Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

Đề án nông thôn mới 2017 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (179.25 KB, 25 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN
XÃ PHÚ XUYÊN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Phú Xuyên, ngày 15 tháng 12 năm 2017

Số: 01/ĐA-UBND

ĐỀ ÁN
Xây dựng nông thôn mới xã Phú Xuyên giai đoạn 2017-2020
Phần mở đầu
CÁC CĂN CỨ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 05/8/2008 của Ban chấp hành Trung ương
khoá X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn;
Quyết định 899/QĐ-TTg ngày 10/6/2013 Đề án “Tái cơ cấu ngành nông
nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững;
Quyết định số 1980/QĐ-TTg ngày 17/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ về
việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về NTM;
Quyết định 1600/QĐ-TTg Hà Nội, ngày 16/8/2016 phê duyệt chương trình
Mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM 2016 - 2020;
Quyết định số 2292/QĐ-UBND ngày 07/9/2016 về việc ban hành Đề án Xây
dựng NTM tỉnh Thái Nguyên, giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2030;
Quyết định số 1164/QĐ-UBND ngày 15/5/2017 V/v ban hành Bộ tiêu chí và
Hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí về xã NTM, xã NTM kiểu mẫu, xóm NTM kiểu
mẫu và hộ gia đình NTM tỉnh Thái Nguyên, giai đoạn 2017-2020;
Căn cứ Quyết định số: 6523/QÐ-UBND ngày 30/10/2012 của UBND
huyện Đại Từ về việc phê duyệt Đồ án quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới
xã Phú Xuyên Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2012-2020;
Chương trình số 16-CT/HU xây ngày 24/10/2017 của Huyện ủy Đại Từ;


Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã Phú Xuyên lần thứ XIX nhiệm kỳ 2015-2020,
Phần 1
KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
VÀ THỰC TRẠNG KINH TẾ- XÃ HỘI XÃ PHÚ XUYÊN
I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN, DÂN SỐ VÀ LAO ĐỘNG
1. Đặc điểm tự nhiên:
1. Vị trí địa lý: Phú Xuyên là xã nằm ở phía Tây Huyện Đại Từ cách
trung tâm Huyện 10 Km; phía Đông giáp xã Phú Thịnh và xã Bản Ngoại; phía
Tây giáp xã Yên Lãng (Huyện Đại Từ) và Tỉnh Tuyên Quang ; phía Nam giáp
xã La Bằng; phía Bắc xã Na Mao và xã Yên Lãng.
1


2. Đặc điểm địa hình:
Xã Phú Xuyên có địa hình tương đối đặc trưng: Phía Tây là núi cao và
phía Đông là cánh đồng bằng phẳng ven theo quốc lộ QL37. Địa hình thấp
dần từ phía Tây xuống Đông Bắc với đồi núi thấp, đồng bằng xen kẽ sông,
suối, ao hồ. Trên địa bàn xã Phú Xuyên có 3 con suối bắt nguồn từ dãy núi
Tam Đảo có tổng chiều dài khoảng 9 km. Đặc điểm về địa hình của xã phần
lớn là đồi núi, địa hình dốc dần theo hướng Tây Bắc - Đông Nam.
3. Khí hậu:
Đặc điểm khí hậu: Là vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa mưa từ tháng 4
đến tháng 11, khí hậu nóng ẩm và mưa nhiều; mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4,
gió Đông Bắc chiếm ưu thế, lượng mưa ít, thời tiết hanh khô. Đặc trưng khí hậu
nhiệt đới nóng ẩm thể hiện rõ qua các chỉ số: Nhiệt độ trung bình hàng năm
khoảng 230C; tổng lượng mưa bình quân hàng năm 1.700-2.200mm, phân bố
không đều có chênh lệch lớn giữa mùa mưa và mùa khô.
2. Tài nguyên:
2.1. Tài nguyên đất và hiện trạng sử dụng đất
2.1.1. Tài nguyên đất

Tổng diện tích đất tự nhiên toàn xã là 2303,47 ha, trong đó đất sản
xuất nông nghiệp chiếm 40,95%; đất nuôi trồng thủ sản chiếm 0,79; đất lâm
nghiệp chiếm 51,94%;đất phi nông nghiệp chiếm 6,32%;
Tổng diện tích tự nhiên của xã là 2.320,06 ha, trong đó: Đất nông
nghiệp 2.320,06 ha; đất phi nông nghiệp 145,30 ha; đất chưa sử dụng 0 ha.
2.1.2. Hiện trạng sử dụng đất
Tổng diện tích đất tự nhiên toàn xã là 2303,47 ha. Trong đó:
a. Đất sản xuất nông nghiệp: 961,73 ha
- Đất trồng cây hàng năm: 324,11ha
- Đất trồng cây lâu năm: 619,29 ha
- Đất vườn tạp: 0 ha
- Đất nuôi trồng thuỷ sản: 18,33 ha
b. Đất lâm nghiệp: 1.196,44 ha
- Đất rừng tự nhiên: 997,09 ha
- Đất rừng trồng: 199,35 ha
c. Đất ở: 71,10 ha
d. Đất chuyên dùng: 40,86 ha
e. Đất khác: 0 ha
(Có phụ biểu số 01 rà soát thực trạng kèm theo )

2


2.3. Tài nguyên nước
a. Nước mặt: Tổng diện tích mặt nước trên địa bàn xã hiện trạng là:
47,21 ha, trong đó: diện tích ao, hồ, đầm 39,85 ha, diện tích đất sông suối
7,36 ha gồm 2 con suối bắt nguồn từ dãy núi Tam Đảo chảy theo hướng Tây Bắc và Đông Nam.Toàn bộ diện tích ao, hồ, đầm hiện tại đã và đang được các
hộ dân sử dụng để nuôi trồng thủy sản kết hợp việc tưới tiêu sản xuất nông
nghiệp. Các con suối chảy trên địa bàn xã là nguồn cung cấp nước chủ yếu
phục vụ sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.

b. Nước ngầm:
Nước ngầm là một loại nước dưới đất, là nguồn tài nguyên vô cùng quý
giá và có ý nghĩa quan trọng đối với con người và tự nhiên. Vì vậy trên địa
bàn xã đã khai thác phục vụ sản xuất nông nghiệp và phục vụ sinh hoạt, khoảng
20% hộ dân đã sử dụng giếng khoan và được đánh giá 100% hợp vệ sinh. Ba xóm
Chính Phú với hơn 300 hộ sử dụng giếng khoan phục vụ sinh hoạt và tưới chè.
3. Nhân lực:
- Số hộ : 1.879
- Nhân khẩu: 7.314
- Tổng số nhân khẩu: 7.314 người
- Lao động: 4.357 người, trong đó lao động trong độ tuổi:3.742
người(nam 1.878 người, nữ 1.864 người); lao động trong các lĩnh vực Nông,
lâm, ngư nghiệp 71,5%; công nghiệp, xây dựng 18%; thương mại, dịch vụ
10,5%.
- Lao động đã qua đào tạo 1.127 người (chiếm 30,1 tổng số lao động trong
độ tuổi).
- Trên địa bàn xã có 7 dân tộc anh em cùng sinh sống trong đó dân tộc kinh
chiếm 56%, còn lại là các dân tộc khác như: Tày, Nùng, Dao, Cao Lan, Sán Chí,
Ngái chiếm 44%.
4. Đánh giá tiềm năng của xã.
Với điều kiện về vị trí địa lý và tài nguyên Phú Xuyên là xã có nhiều
tiềm năng phát triển kinh tế như phát triển tiểu thủ công nghiệp, phát triển
thương mại và dịch vụ, phát triển nông lâm nghiệp và phát triển du lịch trong
tương lai.
II. THỰC TRẠNG KINH TẾ - XÃ HỘI
1. Quy hoạch và thực hiện quy hoạch của xã
- Thực trạng các quy hoạch: Trên địa bàn xã đã có Quy hoạch sử dụng đất được
lập năm 2010 đến năm 2014 đã được phê duyệt và trong quá trình thực hiện có những
bất cập, hàng năm xã đã rà soát, bổ sung kế hoạch sử dụng đất phù hợp với thực tế địa
phương. Quy hoạch Nông thôn mới đã được lập năm 2012 làm căn cứ để thực hiện giai

đoạn 2012 – 2015. Tuy nhiên đến nay trong quá trình thực hiện gặp nhiều khó khăn
như quy hoạch đường giao thông nội đồng, quy hoạch về thủy lợi... trong giai đoạn
3


2017 – 2020 cần được điều chỉnh, bổ xung quy hoạch cho phù hợp. Quy hoạch khu
trung tâm văn hóa thể thao của xã được phê duyệt năm 2016 đến nay chưa có
kinh phí nên chưa triển khai thực hiện được.
- Trong công tác xây dựng các quy hoạch xã luôn căn cứ, bám sát vào
các quy hoạch của cấp trên như quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch về chè,
quy hoạch chăn nuôi, quy hoạch về giao thông... của huyện để xây dựng các
quy hoạch của địa phương đặc biệt là trong phát triển sản xuất do đó trong
quá trình triển khai các dự án, các mô hình sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ
công nghiệp ...tạo được sự liên kết với các địa phương khác từ các khâu chế
biến đến tiêu thụ sản phẩm. Điển hình trong phát triển cây chè của 3 xóm
Chính Phú đã tạo thành vùng sản xuất chè tập chung (đã thành lập 3 tổ hợp
tác sản xuất chè, làng nghề chè truyền thống. Có 1 doanh nghiệp sản xuất, chế
biến sản xuất chè Tuất Thoi) giáp với xã La Bằng tạo điều kiện trao đổi,
thông thương hàng hóa, liên kết với các địa phương khác trong huyện.
- Quy hoạch còn thiếu phải xây dựng: Quy hoạch nghĩa trang tại các
xóm: 4, 9,1; Quy hoạch khu dân cư xóm 6 cây Đa Đôi.
- Đánh giá tiêu chí Quy hoạch: Đạt.
2. Hạ tầng kinh tế - xã hội
2.1. Hệ thống đường giao thông:
- Hệ thống các tuyến đường giao thông trên địa bàn xã, gồm:
* Đường Quốc lộ qua địa bàn xã : 6 km
* Đường Tỉnh lộ qua địa bàn xã : 200km
* Đường từ huyện về trung tâm xã: 10 km
* Đường trục xã: 9,3 km
* Đường ngõ xóm: 21,313 km

* Đường trục chính nội đồng: 8,5 km
- Số km đã đạt chuẩn theo cấp bậc kỹ thuật của Bộ GTVT:
* Đường trục xã, liên xã: Tổng 19,6 km, đã đạt chuẩn 19,6 km, đạt 100 %.
* Đường trục xóm: Tổng 16,8 km, đã đạt chuẩn 9,4 km, đạt 55,95 %.
* Đường ngõ xóm: Tổng 25,35 km, đã đạt chuẩn 13,428 km, đạt 63 %.
* Đường trục chính nội đồng: Với đặc điểm xã Phú Xuyên các cánh đồng sản
xuất tập chung đều có đường ngõ xóm, trục xóm, quốc lộ chạy qua, việc kết hợp
đường giao thông với các tuyến đường sản xuất nội đồng cơ bản được cứng hóa.
- Xã đã chủ động tích cực chỉ đạo, làm tốt công tác chuẩn bị đầu tư để đón
nhận nguồn vố xi măng của tỉnh, huyện đầu tư. Thực hiện tốt công tác quản lý và
bảo trì các công trình theo phân cấp và giải phóng hành lang ATGT kết hợp với các
đợt diễn tập hàng năm.
(Có phụ biểu số 02,03,04 rà soát thực trạng tiêu chí kèm theo )
4


- Đánh giá tiêu chí Giao thông: Chưa đạt.
2.2. Hệ thống thuỷ lợi
- Xã có 01 Hồ Vai Bành và 13 vai đập dâng nước phục vụ cho công tác
tưới tiêu. Trong đó có 03 đập đã được kiên cố còn lại 10 đập tạm. Hiện trạng
hệ thống kênh mương, thuỷ lợi của xã chủ yếu là lấy nước từ Hồ Vai Bành và các
vai đập nhỏ lấy nước trực tiếp từ các khe suối trong rừng đầu nguồn Vườn Quốc Gia
Tam Đảo để phục vụ sản xuất nông nghiệp và cấp nước cho các công trình nước
sạch xóm 11 và xóm Tân Lập.
- Tổng số toàn xã có 23,621 km kênh mương, trong đó đã được cứng
hoá 12,891 km đạt 54,57 %, còn lại 10,659 km kênh mương chưa được cứng
hóa.
- Công tác quản lý các công trình thủy lợi: Hồ Vai Bành và 1km
mương kiên cố do Công ty khai thác Thủy Lợi một thành viên quản lý. Xã đã
thành lập đội Thủy nông của xã phục vụ khai thác và quản lý các tuyên

mương do xã quản lý.
(Có phụ biểu số 05 rà soát thực trạng tiêu chí kèm theo )
- Đánh giá tiêu chí thủy lợi: Đạt.
2.3. Hệ thống điện nông thôn (tiêu chí số 4)
- Toàn xã có 6 trạm biến áp, trong đó số trạm đạt yêu cầu 3 trạm, số trạm
cần nâng cấp 3 trạm, số trạm cần xây dựng mới 6 trạm.
-Toàn xã có 38,75 km đường dây hạ thế, trong đó 38,75km đạt chuẩn,
10 km cần cải tạo, nâng cấp, 6 km cần xây dựng mới.
- Hộ được dùng điện thường xuyên, an toàn 98%. Hiện này toàn xã có
1.859 hộ dùng điện, 20 hộ sinh sống dưới chân núi Tam Đảo thuộc xóm 11
chưa dùng điện lưới quốc gia.
(Có phụ biểu số 06 rà soát thực trạng tiêu chí kèm theo )
* Đánh giá tiêu chí điện: Đạt.
2.4. Trường học
a) Trường mầm non: Có diện tích 3.500m 2 . Trường đạt chuẩn Quốc gia
năm 2011.Có lớp 11; 10 phòng học; 7 phòng học chức năng; diện tích sân chơi
1.500m2. Hiện có 6 phòng học đã đạt chuẩn, diện tích còn thiếu 1.300m2, còn thiếu
phòng 5 phòng học, xuống cấp 3 phòng học, xuống cấp 6 phòng chức năng .
b) Trường tiểu học:
Có diện tích 4.125m2, cơ sở vật chất có 16 phòng học, có 6 phòng chức năng,
diện tích sân chơi bãi tập hiện có 2.368m2, sân trường được lát gạch và đổ bê tông.
Trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ II năm 2015.
c) Trường trung học cơ sở:
- Trường THCS: Diện tích 8.088m2, cơ sở vật chất có 10 phòng học, có 8
phòng chức năng, diện tích sân chơi bãi tập 1.500 m2, sân trường được đổ bê tông .
5


Song một số lớp học cấp 4 đã xuống cấp 7 phòng. Trường được công nhận chuẩn
Quốc gia mức độ II năm 2014 .

* Đánh giá tiêu chí trường học: Đạt.
2.6. Cơ sở vật chất văn hoá
a) Trung tâm văn hoá của xã, xóm:
- Nhà văn hoá xã: Diện tích 430 m 2 được xây dựng trong khuôn viên trụ
sở UBND xã năm 2015, tổng kinh phí xây dựng 3,2 tỷ đồng từ ngân sách nhà
nước, các cơ sở vật chất trang thiết bị đầy đủ, đảm bảo tốt cho công tác hội
họp của địa phương.
- Toàn xã có 18 nhà văn hoá xóm: trong đó đạt chuẩn 16 nhà, chưa đạt chuẩn
2 nhà. 1 xóm phải sửa chữa và 1 xóm xây dựng mới.
b) Khu thể thao của xã.
- Khu thể thao xã: Có sân thể thao diện tích là 0,4 ha xây dựng xong năm
2017 với 950 triệu đồng bằng nguồn vốn Nông thôn mới, có quy hoạch tổng thể
khu thể thao trung tâm xã có diện tích là 1,2 ha tại xóm 4 đã được phê duyệt quy
hoạch tuy nhiên chưa thực hiện vì chưa được cấp kinh phí.
(Có phụ biểu số 07 rà soát thực trạng tiêu chí kèm theo )
* Đánh giá tiêu chí Cơ sở vật chất văn hoá: Chưa đạt.
2.7. Cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn:
Xã đã có 01 chợ Phú Xuyên diện tích 6.200 m 2 được đầu tư xây dựng từ
năm 2010. Có 3 đình chợ, có 8 ki ốt , các công trình phụ trợ có 1 nhà vệ sinh. Hệ
thống điện, hệ thống chữa cháy đạt chuẩn tiêu chí. Cần xây mới 1 nhà vệ sinh, xây
mới 1 nhà để xe.
Hoạt động của chợ Phú Xuyên và các điểm bán lẻ trên địa bàn cơ bản đáp ứng
nhu cầu mua bán, trao đổi hàng hóa trên địa bàn xã.
* Đánh giá tiêu chí hạ tầng thương mại nông thôn: Đạt.
2.8. Thông tin và Truyền thông
a. Bưu điện văn hoá xã: Xã có 01 Bưu điện văn hóa xã với diện tích 100m 2 ,
xây dựng năm 1999.
b. Dịch vụ viễn thông, Internet: Có 4 trạm phát sóng Vinaphone, Viettel, có hệ
thống mạng internet đến 18/18 xóm đạt 100%, có một điểm truy cập internet công
cộng tại Bưu điện xã với 5 máy tính truy cập.

c. Đài truyền thanh và hệ thống loa đến các thôn: Chưa có Đài truyền thanh,
đã có hệ thống cụm loa truyền thanh của 18 xóm nhưng đã xuống cấp.
d. Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành: 5/5 cơ quan sử
dụng mạng internet cáp quang.
Nhu cầu : Xây dựng 01 Đài truyền thanh và hệ thống loa đến các xóm.
* Đánh giá tiêu chí Thông tin và Truyền thông: Chưa đạt.
2.9. Nhà ở dân cư
6


- Tổng số nhà ở là: 1879 hộ , trong đó:
+ Nhà kiên cố đạt tiêu chuẩn của Bộ Xây dựng 497 nhà , tỷ lệ 26,4 %
+ Nhà bán kiên cố 1382 nhà, tỷ lệ 73,5%.
+ Nhà tạm, nhà dột nát: 0 nhà
* Đánh giá tiêu chí Nhà ở dân cư: Đạt.
3. Thực trạng kinh tế và tổ chức sản xuất.
3.1. Về sản xuất
a. Tình hình sản xuất nông lâm nghiệp
* Về trồng trọt:
- Đối với cây lúa : Diện tích đất trồng lúa là 320,2ha, trong đó có một
số cánh đồng tương đối bằng phẳng, thuận lợi cho việc canh tác và đưa cơ
giới hóa vào sản xuất. Hệ thống các công trình thủy lợi đã từng bước được
đầu tư xây dựng, sửa chữa và nâng cấp cơ bản đáp ứng yêu cầu phục vụ sản
xuất nông nghiệp. Phú Xuyên là một trong những xã luôn đứng trong tốp đầu
về đưa các giống lúa lai, lúa chất lượng cao vào sản xuất. Năng suất lúa bình
quân các năm đạt trên 56 tạ/ha.
- Đối với cây rau màu: Phú Xuyên là xã có mật độ dân số đông, do đó
nhu cầu thực phẩm cung cấp cho thị trường tương đối lớn và ổn định là điều
kiện thuận lợi để phát triển một số loại cây rau màu, đậu đỗ ...đảm bảo vệ
sinh an toàn thực phẩm phục vụ cho nhân dân và những xã lân cận.

- Đối với cây chè: Với diện tích 214 ha, cây chè được xác định là cây mũi
nhọn trong sản xuất nông nghiệp, giải quyết việc làm cho nhân dân. Hiện nay diện
tích chè giống mới có năng suất chất lượng cao (96,97ha) chiếm 45,3%. Xã có 3
làng nghề chè truyền thống và 3 tổ hợp tác chè, 1 doanh nghiệp chế biến và sản
xuất chè. Thực hiện các đề án hỗ trợ sản xuất, chế biến, kinh doanh và tiêu thụ chè
trong đó tập trung chỉ đạo triển khai thâm canh, cải tạo chè; sản xuất chè an toàn.
Năng suất chè bình quân đạt 106 tạ/ha.
*Về chăn nuôi: Chỉ đạo nhân dân thực hiện tốt công tác phòng, chống
dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm; Triển khai kế hoạch tiêm phòng gia súc,
gia cầm hàng năm cơ bản đạt chỉ tiêu, kế hoạch giao, không có dịch, bệnh lớn
sảy ra triên địa bàn. Tuy nhiên do ảnh hưởng của giá lợn giảm mạnh đã gây
khó khăn cho bà con chăn nuôi. Hiện nay toàn xã có 03 trang trại và 10 gia
trại chăn nuôi lợn. Có 18,33 ha nuôi thủy sản, có Hồ Vai bành với diện tích
6,54ha, đã tập trung khai thác tốt diện tích mặt nước hiện có để phát triển
chăn nuôi thủy sản.
* Về lâm nghiệp: Với diện tích 1.196,44 ha rừng, Phú Xuyên có điều
kiện để phát triển kinh tế đồi rừng gắn với du lịch sinh thái và khai thác cây
dược liệu, các loại thuốc nam phục vụ chữa bệnh. Thực hiện tốt công tác quản
lý khai thác, vận chuyển, chế biến gỗ và lâm sản trên địa bàn. Hàng năm
trồng rừng mới đều đạt vượt kế hoạch, nguồn thu nhập của bà con nhân dân
trên địa bàn xã từ trồng rừng lớn.
7


b. Về đời sống:
- Tổng sản lượng lương thực quy thóc: 3.628,96 tấn/ năm
- Thu nhập bình quân đầu người: 26,2 triệu đồng
- Thực trạng kinh tế hộ: Hộ nông, lâm, ngư nghiệp 71,5%; hộ công
nghiệp, xây dựng 18%; hộ thương mại, dịch vụ 10,5%.
- Số hộ nghèo theo tiêu chí mới 160 hộ, tỷ lệ 8,52%.

3.2. Tổ chức sản xuất:
- Có 1 doanh nghiệp sản xuất, chế biến nông sản, tổng số lao động tham
gia 10 người.
- Có 3 trang trại chăn nuôi lợn. Tổng số lao động trong các trang trại là
10 người.
- Có 3 tổ hợp tác sản xuất chè.Với 49 hộ, 100 lao động thường xuyên.
- Có các mô hình sản xuất chè theo tiêu chuẩn Vietgap và được nhân
rộng đối với các hộ sản xuất chè có liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản
phẩm đảm bảo tính bền vững với Doanh nghiệp và các địa phương trong
huyện, tỉnh (Doanh nghiệp Tuất Thoi tại xóm Chính Phú 2 bao tiêu sản phẩm
tại địa phương)
* Đánh giá tiêu chí Tổ chức sản xuất: Đạt
4. Văn hoá, xã hội, môi trường.
4.1. Y tế
Trạm Y tế xã đạt chuẩn quốc gia năm 2006 được duy trì và giữ vững
chuẩn qua các năm, trạm y tế cơ bản có đủ điều kiện khám chữa bệnh ban đầu
cho nhân dân. Trạm có 7 Y bác sỹ, trong đó có 1 Bác sỹ; 3 Y sỹ; 1 Dược sỹ; 1
Điều dưỡng; 1 nữ hộ sinh.
Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế là 6.188/7.314 người = 84,6%
* Đánh giá tiêu chí Y tế: Đạt.
4.2. Văn hoá
- Số hộ được công nhận gia đình văn hoá: 1.567 hộ chiếm tỷ lệ 82,73%
- Xác định số xóm được công nhận danh hiệu làng văn hoá: 14/18 xóm, tỷ lệ
77%. Cơ quan đạt cơ quan văn hóa 5/5 cơ quan = 100%.
Đạt được kết quả trên, Ban Chỉ đạo phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng
đời sống văn hóa ở khu dân cư” xã đã tích cực triển khai sâu rộng nội dung của
phong trào, trọng tâm là huy động sức dân xây dựng nhà văn hóa, tạo điều kiện tốt
nhất để nhân dân được giao lưu, tham gia các hoạt động văn hóa, thể thao, góp
phần xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Đời sống người dân không ngừng
được cải thiện đã tạo tiền đề vững chắc cho phong trào “Toàn dân đoàn kết xây

dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” và phong trào “ Toàn dân đoàn kết xây dựng
8


nông thôn mới” tiếp tục đi vào chiều sâu, không ngừng phát huy sức mạnh khối
đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã
hội ở địa phương.
* Đánh giá tiêu chí Văn hóa: Đạt.
4.3. Giáo dục và Đào tạo
- Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi 124/124= 100%; Xóa mù chữ, phổ
cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi; Phổ cập trung học cơ sở 95,7% (Mức độ 3)
- Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS lên học THPT, bổ túc, học nghề: 100%
- Tỷ lệ lao động qua đào tạo: 30,12%
* Đánh giá tiêu chí Giáo dục và Đào tạo: Đạt.
4.4. Môi trường
a. Sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt 97,3 %
b. Có 50 cơ sở sản xuất kinh doanh, có 3 làng nghề chè truyền thống. Số cơ sở
thực hiện đầy đủ các quy định về bảo vệ môi trường 50/50 cơ sở đạt 100 %
c. Đường làng, ngõ xóm, khu vực công cộng thường xuyên được vệ sinh
sạch sẽ, tổ chức trồng hoa ven các trục đường làng, ngõ xóm; rác thải sinh hoạt tại
các khu dân cư tập trung, các xóm ven trục QL37 được thu gom và vận chuyển về
bãi rác tập trung của huyện để xử lý; rác thải, phế liệu sản suất cũng được quản lý
và đưa đi xử lý theo quy định. Tuy nhiên chưa có điểm tập kết xe chở rác.
d. Hệ thống thoát nước thải khu dân cư tập trung. Đã có 1,6km rãnh thoát
nước kiên cố; số cần xây mới 1,4 km; cải tạo, nâng cấp 0 km
đ. Công trình vệ sinh hộ gia đình: Số hộ có 3 công trình vệ sinh đạt chuẩn
1091 hộ, tỷ lệ 60,37 %
e. Hộ chăn nuôi có hầm biogas, chuồng trại chăn nuôi hợp vệ sinh: Đạt 86%
f. Số hộ và cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm 104 hộ, tỷ lệ tuân thủ các
quy định về đảm bảo an toàn thực phẩm 51,92%

g. Trên địa bàn xã có 09 nghĩa trang nhân dân và 01 nghĩa trang liệt sĩ. Các
nghĩa trang đã được quy hoạch và quản lý theo quy hoạch, việc mai táng tại các
nghĩa trang theo phong tục tập quán của địa phương, phù hợp với các quy định
pháp luật và đảm bảo vệ sinh môi trường.
* Đánh giá tiêu chí Môi trường: Chưa đạt.
5. Hệ thống chính trị.
a. Hiện nay tổng số cán bộ, công chức là 20 người, số đạt chuẩn 18, tỷ lệ 90%
b. Hệ thống chính trị của xã hoạt động bảo đảm có hiệu quả được kiện
toàn từ xã đến xóm. Xã có 18 xóm và 23 chi bộ trực thuộc, trong đó 18 chi bộ
xóm và 5 chi bộ các cơ quan.Các đoàn thể chính trị và tổ chức xã hội của xã
được kiện toàn tới hầu hết các chi hội cơ sở xóm.
9


c Kết quả đánh giá, phân loại Đảng bộ, chính quyền và các tổ chức
đoàn thể chính trị của xã:
Tập thể

Năm 2015

Năm 2016

Năm 2017

Đảng bộ xã

Trong sạch
vững mạnh

Trong sạch

vững mạnh

Trong sạch vững
mạnh

Mặt trận tổ quốc

Hoàn thành
xuất sắc

Hoàn thành
xuất sắc

Hoàn thành xuất
sắc

Hội Phụ nữ

Hoàn thành
xuất sắc

Hoàn thành
xuất sắc

Hoàn thành xuất
sắc

Hội Cựu chiến binh

Hoàn thành

xuất sắc

Hoàn thành
xuất sắc

Hoàn thành xuất
sắc

Hoàn thành tốt

Hoàn thành tốt

Hoàn thành
nhiệm vụ

Hoàn thành
xuất sắc

Hoàn thành tốt

Hoàn thành tốt

Hội Nông dân
Đoàn thanh niên

d. Đánh giá chuẩn tiếp cận pháp luật của xã: Xã đã họp triển khai tổ chức
đánh giá và quý I năm 2018 hoàn thiện hồ sơ trình huyện.
đ. Về bình đẳng giới và phòng chống bạo lực gia đình; bảo vệ và hỗ trợ những
người dễ bị tổn thương trong các lĩnh vực của gia đình và đời sống xã hội: Từ năm
2015 đến năm 2017 không có vụ việc nào sảy ra trên địa bàn xã.

e. Công tác đảm bảo xây dựng lực lượng dân quân “vững mạnh, rộng khắp”
và việc hoàn thành các chỉ tiêu Quốc phòng: 3 năm liên tục từ năm 2015 đến năm
2017 được huyện đánh giá hoàn thành xuất sắc.
f. Về chuẩn an toàn về vn ninh, trật tự xã hội trên địa bàn: Năm 2015 đánh giá
hoàn thành tốt; Năm 2016 hoàn thành xuất sắc; năm 2017 hoàn thành tốt.
* Đánh giá tiêu chí Hệ thống chính trị: Chưa đạt.
III. ĐÁNH GIÁ CHUNG
1. Tiềm năng, lợi thế và những thuận lợi khi xây dựng NTM.
- Về vị trí địa lý: Xã Phú Xuyên có 6km đường quốc lộ 37 chạy qua tạo
điều kiện thuận lợi cho giao thông đi lại, giao thương hàng hóa, có điều kiện
phát triển tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ thương mại. Xã Phú Xuyên có 5
doanh nghiệp đóng trên địa bàn, 73 cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
và xây dựng tạo việc làm ổn định người lao động, góp phần tăng thu nhập cho
người dân. Hiện nay có 220 cơ sở thương mại, dịch vụ, hàng quán tại địa bàn
xã và chợ. Nhìn chung hoạt động thương mại trên địa bàn được duy trì ổn
định, thị trường hàng hóa đa dạng, phong phú đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của
nhân dân, đặc biệt là trong các dịp lễ Tết.
- Với đặc điểm địa hình, khí hậu, đất đai nêu trên thuận lợi cho phát
triển nông, lâm nghiệp, thủy sản trên địa bàn. Trên địa bàn xã với 214ha chè,
tập trung là 3 xóm Chính Phú, là cây mũi nhọn trong phát triển kinh tế của
địa phương, sản lượng chè búp tươi ước đạt 2.150 tấn; Về cây lúa tổng diện
10


tích 320,2ha, tổng sản lượng thóc 3.628,96 tấn, đất đai màu mỡ là điều kiện
tốt cho phát triển trồng trọt. Phú Xuyên có điều kiện để phát triển kinh tế đồi
rừng gắn với du lịch sinh thái (Đát Đắng) trong tương lai.
- Tiềm năng phát triển về nhân lực: Dân số xã Phú Xuyên 7.314 người,
trong đó có 7 dân tộc anh em cùng sinh sống, với 4.357 lao động trong độ
tuổi, trình độ của người lao động ngày càng được nâng cao, người dân có

truyền thống lao động cần cù có trình độ kỹ thuật lao động công nghiệp là lợi
thế để nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh trong sản xuất và phát triển.
Hệ thống các công trình hạ tầng như trụ sở làm việc của Đảng ủy –
HĐND- UBND, đường giao thông trục xã, liên xã, trục xóm, ngõ xóm, hệ
thống điện, trường, trạm y tế, hệ thống kênh mương, nhà văn hóa xã, xóm
được quy hoạch và xây dựng khá đồng bộ và cơ bản đạt chuẩn nông thôn
mới. Hệ thống chính trị thường xuyên được kiện toàn, củng cố vững mạnh,
tạo niềm tin, sự đồng thuận của nhân dân, đây là tiền đề là điều kiện thuận lợi
để Phú Xuyên triển khai thực hiện xây dựng nông thôn mới.
2. Khó khăn - hạn chế:
- Là một xã nông nghiệp việc chuyển dịch cơ cấu mùa vụ, cơ cấu cây
trồng vật nuôi còn chậm chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của địa
phương, đàn gia súc, gia cầm phát triển chậm chưa có tính quy hoạch; chưa
có nhiều mô hình ứng dụng KHCN cao trong sản xuất nông nghiệp, sản xuất
tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ phát triển còn manh mún, kinh tế tăng trưởng
khá nhưng chưa tương xứng với tiềm năng của địa phương.
- Địa hình chủ yếu là đồi núi, diện tích đất trồng lúa không tập trung manh
mún, sản xuất chủ yếu vẫn là nhỏ lẻ, khó áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất.
Giá cả biến động mạnh đặc biệt là đối với giá cả hàng hóa còn nhiều biến
động ảnh hưởng đến sức mua và tiêu dùng của nhân dân trong xã, đặc biệt là giá
thịt lợn hơi xuống thấp kỷ lục đã ảnh hưởng không nhỏ đến bà con chăn nuôi chăn
nuôi lợn, ảnh hưởng nhiều đến sản xuất, đời sống của nhân dân.
3. Những tiêu chí xây dựng nông thôn mới đã đạt được
và chưa đạt so với yêu cầu Bộ tiêu chí NTM tỉnh Thái Nguyên giai đoạn
2017-2020:
- Các tiêu chí đã đạt được: Theo kết quả rà soát đánh giá đến hết năm
2017 xã đã đạt 14/19 tiêu chí nông thôn mới đó là:
+ Tiêu chí quy hoạch (tiêu chí 1);
+ Thủy lợi (Tiêu chí 3),
+ Tiêu chí Điện (tiêu chí 4)

+ Trường học (tiêu chí 5);
+ Cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn (tiêu chí 7)
+ Tiêu chí Nhà ở dân cư (tiêu chí 9);
+ Thu nhập (tiêu chí 10)
11


+ Hộ nghèo (Tiêu chí 11)
+ Tỷ lệ lao động có việc làm (tiêu chí 12)
+ Tổ chức sản xuất (tiêu chí 13);
+ Tiêu chí giáo dục và đào tạo (tiêu chí 14);
+ Tiêu chí Y tế (tiêu chí 15);
+ Tiêu chí Văn hóa (tiêu chí 16)
+ Quốc phòng và an ninh (tiêu chí 19);
- Còn lại 5 tiêu chí chưa đạt đó là:
+ Tiêu trí giao thông (tiêu chí số 2):
+ Tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa (tiêu chí số 6);
+ Thông tin và truyền thông (tiêu chí số 8):
+ Môi trường và an toàn thực phẩm (tiêu chí số 17)
+ Hệ thống chính trị và tiếp cận pháp luật:
Phần 2
MỤC TIÊU, NỘI DUNG, NGUỒN VỐN THỰC HIỆN
VÀ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI XÃ PHÚ XUYÊN
GIAI ĐOẠN 2017-2020
I. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu tổng quát:
1. Mục tiêu tổng quát:
Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân; có kết cấu hạ
tầng kinh tế - xã hội phù hợp; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản
xuất hợp lý, gắn phát triển nông nghiệp với công nghiệp, dịch vụ; t ổ chức sản

xuất hợp lý, phát triển nhanh nông nghiệp theo hướng tập trung sản xuất hàng
hoá, gắn với phát triển tiểu thủ công nghiệp, làng nghề, dịch vụ du lịch theo
quy hoạch; xây dựng xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân
tộc; dân chí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ; an ninh chính
trị trật tự xã hội được giữ vững, hệ thống chính trị ở nông thôn dưới sự lãnh
đạo của Đảng được củng cố vững mạnh
2. Mục tiêu cụ thể:
2.1. Mục tiêu đến năm 2018 phấn đấu xã đạt chuẩn xây dựng Nông thôn mới
2.2. Mục tiêu về phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn: Cơ bản hoàn thành các
công trình hạ tầng thiết yếu: giao thông, điện, nhà văn hóa và khu thể thao xã, xóm
nhằm tạo sự đột phá diện mạo nông thôn cho phát triển kinh tế - xã hội.
2.3. Nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân nông thôn:
12


a. Thu nhập bình quân đầu người: Đến năm 2020 phấn đấu đạt trên 36
tr.đ/người;
b. Hộ nghèo: Tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân 2%/năm.
2.4. Mục tiêu về văn hóa, xã hội, môi trường.
- Đảng bộ, chính quyền xã đạt tiêu chuẩn “ Trong sạch, vững mạnh”
- 100% cán bộ, công chức xã đạt chuẩn theo quy định
- Xã đạt chuẩn về tiếp cận pháp luật
- Xây dựng lực lượng dân quân “vững mạnh rộng khắp”
- Xây dựng xã đạt chuẩn an toàn về an ninh, trật tự xã hội và đảm bảo
bình yên; không có khiếu kiện đông người kéo dài, tội phạm và tệ nạn xã hội
được kiềm chế và giảm so với năm trước.
- Xây dựng đài truyền thanh và hệ thống loa đến các xóm
- Xã có 70% số xóm trở lên đạt xóm văn hóa theo quy định
- Các nghĩa trang được xây dựng đảm bảo cảnh quan và môi trường
- Xây dựng 02 điểm tập kết xe chở rác

II. NỘI DUNG CỦA ĐỀ ÁN
1. Quy hoạch nông thôn mới
a. Mục tiêu
Rà soát, điều chỉnh bổ sung quy hoạch phù hợp với tái cơ cấu nông nghiệp
cấp huyện, cấp tỉnh; bảo đảm chất lượng, phù hợp với đặc điểm tự nhiên, kinh tế,
xã hội, an ninh, quốc phòng và tập quán sinh hoạt của địa phương; đảm bảo hài
hòa giữa phát triển nông thôn với phát triển đô thị; phát triển các khu dân cư mới
và chỉnh trang các khu dân cư hiện có trên địa bàn xã nhằm phát huy tiềm năng, lợi
thế, phát triển các sản phẩm chủ lực của địa phương.
b. Nội dung quy hoạch
- Điều chỉnh quy hoạch nông thôn mới.
- Điều chỉnh, rà soạt quy hoạch sử dụng đất hàng năm
- Thiết kế quy hoạch khu dân cư xóm 6 Cây Đa Đôi.
- Về quản lý và thực hiện quy hoạch:
+ Tổ chức triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả các quy hoạch đã được ban
hành; tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với việc thực hiện quy hoạch.
+ Cắm mốc chỉ giới các công trình hạ tầng kỹ thuật và ranh giới phân khu
chức năng; Xây dựng các văn bản pháp lý cần thiết để quản lý thực hiện quy hoạch
trên địa bàn xã;
c. Kinh phí thực hiện:
Nguồn kinh phí: Chương trình MTQG xây dựng NTM và nguồn kinh phí sự
nghiệp kinh tế của cấp tỉnh, huyện, xã. Dự toán kinh phí thực hiện 126 triệu đồng.
13


2. Phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn
2.1. Giao thông nông thôn:
a. Mục tiêu: Cơ bản hoàn thành hệ thống đường giao thông trên địa bàn xã
đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất và đời sống của nhân dân: 63 % đường trục
xóm được cứng hóa đạt chuẩn quy định; 75% đường ngõ, xóm được cứng hóa;

30% đường trục chính nội đồng được cứng hóa, xe cơ giới đi lại thuận tiện.
b. Nội dung:
- Cứng hóa 1,3 km đường trục liên xóm (đạt 63,6%).
* Dự toán kinh phí thực hiện: 1.700 triệu đồng. (Vốn chương trình 135)
- Cứng hoá 5 km đường ngõ xóm (đạt 72,6%).
* Dự toán kinh phí thực hiện: 3.250 triệu đồng.
+ Xi măng (Tỉnh, huyện hỗ trợ): 800tấn
+ Huy động doanh nghiệp, tổ chức, người dân 2.250 triệu đồng
c. Tổng kinh phí thực hiện: 4.450 triệu đồng, trong đó:
+ Ngân sách Trung ương, tỉnh: 2.200 triệu đồng;
+ Huy động nhân dân, doanh nghiệp, tổ chức: 2.250 tỷ đồng
(Phụ lục: Danh mục các công trình và dự toán nguồn kinh phí kèm theo).
2.2. Thủy lợi: (tiêu chí số 3)
a. Mục tiêu: Cải tạo, nâng cấp, xây mới hệ thống thủy lợi cơ bản đáp ứng
yêu cầu sản xuất và dân sinh. Phấn đấu đến năm 2020, trên 65% số km kênh
mương nội đồng được kiên cố hóa; tỷ lệ diện tích đất sản xuất nông nghiệp được
tưới và tiêu chủ động đạt trên 80%.
b. Nội dung:
* Công trình hồ, đập, trạm bơm điện do xã quản lý:
- Xây dựng đập Vai Dẩu xóm 11. Dự toán kinh phí: 4.700 triệu đồng
* Hệ thống kênh mương do xã quản lý: trong đó:
- Số km kênh mương cần được cứng hoá để đạt chuẩn: 3km tại xóm 2,5,12.
Dự toán kinh phí: 3.200 triệu đồng
c. Tổng kinh phí thực hiện: 7.900 triệu đồng, trong đó:
+ Ngân sách Trung ương, tỉnh: 7.900 triệu đồng;
(Phụ lục: Danh mục các công trình và dự toán nguồn kinh phí kèm theo).
2.3. Điện nông thôn (tiêu chí số 4)
a. Mục tiêu: Duy trì và cung cấp điện ổn định phục vụ sản xuất và sinh hoạt.
Đến năm 2020 có 100% số hộ được sử dụng điện thường xuyên, an toàn.
b. Nội dung:

14


* Trạm biến áp: Xây mới 6 trạm biến áp tại xóm 3, xóm 4, xóm 6, xóm
10, xóm 14, xóm Tân Lập theo kế hoạch đầu tư chống quá tải của ngành điện
Tổng số vốn cần đầu tư là 5.100 triệu đồng
* Đường dây: Tập trung cải tạo lại hệ thống lưới điện hạ thế, nấng cấp 6
km đường dây, tổng vốn đầu tư 1.200 triệu đồng
c. Tổng kinh phí thực hiện: 6.300 triệu đồng (Nguồn kinh phí:Ngành điện)
(Phụ lục: Danh mục các công trình và dự toán nguồn kinh phí kèm theo và
biểu số 08 kế hoạch đầu tư hệ thống lưới điện).
2.4. Cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn:
a. Mục tiêu: Xây mới, cải tạo, nâng cấp các hạng mục công trình chợ nhằm
nâng cao hoạt động của chợ Phú Xuyên và phát triển các điểm bán lẻ trên địa bàn xã
đáp ứng nhu cầu mua bán, trao đổi hàng hóa trên địa bàn xã đảm bảo các quy định của
pháp luật.
b. Nội dung:
- Xây dựng sân bê tông khu vực trong chợ: Dự toán kinh phí: 300 triệu đồng.
- Xây dựng khu nhà vệ sinh chợ. Dự toán kinh phí: 400 triệu đồng.
- Xây dựng nhà để xe. Dự toán kinh phí: 300 triệu đồng.
c. Tổng kinh phí thực hiện: 1.000 triệu đồng . Trong đó:
+ Ngân sách tỉnh: 200 triệu đồng
+ Vốn huy động nhân dân, doanh nghiệp: 800 triệu (lấy thu bù chi, khuyến
khích thực hiện BOT).
(Phụ lục: Danh mục các công trình và dự toán nguồn kinh phí kèm theo).
2.5. Thông tin và Truyền thông
a. Mục tiêu: Duy trì, nâng cao hiệu quả hoạt động Bưu điện văn hóa xã. Phát
triển dịch vụ truy cập Internet, truyền hình cáp đến các xóm. Xây dựng Đài truyền
thanh và hệ thống loa đến các thôn để tạo điều kiện tuyên truyền chủ trương của
Đảng, pháp luật của Nhà nước đến mọi người dân.

b. Nội dung
* Bưu điện văn hoá xã:Tiếp tục nâng cao chất lượng Bưu điện văn hóa xã.
* Dịch vụ viễn thông, Internet:
- Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp và các tổ chức cá nhân đầu tư
phát triển mạng lưới điện thoại, mạng lưới internet. 100% cán bộ xã và 50%
cán bộ xóm khai thác có hiệu quả thông tin viễn thông và công nghệ thông tin.
* Đài truyền thanh và hệ thống loa đến các thôn:
Dự toán kinh phí: 800 triệu đồng.
* Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành:
Dự toán kinh phí: 80 triệu đồng
15


c. Tổng kinh phí thực hiện: 880 triệu đồng, trong đó:
+ Ngân sách Trung ương, tỉnh: 850 triệu đồng;
+ Ngân sách xã: 30 triệu đồng
(Phụ lục: Danh mục các công trình và dự toán nguồn kinh phí kèm theo).
2.6. Nhà ở dân cư
a. Mục tiêu: Trên 75% hộ có nhà ở đạt tiêu chuẩn theo quy định.
b. Nội dung:
- Thực hiện tốt công tác chỉnh trang các khu dân cư hiện có bảo đảm
cảnh quan khu dân cư nhà ở của các hộ dân hài hòa đẹp về mỹ quan, giữ gìn
bản sắc văn hóa dân tộc; nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân; cải tạo
lại các công trình vệ sinh, cải tạo vườn tạp; quy hoạch các khu sản xuất như
gia trại, trang trại cho phù hợp với môi trường, hài hòa với hệ sinh thái.
- Cải tạo lại hệ thống mương tiêu thoát nước ở khu dân cư, các hành lang
đường xóm và hệ thống lưới điện hạ thế vừa thuận tiện và bảo đảm an toàn hành
lang.
- Quản lý tốt các quy hoạch kết cấu hạ tầng khu dân cư nông thôn.
- Ngoài diện tích quy hoạch khu dân cư mới, hiện nay diện tích đất ở của đại

bộ phần nhân dân ở trong khu dân cư các xóm có diện tích đa phần là lớn với hạn
mức 1000 -1.800m2, các hộ có nhu cầu phát triển về nhà ở sẽ tự dãn dân trong khu
dân cư với các hình thức cho tặng, chuyển nhượng ngoài ra một số diện tích đất
nông nghiệp trồng cây lâu năm xen khẽ khu dân cư phù hợp với quy hoạch đất ở sẽ
cho chuyển đổi theo quy định đảm bảo đất ở cho các hộ dân theo quy hoạch đến năm
2020.
2.7. Trụ sở xã
a. Mục tiêu: Xây mới 1 nhà làm việc của Bộ phận “ Tiếp nhận và trả kết quả
theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông”
b. Nội dung:
Dự toán kinh phí: 800 triệu đồng
c. Tổng kinh phí thực hiện: 800 triệu đồng, trong đó:
+ Ngân sách Trung ương, tỉnh: 800 triệu đồng;
3. Chuyển dịch cơ cấu, phát triển sản xuất nâng cao thu nhập
a. Mục tiêu: Đạt tiêu chí số 10,11,12,13 trong Bộ tiêu chí xã NTM, cụ thể:
Đến năm 2020, thu nhập bình quân đầu người đạt trên 36 triệu đồng/người/năm
triệu đồng, tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống dưới 5%.
b. Nội dung: Phần này Thiệp hỏi chị Chúc và vào giúp xã.
* Sản xuất nông nghiệp
Dự toán kinh phí: ....triệu đồng
* Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ:
16


Dự toán kinh phí: ....triệu đồng
c) Tổng kinh phí thực hiện: ….. triệu đồng, trong đó:
+ Ngân sách Trung ương, tỉnh: …. triệu đồng;
+ Ngân sách huyện: ….. triệu đồng;
+ Ngân sách xã: …. triệu đồng
+ Tín dụng

+ Người dân, doanh nghiệp, tổ chức: … triệu đồng
(Phụ lục… Danh mục các dự án phát triển sản xuất và kinh phí thực hiện)
4. Văn hóa, xã hội và môi trường nông thôn
4.1. Giáo dục và Đào tạo
a. Mục tiêu: Tiếp tục duy trì và giữ vững 3/3 trường đạt chuẩn quốc gia,
phát huy hiệu quả giáo dục và củng cố,hoàn thiện về cơ sở vật chất, thiết bị
dạy học đạt chuẩn quốc gia.
b. Nội dung:
- Xây mới nhà lớp học 2 tầng 8 phòng học trường THCS Phú Xuyên. Dự
toán kinh phí thực hiện 2.914 triệu đồng
- Xây mới nhà lớp học 2 tầng 8 phòng học trường Mầm Non Phú Xuyên. Dự
toán kinh phí thực hiện 4.779 triệu đồng
c. Tổng kinh phí thực hiện: 7.693 triệu đồng, trong đó:
+ Ngân sách Trung ương, tỉnh: 7.693 triệu đồng
(Phụ lục… Danh mục các dự án phát triển sản xuất và kinh phí thực hiện)
4.2. Y tế
a. Mục tiêu: Đến năm 2020 tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế đạt trên
90%, tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thể thấp còi dưới 20%.
b. Nội dung
- Đầu tư sửa chữa, nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị khám chữa bệnh.
c. Tổng kinh phí thực hiện: 160 triệu đồng, trong đó:
+ Ngân sách Trung ương, tỉnh: 160 triệu đồng;
(Phụ lục: Danh mục các dự án phát triển sản xuất và kinh phí thực hiện)
4.3. Văn hóa (tiêu chí số 6 và số 16)
a. Mục tiêu: Thực hiện tốt cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng
đời sống văn hóa khu dân cư”; phấn đấu hàng năm có từ 80% số hộ gia đình
đạt văn hóa trở lên; phấn đấu hàng năm có 100% cơ quan văn hóa; phấn đấu
hàng năm có trên 70% số xóm đạt xóm văn hóa. Tập chung đầu tư xây dựng
trung tâm văn hóa thể thao xã đảm bảo về diện tích sử dụng. Tập trung đầu tư
xây dựng, sửa chữa nhà văn hóa các xóm bảo đảm có diện tích sử dụng.

17


b. Nội dung:
- Xây mới khu thể thao với diện tích 1,2ha tại xóm 4. Dự toán kinh phí thực
hiện: giải phóng mặt bằng 3.200 triệu đồng; xây dựng nhà thi đấu đa năng 8.000
triệu đồng. Tổng kinh phí 11.200 triệu đồng
- Xây mới nhà văn hóa xóm 11. Dự toán kinh phí thực hiện 350 triệu đồng
- Sửa chữa nhà văn hóa xóm Tân Lập. Dự toán kinh phí thực hiện 150 triệu đồng
c. Tổng kinh phí thực hiện: 11.700 triệu đồng, trong đó:
+ Ngân sách Trung ương, tỉnh: 11.350 triệu đồng;
+ Ngân sách huyện: 20 triệu đồng;
+ Người dân, doanh nghiệp, tổ chức: 330 triệu đồng
(Phụ lục… Danh mục các dự án phát triển sản xuất và kinh phí thực hiện)
4.4. Nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường
a. Mục tiêu: Phấn đấu đến năm 2020 có 95% người dân được sử dụng nước
sinh hoạt hợp vệ sinh, trong đó nước sạch trên 50%. Thực hiện đầy đủ quy định về
bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái trên địa bàn xã.
b. Nội dung
- Sửa chữa nâng cấp công trình nước sạch xóm 11. Dự toán kinh phí thực
hiện 200 triệu đồng
- Xây dựng 02 điểm tập kết xe chở rác. Dự toán kinh phí thực hiện 500 triệu đồng.
- Xây 1,4 km rãnh thoát nước tại xóm 1,7,Chính Phú 2. Dự toán kinh phí
thực hiện 700 triệu đồng.
c. Tổng kinh phí thực hiện: 1.400 triệu đồng, trong đó:
+ Ngân sách Trung ương, tỉnh: 1.400 triệu đồng;
5 Hệ thống chính trị
5.1. Hệ thống chính trị và tiếp cận pháp luật
a. Mục tiêu: Củng cố bộ máy, nâng cao hiệu lực và hiệu quả hoạt động của
các tổ chức chính trị - xã hội, phấn đấu đến năm 2018 đạt chuẩn.

- 100% cán bộ công chức xã đạt chuẩn theo quy định của Bộ Nội vụ về việc
ban hành quy định tiêu chuẩn cụ thể đối với cán bộ, công chức xã, phường, thị
trấn;
- Đảng bộ, chính quyền xã giữ vững “ tiêu chuẩn trong sạch, vững mạnh”;
- Các tổ chức chính trị xã hội đạt loại khá trở lên;
- Xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.
b. Nội dung:
- Căn cứ kết quả khảo sát, phân loại cán bộ xã theo chuẩn do Bộ Nội vụ quy
định để xây dựng kế hoạch, thay thế, đào tạo đạt chuẩn.
18


- Tổ chức bồi dưỡng kiến thức cần thiết về chuyên môn và lý luận chính trị
cho đội ngũ cán bộ, công chức xã và cán bộ thôn, xóm.
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với MTTQ và các đoàn thể.
c. Tổng kinh phí thực hiện: 40 triệu đồng. Nguồn kinh phí hỗ trợ theo
chính sách hỗ trợ đào tạo bồi dưỡng cán bộ xã phường thị trấn của nhà nước.
5.2. An ninh, trật tự xã hội
a. Mục tiêu: Giữ vững tiêu chí số 19 trong Bộ tiêu chí NTM.
b. Nội dung
- Xây dựng, ban hành nội quy, quy ước làng xóm về trật tự, an ninh; phòng,
chống các tệ nạn xã hội và các hủ tục lạc hậu.
- Củng cố, giữ vững an ninh, trật tự xã hội; phát động có hiệu quả phong trào
quần chúng tham gia phòng, chống tội phạm và các tệ nạn xã hội, bảo vệ an ninh tổ
quốc;
- Kiên quyết đấu tranh với các phần tử có hành vi tổ chức, kích động, lôi kéo
quần chúng chống lại chế độ, gây mất ổn định an ninh trật tự (ANTT) ở nông thôn. Chủ
động giải quyết dứt điểm các vụ việc, khiếu kiện, không để đơn thư khiếu nại vượt cấp
xẩy ra. tăng cường công tác nắm tình hình, phòng ngừa từ xa không để xảy ra những
tình huống đột xuất, bất ngờ tạo thành điểm nóng về ANTT.

- Xây dựng lực lượng dân quân “vững mạnh, rộng khắp” và hoàn thành các
chỉ tiêu quốc phòng.
c. Tổng kinh phí thực hiện: triệu đồng.
III. VỐN VÀ NGUỒN VỐN ( phần này vào hết vốn ở các tiêu chí mới tổng
hợp sau)
1. Tổng vốn: .... triệu đồng. Trong đó:
- Thực hiện quy hoạch: ... triệu đồng
- Xây dựng hạ tầng kinh tế - xã hội: ... triệu đồng
- Phát triển kinh tế, các hình thức tổ chức sản xuất: ... triệu đồng
- Phát triển văn hóa - xã hội - môi trường: ... triệu đồng
- Xây dựng hệ thống chính trị: ... triệu đồng
.......................................................
2. Cơ cấu nguồn vốn
- Vốn ngân sách Trung ương và địa phương: ... triệu đồng, chiếm ... %
- Vốn tín dụng: ... triệu đồng, chiếm ... %
- Vốn doanh nghiệp, HTX và các loại hình KT: ... triệu đồng, chiếm ... %
- Huy động đóng góp của nhân dân: ... triệu đồng, chiếm ... %
(Có phụ lục kèm theo)
19


IV. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH
1. Triển khai các cuộc vận động xã hội sâu rộng về xây dựng NTM.
Triển khai thực hiện cuộc vận động xã hội sâu rộng về xây dựng nông
thôn mới. Tổ chức phát động tuyên truyền, phổ biến, vận động để mọi tầng
lớp nhân dân hiểu và cả hệ thống chính trị nhận thức sâu sắc về mục đích yêu cầu
của công cuộc xây dựng nông thôn mới, thấm nhuần phương châm “nhà nước và nhân
dân cùng làm”, Nhà nước hỗ trợ, nhân dân làm là chính; phát huy sức mạnh của các
cấp, các ngành của cả hệ thống chính trị và của mỗi người dân tham gia thực hiện.
2. Huy động các nguồn lực để thực hiện chương trình.

a. Dự kiến huy động các nguồn vốn:
- Vốn ngân sách và có nguồn gốc từ ngân sách
- Vốn tín dụng cho dân và doanh nghiệp vay
- Đầu tư của các doanh nghiệp
- Đóng góp của dân và công đồng
- Các nguồn hỗ trợ khác.
b. Cơ chế hỗ trợ từ nguồn Ngân sách: Thực hiện lồng ghép các nguồn
vốn của Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững; các chương
trình, dự án hỗ trợ có mục tiêu trên địa bàn.
c. Cơ chế phân bổ vốn: Được thực hiện theo căn cứ chính sách của nhà
nước.
3. Huy động sức mạnh của hệ thống chính trị và toàn Đảng, toàn dân
vào công cuộc xây dựng nông thôn mới.
Phát huy nội lực, huy động tối đa các nguồn lực của điạ phương, đồng
thời thu hút và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư từ các chương trình
mục tiêu quốc gia, các chương trình, dự án hỗ trợ có mục tiêu đang triển khai
trên địa bàn nông thôn và tiếp tục triển khai trong những năm tiếp theo; kết
hợp với việc huy động vốn đầu tư của các doanh nghiệp, của các tổ chức cá
nhân và đóng góp của nhân dân để triển khai thực hiện Chương trình.
4. Phát động phong trào thi đua "Xây dựng nông thôn mới"
Hàng năm xây dựng Kế hoạch, tổ chức phát động và ký cam kết thi đua xây
dựng Nông thôn mới đến các ban ngành, đoàn thể, các xóm và toàn thể nhân dân
để xây dựng nông thôn mới.
5. Phân công trách nhiệm cho các đoàn thể quần chúng.
- Xây dựng kế hoạch tổ chức triển khai các hoạt động tuyên truyền vận
động đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân tích cực triển khai thực hiện
tốt các nội dung của Đề án, tham gia tích cực các phong trào xây dựng nông thôn
mới, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra.
20



- Đề nghị UBMTMTQ và các ngành Đoàn thể khi xây dựng Kế hoạch tuyên
truyền cần phải sát với tình hình thực tiễn, nội dung đa dạng, dể hiểu phù hợp với
từng đối tượng tuyên truyền để mọi tầng lớp nhân dân hiểu và cả hệ thống chính
trị nhận thức sâu sắc về mục đích yêu cầu của công cuộc xây dựng nông thôn
mới; tạo được sự đồng thuận, hưởng ứng, chung tay, chung sức xây dựng
nông thôn mới của của các cấp, các ngành và mọi tầng lớp nhân dân.
6. Trách nhiệm của ban quản lý cấp xã
a. Cấp xã:
Trên cơ sở các mục tiêu, nhiệm vụ và nội dung của Đề án, Ban quản lý
Chương trình xây dựng nông thôn mới tiến hành triển khai thực hiện, bao gồm:
+ Xây dựng và triển khai thực hiện tốt Đề án phát triển sản xuất nâng cao
thu nhập cho người dân.
+ Hàng năm tham mưu cho Đảng uỷ, UBND và BCĐ xã xây dựng Kế hoạch
triển khai thực hiện Đề án xây dựng Nông thôn mới; đồng thời tổ chức triển khai thực
hiện và sơ kết đánh giá hàng năm và tổng kết trong từng gia đoạn để kịp thời điều
chỉnh, bổ sung các giải pháp triển khai thực hiện tốt các nội dung của Đề án.
+ Phối hợp chặt chẽ với các Ban, ngành Đoàn thể, các xóm và các bộ phân
chuyên môn triển khai thực hiện tốt các nội dung của Đề án.
+ Hướng dẫn kiểm tra, đôn đốc các Ban, ngành, các xóm và các bộ phân
chuyên môn triển khai thực hiện tốt các nội dung của Đề án.
b. Cấp xóm:
Các xóm căn cứ vào chức năng nhiệm vụ được giao phải chủ động xây dựng
được chương trình, kế hoạch hành động cụ thể và triển khai thực hiện đạt mục tiêu
của Đề án đặt ra cho từng giai đoạn; đồng thời tổ chức tuyên truyền sâu rộng đến mọi
tầng lớp nhân dân tạo được sự đồng thuận, ủng hộ cao của nhân dân trong quá trình
triển khai thực hiện.
7. Tổ chức theo dõi, kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình thực hiện
chương trình.
- Thành lập các bộ phận để giám sát các hoạt động đầu tư và kế hoạch công

tác hàng năm của xã có liên quan đến Chương trình xây dựng nông thôn mới.
- Hàng năm, Ban quản lý Chương trình xây dựng nông thôn mới xã tổ
chức cho các xóm đánh giá kết quả thực hiện chỉ tiêu kế hoạch hàng năm theo
từng Tiêu chí và tổng hợp, đánh giá kết quả thực hiện chung trong toàn xã.
Phần 3
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
I. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
1. Ban Chấp hành Đảng bộ xã ban hành Nghị quyết chuyên đề về xây dựng nông
thôn mới (Nghị quyết phải nêu rõ được mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp; phân công trách
nhiệm rõ ràng cho từng tổ chức, cá nhân phụ trách từng công việc cụ thể); Lãnh đạo
chính quyền và nhân dân tổ chức xây dựng NTM trên địa bàn.
21


2. Kiện toàn Ban quản lý xây dựng NTM xã; ban hành quy chế hoạt động,
phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên. Giao cho Ban Quản lý xã tổ chức thực
hiện đề án.
3. Tổ chức tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân về Đề án xây dựng NTM của xã;
các chủ trương, chính sách của đảng, nhà nước về xây dựng NTM, nội dung phương pháp
và mục tiêu cần đạt của xây dựng NTM giai đoạn 2017-2020 để người dân hiểu rõ, đồng
thuận tham gia và giám sát thực hiện.

4. Thống nhất với Đảng Ủy, Thường trực HĐND để phân công trách nhiệm
của các tổ chức Đảng, chính quyền, mặt trận đoàn thể tạo nên sức mạnh tổng hợp
để xây dựng NTM:
4.1. MTTQ xã: Tổ chức tuyên truyền vận động thành viên, hội viên và nhân
dân tham gia tích cực vào việc thực hiện các nội dung của Đề án. Đẩy mạnh cuộc
vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”; tham gia
đóng góp công sức, tiền của xây dựng NTM. Thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ
sở. Nâng cao vai trò giám sát và phản biện xã hội trong việc tổ chức thực hiện

Chương trình (đặc biệt là giám sát việc tổ chức thực hiện các chương trình xây
dựng kết cấu hạ tầng nông thôn);
4.2. Hội Nông dân xã: Vận động hội viên gương mẫu đi đầu trong việc xây
dựng các mô hình kinh tế như cải tạo vườn tạp, chỉnh trang nhà ở, áp dụng các tiến
bộ khoa học kỷ thuật vào sản xuất hàng hóa có năng suất chất lượng cao, giám sát
việc thực hiện các chỉ tiêu xây dựng NTM;
4.3. Hội liên hiệp Phụ nữ xã: Thực hiện tốt cuộc vận động nuôi con khỏe,
dạy con ngoan, hội viên giúp nhau xóa đói, giảm nghèo, giải quyết việc làm, đi đầu
trong phong trào phát triển sản xuất... Thực hiện tốt phong trào xây dựng “Gia đình
5 không 3 sạch”
4.4. Hội Cựu chiến binh xã: Vận động hội viên, gương mẩu đi đầu trong
phong trào xây dựng nông thôn mới; làm nòng cốt trong kinh tế trang trại và cải
tạo vườn tạp, chỉnh trang nhà ở, giữ gìn an ninh trật tự.
4.5. Đoàn TNCS Hồ Chí Minh xã: Vận động đoàn viên, thanh niên thực hiện
tốt phong trào “Tuổi trẻ chung tay xây dựng NTM”: Đoàn TNCS Hồ Chí Minh
xung kích đi đầu trong phong trào lập thân, lập nghiệp bảo vệ Tổ quốc, An ninh
trật tự của địa phương. Làm nòng cốt trong việc ứng dụng, chuyển giao khoa học,
công nghệ trong sản xuất và phát triển KT-XH trên địa bàn; tham gia xây dựng đời
sống văn hóa ở nông thôn xây dựng bộ mặt nông thôn xanh - sạch - đẹp, từ vườn
hộ, ngõ xóm, đường làng.
4.6. Hội Người cao tuổi xã: Thực hiện tốt cuộc vận động “Ông bà, cha mẹ
mẫu mực, con cháu hiếu thảo”, vận động con cháu thực hiện tốt công cuộc xây
dựng NTM tại địa phương. Đồng thời tham gia bảo vệ giữ gìn phát huy bản sắc
văn hóa địa phương, bảo quản sử dụng khai thác có hiệu quả các di tích lịch sử văn
hóa của địa phương.
5. Tập trung ưu tiên tới phát triển các hình thức tổ chức sản xuất như gia trại,
trang trại, tổ hợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp nông nghiệp và các hình thức liên kết 4
nhà để đẩy mạnh phát triển kinh tếnông nghiệp và cải tạo vườn có hiệu quả.
22



6. Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch hàng năm: Trên cơ sở mục tiêu,
nhiệm vụ của Đề án, Ban quản lý tiến hành xây dựng kế hoạch, các chỉ tiêu phấn đấu
hàng năm trình UBND huyện phê duyệt và tổ chức triển khai thực hiện.
7. Tiếp nhận và huy động các nguồn lực xây dựng nông thôn mới.
- Phân công bộ phận theo dõi việc tiếp nhận và triển khai các biện pháp nhằm
huy động các nguồn lực đóng góp từ bên ngoài để hỗ trợ cho Chương trình;
- Ban hành quy chế quản lý, phân bổ và sử dụng các nguồn lực hỗ trợ.
8. Tổ chức giám sát và sơ kết, đánh giá kết quả thực hiện các Tiêu chí theo
định kỳ hàng năm
- Thành lập các bộ phận để giám sát các hoạt động đầu tư và kế hoạch công tác
hàng năm của xã có liên quan đến chương trình xây dựng nông thôn mới;
- Hàng năm, Ban quản lý xã tổ chức cho các Thôn đánh giá kết quả thực
hiện chỉ tiêu kế hoạch hàng năm theo từng Tiêu chí và tổng hợp, đánh giá kết quả
thực hiện chung trong toàn xã.
9. Phát động phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới
- Xây dựng kế hoạch tổ chức ký kết phong trào thi đua xây dựng nông thôn
mới cho các Thôn trên địa bàn xã;
- Xã tham gia ký kết thi đua xây dựng nông thôn mới với các xã trên địa bàn
huyện, thành phố.
II. NHỮNG KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT:
Để thực hiện thành công Đề án xây dựng NTM xã Phú Xuyên giai đoạn
2017-2020, Ban quán lý xây dựng NTM xã có một số đề xuất, kiến nghị như sau:
1. Với Trung ương: Đề nghị Trung ương phân bổ kinh phí đối với các xã
đăng ký đạt chuẩn năm 2018.
2. Với tỉnh: Đề nghị tỉnh tiếp tục quan tâm phân bổ nguồn vốn hỗ trợ xi
măng cho xã để đầu tư xây dựng công trình thủy lợi, công trình phụ trợ nhà
văn hóa và đầu tư xây dựng đường giao thông nông thôn. Tổ chức tập huấn,
tham quan thực tế về chương trình xây dựng nông thôn mới.
3. Với huyện: Tổ chức thực hiện, hướng dẫn xã triển khai thực hiện theo bộ tiêu chí

nông thôn mới của tỉnh giai đoạn 2017 – 2020 và hồ sơ công nhận xã đạt chuẩn xây dựng
nông thôn mới. Hỗ trợ xã điều chỉnh đồ án quy hoạch nông thôn mới phù hợp với địa phương.
BAN QUẢN LÝ XD NTM XÃ
Nơi nhận:
- UBND huyện Đại TỪ;
- BCĐ CT xây dựng NTM Huyện;
- Phòng: Nông nghiệp và PTNT; KT - HT; TC - KH;
- Đảng ủy- HĐND xã;
- Chủ tịch, các PCT UBND xã;
- Các thành viên BCĐ, BQL NTM xã;
- MTTQ và các đoàn thể xã;
- Trạm y tế;
- Các trường: THCS, TH, MN;
- Bí thư chi bộ, trưởng các xóm;
- Các tiểu ban chỉ đạo cơ sở;

23

Chủ tịch
Lương Văn Đường


- Lưu VP.

24


Đề cương đề án xây dựng nông thôn mới cấp xã

25

Văn phòng điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh Thái Nguyên


×