Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Phân tích ảnh hưởng của khoa học công nghệ đối với quá trình phát triển kinh tế của việt nam trong những năm vừa qua đánh giá tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4 0 đến sự phát triển khoa học công nghệ và tăng trưở

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (153.67 KB, 17 trang )

Đề tài: Phân tích ảnh hưởng của khoa học cơng nghệ đối với quá trình phát triển
kinh tế của Việt Nam trong những năm vừa qua. Đánh giá tác động của cuộc cách
mạng công nghiệp 4.0 đến sự phát triển khoa học công nghệ và tăng trưởng kinh tế
Việt Nam những năm tiếp theo.


I. MỞ ĐẦU
Trong xu thế hội nhập hiện nay thì khoa học và cơng nghệ là một yếu tố có tác
động to lớn đến việc tăng trưởng và phát triển kinh tế của nước ta. Nó là chìa khóa
cho việc hội nhập thành công, cho việc thực hiện rút ngắn q trình cơng nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước bắt kịp với các quốc gia khác trên thế giới. Khoa học và
công nghệ là yếu tố quyết định đến việc thực hiện mục tiêu chuyển nền kinh tế của
nước ta sang nền kinh tế tri thức, cho tiến trình tồn cầu hóa. Có thể nói khoa học
và cơng nghệ là một yếu tố đi vào mọi mặt của đời sống. Nghiên cứu để thấy rõ
ảnh hưởng của khoa học công nghệ với tăng trưởng kinh tế có ý nghĩa quan trọng,
nó là cơ sở để giúp ta có cái nhìn đúng đắn, đánh giá đúng tầm quan trọng của
khoa học cơng nghệ, từ đó có định hướng đầu tư và phát triển đúng đắn.
Thế giới đang trong giai đoạn bản lề của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4
(Cách mạng công nghiệp 4.0) với trung tâm là sự phát triển của trí tuệ nhân tạo, intơ-nét kết nối vạn vật, rô-bốt, công nghệ na-nô, công nghệ sinh học… Để phù hợp
với xu thế này, trong những năm tiếp nền kinh tế Việt Nam cần phải tận dụng cơ
hội, khắc phục những hạn chế và thách thức, chuyển đổi mạnh mẽ từ mơ hình tăng
trưởng dựa vào tài ngun, lao động giản đơn chi phí thấp sang nền kinh tế tri thức,
trọng tâm là phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, phát huy lợi thế từ cơ cấu
dân số vàng và tiềm năng trí tuệ của người Việt Nam để nắm bắt những cơ hội mới
mà Cách mạng công nghiệp 4.0 mang lại . Nhóm nghiên cứu đề tài: “Phân tích ảnh
hưởng của khoa học cơng nghệ đối với quá trình phát triển kinh tế của Việt Nam
trong những năm vừa qua. Đánh giá tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0
đến sự phát triển khoa học công nghệ và tăng trưởng kinh tế Việt Nam những năm
tiếp theo” để làm rõ hơn những điều trên.



II. Những nội dung lý luận cơ bản về khoa học cơng nghệ và vai trị của khoa
học cơng nghệ với phát triển kinh tế.
1. Một sô khái niệm cơ bản
- Khoa học: là tập hợp những hiểu biết và tư duy nhằm khám phá những
thuộc tính tồn tại khách quan của các hiện tượng tự nhiên và xã hội
- Cơng nghệ: là tập hợp các phương pháp, quy trình, kĩ năng, bí quyết,
cơng cụ, phương tiện để biến đổi các nguồn lực thành các sản phẩm hay
dịch vụ phục vụ cho đời sống xã hội.
- Tiến bộ công nghệ: là khả năng của một nền kinh tế có thể sản xuất nhiều
hơn đầu ra mà không hề sử dụng nhiều hơn các yếu tố đầu vào như vốn,
lao động, tài ngun.
- Đóng góp của tiến bộ cơng nghệ đối với tăng trưởng được đo lường bằng
năng suất các nhân tố tổng hợp(TFD)
- TFD phản ánh: sự gia tăng chất lượng lao động; chất lượng máy móc và
tiến bộ kĩ thuật; vai trò của quản lý và tổ chức sản xuất.
2. Phân tích ảnh hưởng của khoa học cơng nghệ đối với quá trình phát
triển kinh tế của Việt Nam trong những năm vừa qua.
a. Thành công.
Tốc độ tăng so với
năm trước (%)

Đóng góp của
các khu vực
vào
tăng
trưởng
năm
2015
(Điểm
phần

trăm)

Năm
2013

Năm
2014

Năm
2015

Tổng số

5,42

5,98

6,68

6,68

Nơng, lâm nghiệp và
thuỷ sản

2,63

3,44

2,41


0,40

Công nghiệp và xây
dựng

5,08

6,42

9,64

3,20

Dịch vụ

6,72

6,16

6,33

2,43

Thuế sản phẩm trừ trợ
cấp sp

6,42

7,93


5,54

0,65


GDP năm 2015 đạt 6,68%, là mức tăng cao nhất trong 5 năm qua (năm 2011 tăng
6,24%; năm 2012 tăng 5,52%; năm 2013 tăng 5,42% và năm 2014 tăng 5,98%).
Bình quân 5 năm 2011-2015 tăng 5,9%/năm. GDP/người năm 2015 đạt 2.228
USD.
Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tăng 10% (năm 2014 tăng 5,8%); tổng mức bán
lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ, nếu trừ yếu tố giá, tăng 8,7% (cùng kỳ năm
trước tăng 5,7%); chỉ số CPI cả năm ước chỉ tăng khoảng 1% so với tháng 122014, là mức thấp nhất trong 10 năm qua; xuất khẩu tăng 10%, nếu tính cả giai
đoạn 2011-2015 tăng bình qn 18%/năm; nhập siêu đã giảm, xuống còn 3,6%
kim ngạch xuất khẩu.
KH- CN đã tập trung vào sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi
trường. Đã áp dụng các công nghệ và phương pháp nghiên cứu tiên tiến : viễn
thám, địa vật lý… vào công tác điều tra, thăm dò tài nguyên thiên nhiên. Nhiều kết
quả nghiên cứu mơi trường được đánh giá cao : nghiên cứu chính sánh và biện
pháp bảo vệ sự đa dạng sinh học, cân bằng sinh thái và xử lý ô nhiễm nước, khơng
khí ở các khu cơng nghiệp tập trung, các thành phố lớn… các biện pháp trồng
rừng, chống suy thái đất, cải tạo đất…
KH- CN đã chú ý phát triển các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ cao. Nhiều
thành tựu toán học, cơ học, vất lý của ta… được đánh giá cả ở nước ngồi. Cơng
nghệ thơng tin đã phát triển và mở rộng ứng dụng trong hệ thống ngân hàng, quản
lý hành chính, sản xuất, kinh doanh. Đồng thời, công nghệ chế tạo vật hiệu mới,
công nghệ sinh học, tự động hoá… đã từng bước được quan tâm. Trong nông
nghiệp. Nhờ áp dụng những tiến bộ KH- CN về giống cây trồng, quy trình kỹ thuật
thâm canh và chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, chúng ta đã tuyển chọn, lai tạo hàng chục
giống lúa mới, phù hợp các vùng sinh thái khác nhau, tạo mức tăng trưởng quan
trọng. Nghiên cứu và tạo nhiều loại giống gia súc, gia cầm, có giá trị kinh tế cao,

thúc đẩy chăn ni phát triển. Hơn 10 năm qua, năng suất lúa bình quân đã tăng
hơn 2 lần. Tổng sản lượng lương thực 1998 đạt hơn 31 triệu tấn. Nhiều loại phân vi
sinh, thuốc trừ sâu vi sinh, chất kích thích tăng trưởng thực vật … đã được sử dụng
vào sản xuất, bảo vệ, phát triển các loại cây lương thực. Cơ cấu cây trồng đã được
thay đổi cơ bản. Trước năm 1989, từ chỗ còn thiếu lương thực, Việt Nam đã trở
thành nước xuất khẩu gạo đéng thứ 3 thế giới, sau Thái Lan, Mỹ.
Về thuỷ sản, nhờ áp dụng kỹ thuật mới, nhiều năm nay, nuôi ba ba, sinh sản đã
thành nghề giàu có ở nơng thơn. Đặc biệt, kỹ thuật nuôi tôm đã được ứng dụng
khắp nơi, tạo công ăn việc làm cho 350.000 ngư dân ven biển góp phần cải thiện và


tăng kim ngạch xuất khẩu của ngành thuỷ sản, năm 1993 đạt 368 triệu USD, 1994 :
551,2 triệu, 1996 : 670 triệu, 1997 : 750 triệu và 2000 : 1000 triệu, tăng kơn 10 lần
so với 1980. Việc nuôi trồng hải sản đã có sự đầu tư khoa học thích đáng trong việc
tận dụng mặt nước ao, hồ, nước biển, nước lợ, kết hợp sản xuất nông nghiệp với
nuôi tôm cá, phát triển ni trồng với giữ gìn mơi trường, mơi sinh, ni xen ghép,
quảng canh, chọn giống tốt… tồn ngành hiện có 59 cơ sở đủ tiêu chuẩn sản xuất
hàng xuất khẩu
Trong công nghiệp, hàng loạt kỹ thuật tiên tiến được áp dụng, tạo nhiều sản phẩm
chất lượng cao : hàng may mặc, thuốc lá, đồ nhựa, cao su, đồ điện máy, điện tử…
nhất là trong chế tạo máy móc, thiết bị phụ tùng và đổi mới cơng nghệ, kinh doanh
sản xuất ô tô, xe máy, nhằm giải quyết nguyên vật kiệu, thiết bị thay thế. Trong
công nghiệp đầu khí… đội ngũ cán bộ khoa học trong nước, đã có khả năng tiếp
thu và làm chủ cơng nghệ mới. CN chế biến nông- lâm- hải sản cũng được đẩy
mạnh một bước
Trong lĩnh vực năng lượng, nhiều cơng trình, nghiên cứu KH- CN đã tập trung vào
công tác quy hoạch, sử dụng hợp lý các nguồn năng lượng. Đổi mới CN xây dựng
các nhà máy thuỷ điện, nhiệt điện, nghiên cứu các phương pháp giảm tổn thất năng
lượng trong truyền tải điện và đổi mới CN. Hệ thống năng lượng đã phát triển
nhanh chóng : 80% địa bàn xã ở khu vực nơng thơn, hơn 50% hộ gia đình đã có

điện sử dụng.
Trong giao thơng vận tải, KH- CN đã góp phần quan trọng vào việc nâng cấp và
phát triển mạng lưới, đường bộ, đường sắt, đường thuỷ, đường sông… đã xây dựng
một số cơng trình quan trọng bằng việc áp dụng các CN mới : đóng tàu biển trọng
tải 3.000 tấn, cơng trình hạ tầng cất cánh sân bay Tân Sơn Nhất, thắng thầu nhiều
cơng trình giao thơng ở Lào, Campuchia… với việc áp dụng CN mới trong gia cố
nền móng và thi cơng mặt đường.
Trong viễn thơng, đã xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng thông tin hiện đại bằng
việc áp dụng kỹ thuật số, thông tin vệ tinh, cáp sợi quang… đủ mạnh để hoà nhập
mạng thông tin quốc tế và khu vực. Viễn thông nước ta hiện được xếp vào một
trong những nước có tốc độ phát triển nhanh nhất thế giới. Bên cạnh mạng lưới
hữu tuyến điện phát triển rộng khắp với các loại hình dịch vụ đa dạng, các hệ thống
thơng tin di động, máy sóng ngắn, cực ngắn, cũng phát triển mạnh, được các tổ
chức kinh tế, cơ quan trong và ngoài nước sử dụng. Thị trường tin học nước ta
những năm qua, có tốc độ tăng trưởng trung bình hằng năm khoảng 40-50%. Hiện
các cơ quan Đảng, chính phủ đang sử dụng hàng vạn chiếc máy vi tính, trong đó
lưu giữ nhiều thơng tin, số liệu bí mật quan trọng. Liên quan đến kinh tế, quốc


phòng và an ninh quốc gia. Trên đà ấy, việc sử dụng máy vi tính ở nước ta bắt đầu
chuyển từ giai đoạn sử dụng riêng lẻ, sang hình thức sử dụng mạng cục bộ và
mạng diện rộng
Trong y tế, hàng loạt các thành tựu chăm sóc sức khoẻ ban đầu, miễn dịch học, cắt
giảm, tỷ lệ mắc các chứng bệnh nguy hiểm : lao, phong, sốt rét, ho gà, bại liệt,
sởi… Kết hợp y học truyển thống với y học hiện đại, sản xuất nhiều mặt hàng
thuốc mới. Nâng cao trình độ trong phịng và chuẩn đốn bệnh, ngăn ngừa bệnh
truyền nhiễm : viêm gan, viêm não Nhật Bản…
Đến nay nước ta đã có đội ngũ cán bộ KH- CN hơn 800.000 người trình độ đại
hoc, 8.775 phó tiến sĩ- tiến sĩ, gần 3.000 giáo sư- phó giáo sư, hơn 45.000 cán bộ
nghiên cứu triển khai thuộc hơn 300 viện nghiên cứu- trung tâm và hơn 20.000 nhà

khoa học vừa nghiên cứu, vừa giảng dạy trong 105 trường đại học, cao đẳng, hơn
80 cơ sở đào tạo sau đại học. Đây thực sự là một vốn quý cho sự nghiệp CNH,
HĐH, được đào tạo từ nhiều nguồn khác nhau.
b. Hạn chế
Nền khoa học và công nghệ nước ta phát triển chậm, chưa tương xứng với tiềm
nǎng sẵn có, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển trong thời kỳ cơng nghiệp hố,
hiện đại hố, cịn thua kém so với nhiều nước trong khu vực.
Trình độ cơng nghệ thấp, chậm được đổi mới trong nhiều nghành sản xuất, kinh
doanh, dịch vụ và quản lý. Sản phẩm nghiên cứu khoa học và công nghệ trong
nước chưa nhiều, tỷ lệ ứng dụng vào sản xuất và đới sống cịn thấp. Tình trạng
nhập khẩu các thiết bị, công nghệ lạc hậu, không đồng bộ, kém hiệu quả ảnh hưởng
xấu đến nǎng xuất lao động và môi trường sinh thái.
Nhiều vấn đề nảy sinh trong công cuộc đổi mới chưa được làm sáng tỏ về phương
diện lý luận. Nhiều vấn đề kinh tế - xã hội thiếu những dự báo khoa học. Việc tổng
kết thực tiễn bị coi nhẹ. Tình trạng chậm trễ trong một số lĩnh vực lý luận và khoa
học xã hội chưa được khắc phục.
Môi trường ở một số cơ sở sản xuất - kinh doanh, khu công nghiệp, khu dân cư đô
thị và nông thôn bị ô nhiễm nặng nề. Tình trạng chặt phá rừng, khai thác bừa bãi
tài nguyên khoáng sản, đành bắt thuỷ hải sản bằng các phương tiện có tính chất
huỷ diệt... đang diễn ra rất nghiêm trọng.
Đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ tuy tǎng về số lượng, nhưng tỷ lệ trên số
dân còn thấp so với các nước trong khu vực, chất lượng chưa cao, còn thiếu nhiều
cán bộ đầu nghành, chuyên gia giỏi, đặc biệt là các chuyên gia về công nghệ. Số
đơng cán bộ có trình độ cao đều đã đứng tuổi, đang có nguy cơ hẫng hụt cán bộ.


Khơng ít cán bộ khoa học và cơng nghệ chuyển đi làm việc khác hoặc bỏ nghề, gây
nên sự lãng phí chất xám nghiêm trọng.
Cơ cấu và việc phân bố cán bộ khoa học và công nghệ chưa cân đối. có nhiều bất
hợp lý. Nơng thơn và miền núi cịn thiếu nhiều cán bộ khoa học và công nghệ.

Cơ sở vật chất - kỹ thuật phục vụ cho nghiên cứu khoa học quá nghèo nàn, lạc hậu;
thông tin khoa học và công nghệ quá thiếu và không kịp thời.
Hệ thống tổ chức các cơ quan nghiên cứu - triển khai tuy đã được sắp xếp một
bước, nhưng vẫn còn trùng lặp, chưa đồng bộ, thiếu sự phối hợp chặt chẽ giữa
nghiên cứu, giảng dạy với thực tiễn sản xuất - kinh doanh và với quốc phòng - an
ninh; giữa các nghành khoa học, giữa khoa học tự nhiên và công nghệ với khoa
học xã hội và nhân vǎn. Tinh thần hợp tác giữa các nhà khoa học, giữa các cơ quan
nghiên cứu khoa học còn yếu.
III. Tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đến sự phát triển khoa học
công nghệ và tăng trưởng kinh tế Việt Nam những năm tiếp theo.
1. Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 là gì?
Theo Gartner, Cách mạng Cơng nghiệp 4.0 (hay Cách mạng Công nghiệp lần thứ
Tư) xuất phát từ khái niệm "Industrie 4.0" trong một báo cáo của chính phủ Đức
năm 2013. "Industrie 4.0" kết nối các hệ thống nhúng và cơ sở sản xuất thông minh
để tạo ra sự hội tụ kỹ thuật số giữa Công nghiệp, Kinh doanh, chức năng và quy
trình bên trong.
Nếu định nghĩa từ Gartner cịn khó hiểu, Klaus Schwab, người sáng lập và chủ tịch
điều hành Diễn đàn Kinh tế Thế Giới mang đến cái nhìn đơn giản hơn về Cách
mạng Công nghiệp 4.0 như sau:
"Cách mạng công nghiệp đầu tiên sử dụng năng lượng nước và hơi nước để cơ giới
hóa sản xuất. Cuộc cách mạng lần 2 diễn ra nhờ ứng dụng điện năng để sản xuất
hàng loạt. Cuộc cách mạng lần 3 sử dụng điện tử và công nghệ thông tin để tự
động hóa sản xuất. Bây giờ, cuộc Cách mạng Cơng nghiệp Thứ tư đang nảy nở từ
cuộc cách mạng lần ba, nó kết hợp các cơng nghệ lại với nhau, làm mờ ranh giới
giữa vật lý, kỹ thuật số và sinh học".
Theo ông Klaus Schwab, tốc độ đột phá của Cách mạng Cơng nghiệp 4.0 hiện
"khơng có tiền lệ lịch sử". Khi so sánh với các cuộc cách mạng công nghiệp trước
đây, 4.0 đang tiến triển theo một hàm số mũ chứ khơng phải là tốc độ tuyến
tính. Hơn nữa, nó đang phá vỡ hầu hết ngành công nghiệp ở mọi quốc gia. Và
chiều rộng và chiều sâu của những thay đổi này báo trước sự chuyển đổi của toàn

bộ hệ thống sản xuất, quản lý và quản trị.


2. Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 diễn ra như thế nào?
Nối tiếp từ định nghĩa của Klaus Schwab, Cách mạng Công nghiệp 4.0 sẽ diễn ra
trên 3 lĩnh vực chính gồm Cơng nghệ sinh học, Kỹ thuật số và Vật lý.
Những yếu tố cốt lõi của Kỹ thuật số trong CMCN 4.0 sẽ là: Trí tuệ nhân tạo (AI),
Vạn vật kết nối - Internet of Things (IoT) và dữ liệu lớn (Big Data).
Trên lĩnh vực công nghệ sinh học, Cách mạng Công nghiệp 4.0 tập trung vào
nghiên cứu để tạo ra những bước nhảy vọt trong Nông nghiệp, Thủy sản, Y dược,
chế biến thực phẩm, bảo vệ môi trường, năng lượng tái tạo, hóa học và vật liệu.
Cuối cùng là lĩnh vực Vật lý với robot thế hệ mới, máy in 3D, xe tự lái, các vật liệu
mới (graphene, skyrmions…) và công nghệ nano.
Hiện Cách mạng Công nghiệp 4.0 đang diễn ra tại các nước phát triển như Mỹ,
châu Âu, một phần châu Á. Bên cạnh những cơ hội mới, cách mạng công nghiệp
4.0 cũng đặt ra cho nhân loại nhiều thách thức phải đối mặt.
3. Nhận diện cuộc cách mạng công nghiệp 4.0
Thế giới đang bắt đầu bước vào cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, một cuộc
cách mạng sản xuất mới gắn liền với những đột phá chưa từng có về cơng nghệ,
liên quan đến kết nối Internet, điện tốn đám mây, in 3D, cơng nghệ cảm biến, thực
tế ảo... Cuộc cách mạng sản xuất mới này được dự đoán sẽ tác động mạnh mẽ đến
mọi quốc gia, chính phủ, doanh nghiệp và người dân khắp toàn cầu, cũng như làm
thay đổi căn bản cách chúng ta sống, làm việc và sản xuất. Bản chất của cách mạng
công nghiệp lần thứ tư là dựa trên nền tảng cơng nghệ số và tích hợp tất cả các
cơng nghệ thơng minh để tối ưu hóa quy trình, phương thức sản xuất. Kỷ nguyên
mới của đầu tư, năng suất và mức sống gia tăng tất cả là nhờ vào sự sáng tạo của
con người và sẽ tác động sâu sắc đối với các hệ thống chính trị, xã hội, kinh tế của
thế giới.
Cuộc CMCN 4.0 mà chúng ta vừa bước vào sẽ tạo ra một thế giới mà ở trong đó
các hệ thống ảo và vật lý của chuỗi sản xuất trên tồn cầu có thể hợp tác với nhau

một cách linh hoạt. CMCN 4.0 không đơn thuần chỉ là về các máy móc, hệ thống
thơng minh và được kết nối, mà cịn có phạm vi rộng lớn hơn nhiều. Đồng thời là
các làn sóng của những đột phá xa hơn trong các lĩnh vực khác nhau từ mã hóa
chuỗi gen cho tới cơng nghệ nano, từ các năng lượng tái tạo tới tính tốn lượng tử.
Nó đang và hứa hẹn sẽ tạo ra các lợi ích hết sức to lớn và tác động mạnh mẽ tới
kinh tế thế giới cũng như tới kinh tế Việt Nam.


CMCN 4.0 trước tiên sẽ tác động mạnh mẽ đến hoạt động sản xuất, tạo nên sự thay
đổi lớn trong phương thức sản xuất, sự hội tụ giữa ứng dụng vật lý và ứng dụng kỹ
thuật số tạo nên sự xuất hiện Internet vạn vật (Internet of Things - IoT) sẽ thay đổi
nhanh chóng, sâu rộng tồn bộ chuỗi giá trị từ nghiên cứu phát triển đến sản xuất,
logistics đến dịch vụ khách hàng, giảm đáng kể chi phí giao dịch, vận chuyển, dẫn
đến những điều kỳ diệu trong sản xuất và năng suất. Trong quá trình này, IoT sẽ tác
động làm biến đổi tất cả các ngành công nghiệp, từ sản xuất đến cơ sở hạ tầng đến
chăm sóc sức khỏe. Với việc thay đổi phương thức sản xuất khi có những cơng
nghệ hiện đại có thể kết nối thế giới thực và ảo, để sản xuất con người có thể điều
khiển quy trình ngay tại nhà mình mà vẫn bao quát tất cả mọi hoạt động của nhà
máy thông qua sự vượt trội về Internet.
Đối với lĩnh vực thương mại, cuộc CMCN 4.0 này trước hết giúp giảm đáng kể chi
phí giao dịch, vận chuyển. Đối với lĩnh vực đầu tư, với bản chất của cuộc cách
mạng công nghiệp lần thứ tư, công nghệ là mảng đầu tư trở nên hấp dẫn và đầy
tiềm năng nhất của các nhà đầu tư trong thời gian tới, đặc biệt là công nghệ số và
Internet. Song cuộc cách mạng này cũng có thể tạo ra sự bất cơng lớn hơn, đặc biệt
là gây ra nguy cơ phá vỡ thị trường lao động. Khi tự động hóa thay thế con người
trong tồn bộ nền kinh tế, người lao động sẽ bị dư thừa và điều đó làm trầm trọng
hơn khoảng cách giữa lợi nhuận so với đồng vốn và lợi nhuận so với sức lao động.
Trong khi sự đổi mới công nghệ thường dẫn đến năng suất cao hơn và thịnh vượng
hơn thì tốc độ thay đổi cũng sẽ tạo ra một áp lực lớn do sự dịch chuyển của nguồn
lực lao động. Người lao động tại các nhà máy trong thời kỳ cuộc cách mạng cơng

nghiệp lần thứ tư sẽ có những việc làm mới với các yêu cầu khác và trong một môi
trường làm việc hay cách tổ chức không còn giống như hiện nay.
4. Tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đến sự phát triển khoa
học công nghệ và tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong những năm tiếp
theo
a. Cơ hội
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 mà chúng ta vừa bước vào sẽ tạo ra một thế
giới mà ở trong đó các hệ thống ảo và vật lý của chuỗi sản xuất trên toàn cầu có thể
hợp tác với nhau một cách linh hoạt. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 không
đơn thuần chỉ là về các máy móc, hệ thống thơng minh và được kết nối, mà cịn có
phạm vi rộng lớn hơn nhiều. Đồng thời là các làn sóng của những đột phá xa hơn
trong các lĩnh vực khác nhau từ mã hóa chuỗi gen cho tới cơng nghệ nano, từ các
năng lượng tái tạo tới tính tốn lượng tử. Nó đang và hứa hẹn sẽ tạo ra các lợi ích


hết sức to lớn và tác động mạnh mẽ tới kinh tế thế giới cũng như tới kinh tế Việt
Nam.
Đối với hoạt động sản xuất, trong dài hạn, cách mạng cơng nghiệp lần thứ tư có tác
động tích cực. Với việc tăng cường tự động hóa và ứng dụng số hóa trong q trình
sản xuất, tài ngun thiên nhiên, lao động phổ thông ngày càng mất dần lợi thế; sản
xuất chuyển dịch dần sang những nước phát triển, nhiều lao động có kỹ năng và
chun mơn cao. Kinh tế thế giới bước vào giai đoạn tăng trưởng chủ yếu dựa vào
động lực công nghệ và đổi mới sáng tạo,thay cho tăng trưởng chủ yếu dựa vào các
yếu tố đầu vào truyền thống.
Thơng qua việc kích hoạt các “nhà máy thơng minh”, cuộc cách mạng lần thứ 4
trước tiên sẽ tác động mạnh mẽ đến hoạt động sản xuất ở tất cả các quốc gia, tạo
nên sự thay đổi lớn trong phương thức sản xuất. Từ cuộc cách mạng công nghiệp
lần thứ tư, sự hội tụ giữa ứng dụng vật lý và ứng dụng kỹ thuật số tạo nên sự xuất
hiện Internet của vạn vật (Internet of Things, IoT). Mô tả đơn giản nhất, có thể coi
IoT là mối quan hệ giữa vạn vật (các sản phẩm, dịch vụ, địa điểm, v.v…) và con

người thông qua các công nghệ kết nối và các nền tảng khác nhau. Cảm biến và
các giải pháp kết nối thế giới thực vào mạng không gian ảo đang phát triển với tốc
độ đáng kinh ngạc. Các cảm biến nhỏ hơn, rẻ hơn và thông minh hơn đang được
lắp đặt trong nhà, quần áo, phụ kiện, các thành phố, mạng lưới giao thông và năng
lượng cũng như các quy trình sản xuất. Điều này sẽ thay đổi hoàn toàn cách thức
mà chúng ta quản lý chuỗi cung ứng bằng cách cho phép chúng ta giám sát và tối
ưu hóa tài sản và các hoạt động đến một mức rất chi tiết. Trong quá trình này, IoT
sẽ tác động làm biến đổi tất cả các ngành công nghiệp, từ sản xuất đến cơ sở hạ
tầng đến chăm sóc sức khỏe. Có thể hình dung, với việc thay đổi phương thức sản
xuất khi có những cơng nghệ hiện đại có thể kết nối thế giới thực và ảo, để sản
xuất con người có thể điều khiển quy trình ngay tại nhà mình mà vẫn bao quát tất
cả mọi hoạt động của nhà máy thông qua sự vượt trội về Internet. Từ đó, sản lượng
cơng nghiệp được đẩy mạnh và tăng trưởng kinh tế sẽ được giải quyết một cách dễ
dàng hơn.
Đối với lĩnh vực thương mại, cuộc cách mạng lần thứ tư này trước hết giúp giảm
đáng kể chi phí giao dịch, vận chuyển. Chẳng hạn, nếu như sản phẩm của cuộc
cách mạng này là những chiếc ô tô khơng người lái có thể cung cấp hàng hóa khắp
mọi nơi trên thế giới, thì một phần hoặc tồn bộ chi phí cho việc th tài xế sẽ
khơng cần phải sử dụng. Ở một khía cạnh khác, trong thời kỳ đầu của cuộc cách
mạng này, thương mại thế giới chắc chắn phát triển mạnh khi những nước kém
phát triển hơn buộc phải đặt hàng mua lại công nghệ từ những nước đi đầu về công
nghệ trong bối cảnh nhu cầu cạnh tranh về sản xuất ngày càng khốc liệt khi q
trình tồn cầu hóa đang được đẩy mạnh.


Đối với lĩnh vực đầu tư, với bản chất của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư,
công nghệ là mảng đầu tư trở nên hấp dẫn và đầy tiềm năng nhất của các nhà đầu
tư trong thời gian tới, đặc biệt là công nghệ số và Internet. Để đầu tư có hiệu quả,
các nhà đầu tư cần phải nhận thấy xu hướng này.
Trên khía cạnh kinh tế,cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư sẽ tác động mạnh

mẽ đến sản xuất, thúc đẩy nền kinh tế thế giới chuyển sang kinh tế tri thức - “thông
minh”. Các thành tựu mới của khoa học - công nghệ được ứng dụng để tối ưu hóa
q trình sản xuất, phân phối, trao đổi, tiêu dùng và quản lý, quản trị... Từ góc độ
cơ cấu ngành kinh tế, cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang làm “mờ dần” tính
chất giữa cơng nghiệp, dịch vụ và nơng nghiệp. Từ góc độ tiêu dùng, người dân
được hưởng lợi nhờ tiếp cận được với nhiều sản phẩm và dịch vụ mới có chất
lượng với chi phí thấp hơn. Giống như các cuộc cách mạng trước đó, CMCN 4.0
có tiềm năng nâng cao mức thu nhập toàn cầu và cải thiện chất lượng cuộc sống
cho người dân trên toàn thế giới. CMCN 4.0 sẽ tạo ra các lợi ích hết sức to lớn.
Người tiêu dùng dường như được hưởng lợi nhiều nhất từ cuộc cách mạng công
nghệ này. Cuộc CMCN 4.0 đã tạo ra các sản phẩm và dịch vụ mới với chi phí
khơng đáng kể phục vụ người tiêu dùng. Chỉ đơn giản với một thiết bị như một
máy tính bảng, chúng ta có thể đọc sách, lướt web và thông tin liên lạc, sở hữu khả
năng xử lý tương đương với 5.000 máy tính để bàn của 30 năm trước, với chi phí
lưu trữ thông tin gần như bằng không (ngày nay lưu trữ 1GB có chi phí trung bình
ít hơn 0,03 USD một năm, so với hơn 10.000 USD thời điểm cách đây 20 năm).
Cách mạng công nghiệp lần thứ tư cũng đang vẽ lại bản đồ thế giới, với sự suy
giảm quyền lực của các quốc gia dựa chủ yếu vào khai thác tài nguyên và sự gia
tăng sức mạnh của các quốc gia dựa chủ yếu vào công nghệ và đổi mới sáng tạo.
Đối với doanh nghiệp, cách mạng công nghệ cao dẫn đến cải thiện chất lượng, tốc
độ hay giá cả, tăng cường sự minh bạch, sự tham gia của người tiêu dùng xây dựng
dựa trên các mạng di động và mạng dữ liệu, khiến các công ty phải định hướng lại
quá trình thiết kế, thị trường và quá trình cung cấp các sản phẩm, dịch vụ. Dưới tác
động của cách mạng công nghiệp lần thứ tư, khách hàng ngày càng trở thành trung
tâm của nền kinh tế.
Cuộc cách mạng sản xuất mới đang và sẽ mở ra nhiều cơ hội cho nền kinh tế Việt
Nam trong việc nâng cao năng suất và rút ngắn khoảng cách phát triển đối với các
nước khu vực và quốc tế. Trong bối cảnh Việt Nam đang hội nhập sâu rộng vào
nền kinh tế thế giới với việc hoàn tất nhiều hiệp định thương mại tự do quy mô lớn
như TPP, FTA với EU, Liên minh kinh tế Á- Âu..., việc tiếp cận thành tựu cách

mạng sản xuất mới sẽ tạo ra công cụ đắc lực giúp Việt Nam tham gia hiệu quả
chuỗi giá trị tồn cầu và đẩy nhanh q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước. Những cải cách cơng nghệ mang tính đột phá có thể dẫn đến những điều kỳ
diệu trong sản xuất và năng suất. Cuộc cách mạng cơng nghiệp thứ tư có thể kích


thích những thay sự điều chỉnh hoặc thay đổi quan trọng và sâu sắc trong suy nghĩ
và chính sách của các lĩnh vực tại nhiều quốc gia khác nhau, đặc biệt là trong các
chính sách cơng nghiệp hóa của các quốc gia đang phát triển như Việt Nam.
Bên cạnh đó cơng tác điều hành chính phủ của Việt Nam cũng sẽ có được sức
mạnh cơng nghệ mới để tăng quyền kiểm sốt cơng chúng, cải tiến hệ thống quản
lý xã hội. Điều này sẽ càng có ý nghĩa hơn khi Việt Nam đang tiến vào giai đoan
phát triển mới rất quan trọng đòi hỏi đổi mới mạnh mẽ về tư duy, quyết tâm cao
của Chính phủ nhằm cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Về phía doanh nghiệp, chi phí
cho giao thông và thông tin sẽ giảm xuống, dịch vụ hậu cần và chuỗi cung ứng sẽ
trở nên hiệu quả hơn, và các chi phí thương mại sẽ giảm bớt, tất cả sẽ làm mở rộng
thị trường và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Về phía cung ứng, nhiều ngành cơng
nghiệp đang chứng kiến sự du nhập của các công nghệ mới, nó tạo ra những cách
hồn tồn mới để phục vụ cho nhu cầu trong hiện tại và thay đổi triệt để các chuỗi
giá trị ngành công nghiệp đang hoạt động. Do đó, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ
tiếp cận được với các công nghệ hiện đại,cải thiện phẩm chất, tốc độ, giá cả mà khi
được chuyển giao nó có giá trị hơn. Bên cạnh đó,người tiêu dùng cũng có được
những quyền lợi nhất định khi sự minh bạch ngày càng rõ hơn, quan tâm của người
tiêu dùng, và các khuôn mẫu mới về hành vi của người tiêu dùng (ngày càng xây
dựng dựa trên quyền truy cập vào các mạng di động và dữ liệu) buộc các doanh
nghiệp phải thích nghi với cách mà họ thiết kế, tiếp thị, và cung cấp các sản phẩm
và dịch vụ.
b. Thách thức
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 cũng đặt ra nhiều thách thức đối với Việt Nam,
cụ thể là:

Thách thức trong việc phải có nhận thức đầy đủ về bản chất, tác động của cuộc
CMCN4 và khả năng tư duy, quản lý điều phối tích hợp các yếu tố cơng nghệ, phi
cơng nghệ, giữa thực và ảo, giữa con người và máy móc;
Để gia nhập vào xu thế cuộc cách mạng cơng nghiệp 4.0 địi hỏi phải có sự phát
triển dựa trên tích lũy nền tảng lâu dài của nhiều lĩnh vực nghiên cứu cơ bản định
hướng trong lĩnh vực KH&CN đặc biệt là vật lý, sinh học, khoa học máy tính và trí
tuệ nhân tạo, các lĩnh vực cơng nghệ mới, nghiên cứu các cơng nghệ mang tính đột
phá;
Nghiên cứu và phát triển trở thành chìa khóa quan trọng quyết định sự phát triển
kinh tế - xã hội;cần gắn kết chặt chẽ hơn nữa nghiên cứu khoa học và sản xuất;
- Gia tăng bức xúc xã hội do sự thâm nhập của các công nghệ kỹ thuật số và các
động lực của việc chia sẻ thông tin tiêu biểu của truyền thông xã hội;


- Đặt ra những vấn đề lớn về giải quyết việc làm, ô nhiễm môi trường, đạo đức xã
hội, rủi ro cơng nghệ;
- Thêm vào đó, cuộc cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 diễn ra với tốc độ vô cùng
nhanh chắc chắn sẽ đặt Việt Nam trước nguy cơ tụt hậu hơn nữa trong phát triển so
với thế giới và rơi vào thế bị động trong đối phó với những mặt trái của cuộc cách
mạng này.
- Mặc dù tồn tại số lượng đáng kể các cơ quan nghiên cứu khoa học công nghệ và
dưới nhiều dạng thực phong phú, nhưng các viện nghiên cứu, các trường đại học
thường mạng nặng tính hàn lâm và ít gắn bó hữu ích với các tổ chức kinh tế. Ngoài
mối quan hệ lỏng lẻo giữa cơ quan nghiên cứu và các đơn vị kinh tế cịn một khía
cạnh nữa là bản thân hệ thống cơ quan nghiên cứu vẫn thiếu phương pháp luận tiếp
cận có hiệu quả tới hệ thống kinh tế. Ở đây đòi hỏi sự hợp tác, trao đổi qua lại
nhiều vòng giữa các nhà khoa học và đại diện của các khu vực sản xuất. Các hãng
luôn được coi như nhân vật trung tâm của đổi mới khoa học công nghệ… Đáng
tiếc phương pháp này còn xa lạ đối với VN. Chính vì những định hướng thiếu rõ
ràng, cụ thể, đã làm cho các chương trình nghiên cứu khoa học cơng nghệ trở nên

kém hiệu quả và thiếu sự thiết thực .
- Một điều mà nhiều người nhìn thấy rất rõ là trong nhiều năm, đặc biệt sau khi
chuyển sang kinh tế thị trường thì các ngành khoa học cơ bản của Việt Nam
thường bị xem bị xem nhẹ và dường như đang bị bỏ rơi chính điều này càng tạo cơ
hội cho sự gia tăng khoảng cách về trình độ khoa học giữa các nước có trình độ
phát triển cao
- Trong những thập niên gần đây, bất bình đẳng về thu nhập đã có xu hướng tăng
nhanh, và cách mạng công nghiệp lần thứ tư sẽ làm khuyếch đại thêm xu hướng
này do lợi nhuận từ kỹ năng cao và q trình số hóa, tự động hóa tăng mạnh. Trong
khi đó, lợi nhuận của kỹ năng giản đơn bị thay thế và giảm mạnh. Đây là một trong
những nguyên nhân chính dẫn đến sự gia tăng bất bình đẳng trên toàn cầu.
Chúng ta cũng nhận thấy một thực tế đầy thách thức đối với các quốc gia đang phát
triển mà Việt Nam khơng phải là ngoại lệ, khi nhóm người có thu nhập thấp chiếm
đa số và cịn chưa được tiếp cận, thụ hưởng các lợi ích trực tiếp từ quá trình tăng
trưởng này, đặc biệt là người dân ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu
số. Cuộc cách mạng cơng nghiệp hiện đại có thể khiến cho sự bất bình đẳng và
phân hóa giàu nghèo ngày càng gia tăng khi máy móc và trí tuệ nhân tạo thay thế
cho sức người và tạo áp lực lớn lên thị trường lao động. Nhu cầu nhân công giá rẻ
kỹ năng thấp sẽ nhường chỗ cho nhu cầu đối với nhân lực trình độ cao và nếu


khơng có giải pháp tổng thể nâng cao kỹ năng của người lao động, các quốc gia
đang phát triển như Việt Nam sẽ đối mặt với tình trạng dư thừa lao động và thất
nghiệp. Bên cạnh vấn đề bảo tồn hệ sinh thái và mơi trường, sự bất bình đẳng sẽ là
vấn đề xã hội lớn nhất mà các quốc gia phải đối mặt trong quá trình khai thác các
lợi thế của cuộc cách mạng công nghiệp để tăng trưởng kinh tế .
- Làn sóng đổi mới cơng nghệ tốc độ cao song hành với hội nhập và tự do hóa
thương mại tồn cầu sẽ tạo sức ép cạnh tranh rất lớn đối với các doanh nghiệp ở
nước ta ,.VD : buộc các doanh nghiệp phải rà sốt lại mơ hình kinh doanh; cải
thiện phương thức cung cấp sản phẩm, dịch vụ; khơng ngừng đổi mới sáng tạo để

thích ứng với các thay đổi liên tục của thị trường.Đặc biệt là đa số các doanh
nghiệp ở Việt Nam là các doanh nghiệp vừa và nhỏ do thiếu tầm nhìn dài hạn,
nguồn vốn đầu tưu ít , nguồn lực tài chính hạn chế , nguồn nhân lực chưa qua đào
tạo chiếm số đơng,ít tiếp cận khoa học kĩ tht.Càng làm hạn chế sự phát triển
cũng như nâng cao quy mô sản xuất và hướng tới phát triển công nghệ cao.
5. Một số kiến nghị và chính sách cho Việt Nam
CMCN lần thứ 4 đang mở ra nhiều cơ hội cho các nước, đặc biệt là các nước
đang phát triển như Việt Nam nâng cao năng suất và rút ngắn khoảng cách
phát triển. Trong bối cảnh Việt Nam đang hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế
thế giới với việc hoàn tất nhiều hiệp định thương mại tự do quy mô lớn như
TPP, FTA với EU, Liên minh kinh tế Á- Âu..., việc tiếp cận thành tựu cách
mạng sản xuất mới để tham gia hiệu quả chuỗi giá trị toàn cầu và đẩy mạnh
cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa là nhu cầu cấp thiết. Bản chất của CMCN lần
thứ 4 là dựa trên nền tảng cơng nghệ số và tích hợp tất cả các cơng nghệ
thơng minh để tối ưu hóa quy trình, phương thức sản xuất; nhấn mạnh những
cơng nghệ đang và sẽ có tác động lớn nhất là cơng nghệ in 3D, công nghệ
sinh học, công nghệ vật liệu mới, cơng nghệ tự động hóa, người máy,... Các
cơng nghệ mới khơng chỉ tác động về sản xuất, mà cịn ảnh hưởng sâu rộng
đến đời sống xã hội, lao động, việc làm, an ninh, chính trị... Các chuyên gia
của OECD khuyến nghị các nước đang phát triển như Việt Nam cần đầu tư
cho khoa học và công nghệ, đổi mưới công nghệ, tạo môi trường kinh doanh
năng động để thúc đẩy lan tỏa công nghệ, cải các thị trường lao động, hệ
thống giáo dục - đào tạo. Một số chuyên gia OECD nhấn mạnh các chính
sách về đào tạo, nâng cao kỹ năng và phát triển nguồn nhân lực để thích ứng
với biến đổi nhanh của công nghệ và sự phát triển của CMCN mới. 42 Chính
sách cơng nghiệp mới trước cuộc CMCN lần thứ 4 nên tính đến các yếu tố
sau đây: Cải thiện điều kiện khung: Bản chất cạnh tranh giữa các quốc gia


hiện nay là cạnh tranh đổi mới. Đổi mới được dẫn dắt bởi doanh nghiệp, và

để đổi mới các doanh nghiệp phải hoạt động trong điều kiện thuận lợi: thực
thi các quy tắc cạnh tranh, mở cửa thương mại, kỹ năng chuyên môn (giáo
dục và đào tạo nghề)... Hỗ trợ các liên kết: các hoạt động đổi mới dựa trên
các hình thức liên kết khác nhau giữa các chủ thể (các doanh nghiệp, trường
đại học, cá nhân, bên trung gian). Nhiều chủ thể trong số này không hoạt
động hiệu quả và dẫn đến thị trường hoặc hệ thống bị thất bại, từ đó thúc đẩy
sự can thiệp của chính phủ để hỗ trợ nghiên cứu hợp tác, chia sẻ kiến thức
giữa các doanh nghiệp hoặc giữa các doanh nghiệp và các trường đại học. Vì
vậy, các mối liên kết có thể có phạm vi địa lý hoặc ngành, chính sách xếp
cụm có thể là hiệu quả. Hỗ trợ cơng nghệ thượng nguồn: hỗ trợ của chính
phủ được cung cấp nhiều hơn ở giai đoạn thượng nguồn cho các công nghệ
chung, do vậy không ngăn cản được cạnh tranh hạ lưu hoặc vi phạm các quy
định hỗ trợ của nhà nước thể hiện trong các điều ước quốc tế (WTO, EU).
Cách tiếp cận này trái ngược với trọng tâm "chọn người chiến thắng" của
giai đoạn trước. Sử dụng nhiều công cụ và cố gắng tối ưu hóa hỗn hợp chính
sách: một số nước cho rằng mua sắm cơng có vai trị cụ thể trong việc thúc
đẩy sự đổi mới. Khi dẫn dắt người sử dụng, các chính phủ có thể tác động
đến sự truyền bá đổi mới. Sáng kiến về phía cầu được coi là đặc biệt hiệu
quả trong việc kích thích đổi mới định hướng nhiệm vụ hoặc định hướng vấn
đề hoặc bằng cách tạo ra một thị trường cho công nghệ trong các lĩnh vực
cần thiết để đáp ứng các thách thức về mơi trường và xã hội (ví dụ: y tế và
chăm sóc sức khỏe). Hỗ trợ kinh doanh: trong nhiều lĩnh vực công nghệ các
công ty mới là rất cần thiết cho phát triển đổi mới và chúng duy trì một áp
lực cạnh tranh có hiệu quả vào các công ty đã thành lập. Nhưng chúng phải
đối mặt với những rào cản khác nhau (ví dụ: tiếp cận tài chính, thị trường, kỹ
năng) mà chính phủ có thể giúp giải quyết. Thu hút các công ty đa quốc gia
nước ngồi và tăng cường vai trị của các cơng ty trong nước trong các chuỗi
giá trị tồn cầu: các chính phủ nhận ra rằng mối liên kết quốc tế là rất cần
thiết cho ngành công nghiệp hiện đại và các dịng chảy cơng nghệ mang tính
tồn cầu. Đánh giá là cần thiết: nó phải độc lập và có hiệu quả, vì vậy các

chương trình thất bại được chấm dứt hoặc định hướng lại (khơng có khả
năng làm điều này là một thất bại lớn của chính sách cơng nghiệp trước
đây).
Hàm ý chính sách cho Việt Nam: Trong bối cảnh CMCN lần thứ 4 đang
diễn ra trên toàn cầu nên chăng chúng ta 43 cần phải có chiến lược phát triển
ngành tự động hóa và cơng nghệ cao với 5 nội dung:


* Hợp tác mạnh mẽ giữa khoa học công nghệ và sản xuất, kinh doanh.
* Đẩy mạnh đổi mới công nghệ trong khu vực doanh nghiệp tư nhân.
* Triển khai ứng dụng mạnh mẽ và rộng rãi các công nghệ mới.
* Hợp tác quốc tế trong nghiên cứu phát triển và chuyển giao công nghệ.
* Ưu tiên tài trợ cho các tổ chức, cá nhân có thành tích khoa học cơng nghệ
xuất sắc.
Cùng với đó là hai nhóm giải pháp cho các doanh nghiệp tại Việt Nam:
Nhóm giải pháp kết nối theo chiều dọc:
- Tích hợp cơng nghệ thơng tin: cần phát triển những giải pháp CNTT mới,
tích hợp từ các nhà cung ứng: cảm biến, hệ thống điều khiển, mạng truyền
thơng, các ứng dụng kinh doanh và chăm sóc khách hàng.
- Khoa học phân tích và quản lý dữ liệu: CMCN lần thứ 4 sẽ tạo ra một
lượng lớn dữ liệu. Thu thập, phân tích và xử lý dữ liệu lớn sẽ tạo ra những tri
thức mới, hỗ trợ việc đưa ra quyết định và tạo lợi thế cạnh tranh.
- Ứng dụng điện toán đám mây: Hệ thống mạng dựa trên các giải pháp đám
mây tạo cơ hội tuyệt vời để lưu trữ và sử dụng hiệu quả các dữ liệu lớn được
tạo ra bởi CMCN lần thứ 4. Các giải pháp dựa trên đám mây sẽ trở nên ngày
càng quan trọng đối với CMCN lần thứ 4.
- Hiệu quả hoạt động: CMCN lần thứ 4 tạo ra những cơ hội mới để nâng cao
hiệu quả hoạt động. Các phân tích hiệu quả, đánh giá và áp dụng các dữ liệu
thu thập được từ máy móc và cảm biến cho phép nhanh chóng đưa ra quyết
định để cải thiện an tồn, hiệu quả hoạt động, quy trình làm việc, dịch vụ và

bảo trì.
- Tổ chức học hỏi: Các doanh nghiệp phải trở thành các tổ chức học hỏi.
Nhóm giải pháp tích hợp theo chiều ngang:
- Tối ưu hóa mơ hình kinh doanh: Để đạt được điều này, các cơng ty cần
phải phát triển các kỹ năng mới, cho từng cá nhân cũng như cho tổ chức.
Nếu chỉ tiếp cận vấn đề từ một phía sẽ dễ tạo ra các phản ứng tiêu cực trong
hệ thống tổ chức. Ngược lại nếu tiếp cận từ hai phía sẽ có tác động tích cực
tới người lao động.
- Chuỗi cung ứng thơng minh: CMCN lần thứ 4 sẽ tạo ra một mơ hình chuỗi
cung ứng mới gắn kết chặt chẽ hơn với nhu cầu của khách hàng. Chuỗi cung
ứng mới này sẽ tạo ra một cơ sở dữ liệu duy nhất, làm cho chuỗi cung ứng
thông minh hơn, minh bạch hơn và hiệu quả hơn ở mọi giai đoạn, từ khi phát
sinh nhu cầu cho đến khi giao hàng.
- Hậu cần thông minh: Trong thời đại số, các quá trình hậu cần sẽ phải trở
nên thông minh hơn trong mạng lưới chuỗi giá trị tồn cầu. Bao gồm cả hai
q trình 44 quản lý cung ứng vật tư và phân phối sản phẩm.


- Quản lý an ninh mạng: CMCN lần thứ 4 đã đẩy cao mức độ chia sẻ thơng
tin từ đó tạo ra một nhu cầu rất lớn về an ninh mạng.
- Mơ hình thuế mới: Cơng nghệ in 3D trong tương lai sẽ cho phép sản xuất
trên khắp các quốc gia và châu lục, khơng có cịn biên giới quốc gia nữa.
Điều này sẽ tạo ra một nhu cầu mới về các quy định hải quan, thuế giá trị gia
tăng mới.
- Hệ thống quản lý sở hữu trí tuệ mới: Quản lý sở hữu trí tuệ cũng sẽ phải
thay đổi để phù hợp với CMCN lần thứ 4. Những mô hình kinh doanh mới
và các mơ hình hợp tác mới xuất hiện yêu cầu phải có những giải pháp tốt
hơn trong vấn đề sở hữu trí tuệ thời đại số.




×