sách chi trả DVMTR”
của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

9.

Thông


80/2011/TTBNNPTNT

23/11/2
011

Bộ
NN&PTNT

Hướng dẫn phương pháp xác định tiền chi trả
DVMTR

10.


Thông


20/2012/TTBNNPTNT

07/05/2
012

Bộ
NN&PTNT

Hướng dẫn trình tự, thủ tục nghiệm thu, thanh
toán tiền chi trả DVMTR

11.

Quyết
định

119/QĐTCLNKHTC

21/3/20
12

Tổng cục Lâm Quy định tạm thời hướng dẫn về trình tự thủ tục
nghiệp
ký kết hợp đồng chi trả DVMTR

12.


Thông
tư liên
tịch

62/2012/TTL
TBNNPTNT-

16/11/2
012

Bộ
NN&PTNTBộ Tài chính

19

Hướng dẫn về quản lý, sử dụng tiền chi trả
DVMTR


ST
T

Loại
văn
bản

Số hiệu

Ngày
tháng


Trích yếu

Cấp ban hành

BTC
13.

Thông


60/2012/TTBNNPTNT

09/11/2
012

Bộ
NN&PTNT

Quy định về nguyên tắc, phương pháp xác định
diện tích rừng trong lưu vực làm căn cứ chi trả
dịch vụ môi trường rừng.

14.

Chỉ thị

2362/CTBNN-TCLN

16/7/20

13

Bộ
NN&PTNT

Tăng cường thực thi chính sách chi trả DVMTR

15.

Quyết
định

749/QĐBNN-TCLN

15/4/20
14

Bộ
NN&PTNT

Ban hành Quy chế quản lý, sử dụng vốn vay từ
nguồn ngân sách hỗ trợ ban đầu cho VNFF

16.

Công
văn

5854/BTCTCT


07/5/20
14

Bộ Tài chính

Hướng dẫn chế độ thuế liên quan đến tiền chi trả
DVMTR

Phụ lục 2:
TỔNG HỢP THU TIỀN DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG RỪNG TOÀN QUỐC
TT

Hạng mục

Đơn
vị tính

2011

2012

2013

2014

2015

30/6/2016

Tổng thu

lũy kế

A

B

C

1

2

3

4

5

6

7=1+2+3+
4+5+6

Tổng thu
tiền
DVMTR

Triệu
đ


282.928,5

1.183.915,1

1.096.389,4

1.335.013,3

1.327.779,5

518.766,1

5.744.791,9

Thu qua
trung ương

Triệu
đ

231.749,9

981.398,7

850.272,6

996.385,8

834.744,7


342.006,0

4.236.557,7

Thu nội tỉnh

Triệu
đ

51.178,6

202.516,4

246.116,8

338.627,5

493.034,8

176.760,1

1.508.234,2

Thu từ cơ sở
sản xuất
thủy điện

Triệu
đ


267.756,7

1.165.348,7

1.071.544,2

1.303.895,5

1.278.315,0

499.637,0

5.586.497,1

Thu qua
trung ương

Triệu
đ

218.191,9

966.220,9

834.465,9

977.105,6

801.574,7


329.878,0

4.127.437,0

Thu nội tỉnh

Triệu
đ

49.564,8

199.127,8

237.078,3

326.789,9

476.740,3

169.759,0

1.459.060,1

Triệu
đ

14.504,8

17.694,1


23.609,7

29.594,5

46.737,8

17.539,1

149.680,0

Triệu
đ

13.558,0

15.177,8

15.806,7

19.280,2

33.170,0

12.128,0

109.120,7

Triệu
đ


946,8

2.516,3

7.803,0

10.314,3

13.567,8

5.411,1

40.559,3

1

2

3

Thu từ cơ sở
sản xuất và
cung ứng
nước sạch
Thu qua
trung ương
Thu nội tỉnh

20



4

Thu từ dịch
vụ du lịch
(cảnh quan)

Triệu
đ

667,0

872,3

1.235,5

Thu qua
trung ương

Triệu
đ

-

-

-

Thu nội tỉnh


Triệu
đ

667,0

872,3

1.235,5

1.523,3

2.726,7

1.590,0

8.614,8

1.523,3

2.726,7

1.590,0

8.614,8

Phụ lục 3:
TỔNG HỢP THU TIỀN DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG RỪNG THEO ĐỊA PHƯƠNG
ĐVT: nghìn đồng
STT


Tên tỉnh

Quỹ Trung ương
điều phối

Thu nội tỉnh

Tổng thu lũy kế

A

B

1

2

3=1+2

A

Quỹ Tỉnh

3.947.246.345

1.508.234.252

5.455.480.597

I


Tây Bắc
Sơn La
Lai Châu
Điện Biên
Hòa Bình

1.661.672.000
424.600.000
730.472.000
454.000.000
52.600.000

123.261.000
52.242.300
53.477.948
14.076.169
3.464.583

1.784.933.000
476.842.300
783.949.948
468.076.169
56.064.583

Đông Bắc

285.296.548

268.036.485


553.333.033

Yên Bái
Lào Cai
Tuyên Quang
Hà Giang
Cao Bằng
Băk Kan
Thái Nguyên
Phú Thọ
Bắc Giang
Quảng Ninh
Bắc Trung Bộ
Thanh Hóa
Nghệ An
Hà Tĩnh
Quảng Bình
Quảng trị
Thừa Thiên Huế
Nam Trung Bộ
Quảng Nam
Đà Nẵng

128.028.515
13.650.000
27.518.840
58.606.557
30.523.636
26.600.000

369.000
48.060.000
24.700.079
23.359.921
149.687.852
39.386.000
-

30.370.105
128.656.412
115.055
100.782.425
5.144.793
435.317
897.151
1.635.227
307.959.856
2.588.338
184.154.446
10.750.385
30.312.557
80.154.130
203.665.220
169.454.137
604.194

158.398.620
142.306.412
27.633.895
159.388.982

35.668.429
26.600.000
435.317
369.000
897.151
1.635.227
356.019.856
27.288.417
207.514.367
10.750.385
30.312.557
80.154.130
353.353.072
208.840.137
604.194

1
2
3
4
II
5
6
7
8
9
10
11
12
13

14
III
15
16
17
18
19
20
IV
21
22

21


STT
23
24
25
26
27
28
V
29
30
31
32
33
VI
34

35
36
37
38
39
40

Tên tỉnh
Quảng Ngãi
Khánh Hòa
Bình Định
Phú Yên
Bình Thuận
Ninh Thuận
Tây Nguyên
KonTum
Đắk Lắk
Đắk Nông
Gia Lai
Lâm Đồng
Đông Nam Bộ
Bình Phước
Đồng Nai
TP.HCM
Tây Ninh
Bình Dương
Trà Vinh
Kiên Giang

Quỹ Trung ương

điều phối
1.881.000
3.911.000
9.880.907
21.128.945
73.500.000
1.663.827.239
620.400.000
169.000.000
192.216.116
209.364.375
472.846.748
138.702.706
83.476.921
47.000.000
325.785
7.900.000
-

Tổng thu

Thu nội tỉnh

4.236.557.700

Tổng thu lũy kế

11.612.191
3.030.805
2.226.239

2.533.451
6.499.893
7.704.310
599.795.284
77.499.414
16.153.128
79.858.942
123.987.459
302.296.341
5.516.407
2.430.084
3.086.323
-

13.493.191
6.941.805
12.107.146
23.662.396
79.999.893
7.704.310
2.263.622.523
697.899.414
185.153.128
272.075.058
333.351.834
775.143.089
144.219.113
85.907.005
50.086.323
325.785

7.900.000
-

1.508.234.252

5.744.791.952

Phụ lục 4:
TỔNG HỢP CHI TIỀN DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG RỪNG TOÀN QUỐC
Hạng mục

STT
A

Đơn vị tính

B
Tổng kinh phí thu được từ năm
2011-2016
Trung ương

triệu đồng

5.744.791,9

triệu đồng

4.236.557,7

Địa phương


triệu đồng

1.508.234,2

2

Kinh phí ghi thu Ngân sách để cấp
vốn ban đầu cho Quỹ TW

triệu đồng

100.000,0

3

Kinh phí nộp NS Nhà nước

triệu đồng

116.342,0

4

Kinh phí được sử dụng

triệu đồng

5.528.449,9


Kinh phí Quản lý (0,5% tại Quỹ TW,
10% Quỹ tỉnh )
Kinh phí dự phòng (5% tổng thu 2015
+ số đã chi từ 2011-2014)

triệu đồng

535.910,9

triệu đồng

72.348,1

1

C

Số tiền

22

1


5

6

7


Kinh phí chi trả cho chủ rừng và các
tổ chức không phải chủ rừng

triệu đồng

4.549.619,5

Kinh phí chuyển mục đích sử dụng

triệu đồng

370.571,5

Kinh phí đã chi

triệu đồng

4.350.077,1

Kinh phí quản lý

triệu đồng

325.773,1

Kinh phí dự phòng

triệu đồng

11.666,6


Kinh phí chi trả cho chủ rừng và tổ
chức không phải chủ rừng

triệu đồng

3.945.062,2

Kinh phí chuyển mục đích sử dụng

triệu đồng

67.575,2

Kinh phí còn lại chưa chi

triệu đồng

875.376,5

Kinh phí quản lý

triệu đồng

210.137,8

Kinh phí dự phòng

triệu đồng


60.681,5

Kinh phí chi trả cho chủ rừng và tổ
chức không phải chủ rừng

triệu đồng

604.557,3

Kinh phí chuyển mục đích sử dụng

triệu đồng

302.996,3

Tỷ lệ giải ngân cho chủ rừng và tổ
chức không phải chủ rừng

%

86,71%

Phụ lục 5:
TỔNG HỢP CHI TIỀN DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG RỪNG THEO ĐỊA PHƯƠNG
ĐVT: nghìn đồng
Chi lũy kế tiền DVMTR từ 2011-30/6/2016
TT

Quỹ tỉnh


A

B

Chi quản


Chi cho chủ
rừng và các
tổ chức
không phải
chủ rừng

Chi dự
phòng

Tổng chi lũy
kế

Chi khác

Tổng thu lũy
kế từ 201130/6/2016

Tỷ lệ
giải
ngân
(%)

1


2

3

4

5=1+2+3+4

6

7=5/6

74.042.497

-

1.409.983.351

32.323.415

1.516.349.263

1.784.933.000

84,95%

I

Tây Bắc


1

Sơn La

23.824.596

-

381.637.041

-

405.461.637

476.842.300

85,03%

2

Lai Châu

36.371.727

-

647.141.369

-


683.513.096

783.949.948

87,19%

3

Điện Biên

8.600.948

-

340.669.027

32.323.415

381.593.390

468.076.169

81,52%

4

Hòa Bình

5.245.226


-

40.535.914

-

45.781.140

56.064.583

81,66%

II

Đông Bắc

39.252.795

3.273.893

329.836.455

2.516.774

374.879.917

553.333.033

67,75%


5

Yên Bái

8.342.763

-

113.673.549

2.516.774

124.533.086

158.398.620

78,62%

23


Chi lũy kế tiền DVMTR từ 2011-30/6/2016
TT

Quỹ tỉnh

A

B


Chi quản


Chi cho chủ
rừng và các
tổ chức
không phải
chủ rừng

Chi dự
phòng

Tổng chi lũy
kế

Chi khác

Tổng thu lũy
kế từ 201130/6/2016

Tỷ lệ
giải
ngân
(%)

1

2


3

4

5=1+2+3+4

6

7=5/6

6

Lào Cai

16.225.398

1.749.929

87.907.504

-

105.882.831

142.306.412

74,40%

7


Tuyên
Quang

2.338.968

-

20.655.837

-

22.994.805

27.633.895

83,21%

8

Hà Giang

9.096.776

1.430.000

63.235.387

-

73.762.163


159.388.982

46,28%

9

Cao Bằng

2.131.531

-

28.765.489

-

30.897.020

35.668.429

86,62%

10

Bắk Kạn

865.019

-


13.612.867

-

14.477.886

26.600.000

54,43%

11

Thái
Nguyên

38.646

11.594

278.400

-

328.640

435.317

75,49%


12

Phú Thọ

45.953

-

323.047

-

369.000

369.000

100,00%

13

Bắc Giang

-

-

-

-


-

897.151

0,00%

Quảng
Ninh
Bắc
Trung Bộ
Thanh
Hóa

167.741

82.370

1.384.375

-

1.634.486

1.635.227

99,95%

25.305.059

-


198.159.027

3.620.489

227.084.575

356.019.856

63,78%

2.786.920

-

24.234.842

-

27.021.762

27.288.417

99,02%

16

Nghệ An

16.901.908


-

137.165.417

-

154.067.325

207.514.367

74,24%

17

Hà Tĩnh

397.636

-

4.572.691

-

4.970.327

10.750.385

46,23%


18

Quảng
Bình

-

-

-

-

-

-

19

Quảng trị

1.465.003

-

6.170.363

-


7.635.366

30.312.557

25,19%

3.753.592

-

26.015.714

3.620.489

33.389.795

80.154.130

41,66%

28.983.299

1.258.713

207.914.621

11.098.390

249.255.023


353.353.072

70,54%

21.286.445

-

136.549.893

11.098.390

168.934.728

208.840.137

80,89%

-

-

-

-

-

604.194


851.185

237.629

3.511.206

-

4.600.020

13.493.191

34,09%

759.576

379.788

3.715.068

-

4.854.432

6.941.805

69,93%

14
III

15

20
IV
21
22
23
24

Thừa
Thiên Huế
Nam
Trung Bộ
Quảng
Nam
Đà Nẵng
Quảng
Ngãi
Khánh
Hòa

25

Bình Định

1.565.240

-

7.755.951


-

9.321.191

12.107.146

76,99%

26

Phú Yên

1.992.600

285.527

11.825.320

-

14.103.447

23.662.396

59,60%

24



Chi lũy kế tiền DVMTR từ 2011-30/6/2016
TT

Quỹ tỉnh

A
27
28
V

B
Bình
Thuận
Ninh
Thuận
Tây
Nguyên

Chi quản


Chi cho chủ
rừng và các
tổ chức
không phải
chủ rừng

Chi dự
phòng


Tổng chi lũy
kế

Chi khác

Tổng thu lũy
kế từ 201130/6/2016

Tỷ lệ
giải
ngân
(%)

1

2

3

4

5=1+2+3+4

6

7=5/6

1.834.492

-


38.508.234

-

40.342.726

79.999.893

50,43%

693.761

355.769

6.048.949

-

7.098.479

7.704.310

92,14%

149.482.076

6.526.433

1.724.934.955


18.016.172

1.898.959.636

2.263.622.523

83,89%

29

KonTum

38.882.457

-

491.384.947

18.016.172

548.283.576

697.899.414

78,56%

30

Đắk Lắk


15.802.531

-

124.790.604

-

140.593.135

185.153.128

75,93%

31

Đắk Nông

26.469.568

2.500.000

223.965.286

-

252.934.854

272.075.058


92,97%

32

Gia Lai

15.747.005

4.026.433

268.218.503

-

287.991.941

333.351.834

86,39%

52.580.515

-

616.575.615

-

669.156.130


775.143.089

86,33%

8.707.460

690.000

74.143.278

-

83.540.738

144.219.113

57,93%

4.700.426

-

39.221.483

-

43.921.909

85.907.005


51,13%

4.007.034

690.000

34.921.795

-

39.618.829

50.086.323

79,10%

33
VI
34

Lâm
Đồng
Đông
Nam Bộ
Bình
Phước

35


Đồng Nai

36

TPHCM

-

-

-

-

-

325.785

0,00%

37

Tây Ninh

-

-

-


-

-

7.900.000

0,00%

38

Trà Vinh

-

-

-

-

-

-

-

-

-


-

-

-

-

-

-

-

-

-

39
40

Bình
Dương
Kiên
Giang

25



×