Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

Báo cáo thực tập thực tế tại Doanh nghiệp sản xuất và Thương Mại Hoàng Mai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (141.19 KB, 27 trang )

LỜI MỞ ĐẦU

1/ Sự cần thiết của đề tài.
Ngày nay chúng ta đang chứng kiến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nước nhà từ một
nền kinh tế dựa vào nông nghiệp là chủ yếu sang một nền kinh tế có tỷ trọng nông
nghiệp là chủ yếu sang một nền kinh tế có tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ khá cao,
dựa trên nền tảng của nền kinh tế tri thức và xu hướng gắn liền với nền kinh tế toàn
cầu. Chính sự chuyển dịch này đã tạo điều kiện và cơ hội thuận lợi cho nhiều ngành
kinh tế phát triển. Song song với điều đó cũng có nhiều vấn đề phải đặt ra cho doanh
nghiệp, đòi hỏi các doanh nghiệp phải biết tự vận động để hòa nhập với nền kinh tế
toàn cầu, tránh nguy cơ bị đào thải theo quy luật của nền kinh tế thị trường.
2/ Mục tiêu nghiên cứu của đề tài.
3/ Phương pháp nghiên cứu.
4/ Phạm vi và giới hạn của đề tài.
5/ Nội dung nghiên cứu đề tài.
Chương 1 :
Chương 2:
Chương 3: Nhận xét và kiến nghị
Do thời gian thực tập tại công ty có hạn chế cũng như kiến thức chuyên môn và
kinh nghiệm thực tế còn ít nên chuyên đề này còn nhiều hạn chế, thiếu sót. Em mong
các Thầy Cô khoa Kế toán – Kiểm toán, Ban giám đốc và anh chị cán bộ Doanh nghiệp
sản xuất – thương mại Hoàng Mai đóng góp ý kiến để em hoàn thành khóa luận này.
Em xin chân thành cảm ơn!


CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN TỔNG HỢP
I. Kế toán quá trình cung cấp
1. Kế toán nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ
1.1 Khái niệm
Vật liệu là một trong những yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất kinh doanh, tham gia
thường xuyên và trực tiếp vào quá trình sản xuất sản phẩm, ảnh hưởng trực tiếp đến


chất lương của sản phẩm được sản xuất.
Vật liệu là đối tượng lao động nên có các đặc điểm: tham gia vào một chu kỳ sản xuất,
thay đổi hình dáng ban đầu sau quá trình sử dụng và chuyển toàn bộ giá trị vào giá trị
của sản phẩm được sản xuất ra.
Thông thường trong cấu tạo của giá thành sản phẩm thì chi phí về vật liệu chiếm tỷ
trọng khá lớn, nên việc sử dụng tiết kiệm vật liệu và sử dụng đúng mục đích, đúng kế
hoạch có ý nghĩa quan trọng trong việc hạ thấp giá thành sản phẩm và thực hiện tốt kế
hoạch sản xuất kinh doanh.
Công cụ dụng cụ là các loại tư liệu lao động được sử dụng cho các hoạt động sản xuất
kinh doanh khác nhau nhưng không đủ tiêu chuẩn trở thành tài sản cố định.
1.2 Tài khoản sử dụng
Tài khoản 152 “nguyên liệu, vật liệu”
Tài khoản 153 “ công cụ, dụng cụ”
2 Kế toán tài sản cố định
a. Khái niệm
Tài sản cố định là những tài sản có giá trị lớn, thời gian sử dụng dài, khi
tham vào quá trình sản xuất nó sẽ bị hao mòn dần và giá trị của nó được
chuyển dịch từng phần vào chi phí sản xuất kinh doanh nhưng vẫn giữ
nguyên hình thái vật chất ban đầu cho đến khi bị hư hỏng.
b. Tài khoản sử dụng
Tài khoản 211 “ tài sản cố định hữu hình”
Tài khoản 212 “ tài sản cố định thuê tài chính”
Tài khoản 213 “ tài sản cố định vô hình”
Tài khoản 214 “ hao mòn tài sản cố định”
2. Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
a. Khái niệm
Tiền lương là biểu hiện bằng tiền của giá trị sức lao động mà người lao động
đã bỏ ra trong quá trình sản xuất kinh doanh và được thanh toán theo kết quả
cuối cùng. Tiền lương là nguồn thu nhập chủ yếu của người lao động, vừa là
một yếu tố chi phí cấu thành nên giá trị các loại sản phẩm, lao vụ, dịch vụ.

Do đó việc chi trả tiền lương hợp lý, phù hợp có tác dụng tích cực thúc đẩy
người lao động hăng say trong công việc, tăng năng suất lao động, đẩy
nhanh tiến bộ khoa học kỹ thuật. Các doanh nghiệp sử dụng có hiệu quả sức
lao động nhằm tiết kiệm chi phí tăng tích lũy cho đơn vị.


Gắn chặt với tiền lương là các khoản trích theo lương gồm bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y
tế, kinh phí công đoàn. Đây là các quỹ xã hội thể hiện sự quan tâm của toàn xã hội đối
với người lao động.
Tiền lương và các khoản trích theo lương sẽ là nguồn thu nhập chính, thường xuyên
của người lao động, đảm bảo tái sản xuất và mở rộng sức lao động, kích thích lao động
làm việc hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh khi công tác hạch toán tiền lương và
các khoản trích theo lương được hạch toán hợp lý công bằng chính xác.
b. Tài khoản sử dụng
Tài khoản 334 “ phải trả người lao động”
Tài khoản 338 “ phải trả, phải nộp khác”
3. Kế toán quá trình mua hàng
a. Khái niệm
Mua nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ, hàng hóa…là hoạt động chủ yếu của
các đơn vị sản xuất và phân phối sản phẩm, hàng hóa. Những đơn vị này sẽ
mua nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ, hàng hóa… của các nhà cung cấp để
sản xuất ra sản phẩm hoặc bán lại cho khách hàng để kiếm lời.
b. Tài khoản sử dụng
Tài khoản 152 “nguyên liệu, vật liệu”
Tài khoản 153 “ công cụ, dụng cụ”
Tài khoản 155 “thành phẩm”
Tài khoản 156 “ hàng hóa”
Tài khoản 331 “phải trả cho người bán”
Một số tài khoản khác liên quan như tài khoản 111, tài khoản 112…
II. Kế toán quá trình sản xuất

1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
1.1 Khái niệm
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là toàn bộ các khoản chi phí nguyên vật liệu
chính, nguyên vật liệu phụ, nhiên liệu tham gia trực tiếp vào sản xuất chế tạo
sản phẩm hay thực hiện lao vụ, dịch vụ.
1.2 Tài khoản sử dụng
Tài khoản 621 “chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp”
2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp
2.1 Khái niệm
Chi phí nhân công trực tiếp là toàn bộ các khoản thù lao phải trả cho công
nhân trực tiếp sản xuất như lương, phụ cấp lương, các khoản trích theo
lương.
2.2 Tài khoản sử dụng
Tài khoản 622 “ chi phí nhân công trực tiếp”
3. Kế toán chi phí sản xuất chung
3.1 Khái niệm
Chi phí sản xuất chung là toàn bộ chi phí phát sinh trong phân xưởng (trừ 2
loại chi phí trên) bao gồm tiền lương và các khoản trích theo lương của nhân
viên quản lý phân xưởng , chi phí khấu hao, chi phí cho điện thoại, điện
nước và các chi phí bằng tiền khác sử dụng cho bộ phận sản xuất.


3.2 Tài khoản sử dụng
Tài khoản 627 “ chi phí sản xuất chung”
4. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
4.1 Khái niệm
Chi phí sản xuất là toàn bộ chi phí mà doanh nghiệp đã bỏ ra trong quá trình sản xuất
kinh doanh ở một kỳ nhất định (tháng, quý, năm).
Giá thành sản phẩm là tiêu hao thực tế gắn liền với việc sản xuất ra 1 đơn vị sản phẩm
hoàn thành nhất định.

Công tác quản lý chi phí và gía thành sản phẩm sản xuất là những chỉ tiêu quan trọng
được các nhà doanh nghiệp quan tâm vì chúng gắn liền với kết quả hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp. Tính đúng, tính đủ chi phí và giá thành sản phẩm là tiền đề để
tiến hành hạch toán kinh doanh, xác định kết quả hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp. Mặt khác, thông qua số liệu do bộ phận kế toán tập hợp chi phí và tính giá
thành sản phẩm cung cấp để các nhà lãnh đạo doanh nghiệp biết được chi phí và giá
thành thực tế của từng loại hoạt động, từng loại dịch vụ cũng như toàn bộ kết quả hoạt
động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp để phân tích tình hình sử dụng lao động,
vật tư, tiền vốn có hiệu quả, tiết kiệm hay lãng phí, tình hình thực hiện kế hoạch giá
thành sản phẩm để từ đó đề ra các biện pháp hữu hiệu kịp thời nhằm hạ thấp chi phí và
giá thành sản phẩm. Từ đó đề ra các quyết định phù hợp cho sự phát triển sản xuất kinh
doanh, yêu cầu quản trị doanh nghiệp nhằm tăng cường công tác hạch toán kinh tế nội
bộ doanh nghiệp.
4.2 Tài khoản sử dụng
Tài khoản 621 “chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp”
Tài khoản 622 “ chi phí nhân công trực tiếp”
Tài khoản 627 “ chi phí sản xuất chung”
III.Kế toán quá trình tiêu thụ
1. Kế toán tiêu thụ sản phẩm
1.1. Khái niệm
Tiêu thụ sản phẩm là giai đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh, là yếu tố
quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Tiêu thụ sản phẩm là thực hiện
mục đích của sản xuất hàng hoá, là đưa sản phẩm từ nơi sản xuất tới nơi tiêu dùng. Nó
là khâu lưu thông hàng hoá, là cầu nối trung gian giữa một bên là sản xuất và phân phối
và một bên là tiêu dùng.
Thích ứng với mỗi cơ chế quản lí, công tác tiêu thụ sản phẩm được quản lí bằng các
hình thức khác nhau.
Trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, nhà nước quản lí kinh tế chủ yếu bằng mệnh
lệnh. Các cơ quan hành chính kinh tế can thiệp sâu vào nghiệp vụ sản xuất kinh doanh
của các doanh nghiệp nhưng lại không chịu trách nhiệm về các quyết định của mình.

Các vấn đề của sản xuất như : Sản xuất cái gì ? Bằng cách nào ? Cho ai ? Đều do nhà
nước quy định thì tiêu thụ sản phẩm chỉ là việc tổ chức bán hàng hoá sản xuất ra theo
kế hoach và giá cả được ấn định từ trước.


Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp phải tự mình quyết định ba vấn đề quan
trọng của sản xuất nên việc tiêu thụ sản phẩm cần được hiểu theo cả nghĩa rộng và cả
nghĩa hẹp. Theo nghĩa rộng, tiêu thụ sản phẩm là một quá trình kinh tế bao gồm nhiều
khâu từ việc nghiên cứu thị trường, xác định nhu cầu khách hàng, đặt hàng và tổ chức
sản xuất đến việc tổ chức các nghiệp vụ tiêu thụ, xúc tiến bán hàng… nhằm mục đích
đạt hiệu quả cao nhất.
Theo nghĩa hẹp, tiêu thụ hàng hoá, lao vụ, dịch vụ là việc chuyển dịch quyền sở hữu
sản phẩm hàng hoá, lao vụ, dịch vụ đã thực hiện cho khách hàng đồng thời thu được
tiền hàng hoá hoặc được quyền thu tiền bán hàng.
1.2. Tài khoản sử dụng
Tài khoản 155 “thành phẩm”
Tài khoản 156 “hàng hóa”
Tài khoản 511 “doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ”
Tài khoản 111 “tiền mặt”
Tài khoản 112 “tiền gửi ngân hàng”
Một số tài khoản khác như tài khoản 131, tài khoản 521…
2. Kế toán quá trình bán hàng
2.1. Khái niệm
Bán hàng là khâu cuối cùng trong hoạt động sản xuất kinh doanh, là quá trình thực hiện
giá trị của hàng hoá. Nói khác đi, bán hàng lá quá trình doanh nghiệp chuyển giao hàng
hoá của mình cho khách hàng và khách hàng trả tiền hay chấp nhận trả tiền cho doanh
nghiệp.
Trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp, hàng hoá bán được là yếu tố quan trọng
cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Hàng hoá đạt tiêu chuẩn chất lượng cao,
giá thành hạ thì hàng hoá của doanh nghiệp tiêu thụ nhanh mang lại lợi nhuận cho

doanh nghiệp, đảm bảo cho doanh nghiệp một vị trí vững chắc trên thị trường.
2.2. Tài khoản sử dụng
Tài khoản 155 “thành phẩm”
Tài khoản 156 “hàng hóa”
Tài khoản 511 “doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ”
Tài khoản 111 “tiền mặt”
Tài khoản 112 “tiền gửi ngân hàng”
Một số tài khoản khác như tài khoản 131, tài khoản 521…
IV. Kế toán thanh toán
1. Kế toán phải thu khách hàng
1.1. Khái niệm
Phải thu khách hàng này dùng để được dùng phản ánh các khoản nợ phải thu và
tình hình thanh toán các khoản nợ phải thu của doanh nghiệp với khách hàng về
tiền bán sản phẩm, hàng hoá, Bất động sản đầu tư, TSCĐ, cung cấp dịch vụ. Tài
khoản này cũng được dùng để phản ánh các khoản phải thu của người nhận thầu
XDCB với người giao thầu về khối lượng công tác XDCB đã hoàn thành.
1.2.
Tài khoản sử dụng
Tài khoản 131 “phải thu khách hàng”


2. Kế toán phải trả người bán
2.1. Khái niệm
Phải trả người bán này dùng để phản ánh tình hình thanh toán về các khoản nợ phải
trả của doanh nghiệp cho người bán nguyên vật liệu, vật tư, hàng hoá, người cung
cấp dịch vụ theo hợp đồng kinh tế đã ký kết. Tài khoản này cũng được dùng để
phản ánh tình hình thanh toán về các khoản nợ phải trả cho người nhận thầu xây lắp
chính, phụ
2.2.
Tài khoản sử dụng

Tài khoản 331 “phải trả người bán”
3. Kế toán phải trả người lao động
3.1. Khái niệm
Phải trả người lao động phản ánh các khoản phải trả và tình hình thanh toán các
khoản phải trả cho người lao động của doanh nghiệp về tiền lương, tiền công, tiền
thưởng, bảo hiểm xã hội và các khoản phải trả khác thuộc về thu nhập của người
lao động.
3.2. Tài khoản sử dụng
Tài khoản 334 “phải trả người lao động”
4. Kế toán phải trả phải nộp khác
4.1. Khái niệm
Phải trả phải nộp khác dùng để phản ánh tình hình thanh toán về các khoản phải trả,
phải nộp ngoài nội dung đã phản ánh ở các tài khoản khác thuộc nhóm tài khoản
loại 3. Phải trả phải nộp khác cũng được dùng để hạch toán doanh thu nhận trước về
các dịch vụ đã cung cấp cho khách hàng, chênh lệch đánh giá lại các tài sản đưa đi
góp vốn liên doanh và các khoản chênh lệch giá phát sinh trong giao dịch bán thuê
lại tài sản là thuê tài chính hoặc thuê hoạt động.
4.2. Tài khoản sử dụng
Tài khoản 338 “phải trả, phải nộp khác”
5. Kế toán thuế GTGT đầu vào và thuế GTGT đầu ra
5.1. Khái niệm
Thuế GTGT là loại thuế gián thu, đánh trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ
sau mỗi lần luân chuyển từ nhà sản xuất đến nhà phân phối và người tiêu dùng cuối
cùng.
Hiểu một cách khác, thuế GTGT có ghi trên hóa đơn đầu vào khi bạn mua hàng
hóa, dịch vụ là thuế GTGT đầu vào; thuế GTGT có ghi trên hóa đơn đầu ra khi bạn
bán hàng hóa, dịch vụ cho khách hàng là thuế GTGT đầu ra.
Trong
một
tháng,

- Nếu thuế GTGT đầu vào > thuế GTGT đầu ra: Công ty sẽ được Nhà nước cho
khấu
trừ
hoặc
hoàn
tiền
thuế
bằng
phần
chênh
lệch.
- Nếu thuế GTGT đầu vào < thuế GTGT đầu ra: Công ty sẽ nộp thuế cho Nhà nước
bằng phần chênh lệch.
5.2. Tài khoản sử dụng
Tài khoản 133 “thuế GTGT được khấu trừ”
Tài khoản 3331 “thuế GTGT phải nộp”
V. Kế toán quá trình xác định kết quả kinh doanh
1. Kế toán doanh thu thuần


1.1. Khái niệm
- Doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ kế
toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh thông thường của doanh
nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu.
- Doanh thu chỉ bao gồm tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp đã thu
hoặc sẽ thu được. Các khoản thu hộ bên thứ ba không phải là lợi ích kinh tế,
không làm tăng vốn chủ sở hữu nên không được coi là doanh thu. Các khoản
góp vốn của cổ đông hoặc chủ sở hữu làm tăng vốn chủ sở hữu nhưng không
phải là doanh thu.
Doanh thu thuần= Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ - Các khoản giảm trừ

doanh thu (gồm: Chiết khấu thương mại,giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại, thuế
tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu).
1.2.
Tài
khoản
sử
dụng
Tài khoản 511 “doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ”
2. Kế toán giá vốn hàng bán
2.1. Khái niệm
Giá vốn hàng bán là giá vốn thực tế xuất kho của số hàng hoá (gồm cả chi phí
mua hàng phân bổ cho số hàng hoá đã bán ra trong kỳ - đối với DN thương mại, hoặc
là giá thành thực tế sản phẩm, lao vụ, dịch vụ - đối với DNSX ) đã xác định là đã tiêu
thụ, được tính vào giá vốn để xác định kết quả kinh doanh.
2.3. Tài khoản sử dụng
Tài khoản 632 “giá vốn hàng bán”
3. Kế toán chi phí bán hàng
3.1. Khái niệm
Chi phí bán hàng là toàn bộ chi phí bỏ ra trong quá trình lưu thông và tiếp thị
khi tiêu thụ sản phẩm hàng hoá, lao vụ, dịch vụ bao gồm: chi phí bảo quản, chi phí
quảng cáo, đóng gói, vận chuyển, hoa hồng,chi phí nhân viên, khấu hao dụng cụ…. Có
thể nói, chi phí bán hàng là chi phí lưu thông và chi phí tiếp thị phát sinh trong quá
trình tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ.
3.2. Tài khoản sử dụng
Tài khoản 641 “chi phí bán hàng”
4. Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp
4.1. Khái niệm
Chi phí quản lý doanh nghiệp là chi phí có liên quan đến hoạt động chung của DN
bao gồm: chi phí quản lý, chi phí quản lý hành chính, chi phí chung khác liên quan
đến hoạt động của doanh nghiệp. Theo quy định hiện hành, chi phí quản lý doanh

nghiệp được chia thành: chi phí nhân viên quản lý, chi phí vật liệu quản lý, chi phí
đồ dùng văn phòng, chi phí khấu hao tài sản, thuế, phí và lệ phí, chi phí dự phòng,
chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác.
III.2. Tài khoản sử dụng
Tài khoản 642 “chi phí quản lý doanh nghiệp”
5. Kế toán chi phí và doanh thu tài chính


5.1. Khái niệm
Doanh thu hoạt động tài chính bao gồm các khoản doanh thu tiền lãi, tiền bản
quyền, cổ tức, lợi nhuận được chia và các hoạt động tài chính khác được coi là thực
hiện trong kỳ, không phân biệt các khoản doanh thu đó thực tế đã thu được tiền hay sẽ
thu được tiền.
Là những khoản chi phí hoạt động tài chính bao gồm các khoản chi phí hoặc các khoản
lỗ liên quan đến hoạt động đầu tư tài chính bao gồm:
 Chi phí tham gia quá trính liên doanh – liên kết các khoản lỗ do liên doanh.
 Lỗ do đầu tư chứng khoán.
 Lỗ do mua bán ngoại tệ.
 Giá trị bất động sản đem bán trong hoạt động kinh doanh bất động sản, chi phí
phát sinh trong quá trình bán bất động sản.
 Chi phí cho thuê TSCĐ.
 Khoản trích lập dự phòng giảm giá chứng khoán
5.2. Tài khoản sử dụng
Tài khoản 515 “doanh thu hoạt động tài chính”
Tài khoản 635 “chi phí tài chính”
6. Kế toán chi phí khác và thu nhập khác
6.1. Khái niệm
Thu nhập khác là khoản doanh thu phát sinh không thường xuyên góp phần làm tăng
vốn chủ sở hữu từ hoạt động ngoài các hoạt động tạo ra doanh thu, bao gồm: thu nhập
từ nhượng bán, thanh lý TSCĐ, thu tiền phạt do khách hàng vi phạm hợp đồng, thu

nhập từ quà biếu, quà tặng bằng tiền hoặc hiện vật của tổ chức, cá nhân tặng cho doanh
nghiệp…các khoản thu khác ghi vào sổ sách kế toán phải có biên bản hội đồng xử lý
được ban giám đốc và kế toán trưởng ký duyệt.
Chi phí khác là những khoản lỗ do các sự kiện hay các nghiệp vụ riêng biệt với
hoạt động thường của doanh nghiệp gây ra; cũng có thể là những khoản chi phí bị bỏ
sót từ những năm trước.
6.2. Tài khoản sử dụng
Tài khoản 711 “doanh thu khác”
Tài khoản 811 “chi phí khác”
7. Kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp
7.1. Khái niệm
Chi phí thuế TNDN là khoản chi phí dùng để phản ánh chi phí thuế thu nhập
doanh nghiệp phát sinh trong năm làm căn cứ xác định kết quả hoạt động kinh doanh
sau thuế của doanh nghiệp trong năm tài chính.
7.2. Tài khoản sử dụng
Tài khoản 821 “chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp”
8. Kế toán xác định kết quả và phân phối lợi nhuận.


8.1. Khái niệm
Kết quả kinh doanh là kết quả cuối cùng của hoạt động kinh doanh các hoạt động
phát sinh trong kỳ kế toán là chỉ tiêu chất lượng đánh giá hiệu quả kinh doanh của
doanh nghiệp trong kỳ kế toán.
8.2. Tài khoản sử dụng
Tài khoản 911 “xác định kết quả kinh doanh”
VI. Hình thức kế toán chứng từ ghi sổ
1. Đặc điểm
Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Nhật ký-Chứng từ là tập hợp và hệ thống hoá
các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo bên Có của các tài khoản kết hợp với việc phân
tích các nghiệp vụ kinh tế đó theo các tài khoản đối ứng Nợ, kết hợp chặt chẽ việc ghi

chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo trình tự thời gian với việc hệ thống hoá các
nghiệp vụ theo nội dung kinh tế (theo tài khoản), kết hợp rộng rãi việc hạch toán tổng
hợp với hạch toán chi tiết trên cùng một sổ kế toán và trong cùng một quá trình ghi
chép, sử dụng các mẫu sổ in sẵn các quan hệ đối ứng tài khoản, chỉ tiêu quản lý kinh tế,
tài chính và lập báo cáo tài chính.
2. Sợ đồ trình tự ghi chép
Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ kế toán đã được kiểm tra lấy số liệu ghi trực tiếp
vào các Nhật ký – Chứng từ hoặc Bảng kê, sổ chi tiết có liên quan.
Đối với các loại chi phí sản xuất, kinh doanh phát sinh nhiều lần hoặc mang tính chất
phân bổ, các chứng từ gốc trước hết được tập hợp và phân loại trong các bảng phân bổ,
sau đó lấy số liệu kết quả của bảng phân bổ ghi vào các Bảng kê và Nhật ký – Chứng
từ có liên quan.
Đối với các Nhật ký – Chứng từ được ghi căn cứ vào các Bảng kê, sổ chi tiết thì căn cứ
vào số liệu tổng cộng của bảng kê, sổ chi tiết, cuối tháng chuyển số liệu vào Nhật ký –
Chứng từ.
Cuối tháng khoá sổ, cộng số liệu trên các Nhật ký – Chứng từ, kiểm tra, đối chiếu số
liệu trên các Nhật ký – Chứng từ với các sổ, thẻ kế toán chi tiết, bảng tổng hợp chi tiết
có liên quan và lấy số liệu tổng cộng của các Nhật ký – Chứng từ ghi trực tiếp vào Sổ
Cái.
Đối với các chứng từ có liên quan đến các sổ, thẻ kế toán chi tiết thì được ghi trực tiếp
vào các sổ, thẻ có liên quan. Cuối tháng, cộng các sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết và căn cứ
vào sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết để lập các Bảng tổng hợp chi tiết theo từng tài khoản để
đối chiếu với Sổ Cái.
Số liệu tổng cộng ở Sổ Cái và một số chỉ tiêu chi tiết trong Nhật ký – Chứng từ, Bảng
kê và các Bảng tổng hợp chi tiết được dùng để lập báo cáo tài chính.


CHƯƠNG II: THỰC TẾ KẾ TOÁN TỔNG HỢP TẠI DOANH NGHIỆP SẢN
XUẤT – THƯƠNG MẠI HOÀNG MAI



1. Kế toán nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ
1.1 Nội dung
Nguyên vật liệu được coi là đối tượng lao động chủ yếu được tiến hành gia công chế
biến ra sản phẩm. Nguyên vật liệu có các đặc điểm chủ yếu sau:
-

Tham gia vào từng chu kỳ sản xuất để chế tạo ra sản phẩm mới thường không
giữ lại hình thái vật chất ban đầu.
Giá trị nguyên vật liệu sản xuất cũng được chuyển toàn bộ vào giá tri sản phẩm
do nó chế tạo ra sản phẩm

-

Nguyên vật liệu có rất nhiều chủng loạivà thường chiểm tỉ trọng lớn trong chi
phí sản xuất.

-

Để đảm bảo yêu cầu sản xuất doanh nghiệp phải thường xuyên tiến hành thu
mua, dự trữ và quản lý chặt chẽ chúng về mặt số lượng, chủng loại, chất lượng,
giá trị.

-

Giá trị nguyên vật liệu dự trữ thường chiếm một tỉ trọng lớn trong tàI sản lưu
động của doanh nghiệp.
Nguyên vật liệu bao gồm nguyên vật liệu chính KKOM, KAOM và nguyên vật
liệu phụ FNV, nhiên liệu DIZ, phụ tùng FTT.


Về giá trị công cụ dụng cụ không lớn nên để đơn giản cho công tác quản lý,
theo dõi thì hoặc là tính hết giá trị của chúng vào chi phí của đối tượng sử dụng một lần
hoặc là phân bổ dần trong một số kỳ nhất định.
Công cụ dụng cụ bao gồm dụng cụ AZ, dụng cụ TZ.
1.2 Chứng từ sử dụng
Đơn đặt hàng
Phiếu nhập kho
Phiếu xuất kho
Phiếu yêu cầu xuất nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ
Bảng phân bổ công cụ dụng cụ
1.3 Tài khoản sử dụng
Tài khoản 152 “nguyên liệu, vật liệu”
Tài khoản 153 “ công cụ, dụng cụ”
1.4. Ví dụ minh họa
Nghiệp vụ 1: Nhân viên Nguyễn Tùng thanh toán tạm ứng bằng chứng từ mua vật
liệu phụ /NV và chi phí vận chuyển, bốc dỡ số vật liệu này, gồm:
+ Hóa đơn KA/N, số 5040 ngày 02/01/N của Công ty SX-TM Hà Linh, mã số
thuế 0100111923001, số lượng 1.000kg vật liệu phụ /NV, giá chưa thuế GTGT 10% là


8.200đ/kg.
+ Hóa đơn KA/N, số 5041 ngày 02/01/N của công ty SX-TM Hà Linh, mã số thuế
0100111923001, chi phí vận chuyển, bốc dỡ 400.000đ.
+ Phiếu nhập kho số 01/VT ngày 02/01/N: Số lượng nhập 1.000kg vật liệu phụ /NV.
Nghiệ vụ 2. Phiếu thu tiền số 01 ngày 02/01/N, nội dụng: Thu tiền nhân viên Nguyễn
Tùng hoàn ứng đó dử dụng không hết (kèm theo giấy thanh toán tiện tạm ứng số 01
ngày 02/01/N của Nguyễn Tùng).

Nghiệp vụ 3: Mua vật liệu KKOM:
+ Hóa đơn PQ/N, số 82771 ngày 03/01/N của Công ty Quang Trung, mã số

thuế 0300464813-1: Mua vật liệu KKOM nhập kho chưa thanh toán cho Công ty
Quang Trung, số lượng 2.000kg, giá mua chưa thuế GTGT 19.500đ/kg, thuế GTGT
10%.
+ Hóa đơn PQ/N, số 82772 ngày 03/01/N của Công ty Quang Trung, mã số
thuế 0300464813-1: Chi phí vận chuyển vật liệu KKOM trên 1.050.000đ, trong đó có
thuế GTGT 50.000đ.
+ Phiếu nhập kho số 02/VT ngày 03/01/N, số lượng nhập kho 2.000kg vật liệu
KKOM.
+ Phiếu chi số 10 ngày 03/01/N: Chi tiền vận chuyển vật liệu KKOM.
Nghiệp vụ 4. Mua vật liệu KKOM:
+ Hóa đơn SE/N-B, số 71115 ngày 08/01/N của Doanh nghiệp Sao Biển,
mã số thuế 0303477095: Mua vật liệu KKOM chưa thanh toán, số lượng
1.000 kg, giá mua chưa có thuế GTGT 20.000 đ/kg, thuế GTGT 10%.
+ Hóa đơn SE/N-B, số 71116 ngày 08/01/N của Doanh nghiệp Sao
Biển, mã số thuế 0303477095: Chi phí vận chuyển phải trả cho Doanh
nghiệp Sao Biển theo hợp đồng là 420.000đ, trong đó có thuế GTGT
20.000đ.
+ Phiếu nhập kho số 04/VT ngày 08/01/N, số lượng nhập kho 1.000 kg
vật liệu KKOM.
Nghiệp vụ 5. Phiếu xuất kho số 2987/VT ngày 08/01/N: Xuất kho vật liệu để sản


xuất sản phẩm Lần lượt như sau:
- Vật liệu chính KKOM: 2.500 kg (sản xuất SP A 1.500 kg, SP B 1.000
kg)
- Vật liệu chính KAOM: 3.500 kg (sản xuất SP A 1.500 kg, SP B 2.000 kg)
Nghiệp vụ 6. Mua vật liệu KAOM:
+ Hóa đơn RQ/N, số 84685 ngày 09/01/N: Mua vật liệu KAOM chưa
thanh toán tiền cho Công ty Quang Trung, mã số thuế 0300464813-1:
Số lượng 1.000 kg, giá mua chưa thuế GTGT 16.800đ/kg, thuế GTGT

10%.
+ Hóa đơn MA/N, số 59623 ngày 09/01/N

của DNTN vận tải Thành

Danh, mã số thuế 4100547467: Vận chuyển số vật liệu KAOM trên là
315.000đ, trong đó có thuế GTGT 15.000đ.
+ Phiếu nhập kho số 05/VT ngày 09/01/N, số Lượng nhập 1.000 kg vật
liệu KAOM.
+ Phiếu chi số 13 ngày 09/01/N: Chi tiền vận chuyển vật liệu KAOM
Nghiệp vụ 7. Phiếu xuất kho số 2990/VT ngày 09/01: Xuất kho 800 kg Vật
liệu phụ /NV để sản xuất sản phẩm (sản phẩm A: 500 kg, sản phẩm B: 300
kg).

1.5. Ghi sổ kế toán
Doanh nghiệp sản xuất thương mại Hoàng Mai
Số 31 – Đường 13 – Phường 17 – Quận Gò Vấp

Mẫu số S03a-DN
(Ban hành theo QĐ số 15/2006/Q


ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng

SỔ NHẬT KÝ CHUNG
Quý 1 năm 2013

Ngày, tháng
ghi sổ


Chứng từ
Ngày
Số hiệu
tháng

A
……..

……..

3/1/2013

3/1/2013

2/1/2013

…….

PN02VT

PC10

PN01VT

……….

8/1/2013
……..

B


PX
2987/VT
……..

SHTK
đối ứng
Diễn giải

C

D

……..

12/30/2013

Nhập kho NVL Cty
Quang Trung

3/1/2013

Chi vận chuyển cty Quang
Trug

….

Nhập kho NLP cty Hà Linh

………..


8/1/2013
……..

Nợ
H

1

……………..

2/1/2013

Xuất kho NVL SX

…………….

152
133

…………

39,000,000
3,900,000

331
111
331
1522


1,050,000
8,200,000

133

820,000

331
…….
……….
1521
1521
621

……………..

Cộng
Người ghi sổ

Số phát sinh

Kế toán trưởng

….

47,750,000
59,500,000

…………….


216,287,439,706

…………

2

Ngày 31 tháng 12 năm 20
Giám đốc

(Trích sổ Nhật ký chung Quý 1 năm 2013)
2. Kế toán tài sản cố định
2.1 Nội dung
Phân lại tài sản cố định.
Để tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý và kế toán tài sản cố định công ty đã
thực hiện phân loại tài sản cố định theo hình thái biểu hiện gồm có :
- Tài sản cố định hữu hình
- Tài sản cố định vô hình
2.2 Chứng từ sử dụng
Quyêt đinh liên quan đên sư tăng , giảm TSCĐ phụ thuộc vào chủ sở hữu TSCĐ .
- Chưng tư TSCĐ, bao gôm cac chưng tư:
+ Biên ban giao, nhân TSCĐ (Mâu sô 01-) TSCĐ


+ Biên ban thanh ly TSCĐ (mâu sô 03 -TSCĐ).
+ Biên ban giao nhân TSCĐ sưa chưa lơn hoan thanh (mâu sô 04 - TSCĐ)
+ Biên ban đanh gia lai TSCĐ (mâu sô 05-TSCĐ)
+ Thẻ TSCĐ
2.3 Tài khoản sử dụng
Tài khoản 211 “TSCĐ hữu hình”
Tài khoản 2112: Nhà cửa, vật kiến trúc

 Tài khoản 2113: Máy móc, thiết bị

 Tài khoản 2114: Phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn
 Tài khoản 2115: Thiết bị, dụng cụ quản lý
 Tài khoản 2116: Vườn cây lâu năm, súc vật làm việc và cho sản phẩm
 Tài khoản 2118: TSCĐ hữu hình khác
2.4 Ví dụ minh họa
Nhiệp vụ 1: Phiếu xuất kho số 2994/VT

ngày 17/01/N: Xuất kho dụng cụ AZ

dùng cho phân xưởng SX, số lượng 60 cái và phân bổ trong 12 tháng bắt đầu từ
tháng này.
Nghiệp vụ 2. Mua máy tiện:
+ Hóa đơn AC/N-T số 989 ngày 20/01/N của Công ty Sang Vinh, mã số thuế
0300716637-1: Mua một máy tiện, giá mua chưa thuế GTGT 30.000.000, thuế
GTGT 10%.
+ Hóa đơn AC/N-T số 990 ngày 20/01/N của Công ty Sang Vinh, mã số thuế
0300716637-1: Chi phí lắp đặt, chạy thử 3.000.000đ.
+ TSCĐ trên đã được đưa vào sử dụng và đăng ký sử dụng trong 6 năm và
được đầu tư bằng nguồn vốn kinh doanh.
+ Giấy báo Nợ của ngân hàng số 3567/BN ngày 20/01/N về tiền mua máy
tiện.
+ Phiếu chi số 19 ngày 20/01/N: Chi tiền Lắp đặt, chạy thử.
Nghiệp vụ 3. Bảng phân bổ khấu hao TSCĐ số 0l/KHTCĐ ngày 20/01/N: Tổng số
Khấu hao tích trong tháng là 19.250.000, phân bổ cho các đối tượng sau:
- Phân xưởng sản xuất: 15.250.000đ.
- Bộ phận Bán hàng: 1.800.000đ



- Bộ phận quản lý DN: 2.200.000đ.
Nghiệp vụ 4. DN tiến hành sửa chữa lớn một TSCĐ dùng ở Bộ phận quản lý DN. Chi
phí sửa chữa bao gồm:
- Phiếu xuất kho số 2997/VT ngày 20/01/N: Phụ tùng FTT xuất kho trị giá
1.200.000đ.
- Phiếu chi số 20 ngày 20/01/N: Chi tiền cho sửa chữa TSCĐ 1.800.000đ.
Công việc sửa chữa lớn đã hoàn thành và Chi phí sửa chữa lớn được phân bổ dần
trong 12 kỳ (Bảng phân bổ Chi phí số 17/PB ngày 20/01/N), bắt đầu phân bổ từ kỳ
này.
Nghiệp vụ 5. Mua xe ôtô:
+ Hóa đơn AC/N-TS số 3614 ngày 24/01/N của Công ty TNHH Cam Thiên, mã
số thuế 0302249586: Mua một ôtô phục vụ Ban Giám đốc đi Công tác. Giá mua chưa
có thuế GTGT 450.000.000, thuế GTGT 10%. Xe ôtô này đã đưa vào sử dụng,
đăng ký trong 5 năm và mua Bằng nguồn vốn kinh doanh.
+ Giấy báo Nợ số 6790/BN của ngân hàng ngày 24/01/N về thanh toán tiền
mua xe ôtô, số tiền 495.000.000đ.
Nghiệp vụ 6. Mua Công cụ AZ và TZ:
+ Hóa đơn TG/N, số 56474 ngày 28/01/N của Doanh nghiệp Khôi Nguyên,
mã số thuế
0303062485: Mua Công cụ, dụng cụ chưa thanh toán, số lượng 100 cái dụng cụ AZ giá chưa thuế GTGT 48.000đ/cái và 30 chiếc dụng cụ TZ - giá chưa thuế GTGT
145.000đ/chiếc, thuế GTGT cả 2 loại đều là 10%.
+ Phiếu nhập kho số 10/YT ngày 28/01/N, số Lượng nhập 100 dụng cụ AZ
và 30 dụng cụ TZ.
Nghiệp vụ 7:Nhượng Bán máy vi tính
+ Biên bản Nhượng Bán số 06/TSCĐ: Nhượng Bán một dàn máy vi tính
nguyên giá
12.000.000đ, đã Khấu hao 10.000.000. Giá Bán chưa thuế GTGT 4.000.000đ, thuế
GTGT10%.
+ Hóa đơn SH/N số 55112 ngày 29/01/N, Nhượng bán dàn máy vi tính cho



Công ty TNHH Kim Hưng, mã số thuế 5323472
+ Phiếu thu số 08 ngày 29/01/N.
2.5. Ghi sổ kế toán
3. Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
3.1 Nội dung
- Công ty áp dụng 2 hình thức trả lương:
-Hình thức trả lương khoán theo ngày công:
-Hình thức này công ty áp dụng để trả lương cho công nhân trực tiếp tham gia vào quá
trình sản xuất.
-Tiền lương công nhân được tính như sau:
-Tổng số tiền lương = Số ngày công làm việc thực tế * Đơn giá ngày công
- Hình thức trả lương theo thời gian:
Hình thức này công ty áp dụng để trả lương cho công nhân gián tiếp của công ty.
Công nhân quản lý đội được trả lương theo hình thức lương thời gian
Cách tính lương thời gian của bộ phận quản lý đội:
Lương thực lĩnh = lương thời gian + các khoản phụ cấp – các khoản giảm trừ
Lương tối thiểu * HS
Lương thời gian

=

*

số ngày làm việc

26

thực tế


3.2.Chứng từ sử dụng
- Bảng thanh toán lương: là chứng từ làm căn cứ để thanh toán tiền lương, phụ cấp
cho người lao động.
- Bảng chấm công làm thêm giờ - Mẫu số: 01b-LĐTL;
- Bảng thanh toán tiền thưởng – Mẫu số: 03-LĐTL
- Bảng kê trích nộp các khoản theo lương – Mẫu số: 10-LĐTL;
Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội – Mẫu số: 11-LĐTL
3.3 Tài khoản sử dụng
3.4 Ví dụ minh họa
Nghiệp vụ 1: Bằng thanh toán lương số 01 /L ngày 16/01 và phân bổ tiền lương cho
các đối tượng sử dụng như sau:
- Công nhân SX SP A: 90.000.000đ.


- Công nhân SX SP B: 60.000.000đ.
- Nhận viên phân xưởng: 30.000.000đ.
- Nhận viên Bán hàng: 20.000.000đ.
- Nhận viên quản lý DN: 50.000.000đ.
- Tiền lương nghỉ phép thực tế phải thanh toán: 2.000.000, trong đó: Lương
Công nhân SX SP A: 1.200.000đ, lương Công nhân SX SP B: 800.000đ.
Nghiệp vụ 2: Trích trước lương nghỉ phép của Công nhân trực tiếp SX theo tỷ lệ
5%.
Nghiệp vụ 3. Trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCD theo tỷ lệ quy định hiện hành.
- Công nhân SX SP A: 90.000.000đ.
- Công nhân SX SP B: 60.000.000đ.
- Nhận viên phân xưởng: 30.000.000đ.
- Nhận viên Bán hàng: 20.000.000đ.
- Nhận viên quản lý DN: 50.000.000đ.
- Tiền lương nghỉ phép thực tế phải thanh toán: 2.000.000, trong đó: Lương
Công nhân SX SP A: 1.200.000đ, lương Công nhân SX SP B: 800.000đ.

Nghiệp vụ 4: Trích trước lương nghỉ phép của Công nhân trực tiếp SX theo tỷ lệ
5%.
Nghiệp vụ 5: Trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCD theo tỷ lệ quy định hiện hành.
Nghiệ vụ 6: Phiếu chi số 17 ngày 19/01/N, người nộp tiền Thủ quỹ Võ Thu Trang:
Chi tiền mặt nộp BHXH 37.800.000đ, nộp KPCD 2.520.000đ.
Nghiệp vụ 7. Phiếu chi số 18 ngày 19/01/N: Chi tiền mặt nộp BHYT cho Công nhân
viên 7.560.000đ.
Nghiệp vụ 8 Phiếu chi số 33 ngày 29/01/N: Chi tiền mặt thanh toán lương cho Công
nhân viên sau khi trừ các khoản khấu trừ và số ứng lương kỳ 1.
3.5. Ghi sổ kế toán
4.Kế toán quá trình mua hàng
a. Nội dung
4.2.Chứng từ sử dụng
4.3. Tài khoản sử dụng
4.4. Ví dụ minh họa


Nghiệp vụ 1: Nhận viên Nguyễn Mai Linh thanh toán tạm ứng Bằng chứng từ mua
hàng Hóa HOK:
+ Hóa đơn RR/N, số Hóa đơn 13983 ngày 10/01/N
chất Khoa Nguyên, mã số thuế 0101522394-016,

của Công ty Hóa

số lượng 100 cái, giá mua chưa

thuế GTGT 31.000đ/cái, thuế GTGT 10%
+ Hóa đơn RR/N, số 13984 ngày 10/01/N của Công ty Hóa chất Khoa
Nguyên, mã số thuế 0101522394-016: Chi phí vận chuyển, bốc dỡ 400.000đ.
+ Phiếu nhập kho số 06/VT ngày 10/01/N: Hàng hóa HOK đã nhập kho đủ.

Nghiệp vụ 2: Mua hàng Hóa HOH:
+ Hóa đơn RR/N, số Hóa đơn 53989 ngày 16/01/N

của Doanh nghiệp

Sao Mai, mã số thuế 0101522378-015: Mua hàng Hóa HOH chưa thanh toán tiền,
số lượng 5.000 mét, giá mua chưa thuế GTGT 11.600đ/mét, thuế GTGT 10%.
+ Hóa đơn RR/N, số hóa đơn 53990 ngày 16/01/N của Doanh nghiệp Sao
Mai, mã số thuế 0101522378-015: Chi phí vận chuyển số Hàng hóa HOH trên
1.050.000đ, trong đó Có thuế GTGT 50.000đ.
+Phiếu chi số 16 ngày 16/01/N: Chi tiền vận chuyển Hàng hóa HOH.
+ Phiếu nhập kho số 07/VT ngày 16/01/N, số lượng nhập 5.000 mét hàng
Hóa HOH.
Nghiệp vụ 3. Mua hàng Hóa HOG:
+ Hóa đơn RA/N số 56554 ngày 27/01/N của Doanh nghiệp Mai Hoa, mã số
thuế
030361894: Mua hàng HOG nhập kho chưa thanh toán, số lượng 5.000kg, giá
mua chưa Có thuế GTGT 7.100đ/kg, thuế GTGT 10%.
+ Hóa đơn RA/N số 56555 ngày 27/01/N của Doanh nghiệp Mai Hoa, mã
số thuế 030361894: Vận chuyển hàng HOG 1.050.000đ, trong đó có thuế GTGT
50.000đ.
+ Phiếu chi số 26 ngày 27/01/N: Chi tiền vận chuyển số hàng HOG trên.
+ Phiếu nhập kho số 09/YT ngày 27/01/N, số lượng nhập kho 5.000 kg HOG
Nghiệp vụ 4. Mua hàng hóa HOK:


+ Hóa đơn SK/N số 87610 ngày 29/01/N của Doanh nghiệp Khôi Nguyên, mã
số thuế 0303062485: Mua hàng HOK chưa trả tiền, số lượng 1.000 cái, giá mua
chưa thuế GTGT 30.000đ/cái, thuế GTGT 10%.
+ Hóa đơn SK/N số 87611 ngày 29/01/N của Doanh nghiệp Khôi Nguyên, mã

số thuế 0303062485: Chi phí vận chuyển bốc dỡ hàng HOK trả Bằng tiền mặt
630.000đ, trong đó có thuế GTGT 30.000đ.
+ Phiếu chi số 35 ngày 29/01/N: Chi vận chuyển hàng HOK trên.
+ Phiếu nhập kho số 13/VT ngày 29/01/N: Nhập kho đủ.


4.5. Ghi sổ kế toán
5. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
5.1. Nội dung
5.2.Chứng từ sử dụng
5.3. Tài khoản sử dụng
5.4. Ví dụ minh họa
5.5. Ghi sổ kế toán
6. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp
6.1. Nội dung
6.2.Chứng từ sử dụng
6.3. Tài khoản sử dụng
6.4. Ví dụ minh họa
6.5. Ghi sổ kế toán
7. Kế toán chi phí sản xuất chung
7.1. Nội dung
7.2.Chứng từ sử dụng
7.3. Tài khoản sử dụng
7.4. Ví dụ minh họa
Nghiệp vụ 1: Hóa đơn tiền điện thoại: Hóa đơn AM/N-T, số Hóa đơn 147921 ngày
12/01/N của Công ty Điện thoại TP .HCM, mã số thuế 0300951119-1:

Tiền

điện thoại phải trả cho Công ty Điện thoại là 3.080.000đ, trong đó Có thuế

GTGT 280.000đ, phân bổ cho:
- Phân xưởng sản xuất: 500.000đ.
- Bộ phận Bán hàng: 400.000đ.
- Bộ phận quản lý DN: 1.900.000đ.
Nghiệp vụ 2: Phiếu chi số 15 ngày 12/01: Chi tiền mặt thanh toán tiền điện thoại
cho Công ty Điện thoại.
Nghiệp vụ 3: Hóa đơn AD/N-T, số Hóa đơn 51736 ngày l7/01/N của Công ty Điện
lực TP.HCM, mã số thuế 0300951449-1: Tiền điện phải thanh toán giá chưa thuế
GTGT 4.000.000đ, thuế GTGT 10%, phân bổ cho:
- Phân xưởng SX: 2.800.000đ.
- Bộ phận Bán hàng: 700.000đ.
- Bộ phận quản lý DN: 500.000đ.


Nghiệp vụ 4: Nhận được giấy báo Nợ số 5792/BN ngày 21/01/N của ngân hàng:
Thanh toán cho Công ty Điện lực, số tiền 4.400.000đ.
Nghiệp vụ 5: Căn cứ Hóa đơn AH/N-T, số Hóa đơn 147921 ngày 16/01/N của Công
ty cấp nước TP.HCM, mã số thuế 0300951222-1. Kế toán Lập Phiếu chi số 22 ngày
22/01: Thanh toán tiền sử dụng nước Bằng tiền mặt 4.200.000đ, trong đó Có thuế
GTGT 200.000đ. Phân bổ cho:
- Phân xưởng sản xuất: 2.200.000đ.
- Bộ phận Bán hàng: 800.000đ.
- Bộ phận quản lý DN: 1.000.000đ.
7.5. Ghi sổ kế toán
8. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
8.1. Nội dung
8.2.Chứng từ sử dụng
8.3. Tài khoản sử dụng
8.4. Ví dụ minh họa
Nghiệp vụ 1: Phiếu nhập kho số 08/VT ngày 24/01/N: Sản phẩm hoàn thành trong

kỳ nhập kho gồm 5.000 sản phẩm A và 3.000 sản phẩm B.
8.5. Ghi sổ kế toán
9. Kế toán tiêu thụ sản phẩm
9.1. Nội dung
9.2.Chứng từ sử dụng
9.3. Tài khoản sử dụng
9.4. Ví dụ minh họa
Nghiệp vụ 1: Xuất sản phẩm B tiêu thụ trực tiếp:
+ Phiếu Xuất kho số 2999/VT ngày 24/01/N: Số lượng xuất kho 2.000 sản
phẩm B.
+ Hóa đơn SH/N số 55108 ngày 24/01/N Bán 2.000 sản phẩm B cho
Công ty Lâm Viên, mã số thuế 0100365050, Lâm Viên chưa thanh toán, giá Bán
chưa thuế GTGT 70.000đ/SP, thuế GTGT 10%. .
Nghiệp vụ 2 Công ty TNHH Việt Hồng trả lại 200 kg hàng HOG đó không đảm
bảo chất lượng.


+ Phiếu nhập kho số 12/YT ngày 29/01/N: Nhập kho số hàng bi trả lại.
Nghiệp vụ 3 Theo yêu cầu của Công ty Mai Hoa, DN giảm giá cho số sản phẩm A
đã Bán cho Công ty Mai Hoa là 5% trên giá Bán chưa thuế. DN đã lập chứng từ
giảm giá số 14/GG ngày 29/01/N và tính trừ vào số tiền Công ty Mai Hoa đang nợ.
Nghiệp vụ 4. Xuất hàng hóa HOK Bán trực tiếp:
+ Phiếu xuất kho số 3001/VT ngày 29/01/N: Số lượng xuất 100 hàng HOK.
+ Hóa đơn SH/N số 55111 ngày 29/01/N, Bán 100 cái hàng HOK cho Công
ty TNHH Khánh Hoàng, mã số thuế 4200523727,

giá Bán chưa thuế GTGT

40.000đ/cái, thuế GTGT 10%.
+ Phiếu thu số 20 ngày 29/01/N, người nộp tiền Võ Thị Kim Chi, đơn vị

Công ty TNHH Khánh Hoàng: Số tiền 4.400.000đ.

9.5. Ghi sổ kế toán
10. Kế toán quá trình bán hàng
10.1. Nội dung
10.2.Chứng từ sử dụng
10.3. Tài khoản sử dụng
10.4. Ví dụ minh họa
Nghiệp vụ 1: Xuất hàng hóa HOH gửi Bán theo hợp đồng:

,

+ Phiếu xuất kho số 2993/VT ngày 11101: Xuất kho 3.000 mét Hàng hóa
HOH gửi đi Bán cho Công ty TNHH Định Biên, mã số thuế 4100259437-1, giá
Bán chưa thuế GTGT 22.000đ/mét, thuế GTGT 10%.
+ Kế toán viết Hóa đơn tạm: Hóa đơn SH/N, số Hóa đơn 55106 ngày 11/01.
Nghiệp vụ 2: Xuất kho sản phẩm A Bán trực tiếp cho khách hàng:
+ Phiếu xuất kho số 2995/VT ngày 18/01/N: Số lượng xuất kho 2.000 sản
phẩm A.
+ Hóa đơn SH/N, số hóa đơn 55107 ngày l8/01/N, Bán sản phẩm A cho
Công ty TNHH Long Thành, mã số thuế 0101486379-1:

Số lượng 2.000 sản

phẩm, giá Bán chưa thuế GTGT 57.000đ/SP, thuế GTGT 10%.
+ Phiếu thu số

03 ngày

18/01/N, người nộp tiền Ông Nguyễn


Văn


Tuyến, đơn vị Công ty TNHH Long Thành.
Nghiệp vụ 3: Xuất sản phẩm gửi Bán theo hợp đồng:
+ Phiếu xuất kho số 2996/VT ngày 19/01/N: Xuất kho 800 sản phẩm B
gửi đi Bán cho Công ty TNHH Hậu Glớng, mã số thuế 6300001252, giá Bán chưa
thuế GTGT 70.000đ/SP, thuế GTGT 10%.
+ Kế toán viết Hóa đơn tạm: Hóa đơn SH/N, số Hóa đơn 55108 ngày
19/01/N.
Nghiệp vụ 4: Nhận được giấy báo có số 468/GB ngày 19/01/N của ngân hàng về
khoản tiền Bán hàng HOH do Công ty TNHH Định Biên

thanh toán. Kế toán

chuyển Hóa đơn tạm thành Hóa đơn chính thức (Hóa đơn SH/2009N, số Hóa đơn
55106 ngày 11/01/N).
Nghiệp vụ 5. Xuất sản phẩm A gửi bán theo hợp đồng:

.

+ Phiếu xuất kho số 2998/VT ngày 24/01/N: Xuất kho gửi Bán cho Công
ty Mai Hoa, mã số thuế 0303082812: Số lượng 3.000 SP A, giá Bán chưa thuế
GTGT 57.000đ/SP, thuế GTGT 10%.
+ Kế toán viết Hóa đơn tạm: Hóa đơn SR/N số 55109 ngày 24/01/N.
Nghiệp vụ 6 Xuất kho Hàng hóa HOG tiêu thụ trực tiếp:
+ Phiếu xuất kho số 3000/YT ngày 27/01/N: Xuất kho 2.000 kg hàng HOG
Bán.
+ Hóa đơn SH/N số 55110 ngày 27/01/N, Bán 2.000 kg hàng HOG cho

Công ty TNHH Việt Hồng, mã số thuế 0101313908, thu tiền mặt, giá Bán chưa
thuế GTGT 10.000đ/kg, thuế GTGT 10%.
+ Phiếu thu số 05 ngày 27/01/N, người nộp tiền bà Mai Thị Phúc, đơn vi
Công ty TNHH Việt Hồng.
Nghiệp vụ 7. Nhận được giấy báo có số 789/BC ngày 30/01/N của ngân hàng về
khoản tiền Công ty Khánh Phong thanh toán tiền mua hàng và do thanh toán
sớm nên khách hàng được trừ khoản chiết khấu theo thông báo của DN. Kế toán
chuyển Hóa đơn tạm thành Hóa đơn chính thức cho Công ty Khánh Phong.

10.5. Ghi sổ kế toán


11. Kế toán phải thu khách hàng
11.1. Nội dung
11.2.Chứng từ sử dụng
11.3. Tài khoản sử dụng
11.4. Ví dụ minh họa
Nghiệp vụ 1: Nhận được giấy báo Có số 3678/BC ngày 22/01/N của ngân hàng về
số tiền Bán sản phẩm cho Công ty TNHH Hậu Giang. Kế toán chuyển Hóa đơn tạm
thành Hóa đơn chính thức (Hóa đơn SH/N, số Hóa đơn 55108 ngày 19/01/N)
Nghiệp vụ 2: Phiếu thu số 04 ngày 25101/N: Thu nợ tiền Công ty Lâm Viên thanh
toán về tiền mua sản phẩm ngày 24/11N.
Nghiệp vụ 3. Nhận được chứng từ chấp nhận thanh toán số 74/CN ngày 26/01/N
của Công ty Mai Hoa về số sản phẩm gửi Bán. Kế toán chuyển Hóa đơn tạm thành
Hóa đơn chính thức (Hóa đơn SH/N số 55109 ngày 24/01/N).
Nghiệp vụ 4: Giấy báo có số 654/BC ngày 26/01/N của ngân hàng về số tiền Công
ty Mai Hoa thanh toán là 10.000.000đ.

11.5. Ghi sổ kế toán
12. Kế toán phải trả người bán

12.1. Nội dung
12.2.Chứng từ sử dụng
12.3. Tài khoản sử dụng
12.4. Ví dụ minh họa
12.5. Ghi sổ kế toán
13. Kế toán phải trả người lao động
13.1. Nội dung
13.2.Chứng từ sử dụng
13.3. Tài khoản sử dụng
13.4. Ví dụ minh họa
13.5. Ghi sổ kế toán
14. Kế toán phải trả phải nộp khác
14.1. Nội dung
14.2.Chứng từ sử dụng
14.3. Tài khoản sử dụng
14.4. Ví dụ minh họa
14.5. Ghi sổ kế toán
15. Kế toán thuế GTGT đầu vào và thuế GTGT đầu ra
15.1. Nội dung
15.2.Chứng từ sử dụng
15.3. Tài khoản sử dụng


×