Tải bản đầy đủ (.doc) (56 trang)

Báo cáo thực tập tốt nghiệp chuyên đề: "Kế toán tiềnlương và các khoản trích theo lương"

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (432 KB, 56 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Sự kiện Việt Nam ra nhập WTO là một bước tiến lớn đối với việc khẳng định vị trí của
nền kinh tế Việt Nam nói riêng trên trường quốc tế. Song cũng không ít khó khăn mà nền kinh
tế Việt Nam luôn phải đặt ra những câu hỏi, liệu các doanh nghiệp trong nước có đứng vững
để cạnh tranh với các công ty nước ngoài đang rất mạnh và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh
vực kinh doanh không ? Người Việt Nam còn tiêu dùng hàng Việt Nam nữa hay không?
Chính vì vậy mà Nhà nước và các doanh nghiệp tư nhân, các Công ty cổ phần, các nhà doanh
nghiệp đang ra sức cùng nhau, bắt tay vào làm.
Tiền lương không chỉ là nguồn thu nhập chủ yếu của cán bộ công nhân viên chức và
người lao động để họ ổn định cuộc sống mà nó còn là đòn bẩy kinh tế kích thích người lao
động quan tâm đến thời gian lao động, kết quả lao động và chất lượng công việc được giao
trên cơ sở đó tăng năng suất lao động, tăng doanh thu đồng thời tạo điều kiện cải thiện đời
sống vật chất và tinh thần của người lao động. Ngoài ra các khoản trích theo lương như
BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN cũng kích thích sự lao động của CB CNV bởi vì các khoản
trích theo lương là 1 khoản trợ cấp cho NLĐ khi ốm đau, thai sản,..
Thực tiễn cho thấy tại các doanh nghiệp sản xuất nói chung và tại công ty cổ phần giống cây
trồng nói riêng do có đặc thù sản xuất và lao động khác nhau nên việc hạch toán tiền lương và
các khoản trích theo lương là không hoàn toàn giống nhau. Vì vậy, các doanh nghiệp cần phải
vận dụng linh hoạt các quy định, các văn bản của các bộ, các ngành... vào hạch toán tiền
lương và các khoản trích theo lương tại mỗi doanh nghiệp cho phù hợp với đặc điểm, cơ cấu
tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp.
Do nhận thức rõ vai trò quan trọng của tiền lương em đã chọn chuyên đề: "Kế toán tiền
lương và các khoản trích theo lương" làm chuyên đề tốt nghiệp.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại đơn vị nhằm tìm ra
những tồn tại từ đó đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và
các khoản trích theo lương tại Công ty cổ phần ĐTTM và Dịch Vụ Ô Tô Liên Việt

1



3. Đối tượng nghiên cứu
Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương .
4. Phạm vi nghiên cứu
Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương năm 2013 của Công ty cổ phần
ĐTTM và Dịch Vụ Ô Tô Liên Việt.
5. Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng một số phương pháp chủ yếu sau :
-

Phương pháp nghiên cứu tài liệu

-

Phương pháp kế toán

-

Phương pháp thống kê

-

Phương pháp phân tích

-

Phương pháp toán học

6. Bố cục đề tài
Ngoài các phần mục lục, danh mục sơ đồ và bảng biểu, danh mục viết tắt, mở đầu, tài

liệu tham khảo và kết luận thì nội dung chính của báo cáo thực tập tốt nghiệp của em gồm 3
phần sau:
Phần 1 – Khái quát chung về Công ty Cổ phần ĐTTM và Dịch Vụ Ô Tô Liên Việt.
Phần 2 - Thực tế công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty cổ
phần ĐTTM và Dịch Vụ Ô Tô Liên Việt.
Phần 3- Một số ý kiến nhận xét và hoàn thiện nghiệp vụ kế toán tại công ty cổ phần
ĐTTM và Dịch Vụ Ô Tô Liên Việt
Trong thời gian thu thập số liệu và đi sâu nghiên cứu em đã nhận đ ược sự giúp đỡ của
tập thể cán bộ công nhân viên và cán bộ phòng kế toán tài vụ đã cung cấp nhiều thông tin tài
liệu trong Công ty liên quan đến đề tài, cùng với sự giúp đỡ nhiệt tình của thày, cô giáo hướng
dẫn. Song do hạn chế về thời gian, khả năng nghiên cứu thực tiễn của bản thân nên báo cáo
thực tập tốt nghiệp của em khó tránh khỏi những thiếu xót. Em xin chân thành cảm ơn sự
hướng dẫn và các thầy cô giáo bộ môn kế toán trong trường đã giúp đỡ em hoàn thiện bộ báo
cáo thực tập tốt nghiệp này.

2


PHẦN 1
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐTTM VÀ
DỊCH VỤ Ô TÔ LIÊN VIỆT
1.1 Giới thiệu khái quát về công ty Cổ Phần ĐTTM và Dịch Vụ ô tô Liên
Việt
1.1.1 Tên công ty
Tên công ty: CÔNG TY CP ĐTTM VÀ DV Ô TÔ LIÊN VIỆT


Tên tiếng Anh: LIENVIET COMMERCIAL INVESTMENT AND CAR




SERVICE JOINT STOCK COMPANY
Tên viết tắt: LIENVIET CICS ., JSC

1.1.2 Giám đốc, kế toán hiện tại của công ty
Giám đốc: Ông Vũ Xuân Lâm
Kế toán trường: Nguyễn Thị Thu Hà
1.1.3 Địa chỉ công ty
 Trụ sở tại: Số 5 Lê Quang Đạo, Xã Mễ Trì, Huyện Từ Liêm, Thành phố Hà Nội,
Việt Nam
1.1.4 Cơ sở pháp lý của công ty
Vào ngày 01 tháng 01 năm 2007 công ty ô tô Liên Việt chính thức được thành lập với
số vốn điều lệ 4.000.000.000đ do sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội cấp và được đăng
kí thay đổi lần thứ 5 ngày 4 tháng 9 năm 2013 với số vốn điều lệ lên đến 10.000.000 đ.
1.1.5 Loại hình công ty
Công ty thuộc hình thức sở hữu tổ chức kinh tế tư nhân - công ty cổ phần.
1.1.6 Chức năng nhiệm vụ của công ty
Với lợi thế các cổ đông đều là các Công ty cung cấp phụ tùng ô tô lâu năm tại thị trường miền
Bắc, Công ty luôn có kho phụ tùng, linh kiện thay thế với đủ chủng loại, có thể đáp ứng được
khối lượng công việc sửa chữa, đại tu lớn nhỏ. Bảo dưỡng, sửa chữa ô tô và xe có động cho
khách hàng có nhu cầu về sửa chữa, bán buôn, đại lý ô tô và xe có động cơ khác, bán mô tô xe
máy, tổ chức giới thiệu và xúc tiến thương mại, bán phụ tùng và các bộ phận phụ trợ khác của
ô tô, mô tô và xe máy cho các xưởng sửa chữa dịch vụ đúng thời gian và hàng hóa theo yêu
cầu

3


STT


Tên Ngành

Mã Ngành

Ngành
Chính

1

Bán phụ tùng và các bộ phận phụ trợ của ô tô và xe có động cơ
khác

4530

Y

2 Bán buôn kim loại và quặng kim loại

4662

N

3 Gia công cơ khí; xử lý và tráng phủ kim loại

2592

N

4 Đại lý, môi giới, đấu giá


4610

N

1.1.7 Lịch sử phát triển doanh nghiệp qua các thời kì
Nắm bắt được nhu cầu mua xe và sửa chữa xe ngày càng cao, Công ty đã xây dựng công ty
chuyên cung cấp phân phối phụ tùng ô tô với đầy đủ các trang thiết bị tân tiến tại khu dịch vụ
ô tô Mỹ Đình, Hà Nội.
Vào ngày 19 tháng 05 năm 2007 công ty ô tô Liên Việt chính thức đi vào hoạt động,
với diện tích nhà văn phòng và kho hàng gần 1000 m 2 và gần 30 đội ngũ nhân viên, Công ty
đáp ứng được mọi nhu cầu của khách hàng về các loại phụ tùng với giá cả và mẫu mã khác
nhau. Qua các năm công ty dần thu hồi vốn và đi vào hoạt động có hiệu quả.
Năm 2008 vốn kinh doanh và lao động đã tăng dần cho đến 10.000.000đ với gần 40
lao đồng qua thời gian hoạt động

1.2. Khái quát hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
1.2.1 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
Hiện tại công ty có các lĩnh vực kinh doanh thương mại, dịch vụ sửa chữa, dọn rửa nội
thất đánh bóng sơn xe, may đệm da cho các gara, dịch vụ khách hàng, cửa hàng bán buôn bán
lẻ phụ tùng ô tô tại thị trường Hà Nội, các tỉnh thành lân cận như Thái Nguyên, Quảng Ninh,
Thanh Hóa, Nghệ An, Vinh, Hà Tĩnh, Nam Định….do phạm vi nghiên cứu và trình độ hiểu
biết còn nhiều hạn chế. Em xin nghiên cứu riêng một lĩnh vực thương mại về phụ tùng đồ
chơi xe hơi cho các gara, cửa hàng phân phối bán buôn bán lẻ. Đặc biệt không nghiên cứu vấn
đề dịch vụ chăm sóc.
1.2.2 Quy trình sản xuất - kinh doanh của công ty
Sau khi có đơn đặt hàng của khách hàng đối với khách hàng trong nội thành các bộ phận kinh
doanh phối hợp với các phòng kế toán, xuất kho tiền hành cho nhân viên giao hàng tận nơi
cho khách hàng hay vận chuyển giữa các cửa hàng công ty với nhau. Đối với khách hàng
ngoại tỉnh thì hàng hóa được vận chuyển với các đơn hàng khác nhau. Đối với đơn hàng trị


4


giá vài chục triệu đồng công ty sẽ cho xe công ty vận chuyển còn đối với đơn hàng nhỏ lẻ
công ty cho người giao hàng vận chuyển hàng tới bến xe để gửi tỉnh thành cho khách hàng.
Cũng như khi khách hàng đưa xe vào xưởng bộ phận nhận xe sẽ tiến hành nhận xe đưa vào
kiểm tra sau khi thông báo với khách hàng về lỗi, giá cả thời gian sửa chữa và thanh toán giao
nhận xe.

Nhận xe

Kiểm tra xe

Sửa chữa xe

Đồ thi 0.1: Quy trình sản xuất kinh doanh tại công ty.

5

Thanh toán và bàn
giao xe cho khách
hàng


1.2.3 Tổ chức sản xuất kinh doanh tại công ty

QUY TRÌNH SỬA CHỮA

Kiểm tra xe, nhận xe


QUY TRÌNH THANH
TOÁN VÀ BÀN GIAO
XE CHO KHÁCH

Kiểm tra xe
()

Lập kế hoạch sắp xếp thứ
tự có hệ thống các CV

OK

Các tổ viên khi hoàn thành
xong hạng mục của mình
yêu cầu xin xác nhận của tổ
trưởng đơn vị mình và nộp
lại lệnh

Lập lệnh sửa chữa
(Y/c bắt buộc phải có chữ
ký xác nhận)

Kiểm tra đồ dung cá nhân
của khách

Kiểm tra các hạng mục cv
trên lệnh sửa chữa và
chuyển lệnh cho tổ trưởng
đơn vị khác tiếp tục thực
hiện công việc.


Kiểm tra hoàn tất các hạng mục

Lên báo giá các hạng
mục, và kế hoạch giao
trả x echo khách

Bàn giao CV cho các tổ trưởng

OK

No

Bàn giao lại cho
phòng kế toán làm
thanh toán cho
khách.

Sau khi khách
thanh toán P. kế
toán viết giấy ra
xưởng cho khách.

Bàn giao đồ dùng
cá nhân cho khách.
P. Bảo vệ thu lại
giấy ra xưởng

Đồ thị 02: Sơ đồ tổng quan chuỗi hoạt động của công ty.
Sau khi tiến hàng các bước quy trình giao nhận xe cho khách hàng chi tiết công việc cho các

bộ phận đã được làm rõ. Nhận xe, kiểm tra lên giá thành cho các hạng mục và được đưa đến
các bộ phận sửa chữa kiểm tra thanh toán cho các bộ phận.

6

Mr. Lâm làm lại lệnh sửa chữa bàn
giao lại

QUY TRÌNH NHẬN XE


1.2.4 Khái quát tình hình sản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian gần đây.
Bảng 0.1: Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian gần đây
(ĐVT: Đồng)
Chỉ tiêu
1. Tổng vốn kinh doanh
2. Tổng chi phí sản xuất kinh doanh
3. Tổng số lao động bình quân
4. Sản lượng hàng hóa, dịch vụ cung
cấp
5. Doanh thu bán hàng và CCDV
6. Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh
7. Lợi nhuận khác
8. Lợi nhuận sau thuế TNDN
9. Thuế TNDN
10. Thu nhập bình quân người lao
động

ĐVT
Tr.đ


Năm 2008
4,000,000,00
0

Năm 2009

Năm
Năm 2010

Năm 2011

6,000,000,000 7,200,000,000 8,120,000,000

Năm 2012
10,210,000,000

Tr.đ

205,234,424

162,052,197

178,793,352

178,756,862

161,987,990

Người


28

30

30

35

38

Chiếc

842

255

601

604

685

Tr.đ

786,012,421

501,296,750

731,433,569


821,757,895

919,100,407

Tr.đ

580,777,997

339,244,553

552,640,217

643,001,033

757,112,417

Tr.đ

7,314,926

7,874,522

24,836,685

8,953,233

13,536,627

Tr.đ


441,069,692

260,339,306

433,107,677

488,965,699

577,986,783

Tr.đ

147,023,231

86,779,769

144,369,226

162,988,566

192,662,261

Tr.đ/người

2,339,323

1,392,491

2,031,760


1,956,566

2,015,571

7


Nhìn vào bảng số 1.1 ta nhận thấy vốn kinh doanh tăng dần đều qua các năm với số vốn tăng
nhiều hơn số vốn ban đầu bỏ ra là 6,210,000,000đ chứng tỏ tình hình kinh doanh của công ty ngày
càng được mở rộng.
Tổng chi phí sản xuất cũng có nhiều thay đổi nhiều nhất là năm 2008 và ít nhất là năm 2012 sự chênh
lệch là 43,246,434đ do năm 2008 gần kề với năm mới kinh doanh của công ty có thể chính sách dành
cho chi phí có nhiều thay đổi.
Tổng số lao động bình quân cũng có nhiều thay đổi số lao động nhiều nhất là năm 2012 và tăng so với
2008 là 10 lao động. Số lao động được dần tăng lên trong khi chi phí lại dần giảm chứng tỏ công ty đã
dần đánh giá được nhu cầu sử dụng lao động
Doanh thu bán hàng cũng thay đổi qua các năm nhiều nhất là năm 2012 chênh lệch so với năm 2009 là
417,803,657đ, chứng tỏ sự đầu tư vốn kinh doanh của công ty mang lại hiệu quả trong sản xuất kinh
doanh.
Lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp cũng thay đổi qua các năm 2012 có lợi nhuận cao nhất trong các
năm chênh lệch tăng so với năm 317,647,476đ. Chứng tỏ tình hình kinh doanh của công ty đã đạt
được bước nào kết quả khả quan.
Thu nhập bình quân lao động trong công ty cũng có nhiều thay đổi tuy nhiên thu nhập bình quân cao
nhất vẫn là của những năm đầu xây dựng năm 2008 chênh lệch giảm so với năm 2009 với số tiền
946,832đ.

8



1.3 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của công ty
1.3.1 Sơ đồ bộ máy quản lý của công ty.

Ban Quản Trị
Giám đốc
Mr. Vũ Xuân Lâm

K.Văn
Phòng

BP.
Máy
Gầm

BP.
May
đệm

BP. Sơn


Đồ thị 0.3 Bộ máy quản lý của công ty
1.3.2 Chức năng của từng bộ phận
Khối văn phòng: Bao gồm phòng ban hành chính nhân sự cũng như phòng kế toán.
Phòng hành chính nhân sự theo dõi tình hình nhân sự của công ty, quan tâm tới những
hoạt động ngoài giờ của nhân viên làm việc tại công ty.
Bộ phận gầm máy: Chịu trách nhiệm về các công việc phần gầm máy .
Bộ phận may đệm: Chịu trách nhiệm các công việc chăm sóc, may đệm ghế, nội thất
của xe.
Bộ phận sơn gò: Chịu trách nhiệm sửa chữa lại các phần méo, móp,... của xe.

1.3.3 Phân tích mối quan hệ giữa các bộ phận
Khối văn phòng ( phòng hành chính-nhân sự) có nhiệm vụ làm báo giá, thanh toán tiền
cho khách hàng khi xe vào xưởng và ra xưởng theo chỉ đạo của xưởng trưởng. Các bộ
phận gò hàn giúp cho bộ phận gầm máy tiện sửa chữa cũng như bộ phận may đệm ghế.
Công việc của các bộ phận khép kín bao gồm cả làm nội thất, ngoại thất và gầm máy
làm đẹp.

9


1.4 Đặc điểm bộ phận kế toán tại công ty
1.4.1 Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty :
Là một đơn vị hạch toán độc lập, có tư cách pháp nhân và quy mô sản xuất kinh doanh
nhỏ, công ty có 03 bộ phận hoạt động. Do vậy để thuận lợi cho việc quản lý thống nhất, lãnh
đạo Công Ty đã chỉ đạo Phòng Tài chính Kế Toán áp dụng hình thức kế toán tập trung. Toàn
bộ công việc kế toán đều tập trung về phòng kế toán của Công Ty. Tại các bộ phận không tổ
chức bộ phận kế toán riêng mà chỉ thống kê, tập hợp số liệu ban đầu theo yêu cầu của kế toán
trưởng, định kỳ gửi về phòng kế toán làm thủ tục thanh toán chi phí.
Đồ thị 0.4 : tổ chức bộ máy kế toán tại công ty

Kế toán trưởng

Kế toán thanh toán,

Kế toán tổng hợp

Kế toán thuế, ngân hàng

Kế toán vật tư,
TSCĐ, thủ quỹ.


- Kế toán trưởng : Là người chịu trách nhiệm tổ chức điều hành bộ máy kế toán toàn
công ty, chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc chấp hành đúng các chế độ kế toán và chính
sách của Nhà nước. Kế toán trưởng làm tham mưu cho giám đốc về tình hình tài chính, kế
toán, tìm nguồn đáp ứng yêu cầu của hoạt động kinh doanh của công ty kịp thời và hiệu quả.
Kế toán tổng hợp : Tập hợp toàn bộ chứng từ tài liệu của phòng kế toán, xác định doanh thu
và giá vốn hàng bán, tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm: Có nhiệm vụ tập
hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp( TK621 ), chi phí nhân công trực tiếp( TK622 ), chi phí
sản xuất chung( TK627 )phân bổ cho từng tài khoản, tính giá thành sản phẩm. Trích nộp các
khoản như BHXH, BHYT, CPCĐ, các khoản dự phòng cho các đối tượng sử dụng có liên
quan,. định kỳ lập các kế hoạch tài chính, kế hoạch vốn lưu động đồng thời làm báo cáo quyết
toán theo Quý và báo cáo quyết toán năm trình kế toán trưởng, giám đốc điều hành và hội
đồng quản trị công ty.
- Kế toán thanh toán: Trực tiếp theo dõi, xử lý các số liệu thông tin, dữ liệu thuộc
phạm trù thanh toán như thu – chi, làm cả phần việc của kế toán ngân hàng và theo dõi công

10


nợ: Trực tiếp theo dõi tiền vay, tiền gửi của đơn vị, giao dịch tại ngân hàng, theo dõi đối chiếu
công nợ phải thu, phải trả đối với khách hàng.
- Kế toán vật tư, tài sản cố định :theo dõi tình hình tăng (giảm) tài sản cố định, trích
khấu hao cho đối tượng sử dụng kiêm luôn thủ quỹ: Là người chuyên thu tiền, chi tiền khi có
các nghiệp vụ liên quan tới tiền mặt phát sinh, hàng ngày lập sổ quỹ tiền mặt và đối chiếu sổ
tồn quỹ với kế toán thanh toán, kết hợp với kế toán thanh toán tiến hành kiểm kê quỹ hàng
tháng và khi có lệnh đột xuất.
Nhìn chung, mô hình quản lý bộ máy kế toán của công ty là phù hợp với yêu cầu quản
lý và đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty.
1.4.2. Tổ chức sổ kế toán :
1.4.2.1 - Hình thức ghi sổ kế toán áp dụng tại công ty

Công ty sử dụng niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc niên độ vào ngày
31/12 hàng năm.
Công ty sử dụng tiền Việt Nam làm đơn vị tiền tệ dùng ghi sổ kế toán là VNĐ.
Các công ty kinh doanh vận tải biển có đặc điểm chung là chứng từ đơn giản gọn nhẹ.
Vì thế hình thức kế toán áp dụng tại công ty là hình thức Nhật ký – Sổ cái. Hình thức Nhật ký
– Sổ cái bao gồm các loại sổ sau:
- Số Kế toán tổng hợp : Sử dụng 01 sổ duy nhất là Nhật ký – Sổ cái ( Mẫu số S01 – DN ) .
- Sổ kế toán chi tiết :

11


th 0.5 : Trỡnh t ghi s k toỏn theo hỡnh thc Nht ký S cỏi

Chứng từ gốc ;
Bảng tổng hợp chứng từ gốc

Sổ quỹ

Nhật ký - Sổ cái

Sổ kế toán chi
tiết

Bảng tổng hợp chi
tiết

Báo cáo kế toán

Ghi chú:

12


Căn cứ trực tiếp để ghi vào Nhật ký – Sổ cái là các chứng từ gốc và bảng tổng hợp chứng từ gốc.
Kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết được tách rời nhau trên hai hệ thống sổ kế toán (Nhật ký – Sổ cái và
các sổ kế toán chi tiết). Việc đối chiếu kiểm tra số liệu giữa kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết được thực
hiện bằng cách đối chiếu giữa Nhật ký – Sổ cái với các bảng tổng hợp chi tiết ( lập từ các sổ kế toán chi
tiết tương ứng). Việc kiểm tra đối chiếu số liệu giữa các tài khoản Tổng hợp được thực hiện ngay trên
Nhật ký – Sổ cái, do đó không cần lập bảng đối chiếu số phát sinh các tài khoản.
Hình thức kế toán Nhật ký – Sổ cái ít sổ kế toán; giảm được khối lượng ghi sổ ; thường được áp
dụng thích hợp với các loại hình doanh nghiệp có quy mô nhỏ, sử dụng ít tài khoản tổng hợp.
1.4.3 - Hệ thống tài khoản kế toán áp dụng tại công ty.
Hệ thống tài khoản kế toán áp dụng trong doanh nghiệp hiện nay được vận dụng từ hệ thống tài
khoản thống nhất chuẩn theo chế độ kế toán quốc tế và quốc gia ban hành theo quyết định số
15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính.

1.4.3.1. Nguyên tắc ghi nhận các khoản tiền và các khoản tương đương tiền
các nghiệp vụ kinh tế được ghi nhận và lập báo cáo theo đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán.
Tài khoản áp dụng : TK 111, 112 ...
1.4.3.2. Chính sách kế toán đối với hàng tồn kho:
- Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho: ghi nhận theo giá gốc.
- Phương pháp tính giá hàng tồn kho: theo phương pháp đích danh.
- Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: theo phương pháp kê khai thường xuyên.
- Tài khoản áp dụng : TK 152, 153....
1.4.3.3. Nguyên tắc ghi nhận và khấu hao TSCĐ, BĐS đầu tư: khấu hao theo phương pháp đường
thẳng.
Tài khoản áp dụng : TK 211, 213, 214 ...
1.4.3.4. Nguyên tắc ghi nhận vốn hoá và các khoản chi phí:
- Nguyên tắc ghi nhận chi phí đi vay: ghi nhận vào chi phí sản xuất trongkỳ trừ đi được vốn hoá
theo quy định.

- Tỉ lệ vốn hoá được sử dụng để xác định chi phí đi vay được vốn hoá trong kỳ.
Tài khoản áp dụng : TK 241, 242, 311, 341...
1.4.3.5. Nguyên tắc ghi nhận chi phí phải trả:
Chi phí công tác tại đơn vị, chi phí dịch vụ mua ngoài, thuế và các khoản phải nộp nhà nước được tính
theo phương pháp khấu trừ kê khai thường xuyên :
Tài khoản áp dụng : TK 642, 333, 338 ...

13


1.4.3.6. Nguyên tắc ghi nhận vốn chủ sở hữu:
- Nguyên tắc ghi nhận vốn đầu tư cuả CSH, thặng dư vốn cổ phần, vốn khác của vốn chủ sở hữu
ghi nhận theo số vốn thực góp của cổ đông.
- Nguyên tắc ghi nhận chênh lệch đánh giá lại tài sản.
- Nguyên tắc ghi nhận lợi nhuận chưa phân phối.
Tài khoản áp dụng : 411, 412, 421, 419...
1.4.3.7. Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận doanh thu:
- Doanh thu bán hàng: ghi nhận theo giá thực tế xuất hoá đơn bán hàng.
- Doanh thu CCDV:
- Doanh thu hoạt động tài chính: ghi doanh thu tuân thủ quy định tại chuẩn mực 14.
Tài khoản áp dụng : TK 511, 515, 711...
1.4.3.8. Nguyên tác ghi nhận chi phí tài chính:
Tổng chi phí tài chính phát sinh trong kỳ.
Tài khoản áp dụng : TK 635.
-

Do công ty cổ phần ĐTTM và Dịch Vụ Ô Tô Liên Việt áp dụng kế toán hàng tồn kho theo phương
pháp KKTX nên không sử dụng một só tài khoản như TK 611. 631...

-


Còn sử dụng một số tài khoản khác...

14


PHẦN 2 THỰC TẾ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIÊN LƯƠNG VÀ CÁC
KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐTTM
VÀ DỊCH VỤ Ô TÔ LIÊN VIỆT
2. 1 Lao động và phân loại lao động tại công ty :
Công ty Cổ phần ĐTTM và Dịch Vụ Ô Tô Liên Việt là công ty hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ là
chủ yếu. Vì vậy, lao động tại công ty gồm 02 loại lao động là lao động trực tiếp và lao động gián tiếp, cả
lao động phổ thông và lao động có trình độ chuyên môn cao.
Tính đến thời điểm cuối tháng 04/2013 công ty có 47 người lao động trong đó có 42 lao động nam
và 06 lao động nữ. Trong quá trình phân công lao động đã có sự hoàn thiện lớn mạnh, cụ thể sự hoàn
thiện đó được cơ cấu hoá tỷ lệ, số lượng lao động được phân bố ở các bộ phận như sau:
Bảng 02: Phản ánh tình hình cơ cấu lao động của công ty trong năm 2013
Năm 2013 (06 tháng đầu năm)
STT

Loại Lao Động
Số lượng
Tổng số lao động

1

Nam
Nữ

2

3

44

100

39

80

5

20

8

Lao động gián tiếp
Lao động trực tiếp

Tỷ lệ % so với tổng số

36

10
90

Ngoài số lao động chính thức trong danh sách hàng năm công ty còn phải ký hợp đồng lao động
với khoản vài chục lao động thuê ngoài khi lao động trong công ty nghỉ việc ngắn hạn.

2 .2 Kế toán chi tiết tiền lương:

2.2.1. Hạch toán lao động :
2.2.1.1 Hạch toán số lượng lao động:

Công ty Cổ phần ĐTTM và Dịch Vụ Ô Tô Liên Việt có đội ngũ lao động đồi dào và cơ cấu lao động
hợp lý đáp ứng đủ số lượng lao động cần thiết cho cả đơn vị và các bộ phận phòng ban. Chỉ tiêu số lượng

15


lao động của công ty được phản ánh trên sổ sách lao động gồm có lao động dài hạn và lao động tạm thời,
lao động gián tiếp và lao động trực tiếp. Chứng từ ban đầu về tuyển dụng lao động tức là các hợp động
lao động. Mọi sự biến động về lao động phải được ghi chép kịp thời làm căn cứ cho việc tính lương phải
trả và các chế độ khác cho người lao động được dúng và kịp thời.
2.2.1.2. Hạch toán thời gian lao động:
Hạch toán sử dụng lao động và đảm bảo ghi chép, phản ánh kịp thời chính xác số ngày công, giờ
công làm việc thực tế hoặc ngừng sản xuất, nghỉ việc của từng đối tượng lao động trong công ty.
Chứng từ công ty sử dụng để hạch toán thời gian lao động là bảng chấm công. Bảng chấm công
được ghi chép thường xuyên và công khai. Bảng chấm công ghi chép thời gian lao động thực tế làm việc,
nghỉ việc vắng mặt. Nếu trường hợp ngừng việc xẩy ra thì được phản ánh vào biên bản làm việc trong đó
ghi rõ thời gian ngừng việc thực tế của mỗi lao động, nguyên nhân ngừng việc và người chịu trách nhiệm
để làm căn cứ tính lương và xử lý thiệt hại xảy ra.
- Đối với bộ phận công nhân viên trực tiếp sản xuất được theo dõi ngày công lao động ở phòng tổ
chức công ty. Lập cho mỗi bộ phận sản xuất 01 bảng chấm công do tổ trưởng trực tiếp chấm. Cuối tháng
bảng này được nộp về phòng tổ chức và tiến hành đối chiếu ghi chép ngày công cho từng người lao động
vào sổ lao động. Sau đó được chuyển lên phòng tài vụ.
- Đối với nhân viên văn phòng công ty: Bảng chấm công được lập riêng cho từng phòng ban và
trưởng phòng trực tiếp chấm công. Cuối tháng căn cứ vào bảng chấm công với kết quả lao động trong
tháng để tính lương cho từng người.
Tại công ty Cổ phần ĐTTM và Dịch Vụ Ô Tô Liên Việt hạch toán thời gian lao động được thể
hiện qua bảng chấm công và bảng thanh toán lương của phòng kế toán tài vụ và các bộ phận. Trên cơ sở

bảng chấm công ở các phòng ban và các bộ phận kế toán lập bảng thanh toán tiền lương từng bộ phận và
văn phòng công ty.
2.2.2. Hạch toán kết quả lao động
Hạch toán kết quả lao động là việc hạch toán lao động phản ánh chính xác công việc hoàn thành
của từng lao động để làm căn cứ tính lương, thưởng và kiểm tra tiền lương phải trả đã phù hợp với kết
quả lao động thực tế, tính toán chính xác năng suất lao động, kiểm tra định mức lao động.
Để hạch toán kết quả lao động công ty sử dụng các chứng từ theo quyết định số 15/2006/QĐ BTC của Bộ trưởng Bộ tài chính như: Phiếu xác nhận công việc hoàn thành, hợp đồng giao khoán…Các
chứng từ này do người lao động lập và có đầy đủ chữ ký của những người liên quan. Đây là cơ sở để
thanh toán tiền lương cho người lao động.

16


Trường hợp khi xảy ra hư hỏng mất mát hàng hoá thì người phụ trách phải lập báo cáo làm căn cứ
lập biên bản xử lý.

2.3 Kế toán chi tiết tiền lương và các khoản trích theo lương
Các hình thức trả lương và chế độ tiền lương tại công ty.
Công ty Cổ phần ĐTTM và Dịch Vụ Ô Tô Liên Việt xây dựng bảng lương theo quy định của công
ty.
Hiện tại công ty áp dụng hai thình thức trả lương đó là trả lương theo thời gian đối với mỗi nhân viên khi kí
hợp đồng lao động ( Ngắn hạn và dài hạn) đều có 1 mức lương cụ thể và được tăng lương trong quá trình
làm việc tại công ty.
2.3.1. Lương thời gian:
Lương thời gian được xác định căn cứ vào thời gian làm việc và tháng lương của người lao động.
Tiền lương thời gian có thể tính theo tháng, theo ngày, theo giờ được gọi là lương tháng, lương ngày,
lương giờ.
Trong tháng tiền lương của bộ phận gián tiếp được xác định trên cơ sở bảng chấm công thực tế
được ghi hàng ngày do các phòng ban lập cuối tháng.
Các phòng ban gửi bảng chấm công cho phòng tổ chức kiểm tra tính hợp lệ của bảng chấm công và

các giấy tờ kèm theo như: Giấy xin phép, phiếu nghỉ hưởng BHXH... Sau đó, chuyển cho phòng kế toán
công ty. Kế toán dựa trên chế độ tiền lương của nhà nước và các quy định thực tế phải trả cho bộ phận
gián tiếp của công ty.
2.3.2 Quỹ BHXH.
Quỹ BHXH được hình thành nhằm mục đích trả lương cho người lao động khi nghỉ hưu hoặc giúp
đỡ cho người lao động trong các trường hợp ốm đau, tai nạn, mất sức lao động, phải nghỉ việc... Quỹ
BHXH được hình thành bằng cách tính thêm vào chi phí sản xuất kinh doanh theo tỷ lệ quy định của tiền
lương phải trả cho người lao động. Theo chế độ hiện hành, hàng tháng doanh nghiệp trích lập quỹ BHXH
theo tỷ lệ 24% tiền lương . Trong đó 17% tính vào chi phí sản xuất kinh doanh các bộ phận sử dụng lao
động, còn lại 7% tính trừ vào lương của người lao động. Số tiền thuộc quỹ BHXH được nộp lên cơ quan

quản lý BHXH để chi trả cho các trường hợp nghỉ hưu, mất sức lao động, tiền tuất.... Các khoản chi cho
người lao động khi bị ốm đau, thai sản.... Được thanh toán theo chứng từ phát sinh thực tế.
2.3.3 Quỹ BHYT
Quỹ BHYT được hình thành từ việc trích theo tỷ lệ quy định tính theo tiền lương cơ bản của người
lao động trong tháng. Theo chế độ hiện hành quỹ BHYT đuợc trích theo tỷ lệ 4.5% trên lương của người
lao động trong đó doanh nghiệp tính vào chi phí 3% người lao động chịu 1.5% được trừ vào lương.
Quỹ BHYT được nộp cho cơ quan BHYT, dùng để tài trợ viện phí và tiền thuốc men cho người lao
động khi ốm đau phải vào viện.

17


2.3.4 Kinh phí công đoàn (KPCĐ)
KPCĐ được sử dụng cho hoạt động bảo vệ quyền lợi của người lao động trong doanh nghiệp theo
quy định một phần KPCĐ được sử dụng cho hoạt động công đoàn tại doanh nghiệp, phần còn lại nộp cho
cơ quan công đoàn cấp trên.
KPCĐ cũng được hình thành do doanh nghiệp tính vào chi phí sản xuất kinh doanh theo tỷ lệ quy
định. Theo chế độ hiện hành KPCĐ được trích hàng tháng bằng 1% tiền lương phải trả cho người lao động,
người lao động là 1%. Toàn bộ KPCĐ được tính hết vào chi phí sản xuất kinh doanh của bộ phận sử dụng

lao động trong doanh nghiệp.
2.3.5 Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN)
BHTN được sử dụng cho hoạt động bảo vệ quyền lợi của người lao động trong doanh nghiệp sau
khi nghỉ việc mà chưa tìm được việc làm. Theo chế độ hiện hành của BHTN được trích hàng tháng 2%
tính vào chi phí công ty.
2.3.6 Quỹ lương:
Là toàn bộ số tiền phải trả cho tất cả các lao động mà doanh nghiệp sử dụng và quản lý kể cả trong và
ngoài danh sách lao động của công ty. Quỹ lương được chia thành:
- Tiền lương tháng- Tiền lương trả cho người lao động sản xuất sản phẩm trong thời gian ngừng việc vì
các nguyên nhân khách quan như thiết bị máy móc hỏng, mất điện…
- Tiền lương trả cho người lao động nghỉ phép định kỳ, nghỉ theo chế độ của Nhà nước.
- Các loại tiền thưởng thường xuyên.
- Các loại phụ cấp như phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp hỗ trợ các phòng ban, phụ cấp kinh nghiệm, phụ cấp
thâm niên, phụ cấp điện thoại, phụ cấp xăng xe cá nhân. Mức phụ cấp căn cứ vào mức độ yêu cầu của
công việc và khả năng hoàn thành công việc của từng người lao động.
2.3.6.1. Tính lương phải trả người lao động:
Thông thường hàng tháng công ty tiến hành trả lương cho cán bộ công nhân viên 01 lần, thanh
toán hết. Trường hợp có công việc đột xuất, cá nhân có thể làm giấy ứng trước tiền lương.

* Phương pháp tính lương theo hệ số áp dụng cho người lao động
có trình độ từ trung cấp trở lên đang làm việc tại Văn phòng công ty,
Công thức tính:
Mức lương phải trả
hàng tháng

=

Lương
tháng


+

Phụ cấp (nếu
có)

Ví dụ: Tính lương cô Nhung phòng kế toán tài vụ
Lương tháng là 5.123.000đ
Ngày công / tháng: 26 ngày

18

-

Các khoản
giảm trừ


Lương = 5.123.000 đồng
Lương ngày = 5.123.000/26= 197.000 đồng
Lương tháng được hưởng :
= 5.123.000 + phụ cấp + Tiền điện thoại + công tác phí- Các khoản giảm trừ trong tháng (BHXH,
BHYT)
BHXH = 5.123.000 *7% = 358.610 đồng
BHYT = 5.123.000 *1,5% = 76.845, đồng
BHTN= 5.123.000 *1% = 51.230 đồng
Tiền điện thoại là : 100.000đ
Lương = 5.123.000 +100.000 (358.610 +76.845+51.230)=4.736.315 đồng
Các lao động hợp đồng ngắn hạn hoặc thuê ngoài thì không thu các

khoản như BHXH,


BHYT,ĐPCĐ...
2.3.6.2. Tính các khoản trích theo lương
Căn cứ Nghi quyết số 94/2005/NĐ-CP ra ngày 07/09/2006 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư
số 12/2007/TTBLĐ-TBXH ngày 06/06/2007 của Bộ LĐTBXH hướng dẫn điều chỉnh tiền lương và phụ
cấp lương trong doanh nghiệp.
Tính BHXH, BHYT, theo quy định của pháp luật, căn cứ vào các chứng từ thực tế như phiếu nghỉ
hưởng BHXH, bảng thanh toán BHXH, danh sách người lao động được hưởng trợ cấp BHXH.
Đối tượng ốm đau:
- Người lao động nghỉ việc do ốm đau, tai nạn rủi ro mà có xác nhận của tổ chức y tế quy định thì
được hưởng chế độ ốm đau.
- Người lao động nghỉ việc do tự huỷ hoại sức khoẻ như: say rượu, dùng chất ma tuý thì không
được hưởng chế độ ốm đau.
- Điều lệ BHXH quy định thời gian tối đa của người lao động được hưởng trợ cấp ốm đau như sau:
 Người lao động làm việc trong điều kiện bình thường.
 Người lao động đóng BHXH dưới 15 năm thì được hưởng 30 ngày trong một năm
 Người lao động đóng BHXH dưới 15 năm thì được nghỉ 40 ngày trong một năm.
 Người lao động mắc bệnh cần điều trị dài ngày theo danh mục do bộ y tế quy định thì thời
gian được hưởng trợ cấp ốm đau tối đa là: 180 ngày trong một năm
- Người lao động nghỉ chăm sóc con ốm:
 Người lao động có con thứ nhất, thứ hai dưới 7 tuổi bị ốm đau có yêu cầu của tổ chức y tế phải nghỉ
việc để chăm sóc con ốm thì được hưởng trợ cấp BHXH

19


 Trường hợp cả bố và mẹ đều tham gia BHXH thì chỉ một người được hưởng BHXH trong thời
gian chăm sóc con ốm dưới 3 tuổi thì được nghỉ 20 ngày trong một năm.
 Con từ 3 - 7 tuổi thì được nghỉ 15 ngày trong một năm.
Chế độ thai sản.

- Đối tượng hưởng trợ cấp thai sản:
 Lao động nữ có thai sản sinh con lần thứ nhất, thứ hai khi nghỉ việc (theo điều 11,12), điều lệ
BHXH thì được nghỉ việc hưởng trợ cấp thai sản.
 Trường hợp sinh con lần thứ nhất, thứ hai thuộc các đối tượng trên mà con chết thi lần sinh sau thì
được hưởng thai sản theo quy định trên.
- Thời gian hưởng trợ cấp:
 Người lao động làm việc trong điều kiện bình thường thời gian nghỉ trước và sau khi sinh con là 4
tháng hưởng trợ cấp BHXH.
 Nếu sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi mỗi người mẹ được nghỉ thêm 30 ngày.
 Trường hợp sau khi sinh con dưới 60 ngày tuổi bị chết thì người mẹ được nghỉ 75 ngày kể từ ngày
sinh con.
 Nếu con từ 60 ngày tuổi trở lên bị chết thì người mẹ được nghỉ 15 ngày kể từ ngày con chết.
 Khi thời gian nghỉ sinh con theo quy định, nếu người mẹ có nhu cầu nghỉ thêm với điều kiện phải
được người chủ sở hữu lao động chấp thuận nhưng không được hưởng trợ cấp BHXH.
- Mức trợ cấp
 Trợ cấp ốm đau:
Căn cứ vào điều 9, điều lệ BHXH quy định. Mức trợ cấp ốm đau nghỉ việc để chăm sóc con ốm đau
được hưởng trợ cấp bằng 75% mức tiền lương làm căn cứ đóng BHXH trước lúc nghỉ ốm (không kể ngày
lễ, thứ bảy, chủ nhật).
 Cách tính trợ cấp nghỉ ốm:
Trợ cấp nghỉ
ốm đau
 Trợ cấp thai sản:

=

Tiền lương đóng BHXH của
tháng trước khi nghỉ
26 ngày


x

75% x

Số ngày
nghỉ

Căn cứ vào khoản 2 điều 11 nghị định số 01/2003/NĐ- CP ngày 19/01/2003 của chính phủ và điều
1 mục 11 thông tư số 07/2003/TT - BLĐTBXH ngày 12/03/2003 BLĐTBXH mức trợ cấp thai sản trong
thời gian nghỉ bằng 100% mức tiền lương làm căn cứ đóng BHXH trước khi nghỉ, ngoài ra khi sinh con
còn được hưởng trợ cấp một lần bằng lương đóng BHXH.
 Cách tính trợ cấp nghỉ thai sản:

20


Trợ cấp nghỉ thai sản

=

Tiền lương đóng BHXH của
tháng trước khi nghỉ

x

Số tháng nghỉ
sinh con

Chứng từ sử dụng:
Cán bộ CNV khi ốm đau, nghỉ thai sản thì cần phải có các chứng từ sau:

- Y khám chữa bệnh.
- Giấy nhập viện.
- Phiếu hội chuẩn của bệnh viện xác định mức bệnh cần điều trị dài ngày.
Trình tự hạch toán:
- Căn cứ chế độ quy định tại điều lệ BHXH, căn cứ vào chứng từ nghỉ ốm đau, thai sản của người
lao động, đơn vị sử dụng lao động tập hợp theo giấy chứng nhận nghỉ hưởng BHXH và phần thanh toán
trợ cấp BHXH, bảng tổng hợp ngày nghỉ và trợ cấp BHXH, để đến cơ quan BHXH thanh toán chế độ lao
động cho người lao động.
- Căn cứ vào chế độ BHXH đã nêu trên, kế toán tiến hành việc thanh toán, tính mức trợ cấp ốm
đau, thai sản... cho cán bộ CNV trong kỳ.

2.3.6.3 Kế toán chi tiết tiền lương và các khoản trích theo lương
Tài khoản sử dụng :
Tài khoản 334 – Phải trả người lao động
Tài khoản 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp
Tài khoản 622 – Chi phí Nhân công trực tiếp sản xuất.

21


Kết cấu TK334
*Tác dụng: phản ánh các khoản phải trả CNV và tình hình thanh toán các khoản tiền lương, tiền
thưởng, các khoản thuộc trách nhiệm của CNV.
Số dư đầu kỳ: Phản ánh số tiền lương
phải trả đầu kỳ.
- Các khoản lương đã trả cho người lao - Các khoản tiền lương và các khoản có
động

tính chất lương còn phải trả cho người lao


- Các khoản khấu trừ vào lương của người động.
lao động như BHXH, BHYT, CPCĐ.
- Các khoản tiền lương và thu nhập của
người lao động chưa lĩnh chuyển sang các
khoản thanh toán khác
Dư nợ (nếu có): Số tiền trả thừa cho người

Dư có: Các khoản lương của người lao

lao động.

động chưa trả các kỳ

2.3.6.4. Kế toán tiền lương tại công ty Cổ phần ĐTTM và Dịch Vụ Ô Tô Liên Việt
- Cuối tháng căn cứ vào Bảng tính lương do phòng tổ chức lao động cấp kế toán tiến hành tính toán các
khoản tiền lương của cán bộ công nhân viên trong công ty.
- Viết phiếu chi lương hoặc làm chung vào bảng thanh toán của bộ phận
Trình tự kế toán các nghiệp vụ chủ yếu :
*. Hàng tháng tính tiền lương và các khoản phụ cấp theo quy định phải trả cho người lao động và
phân bổ cho các đối tượng. Kế toán ghi:
Nợ TK 622 : Tiền lương trả cho CN trực tiếp sản xuất sản phẩm
Nợ TK 642: Tiền lương trả cho NV quản ký DN
Có TK 334 : Tổng tiền lương phải trả trong tháng
*. Xác định số tiền thưởng trả cho người lao động:
Nợ Tk 431(4311): Thưởng thi đua từ quỹ khen thưởng
Nợ TK 622,,642: Thưởng tính vào chi phí kinh doanh
Có TK 334: Tổng số tiền thưởng phải trả
- Khi trả thưởng bằng tiền:
Nợ Tk 334


22


Có TK111, 112
*. Trích BHXH, BHYT người lao động chịu
Nợ TK 334
Có Tk 338(3383, 3384)
*. Tính tiền BHXH phải trả người lao động
- Trường hợp doanh nghiệp được giữ lại 1 phần BHXH để trực tiếp chi tại doanh nghiệp thì số
phải trả trực tiếp cho CNV.
Nợ Tk 338(3383)
Có Tk 334
- Trường hợp doanh nghiệp phải nộp toàn bộ số trích BHXH cho cơ quan

BHXH để trả cho

CNV và thanh quyết toán khi nộp các khoản kinh phí này đối với cơ quan BHXH.
Nợ TK 138(1388)
Có TK 334
*. Tính tiền lương nghỉ phép thực tế trả cho người lao động
- TH: DN thực hiện trích trước tiền lương nghỉ phép cho người lao động
Mức trích lập:
Mức trích trước hàng
tháng theo kế hoạch

Tỷ lệ
trích lập

=


=

Tiền lương chính thực tế
phải trả cho CN trực tiếp
trong tháng

x

Tỷ lệ
trích
trước

Tổng số tiền lương nghỉ phép
theo kế hoạch năm của CNSX
TổngTiền lương chính phải trả theo kế
hoạch năm của CNSX giờ

- Khi trích trước tiền lương nghỉ phép
Nợ TK 622: Chi phí nhân công trực tiếp
Có TK 335: Chi phí phải trả
- Khi thực tế phát sinh
Nợ TK 335: Chi phí phải trả
Có TK 334: Phải trả người lao động
TH: DN không thực hiện trích trước tiền lương nghỉ phép cho người lao động
Nợ TK 622: Tiền lương cho CN trực tiếp sản xuất sản phẩm
Nợ TK 642: Tiền lương cho CN quản lý doanh nghiệp
Có TK 334: Số tiền phải trả cho người lao động

23


x 100%


*. Khấu trừ vào lương của CNV và người lao động các khoản tiền tạm ứng chi không hết, tài sản
thiếu phải bồi thường, BHXH, BHYT.
Nợ TK 334
Có TK 141
Có TK 138(1381)
Có TK 338(3383, 3384)
*. Khi tính thuế Thu nhập cá nhân(TNCN)
Nợ TK 334
Có TK 333(3335- Thuế TNCN)
*. Khi thanh toán tiền lương cho CNV
- Nếu thanh toán bằng tiền:
Nợ TK 334: Phải trả người lao động
Có TK 111, 112

TK334

TK622, 627, 241,
641, 642
Tính tiền lương phải
trả cho người lao
tiềnNợlương
và Giá
cácvốn
khoản
phải
TK 632:
vật tư,

hàng hoá.
động
trả cho ngời lao động
Có TK 152, 153, 154, 155.
TK138, 338,
TK431(431
Ghi nhận giá thanh toán :
141
1)
Tính tiền lương phải trả
Các khoản khấu trừ vào
Nợ TK 334: Phải trả người lao động
cho người lao động từ
lương như các khoản bắt
TK 512:
Doanh
bồi Có
thường,
tạm
ứngthu nội bộ quỹ khen thưởng
TK512
Có TK 3331: Thuế GTGT phải nộp
TK338(3383
*. Đến hết Trả
kỳ trả
lươngthưởng
của côngvànhân
) thành các khoản
lương,
các chưa lĩnh, kế toán chuyển lương chưa lĩnh

Tính BHXH phải trả cho
khoản
phải trả phải nộp
khác,khác
ghi: cho người
người lao động
lao động bàng SP, HH
TK111,
Nếu thanh toán bằng vật tư, hàng hoá.
112
Thanh
hoặc
trước
Ghi nhận
giá toán
vốn của
vậtứng
tư, hàng
hoá:

Nợ TK 334: Phải trả người lao động

TK3331

Có TK 338(3388)

Thuế GTGT
phải nộp
Đồ thị 06: Sơ đồ kế toán TK334 – Phải trả, phảiTK335
nộp khác

TK338(3383,
3384)
Các khoản khấu trừ vào
lương về BHXH, BHYT
TK333(333
5)
Thuế thu nhập cá nhân
trừ vào lương
(khấu trừ tại nguồn)

24

Tính tiền lương
ghỉ phép thực tế
phải trả cho công
nhân sản xuất
(nếu có trích
trước tiên lương
nghỉ phép)

TK622

Khi trích
trước tiền
lương nghỉ
phép của
công nhân
sản xuất



2.3.6.5 - Kế toán tổng hợp các khoản trích theo lương
Chứng từ sử dụng
Hạch toán các khoản trích theo lương kế toán sử dụng các chứng từ sau:
- Phiếu nghỉ hưởng BHXH, giấy chứng nhận nghỉ hưởng BHXH( C03-BH)
- Bảng thanh toán BHXH, danh sách người lao động hưởng trợ cấp BHXH.
- Bảng thanh toán tiền thưởng( Mẫu số: 03 – LĐTL )
Tài khoản sử dụng
Tài khoản 338 : Phải trả , phải nộp khác
- Công dụng: Tài khoản này dùng để phản ánh tình hình thanh toán về các khoản phải trả, phải
nộp cho cơ quan pháp luật, cho các tổ chức đoàn thể xã hội, cho cấp trên về KPCĐ, BHXH, BHYT, các
khoản khấu trừ vào lương. Và cũng được dùng để hạch toán doanh thu nhận trước về các dịch vụ đã cung
cấp cho khách hàng, chênh lệch đánh giá lại tài sản đưa đi góp vốn và các khoản chênh lệch giá phát sinh
trong giao dịch bán, thuê tài sản…

25


×