Một số biện pháp giúp học sinh lớp Ba viết đúng chính tả
I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Mỗi chúng ta đã biết chính tả là phân môn đảm nhiệm việc hình thành và phát
triển cho học sinh kỹ năng rèn chữ viết, một kỹ năng quan trọng hàng đầu của học
sinh ở cấp tiểu học, cấp học đầu tiên trong trường phổ thông. Vì học sinh phải dùng
chữ viết để học tập và giao tiếp. Đây cũng là một công cụ giúp học sinh học tốt các
môn học. Qua chữ viết đúng, đẹp giáo viên bồi dưỡng tình yêu tiếng Việt, hình
thành thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của tiếng Việt cho học sinh. Ngoài
ra, còn bồi dưỡng cho học sinh một số đức tính và thái độ cần thiết trong công việc
như: tính cẩn thận, chính xác; có óc thẩm mĩ, lòng tự trọng và tinh thần trách
nhiệm.
Qua nhiều năm giảng dạy tôi nhận thấy chữ viết của học sinh Tiểu học nói
chung đặc biệt là học sinh trường Tiểu học Tây Phong nói riêng, đã có sự đầu tư
nên nhiều em viết chữ không chỉ đúng mà còn rất đẹp; trình bày bài viết sạch sẽ,
khoa học, sáng tạo. Song bên cạnh đó vẫn còn một số em viết chưa đẹp, bài viết
còn mắc nhiều lỗi chính tả, trình bày bài thiếu cẩn thận. Cụ thể hơn đối với lớp Ba
tôi chủ nhiệm kĩ năng viết của các em chưa cao. Đa số học sinh hoàn thành bài viết
nhưng tốc độ chưa đồng đều. Số em viết đúng, đẹp văn bản chưa nhiều. Cách trình
bày bài, viết chữ sáng tạo trong một bài văn, bài thơ còn hạn chế. Một số em tốc độ
viết còn chậm, trình bày bài bẩn, bài viết mắc nhiều lỗi. Viết sai nhiều ở những
tiếng có âm ch/tr; n/l; x/s; d/gi thanh hỏi/ thanh ngã. Đối với giáo viên chưa thực sự
mạnh dạn đổi mới phương pháp dạy học; hình thức tổ chức chưa được linh hoạt; sử
dụng đồ dùng dạy học hiệu quả chưa cao; đôi lúc còn rập khuôn, máy móc theo
sách giáo khoa, theo sách tham khảo. Đây cũng là một trong những nguyên nhân
làm cho học sinh chưa chủ động, tích cực trong học tập, nên chưa nâng cao được
chất lượng môn Tiếng Việt nói chung và kỹ năng viết nói riêng.
Là một giáo viên tôi nhận thấy mình cần phải làm như thế nào để nâng cao kĩ
năng viết chính tả cho học sinh, giúp các em thuận lợi hơn trong quá trình học tập
các môn học. Nên tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp giúp học sinh lớp Ba viết
đúng chính tả”.
1
Giáo viên Nguyễn Thị Thảo – Trường Tiểu học Tây Phong
Một số biện pháp giúp học sinh lớp Ba viết đúng chính tả
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài
a) Mục tiêu
Sử dụng một số biện pháp rèn kỹ năng viết qua dạy phân môn Chính tả để giúp
học sinh viết đúng chính tả, viết đúng tốc độ, viết đẹp.
b) Nhiệm vụ
Nghiên cứu cơ sở lý luận của đề tài
Tìm hiểu thực trạng và nguyên nhân dẫn đến tình trạng học sinh còn gặp khó
khăn khi viết hoặc kỹ năng viết chưa tốt; đề xuất một số biện pháp, phương pháp
giảng dạy để nâng cao kỹ năng viết, sự ham thích học phân môn Chính tả cho học
sinh trong lớp cũng như trong khối, trong trường học nói chung.
3. Đối tượng nghiên cứu
Các biện pháp, phương pháp dạy học, kỹ năg sư phạm nhằm rèn kỹ năng viết
đúng chính tả cho học sinh.
4. Giới hạn của đề tài
Các biện pháp, phương pháp nâng cao kỹ năng viết cho học sinh lớp 3, trường
TH Tây Phong từ năm học 2015 – 2016 đến nay
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp phân tích - tổng hợp tài liệu
- Phương pháp điều tra
- Phương pháp thống kê
- Phương pháp đàm thoại
- Phương pháp làm mẫu
- Phương pháp thực hành, luyện tập
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục
II. PHẦN NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận
2
Giáo viên Nguyễn Thị Thảo – Trường Tiểu học Tây Phong
Một số biện pháp giúp học sinh lớp Ba viết đúng chính tả
Người ta thường nói: Một trong những hạnh phúc lớn nhất của trẻ là được đến
trường, được học đọc, học viết. Bởi vậy vấn đề rèn luyện chữ viết cho học sinh
Tiểu học là vô cùng quan trọng và cấp thiết. Ngày nay khi công nghệ thông tin
ngày càng phát triển thì việc viết chữ dần dần trở thành thứ yếu. Tuy nhiên, đối với
giáo viên, học sinh tiểu học thì việc rèn chữ viết vẫn chiếm một vai trò rất quan
trọng, bởi lẽ tiểu học đặt nền móng cơ bản cho toàn bộ quá trình học tập, rèn luyện
cho học sinh những phẩm chất đạo đức tốt. Cố vấn Phạm Văn Đồng đã nói: “ Nét
chữ biểu hiện nết người. Dạy cho học sinh viết đúng, viết cẩn thận, viết đẹp là góp
phần rèn luyện cho các em tính cẩn thận, lòng tự trọng đối với mình cũng như với
thầy và bạn đọc bài vở của mình...”
Theo Sách giáo viên Tiếng Việt 3, mục tiêu của môn Tiếng Việt ở bậc Tiểu học
nói chung và mục tiêu của phân môn Chính tả nói riêng là: hình thành và phát triển
ở học sinh các kỹ năng dùng tiếng Việt ( nghe, nói, đọc, viết) để học tập và giao
tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi. Thông qua việc dạy và học tiếng
Việt, góp phần rèn luyện cho học sinh các thao tác của tư duy. Cung cấp cho học
sinh những kiến thức sơ giản về xã hội, tự nhiên và con người, về văn hóa, văn học
của Việt Nam và nước ngoài. Bồi dưỡng tình yêu tiếng Việt và hình thành thói quen
giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con
người Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Phân môn Chính tả có nhiệm vụ cơ bản là giúp học sinh nắm vững quy tắc
chính tả, rèn luyện kỹ năng viết chính tả và kỹ năng nghe. Ngoài ra, còn bồi dưỡng
cho học sinh một số đức tính và thái độ cần thiết trong công việc như: tính cẩn
thận, chính xác; có óc thẩm mĩ, lòng tự trọng và tinh thần trách nhiệm. Phân môn
Chính tả có một vị trí rất quan trọng ở bậc Tiểu học bởi vì bậc Tiểu học là giai đoạn
then chốt trong quá trình hình thành kĩ năng chính tả cho học sinh. Chính tả được
bố trí thành một phân môn độc lập, có tiết dạy riêng trong khi bậc trung học cơ sở
không có. Phân môn Chính tả ở chương trình tiểu học nói chung và lớp 3 nói riêng
có nội dung dạy học và các hình thức luyện tập cụ thể. Hình thức luyện tập có hai
kiểu bài là Chính tả đoạn bài gồm Tập chép; Nghe -viết; Nhớ - viết (kiểu bài này có
độ dài trên dưới 60 chữ) và Chính tả âm vần. Nội dung các bài chính tả âm vần là
luyện viết đúng chữ ghi tiếng có âm, vần dễ viết sai chính tả do không nắm vững
3
Giáo viên Nguyễn Thị Thảo – Trường Tiểu học Tây Phong
Một số biện pháp giúp học sinh lớp Ba viết đúng chính tả
quy tắc của chữ quốc ngữ hoặc do ảnh hưởng cách phát âm phương ngữ. Người
giáo viên muốn học sinh có kĩ năng viết đúng chính tả, năng lực học tập tốt thì mỗi
thầy, cô giáo cần phải nhiệt tình trong công tác giảng dạy, sử dụng phương pháp
dạy học phù hợp nhằm thu hút sự ham học của các em. Để từ đó các em có thói
quen ham thích học phân môn chính tả cũng như các môn học khác.
2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu
Trường Tiểu học Tây phong thuộc địa bàn vùng sâu, vùng xa, có 3 phân hiệu
nằm cách xa nhau. Khối Ba có 4 lớp rải đều ở các phân hiệu, tổng số học sinh trên
90 em, tỉ lệ học sinh dân tộc thiểu số chiếm trên 30% học sinh của khối. Cơ sở vật
chất phục vụ việc dạy và học tương đối đầy đủ, khang trang.
Trong những năm qua việc rèn chữ viết cho học sinh toàn trường cũng như học
sinh lớp Ba ở trường Tiểu học Tây Phong rất được quan tâm. Việc rèn chữ viết
được thực hiện ngay từ đầu năm học. Ngoài việc kiểm tra, giúp đỡ của giáo viên
còn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ Ban giám hiệu nhà trường nên nhiều năm qua số
lượng học sinh tham gia dự thi chữ viết đẹp cấp trường được nâng lên, cấp huyện
dự thi đủ số lượng và đạt giải cao. Để việc rèn chữ viết cho học sinh đạt hiệu quả
cao hơn nữa chuyên môn nhà trường cũng như tổ chuyên môn đã tổ chức các
chuyên đề nhằm nâng cao kĩ năng viết đúng, viết đẹp cho học sinh. Bản thân giáo
viên có trách nhiệm cao trong công tác giảng dạy, chịu khó tìm tòi, học hỏi kinh
nghiệm từ đồng nghiệp, tài liệu, sách báo,… để nâng cao năng lực chuyên môn; có
kế hoạch dạy học cụ thể, sử dụng đồ dùng dạy học thường xuyên có hiệu quả; kiên
trì, nhiệt tình dẫn dắt, hướng dẫn học sinh đến nơi đến chốn qua các tiết học nói
chung và tiết Chính tả nói riêng. Nhiều năm làm công tác chủ nhiệm nên bản thân
nắm được tâm lý, khả năng nhận thức của học sinh từ đó thiết kế bài giảng, sử dụng
phương pháp dạy học phù hợp với đối tượng học sinh hơn. Học sinh tin tưởng, yêu
quý giáo viên. Nhìn chung các em ngoan có ý thức học tập, chữ viết tương đối rõ
ràng. Một số em có chữ viết đẹp, đúng chính tả. Đa số các gia đình quan tâm đến
việc học tập của con em, mua sắm đầy đủ đồ dùng học tập. Giáo viên dạy thay, giáo
viên bộ môn giảng dạy nhiệt tình, có trách nhiệm rèn chữ viết cho học sinh qua các
tiết học.
4
Giáo viên Nguyễn Thị Thảo – Trường Tiểu học Tây Phong
Một số biện pháp giúp học sinh lớp Ba viết đúng chính tả
Song bên cạnh đó trong quá trình dạy học nói chung, dạy phân môn Chính tả nói
riêng vẫn còn gặp những khó khăn, tồn tại: về phía giáo viên chuẩn bị bài vẫn còn
phụ thuộc vào sách giáo viên, sách thiết kế nên bài dạy còn đơn điệu. Việc chọn từ
khó luyện viết trước khi cho học sinh viết chính tả chưa được da dạng. Chưa linh
động, sáng tạo nhiều trong phương pháp giảng dạy và thiết kế bài dạy, chưa khai
thác hết ý đồ của sách giáo khoa trong một số bài luyện tập chính tả. Đối với học
sinh kỹ năng viết chưa được đồng đều. Các em chưa nắm vững âm, vần, chưa phân
biệt được cách phát âm của giáo viên, chưa hiểu rõ nghĩa của từ, chưa chú ý khi
viết chính tả. Các em đến từ nhiều vùng miền khác nhau, một số em thì Tiếng Việt
là ngôn ngữ thứ hai nên cách phát âm cũng có sự khác nhau. Mỗi phương ngữ, thổ
ngữ có sự sai dịch nhất định so với chính âm. Do vậy mà trong quá trình viết chính
tả các em còn mắc nhiều lỗi. Có thể kể tới một số loại lỗi chủ yếu sau:
+ Lỗi chính tả do học sinh không nắm vững cấu trúc của âm tiết tiếng Việt.
Ví dụ: quét → quyét; khuếch → khuyếch; huênh → huyênh…
+ Lỗi chính tả do học sinh không nắm vững quy tắc chính tả tiếng Việt.
Ví dụ: quanh → qoanh / quoanh; ghế → gế; nghĩ → ngĩ...
+ Lỗi chính tả do ảnh hưởng cách phát âm của phương ngữ hoặc do không nắm
vững chính âm.
- Đối với phương ngữ Bắc Bộ, trọng điểm chính tả là phân biệt các chữ âm đầu:
ch / tr; s / x; l / n, r / gi / d; các chữ ghi âm vần iu / ưu.
Ví dụ: long lanh → nong nanh; sửa xe → xửa se; lá trầu → lá chầu,….
- Đối với phương ngữ Bắc Trung Bộ, trọng âm chính tả là phân biệt các dấu
thanh hỏi / ngã …
Ví dụ: que củi → que cũi, cây gỗ → cây gổ, kỉ niệm → kĩ niệm,
- Đối với phương ngữ Nam Bộ, trọng âm chính tả là phân biệt các chữ ghi âm
đầu v / d, các chữ ghi âm cuối n / ng; t / c, các chữ ghi vần iêu / iu, ươu / ưu …
Ví dụ: máy bay → mái bai,….
5
Giáo viên Nguyễn Thị Thảo – Trường Tiểu học Tây Phong
Một số biện pháp giúp học sinh lớp Ba viết đúng chính tả
+ Lỗi chính tả do học sinh không hiểu mối quan hệ giữa chữ và nghĩa: Tổ quốc
→ Tổ cuốc, để dành → để giành…
Ngoài ra ở một số bài viết, học sinh còn mắc các lỗi khác như: Trình bày chưa
sạch, chữ viết còn thiếu nét, thừa nét, lỗi viết hoa. Về phía cha mẹ học sinh, nhiều
gia đình từ các nơi khác đến lập nghiệp, cuộc sống còn gặp nhiều khó khăn, trong
đó không ít là người dân tộc thiểu số, nên trình độ còn thấp, ít quan tâm đến việc
học của các em. Có thói quen giao tiếp với con em bằng phương ngữ. Bên cạnh đó,
một số cha mẹ có tư tưởng khoán trắng cho nhà trường và giáo viên nên việc kết
hợp giữa gia đình với giáo viên trong việc giáo dục học sinh còn nhiều hạn chế.
Thực trạng trên đây là rất đáng lo ngại đòi hỏi mỗi chúng ta cần phải nghiên cứu
và tìm ra nhiều biện pháp giúp đỡ các em khắc phục khó khăn để viết đúng chính
tả.
3. Nội dung và hình thức của giải pháp
a. Mục tiêu của giải pháp
Các giải pháp đưa ra giúp giáo viên nắm được các hình thức, phương pháp rèn
kỹ năng viết đúng cho học sinh, giảm tỉ lệ học sinh chưa hoàn thành môn Tiếng
Việt ở mức thấp nhất. Từ đó nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh.
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp
Qua thực trạng và những nguyên nhân dẫn đến kỹ năng viết của học sinh lớp 3
còn hạn chế, bài viết còn sai nhiều lỗi chính tả. Để giúp các em học tốt môn Tiếng
Việt nói chung và phân môn Chính tả tôi xin đưa ra một số giải pháp khắc phục cụ
thể như sau:
b.1. Phân loại đối tượng học sinh
Muốn thành công trong việc rèn kỹ năng viết đúng chính tả cho học sinh lớp
mình, đòi hỏi giáo viên phải nắm được kỹ năng viết của từng học sinh trong lớp.
Chính vì vậy tôi đã tiến hành khảo sát tình hình thực tế việc viết chính tả của học
sinh ngay từ đầu năm học để nắm lỗi chính tả phổ biến của các nhóm học sinh. Khi
xác định được trọng điểm chính tả cần dạy cho học sinh ở từng khu vực, từng địa
6
Giáo viên Nguyễn Thị Thảo – Trường Tiểu học Tây Phong
Một số biện pháp giúp học sinh lớp Ba viết đúng chính tả
phương, từ đó lựa chọn nội dung, phương pháp dạy học phù hợp (đặc biệt ở phần
luyện viết đúng trước khi viết chính tả đoạn - bài, và phần bài tập lựa chọn trong
các bài tập chính tả âm - vần). Dạy học chính tả theo khu vực thực chất cũng là chú
ý tới đặc điểm ngôn ngữ của học sinh. Phải xuất phát từ tình hình thực tế mắc lỗi
chính tả, từ sự ảnh hưởng tiêu cực của cách phát âm đến chữ viết của học sinh từng
vùng, miền để lựa chọn nội dung rèn luyện phù hợp. Như vậy mới nâng cao được
kĩ năng viết đúng chính tả cho các em.
b.2. Luyện phát âm
Muốn học sinh viết đúng chính tả, trước hết giáo viên phải giúp học sinh luyện
phát âm đúng. Vì giữa cách đọc và cách viết thống nhất với nhau. Nếu giáo viên và
học sinh chưa phát âm chuẩn, phát âm sai do ảnh hưởng cách phát âm ở địa phương
dẫn đến hiện tượng viết sai chính tả. Để giúp học sinh phát âm đúng cần hướng dẫn
theo một số hình thức sau:
- Luyện đọc từng tiếng, từng từ, từng câu, từng đoạn, cả bài nhiều lần để các em
quen với mặt chữ.
- Hướng dẫn cá nhân luyện đọc tiếng khó, từ khó nhiều lần. Thường xuyên nhắc
nhở, theo dõi để uốn nắn kịp thời khi các em phát âm chưa chuẩn. Nếu đọc sai chỗ
nào thì yêu cầu đọc lại đúng thì mới đọc tiếp. Nếu 3 lần đều sai thì giáo viên đọc
mẫu lại. Xếp học sinh ngồi đầu bàn để tiện việc giúp đỡ. Cho học sinh có kỹ năng
phát âm tốt kèm thêm những em phát âm chưa đúng trong những giờ luyện thêm.
Vận dụng phương pháp luyện đọc theo mẫu, yêu cầu học sinh nghe và nhìn giáo
viên (học sinh đọc tốt) đọc mẫu thật chuẩn, học sinh chú ý nghe và nhìn miệng để
đọc theo. Giáo viên cần giảng, phân tích một cách đơn giản khi học sinh phát âm để
phát âm đúng: s/x; r/d/gi; ch/tr; l/n… Việc luyện phát âm được thực hiện thường
xuyên trong các tiết Tập đọc và một số môn học khác, nhưng nó cũng là việc làm
rất cần thiết trong tiết chính tả. Để học sinh dễ nhận diện nhằm khắc sâu cách phát
âm đúng ta có thể hướng dẫn:
7
Giáo viên Nguyễn Thị Thảo – Trường Tiểu học Tây Phong
Một số biện pháp giúp học sinh lớp Ba viết đúng chính tả
Ví dụ: “con sâu”, “xâu kim”
s
+
x
âu
Rèn cho học sinh phát âm theo đúng chữ viết.
Ví dụ: phát âm “cây tre” chứ không phải “cây che”
“lo lắng” chứ không phải “no nắng”
+ Hướng dẫn cho học sinh phát âm đúng thanh hỏi, thanh ngã
Ví dụ: “nỗi buồn” chứ không phải “nổi buồn”
“một nửa” chứ không phải “một nữa”
Khi đọc cho học sinh viết chính tả giáo viên phải phát âm chuẩn, rõ ràng, tốc độ
đọc vừa phải mới có thể giúp học sinh viết đúng chính tả.
b.3. Phân tích so sánh
Song song với việc luyện phát âm cho học sinh, khâu phân tích so sánh tiếng, từ
cũng rất quan trọng trong giờ học chính tả. Vì qua việc so sánh tiếng, từ giúp các
em dễ dàng nhận diện các âm, vần dễ viết sai. Việc phân tích so sánh tiếng, từ
thường được thực hiện trong môn tiếng Việt, nhưng nhiều nhất là trong kiểu bài
Chính tả âm. Trong quá trình dạy với những tiếng khó, giáo viên áp dụng biện pháp
phân tích cấu tạo tiếng, so sánh. Với những tiếng dễ lẫn lộn, giáo viên cần nhấn
mạnh những điểm khác nhau để học sinh ghi nhớ.
Ví dụ :
- Dạy bài Chính tả (Tập chép): Cậu bé thông minh – Tập 1, tr.4
Cho học sinh nhìn bảng viết đoạn 3: từ “Hôm sau …đến xẻ thịt chim”. Trước
khi viết bài, giáo viên phân tích cho học sinh hiểu nghĩa một số tiếng dễ lẫn lộn
như:
+ xẻ (thịt chim) ≠ sẻ: xẻ là mổ xẻ, bổ ra còn sẻ là chim sẻ, san sẻ.
- Dạy bài Chính tả (Nghe – viết): Ông ngoại - Tập 1, tr.34 – Chép đoạn 3
8
Giáo viên Nguyễn Thị Thảo – Trường Tiểu học Tây Phong
Một số biện pháp giúp học sinh lớp Ba viết đúng chính tả
Trong đoạn viết có câu: “Trong cái vắng lặng của ngôi trường cuối hè, …trong
đời đi học của tôi sau này”.
Khi viết tiếng “lặng” học sinh dễ lẫn lộn với tiếng “nặng”, giáo viên yêu cầu học
sinh phân tích cấu tạo hai tiếng này:
- lặng = l + ăng + thanh nặng (im lặng, lặng lẽ,…)
- nặng = n+ ăng + thanh nặng (vác nặng, nặng nhọc,…)
So sánh để học sinh thấy sự khác nhau, tiếng “lặng” có âm đầu là “l ” còn tiếng
“nặng” có âm đầu là “n”. Từ đó học sinh ghi nhớ cách phát âm đúng và sẽ viết
đúng.
b.4. Giải nghĩa từ
Do phương ngữ của từng vùng miền khác nhau, cách phát âm đôi khi chưa
thống nhất với chữ viết nên học sinh cần nắm rõ nghĩa của từ để viết cho đúng.
Việc giải nghĩa từ thường được thực hiện trong tiết Tập đọc, Luyện từ và câu, Tập
làm văn, nhưng nó là việc làm không thể thiếu trong tiết chính tả khi mà học sinh
không thể phân biệt từ khó dựa vào phát âm hay phân tích cấu tạo tiếng. Có nhiều
cách để giải nghĩa từ cho học sinh. Giáo viên giải nghĩa từ mới ở phân môn Tập
đọc kết hợp đặt câu. Nếu học sinh đặt câu đúng tức là học sinh đã hiểu nghĩa từ;
tìm từ cùng nghĩa, trái nghĩa, miêu tả đặc điểm hoặc sử dụng vật thật, mô hình,
tranh ảnh,… Với những từ nhiều nghĩa giáo viên phải đặt từ đó trong văn cảnh cụ
thể để giải nghĩa từ.
Ví dụ:
- Dạy Chính tả (Nghe – viết): Người mẹ – Tập 1, tr.30
Nội dung viết: Nhờ Thần Đêm Tối chỉ đường, bà vượt qua bao nhiêu khó khăn,
hi sinh cả đôi mắt của mình để giành lại đứa con đã mất.
Học sinh đọc và viết “giành” thành “dành”. Giáo viên giúp học sinh hiểu nghĩa:
giành là tranh giành, giành phần hơn về mình được viết là (gi) còn dành là để dành,
dành dụm, dỗ dành được viết là (d)
b.5. Giúp học sinh viết đúng chính tả qua các bài tập
9
Giáo viên Nguyễn Thị Thảo – Trường Tiểu học Tây Phong
Một số biện pháp giúp học sinh lớp Ba viết đúng chính tả
Các dạng bài tập chính tả thường gặp ở lớp Ba trong HKI là các dạng bài: Bài
tập điền vào chỗ trống (Bài tập điền khuyết); Bài tập tìm từ; Bài tập tìm tiếng; Bài
tập giải câu đố; Bài tập lựa chọn. Sang HKII có thêm dạng Bài tập đặt câu (Bài tập
phân biệt hai từ trong từng cặp từ). Muốn các em làm tốt các dạng bài tập thì giáo
viên phải hướng cho học sinh biết xây dựng cái đúng, loại bỏ cái sai. Bên cạnh việc
cung cấp cho học sinh những qui tắc chính tả, hướng dẫn học sinh thực hành, luyện
tập nhằm hình thành kĩ năng, kĩ xảo chính tả, cần đưa ra những trường hợp viết sai
để hướng dẫn học sinh phát hiện sửa chữa rồi từ đó hướng học sinh đi đến cái đúng.
Khi thực hành làm các bài tập sau chúng ta nên tổ chức dưới nhiều hình thức khác
nhau. Có thể cho cá nhân tự làm bài vào vở, cũng có thể cho hoạt động theo nhóm
để tạo không khí thi đua sôi nổi và kích thích hứng thú học tập cho học sinh. Giáo
viên cần luyện cho các em viết đúng chính tả qua các dạng bài tập cụ thể như sau:
a) Bài tập điền vào chỗ trống: Với dạng bài tập này thường giúp học sinh điền
đúng âm đầu, vần vào chỗ chấm.
Ví dụ: Bài tập 2 a) – TV3, Tập 1, tr. 22
Điền vào chỗ trống tr hay ch?
Cuộn …òn, …ân thật, chậm …ễ
b) Bài tập tìm từ
Hướng dẫn học sinh tìm từ ngữ chứa âm, vần dễ lẫn qua gợi ý nghĩa của từ, qua
gợi ý từ cùng nghĩa, trái nghĩa
Bài tập 3a) - TV3, Tập 1, tr. 52
Tìm các từ chứa tiếng bắt đầu bằng s hoặc x có nghĩa như sau:
+ Cùng nghĩa với chăm chỉ : …..
+ Trái nghĩa với gần : …..
+ (Nước) chảy rất mạnh và nhanh : …..
c) Bài tập tìm tiếng
Bài tập 2b) - TV3,Tập 1, tr. 18
Tìm những tiếng có thể ghép với mỗi tiếng sau:
10
Giáo viên Nguyễn Thị Thảo – Trường Tiểu học Tây Phong
Một số biện pháp giúp học sinh lớp Ba viết đúng chính tả
- gắn, gắng
- nặn, nặng
Giúp học sinh ghép từ đúng, khi từ đó phải có nghĩa:
Ví dụ:
- gắn: gắn bó, hàn gắn, gắn kết,…
- gắng: cố gắng, gắng sức, gắng lên,…
d) Bài tập giải câu đố
Bài tập 2b) - TV3, Tập 1, tr. 22
Đặt trên chữ in đậm dấu hỏi hay dấu ngã ? Giải câu đố sau:
Vừa dài mà lại vừa vuông
Giúp nhau ke chỉ, vạch đường thăng băng
(Là cái gì?)
e) Bài tập lựa chọn
Bài tập 3b) - TV3, Tập 1, tr. 132
Chọn từ thích hợp trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống trong các câu sau:
- (bão, bảo) : Mọi người ….. nhau dọn dẹp đường làng sau cơn …..
- (vẽ, vẻ) : Em ….. mấy bạn …..mặt tươi vui đang trò chuyện.
g) Bài tập đặt câu (Bài tập phân biệt)
Với dạng bài tập này sang HKII, học sinh làm quen với bài tập: tập đặt câu để
phân biệt hai từ trong từng cặp từ để hiểu nghĩa của từng cặp từ.
Bài tập 3b) - TV3, Tập 2, trang 48 (Tuần 23).
Đặt câu phân biệt hai từ trong từng cặp từ sau:
+ trút – trúc; lụt – lục
Ví dụ: + trút: Trời mưa như trút nước.
+ trúc: Bố em có cây sáo trúc.
11
Giáo viên Nguyễn Thị Thảo – Trường Tiểu học Tây Phong
Một số biện pháp giúp học sinh lớp Ba viết đúng chính tả
Sau khi học sinh điền xong yếu tố cần thiết hoặc tìm và sửa lỗi sai, giáo viên có
thể yêu cầu học sinh giải thích vì sao? Cũng có thể khi học sinh điền xong, giáo
viên hỏi thêm: Tại sao không ghép gắn với sức? ghép gắng với bó?... hoặc có thể
yêu cầu học sinh đặt câu với từ vừa ghép được. Như vậy học sinh sẽ nắm được dấu
hiệu chính tả trên cơ sở nắm nghĩa của từ. Nhờ vậy mà kiến thức được lưu giữ một
cách bền vững hơn. Sau khi học sinh hoàn thành xong cần tổ chức cho các em
luyện đọc. Như vậy là vừa giúp học sinh nhận diện ra được chữ viết sai cả trên cơ
sở ngữ âm lẫn cơ sở chính tả. Nhờ vậy mà học sinh ghi nhớ được cách viết đúng.
Luyện tập một nội dung nhưng được xây dựng bằng nhiều hình thức khác nhau,
nên tránh được sự trùng lặp, nhàm chán. Qua mỗi bài tập, giáo viên tổng kết ý kiến
và chốt lại nội dung kiến thức cần ghi nhớ và kỹ năng cần rèn luyện. Tuyên dương,
khen thưởng, động viên kịp thời tạo hứng thú cho các em trong mỗi giờ học chính
tả.
b.6. Giúp học sinh ghi nhớ mẹo luật chính tả
Ngay từ lớp Một, các em đã được làm quen với luật chính tả đơn giản như:
- Các âm đầu: k, gh, ngh đứng trước các nguyên âm i, e, ê, iê
- Các âm đầu: c, g, ng đứng trước các nguyên âm o, ô, ơ, a, ă, â, u, ư.
Giáo viên còn có thể cung cấp thêm cho học sinh một số mẹo luật khác như sau:
a) Phân biệt âm đầu s/x : các từ chỉ tên cây và tên con vật thường bắt đầu bằng s.
Ví dụ: sắn, sung, súng, sầu riêng, sả, sim, sậy,…; sáo, sâu, sứa, sóc, sói, sư tử,…
b) Phân biệt âm đầu tr/ch: các từ chỉ đồ vật trong nhà và tên con vật thường bắt
đầu bằng ch.
Ví dụ: chổi, chum, chén, chảo, chai, chày, chăn, chiếu,…; chó, chuột, châu chấu,
chuồn chuồn, chào mào, chiền chiện,…
b.7. Giúp học sinh viết dúng chính tả qua các môn học khác
Không những giúp học sinh viết đúng chính tả ở các giờ học chính tả mà chúng
ta còn giúp học sinh viết đúng chính tả trong các môn học khác như: Tập làm văn,
Luyện từ và câu, Đạo đức, Tự nhiên và xã hội, Toán, Thủ công,… Đối với các môn
12
Giáo viên Nguyễn Thị Thảo – Trường Tiểu học Tây Phong
Một số biện pháp giúp học sinh lớp Ba viết đúng chính tả
học ghi bài vào vở, học sinh thường ghi đề sai, giáo viên thường xuyên theo dõi vở
ghi hằng ngày để phát hiện lỗi sai và sửa chữa kịp thời.
Ví dụ: + Đạo đức: Tự làm lấy việc của mình
Học sinh lại viết: Tự nàm lấy việc của mình
+ Tự nhiên và xã hội: Hoạt động nông nghiệp
Có học sinh viết: Hoạt động nông ngiệp
Giáo viên còn sửa chữa lỗi sai trong vở bài tập Luyện từ và câu và nhất là phân
môn Tập làm văn, giáo viên cần chú ý hơn vì nếu các em viết văn sai âm, vần,
thanh thì nghĩa sẽ khác đi, bài văn đó sẽ khó đạt yêu cầu và người đọc sẽ không
hiểu ý bài văn viết gì. Kịp thời động viên, khuyến khích học sinh nếu trong vở ghi
bài hàng ngày không sai lỗi, trình bày bài sạch sẽ. Với những em vở được xếp loại
A cuối mỗi tháng, giáo viên tuyên dương trước lớp để cả lớp nêu gương.
b.8. Hướng dẫn viết và chữa bài
- Chuẩn bị và nghe viết chính tả
+ Cho học sinh đọc bài chính tả sẽ viết (SGK), nắm nội dung chính của bài viết.
+ Hướng dẫn học sinh nhận xét những hiện tượng chính tả trong bài.
+ Luyện viết những chữ ghi tiếng khó hoặc dễ lẫn (tiếng mang vần khó, tiếng có
âm, vần dễ viết sai do ảnh hưởng của phương ngữ hay thói quen).
+ Khi đọc cho học sinh viết bài, giáo viên cần phát âm rõ ràng, tốc độ vừa phải,
tạo điều kiện cho học sinh chú ý đến những hiện tượng chính tả cần viết đúng.
- Chữa bài
+ Cho học sinh tự chữa lỗi của mình qua bài mẫu trên bảng cụ thể, chu đáo,
không sửa qua loa, lấy lệ và hướng dẫn kĩ để học sinh dễ nhớ.
+ Sửa lỗi chính tả theo nhóm, phân những học sinh thường cùng mắc một loại
lỗi chính tả thành một nhóm. Mỗi nhóm do một em học tốt trong lớp phụ trách dưới
sự gợi ý của giáo viên, nhóm trưởng hướng dẫn các bạn trong nhóm phát hiện ra lỗi
chính tả trong các bài viết của các bạn cùng nhóm, cùng bàn bạc thống nhất cách
sửa lỗi đó.
13
Giáo viên Nguyễn Thị Thảo – Trường Tiểu học Tây Phong
Một số biện pháp giúp học sinh lớp Ba viết đúng chính tả
- Đối với những học sinh mắc nhiều lỗi do ảnh hưởng của tiếng địa phương
hoặc thói quen, giáo viên cần chữa bài cho các em đó, chỉ ra từng lỗi sai và cho các
em viết lại các từ đã sửa dưới bài viết. Nếu các em sai trên 5 lỗi thì cho chép lại
toàn bài.
c) Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp
Các biện pháp trên có quan hệ mật thiết với nhau, hỗ trợ cho nhau. Nếu học sinh
nắm chắc kiến thức của từng dạng bài luyện tập chính tả, quy tắc viết từng dạng bài
luyện tập một cách chính xác, phát âm chuẩn, có trí tưởng tượng phong phú, suy
luận logic kết hợp với sự định hướng, giúp đỡ của giáo viên, của bạn bè trong qua
trình thảo luận nhóm các em sẽ viết đúng chính tả. Thực hiện đồng bộ các giải pháp
trên thì chất lượng môn Tiếng Việt nói chung và phân môn Chính tả sẽ được nâng
lên.
d) Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu, phạm vi
và hiệu quả ứng dụng
Trong quá trình giảng dạy, tôi đã áp dụng các biện pháp trên và nhận thấy học
sinh đã có sự tiến bộ rõ rệt. Các em có hứng thú trong giờ học chính tả. Số lỗi của
từng bài viết giảm dần, tỉ lệ học sinh viết sai chính tả không còn nhiều. Kết quả số
lỗi trong bài kiểm tra thuộc phân môn chính tả cụ thể qua từng đợt trong 2 năm như
sau:
Đầu năm
Năm
học
Tổng
số
0 lỗi
1-2 lỗi
SL
%
SL
%
Cuối năm
3-4 lỗi
SL
%
Trên 5
lỗi
SL
%
0 lỗi
SL
%
1-2 lỗi
SL
%
3-4 lỗi
SL
Trên 5 lỗi
%
SL
%
2015 2016
35
2
5.7
4
11.4
15 42.9 14 40.0
7
20.0 14 40.0 10
28.9
4
11.4
2016
-2017
27
1
3.7
3
11.1
14 51.9
5
18.6 11 40.7
29.6
3
11.1
9
33.3
8
III. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
14
Giáo viên Nguyễn Thị Thảo – Trường Tiểu học Tây Phong
Một số biện pháp giúp học sinh lớp Ba viết đúng chính tả
Việc phát hiện lỗi chính tả, thống kê, tìm nguyên nhân mắc lỗi, từ đó đưa ra các
biện pháp khắc phục là rất cần thiết không thể thiếu trong quá trình dạy học Tiếng
Việt. Để việc dạy học chính tả đạt hiệu quả ngay từ khi các em mới bắt đầu làm
quen với tiếng Việt, giáo viên cần:
- Hướng dẫn các em thật tỉ mỉ về các qui tắc chính tả, qui tắc kết hợp từ, qui tắc
ghi âm chữ quốc ngữ và cung cấp cho các em một số mẹo luật chính tả,…
- Không ngừng học hỏi, tự tìm hiểu, nghiên cứu tham khảo ở sách, báo và kinh
nghiệm của đồng nghiệp để nâng cao trình độ chuyên môn, cần phải có kiến thức
về ngữ âm học, từ vựng học, ngữ nghĩa học, tra “từ điển” các từ có liên quan đến
chính tả;
- Nắm vững phương pháp đặc trưng của phân môn Chính tả, kết hợp linh hoạt
các phương pháp giảng dạy sao cho phù hợp với từng đối tượng học sinh của lớp
mình;
- Dùng nhiều hình thức rèn luyện, khen thưởng và động viên học sinh kịp thời;
hạn chế trách phạt, chê các em trước lớp. Bên cạnh đó giáo viên còn phải khích lệ,
động viên học sinh kiên trì, chăm chỉ rèn luyện mới đạt được kết quả tốt.
2. Kiến nghị
a) Đối với học sinh
- Có một cuốn sổ tay chính tả (dùng viết những từ khó có trong bài Tập đọc và
bài Chính tả).
- Có đầy đủ dụng cụ học chính tả như: bút chì, bảng con, phấn, giẻ lau bảng
- Đọc trước các bài Tập đọc và luyện viết các từ khó có trong bài Tập đọc hoặc
trong bài Chính tả.
- Tạo thói quen giao tiếp bằng tiếng phổ thông ở mọi lúc, mọi nơi.
b) Đối với nhà trường
- Ban giám hiệu chỉ đạo cho cán bộ thư viện mua sắm đầy đủ sách tham khảo,
tài liệu, từ điển tiếng Việt để giáo viên mượn và sử dụng trong giảng dạy môn
Tiếng Việt nói chung và phân môn Chính tả nói riêng.
15
Giáo viên Nguyễn Thị Thảo – Trường Tiểu học Tây Phong
Một số biện pháp giúp học sinh lớp Ba viết đúng chính tả
- Mở chuyên đề phân môn Chính tả tại trường để giáo viên giảng dạy, học tập
rút kinh nghiệm.
Trên đây là một số kinh nghiệm mà bản thân tôi đã tiến hành rèn kỹ năng viết
đúng cho học lớp 3. Những ý kiến đó có thể còn thiếu sót, cách giải quyết vẫn còn
hạn chế, kính mong Ban giám khảo cùng đồng nghiệp đóng góp ý kiến để chúng tôi
dạy được tốt hơn nữa trong thời gian tới.
Băng Adrênh, ngày 8 tháng 03 năm 2018
Người viết
Nguyễn Thị Thảo
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN
…………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
16
Giáo viên Nguyễn Thị Thảo – Trường Tiểu học Tây Phong
Một số biện pháp giúp học sinh lớp Ba viết đúng chính tả
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………….….................................
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN
HIỆU TRƯỞNG
TÀI LIỆU THAM KHẢO
17
Giáo viên Nguyễn Thị Thảo – Trường Tiểu học Tây Phong
Một số biện pháp giúp học sinh lớp Ba viết đúng chính tả
1. Sách giáo viên Tiếng Việt 3 – Tập 1 và 2
2. Một số phương pháp dạy Tiếng Việt - trong tập (Đổi mới phương pháp dạy
học ở Tiểu học) – Tài liệu Bồi dưỡng giáo viên
3. Từ điển chính tả Tiếng Việt – Hoàng Phê chủ biên (NXB Giáo dục, HN 1988)
4. Từ điển Tiếng Việt (NXB Giáo dục)
5. Mẹo luật chính tả (Lê Trung Hoa) - Sở Văn hóa-Thông tin Long An, XB:1984
6. Chữa lỗi chính tả cho học sinh của Phan Ngọc (NXB Giáo dục Hà Nội, 1982)
18
Giáo viên Nguyễn Thị Thảo – Trường Tiểu học Tây Phong
Một số biện pháp giúp học sinh lớp Ba viết đúng chính tả
19
Giáo viên Nguyễn Thị Thảo – Trường Tiểu học Tây Phong