Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

BÁO CÁO THỰC TẬP THỰC TẾ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT KẾ XÂY DỰNG VÀTHƯƠNG MẠI HẢI DƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (167.55 KB, 23 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH
KHOA KINH TẾ, LUẬT

ISO 9001:2008

BÁO CÁO THỰC TẬP THỰC TẾ TẠI

CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT KẾ XÂY DỰNG VÀ
THƯƠNG MẠI HẢI DƯƠNG

Người hướng dẫn:

Sinh viên thực hiện:

TS: LÊ THỊ THANH HƯƠNG

BÙI THỊ THÚY
MSSV:DA1911141
Lớp: DA11KT01B
Khóa: 2011 - 2015


Trà vinh – Năm 2015


LỜI CẢM ƠN

Em xin chân thành cảm quý Thầy Cô Trường Đại học Trà Vinh đã tạo điều kiện
thuận lợi cho em trong suốt quá trình học tập, cũng như trong suốt thời gian thực hiện
bài báo cáo.
Em xin chân thành cảm ơn sự quan tâm hướng dẫn, giúp đỡ tận tình của cô TS: Lê


Thị Thanh Hương đã tạo điều kiện cho em hoàn thành bài báo cáo.
Ngày …… tháng ………. năm 2015
Sinh viên thực hiện

Bùi Thị Thúy

i


NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP

Họ và tên sinh viên thực tập: Bùi Thị Thúy
MSSV: DA1911141
Lớp: DA11KT01B
Khoa: Kinh tế, Luật
Thời gian thực tập: Từ ngày: 05/01/2015
Đến ngày: 06/02/2015
Đơn vị thực tập: Công ty cổ phần thiết kế xây dựng và thương mại Hải Dương
Địa chỉ: 43/3/90 đường Nguyễn Đình Hiền, phường tân Bình, Thành phố Hải dương,
tỉnh Hải Dương.
Điện thoại:
Fax: ...........................................................................
Email: Website:xaydunghaiduong.com
Ghi chú:
- Đánh giá bằng cách đánh dấu ( ) vào cột xếp loại các nội dung đánh giá trong bảng
sau:
Xếp loại
Nội dung đánh giá
Tốt Khá T.Bình Kém
I. Tinh thần kỷ luật, thái độ

1. Thực hiện nội quy cơ quan
2. Chấp hành giờ giấc làm việc
3. Trang phục
4. Thái độ giao tiếp với cán bộ công nhân viên
5. Ý thức bảo vệ của công
6. Tích cực trong công việc
7. Đạo đức nghề nghiệp
8. Tinh thần học hỏi trong công việc
II. Kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ
1. Đáp ứng yêu cầu công việc
2. Nghiên cứu, học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ
3. Kỹ năng tin học
4. Kỹ năng sử dụng thiết bị tại nơi làm việc (máy fax, photocopy,
máy in, máy vi tính…)
5. Xử lý tình huống phát sinh
6. Có ý kiến, đề xuất, năng động, sáng tạo trong công việc
Kết luận: ..............................................................................................................................
….........., ngày …... tháng …… năm 2015
XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN
THỦ TRƯỞNG
(Ký tên, đóng dấu)
ii


NHẬN XÉT CỦA NGƯỜI HƯỚNG DẪN

Họ và tên sinh viên thực tập: Bùi Thị Thúy
MSSV: DA1911141
Lớp: DA11KT01B
1. Phần nhận xét:

Về hình thức:........................................................................................................................
Về nội dung:.........................................................................................................................
Về tinh thần thái độ làm việc:...............................................................................................
2. Phần chấm điểm:
NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ
1. Về hình thức:
- Trình bày đúng theo mẫu hướng dẫn
- Lỗi chính tả, lỗi đánh máy không đáng kể
2. Về nội dung:
- Cơ sở lý luận phù hợp với đề tài
- Phần giới thiệu về cơ quan thực tập rõ ràng
- Nội dung phản ánh được thực trạng của công ty, có
đánh giá thực trạng trên
- Đề xuất giải pháp phù hợp với thực trạng, có khả
năng thực thi trong thực tế
- Phần kết luận, kiến nghị phù hợp
3. Tinh thần, thái độ làm việc:
TỔNG CỘNG

ĐIỂM

ĐIỂM

TỐI ĐA
2
1
1
7
1
1


GVHD

3
1
1
1
10

Trà Vinh, ngày.......tháng........năm 2015
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN...............................................................................................................................i
iii


NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP................................................................................ii
NHẬN XÉT CỦA NGƯỜI HƯỚNG DẪN...............................................................................iii
MỤC LỤC..................................................................................................................................iii
1. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT KẾ XÂY DỰNG VÀ
THƯƠNG MẠI HẢI DƯƠNG....................................................................................................1
1.1. Quá trình hình thành phát triển và chức năng hoạt động của công ty..............................1
1.2. Tổ chức quản lý của công ty.............................................................................................3
1.3. Quy trình sản xuất.............................................................................................................5
1.5. Đặc điểm của đơn vị ảnh hưởng đến công tác kế toán.....................................................9
1.6. Chiến lược và phương hướng phát triển của công ty trong tương lai.............................10
2. NHỮNG CÔNG VIỆC THỰC TẬP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT KẾ XÂY DỰNG
THƯƠNG MẠI HẢI DƯƠNG..................................................................................................11

2.1. Những công việc thực hiện tại công ty...........................................................................11
2.2. Những công việc quan sát tại công ty.............................................................................16
3.BÀI HỌC KINH NGHIỆM....................................................................................................16
3.1. Về chuyên môn...............................................................................................................16
3.2. Về phương pháp tổ chức công việc.................................................................................17
3.3. Về quá trình hoạt động của công ty................................................................................17

iv


1. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT
KẾ XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI HẢI DƯƠNG
1.1. Quá trình hình thành phát triển và chức năng hoạt động của công ty
1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty

 Thông tin chung về doanh nghiệp:
-

Tên doanh nghiệp: Công ty CP Thiết kế, xõy dựng và thương mại Hải
Dương

-

Trụ sở chính: 43/3/90 Đường Nhữ Đình Hiền - Phường Tân Bình –
TP HD

-

Tel: 03203.896.998


Fax: 03203.896.998

-

DĐ: 0986.015.489 - 0912.696.897

-

Email:

-

Tài khoản: 060 060 205 745 00018

-

Tại: Ngân hàng Đại Dương - Chi nhánh Hải Dương

-

Mã số thuế: 0800857146

-

Ngày thành lập: Ngày 22 tháng 10 năm 2010

-

Đăng ký thay đổi lần thứ 1 ngày 26 tháng 05 năm 2014.


-

Người đại diện pháp luật giám đốc: Nguyễn Mạnh Thắng

-

Hoạt động theo sự uỷ quyền của Giám đốc công ty.

 Quá trình ra đời và phát triển doanh nghiệp:

1




Công ty Cổ phần thiết kế, xây dựng & thương mại Hải Dương được

Sở Kế hoạch & Đầu tư tỉnh Hải Dương cấp giấy phép kinh doanh số:
0800857146 đăng ký lần đầu ngày 22 tháng 10 năm 2010 và Đăng ký thay đổi
lần thứ 1 ngày 26 tháng 05 năm 2014.
Ngoài nguồn vốn điều lệ đăng ký công ty thường xuyên bổ sung bằng nguồn
vốn tự có, vốn huy động các thành viên, vốn vay, vốn liên doanh liên kết đến
nay đã đạt trên 10.000.000.000 VNĐ.
1.1.2. Lĩnh vực hoạt động của công ty

Công ty Cổ phần Thiết kế, Xây dựng & Thương mại Hải Dương là tổ chức hoàn
chỉnh gồm các Kỹ sư, Thiết kế nhiều kinh nghiệm, chúng tôi cung cấp đầy đủ dịch vụ
về các lĩnh vực như: Tư vấn quản lý dự án các công trình xây dựng dân dụng,
công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi, cấp thoát nước, hạ tầng kỹ thuật, tư vấn thẩm
tra dự án, báo cáo kinh tế kỹ thuật, thiết kế dự toán các công trình xây dựng dân

dụng, công nghiệp, giao thông thuỷ lợi, cấp thoát nước, hạ tầng kỹ thuật, giám
sát thi công xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, thiết kế kết cấu
công trình dân dụng, công nghiệp; xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp,
giao thông thuỷ lợi, cấp thoát nước; hạ tầng kỹ thuật, đường dây và trạm biến
áp 35KW; san lấp mặt bằng công trình; mua bán vật liệu xây dựng, các sản
phẩm cơ khí; sản xuất, mua bán các sản phẩm từ gỗ, sản phẩm vật liệu xây
dựng, không nung, mua bán, lắp đặt các sản phẩm công nghệ thông tin, tự động
hoá; Lắp đặt hệ thống báo cháy, chữa cháy, trống trộm, camera quan sát, lò
sưởi và điều hòa không khí trên quy mô rộng khắp cả nước.
Nhờ đầu tư vào việc học tập, tham quan và tích luỹ kinh nghiệm cùng sự
hỗ trợ của các nhà Tư vấn, các đối tác nhiều kinh nghiệm, chúng tôi luôn tiếp cận
với những Công nghệ & Thiết bị cũng như những xu hướng mang tính kỹ thuật
công nghệ cao nhằm tìm tòi, đưa ra các phương pháp thi công hiện đại, có hiệu
quả đáp ứng các yêu cầu cao nhất của khách hàng.
2


1.2. Tổ chức quản lý của công ty
Đại hội đồng
Cổ đông
Ban kiểm soát

Hội đồng Quản trị
Chủ tịch HĐQT kiêm
Giám đốc Công ty

Phó Giám đốc
Kinh tế

Phòng Tổ chức

hành chính

Phó Giám đốc
Kỹ thuật

Phòng Kế hoạch

Phòng Kế toán

Giám đốc
Xí nghiệp

Sơ đồ 1: Tổ chức bộ máy của công ty
Bộ phận kế
phận
Bộ phận
Với mô hình tổBộ
chức
sản xuất, tổ chức quản
lý nhìn chung gọn nhẹ và khá linh
hoạch, kỹ thuật
Kế toán
Tổ chức

hoạt, Công ty có điều kiện thuận lợi quản lý chặt chẽ về mặt kinh tế kỹ thuật cũng như
tổ chức quản lý đến từng đội, từng công trình, đồng thời nâng cao hiệu quả sản xuất
kinh doanh.

Đội công
trình 1


Đội công
trình 2

Bộ máy quản lý bao gồm:
Đại hội đồng Cổ đông (ĐHĐCĐ): Là cơ quan quyết định cao nhất của Công ty,
ĐHĐCĐ đề ra các Nghị quyết, chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh của Công ty
cũng như các chiến lược quan trọng khác nhằm ổn định, phát triển Công ty một cách
bền vững.
Hội đồng Quản trị: do ĐHĐCĐ bầu ra, thay mặt ĐHĐCĐ lãnh đạo Công ty
thực hiện các Nghị quyết đã được thông qua, thực hiện nhiệm vụ quản trị Công ty,
3


quyết định mọi vấn đề liên quan tới mục đích, quyền lợi của Công ty trong quá trình
sản xuất kinh doanh.
Ban kiểm soát Công ty: do ĐHĐCĐ bầu ra, thay mặt ĐHĐCĐ kiểm tra, kiểm
soát hoạt động của sản xuất kinh doanh của Công ty nhằm đảm bảo tính minh bạch,
công bằng trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Ban Giám đốc bao gồm:
- Giám đốc Công ty: Trực tiếp điều hành và chịu trách nhiệm chung về mọi mặt
hoạt động sản xuất kinh doanh, đời sống cán bộ công nhân viên trong Công ty từ việc
huy động vốn, đảm bảo sản xuất kinh doanh có lãi, đảm bảo thu nhập cho công nhân
đến việc quyết định phân phối thu nhập và thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước.
- Phó Giám đốc Kinh tế: Có nhiệm vụ hỗ trợ, giúp đỡ, tư vấn cho Giám đốc trực
tiếp chỉ đạo hoạt động kinh tế tài chính, tìm hiểu thị trường của Công ty.
- Phó Giám đốc Kỹ thuật: Đưa ra sự hỗ trợ, tư vấn về mặt kỹ thuật, công tác
chuyên môn, chuyên ngành, lập kế hoạch sản xuất đối với các quyết định của Giám
đốc.
Các phòng ban chức năng: Có nhiệm vụ giúp Ban Giám đốc nghiên cứu các chế

độ của Nhà nước để bổ sung, hoàn thiện các quy chế quản lý của Công ty như quy chế
lao động, quy chế tài chính, quy chế chất lượng sản phẩm. Ngoài ra còn có nhiệm vụ
tham mưu, giúp ban Giám đốc quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh và chịu sự quản
lý trực tiếp của Ban Giám đốc. Chức năng và nhiệm vụ cụ thể của các phòng ban như
sau:
- Phòng Kế hoạch: Gồm có 3 người, có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch sản xuất
kinh doanh cho toàn Công ty và các đơn vị trực thuộc, tìm hiểu thị trường, lập hồ sơ
đấu thầu công trình, kiểm tra tổng hợp doanh thu toàn Công ty.
- Phòng Kế toán: Gồm có 5 người, có nhiệm vụ ghi chép, cung cấp đầy đủ,
trung thực, kịp thời các thông tin về các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, giám sát tình hình
thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh. Xây dựng các chỉ tiêu tài chính của Công ty,
theo dõi, kiểm tra công tác kế toán của các đơn vị trực thuộc, tổng hợp Quyết toán tài
4


chính toàn Công ty để báo cáo với Nhà nước. Ngoài ra phòng Kế toán còn có nhiệm vụ
nghiên cứu các chế độ chính sách về tài chính để bổ sung, hoàn thiện quy chế tài chính
của Công ty.
- Phòng Tổ chức hành chính: Gồm có 3 người, tổ chức lập kế hoạch về nhân lực
cho toàn Công ty. Theo dõi, điều động cán bộ công nhân viên theo yêu cầu công tác sản
xuất cho các Công ty. Theo dõi tình hình thực hiện các chế độ chính sách của người lao
động, tổ chức công tác tuyển dụng và đào tạo nguồn nhân lực cho toàn Công ty.
Giám đốc các Công ty: Là người đứng đầu các Công ty, giữ vai trò lãnh đạo,
điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, chịu trách nhiệm về mọi hoạt
động sản xuất kinh doanh của Công ty trước Công ty.
1.3. Quy trình sản xuất
Bàn giao
giải phóng
mặt bằng


Thi công
Thi công

Thi công

phần

phần móng

phần thân

hoàn
thiện

Vệ sinh và
bàn giao
công trình

Sơ đồ 2: Quy trình công nghệ sản xuất
Từ những đặc điểm riêng biệt và phức tạp của ngành Xây dựng cơ bản và sản
phẩm xây dựng cơ bản nên quy trình sản xuất của Công ty là sản xuất liên tục và phải
trải qua nhiều giai đoạn khác nhau. Mỗi một công trình đều có dự toán, thiết bị khác
nhau, địa điểm thi công không đồng nhất về vị trí, thời gian thi công cũng khác nhau
nên quy trình sản xuất các công trình thường bắt đầu: Giai đoạn thiết kế, giải phóng
mặt bằng, san nền ủi đất, làm móng, xây thô, trát, lợp mái, trang trí nội thất và hoàn
thiện, thu dọn vệ sinh và bàn giao công trình. Mỗi giai đoạn tính chất công việc đều
khác nhau và các hao phí về chất lượng cũng vậy.
1.4. Tổ chức công tác kế toán tại công ty

1.4.1. Tổ chức bộ máy kế toán


5


KẾ TOÁN TRƯỞNG

Kế toán tổng hợp
kiêm BHXH

Kế toán
thanh toán

Kế toán Vật tư kiêm
tài sản cố định

Kế toán
xây lắp

Phụ trách kế toán
tại Xí nghiệp

Kế toán Vật tư
kiêm TSCĐ

Kế toán tiền
lương

Kế toán
xây lắp


Nhân viên
thủ kho

Sơ đồ 3: Bộ máy kế toán của công ty
Chức năng, nhiệm vụ của từng người, từng phần hành và quan hệ tương tác
Kế toán trưởng Công ty: Là người chịu trách nhiệm chỉ đạo hướng dẫn toàn
bộ công tác kế toán, thống kê, thông tin kinh tế trong toàn Công ty, nghiên cứu cập
nhật các thông tin về tài chính, kế toán để lập và bổ sung quy chế tài chính của Công
ty.
Kế toán tổng hợp kiêm BHXH: Định kỳ, tổng hợp quyết toán các đơn vị trực
thuộc thành báo cáo tài chính của Công ty để báo cáo với các cơ quan Quản lý Nhà
nước. Tổng hợp thuế Giá trị gia tăng đầu vào, đầu ra của các đơn vị để báo cáo với cơ
quan thuế đồng thời theo dõi về các khoản bảo hiểm xã hội của toàn Công ty.
Kế toán thanh toán: Theo dõi các khoản thanh toán, thu chi, các khoản phải
trả, các khoản phải thu của công ty. Thực hiện thu, chi, lập báo cáo thu, chi theo kế
6


hoạch hàng ngày. Đôn đốc thu công nợ từ khách hàng. Đồng thời giao dịch với các
Ngân hàng, các đối tượng thanh toán.
Kế toán vật tư kiêm tài sản cố định: Theo dõi chi tiết và tổng hợp nhập xuất
từng loại vật tư, tồn kho và tính giá vật tư xuất dùng. Đồng thời kế toán vật tư còn
kiêm phần hành kế toán tài sản cố định, theo dõi tình hình về số lượng, giá trị và hiện
trạng tài sản cố định trong đơn vị, định kỳ lập bảng tính và phân bổ khấu hao cho các
đối tượng, theo dõi hạch toán các khoản chi phí sửa chữa tài sản cố định, tình hình
thanh lý, nhượng bán các tài sản cố định.
Kế toán xây lắp: Theo dõi, hạch toán chi tiết và tổng hợp các chi phí phát sinh
liên quan đến sản xuất, sau đó phân loại chi phí, tính giá thành sản phẩm sản xuất trong
kỳ.
1.4.2. Hình thức kế toán tại đơn vị


 Chế độ kế toán áp dụng tại công ty
- Chế độ kế toán áp dụng tại công ty: Chế độ kế toán Doanh nghiệp theo Quyết
định số 48/2006/QĐ-BTC ban hành ngày 14/09/2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính.
- Tuân thủ chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán: Chuẩn mực và chế độ kế toán
Việt Nam.

Chứng từ gốc

- Phương pháp tính thuế: Tính thuế GTGT theo phương pháp Khấu trừ
- Phương pháp hạch toán hàngBảng
tồn kho:
tổngKê
hợpkhai thường xuyên
Sổ quỹ
Bảng kiểm kê chứng
- Phương pháp tính khấu hao: Đườngtừthẳng

Sổ chi tiết

- Phương pháp tính trị giá vật tư xuất kho: Bình quân gia quyền
Sổ đăng ký
Chứng
từ ghi
- Kỳ kế
toán năm: bắt đầu từ ngày
01/01
vàsổ
kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm.
chứng

từ ghi
sổ
 Hình thức sổ kế toán mà doanh nghiệp sử dụng để ghi chép các nghiệp vụ
cáikế toán dùng để ghi chép,
Sổ hệ
tổng
hợphóa
+ Hình thức sổ kế toán là hệ thống các sổSổ
sách
thống
chi tiết
và tổng hợp các số liệu chứng từ kế toán theo một trình tự và ghi chép nhất định. Hiện
nay, công ty đang áp dụng hình thức sổ kế toán là chứng từ ghi sổ
Bảng cân đối tài khoản
7

Báo cáo kế toán


Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi định kỳ hoặc cuối tháng
Đối chiếu.
Sơ đồ 4: Hình thức ghi sổ chứng từ ghi sổ
Hiện nay, Công ty đang áp dụng hình thức kết toán là Hình thức Chứng từ ghi sổ
và loại hình thức công tác kế toán theo phương pháp hạch toán kế toán kê khai thường
xuyên.
Hằng ngày, khi phát sinh các nghiệp vụ liên quan đến các loại tiền mặt, kế toán
căn cứ vào các chứng từ gốc viết phiếu thu, phiếu chi và định khoản ngay trên phiếu đó
đồng thời phản ánh vào các sổ chi tiết có liên quan. Đối với các nghiệp vụ khác, kế

toán căn cứ vào chứng từ gốc để định khoản và phản ánh vào các sổ chi tiết có liên
quan. Các nghiệp vụ thu, chi bằng tiền mặt được Thủ quỹ ghi ngay vào sổ quỹ và
thường xuyên đối chiếu với kế toán. Các nghiệp vụ liên quan đến nhập xuất vật tư,
8


thành phẩm, hàng hoá được thủ kho ghi vào thẻ kho và định kỳ 3 đến 5 ngày đem đối
chiếu với kế toán.
Bảng kê chứng từ được lập ra để căn cứ vào chứng từ gốc đã được kiểm tra, phân
loại, định khoản chính xác có xác minh trách nhiệm của kế toán trưởng và của người
lập chứng từ. Bảng kê chứng từ gồm nhiều tờ, mỗi tờ được thiết kế theo kiểu ghi Nợ
một tài khoản, ghi Có một tài khoản và ngược lại. Mỗi nghiệp vụ được ghi vào một
dòng theo thứ tự thời gian.
Bảng tổng hợp kiêm chứng từ ghi sổ được lập ra căn cứ vào chứng từ gốc hoặc
bảng kê chứng từ. Hình thức của bảng tổng hợp và bảng kiểm kê chứng từ ghi sổ hoàn
toàn giống bảng kê chứng từ sổ tổng hợp mỗi tờ trên bảng kê chứng từ được ghi trên
một dòng trên bảng tổng hợp. Các bảng tổng hợp, bảng kiểm kê chứng từ được lập từ
chứng từ ghi sổ và chứng từ gốc, thường được lập cho nhiều nghiệp vụ liên quan đến
quá trình hạch toán nào đó.
Cuối tháng kế toán tổng cộng số phát sinh trên từng tài khoản, trên bảng tổng
hợp, bảng kê kiêm chứng từ ghi sổ và cũng là căn cứ ghi vào sổ cái.
Sổ cái bao gồm tất cả các tài khoản sử dụng trong Công ty, số trang dành cho tài khoản
nhiều hay ít phụ thuộc vào số tài khoản phát sinh cho từng tài khoản.
Hàng quý kế toán lập Bảng cân đối số phát sinh các tài khoản, từ đó lên bảng Cân
đối kế toán và báo cáo kế toán.
Công ty sử dụng máy vi tính vào lưu trữ, lập các bảng biểu kế toán trên Exel

1.5. Đặc điểm của đơn vị ảnh hưởng đến công tác kế toán
1.5.1. Thuận lợi
Công ty đóng trên địa bàn TP Hải Dương đông dân cư, là trung tâm kinh tế của

Việt Nam, là cửa ngõ giao lưu giữa các tỉnh và giao lưu với nước ngoài nên Công ty có
điều kiện thuận lợi để phát triển.

9


- Đội ngũ cán bộ quản lý của Công ty năng động có trình độ chuyên môn cao,
giàu kinh nghiệm. Đội ngũ công nhân nhiệt tình và lành nghề trong lĩnh vực lắp đặt nội
thất tàu thuỷ.
1.5.2. Khó khăn
- 100% mặt hàng thi công bị phụ thuộc vào khách hàng.
- Trình độ cán bộ quản lý không đồng đều.
- Quá trình thi công kéo dài, không đúng tiến độ vì thường xuyên phụ thuộc vào
các hạng mục liên quan của khách hàng.
- Thu hồi công nợ chậm.
1.6. Chiến lược và phương hướng phát triển của công ty trong tương lai
1.6.1 Chiến lược phát triển công ty
- Ngành xây dựng trưởng mạnh ( trên 40% năm).
- Phát triển Thương hiệu thiết kế xây dựng Hải Dương trở thành thương hiệu
mạnh nhất Việt Nam trong lĩnh vực xây dựng bằng chất lượng và uy tín.
- Chủ động khai thác khách hàng tại thị trường Miền Trung và Miền Nam.
- Phát triển nguồn nhân lực theo hướng đáp ứng tốt yêu cầu công việc kỹ thuật
cao.
- Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất: văn phòng, nhà xưởng, trang thiết bị hiện đại
để sản xuất các mặt hàng phục vụ cho ngành xây dựng.
1.6.2 Phương hướng phát triển công ty
+ Về công nghệ, thiết bị: Hiện đại hoá công nghệ, từng bước thay thế công nghệ thiết
bị hiện có bằng công nghệ, thiết bị tiên tiến, hiện đại của thế giới, đảm bảo các tiêu
chuẩn chất lượng, an toàn vệ sinh, môi trường theo quy định của Việt Nam và quốc tế
để sản phẩm có khả năng cạnh tranh ngày càng cao trên thị trường trong và ngoài nước.

Như hệ thống máy cắt, xẻ, tạo khuôn, máy mài...
+ Về đầu tư: Đa dạng hoá hình thức đầu tư, phương thức huy động vốn, khuyến khích
huy động nguồn vốn của các thành phần kinh tế trong nước, phát hành trái phiếu, cổ
phiếu; đẩy mạnh việc cổ phần hoá đối với những doanh nghiệp nhà nước không cần.

10


2. NHỮNG CÔNG VIỆC THỰC TẬP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
THIẾT KẾ XÂY DỰNG THƯƠNG MẠI HẢI DƯƠNG
2.1. Những công việc thực hiện tại công ty
2.1.1 Kế toán nguyên vật liệu

- Chứng từ sử dụng:
+ Hoá đơn GTGT, phiếu giao nộp sản phẩm
+ Phiếu nhập kho: MS 01 - VT - HD
11


+ Phiếu xuất kho ; MS 02 - TT- HD
+ Biên bản kiểm kê vật tư, giấp đề nghị cung ứng vật tư
- Tài khoản sử dụng:
TK 152 “Nguyên vật liệu”
TK 153 “Công cụ dụng cụ”
TK 155 “Thành phẩm”
TK 154 “Sản phẩm dở dang”
- Sổ kế toán sử dụng:
+ Sổ chi tiết TK 152, 153, 155,154
+ Bảng tổng hợp nhập xuất tồn
+ Sổ cái TK 152, TK 153, TK 155, TK 154


Phiếu nhập,
xuất
Sổ ĐKCTGS
Sổ chi tiết
VLCCDC
Sổ cái tài
khoản152,153

bảng tổng
chi tiết
vật liệu

Bảng cân đối
số phát sinh

12

Báo cáo tài chính


Sơ đồ . Quy trình thực hiện kế toán nguyên vật liệu
Giải thích:
- Hàng ngày, kế toán căn cứ vào chứng từ nhập mua, nhập từ sản xuất, nhập
hàng bán trả lại, xuất cho sản xuất để xác định tài khoản ghi nợ, ghi có để nhập dữ liệu
vào máy vi tính theo các bảng biểu được thiết kế sẵn . Cuối tháng, kế toán thực hiện lập
sổ tổng hợp, sổ chi tiết. Việc đối chiếu giữa số liệu ở sổ kế toán tổng hợp và sổ chi tiết
luôn được thực hiên tự động và đảm bảo chính xác, trung thực theo thông tin đã được
nhập trong kỳ. Và có thể in ra để kiểm tra.
- Cuối tháng các báo cáo được in ra giấy, đóng thành quyển và thực hiện các thủ

tục pháp lý theo quy định.
2.1.2 Kế toán tài sản cố định
- Chứng từ sử dụng:
+ Hoá đơn giá trị gia tăng
+ Phiếu thu, giấy báo có
+ Biên bản giao nhận tài sản cố định
+ Biên bản thanh lý TSCĐ
+ Biên bản bàn giao tài sản cố định
+ Biên bản đánh giá lại tài sản cố định
- Tài khoản sử dụng:
TK 211 “Tài sản cố định hữu hình”.
TK 213 “Tài sản cố định vô hình”.
TK 214 “Hao mòn tài sản cố định”.
- Sổ kế toán sử dụng:
+ Sổ theo dõi tài sản cố định tại nơi sử dụng.
+ Sổ tài sản cố định.
+ Sổ cái TK 211, 213, 214
+ Thẻ tài sản cố định.
+ Sổ chi tiết TK 211,213, 214
13


Biên bản giao nhận, biên
bản thanh lý TSCĐ,bảng
khấu hao TSCĐ…

thẻ tài sản cố
định

Sổ đăng ký

chứng từ ghi sổ

Sổ cái tài khoản
211,2114

Bảng cân đối SPS

Báo cáo tài chính
Sơ đồ Quy trình ghi sổ kế toán TSCĐ
Giải thích:
- Hàng ngày, kế toán căn cứ vào chứng từ tăng giảm TSCĐ, khấu hao TSCĐ để
xác định tài khoản ghi nợ, ghi có để nhập dữ liệu vào máy vi tính theo các bảng biểu
được thiết kế sẵn.Theo quy trình phần hệ kế toán, các thông tin được ghi chứng từ ghi
sổ vào sổ đăng kí chứng từ cuối tháng vào sổ kế toán tổng hợp và các sổ chi tiết TSCĐ.
Cuối tháng, kế toán thực hiện các thao tác lập sổ chi tiết, sổ kế toán tổng hợp. Việc đối
chiếu giữa số liệu ở sổ kế toán tổng hợp và sổ chi tiết luôn được thực hiên tự động và
đảm bảo chính xác, trung thực theo thông tin đã được nhập trong kỳ. Và có thể in ra để
kiểm tra
- Cuối tháng sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết được in ra giấy, đóng
thành quyển và thực hiện các thủ tục pháp lý theo quy định.
14


2.1.3 K toỏn tin lng v cỏc khon trớch theo lng

- Chng t s dng:
+ Bng chm cụng
+ Bng thanh toỏn tin lng.
+ Hp ng giao khoỏn
+ Bng thanh toỏn tin lm thờm gi

- Ti khon s dng:
+ TK 334 Phi tr ngi lao ng
- S k toỏn s dng:
+ Sụ nht ky chung, Sụ cỏi TK 334, 338
Giấy nghỉ
phép, ốm

+ Bng chm cụng lm thờm gi.
+ Bng thanh toỏn tin thng
+ Phiu xỏc nhn SP hoc cụng vic.
+ Bng tớnh v phõn bụ tin lng, BHXH.
+ TK 338 Phi tr, phi np khỏc

Bảng chấm
công

Chứng từ kết
quả lao động

Bảng thanh
toán lơng
phân xởng
Bảng thanh
toán lơng
phòng ban
Bảng tổng hợp
thanh toán lơng
toàn công ty
Bảng phân bổ
số 1

Sổ chi tiết
TK 334, 338

Ghi chỳ:

: Nhp s liu hng ngy
: In sụ, Bỏo cỏo cui thỏng
S Quy trỡnh luõn chuyn chng t k toỏn lng
v cỏc khon trớch theo lng

Gii thớch:
15


- Hàng ngày, kế toán căn cứ vào chứng từ lao đông, Bảng chấm công, Phiếu xác
nhận sản phẩm hoàn thành để xác định tài khoản ghi nợ, ghi có để nhập dữ liệu vào
máy vi tính theo các bảng biểu được thiết kế sẵn. Cuối tháng, kế toán thực hiện các lập
sổ tổng hợp.
- Cuối tháng các báo cáo được in ra giấy, đóng thành quyển và thực hiện các thủ
tục pháp lý theo quy định.
2.2. Những công việc quan sát tại công ty
-

Các anh chị, cô chú trong công ty rất vui vẻ, hòa đồng và nhiệt tình. Sẵn sàng
giúp đỡ em khi em có thắc mắc hay khó khăn.
Các chị trong phòng kế toán hướng dẫn cách làm việc, cách viết sổ sách, hóa
đơn, giấy tờ cần thiết.
Hướng dẫn em cách sắp xếp các loại giấy tờ sổ sách sao cho ngăn nắp và dễ tìm
nhất.
Học cách xếp tiền, cách đếm tiền, để tiền một cách cẩn thận nhất.


3.BÀI HỌC KINH NGHIỆM
3.1. Về chuyên môn
Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính của doanh nghiệp liên quan đến tài sản, nợ phải trả,
nguồn vốn chủ sở hữu, doanh thu, chi phí phải được ghi sổ kế toán vào thời điểm phát
sinh, không căn cứ vào thời điểm thực tế thu hoặc thực tế chi tiền hoặc tương đương
tiền. Báo cáo tài chính lập trên cơ sở dồn tích phản ảnh tình hình tài chính của doanh
nghiệp trong quá khứ, hiện tại và tương lai.
Báo cáo tài chính phải được lập trên cơ sở giả định là doanh nghiệp đang hoạt động
liên tục và sẽ tiếp tục hoạt động kinh doanh bình thường trong tương lai gần, nghĩa là
doanh nghiệp không có ý định cũng như không buộc phải ngừng hoạt động hoặc phải
thu hẹp đáng kể quy mô hoạt động của mình. Trường hợp thực tế khác với giả định
16


hoạt động liên tục thì báo cáo tài chính phải lập trên một cơ sở khác và phải giải thích
cơ sở đã sử dụng để lập báo cáo tài chính.
3.2. Về phương pháp tổ chức công việc
-

Các chính sách và phương pháp kế toán doanh nghiệp đã chọn phải được áp
dụng thống nhất ít nhất trong một kỳ kế toán năm. Trường hợp có thay đổi chính
sách và phương pháp kế toán đã chọn thì phải giải trình lý do và ảnh hưởng của
sự thay đổi đó trong phần thuyết minh báo cáo tài chính.

-

Phải lập các khoản dự phòng nhưng không lập quá lớn;
Không đánh giá cao hơn giá trị của các tài sản và các khoản thu nhập;
Không đánh giá thấp hơn giá trị của các khoản nợ phải trả và chi phí;

Doanh thu và thu nhập chỉ được ghi nhận khi có bằng chứng chắc chắn về khả
năng thu được lợi ích kinh tế, còn chi phí phải được ghi nhận khi có bằng chứng
về khả năng phát sinh chi phí.

3.3. Về quá trình hoạt động của công ty
Công tác kế toán trong các doanh nghệp tuỳ thuộc vào đặc điểm tổ chức sản xuất kinh
doanh, trình độ yêu cầu quản l ý có thể áp dụng các chính sách và ph ương pháp kế
toán khác nhau.
Để đảm bảo tính so sánh của thông tin số liệu kế toán giữa các thời kỳ trong việc đánh
giá tình hình và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, kế toán phải tuân thủ nguyên tắc
nhất quán, tức là các chính sách kế toán và phương pháp kế toán doanh nghiệp đã lựa
chọn phảI được áp dụng thống nhất ít nhất trong một kỳ kế toán năm. Trường hợp có
sự thay đổi chính sách và phương pháp kế toán đã chọn thì phải giải trình lý do và sự
ảnh h ưởng của sự thay đổi đó đến các thông tin kế toán.

17



×