Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

giáo trình thực tập sản xuất 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (116.54 KB, 14 trang )

BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHIỆP HUẾ
-----------------------

BÀI SOẠN GIẢNG

Học phần: THỰC TẬP SẢN XUẤT 2
Mã học phần:
Số tiết: 15LT + 215 THỰC TẬP VÀ LÀM ĐỒ ÁN

Huế, tháng 03/2016


Bài 1.

Mục lục
CHỦ ĐỀ LỰA CHỌN VÀ YÊU CẦU CỦA ĐỒ ÁN......................3

1.1. Yêu cầu của đồ án...........................................................................................3
1.2. Các công việc chính phải thực hiện...............................................................3
1.2.1. Những công việc chính mà sinh viên cần làm.......................................3
1.2.2. Nội dung thực tập...................................................................................3
1.2.3. Nội quy thực tập tốt nghiệp....................................................................4
1.2.4. Nhiệm vụ của các thành viên.................................................................5

Bài 2.

LẬP KẾ HOẠCH THỰC HIỆN ĐỒ ÁN.......................................7

2.1. Kế hoạch và biện pháp thực hiện...................................................................7
2.2. Lập kế hoạch...................................................................................................7


2.2.1. Giai đoạn chuẩn bị.................................................................................7
2.2.2. Giai đoạn ở đơn vị thực tập....................................................................7

Bài 3.

VIẾT VÀ BÁO CÁO ĐỒ ÁN..........................................................9

3.1. Những đặc điểm cần lưu ý..............................................................................9
3.2. Thực hiện báo cáo...........................................................................................9
3.2.1. Hình thức trình bày................................................................................9
3.2.2. Viết báo cáo đề tài.................................................................................10
3.3. Cách viết slide...............................................................................................13


Bài 1.

CHỦ ĐỀ LỰA CHỌN VÀ YÊU CẦU CỦA ĐỒ ÁN

1.1. Yêu cầu của đồ án
Sinh viên phải tiếp xúc, tìm hiểu thực tế, rèn luyện kỹ năng thực hành CNTT
tại một doanh nghiệp cụ thể.
Tạo ra một ứng dụng hoặc cải tiến CNTT của đơn vị thực tập, hoặc nghiên
cứu các giải pháp CNTT mới mà đơn vị đang sử dụng.
Làm phần mềm/mô hình, tập báo cáo và các slide trình chiếu phục vụ báo
cáo.
1.2. Các công việc chính phải thực hiện
1.2.1. Những công việc chính mà sinh viên cần làm
Mỗi SV cần thực hiện tốt các điểm sau:
 Xác định rõ tầm quan trọng của đợt thực tập để có quyết tâm cao, có
trách nhiệm đầy đủ trong quá trình thực tập;

 Tìm hiểu công việc tại đơn vị thực tập xem đã có đã ứng dụng CNTT
trong quá trình xử lý và giải quyết công việc chưa? Nếu có thì cần cải
tiến gì thêm không? Nếu chưa thì cần xây dựng mới như thế nào?
 Thực hiện tốt nội quy, quy chế của đơn vị thực tập và nhà trường:
+ Nội quy ra vào cơ quan, nội quy ăn, ở.
+ Nội quy bảo vệ hồ sơ tài liệu.
+ Nội quy về kỷ luật lao động.
+ Nội quy an toàn lao động.
 Báo cáo đầy đủ nhiệm vụ được giao, chủ động học hỏi sáng tạo trong
công việc,
 Giữ gìn bảo vệ của công, chống mọi biểu hiện tiêu cực như lãng phí
tham ô vật tư tài sản;
 Quan hệ: Giữ đúng thái độ đúng mức với lãnh đạo và cán bộ cơ sở thực
tập, với công nhân;
 Giữ mối quan hệ tốt với các cán bộ kỹ thuật, chỉ huy trưởng và công
nhân, khiêm tốn học hỏi;
1.2.2. Nội dung thực tập
 Mô tả nhiệm vụ được giao
o Giao làm việc gì (những thứ đã viết trong bảng thuyết minh khi đăng
ký)
 Trình bày chi tiết về nội dung các công việc được giao thực hiện. Tùy theo


công việc để mô tả, chẳng hạn nếu
o Cài đặt hệ thống mạng: trình bày chi tiết hệ thống đã cài đặt. Những
phần cứng và phần mềm gì dùng để xây dựng hệ thống. Ứng dụng
của hệ thống trong công việc
o Lắp ráp cài đặt máy tính: Các loại máy, các phần mềm đã thực hiện.
Biên soạn từng bước thực hiện trên từng loại. Các sự cố và cách khắc
phục...

o Bảo trì hệ thống: mô tả hệ thống: những phần cứng và phần mềm gì
dùng để xây dựng hệ thống., giới thiệu các chức năng của hệ thống,
trình bày những nội dung công việc đã thực hiện trong quá trình bảo
trì
o Viết chương trình: trình bày chức năng, mô tả chương trình qua các
giao diện, giải thích và đính kèm source code
o Sử dụng các sản phẩm phần mềm quản lý
- Mô tả chi tiết về nghiệp vụ của sản phẩm : Tên sản phẩm; Sản
phẩm làm gì; Giới thiệu một số chức năng chính
- Mô tả mô hình triển khai hệ thống: phần cứng, người dùng, hệ
thống truyền thông...
- Đánh giá ưu khuyết điểm của phầm mềm đang sử dụng, khả năng
đáp ứng công việc đang thực hiện.
- Cần tạo nâng cấp, bổ sung những chức năng nào. Mô tả các chức
năng cần của ứng dụng này
1.2.3. Nội quy thực tập tốt nghiệp
Để đảm bảo hoàn thành tốt đợt Thực tập tốt nghiệp, sinh viên khoa Công
nghệ thông tin trường Đại học Sài Gòn tham gia thực tập phải thực hiện nghiêm
chỉnh các quy định sau đây:
1. Phải nghiêm túc thực hiện kế hoạch thực tập, sự phân công của Khoa,
giáo viên hướng dẫn thực tập. Tham gia đầy đủ các hoạt động của
nhóm thực tập. Tham dự hội họp, sinh hoạt, đến cơ quan, công ty
đúng giờ quy định.
2. Trường hợp phải xin phép nghỉ vì lí do đặc biệt, chính đáng, chỉ được
phép nghỉ khi có sự đồng ý của cán bộ hướng dẫn ở cơ quan, công ty.
Sinh viên sẽ bị hũy bỏ kết quả thực tập nếu tổng số ngày nghỉ( kể cả
có lí do hay không có lí do) từ 8 ngày trở lên trừ trường hợp đặc biệt
có sự chấp thuận của Trưởng khoa.
3. Đầu tóc, quần áo gọn gàng, sạch sẽ; nói năng khiêm tốn, lễ độ, văn
minh.

4. Phải đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau để hoàn thành nhiệm vụ, phải tuân


theo sự phân công của giáo viên hướng dẫn, cán bộ hướng dẫn
5. Thực hiện nghiêm chỉnh các nội quy, nề nếp của cơ quan; không
được làm điều gì trái với quy định của cơ quan.
6. Đối với đồng nghiệp trong cơ quan, phải thực sự tôn trọng, khiêm tốn
học hỏi. Khi hội họp phải chú ý ghi chép để học hỏi và rút kinh
nghiệm. Nếu có ý kiến cần góp ý đối với cán bộ hướng dẫn thì phải
phát biểu một cách nghiêm túc, đúng mức, có tổ chức, cấm phát ngôn
bừa bãi.
7. Sinh viên vi phạm kĩ luật, tùy theo mức độ vi phạm sẽ bị trừ 1 điểm
đến hại điểm (hạ một bậc đến hai bậc) ở kết quả thực tập hoặc bị đình
chỉ thực tập, hủy bỏ kết quả thực tập. Việc trừ điểm do cán bộ hướng
dẫn quyết định. Việc đình chỉ hoăc hủy bỏ kết quả thực tập do cơ
quan đề nghị và Ban chỉ đạo thực tập trường đại học Sài Gòn quyết
định.
Mọi sinh viên tham gia thực tập đều phải thực hiện nghiêm túc các quy định
trên. Tùy tình hình thực tế của cơ quan. Cơ quan có thể bổ sung thêm một số điểm
vào quy định để thực hiện
1.2.4. Nhiệm vụ của các thành viên
1.2.4.1. Giảng viên hướng dẫn thực tập
 Xác định nội dung đề tài thực tập cho sinh viên. Điều chỉnh nội dung
thực tập của sinh viên khi cần thiết.
 Hướng dẫn sinh viên viết đề cương và nội dung báo cáo thực tập
 Chấm báo cáo thực tập cho sinh viên.
 Phân các trưởng nhóm thực tập sinh viên
 Nộp báo cáo tổng kết công tác thực tập tốt nghiệp vào cuối đợt.
1.2.4.2. Trưởng nhóm sinh viên thực tập
 Tổ chức sinh hoạt định kỳ hàng tuần và cuối đợt thực tập cho các

thành viên trong nhóm nhằm đánh giá những thuận lợi, khó khăn và
kết quả thực tập.
 Tập hợp Nhật ký thực tập của các thành viên trong nhóm và gởi về
Khoa và phòng Quan hê doanh nghiệp
 Báo cáo kịp thời cho phòng Quan hệ Doanh nghiệp, Khoa và giảng
viên hướng dẫn tình hình thực tập và sinh hoạt của các thành viên
trong nhóm.
1.2.4.3. Cán bộ hướng dẫn của đơn vị nhận thực tập
 Giới thiệu chung về cơ sở thực tập cho sinh viên làm quen với các
đồng nghiệp nơi thực tập


 Hướng dẫn cho sinh viên những việc phải làm trong đợt thực tập, trên
cơ sở mục đích yêu cầu của đợt thực tập. Có thể giao thêm một số
công việc thực tế có liên quan để nâng cao kỹ năng nghề nghiệp của
sinh viên.
 Đề nghị thay đổi đề tài thực tập khi thấy cần thiết.
 Đề xuất với lãnh đạo đơn vị về những khả năng có thể hỗ trợ sinh
viên hoàn thành tốt nhiệm vụ thực tập tại cơ sở.
 Nhận xét định kỳ vào Nhật ký thực tập của sinh viên theo mẫu quy
định. Nhận xét tổng hợp kết quả thực tập của sinh viên vào cuối đợt.


Bài 2.

LẬP KẾ HOẠCH THỰC HIỆN ĐỒ ÁN

2.1. Kế hoạch và biện pháp thực hiện
Thời gian thực tập: 7 tuần trong đó:
Công tác chuẩn bị: 0,5 tuần

Thực tập:

06 tuần

Hoàn thành báo cáo thực tập:

0,5 tuần

2.2. Lập kế hoạch
2.2.1. Giai đoạn chuẩn bị

 Cử các trưởng nhóm thực tập cho sinh viên
 Họp đoàn thực tập
NỘI DUNG:
- Thông báo cho sinh viên các thông tin có liên quan đến đợt thực
tập
- Phổ biến nội qui thực tập cho sinh viên.
- Phân nhóm trưởng thực tập
- Thông báo cho sinh viên các công việc sẽ thực hiện ở tuần thứ
nhất của đợt thực tập.
- Phổ biến cho sinh viên kế hoạch làm việc trong thời gian thực tập.
- Phổ biến “Nhât ký thực tập”

(Mẫu 2 );

- Các công việc cần làm

(Phụ lục 2 )

- Phiếu đánh giá của đơn vị thực tập (Mẫu 3 );

- “Cách xếp loại kết quả thực tập”
- Phiếu kết quả thực tập

(Mẫu 5 );

- Thông báo chính thức kế hoạch công tác của các nhóm thực tập,
căn dặn sinh viên những điểm cần thiết trước khi xuống đơn vị
thực tập.
- Quy định thời gian có mặt hàng ngày của sinh viên tại đơn vị thực
tập.
- Các móc thời gian và thứ tự thực hiện các công việc của SV
2.2.2. Giai đoạn ở đơn vị thực tập
Giai đoạn này gồm 6 tuần, trưởng nhóm sinh viên cần có lịch cụ thể chi tiết
cho từng tuần.
2.2.2.1. Tuần thứ nhất


 Ra mắt nhóm thực tập với đơn vị thực tập.
 Bố trí họp mặt giữa nhóm thực tập với cán bộ hướng dẫn thực tập
 Phân công từng mặt phụ trách cho từng sinh viên trong nhóm.
 Các nhóm nộp cho giáo viện hướng dẫn nhật ký thực tập.
2.2.2.2. Tuần thứ 2, 3, 4, 5
 Sinh viên tập trung thực hiện công tác thực tập
 Các nhóm nộp cho giáo viện hướng dẫn nhật ký thực tập (Mẫu 2,
photo) vào cuối tuần 1,2, 5,6
2.2.2.3. Tuần thứ 6
 Sơ kết ở nhóm thực tập
 Bàn giao các công việc đã nhận cho đơn vị thực tập
 Chia tay và rút quân
 Các nhóm nộp cho giáo viện hướng dẫn báo cáo tình hình thực tập

(mẫu 4)
 Cuối đợt thực tập phải hoàn thành báo cáo thực tập tốt nghiệp về
công việc đã thực hiện trong đợt thực tập (theo mẫu 6).
 Kèm theo báo cáo thu hoạch phải có nhật ký thực tập (theo mẫu 2).
 Bảng đánh giá quá trình thực tập phải có xác nhận của cơ quan nơi
thực tập (theo mẫu 3).


Bài 3.

VIẾT VÀ BÁO CÁO ĐỒ ÁN

3.1. Những đặc điểm cần lưu ý
Viết báo cáo đề tài nhằm trình bày lại kết quả thực tập tại cơ quan về các
công việc mà sinh viên đã làm theo mục đích, nội dung, kết quả công việc đạt
được.
Báo cáo thường từ 3 đến 5 chương.
Chương đầu nhằm tìm hiểu các công việc tại công ty cần thực tập như các
biểu mẫu các mô hình,…tại công ty thực tập và đưa ra nhận xét về các ưu khuyết
điểm của nó.
- Giới thiệu chung về doanh nghiệp: Tên, địa chỉ, quá trình hình thành và
phát triển của đơn vị; Chức năng hoạt động theo giấy phép thành lập
doanh nghiệp; Một số thông tin về quy mô, kết quả hoạt động của đơn
vị, như: doanh thu, vốn, lợi nhuận, lao động ...
- Đặc điểm tổ chức quản lý tại doanh nghiệp: Bộ máy quản lý tại doanh
nghiệp: chức năng, nhiệm vụ;
- Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh tại đơn vị: Sinh viên trình bày
những đặc điểm hoạt động cụ thể của doanh nghiệp.
Chương 2 nhằm tổ chức các phần việc trong chương một theo tiêu chuẩn
hoặc các mô hình của CNTT.

Chương 3 sử dụng để tạo mô hình hoặc viết chương trình cài đặt dựa trên các
số liệu của chương 2.
Chương 4 thường dùng để kết luận và hướng phát triển của đề tài, chương
này thường trình bày những kết quả đạt được, ưu, khuyết điểm của đề tài, và đề
xuất các hướng nghiên cứu tiếp theo.
3.2. Thực hiện báo cáo
3.2.1. Hình thức trình bày
Báo cáo thực tập tốt nghiệp là thể hiện kết quả cuối cùng của cả quá trình
thực tập thực tế và thực hiện đề tài được giao. Báo cáo là một cơ sở quan trọng để
các thầy giáo và hội đồng chấm điểm.
 Chữ Viết: Soạn thảo trên Winword với bộ chữ unicode theo tiêu
chuẩn TCVN-6909 để dễ lưu trữ, trao đổi, khai thác.
 Chữ viết qui định là Times New Roman, cỡ chữ 14 như dòng chữ
này, cách dòng 1,5.
 Khổ giấy A4, lề trái 3,5cm, lề phải 2.0 cm, lề trên: 2.0 cm, lề dưới:
2.0cm như mẫu bản hướng dẫn này.
 Số trang nội dung đồ án không được dưới 30 trang không kể phụ lục.
Cả quyển đồ án không nên quá 100 trang.



Yêu cầu về trình bày:
- Sử dụng bộ mã Tiếng Việt Unicode, font Times New Roman,, size 13, dãn
dòng 1,5 lines, lề trái 3,5 cm, lề phải 2,5 cm, lề trên 2 cm, lề dưới 2 cm, không sử
dụng header, footer.
- Trình bày mạch lạc, súc tích, không có lỗi chính tả
- Cách đánh số đề mục: (chỉ được đánh tới 4 chữ số, ví dụ 1.1.1.1)
3.2.2. Viết báo cáo đề tài
1.
Bìa chính:

Bìa chính Báo cáo thực tập tốt nghiệp được in trên giấy màu bìa cứng, có
đóng giấy gương, trình bày theo mẫu sau:

TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHIỆP HUẾ
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
----------------------

BÁO CÁO THỰC TẬP SẢN XUẤT 2
(Font chữ: Time New Roman, cỡ chữ 18-20)

TÊN ĐỀ TÀI: ……


Nơi viết báo cáo, tháng..... năm....


2. Bìa phụ:
Bìa phụ in trên giấy trắng, đặt ngay sau bìa chính, trình bày theo mẫu dưới
đây:

TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHIỆP HUẾ
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
----------------------

TÊN ĐỀ TÀI: ……
(Font chữ: Time New Roman, cỡ chữ 16-18)

Giảng viên hướng dẫn:............................................
Nhóm SV thực hiện:.................................................


Nơi viết báo cáo, tháng ..... năm ....


3. Lời cảm ơn: Ghi lời tri ân đến các tổ chức, cá nhân đã giúp đỡ mình trong
suốt quá trình học tập, nghiên cứu.
4. Mục lục: Liệt kê các phần, mục và số thứ tự trang tương ứng
5. Kí hiệu và viết tắt: Liệt kê theo thứ tự alphabet những ký hiệu và chữ viết
tắt trong báo cáo thực tập tốt nghiệp để người đọc tiện tra cứu.
6. Lời mở đầu: Nêu các vấn đề chính
- Lý do chọn đề tài
- Mục đích tìm hiểu của đề tài
7. Ý kiến đánh giá của đơn vị thực tập có ký tên, đóng dấu
8. Nội dung
9. Kết luận:
- Tổng hợp lại các nội dung chính đã trình bày trong Báo cáo thực tập
- Những nội dung chưa hoàn chỉnh (giải thích tại sao)
- Lời cảm ơn
10. Tài liệu tham khảo
- Ghi rõ theo trình tự: Tên tác giả, Tên tài liệu (in nghiêng), nhà xuất
bản, năm xuất bản
Ví dụ: Nguyễn Văn A, Cấu trúc dữ liệu và giải thuật, NXB Giáo dục, 2011
- Ghi rõ địa chỉ Web (nếu có)

3.3. Cách viết slide



×