Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

mối liên hệ giữa phát triển kinh tế và ô nhiễm môi trường ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (383.97 KB, 19 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ

----------------------------------

TIỂU LUẬN
Môn: KINH TẾ HỌC PHÁT TRIỂN
Đề tài: MỐI LIÊN HỆ GIỮA PHÁT TRIỂN KINH TẾ

VÀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM

Giảng viên hướng dẫn : Thầy Nguyễn Thanh Minh
Sinh viên thực hiện

: Nhóm 5

Lớp

: D04

TP. HỒ CHÍ MINH_ Năm 2018

1


MỤC LỤC
Mục đích đề tài…………………………………………………………..4
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu…………………………………...…4
LỜI MỞ ĐẦU…………………………………..………….……………5

1. Nền kinh tế phát triển nhanh chóng gây ô nhiễm môi


trường……………………………………………….…...6
1.1. Giai đoạn phát triển kinh tế đến năm 2014…………..………….6
1.2. Ảnh hưởng của sự phát triển nhanh chóng đến ô nhiễm môi
trường…………………………………………………………………….7

2. Tác động ngược lại của ô nhiễm môi trường đến phát
triển kinh tế.……………………………………………10
2.1. Tác động của ô nhiễm môi trường lên tổng thể nền kinh tế…...10
2.2. Ô nhiễm môi trường tác động đến ngành du lịch ở nước ta……11

3. Kiềm chế ô nhiễm môi trường song song với việc phát
triển kinh tế nhưng vẫn chưa có tác động
mạnh…………………………………………………………………..12
4. Vài biện pháp tiêu biểu để phát triển kinh tế bền
vững_phát triển kinh tế đi đôi với bảo vệ môi
trường…………………………………………………………….…...14
4.1. Vấn đề hệ thống xử lí nước thải tại các khu công nghiệp……...14
4.2. Vấn đề bảo vệ môi trường gắn với phát triển ngành du lịch bền
vững………………………………………………….…………………14
4.3. Bảo vệ môi trường trong ngành công nghiệp khoáng sản…..….16
4.4. Biện pháp phát triển chung cho các ngành sản xuất……………16
4.5. Tiếp cận và phát triển nền Kinh tế xanh………………………..17
KẾT LUẬN…………………………………………………………….18

3


Mục đích đề tài:
Tìm hiểu và nghiên cứu mối liên hệ, tác động qua lại giữa phát triển
kinh tế và ô nhiễm môi trường ở Việt Nam hiện nay, đồng thời nêu lên

một số giải pháp tiêu biểu để phát triển một nền kinh tế bền vững_nền
kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trường.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu: Sự tác động qua lại của ô nhiễm môi trường
với phát tiển kinh tế: Trước đây, giai đoạn kinh tế phát triển nhanh chóng
dẫn đến ô nhiễm môi trường trầm trọng_bây giờ, môi trường ô nhiễm
kiềm hãm sự phát triển kinh tế.
Phạm vi nghiên cứu: Tổng quan tình hình phát triển kinh tế, giai
đoạn phát triển nhanh chóng dẫn đến ô nhiễm môi trường trầm trọng, ô
nhiễm môi trường tác động ngược lại đến sự phát triển kinh tế, một số
giải pháp phát triển kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trường.

4


LỜI MỞ ĐẦU
Sau 70 năm thành lập, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong đó có 30
năm đổi mới, từ một đất nước đói nghèo và lạc hậu, đến nay Việt Nam đã
vươn lên thành quốc gia đang phát triển có thu nhập trung bình. Từ một
nền kinh tế khép kín, tập trung quan liêu bao cấp, Việt Nam đã trở thành
một nền kinh tế năng động, vận hành theo cơ chế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa. Nước ta từ một nước thuần nông đang dần trên bước
đường công nghiệp hóa, hiên đại hóa để cơ bản trở thành nước công
nghiệp vào hai năm tới đây, tức năm 2020 theo mục tiêu đã đề ra. Ngày
càng có nhiều nhà máy, xí nghiệp…được xây dựng để đáp ứng nhu cầu
của nền kinh tế, giúp tạo ra nhiều việc làm cho người dân hơn. Tuy nhiên,
việc kinh tế phát triển nhanh chóng nhưng không kèm theo bảo vệ môi
trường khiến môi trường nước ta đang bị tàn phá nặng nề và chúng đang
gây ra những hậu quả hết sức nghiêm trọng . Thực tế đã chứng minh, dù
cho nền kinh tế có đạt được mức phát triển mau lẹ với những chỉ số thành

công trước mắt nhưng về lâu dài thì nó sẽ gây ra một sức ép vô cùng to
lớn lên sự phát triển kinh tế và toàn xã hội.
Vì vậy qua đề tài này, nhóm chúng em hy vọng sẽ cho mọi người
thấy được sự tác động lẫn nhau của sự phát triển kinh tế và ô nhiễm môi
trường, thông qua đó tìm được những nguyên nhân cơ bản để đề ra một
số giải pháp phát triển kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trường.

5


1. Nền kinh tế phát triển nhanh chóng gây ô nhiễm
môi trường:
1.1. Giai đoạn phát triển kinh tế đến năm 2014:
Điểm lại những thành tựu về phát triển kinh tế của nước ta trong
suốt 70 năm qua, đặc biệt là trong 30 năm đổi mới cơ chế kinh tế có thể
thấy, trước Cách mạng tháng Tám, từ chỗ cả nước chỉ có 200 xí nghiệp,
với 90.000 công nhân, số sản phẩm công nghiệp đơn sơ, sản lượng ít ỏi.
Đến năm 2014, cả nước có gần nửa triệu doanh nghiệp, trên 4,2 triệu cơ
sở cá thể, với gần 1,5 triệu lao động... Sản phẩm công nghiệp vừa nhiều
gấp bội về số loại, vừa gấp nhiều lần về sản lượng.
Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đầu người từ 1995 đến 2014:

Lĩnh vực thương mại từ chỗ nhỏ bé và phân tán, đến nay việc mua
bán ở trong nước đã được tự do hoá, hàng nghìn siêu thị, trung tâm
thương mại được hình thành. Nếu như năm 1986, Việt Nam mới chỉ có
quan hệ buôn bán với 43 nước thì đến năm 2014 đã có quan hệ thương
mại đầu tư với khoảng 230 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Khoảng 40 năm sau chiến tranh, 30 năm sau đổi mới, kinh tế Việt
Nam đã tiến một bước dài trên con đường hội nhập và phát triển. Bằng
các chính sách đối ngoại nói chung và hội nhập kinh tế quốc tế nói riêng,

Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật như bình thường hóa quan
hệ với Trung Quốc (năm 1991), nối lại viện ODA từ Nhật Bản (năm
6


1993),bình thường hóa quan hệ với Mỹ(năm 1995), ... Và tham gia hàng
loạt các tổ chức, diễn đàn kinh tế như WTO, APEC, TPP....

1.2. Ảnh hưởng của sự phát triển kinh tế nhanh chóng
tới ô nhiễm môi trường:
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, chỉ tính đến năm 2012, các khu công
nghiệp đang tạo việc làm cho hơn 1,6 triệu lao động trực tiếp và gần 1,8
triệu lao động gián tiếp. Nhưng ngoài một số khu công nghiệp đã chú
trọng đầu tư các hệ thống xử lý chất thải và tuân thủ tốt các quy định
pháp luật về bảo vệ môi trường, công tác quản lý môi trường và kiểm soát
ô nhiễm ở nhiều nơi còn nhiều hạn chế.
Đây là nguyên nhân gây ô nhiễm, tạo sức ép lớn đến môi trường và
xã hội. Ước tính có khoảng 79% tổng số khu công nghiệp đang hoạt động
đã xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung, các công trình này dù đã
đi vào hoạt động nhưng nhiều nơi hiệu quả xử lý không cao, chưa đạt quy
định của các Quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam (QCVN).
Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam là nơi tập trung nhiều khu công
nghiệp và dự án FDI lớn nhất cả nước. Mặc dù tỷ lệ xây dựng hệ thống
xử lý nước thải tập trung ở khu vực này cao nhất nước, nhưng tình trạng
vi phạm các quy định về môi trường vẫn xảy ra.
Ô nhiễm do nước thải công nghiệp kết hợp với nước thải đô thị đã
gây ô nhiễm nghiêm trọng cho nhiều kênh rạch ở vùng ven TP.Hồ Chí
Minh như Tham Lương, Ba Bò, Thầy Cai, An Hạ…
Nhiều doanh nghiệp dùng các thủ đoạn xây dựng hệ thống ngầm
kiên cố xả thẳng ra sông, rạch, chẳng hạn như Công ty Hào Dương, Phạm

Thu, Tường Trung, Tân Nhật Dũng tại TP.Hồ Chí Minh.
Hoặc lợi dụng thủy triều lên xuống để pha loãng nước thải chưa qua
xử lý đưa ra môi trường như Công ty cổ phần Sonadezi Long
Thành-Đồng Nai.

7


Ðặc biệt nghiêm trọng là Công ty Vedan (Đài Loan) đã bơm xả trực
tiếp một lượng lớn dịch thải sau lên men với nồng độ các chất ô nhiễm rất
cao ra sông Thị Vải, gây ô nhiễm sông trên một phạm vi rộng.
Việt Nam có thể cơ bản trở thành nước công nghiệp vào năm 2020
theo chỉ tiêu tỷ trọng công nghiệp và xây dựng trong GDP chiếm 42-43%.
Nhưng với tốc độ tăng trưởng nhanh về công nghiệp và khai thác khoáng
sản, nếu không gắn kết có hiệu quả với kiểm soát ô nhiễm môi trường,
nước ta sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức mới.
Theo số liệu năm 2014, lưu lượng nước thải phát sinh tại 209 khu
công nghiệp nếu được lấp đầy sẽ là 600.000m3/ngày đêm, hệ số phát sinh
nước thải khoảng 11,1m3/ha /ngày đêm. Theo tốc độ tăng trưởng công
nghiệp 7%/năm, đến năm 2020 lưu lượng nước thải từ các khu công
nghiệp 900.000m3/ngày đêm, tức là tăng lên tới 1,5 lần. Đó là chưa kể
nước thải từ các cơ sở nằm ngoài khu công nghiệp, cụm công nghiệp,
nhất là từ các mỏ khoáng sản (khai thác than, bauxit, titan, wolfram, chì,
kẽm...) còn lớn hơn nhiều so với lưu lượng nước thải từ các khu công
nghiệp. Cũng theo thống kê của Bộ Tài nguyên và Môi trường, vào năm
2011, mỗi ngày các khu công nghiệp nước ta thải ra khoảng 8000 tấn chất
thải rắn, tương đương khoảng 3 triệu tấn một năm. Lượng chất thải rắn
đang tăng lên cùng với việc gia tăng tỷ lệ lấp đầy các khu công nghiệp.
Nếu tính trung bình cả nước, năm 2005 - 2006, một ha diện tích đất cho
thuê phát sinh chất thải rắn khoảng 134 tấn/năm, đến năm 2008 - 2009

con số này đã tăng lên 204 tấn/năm (tăng lên 50%).
Sự gia tăng phát thải trên đơn vị diện tích đã phản ánh sự thay đổi
trong cơ cấu sản xuất công nghiệp, xuất hiện các ngành có mức phát thải
cao và quy mô ngày càng lớn, nên có dự báo tổng phát thải chất thải rắn
từ các khu công nghiệp năm 2015 sẽ vào khoảng 6 đến 7,5 triệu tấn/năm;
đến năm 2020 đạt từ 9 đến 13,5 triệu tấn/năm, cao hơn hiện nay 1,8 lần.
Số liệu này chưa tính tới khối lượng chất thải rắn (xỉ thép, vật liệu phế bỏ
chứa hóa chất nguy hại) của Khu Liên hợp gang thép Formosa có thể lên
tới trên 5 triệu tấn/năm vào năm 2020. Khối lượng chất thải rắn phát sinh
do công nghiệp khai thác than, sắt, các kim loại màu (đất đá chứa chất
thải), đặc biệt là bauxit (bùn đỏ và đất đá chứa chất thải) còn cao nhiều

8


lần so với chất thải rắn phát sinh từ các khu công nghiệp.
Ngoài ra trong chất thải rắn công nghiệp, lượng chất thải rắn nguy
hại chiếm tỷ lệ đến 20-30%. Do vậy ảnh hưởng của chất thải rắn công
nghiệp và khai thác khoáng sản đến sức khỏe, cảnh quan và các hệ sinh
thái tự nhiên sẽ rất nghiêm trọng nếu công tác kiểm soát loại chất thải này
kém hiệu quả.
Theo Quy hoạch phát triển công nghiệp và khai thác khoáng sản đến
năm 2020, tầm nhìn 2030 các ngành công nghiệp điện tử, hóa chất, lọc
hóa dầu, luyện kim sẽ có tốc độ tăng trưởng nhanh, chiếm tỷ lệ ngày càng
cao trong tổng GDP công nghiệp. Đây là các ngành không chỉ phát sinh
khối lượng lớn chất thải mà còn gây nguy cơ cao đối với môi trường và
sức khỏe do chất thải chứa hàm lượng lớn các chất có độc tính cao.
Nước thải từ Khu Liên hợp gang thép Formosa Hà Tĩnh có lưu lượng đến
45.000m3/ngày đêm, chứa hàm lựợng rất cao phenol, xyanua, crom,
COD, các chất rắn lơ lửng. Bằng mô hình dự báo lan truyền ô nhiễm do

lượng nước thải này, đã chứng minh rằng ngay cả khi nước thải được xử
lý đạt QCVN52:2013/BTMT nước vịnh Sơn Dương (vùng nhận nước
thải), nhưng vẫn không đạt QCVN đối với nước biển ven bờ cho nuôi
trồng thủy sản, du lịch.
Nước thải từ các khi liên hợp lọc hóa dầu chứa hàm lượng cao các
chất hữu cơ bền vững, dầu mỡ, kim loại nặng, phenol. Công nghiệp điện
tử - ngành tạo giá trị xuất khẩu rất lớn trong vài năm gần đây và nhiều
năm tới lại tạo ra khối lượng lớn chất thải rắn có chứa các kim loại bán
dẫn, đất hiếm, đặc biệt một số kim loại nặng có độc tính rất cao như As,
Se, Sb, Hg…
Do đó chất thải rắn điện tử có thể được xem là chất thải nguy hại.
Nước thải, chất thải rắn, đặc biệt bùn đỏ từ các mỏ bauxit chứa hàm
lượng cao các chất kiềm, kim loại. Nước thải và nước chảy tràn từ các mỏ
đa kim chứa hàm lượng cao các kim loại nặng.
Với một số thông tin sơ bộ nêu trên có thể kết luận: Phát triển các
ngành công nghiệp và khai thác khoáng sản theo quy hoạch đến 2020,
9


tầm nhìn đến năm 2030 sẽ tạo nên sức mạnh cho nền kinh tế Việt Nam,
nhưng đồng thời cũng tạo các nguy cơ cao đối với môi trường chủ yếu là
do gia tăng nhanh khối lượng, lưu lượng nước thải, khí thải, chất thải rắn
công nghiệp, chất thải rắn nguy hại.
Mặt khác cũng làm gia tăng các thành phần có độc tính cao trong
các loại chất thải. Đây sẽ là nguồn gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, chất
lượng môi trường, đa dạng sinh học và tổn thất về kinh tế.

2. Tác động ngược lại của ô nhiễm môi trường đối với
sự phát triển kinh tế:
2.1. Tác động của ô nhiễm môi trường lên tổng thể nền

kinh tế:
Cùng với quá trình phát triển kinh tế, tình trạng ô nhiễm môi trường
và sự cố môi trường ngày càng gia tăng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự
phát triển kinh tế nước ta trong trung và dài hạn. Dự báo, giai đoạn
2016-2020, thiên tai và ô nhiễm môi trường có thể làm giảm GDP khoảng
0,6%/năm. Thực tế này đang đặt ra những yêu cầu cấp bách cần phải có
những chính sách phù hợp nhằm thích ứng, giảm nhẹ tác động của biến
đổi khí hậu và bảo vệ môi trường để phát triển bền vững.
Theo nghiên cứu của Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế - xã
hội Quốc gia (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), nền kinh tế Việt Nam đang bước
vào giai đoạn chuyển đổi quan trọng với kỳ vọng đột phá của tiến trình tái
cơ cấu, chuyển đổi mô hình tăng trưởng và nâng cao khả năng cạnh tranh
của nền kinh tế. Tuy nhiên, những thành tựu về tăng trưởng kinh tế của
Việt Nam có khả năng bị đe dọa do chịu tác động ngày càng tăng của
biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường. Theo như đánh giá của Ngân
hàng Thế giới, tình trạng ô nhiễm môi trường, ô nhiễm không khí tại Việt
Nam đã gây thiệt hại lên đến 5% GDP hàng năm. Trong khi đó, kết quả
tính toán của Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội Quốc gia thì
trong giai đoạn 2016-2020, tăng trưởng tổng đầu tư toàn xã hội và việc
làm sẽ bị giảm trung bình mỗi năm tương ứng khoảng 1,2% và 0,08%,
cùng lúc đó tăng trưởng tiêu dùng bình quân mỗi năm cũng sẽ giảm 0,1%
10


theo như dự đoán. Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư – ông Nguyễn Thế
Phương cho rằng, trước thực trạng biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi
trường đang đe dọa tăng trưởng kinh tế, cần phải có chính sách phù hợp
nhằm thích ứng, giảm nhẹ tác động của biến đổi khí hậu và bảo vệ môi
trường cho phát triển bền vững trong dài hạn.
Việc biến đổi khí hậu toàn cầu đang ngày càng gia tăng và ảnh

hưởng đến nhiều nước trên thế giới trong đó có Việt Nam. Có thể thấy,
biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường tác động tới tất cả các vùng, miền,
các lĩnh vực về tài nguyên, môi trường thiên nhiên và môi trường xã hội,
trong đó tài nguyên nước, ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn, y
tế - sức khoẻ và vùng ven biển sẽ chịu tác động mạnh nhất. TS. Lê Quốc
Phương, Phó Giám đốc Trung tâm thông tin thương mại và Công nghiệp
(Bộ Công Thương) cho biết, trong 6 tháng đầu năm 2016, nền nông
nghiệp của nước ta có sự tăng trưởng âm. Dưới sự tác động mạnh mẽ của
hiện tượng El-nino đã gây ra hạn hán nghiêm trọng, làm sản lượng lương
thực giảm khoảng 1 triệu tấn, chưa kể chăn nuôi, trồng trọt.

2.2. Ô nhiễm môi trường tác động đến ngành du lịch ở
nước ta:
Tiếng chuông từ The Guide Awards
The Guide Awards là một chương trình thường niên được Thời báo Kinh
tế Việt Nam tổ chức 17 năm qua. Tại lần thứ 18 này, The Guide Awards
chọn chủ đề “Du lịch xanh vì một nền kinh tế xanh” làm trọng tâm. Vấn
đề mà The Guide Awards đặt ra lần này giống như một tiếng chuông báo
động cho ngành du lịch Việt Nam về vấn đề môi trường và phát triển
bền vững. Ông Nguyễn Phú Bình, nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Phó tổng biên tập Thời báo Kinh tế Việt Nam, nhận định, nguồn tài
nguyên du lịch Việt Nam rất nhiều nhưng khai thác mới dừng ở bề nổi,
cái sẵn có chưa phát huy giá trị của tài nguyên. Sự xung đột về lợi ích
kinh tế giữa các chủ thể kinh tế và các ngành, tầm nhìn ngắn hạn và hạn
chế về công nghệ dẫn tới một số tài nguyên du lịch bị tàn phá, sử dụng sai
mục đích... tác động tiêu cực tới phát triển du lịch bền vững. Ngành du
lịch đang là một ngành có mức tăng trưởng mạnh nhất trong nền kinh tế
Việt Nam. Thực tế cho thấy, thời gian qua, việc phát triển quá nóng đã
gây nhiều ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường du lịch. Ông Từ Mạnh
Lương, Vụ trưởng Khoa học Công nghệ và Môi trường - Bộ Văn hóa Thể
thao và Du lịch nhận xét: “quan sát bằng mắt thường cũng có thể nhận

11


thấy tại nhiều khu, điểm du lịch xuất hiện các chất thải rắn, rác thải, nước
thải chưa thu hồi, xử lý triệt để”.
Vì thế nguy cơ ô nhiễm cục bộ và tái ô nhiễm sau xử lý vẫn xảy ra,
nhất là tại một số khu, điểm du lịch nằm tại hạ lưu sông, suối, ao hồ, bãi
biển. GS.TS. Tạ Hòa Phương - Đại học Quốc gia Hà Nội cũng nhìn nhận:
“Đến nay các hành vi xả rác tại các khu du lịch này vẫn nằm ngoài tầm
kiểm soát của các cơ quan quản lý. Tôi đã đến các điểm du lịch như Hạ
Long - Cát Bà, Sa Pa, Phong Nha - Kẻ Bàng... thực tế cho thấy, mặc dù
Ban quản lý đã cố gắng bảo đảm vệ sinh môi trường khi đặt nhiều thùng
rác nhưng vẫn không tránh được tình trạng vứt rác bừa bãi...".

3. Kiềm chế ô nhiễm môi trường song song với việc
phát triển kinh tế nhưng vẫn chưa có tác động
mạnh:
Kinh nghiệm các nước tiên tiến chỉ rõ, một quốc gia có sự phát triển
bền vững phải chú ý đồng thời giải quyết bốn yếu tố quan trọng: bền
vững kinh tế, bền vững chính trị, bền vững xã hội và bền vững môi
trường. Trong nhiều nghị quyết của Đảng và Nhà nước ta đều nhấn mạnh:
Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa phải gắn
với nhiệm vụ thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ tài nguyên và
môi trường. Theo hướng đó, Quốc hội đã thông qua nhiều luật; sau đó
Chính phủ đã cụ thể hóa chủ trương quan trọng đó bằng nhiều cơ chế,
chính sách thiết thực. Không đánh đổi môi trường lấy lợi ích kinh tế là
một trong những mục tiêu được đề ra tại nhiệm kỳ Chính phủ lần này.
Điều này đã đang được người đứng đầu Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn
Xuân Phúc hiện thực hóa bằng một loạt hành động trong đó có Kế hoạch
hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển

bền vững. Thủ tướng Chính phủ đề ra mục tiêu tổng quát cho phát triển
bền vững Việt Nam đến năm 2030 là: Duy trì tăng trưởng kinh tế bền
vững đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường
sinh thái, quản lý và sử dụng hiệu quả tài nguyên, chủ động ứng phó với
biến đổi khí hậu; bảo đảm mọi người dân được phát huy mọi tiềm năng,
tham gia và thụ hưởng bình đẳng thành quả của phát triển; xây dựng một
xã hội Việt Nam hòa bình, thịnh vượng, bao trùm, dân chủ, công bằng,
văn minh và bền vững.
12


Bên cạnh mục tiêu tổng quát, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đưa ra
17 mục tiêu và 115 mục tiêu cụ thể đến năm 2030. Trong đó, có những
mục tiêu cụ thể nhằm đảm bảo công tác bảo vệ môi trường như: Đảm bảo
đầy đủ và quản lý bền vững tài nguyên nước; ứng phó kịp thời, hiệu quả
với biến đổi khí hậu và thiên tai; bảo tồn và sử dụng bền vững đại dương,
biển và nguồn lợi biển để phát triển bền vững; bảo vệ và phát triển rừng
bền vững, bảo tồn đa dạng sinh học, phát triển dịch vụ hệ sinh thái, chống
sa mạc hóa, ngăn chặn suy thoái và phục hồi tài nguyên đất.
Tuy nhiên, những cố gắng bước đầu ấy chưa đáp ứng nhiều vấn đề
bức xúc đặt ra từ thực tiễn đời sống kinh tế - xã hội của nước ta. Việc phê
duyệt các dự án kinh tế, nhất là các dự án đầu tư nước ngoài còn bộc lộ
nhiều sơ hở, yếu kém trong khâu thẩm định các giải pháp bảo vệ tài
nguyên, môi trường kèm theo, đã và đang gây ra nhiều hậu quả xấu, như
vụ cá chết ở bốn tỉnh miền trung vừa qua; vụ xả nước thải ào ạt ở một số
cơ sở sản xuất công nghiệp tại một số tỉnh, thành phố phía bắc và vùng
đồng bằng Nam Bộ. Song hành với những việc làm nêu trên là hành động
chặt phá rừng nghiêm trọng vẫn tái diễn đó đây; nạn săn bắt động vật quý
hiếm; nạn khai thác cát trái phép ở những dòng sông lớn; đặc biệt, gần
đây tràn lan việc giết mổ động vật các loại, dẫn đến hiện tượng thực phẩm

bẩn, thực phẩm giả..., tác động tiêu cực tới môi trường, sức khỏe nhân
dân. Những việc làm cố tình hoặc thiếu trách nhiệm đó thể hiện ý thức
coi thường những quy trình nghiêm ngặt của khoa học công nghệ; và cao
hơn thế, là sự vi phạm pháp luật. Tiếc rằng, nhiều cơ quan chức năng
chưa khẩn trương “vào cuộc” để phát hiện, xử lý, ngăn chặn những việc
làm phi pháp đó thông qua các cơ chế, chính sách cũng như những quy
định cụ thể trong những nghị định của Chính phủ hoặc thông tư của liên
bộ, liên ngành. Thực tiễn chỉ rõ, trong xử lý một số vụ việc nóng bỏng,
phức tạp, chúng ta đã bộc lộ nhiều yếu kém, bất cập trong một số văn bản
mang tính pháp lý, đặc biệt trong việc tổ chức triển khai đưa các luật,
pháp lệnh, nghị quyết, thông tư vào cuộc sống.

13


4. Vài biện pháp tiêu biểu để phát triển kinh tế bền
vững_phát triển kinh tế đi đôi với bảo vệ môi
trường:
4.1. Vấn đề hệ thống xử lý nước thải tại các khu công
ngiệp:
Hiện trạng
Ở nước ta hiện nay có rất nhiều cụm công nghiệm đã hoạt động ổn
định, tuy nhiên lại rất ít trong số đó có dự án đầu tư xây dựng trạm xử lý
nước thải tập trung. Và điều đáng nói hơn là, các nhà máy xử lý nước thải
được xây dựng xong nhưng lại như không, nơi thì bỏ hoang, nơi thì
không hoạt động, chỗ hoạt động thì lại không hiệu quả. Và hệ quả là môi
trường lãnh đủ.
Ví dụ điển hình đó chính là Cụm sản xuất Làng nghề tập trung xã
Tân Triều, Huyện Thanh Trì, Hà Nội, hệ thống xử lý nước thải xây dựng
từ năm 2007, nhưng đến nay vẫn đắp chiếu, chưa hoạt động lần nào.

Giải pháp:
Tăng cường kiểm tra, giám sát, và xử lý nghiêm khắc các nhà máy
không đạt yêu cầu để đảm bảo các khu công nghiệp nghiêm túc thực hiện
đưa các dự án đầu tư xây dựng trạm xử lý nước thải đi vào thực hiện và
thực hiện có hiệu quả.
Quan tâm đầu tư nghiên cứu ứng dụng các công nghệ bảo vệ môi
trường, tăng cường hợp tác quốc tế để đào tạo và phát triển nguồn nhân
lực, nắm bắt và áp dụng các công nghệ kỹ thuật, bảo vệ môi trường tiên
tiến phù hợp với điều kiện của doanh nghiệp. Đầu tư, đổi mới công nghệ
sản xuất theo hướng hiện đại, thân thiện môi trường và tiết kiệm tài
nguyên.

4.2. Vấn đề bảo vệ môi trường gắn với phát triển ngành
du lịch bền vững:
Sự phát triển nhanh chóng của ngành du lịch thời gian qua đã và
đang góp phần tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nói
chung và nhiều địa phương nói riêng, song đồng thời cũng gây áp lực
không nhỏ lên môi trường sống, cảnh quan thiên nhiên... Để đảm bảo
14


phát triển du lịch bền vững, một số giải pháp cần được quan tâm nhằm
tăng cường bảo vệ môi trường trong phát triển du lịch:
Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường, trong
đó quy định những nội dung mới như du lịch có trách nhiệm, chi trả dịch
vụ môi trường hệ sinh thái (đối tượng là khách du lịch), tăng cường chế
tài xử phạt vi phạm...;
Chú trọng công tác quy hoạch phát triển các khu du lịch đảm bảo
tính khoa học, trên cơ sở tính toán kỹ lưỡng, toàn diện các xu thế phát
triển, từ đó có chính sách phù hợp; tránh tình trạng quy hoạch thiếu đồng

bộ, chồng chéo gây khó khăn cho công tác quản lý nói chung, quản lý
môi trường nói riêng;
Tăng cường năng lực quản lý môi trường trong các khu du lịch, khu
bảo tồn, phân công thống nhất đầu mối quản lý các khu bảo tồn, vườn
quốc gia… Cần có cơ chế phối hợp đồng bộ giữa các đơn vị quản lý các
khu bảo tồn và vườn quốc gia, các cơ quan hành chính và an ninh địa
phương, cơ quan quản lý trung ương, các công ty du lịch, đại diện các
cộng đồng nhân dân địa phương;
Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát về môi
trường (thường xuyên, định kỳ, đột xuất); phối hợp chặt chẽ giữa các cơ
quan chuyên môn nhằm phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời, triệt để
những hành vi gây ô nhiễm môi trường trong kinh doanh dịch vụ du lịch.
Đồng thời, nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ
chuyên trách công tác môi trường; Trang bị các phương tiện kỹ thuật hiện
đại để phục vụ có hiệu quả hoạt động của các lực lượng này; Nâng cao
hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục về môi trường trong toàn xã hội
nhằm tạo sự chuyển biến và nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp
luật bảo vệ môi trường, trách nhiệm xã hội của người dân, doanh nghiệp
trong việc gìn giữ và bảo vệ môi trường, phát triển du lịch bền vững;
Phát triển sinh kế cho người dân góp phần bảo vệ và sử dụng bền
vững tài nguyên thiên nhiên và môi trường.Chú trọng phát triển dịch vụ
du lịch tại địa phương, hỗ trợ phát triển các loại hình du lịch dựa vào
cộng đồng.
Tăng cường hợp tác quốc tế, đa dạng hóa phương thức hợp tác trong
phát triển du lịch bền vững. Các nhà đầu tư, tài trợ, tổ chức phi chính phủ,
các tổ chức dân sự xã hội trong và ngoài nước có thể tham gia và đóng
15


vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển du lịch bền vững khi có

cơ chế khuyến khích, kêu gọi tham gia hợp lý.

4.3. Bảo vệ môi trường trong ngành công nghiệp
khoáng sản:
Công tác bảo vệ môi trường thời gian qua tập trung giải quyết được
nhiều vấn đề, tuy nhiên ảnh hưởng của việc khai thác than trên 100 năm
qua không chú trọng bảo vệ môi trường nên việc xử lý các bãi thải mỏ,
các tuyến đường vận chuyển khoáng sản tác động ảnh hưởng đến môi
trường và dân cư vẫn còn nhiều việc phải làm. Việc đầu tư các tuyến
băng tải vận chuyển than, kiên cố hóa kho đống đổi mới công nghệ cần
nguồn vốn lớn nên gây khó khăn về mặt tài chính cho doanh nghiệp.
Có nhiều nguyên nhân trong đó có việc đầu tư cho công tác này còn
dàn trải do khối lượng công việc lớn, các công trình dân sinh phát triển tự
phát, đan xen, bám sát các công trình sản xuất gây khó khăn, phức tạp,
tốn kém, mất nhiều thời gian cho việc ngăn ngừa ô nhiễm và bảo vệ môi
trường…
Cuối cùng, nguồn tài nguyên khoáng sản là có giới hạn, đang ngày
càng cạn kiệt, việc khai thác chúng ta đang gây ra những hệ lụy không
nhỏ tới môi trường. Hiện nay, không chỉ Tập đoàn Công nghiệp Than
khoáng sản Việt Nam khai thác mà còn rất nhiều doanh nghiệp, nhiều
thành phần kinh tế cũng đang khai thác. Đối với doanh nghiệp Nhà nước,
việc tuân thủ các quy định bảo vệ môi trường, việc đầu tư tài chính cho
công tác là cơ bản tốt. Song các thành phần kinh tế khác đang gây ra rất
nhiều hệ lụy. Để giảm bớt tác hại, đề nghị Đảng, Nhà nước có chính sách
ưu tiên, khuyến khích hơn nữa việc phát triển và sử dụng các nguồn năng
lượng tái tạo, khuyến khích bắt buộc các doanh nghiệp đầu tư công nghệ
sản xuất hiện đại, thận thiện với môi trường, giảm tác động biến đổi khí
hậu.

4.4. Biện pháp phát triển chung cho các ngành sản xuất

đi đôi với bảo vệ môi trường:
Để đạt được mục tiêu giảm thiểu, tiến tới ngăn chặn các tác động
xấu của sản xuất đến môi trường và biến đối khí hậu, đáp ứng các tiêu
chuẩn môi trường, từng bước đưa công nghiệp mỏ và các ngành sản xuất
trở thành ngành kinh tế xanh, phát triển hài hòa, thân thiện…
16


Thứ nhất, tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng đối với công
tác bảo vệ môi trường, sự phối hợp giữa các cơ quan chuyên môn với các
đoàn thể trong doanh nghiệp cũng như với các cơ quan chức năng, chính
quyền địa phương nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp
Thứ hai, tiếp tục phổ biến, tuyên truyền kết hợp với tăng cường
kiểm tra, giám sát để nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường chung,
nhất là đối với đội ngũ cán bộ chủ chốt nhằm tạo chuyển biến căn bản về
ý thức trách nhiệm và sự chủ động trong công tác bảo vệ môi trường.
Thứ ba, hoàn thiện cơ chế chính sách nội bộ phù hợp với các quy
định mới của pháp luật và điều kiện thực tế, ổn định và tăng cường hệ
thống quản lý môi trường các cấp, phát triển lực lượng làm công tác môi
trường chuyên sâu trong doanh nghiệp, đủ năng lực đảm bảo nhiệm vụ
đặt ra trong giai đoạn mới
Thứ tư, huy động các nguồn vốn cho công tác bảo vệ môi trường,
chi tối thiểu 1,5 – 2% doanh thu sản xuất cho công tác bảo vệ môi trường
trực tiếp (1 - 1,5% cho Qũy môi trường tập trung của doanh nghiệp để
đầu tư các công trình môi trường, 0,5-1% cho công việc bảo vệ môi
trường thường xuyên); Huy động vốn từ hợp tác quốc tế, xã hội hóa, vốn
đầu tư khác để di dời cơ sở sản xuất, di dời dân cư, đầu tư công nghệ…
Thứ năm, tổ chức thực hiện công tác này trong doanh nghiệp theo
hướng tổng thể, đồng bộ, đầu tư đủ, có trọng tâm, giải quyết gọn và dứt
điểm từng vấn đề, từng khu vực đảm bảo hiệu quả.

Thứ sáu, quan tâm đầu tư nghiên cứu ứng dụng các công nghệ bảo
vệ môi trường, tăng cường hợp tác quốc tế để đào tạo và phát triển nguồn
nhân lực, nắm bắt và áp dụng các công nghệ kỹ thuật, bảo vệ môi trường
tiên tiến phù hợp với điều kiện của doanh nghiệp. Đầu tư, đổi mới công
nghệ sản xuất theo hướng hiện đại, thân thiện môi trường và tiết kiệm tài
nguyên…

4.5. Tiếp cận và phát triển kinh tế xanh
Kinh tế Xanh được UNEP định nghĩa là nền kinh tế vừa mang lại
hạnh phúc cho con người và công bằng xã hội, vừa giảm thiểu đáng kể
các rủi ro về môi trường và khủng hoảng sinh thái. Một nền Kinh tế Xanh
được đặc trưng bởi sự tăng trưởng bền vững của các hợp phần kinh tế có
khả năng duy trì và gia tăng nguồn vốn tự nhiên của trái đất. Các hợp
phần này bao gồm năng lượng tái tạo, giao thông ít phát thải cacbon, công
17


nghệ sạch, hệ thống quản lý chất thải tiên tiến, tiết kiệm năng lượng,
nông-lâm-ngư nghiệp bền vững... Trước tình trạng suy thoái tài nguyên
thiên nhiên, sự tăng nhanh chóng việc phát thải khí nhà kính và ảnh
hưởng của biến đổi khí hậu, Kinh tế Xanh sẽ là xu hướng phát triển tất
yếu và là lựa chọn hàng đầu của nhiều quốc gia trên thế giới.
Đối với các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam, Kinh tế
Xanh tuy còn khá mới mẻ song bước đầu đã có sự chuyển hướng đầu tư
vào các công nghệ sản xuất sạch hơn, một trong các tiêu chí của nền Kinh
tế Xanh. Chiến lược tăng trưởng xanh của Việt Nam giai đoạn 2011 2020 và tầm nhìn đến 2050 tập trung vào 3 mục tiêu chính là: giảm phát
thải khí nhà kính, xanh hóa sản xuất và xanh hóa tiêu dùng. Các giải pháp
chiến lược đã được đưa ra để thực hiện hiệu quả mục tiêu trên, song vẫn
còn nhiều thách thức như thiếu hụt nguồn lực. Do đó, thời gian tới cần
nghiên cứu, sớm hình thành môi trường pháp lý, cơ chế, chính sách thuận

lợi để kinh tế Việt Nam phát triển tốt theo hướng này.

KẾT LUẬN
Nền kinh tế Việt Nam đang tiếp tục trên đà phát triển, vì vậy chúng
ta cần phải đặt biệt chú trọng hơn đến bảo vệ môi trường, đảm bảo cho sự
phát triển bền vững là mục tiêu quan trọng hàng đầu, một môi trường
càng ít bị ô nhiễm sẽ là động lực, là điều kiện tốt nhất cho sự tăng trưởng
kinh tế. Do đó, cần phải có sự thay đổi mạnh mẽ cả về tư duy, nhận thức,
mục tiêu phát triển bền vững và các giải pháp phải ngày càng mạnh mẽ
hơn, triệt để hơn, hệ thống hơn để nền kinh tế có thể đạt được những
thành công xa hơn nữa trong tương lai.

18


Đánh giá của Giảng viên

19


Danh mục tham khảo:
 />nh-t%E1%BA%BF-xanh-v%C3%A0-ph%C3%A1t-tri%E1%BB%
83n-b%E1%BB%81n.aspx
 /> />g-2009061502541731.htm
 />e-o-nhiem-moi-truong-tac-dong-den-tang-gdp-39216.aspx
 />ep-den-moi-truong-n20160517143015634.htm

20




×