Nội dung, giải pháp xây dựng tiềm lực quốc phòng – an ninh
1. Xây dựng tiềm lực chính trị, tinh thần
a. Nội dung
Việc xây dựng tiềm lực quan trọng này đòi hỏi vừa có sự kế thừa những
giá trị đã đạt được trong thời gian qua; đồng thời có sự vận dụng, phát triển phù hợp
trong điều kiện mới. Đó là phát huy lòng yêu nước, ý chí, niềm tin, truyền thống lịch sử,
văn hoá trong bối cảnh tình hình thế giới, khu vực biến động nhanh, phức tạp, khó lường;
hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng; các thế lực thù địch thường xuyên chống phá; điều
kiện thế và lực của đất nước được tăng cường. Trong đó, trọng tâm là xây dựng long tin
của các tầng lớp nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa, vào thắng
lợi của sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Qua đó, tạo sự đồng thuận,
chung sức, đồng lòng thực hiện thắng lợi sự nghiệp cách mạng dân tộc, dưới sự lãnh đạo
của Đảng.
b. Biện pháp
Để thực hiện tốt nội dung trên, cần phải tập trung xây dựng các tổ
chức đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh, không ngừng nâng
cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu, năng lực quản lý, điều hành,
đảm bảo thực sự là hạt nhân lãnh đạo, đoàn kết và tổ chức thực hiện
trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong tình hình hiện
nay, cùng với đổi mới phong cách, phương thức lãnh đạo, Đảng
phải kiên quyết, kiên trì đấu tranh ngăn chặn có hiệu quả tình trạng
suy thoái về tư tưởng, đạo đức, lối sống, nạn tham nhũng, quan liên
trong hệ thống chính trị, đồng thời đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã
hội, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, chú trọng
phát huy, phát triển các giá trị văn hoá, truyền thống, tạo nền tảng
sức mạnh tinh thần, sức mạnh nội sinh cho sự nghiệp bảo vệ tổ
quốc.
2. Xây dựng tiềm lực kinh tế
a. Nội dung
Bao hàm khả năng tiềm tàng của nền kinh tế có thể huy động cho
nhiệm vụ quốc phòng, đặc biệt là trong xử lý các tình huống quốc
phòng ngay từ thời bình hoặc tiến hành chiến tranh bảo vệ Tổ
quốc. Trong điều kiện vũ khí, trang bị của ta đã sử dụng nhiều
năm, có loại vũ khí xuống cấp, lạc hâu hơn so với các nước trong
khu vực và trên thế giới; đòi hỏi Việt Nam cần hiện đại hoá các lực
lượng vũ trang cả về biên chế, tổ chức và vũ khí, trang bị; nguồn
kinh phí để bảo dưỡng, cải tiến, nâng cấp vũ khí, trang bị hiện có
và mua sắm các loại vũ khí, trang bị mới. Tiềm lực kinh tế chẳng
những được biểu hiện ở không những được biểu hiện ở trình độ
phát triển sản xuất, nhịp độ tăng trưởng kinh tế mà còn ở sức cơ
động của nền kinh tế kịp thời chuyển từ thời bình sang thời chiến;
đặc biệt ở sức sống của nền kinh tế có thể đứng vững và nhanh
chóng phục hồi khi bị thiên tai tàn phá.
b. Biện pháp
Cần sự vào cuộc của các cấp, các ngành, địa phương và toàn dân;
phải được thực hiện thường xuyên, lâu dài, toàn diện, vững chắc
trên phạm vi cả nước, nhưng cần có trọng tâm, trọng điểm, nhất là
tập trung giữa các địa bàn chiến lược.
Tiếp tục thực hiện tốt việc kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tếxã hội với tăng cường quốc phòng trong từng chiến lược, kế hoạch
phát triển của từng ngành, lĩnh vực và địa phương. Đồng thời chú
trọng đầu tư, xây dựng, phát triển các ngành công nghiệp theo
hướng lưỡng dụng, được bố trí hợp lý trên các vùng miền đáp ứng
nhu cầu dân sinh, vừa phục vụ cho nhiệm vụ quốc phòng khi cần
thiết. Tiếp tục coi trọng các khu kinh tế - quốc phòng trên các địa
bàn chiến lược biên giới, hải đảo nhằm phát triển kinh tế, cải thiện
đời sống nhân dân gắn với tham gia xây dựng cơ sở, địa bàn vững
mạnh.
3. Xây dựng tiềm lực khoa học – công nghệ
a. Nội dung
Nghiên cứu tiềm lực khoa học công nghệ là để phục vụ đời sống
con người, nhưng cuộc sống muốn ổn định và phát triển tất phải
không ngừng chăm lo cho sự nghiệp quốc phòng an ninh là sự
nghiệp liên quan đến an nguy của Tổ quốc, còn mất của chế độ. Sự
đầu tư đúng mức là cơ sở tạo nên thành tựu khoa học quân sự, quốc
phong – an ninh có thể góp phần quyết định thắng bại trong một
cuộc chiến hoặc ít nhất cũng làm đỡ hao tổn xương máu của những
lực lượng sản xuất chủ yếu trong xã hội.
b. Biện pháp
Cấn phải kết hợp chặt chẽ với sự phát triển của nền khoa học – cộng
nghệ đất nước. Trên cơ sở đó, chủ động xây dựng chiến lược, kế
hoạch phát triển khoa học – công nghệ trong lĩnh vực quốc phòng
và coi đó là một trong những động lực để hiện đại hoá lực lượng vũ
trang nhân dân. Trong đó chú trọng kế thừa nghệ thuật chiến tranh
nhân dân trong các cuộc kháng chiến vừa qua, cả trong tác chiến
chiến lược, chiến dịch và chiến đấu để hướng tới nghiên cứu các
giải pháp về chiến thuật, kỹ thuật đối phó có hiệu quả với chiến
tranh sử dụng vũ khí công nghệ cao trong chiến tranh hiện đại.
Đồng thời từng bước nghiên cứu , phát triển các giải pháp công
nghệ, bảo đảm sửa chữa, sản xuất và làm chủ vũ khí, trang bị, khí
tài hiện đại. Bên cạnh đó, cần đổi mới mạnh mẽ, đồng bộ về tổ
chức, quản lý, cơ chế hoạt động khoa học – công nghệ, kết hợp với
tăng cường hợp tác quốc tế trên lĩnh vực này, phù hợp với điều kiện
của đất nước.
4. Xây dựng tiềm lực quân sự
a. Nội dung
Tiềm lực quân sự bao gồm trình độ tổ chức chỉ huy, năng lực lãnh
đạo, quản lý, khả năng của vũ khí, trang bị và sức chiến đấu của các
lực lượng vũ trang, nhằm duy trì và thực hiện phương châm “càng
đánh càng mạnh, cang đánh càng tinh nhuệ”.
b. Biện pháp
Nâng cao nhận thức của các cấp, ngành, lực lượng và toàn dân đối
với nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, cần tập trung xây
dựng lực lượng vũ trang nhân dân vững mạnh, xây dựng Quân đội
Nhân dân và Công an Nhân dân “cách mạng, chính quy, tinh nhuệ,
từng bước hiện đại”. Trong đó hết sức coi trọng xây dựng lực lượng
dân quân tự vệ vững mạnh, rộng khắp; lực lượng dự bị động viên
hung hậu trên từng khu vực, địa bàn và sẵn sàng động viên khi cần
thiết. Đồng thời chú trọng nghiên cứu, phát triển khoa học nghệ
thuật quân sự, khoa học xã hội và nhân văn quân sự, … tạo nền tảng
tri thức về quân sự, quốc phòng. Tiếp tục xây dựng, phát triển nền
công nghiệp quốc phòng trên cơ sở gắn liền với tiến trình công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước nhằm từng bước đảm bảo vũ khí,
trang bị ngày càng hiện đại cho các lực lượng.