Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Ô nhiễm trắng Thuyết minh về túi ni lông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (25.1 KB, 3 trang )

Hiện nay, túi nylon đã trở nên quen thuộc trong đời sống sinh hoạt hàng ngày của
cộng đồng. Với ưu điểm bền, chắc, tiện dụng và giá thành thấp, túi nylon, đặc biệt
là các loại túi siêu mỏng được sử dụng phổ biến và hầu như có mặt ở mọi nơi, lưu
hành từ các hàng bán rau, trái cây, thịt, cá, cho đến các siêu thị, cửa hàng bán lẻ,
những người bán hàng rong, len lỏi vào mọi nơi của cuộc sống hiện đại. Ngoài ra,
chúng còn được sử dụng rất nhiều để đóng gói thực phẩm, bột giặt, bảo quản nước
đá, các loại chế phẩm hóa học hay đựng những phế liệu nhỏ. Lợi ích của túi nylon
thì thấy trước mắt nhưng ảnh hưởng của nó đến môi trường và sức khoẻ thì hầu
như người sử dụng đều không ai chú ý đến.
“ Miễn phí nên xài xả láng” xài vô tội vạ khắp nơi dường như sử dụng túi nilon nó đã trở thành một thứ thói quen không thể thiếu, “ăn sâu” vào hoạt động mua bán
của nhiều người. Từ một thứ tiện dụng, một sản phẩm của xã hội “văn minh” túi ni
lông chiếm 5-7,5% trên tổng lượng rác thải ra hàng ngày và 100% trong số đó là
túi ni lông không phân hủy sinh học. Điều này có nghĩa là nguồn đất, nguồn nước
sẽ bị “ám ảnh” trong một thế kỷ bởi tính chậm phân hủy của tui ni lông, lẫn vào
trong đất, túi ni lông sẽ làm đất “ngộp thở”, cản trở quá trình sinh trưởng của cây
cỏ, dẫn đến hiện tượng xói mòn tại các vùng đồi núi... Nhưng tác hại túi nylon gây
ra thì phải nói ngay từ khâu sản xuất bởi phải sử dụng nguyên liệu đầu vào là dầu
mỏ và khí đốt, do đó trong quá trình sản xuất sẽ tạo ra khí CO2 làm tăng hiệu ứng
nhà kính, thúc đẩy biến đổi khí hậu toàn cầu. Quá trình sản xuất túi nylon cũng đòi
hỏi các phụ gia là chất hóa dẻo, kim loại nặng, phẩm màu… đây là những chất cực
kỳ độc hại tới sức khoẻ và môi trường sống của con người. Thêm nữa, túi nilon khi
bị đốt cháy sinh ra dioxin và lưu huỳnh, gặp hơi nước sẽ gây nên mưa axit cực kì
độc hại Điều này sẽ không thể xảy ra nếu chúng ta ngừng sử dụng loại túi nguy
hiểm này. Từ khía cạnh xã hội, túi nilon chính là thủ phạm của những cái chết đáng
tiếc khiến trẻ sơ sinh qua đời vì bị túi nilon bịt kín gây ngạt thở. Nó cũng là đầu sỏ
của vụ sát nhân hàng loạt gây ra cái chết của rùa biển vì chúng không phân biệt
được đâu là túi rác, đâu là con mồi thật sự.Chưa hết, vì sự tiên lợi mà không ít
người sử dụng túi nilon để đựng đồ ăn nóng, họ không hề biết rằng, túi nilon khi
gặp nhiệt độ nóng sẽ sinh ra các kim loại nặng như cadimi, chì gây ung thư não,
phổi hoặc biến đổi giới tính người sử dụng… Túi nylon còn gây ô nhiễm môi
trường nghiêm trọng, ngày nay mọi người dễ dàng bắt gặp túi nylon dọc các đường


làng, thôn, xóm. Túi nylon tràn ngập ở khắp mọi nơi làm mất đi vẻ mỹ quan, cảnh


quan khu vực. Ngoài ra chúng còn kẹt sâu trong cống rãnh, kênh rạch còn làm tắc
nghẽn gây ứ đọng nước thải và ngập úng. Các điểm ứ đọng nước thải sẽ là nơi sản
sinh ra nhiều vi khuẩn gây bệnh.
Dẫu cho số túi nylon trên thế giới nhiều đến nỗi không ít người lo lắng kêu lên
rằng: chúng ta đang tự chôn lấp chính mình bằng túi nylon! lo lắng là thế mà sử
dụng thì vẫn sử dụng, bất chấp hiểu rõ sự nguy hiểm của túi nilon, mỗi ngày người
Việt ta vẫn thải ra ngoài 2.500 tấn rác nhựa (chủ yếu là túi nilon) nhưng liệu họ có
biết điều đó tương đương với việc cứ mỗi mét vuông đất trên nước ta lại chứa
khoảng 9 “quả bom nổ chậm”. Và với giá trị khoảng 200 đồng/túi nilon, xã hội đã
lãng phí tới 288 tỷ đồng/ngày vì sản phẩm độc hại này. Nếu không có túi nilon, số
tiền đó hoàn toàn đem lại cuộc sống mới cho khoảng 1 tỷ người thiếu lương thực
kinh niên trên toàn cầu. bên cạnh đó bạn có biết, theo ước tính, tiết kiệm 8 chiếc túi
nilon có thể đủ năng lượng cho một chiếc xe ô tô chạy trong 1km. Vậy mà cả thế
giới lại đang lãng phí tài nguyên thiên nhiên như dầu mỏ để sản xuất túi nilon?
Những năm gần đây, người tiêu dùng đã dần dần hiểu rõ hơn tác hại của túi nylon,
một số người đã chuyển qua sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường,
những sản phẩm làm từ vật liệu có nguồn gốc từ thiên nhiên như dây lạt tre, lá
chuối, lá sen để gói thực phẩm hoặc hạn chế bằng cách giặt sạch để sử dụng nhiều
lần… Tuy nhiên việc nhận thức đó chỉ đang diễn ra ở một số người tiêu dùng riêng
lẻ chứ chưa trở thành một thói quen hay trào lưu diễn ra ở khắp mọi nơi nên chưa
đủ sức mạnh để giảm thiểu tác hại do túi nilon gây ra. Điều quan trọng nhất hiện
nay vẫn là thái độ và hành động của cả cộng đồng đối với việc này. Trong khi chưa
có những chính sách pháp luật và các loại túi thay thế để hạn chế việc sử dụng túi
nilon, mỗi người dân chúng ta cần có những hành động thiết thực và cụ thể hơn để
hạn chế đến mức thấp nhất tác hại do túi nilon gây ra cho sức khoẻ và môi trường
sống, từng hộ gia đình cần đẩy mạnh mô hình sử dụng lại túi nilon còn sạch cho
những lần sau; hình thành thói quen tiêu dùng những sản phẩm, hàng hóa thân

thiện với môi trường. Bên cạnh đó, các ngành quản lý cần có những biện pháp dài
hạn hơn, cụ thể như cần tăng cường giáo dục, nâng cao nhận thức đẩy, mạnh công
tác tuyên truyền, làm cho người dân hiểu được tác hại của túi ni-lông đến môi
trường, sức khỏe con người, sinh vật; tạo cơ chế, chính sách cho những cơ sở sản
xuất những sản phẩm thân thiên với môi trường như túi giấy dễ phân hủy, túi xách
được làm từ nông sản (lục bình, tre nứa…).


Trong bối cảnh Trái đất đang ngày một lâm nguy vì biến đổi khí hậu, chúng ta
những thế hệ trẻ hôm nay hãy cùng nhau đứng lên xóa sổ loại chất thải này, trả lại
sự trong sạch và tươi đẹp cho môi trường : Không sử dụng túi ni-lông chính là
hành vi ứng xử văn hóa với môi trường, là thái độ văn hóa đối với tương lai!



×