Tải bản đầy đủ (.pdf) (179 trang)

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ, BẢO VỆ RỪNG ĐẾN PHÁT TRIỂN VỐN RỪNG KHU VỰC MIỀN NÚI ĐÔNG BẮC VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.28 MB, 179 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP BỘ
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ,
BẢO VỆ RỪNG ĐẾN PHÁT TRIỂN VỐN RỪNG
KHU VỰC MIỀN NÚI ĐÔNG BẮC VIỆT NAM
Mã số: B2014-TN05-01

Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS. TRẦN ĐÌNH TUẤN

Thái Nguyên, năm 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP BỘ
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ,
BẢO VỆ RỪNG ĐẾN PHÁT TRIỂN VỐN RỪNG
KHU VỰC MIỀN NÚI ĐÔNG BẮC VIỆT NAM
Mã số: B2014-TN05-01

Xác nhận của tổ chức chủ trì
(ký, họ tên, đóng dấu)

PGS.TS. Trần Thanh Vân

Chủ nhiệm đề tài


(ký, họ tên)

PGS.TS. Trần Đình Tuấn

Thái Nguyên, năm 2017


i

DANH SÁCH THÀNH VIÊN THAM GIA NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

TT

Họ và tên

1 PGS.TS. Trần Đình Tuấn

Đơn vị công tác

ĐH KT & QTKD

Ghi chú

Chủ nhiệm đề tài

2 PGS.TS. Nguyễn Khánh Doanh ĐH Thái Nguyên

Thành viên

3 PGS.TS. Trần Nhuận Kiên


ĐH KT & QTKD

Thành viên

4 PGS.TS. Đỗ Thị Thúy Phƣơng

ĐH KT & QTKD

Thành viên

5 PGS.TS. Trần Thị Thu Hà

ĐH Nông lâm

Thành viên

6 TS. Nguyễn Tiến Long

ĐH KT & QTKD

Thành viên

7 ThS. Phƣơng Hữu Khiêm

Ban Quản lý KHCN và
MT

Thành viên


8 ThS. Dƣơng Thị Hƣơng Liên

ĐH KT & QTKD

Thành viên

9 ThS. Nguyễn Hữu Thu

ĐH KT & QTKD

Thành viên - Kế toán

10 ThS. Nguyễn Thu Hà

ĐH KT & QTKD

Thành viên - Thƣ ký


ii

MỤC LỤC
DANH SÁCH THÀNH VIÊN THAM GIA NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI............................ i
MỤC LỤC ..............................................................................................................................ii
DANH MỤC BẢNG BIỂU ................................................................................................ vi
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ...............................................................................vii
THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...................................................................... viii
INFORMATION ON RESEARCH RESULTS ............................................................... xi
MỞ ĐẦU ................................................................................................................................ 1
1. Tính cấp thiết của nghiên cứu đề tài ............................................................................... 1

2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài........................................................................................ 3
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu................................................................................... 3
4. Bố cục của báo cáo đề tài ................................................................................................. 4
Chƣơng 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ RỪNG VÀ TÁC ĐỘNG
CỦA CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ, BẢO VỆ RỪNG ĐẾN PHÁT TRIỂN
VỐN RỪNG ...................................................................................................... 5
1.1. Một số vấn đề lý luận cơ bản về rừng ......................................................................... 5
1.1.1. Khái niệm về rừng và phân loại rừng....................................................................... 5
1.1.2. Vai trò của rừng .......................................................................................................... 9
1.2. Một số vấn đề lý luận về chính sách quản lý, bảo vệ và phát triển rừng .............. 11
1.2.1. Khái niệm quản lý và bảo vệ và phát triển rừng ................................................... 11
1.2.2. Khái niệm về chính sách quản lý, bảo vệ và phát triển rừng .............................. 13
1.2.3. Chính sách của Nhà nƣớc về quản lý và bảo vệ rừng .......................................... 13
1.2.4. Đặc trƣng cơ bản của chính sách quản lý, bảo vệ và phát triển rừng ................ 14
1.2.5. Tác động của chính sách quản lý, bảo vệ rừng đến phát triển rừng ................... 16
1.2.6. Quản lý rừng dựa vào cộng đồng ........................................................................... 19
1.3. Tình hình thực hiện chính sách quản lý, bảo vệ rừng ở một số quốc gia trên thế
giới ............................................................................................................................... 20
1.3.1. Chính sách quản lý, bảo vệ rừng của Hàn Quốc................................................... 20
1.3.2. Chính sách quản lý, bảo vệ rừng của Thái Lan..................................................... 21
1.3.3. Kinh nghiệm quản lý, bảo vệ rừng của Philipin ................................................... 22


iii

1.3.4. Chính sách quản lý, bảo vệ rừng của Trung Quốc ............................................... 23
1.3.5. Chính sách quản lý, bảo vệ rừng của Indonesia ................................................... 24
1.4. Tổng quan một số nghiên cứu trong nƣớc c liên quan đến đề tài ........................ 24
1.5. Một số bài học kinh nghiệm đối với quản lý, bảo vệ và phát triển vốn rừng khu
vực miền núi Đông Bắc Việt Nam........................................................................... 28

Chƣơng 2: NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI .......... 30
2.1. Nội dung nghiên cứu ................................................................................................... 30
2.2. Khung phân tích và phƣơng pháp phân tích ............................................................. 30
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................................ 30
2.3.1. Phƣơng pháp tiếp cận ............................................................................................... 31
2.3.2. Phƣơng pháp chọn điểm điều tra nghiên cứu ........................................................ 32
2.3.3. Phƣơng pháp thu thập thông tin số liệu ................................................................. 33
2.3.4. Phƣơng pháp xử lý và tổng hợp số liệu ................................................................. 33
2.3.5. Phƣơng pháp phân tích ............................................................................................ 33
2.4. Hệ thống các chỉ tiêu phân tích, đánh giá tác động của chính sách quản lý, bảo
vệ rừng đến phát triển vốn rừng ............................................................................... 34
Chƣơng 3: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH QUẢN
LÝ, BẢO VỆ RỪNG ĐẾN PHÁT TRIỂN VỐN RỪNG CỦA KHU VỰC
MIỀN NÚI ĐÔNG BẮC VIỆT NAM .................................................................... 35
3.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của khu vực miền núi Đông Bắc
Việt Nam có ảnh hƣởng đến quản lý, bảo vệ và phát triển vốn rừng .................. 35
3.1.1. Đặc điểm tự nhiên khu vực miền núi Đông Bắc .................................................. 35
3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội......................................................................................... 41
3.1.3. Thực trạng phát triển rừng ở khu vực miền núi Đông Bắc ................................. 43
3.1.4. Đánh giá chung về đặc điểm khu vực miền núi Đông Bắc Việt Nam có ảnh
hƣởng đến quản lý, bảo vệ và phát triển vốn rừng ................................................ 46
3.2. Thực trạng các chính sách quản lý, bảo vệ và phát triển rừng ............................... 47
3.2.1. Các chính sách của Nhà nƣớc ................................................................................. 47
3.2.2. Chính sách của các địa phƣơng............................................................................... 55
3.3. Thực trạng thực hiện chính sách quản lý, bảo vệ rừng ở khu vực miền núi Đông
Bắc ............................................................................................................................... 63


iv


3.3.1. Tình hình triển khai thực hiện chính sách quản lý, bảo vệ rừng tại các tỉnh
khu vực miền núi Đông Bắc ..................................................................................... 63
3.3.2. Đánh giá về thực trạng thực hiện chính sách quản lý, bảo vệ rừng của khu vực
miền núi Đông Bắc Việt Nam .................................................................................. 76
3.4. Đánh giá tác động của chính sách quản lý, bảo vệ rừng đến phát triển vốn rừng
khu vực miền núi Đông Bắc Việt Nam ................................................................... 81
3.4.1. Kết quả tác động tích cực của chính sách quản lý, bảo vệ rừng ......................... 81
3.4.2. Những mặt còn hạn chế ........................................................................................... 97
3.5. Nghiên cứu một số mô hình quản lý, bảo vệ và phát triển rừng có hiệu quả ở
các địa phƣơng điều tra ............................................................................................. 99
3.5.1. Mô hình quản lý rừng cộng đồng ở Tiên Yên, Quảng Ninh ............................... 99
3.5.2. Mô hình trồng ba kích và chè hoa vàng dƣới tán cây rừng ở Hoành Bồ, Quảng
Ninh ........................................................................................................................... 101
3.5.3. Mô hình trồng xen canh cây ngắn ngày với rừng mới trồng ở huyện Chợ Đồn,
tỉnh Bắc Kạn ............................................................................................................. 104
3.5.4. Mô hình nuôi ong dƣới tán cây rừng ở huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn ................ 107
3.6. Phân tích các nguyên nhân ảnh hƣởng đến việc thực thi chính sách và các vấn
đề đặt ra cần giải quyết ............................................................................................ 109
3.6.1. Phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến việc thực thi chính sách quản lý, bảo vệ
rừng ở khu vực miền núi Đông Bắc ...................................................................... 109
3.6.2. Các vấn đề đặt ra trong quá trình thực thi chính sách quản lý, bảo vệ rừng ở
khu vực miền núi Đông Bắc ................................................................................... 113
3.7. Các chỉ tiêu đánh giá tác động của chính sách quản lý, bảo vệ và phát triển vốn
rừng ............................................................................................................................ 119
3.7.1. Các chỉ tiêu về vốn rừng ........................................................................................ 119
3.7.2. Các chỉ tiêu về quản lý, bảo vệ rừng .................................................................... 122
3.7.3. Các chỉ tiêu về phát triển rừng và lâm nghiệp .................................................... 124
Chƣơng 4: GIẢI PHÁP N NG CAO HIỆU QUẢ CỦA CÁC CH NH SÁCH
QUẢN LÝ, BẢO VỆ RỪNG ĐẾN PHÁT TRIỂN VỐN RỪNG KHU
VỰC MIỀN NÚI ĐÔNG BẮC VIỆT NAM .......................................... 130

4.1. Một số quan điểm đề xuất, hoàn thiện, bổ sung chính sách quản lý, bảo vệ rừng..... 130
4.2. Định hƣớng hoàn thiện, bổ sung chính sách .......................................................... 131


v
4.3. Đề xuất một số giải pháp chủ yếu để phát triển vốn rừng và nâng cao hiệu quả
quản lý, bảo vệ rừng ................................................................................................ 135
4.3.1. Tăng cƣờng công tác tuyên truyền về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng ...... 135
4.3.2. Các giải pháp về phát triển vốn rừng ................................................................... 137
4.3.3. Các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, bảo vệ rừng, gắn quản lý bảo vệ
rừng với chính sách quốc phòng, an ninh ............................................................. 139
4.3.4. Rà soát và ban hành các chính sách hỗ trợ cho phát triển lâm nghiệp............. 143
KẾT LUẬN ........................................................................................................................ 148
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................ 149
PHỤ LỤC ........................................................................................................................... 152


vi

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Chọn m u đối tƣợng điều tra ....................................................................32
Bảng 3.1: Hiện trạng rừng khu vực miền núi Đông Bắc năm 2016 .........................44
Bảng 3.2: Diện tích rừng tự nhiên của khu vực miền núi Đông Bắc ........................63
giai đoạn 2011 - 2016 ..............................................................................63
Bảng 3.3: Kết quả giao khoán bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh rừng tự nhiên khu vực
miền núi Đông Bắc giai đoạn 2011 - 2016 ..............................................64
Bảng 3.4: Diện tích rừng trồng của các tỉnh khu vực miền núi Đông Bắc giai đoạn
2011 - 2016 ..............................................................................................66
Bảng 3.5: Diễn biến diện tích rừng trồng của các tỉnh khu vực miền núi Đông Bắc
giai đoạn 2011 - 2016 ..............................................................................67

Bảng 3.6: Tình hình vi phạm Lâm luật của khu vực miền núi Đông Bắc năm 2016
so với năm 2011 .......................................................................................68
Bảng 3.7: Kết quả giao khoán rừng tại tỉnh Bắc Kạn ...............................................69
Bảng 3.8: Giá trị sản xuất lâm nghiệp theo giá hiện hành phân theo hoạt động của
tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2011 - 2016 ..................................................75
Bảng 3.9: kiến đánh giá về tình hình thực hiện chính sách quản lý, bảo vệ rừng ở
các địa phƣơng trong thời gian qua .........................................................77
Bảng 3.10: kiến của các hộ gia đình về chính sách hỗ trợ của Nhà nƣớc .............78
Bảng 3.11: Độ che phủ rừng của khu vực miền núi Đông Bắc giai đoạn 2011 - 2016
.................................................................................................................82
Bảng 3.12: Ý kiến đánh giá về ảnh hƣởng của chính sách quản lý và bảo vệ rừng
đến phát triển rừng ...................................................................................83
Bảng 3.13: Diện tích đất có rừng của các tỉnh khu vực miền núi Đông Bắc giai đoạn
2011 - 2016 ..............................................................................................85
Bảng 3.14: Tốc độ tăng diện tích đất có rừng khu vực miền núi Đông Bắc giai đoạn
2011 - 2016 ..............................................................................................85
Bảng 3.15: kiến đánh giá về hiệu quả kinh tế đem lại của chính sách quản lý và
bảo vệ rừng ..............................................................................................89
Bảng 3.16: Ý kiến đánh giá về hiệu quả của chính sách quản lý và bảo vệ rừng đến
môi trƣờng ...............................................................................................91
Bảng 3.17: kiến đánh giá về hiệu quả xã hội đem lại của chính sách quản lý và
bảo vệ rừng ..............................................................................................92
Bảng 3.18: kiến đánh giá về tác động của chính sách quản lý, bảo vệ rừng đến
phát triển rừng ..........................................................................................97
Bảng 3.19: kiến đánh giá các yếu tố ảnh hƣởng đến việc thực thi chính sách quản
lý, bảo vệ rừng .......................................................................................109
Bảng 3.20: Tình hình vi phạm Luật bảo vệ & Phát triển rừng của các tỉnh khu vực
miền núi Đông Bắc ................................................................................113
Bảng 4.1: Quy hoạch diện tích đất rừng khu vực miền núi Đông Bắc đến năm 2020 .....132
Bảng 4.2: Quy hoạch diện tích đất chƣa sử dụng đƣa vào sử dụng cho mục đích lâm

nghiệp giai đoạn 2016 - 2020 ................................................................133


vii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Nguyên nghĩa

Chữ viết tắt
BQL

Ban quản lý

BQ

Bình quân

BV & PTR

Bảo vệ và phát triển rừng

HĐND

Hội đồng nhân dân

KHCN

Khoa học công nghệ

NNPTNT


Nông nghiệp phát triển nông thôn

PCCCR

Phòng cháy chữa cháy rừng

PT

Phát triển

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

UBND

Ủy ban nhân dân


viii
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐH KINH TẾ & QTKD

THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Thông tin chung:
-

Tên đề tài: Đánh giá tác động của chính sách quản lý, bảo vệ rừng đến
phát triển vốn rừng khu vực miền núi Đông Bắc Việt Nam.


-

Mã số: B2014-TN05-01

-

Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS. Trần Đình Tuấn

-

Tổ chức chủ trì: Đại học Thái Nguyên

-

Thời gian thực hiện: từ tháng 04/2014 đến tháng 5/2017

2. Mục tiêu:
Trên cơ sở phân tích, đánh giá tác động của chính sách quản lý, bảo vệ rừng
đến phát triển vốn rừng khu vực miền núi Đông Bắc trong giai đoạn 2011-2016, đề
xuất phƣơng hƣớng và các giải pháp nhằm tăng cƣờng tác động tích cực của các
chính sách quản lý, bảo vệ rừng để phát triển vốn rừng bền vững cho khu vực miền
núi Đông Bắc Việt Nam trong giai đoạn tới.
3. Tính mới và sáng tạo:
Nghiên cứu và đánh giá tác động của chính sách quản lý, bảo vệ rừng đến
phát triển rừng của cả khu vực miền núi Đông Bắc Việt Nam. Đề tài c điều tra
khảo sát tình hình thực tế tại 2 tỉnh có diện tích rừng lớn trong Vùng Đông Bắc. Các
giải pháp đề ra dựa trên cơ sở điều tra thực tế và các số liệu thu thập đƣợc.
4. Kết quả nghiên cứu:
Đề tài đã phản ánh đƣợc thực trạng công tác quản lý, bảo vệ và phát triển

rừng ở khu vực Đông Bắc Việt Nam; Đánh giá đƣợc tác động của chính sách quản
lý, bảo vệ rừng đến phát triển rừng của cả khu vực miền núi Đông Bắc Việt Nam.
Trên cơ sở thực tiễn, đề ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của chính sách
quản lý, bảo vệ rừng đến phát triển vốn rừng của Vùng Đông Bắc nói riêng và của
cả nƣớc nói chung.


ix

5. Sản phẩm:
5.1. Sản phẩm khoa học:
5.1.1. Báo cáo tổng hợp
5.1.2. B t êu

đ n g t

đ ng

n s

quản , ảo v r ng v p t tr n

v n r ng
5.1.3. 06 B

o đăng tạp

trong nước

- Trần Đình Tuấn, Nguyễn Thị Châu (2017), “Hiệu quả của chính sách quản

lý, bảo vệ rừng đến phát triển rừng ở Việt Nam”, Tạp chí Tài chính, Số 657, chỉ số
ISSN - 005 - 56, trang 29 - 30.
- Trần Đình Tuấn (2016), “Tác động của chính sách quản lý, bảo vệ rừng đến
phát triển vốn rừng vùng Đông Bắc (Việt Nam): Thực trạng và những vấn đề đặt
ra”, Tạp chí Kinh tế & Phát tri n, Số 226 (II), chỉ số ISSN 1859-0012, trang 37- 44.
- Trần Đình Tuấn, Nguyễn Thị Châu (2016), “Phân tích tác động của chính
sách quản lý, bảo vệ rừng đến phát triển vốn rừng vùng Đông Bắc Việt Nam giai
đoạn 2010 - 2015”, Tạp chí Kinh tế Châu Á - T

Bìn Dương, Số 481, chỉ số

ISSN 0868-3808, trang 68 - 70.
- Trần Đình Tuấn, Nguyễn Thu Hà (2016), “Một số giải pháp nhằm nâng cao
hiệu quả của chính sách quản lý, bảo vệ rừng đến phát triển vốn rừng vùng Đông
Bắc Việt Nam”, Tạp chí Kinh tế Châu Á - T

Bìn Dương, Số 475, chỉ số ISSN

0868-3808, trang 75 - 77.
- Trần Đình Tuấn (2015), “Tăng cƣờng công tác quản lý, bảo vệ và phát triển
rừng ở tỉnh Quảng Ninh”, Tạp chí Khoa học & Công ngh - Đại học Thái Nguyên,
Tập 145, số 15, chỉ số ISSN 1859-2171, trang 197 - 202.
- Nguyễn Thị Châu, Trần Đình Tuấn, Nguyễn Thu Hà (2015), “Tác động của
các chính sách quản lý, bảo vệ rừng đến phát triển rừng ở tỉnh Bắc Kạn”, Tạp chí
Khoa học & Công ngh - Đại học Thái Nguyên, Tập 145, số 15, chỉ số ISSN 18592171, trang 161-167.
5.2. Sản phẩm đào tạo:
5.2.1. Hướng dẫn 03 học viên thạ sĩ
- Nguyễn Xuân Mạnh (2015), Đ n g

ản


ưởng c a chính sách quản lý

và bảo v r ng đến phát tri n r ng ở tỉnh Bắc Kạn, Luận văn Thạc sĩ Kinh tế,
Trƣờng Đại học Kinh tế & Quản trị kinh doanh - Đại học Thái Nguyên (Loại Giỏi).
- Nguyễn Khắc Sơn (2016), Ản

ưởng c a chính sách quản lý và bảo v

r ng đến phát tri n r ng ở tỉnh Quảng Ninh, Luận văn Thạc sĩ Kinh tế, - Trƣờng


x
Đại học Kinh tế & QTKD - Đại học Thái Nguyên. (Loại Giỏi).
- Hoàng Thị Hƣơng Ly (2016), Đ n g

t

đ ng c a chính sách quản lý,

bảo v r ng đến phát tri n r ng ở huy n Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên, Luận văn Thạc
sĩ Kinh tế, Trƣờng Đại học Kinh tế & Quản trị kinh doanh - Đại học Thái Nguyên.
(Loại Giỏi).
5.2.2. 03

uyên đề nghiên cứu sinh (Nghiên cứu s n Đỗ Ho ng Sơn,

uyên

ng n đ o tạo: Kinh tế Nông nghi p, Trường Đại học Kinh tế & Quản trị kinh

doanh - Đại học Thái Nguyên).
- Chuyên đề 1: Cơ sở khoa học nghiên cứu giải pháp kinh tế - xã hội nhằm
cải thiện sinh kế cho các hộ nông dân vùng đệm Vƣờn quốc gia.
- Chuyên đề 2: Phƣơng pháp luận nghiên cứu giải pháp kinh tế - xã hội nhằm
cải thiện sinh kế cho các hộ nông dân vùng đệm một số vƣờn quốc gia khu vực
miền núi phía Bắc Việt Nam.
- Chuyên đề 3: Thực trạng và những điều kiện kinh tế - xã hội cho việc cải
thiện sinh kế của các hộ nông dân vùng đệm một số Vƣờn quốc gia khu vực miền
núi phía Bắc Việt Nam.
5.3. Sản phẩm khác:
- Giấy xác nhận triển khai ứng dụng kết quả nghiên cứu đề tài của Ủy ban
nhân dân huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang.
- Giấy xác nhận triển khai ứng dụng kết quả nghiên cứu đề tài của Ủy ban
nhân dân tỉnh Quảng Ninh.
- Giấy xác nhận triển khai ứng dụng kết quả nghiên cứu đề tài của Ủy ban
nhân dân tỉnh Bắc Kạn.
- 13 chuyên đề của đề tài.
- Bản đồ quy hoạch diện tích 3 loại đất rừng đến năm 2020 của các tỉnh
Đông Bắc Việt Nam.
6. Phƣơng thức chuyển giao, địa chỉ ứng dụng, tác động và lợi ích mang lại của
kết quả nghiên cứu:
- Đề tài là tài liệu tham khảo cho các cơ quan quản lý của Nhà nƣớc và các địa
phƣơng nghiên cứu (Đã c xác nhận ứng dụng kết quả nghiên cứu của một số địa
phƣơng trong vùng nghiên cứu).
- Các sản phẩm và kết quả nghiên cứu của đề tài là tài liệu tham khảo cho
nghiên cứu của các nhà khoa học, tài liệu giảng dạy và học tập cho giảng viên, học
viên và sinh viên.


xi


THAI NGUYEN UNIVERSITY
TNU OF ECONOMIC & BUSINESS ADMINISTRATION

INFORMATION ON RESEARCH RESULTS
1. General information:
-

Project title: Evaluating the impact of forest protection, management
policies on forest resources development in the Northeast region of
Vietnam

-

Code number: B2014-TN05-01

-

Coordinator: Tran Dinh Tuan

-

Implementing institution: Thai Nguyen University

-

Duration: From April, 2014 to May, 2017

2. Objective:
Based on the analysis and assessment of the impacts of forest management

and protection policies on the development of forest capital in the Northeast
mountainous areas in the period 2011-2016, proposing directions and measures to
enhance the impacts of policies for sustainable forest development for the
mountainous areas of Northeast Vietnam in the coming period.
3. Creativeness and innovativeness:
Researching and evaluating the impact of forest protection, management
policies on forest resources development of provinces in the Northeast region of
Vietnam.
4. Research results:
Evaluating the impact of forest protection, management policies on forest
resources development in the Northeast region of Vietnam. Proposing directions
and measures to enhance the impacts of policies for sustainable forest development
for the mountainous areas of Northeast Vietnam in the coming period.
5. Products:
5.1. Scientific products:
5.1.1. Scientific report
5.1.2. A set of criteria to assess the impact of Forest Protection and Management
Policies on Forest Development


xii

5.1.3. 06 articles published in domestic magazines
- Tran Dinh Tuan, Nguyen Thi Chau (2017), "The Effectiveness of Forest
Protection and Management Policies on Forest Development in Vietnam", Journal
of Finance, No. 657, ISSN - 005 - 56, page 29 - 30.
- Tran Dinh Tuan (2016), "Impact of Forest Protection and Management
Policies on Forest Development in the Northeast (Vietnam): Current Status and
Problems," Journal of Economics & Development, No. 226 (II), ISSN 1859-0012,
page 37 - 44.

- Tran Dinh Tuan, Nguyen Thi Chau (2016), "Analyzing the impact of forest
management and protection policy on development of forest resources in the
Northeast of Vietnam in 2010-2015", Asia- Pacific Economic Review, No. 481,
ISSN 0868-3808, page 68 - 70.
- Tran Dinh Tuan, Nguyen Thu Ha (2016), "A number of measures to
improve the effectiveness of forest management and protection policies for the
development of forest resources in the Northeast of Vietnam", Asia- Pacific
Economic Review, No. 475, ISSN 0868-3808, page 75 - 77.
- Tran Dinh Tuan (2015), "Strengthening Forest Management, Protection and
Development in Quang Ninh Province", Journal of Science and Technology - Thai
Nguyen University, No. 15, ISSN 1859-2171, page 197 - 202.
- Nguyen Thi Chau, Tran Dinh Tuan, Nguyen Thi Thu Ha (2015), "Impacts
of forest management and management policies on forest development in Bac Kan
province", Journal of Science and Technology- Thai Nguyen University, No. 15,
ISSN 1859-2171, page 161 - 167.
5.2. Training products:
5.2.1. Guide 03 Master students
- Nguyen Xuan Manh (2015), Assessing the impact of forest management
and protection policy on forest development in Bac Kan province, Thesis of Master
of College of Economics & Business Administration - Thai Nguyen University
(Result: Good).
- Nguyen Khac Son (2016), Influence of forest management and protection
policy on forest development in Quang Ninh province, Thesis of Master of College
of Economics & Business Administration - Thai Nguyen University (Result: Good).


xiii

- Hoang Thi Huong Ly (2016), Impact assessment of forest management and
protection policy for forest development in Vo Nhai district, Thai Nguyen province,

Thesis of Master of College of Economics & Business Administration - Thai
Nguyen University (Result: Good).
5.2.2. 03 special subjects of PhD student (PhD student Do Hoang Son, major in
Agricultural Economics, College of Economics & Business Administration - Thai
Nguyen University).
- Special subject 1: Scientific basis for studying socio-economic measures to
improve the livelihoods of farmers in the buffer zone of the National Park.
- Special subject 2: Methodology for socio-economic research to improve
livelihoods of farmers in the buffer zone of some national parks in the northern
mountainous region of Vietnam.
- Special subject 3: Situation and socio-economic conditions for improving
the livelihoods of farmers in the buffer zone of some national parks in the northern
mountainous region of Vietnam.
5.3. Other products
- Certificate of application of research results of the People's Committee of
Luc Ngan district, Bac Giang province.
- Certificate of application of the research results of the People's Committee
of Quang Ninh province.
- Certificate of application of the research results of the People's Committee
of Bac Kan province.
- 13 topics related to the research results.
- Map of planning area of 3 types of forest land to 2020 of the North-eastern
provinces of Vietnam.
6. Transfer alternatives, application institutions, impacts and benefits of
research results:
- The research is a reference for the State management agencies and
localities to study. (Validated application of research results of some localities in the
study area).
- The products and research results of the topic are reference materials for
research of scientists, teaching and learning materials for lecturers and students.



1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của nghiên cứu đề tài
Lâm nghiệp là ngành kinh tế kỹ thuật đặc thù với nguồn tài nguyên có thể tái
tạo đƣợc; là một ngành sản xuất vật chất đặc biệt, có giá trị to lớn đối với nền kinh
tế quốc dân, gắn liền với đời sống nhân dân (Rừng vàng, Biển bạc). Trong những
năm qua, hoạt động lâm nghiệp không chỉ tạo ra các sản phẩm đ ng g p cho ngân
sách quốc gia, tạo việc làm, góp phần x a đ i giảm nghèo cho đồng bào các dân tộc
ít ngƣời và nông thôn miền núi mà còn c vai trò đặc biệt quan trọng trong bảo vệ
môi trƣờng sống, góp phần vào sự phát triển bền vững của đất nƣớc. Môi trƣờng
hoạt động của ngành lâm nghiệp luôn gắn với rừng, vì vậy để ngành kinh tế này
phát triển đƣợc cần phải c các chính sách để quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.
Trong Luật Bảo vệ và Phát triển rừng c ghi “Rừng là tài nguyên quý báu của đất
nƣớc, có khả năng tái tạo, là bộ phận quan trọng của môi trƣờng sinh thái, có giá trị
to lớn đối với nền kinh tế quốc dân, gắn liền với đời sống của nhân dân và sự sống
còn của dân tộc” (Luật Bảo v và Phát tri n r ng - 29/2004/QH 11, Cơ sở dữ liệu
Luật Việt Nam LAWDATA). Qua các giai đoạn khác nhau, Nhà nƣớc Việt Nam
luôn coi trọng công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Năm 1972, Pháp lệnh
Quy định việc bảo vệ rừng ra đời, đây là văn bản pháp qui đầu tiên tạo khuôn khổ
pháp lý cho công tác quản lý, bảo vệ rừng. Đặc biệt, từ khi Nhà nƣớc ban hành Luật
bảo vệ và phát triển rừng (1991), đã c nhiều đạo Luật và chính sách đƣợc tiếp tục
ban hành, tạo môi trƣờng pháp lý thuận lợi cho công tác quản lý bảo vệ rừng. Trong
đ nổi bật là Quyết định 327/CT (1992), nay là Quyết định 550/TTg về phủ xanh
đất trống, đồi núi trọc; dự án 661 (1998) về trồng 5 triệu ha rừng,…
Vùng Đông Bắc Việt Nam là vùng lãnh thổ ở hƣớng Bắc vùng Đồng bằng
sông Hồng, thực chất là vùng ở về phía Bắc và Đông Bắc của Thành phố Hà Nội.
Vùng Đông Bắc là một trong 3 tiểu vùng địa lý tự nhiên của Bắc Bộ, ngoài tiểu

vùng Đồng bằng sông Hồng và tiểu vùng Tây Bắc. Vùng Đông Bắc đƣợc giới hạn
về phía Bắc và Đông Bắc bởi đƣờng biên giới Việt Trung, phía Đông Nam trông ra
Vịnh Bắc Bộ, phía Nam giới hạn bởi dãy núi Tam Đảo và vùng đồng bằng Châu
Thổ sông Hồng. Theo Bách khoa toàn thƣ mở Wikipedia, về hành chính, vùng
Đông Bắc Bộ bao gồm 9 tỉnh: Phú Thọ, Hà Giang, Cao Bằng, Tuyên Quang, Bắc


2
Kạn, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Bắc Giang và Quảng Ninh. Thực tiễn trong những
năm qua cho thấy hệ thống chính sách quản lý, bảo vệ rừng đã đi vào cuộc sống, tác
động trực tiếp, thúc đẩy tăng trƣởng ngành lâm nghiệp ở các tỉnh vùng Đông Bắc
Việt Nam, đƣa vùng này lên vị trí đứng đầu cả nƣớc về qui mô diện tích và tỷ lệ che
phủ rừng. Đến hết năm 2014 tổng diện tích rừng vùng Đông Bắc đạt 2.906.115 ha
(chiếm 20,48% tổng diện tích rừng toàn quốc), trong đ rừng tự nhiên là 1.842.905
ha (chiếm 17,8% rừng toàn quốc), rừng trồng có 1.063.209 ha (chiếm 28,31% rừng
trồng toàn quốc), đạt độ che phủ rừng 55,15% (Tổng hợp t Niên giám th ng kê và
báo cáo c a Cục Ki m lâm).
Ngoài tác động làm tăng trƣởng rừng, hệ thống chính sách quản lý, bảo vệ
rừng, đã khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia vào phát triển vốn rừng,
bằng việc trồng rừng, trông coi rừng tự nhiên, rừng tái sinh, thực hiện nông lâm kết
hợp. Đã xuất hiện nhiều mô hình trang trại nông - lâm kết hợp đem lại hiệu quả
kinh tế cao và một bộ phận dân cƣ làm nghề rừng sống đƣợc với nghề, thậm chí có
hộ đã làm giàu từ nghề rừng.
Tuy nhiên, từ thực tế cho thấy, hệ thống chính sách quản lý, bảo vệ rừng hiện
hành đã bộc lộ những hạn chế, tuy vốn rừng thời gian qua đang c sự phát triển
nhƣng kém bền vững, tính đa dạng sinh học của rừng tự nhiên v n tiếp tục bị suy
giảm, phát triển chƣa đi đôi với quản lý và bảo vệ rừng, ở nhiều nơi rừng v n tiếp
tục bị tàn phá. Chƣa khai thác đƣợc tổng hợp tiềm năng tài nguyên rừng, nhất là các
lâm sản ngoài gỗ và dịch vụ môi trƣờng sinh thái. Đ là chƣa thiết lập đƣợc hệ
thống chủ rừng đích thực, chƣa tạo động lực thu hút ngƣời dân và cộng đồng địa

phƣơng tham gia vào quản lý bảo vệ và phát triển rừng, đời sống thu nhập của đại
đa số ngƣời làm nghề rừng còn thấp…
Với những tồn tại nêu trên, hàng loạt câu hỏi đặt ra hiện nay là: Chính sách
quản lý, bảo vệ rừng đã tác động nhƣ thế nào đến tăng trƣởng và hiệu quả kinh tế
rừng, đến bảo vệ môi trƣờng sinh thái của rừng, đến thu nhập và đời sống của ngƣời
làm nghề rừng và đến phát triển văn h a, giáo dục, an sinh xã hội của vùng? Ngoài
ra hệ thống chính sách đ đã tác động nhƣ thế nào đến việc giải quyết mối quan hệ
lợi ích giữa Nhà nƣớc, tập thể và cá nhân, những thách thức đối với công tác quản
lý bảo vệ rừng trong thời gian sắp tới, cũng nhƣ định hƣớng và giải pháp để tăng
cƣờng công tác quản lý, bảo vệ rừng và trên cơ sở đ để phát triển vốn rừng một


3
cách bền vững là gì? Đ là các câu hỏi nghiên cứu chủ yếu cần đƣợc giải đáp. Vì
vậy, việc nghiên cứu đề tài “Đánh giá tác động của chính sách quản lý, bảo vệ
rừng đến phát triển vốn rừng khu vực miền núi Đông Bắc Việt Nam” là cần thiết
và cấp bách, góp phần trả lời các câu hỏi đặt ra ở trên.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở phân tích, đánh giá tác động của chính sách quản lý, bảo vệ rừng
đến phát triển vốn rừng khu vực miền núi Đông Bắc trong giai đoạn 2010-2014, đề
xuất phƣơng hƣớng và các giải pháp nhằm tăng cƣờng tác động tích cực của các
chính sách quản lý, bảo vệ rừng để phát triển vốn rừng bền vững cho khu vực miền
núi Đông Bắc Việt Nam trong giai đoạn tới.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa lý luận cơ bản về chính sách quản lý, bảo vệ rừng và tác động
của chính sách quản lý, bảo vệ rừng đến phát triển rừng;
- Đánh giá thực trạng thực hiện chính sách quản lý, bảo vệ rừng đến phát
triển vốn rừng của khu vực miền núi Đông Bắc Việt Nam;
- Đánh giá thực trạng tác động của chính sách quản lý, bảo vệ rừng đến

phát triển vốn rừng của khu vực miền núi Đông Bắc Việt Nam;
- Nghiên cứu một số mô hình có hiệu quả trong thực hiện chính sách.
- Xây dựng các tiêu chí đánh giá tác động của chính sách quản lý, bảo vệ và
phát triển vốn rừng;
- Đề xuất các giải pháp tăng cƣờng quản lý, bảo vệ và phát triển vốn rừng
khu vực miền núi Đông Bắc Việt Nam trong giai đoạn tới.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu tác động của các chính sách quản lý, bảo vệ rừng đến phát triển
vốn rừng khu vực miền núi Đông Bắc Việt Nam.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
* Phạm vi về không gian: Đề tài nghiên cứu trên phạm vi 9 tỉnh Đông Bắc
Bộ, tập trung khảo sát nghiên cứu tại 2 tỉnh Bắc Kạn và Quảng Ninh.


4
* Phạm vi về thời gian: Đề tài tập trung thu thập thông tin đánh giá thực
trạng tác động của các chính sách quản lý, bảo vệ rừng đến phát triển vốn rừng khu
vực miền núi Đông Bắc Việt Nam trong giai đoạn từ 2011-2016, các giải pháp đƣợc
xây dựng cho giai đoạn 2018-2025.
* Phạm vi về n i dung: Đề tài tập trung nghiên cứu tác động của các chính
sách quản lý, bảo vệ và phát triển vốn rừng, tập trung nghiên cứu tác động của Luật
bảo vệ và phát triển rừng và một số chính sách khác của Chính phủ và các địa phƣơng
c liên quan đến đề tài.
4. Bố cục của báo cáo đề tài
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, kiến nghị và các nội dung khác theo yêu
cầu, bố cục chính của báo cáo đề tài gồm 4 chƣơng:
- C ương 1: Tổng quan các vấn đề lý luận về rừng và chính sách quản lý, bảo
vệ, phát triển rừng;
- C ương 2: Nội dung và phƣơng pháp nghiên cứu của đề tài;

- C ương 3: Đánh giá thực trạng tác động của chính sách quản lý, bảo vệ
rừng đến phát triển vốn rừng của khu vực miền núi Đông Bắc Việt Nam;
- C ương 4: Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả của các chính sách quản lý,
bảo vệ rừng để phát triển vốn rừng khu vực Đông Bắc Việt Nam.


5

Chƣơng 1
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ RỪNG VÀ TÁC
ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ, BẢO VỆ RỪNG ĐẾN
PHÁT TRIỂN VỐN RỪNG
1.1. Một số vấn đề lý luận cơ bản về rừng
1.1.1. Khái niệm về rừng và phân loại rừng
1.1.1.1. M t s khái ni m ơ bản
a) Khái niệm về rừng
Theo Khoản 1, Điều 3 Luật Bảo vệ và Phát triển rừng, rừng đƣợc định nghĩa
nhƣ sau: “Rừng là một hệ sinh thái gồm quần thể thực vật rừng, động vật rừng, vi
sinh vật rừng, đất rừng và các yếu tố môi trƣờng khác, trong đ cây gỗ, tre nứa hoặc
hệ sinh vật đặc trƣng là thành phần chính c độ che phủ của tán rừng từ 0,1 trở lên.
Rừng gồm rừng trồng và rừng tự nhiên trên đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ,
đất rừng đặc dụng.” [15].
b) Khái niệm tài nguyên thiên nhiên
Tài nguyên thiên nhiên (TNTN) là những yếu tố vật chất của tự nhiên mà con
ngƣời có thể nghiên cứu và sử dụng trực tiếp để tạo ra những sản phẩm vật chất
nhằm thoả mãn cho nhu cầu của xã hội. TNTN là bộ phận của môi trƣờng tự nhiên
đƣợc hình thành và biến đổi do quá trình phát triển của tự nhiên và phải trải qua quá
trình lâu dài. [14].
c) Khái niệm tài nguyên rừng
Tài nguyên rừng là một phần của tài nguyên thiên nhiên, thuộc loại tài

nguyên tái tạo đƣợc. Nhƣng nếu sử dụng không hợp lý, tài nguyên rừng c thể bị
suy thoái không thể tái tạo lại. Tài nguyên rừng c vai trò rất quan trọng đối với khí
quyển, đất đai, mùa màng, cung cấp các nguồn gen động thực vật quý hiếm cùng
nhiều lợi ích khác. Rừng giúp điều hòa nhiệt độ, nguồn nƣớc và không khí. Con
ngƣời c thể sử dụng tài nguyên thiên nhiên này để khai thác, sử dụng hoặc chế
biến ra những sản phẩm phục vụ cho nhu cầu đời sống. Ở những vùng khí hậu khác
nhau thì tài nguyên rừng cũng khác nhau. [14].
Tài nguyên rừng là một loại tài sản đặc biệt của quốc gia nên để hiểu tài
nguyên rừng cần phải hiểu qua các g c độ khác nhau [14]:


6
- Dƣới g c độ sinh vật học: Tài nguyên rừng là khái niệm để chỉ hệ sinh thái
thống nhất, hoàn chỉnh giữa sinh vật và ngoại cảnh. Theo Atenslay, rừng là hệ sinh
thái (hệ sinh thái rừng) bao gồm hai thành phần: Thành phần sống (động vật, thực
vật, vi sinh vật); thành phần không sống (hoàn cảnh sống, ánh sáng, nhiệt độ,
nƣớc...) hai bộ phận này có mối quan hệ chặt chẽ và nhân quả với nhau.
- Dƣới g c độ kinh tế: Tài nguyên rừng là tƣ liệu sản xuất đặc biệt, chủ yếu
của ngành lâm nghiệp. Với tƣ cách là đối tƣợng lao động, tài nguyên rừng là đối
tƣợng tác động của con ngƣời thông qua việc trồng, khai thác lâm sản cung cấp cho
nhu cầu xã hội. Với tƣ cách là tƣ liệu lao động, khi tài nguyên rừng phát huy các
chức năng phòng hộ: giữ đất, giữ nƣớc, điều hoà dòng chảy, chống cát bay, bảo vệ
đồng ruộng, bảo vệ khu công nghiệp, bảo vệ đô thị, chống ô nhiễm môi trƣờng,...
- Dƣới g c độ pháp lý: Tài nguyên rừng là tài sản quốc gia do nhà nƣớc
thống nhất quản lý và sử dụng.
d) Khái niệm vốn rừng
Từ khái niệm về rừng và tài nguyên rừng, ta có thể đƣa ra khái niệm về vốn
rừng: Vốn rừng là một loại tài sản đặc biệt của quốc gia một loại vốn đặc biệt vừa là
tƣ liệu lao động (thực hiện chức năng là rừng đặc dụng, rừng phòng hộ), vừa là đối
tƣợng lao động (dƣới tác động của con ngƣời tạo ra sản phẩm cho lợi ích của con

ngƣời), là môi trƣờng sống cho con ngƣời và các loài sinh vật khác.
Đặc điểm của vốn rừng:
- Vừa tồn tại dƣới dạng hữu hình (là một hệ sinh thái gồm quần thể thực vật
rừng, động vật rừng, vi sinh vật rừng, đất rừng); vừa tồn tại dƣới dạng vô hình (các
yếu tố c ý nghĩa môi trƣờng).
- Vừa là tƣ liệu lao động, vừa là đối tƣợng lao động.
- Vừa có chức năng không sản xuất (rừng đặc dụng, rừng phòng hộ); vừa có
chức năng sản xuất (rừng sản xuất và lâm sản ngoài gỗ).
1.1.1.2. Phân loại r ng
Theo thông tƣ Quy định tiêu chí xác định và phân loại rừng năm 2009 của
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thì rừng c thể đƣợc phân thành các loại
tùy theo từng tiêu chí, cụ thể nhƣ sau: [5]


7
* Phân loại rừng theo mục đích sử dụng
1. Rừng phòng hộ: là rừng đƣợc sử dụng chủ yếu để bảo vệ nguồn nƣớc, bảo
vệ đất, chống x i mòn, chống sa mạc hoá, hạn chế thiên tai, điều hoà khí hậu và bảo
vệ môi trƣờng.
2. Rừng đặc dụng: là rừng đƣợc sử dụng chủ yếu để bảo tồn thiên nhiên, m u
chuẩn hệ sinh thái của quốc gia, nguồn gen sinh vật rừng; nghiên cứu khoa học; bảo
vệ di tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh; phục vụ nghỉ ngơi, du lịch, kết hợp
phòng hộ bảo vệ môi trƣờng.
3. Rừng sản xuất: là rừng đƣợc sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh gỗ,
các lâm sản ngoài gỗ và kết hợp phòng hộ, bảo vệ môi trƣờng.
* Phân loại rừng theo nguồn gốc hình thành
1. Rừng tự nhiên: là rừng c sẵn trong tự nhiên hoặc phục hồi bằng tái sinh
tự nhiên.
a) Rừng nguyên sinh: là rừng chƣa hoặc ít bị tác động bởi con ngƣời, thiên
tai; Cấu trúc của rừng còn tƣơng đối ổn định.

b) Rừng thứ sinh: là rừng đã bị tác động bởi con ngƣời hoặc thiên tai tới mức
làm cấu trúc rừng bị thay đổi.
- Rừng phục hồi: là rừng đƣợc hình thành bằng tái sinh tự nhiên trên đất đã
mất rừng do nƣơng r y, cháy rừng hoặc khai thác kiệt;
- Rừng sau khai thác: là rừng đã qua khai thác gỗ hoặc các loại lâm sản khác.
2. Rừng trồng: là rừng đƣợc hình thành do con ngƣời trồng, bao gồm:
a) Rừng trồng mới trên đất chƣa c rừng;
b) Rừng trồng lại sau khi khai thác rừng trồng đã c ;
c) Rừng tái sinh tự nhiên từ rừng trồng đã khai thác.
Theo thời gian sinh trƣởng, rừng trồng đƣợc phân theo cấp tuổi, tùy từng loại
cây trồng, khoảng thời gian quy định cho mỗi cấp tuổi khác nhau.
* Phân loại rừng theo điều kiện lập địa
1. Rừng núi đất: là rừng phát triển trên các đồi, núi đất.
2. Rừng núi đá: là rừng phát triển trên núi đá, hoặc trên những diện tích đá lộ
đầu không c hoặc c rất ít đất trên bề mặt.
3. Rừng ngập nƣớc: là rừng phát triển trên các diện tích thƣờng xuyên ngập
nƣớc hoặc định kỳ ngập nƣớc.


8
a) Rừng ngập mặn: là rừng phát triển ven bờ biển và các cửa sông lớn c
nƣớc triều mặn ngập thƣờng xuyên hoặc định kỳ.
b) Rừng trên đất phèn: là rừng phát triển trên đất phèn, đặc trƣng là rừng
Tràm ở Nam Bộ.
c) Rừng ngập nƣớc ngọt: là rừng phát triển ở nơi c nƣớc ngọt ngập thƣờng
xuyên hoặc định kỳ.
4. Rừng trên đất cát: là rừng trên các cồn cát, bãi cát.
* Phân loại rừng theo loài cây
1. Rừng gỗ: là rừng bao gồm chủ yếu các loài cây thân gỗ.
a) Rừng cây lá rộng: là rừng c cây lá rộng chiếm trên 75% số cây.

- Rừng lá rộng thƣờng xanh: là rừng xanh quanh năm;
- Rừng lá rộng rụng lá: là rừng c các loài cây rụng lá toàn bộ theo mùa
chiếm 75% số cây trở lên;
- Rừng lá rộng nửa rụng lá: là rừng c các loài cây thƣờng xanh và cây rụng
lá theo mùa với tỷ lệ hỗn giao theo số cây mỗi loại từ 25% đến 75%.
b) Rừng cây lá kim: là rừng c cây lá kim chiếm trên 75% số cây.
c) Rừng hỗn giao cây lá rộng và cây lá kim: là rừng c tỷ lệ hỗn giao theo số
cây của mỗi loại từ 25% đến 75%.
2. Rừng tre nứa: là rừng chủ yếu gồm các loài cây thuộc họ tre nứa nhƣ: tre,
mai, diễn, nứa, luồng, vầu, lô ô, le, mạy san, h p, lùng, bƣơng, giang, v.v….
3. Rừng cau dừa: là rừng c thành phần chính là các loại cau dừa.
4. Rừng hỗn giao gỗ và tre nứa
a) Rừng hỗn giao gỗ - tre nứa: là rừng c cây gỗ chiếm > 50% độ tàn che;
b) Rừng hỗn giao tre nứa-gỗ: là rừng c cây tre nứa chiếm > 50% độ tàn che.
* Phân loại rừng theo trữ lượng
1. Đối với rừng gỗ
a) Rừng rất giàu: trữ lƣợng cây đứng trên 300 m3/ha;
b) Rừng giàu: trữ lƣợng cây đứng từ 201- 300 m3/ha;
c) Rừng trung bình: trữ lƣợng cây đứng từ 101 - 200 m3/ha;
d) Rừng nghèo: trữ lƣợng cây đứng từ 10 đến 100 m3/ha;
đ) Rừng chƣa c trữ lƣợng: rừng gỗ đƣờng kính bình quân < 8 cm, trữ lƣợng
cây đứng dƣới 10 m3/ha.


9
2. Đối với rừng tre nứa: Rừng đƣợc phân theo loài cây, cấp đƣờng kính và
cấp mật độ. Theo đ rừng đƣợc chia thành rừng nứa; vầu; tre, luồng và lồ ô.
1.1.2. Vai trò của rừng
Rừng c vai trò vô cùng quan trọng trên nhiều mặt, cả về môi trƣờng sinh
thái, kinh tế - xã hội, văn h a, du lịch, nghiên cứu khoa học và an ninh quốc phòng.

Rừng là tài nguyên quý báu của đất nƣớc, tạo cơ sở để phát triển kinh tế - xã hội của
quốc gia.
1.1.2.1. V

trò

r ng đ

vớ mô trường s n t

Rừng là thành phần quan trọng của môi trƣờng sinh thái, với thảm thực vật
phong phú, đa dạng, độ che phủ cao, rừng c tác dụng trên nhiều mặt nhƣ:
- Rừng đƣợc coi là công cụ g p phần giảm lũ tăng lƣu lƣợng kiệt của sống,
suối; do rừng giữ lại đƣợc một phần nƣớc qua các tán lá, thân và rễ cây để thấm vào
lòng đất, nên n hạn chế đƣợc đỉnh lũ và làm giảm sức công phá của nƣớc mƣa đối
với lớp đất bề mặt. Việc điều tiết nƣớc của rừng còn g p phần quan trọng trong việc
tăng lƣu lƣợng kiệt về mùa cạn, tăng năng lực tƣới tiêu cho các công trình thủy
lợi,…Nhờ vậy, nguồn nƣớc cảu các sông, hồ, ao,.. giữ đƣợc nƣớc vào mùa khô
cung cấp cho sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp và nƣớc phục vụ sinh
hoạt cho cuộc sống của con ngƣời.
- Rừng c tác dụng chắn gi , chắn cát bay nhằm bảo vệ các công trình (thủy
điện, đập, đê biển, kè cống…), bảo vệ nhà cửa, ruộng đồng của nhân dân.
- Rừng c chức năng điều hòa khí hậu, làm sạch môi trƣờng sinh thái; rừng
đƣợc coi là “Lá phổi xanh của nhân loại”, là các nhà máy khổng lồ sản xuất ra khí
O2 cung cấp cho sự sống của nhân loại và hấp thụ khí CO2 do sản xuất và sinh hoạt
thải ra, tạo điều kiện thuận lợi cho môi trƣờng sống, g p phần giảm tác hại của hiệu
ứng nhà kính, chống biến đổi khí hậu toàn cầu.
- Rừng là kho dự trữ và bảo tồn thiên nhiên, hệ sinh thái của quốc gia, là
ngân hàng bảo vệ nguồn gen động vật, thực vật, bảo vệ đa dạng sinh học.
1.1.2.2. V


trò

r ng đ

vớ p

t tr n k n tế - xã

Trong các sản phẩm do tài nguyên rừng mang lại phải kể đến gỗ. Sản phẩm
gỗ cung cấp cho ngành công nghiệp, nông nghiệp, công nghiệp xây dựng cơ bản,
giao thông vận tải và trong mỗi gia đình. Ngày nay, hầu hết tất cả các ngành đều c
dùng đến gỗ, vì n là nguyên liệu dễ gia công, chế biến và nhiều tính năng ƣu việt


10
khác nên đƣợc nhiều ngƣời sử dụng. Trong quá trình phát triển của xã hội, dƣới tác
động của khoa học công nghệ, con ngƣời đã sản xuất ra nhiều sản phẩm thay thế gỗ.
Tuy nhiên, nhu cầu về gỗ và các sản phẩm từ gỗ v n không ngừng gia tăng.
Ngoài sản phẩm gỗ, rừng còn cung cấp các sản phẩm ngoài gỗ nhƣ tre, nứa,
song, mây, các loại đặc sản rừng, động thực vật rừng c giá trị cho tiêu dùng trong
nƣớc và xuất khẩu. Các động vật từ rừng là những sản phẩm quý hiếm và c giá trị
kinh tế cao; đối với thực vật rừng thì c nhiều loại đƣợc dùng làm thực phẩm nhƣ:
Nấm, mộc nhĩ, măng, các loại rau rừng… Rừng còn là nguồn cung cấp các dƣợc
liệu quý hiếm phục vụ cho nhu cầu chữa bệnh và nâng cao sức khỏe cho con ngƣời.
Rừng cung cấp gỗ và các đặc sản cho tiêu dùng trong nƣớc và xuất khẩu cho
nên đã tạo ra nguồn thu nhập về tài chính cho ngân sách nhà nƣớc, g p phần vào
quá trình tích lũy cho nền kinh tế quốc dân. Rừng cũng là nguồn thu nhập chính của
cƣ dân sống gần rừng. Việc thực hiện chính sách về giao đất, giao rừng cho hộ gia
đình, cá nhân và cộng động dân cƣ địa phƣơng đã thu hút ngƣời dân tham gia vào

các hoạt động trồng, chăm s c, bảo vệ rừng, khai thác và chế biến lâm sản, g p
phần tạo công ăn việc làm cho một bộ phận ngƣời dân, giải quyết một vấn đề bức
xúc hiện nay của trung du và miền núi.
Hơn nữa, nếu tôn trọng vai trò chính thức của rừng, tạo điều kiện cho rừng
đƣợc khôi phục, phát triển là điều kiện cơ bản để phát triển kinh tế - xã hội ổn định.
1.1.2.3. V

trò

r ng đ

vớ văn ó , du ị

v ng ên ứu k o



Rừng và đất rừng gắn b chặt chẽ với đời sống của hàng triệu ngƣời dân
sống trong và gần rừng. Nơi đây là cái nôi sản sinh ra các dòng văn h a dân tộc
phong phú và đa dạng, là nguồn sống của cả cộng đồng, tạo ra chất keo gắn b cộng
đồng, đoàn kết đấu tranh giữ gìn đất nƣớc. Rừng còn là nơi chứa đựng nhiều di chỉ
khảo cổ c giá trị văn h a cao, c ý nghĩa lịch sử văn h a của dân tộc.
Các dạng tài nguyên sinh vật, môi trƣờng tạo nên những cảnh quan thiện
nhiên tƣơi đẹp, hung vĩ, là nơi thích hợp phục vụ nghỉ ngơi, phục hồi sức khỏe con
ngƣời, là môi trƣờng thích hợp để phát triển du lịch sinh thái, danh lam thắng cảnh,
kết hợp với việc giáo dục môi trƣờng, lòng yêu thiên nhiên, đất nƣớc con ngƣời cho
các chƣơng trình học tập; đồng thời, rừng cũng là nơi phục vụ cho các nghiên cứu
khoa học trên các lĩnh vực lâm nghiệp, bảo tồn, y học, sinh học, h a học…. nhằm
tìm ra, đem lại các giá trị phục vụ cho cuộc sống của con ngƣời.



×