Tải bản đầy đủ (.doc) (42 trang)

Kế toán vốn bằng tiền và thanh toán nợ tại Cổ phần xây dựng và thương mại Biển Việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (209.76 KB, 42 trang )

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
TSCĐ : Tài sản cố định
VNĐ : Việt Nam Đồng
TK : Tài khoản
Thuế GTGT : Thuế giá trị gia tăng
PT : Phiếu thu
PC : Phiếu chi
BN : Báo nợ
BC : Báo có

1


MỞ ĐẦU
- Vốn bằng tiền là cơ sở, là tiền đề đầu tiên cho một doanh nghiệp hình thành
và tồn tại, là điều kiện cơ bản để doanh nghiệp hoàn thành cũng như thực hiện
quá trình sản xuất kinh doanh của mình. Trong điều kiện hiện nay phạm vi hoạt
động của doanh nghiệp không còn bị giới hạn ở trong nước mà đã được mở rộng,
tăng cường hợp tác với nhiều nước trên thế giới. Do đó, quy mô và kết cấu của
vốn bằng tiền rất lớn và phức tạp, việc sử dụng và quản lý chúng có ảnh hưởng
lớn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- Mặt khác, kế toán là công cụ để điều hành quản lý các hoạt động tính toán
kinh tế và kiểm tra việc bảo vệ tài sản, sử dụng tiền vốn nhằm đảm bảo quyền chủ
động trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trong công tác kế toán của
doanh nghiệp chia ra làm nhiều khâu, nhiều phần hành nhưng giữa chúng có mối
quan hệ hữu cơ gắn bó tạo thành một hệ thống quản lý thực sự có hiệu quả cao.
Thông tin kế toán là những thông tin về tính hai mặt của mỗi hiện tượng, mỗi quá
trình : Vốn và nguồn, tăng và giảm ... Mỗi thông tin thu được là kết quả của quá
trình có tính hai mặt : thông tin và kiểm tra. Do đó, việc tổ chức hạch toán vốn
bằng tiền là nhằm đưa ra những thông tin đầy đủ nhất, chính xác nhất về thực trạng
và cơ cấu của vốn bằng tiền, về các nguồn thu và sự chi tiêu của chúng trong quá


trình kinh doanh để nhà quản lý có thể nắm bắt được những thông tin kinh tế cần
thiết, đưa ra những quyết định tối ưu nhất về đầu tư, chi tiêu trong tương lai như
thế nào. Bên cạnh nhiệm vụ kiểm tra các chứng từ, sổ sách về tình hình lưu chuyển
tiền tệ, qua đó chúng ta biết được hiệu quả kinh tế của đơn vị mình.
- Thực tế ở nước ta trong thời gian qua cho thấy ở các doanh nghiệp, đặc biệt
là doanh nghiệp nhà nước, hiệu quả sử dụng vốn đầu tư nói chung và vốn bằng
tiền nói riêng còn rất thấp , chưa khai thác hết hiệu quả và tiềm năng sử dụng
chúng trong nền kinh tế thị trường để phục vụ sản xuất kinh doanh, công tác hạch
toán bị buông lỏng kéo dài.
- Xuất phát từ những vần đề trên và thông qua một thời gian thực tập em xin
chọn đề tài sau để đi sâu vào nghiên cứu và viết báo cáo:“ Kế toán vốn bằng tiền
và thanh toán nợ tại Cổ phần xây dựng và thương mại Biển Việt”.
2.Mục tiêu nghiên cứu:
2


2.1.Mục tiêu chung:
Tìm hiểu quá trình xác lập chứng từ,ghi chép sổ sách hạch toán và tính toán
để xác định vốn và thanh toán nợ của công ty.Trên cơ sở đó đề xuất một số biện
pháp nhằm năng cao hiệu quả sử dụng vốn bằng tiền tại cổ phần xây dựng và
thương mại Biển Việt.
2.2.Mục tiêu cụ thể:
- Thu thập chứng từ,các sổ sách về các nghiệp vụ phát sinh đến vốn và thanh
toán nợ của công ty.
- Tìm hiểu thực trạng công tác kế toán bằng tiền và thanh toán nợ tại công ty
- Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn bằng tiền
tại cổ phần xây dựng và thương mại Biển Việt.
3.Phạm vi nghiên cứu:
3.1.Phạm vi về thời gian:
+ Thời gian thực hiện trong thời gian:08/02/2011 đến 06/04/2013.

+ Số liệu thu thập trong thời gian từ năm 2008 – 2013.
+ Số liệu hạch toán trong đề tài là tháng 12/2013.
3.2.Phạm vi không gian:
Đề tài được thực hiện tại cổ phần xây dựng và thương mại Biển Việt.
4.Phương pháp nghiên cứu:
4.1.Phương pháp thu thập số liệu:
+ Số liệu sử dụng trong đề tài được thu thập tại phòng kế toán của công ty cổ
phần Tân Tiến.
+ Tham khảo thêm số liệu và các tài liệu trên báo chí và tạp chí….
4.2.Phương pháp phân tích số liệu:
+ Đề tài sử dụng các phương pháp thống kê mô tả ,so sánh biến động và tổng
hợp để phân tích thực trạng.
+ Trên cơ sở đó sử dụng phương pháp suy luận để đề xuất các giải pháp.

3


CHƯƠNG I:TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY
DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI BIỂN VIỆT
1.1. Giới thiệu tổng quát về công ty cổ phần xây dựng và thương mại
Biển Việt
+Tên giao dịch: cổ phần xây dựng và thương mại Biển Việt
+Mã số thuế :0105100265.
+Vốn điều lệ :7.226.037.349đ (Bảy tỷ, hai trăm hai mươi sáu triệu không trăm
ba mươi bảy ngàn, ba trăm bốn mươi chín đồng)
+Trụ số chính: số 40, ngách 426/48 ngõ 470 Đường Láng, phường Láng Hạ , ĐỐng Đa, Hà Nội
+Điện thoại:047.3882639;Fax:047.3882638
Hiện tại, công ty cổ phần xây dựng Biển Việthoạt động theo giấy chứng nhận đăng
ký kinh doanh và đăng ký mã số thuế: 1400100265 do phòng đăng ký kinh doanh
Sở kế hoạch Đầu Tư Hà Nội cấp.

Có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng ,tên gọi để giao dịch ,được mở tài
khoản tại các ngân hàng.
Nguyên tắc hoạt động:là đơn vị hạch toán độc lập ,chịu trách nhiệm về
kết quả hoạt động kinh doanh, nhằm đảm bảo và phát triển vốn ,đồng thời giải
quyết thỏa đáng hài hòa lợi ích cá nhân người lao động theo kết quả sản xuất kinh
doanh đạt được tronh khuôn khổ pháp luật quy định.
Thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, áp dụng đúng chế độ chủ trương
trong quản lý Nhà Nước, điều hành sản xuất trên cơ sở quyền làm chủ tập thể của
cán bộ nhân viên trong công ty.

1.2. Đặc điểm sản xuất và tổ chức kinh doanh:
1.2.1. Lĩnh vực hoạt động, ngành nghề kinh doanh:
Công ty cổ phần xây dựng Biển Việtlà đơn vị hoạt động sản xuất kinh
doanh trên các lĩnh vực:
• Xây dựng các công trình dân dụng, giao thông (cầu, đường, cống),
và công nghiệp.
• Mua bán vật liệu xây dựng
• San lắp mặt bằng
• Kinh doanh bất động sản với quyền sở hữu hoặc đi thuê
4


• Sản xuất đồ dùng bằng nhôm; các sản phẩm kim loại cho xây dựng
và kiến trúc. Sản xuất giường tủ, bàn ghế, tấm bê tông đúc sẵn, ống, cột bê tông,
cọc bê tông cốt thép.

1.2.2. Nhiệm vụ và quyền hạn:
Công ty cổ phần xây dựng Biển Việt là một doanh nghiệp Nhà Nước với
hình thức sở hữu vốn do cơ quan chủ quản cấp, loại hình sản xuất của công ty là
xây dựng cơ bản, sản phẩm tạo ra là công trình nên có tính đơn chiếc, thời gian

thi công kéo dài, sản phẩm xây lắp có đặc điểm là không di chuyển được mà cố
định tại nơi thi công nên chịu ảnh hưởng trực tiếp của địa hình, thủy văn, thời tiết,
khí hậu…ở nơi đặt sản phẩm, công ty phải di chuyển máy móc thiết bị, vật tư,
nhân công đến công trình để thi công, do đó việc hạch toán, phân bổ chi phí trong
từng khoản mục công trình một cách hợp lý, sẽ thể hiện được nhiệm vụ và quyền
hạn của kế toán và nhà quản lý trong hoạt động của Công ty.

1.3. Quy mô sản xuất của công ty cổ phần xây dựng Biển Việt:
Công ty cổ phần xây dựng Biển Việthoạt động với quy mô vừa và nhỏ, có
đội ngũ cán bộ công nhân lành nghề, áp dụng những công nghệ khoa học và sản
xuất như trang thiết bị các loại máy móc thiết bị, thiết bị trộn bê tông , máy bơm
nước, xe chuyên dùng (xe bel, xe ủi, xe lu, xe cobenco, xe cẩu máy ép cọc…),
máy đóng cừ và các loại máy thi công khác…, đồng thời cũng trang bị chương
trình thiết kế mẫu cho bộ phận kỹ thuật.
Nguồn vốn kinh doanh hiện tại của Công ty gồm: 7.226.037.349đ
Trong đó:
Ngân sách cấp: 6.353.000.000đ
Tự bổ sung: 873.037.349đ
Nhân sự:
Tại văn phòng công ty: 30 người bố trí 4 phòng và 01 chi nhánh
Đội thi công: 06 đội

1.4. Quá trình sản xuất kinh doanh:
Luận chứng kinh tế kỹ thuật của công trình được cơ quan chủ quản hoặc
cấp có thẩm quyền phê duyệt đồng ý cho phép tiến hành xây dựng công trình, giai
5


đoạn do chủ đầu tư (Bên A), công ty tư vấn lập hoặc công ty (Bên B) lập dựa trên
cơ sở hợp đồng hay công ty khai thác tìm nguồn đầu tư kinh doanh bất động sản.

Sau khi luận chứng kinh tế kỹ thuật đã được duyệt thì đến giai đoạn khảo
sát thiết kế bản vẽ công trình, nay là giai đoạn đòi hỏi về độ chính xác, tính kỹ
thuật của công trình trên cơ sở đó mới đảm bảo cho các giai đoạn sau tiến hành
được tốt.
Giai đoạn lập dự toán công trình, trên cơ sở vẽ thiết kế mà đơn vị lập cho
từng công trình, được phân tích theo từng khoản mục chi phí để tính giá thành
xây lắp công trình bao gồm giá thành dự toán,công tác xây lắp công trình bao
gồm chi phí dự toán để hoàn thành khối lượng, công tác xây lắp được xác định
trên cơ sở định mức của Nhà Nước quy định và các đơn vị xây dựng cơ bản áp
dụng cho từng khu vực. Giá thành dự toán là căn cứ để tính giá thành công trình
xây lắp và vạch ra các biện pháp thi công nhằm đảm bảo hoàn thiện nhiệm vụ, hạ
giá thành sản phẩm.
Khi dự toán công trình đã được duyệt thì đơn vị tiến hành tổ chức thi
công, trong khi thi công phải đảm bảo tính kỹ thuật, đảm bảo tiến độ thi công
hoàn thành bàn giao công trình đúng thời hạn, đây là giai đoạn có tính yêu cầu
cao về chi phí nhân công, chi phí vật liệu, chi phí sử dụng máy móc thiết bị thi
công. Có đảm bảo phục vụ tốt cho các yêu cầu này thì mới đảm bảo cho việc thi
công công trình đạt chất lượng và đúng tiến độ thi công cũng như thời gian bàn
giao đưa vào sử dụng.
Giai đoạn bàn giao công trình: có thể vừa tiến hành thi công vừa bàn giao
hạng mục công trình hoàn thành hoặc có thể toàn bộ công trình hoàn thành, công
ty mới tiến hành bàn giao cho đơn vị chủ đầu tư. Việc bàn giao công trình đã
được quy định trong hợp đồng kinh tế đã ký giữa bên A và bên B. Khi bàn giao
hai bên cùng kiểm tra, đánh giá chất lượng từng hạng mục công trình. Đồng thời
phải được hội đồng nghiệm thu, sau khi nghiệm thu các thành viên của hội đồng
với bên (bên A và bên B) xác nhận, ký tên và ghi rõ những yêu cầu, đề nghị (nếu
có) cần được bổ sung hoàn thiện vào biên bản nghiệm thu.

6



1.5. Tồ chức bộ máy quản lý của Công ty:
1.5.1. Cơ cấu bộ máy quản lý:
CHỦ TỊCH

GIÁM ĐỐC

P.TỔ

PHÒNG

CHI NHÁNH

CHỨC

KẾ

TẠI LẤP VÒ

HÀNH

TOÁN

CHÁNH

PHÒNG

PHÒNG KẾ

THI


HOẠCH

CÔNG

Đội

Đội

Đội

Đội

Đội

Đội

Xưởng

Thi

Thi

Thi

Thi

Thi

Thi


cơ khí

Công
I

Công

Công

Công

Công

Công

II

III

IV

V

VI

Sơ đồ 1.5.1: Sơ đồ bộ máy quản lý Công ty
Ghi chú:
: Chỉ đạo trực tiếp
: Quan hệ tương quan


7


1.5.2. Chức năng nhiệm vụ của bộ phận Công ty:
Hiện nay cán bộ công nhân viên là: 30 người (nhân viên quản lý là: 11
người)
a. Chủ tịch Công ty:
Hoạt động theo điều lệ: hàng tuần làm việc trực tiếp với Công ty thời gian
01 buổi hoặc 01 ngày, tùy theo công việc nhiều hay ít, vì Chủ tịch Công ty là cán bộ
kim nhiệm của cơ quan chủ quản.
b. Giám Đốc Công ty:
Giám Đốc công ty là người trực tiếp chịu trách nhiệm về mọi mặt hoạt
động của công ty về phạm vi hoạt động cũng như hiệu quả của công ty.
c. Phòng tổ chức Hành chánh – Văn thư:
Tiếp nhận tất cả các công văn để chuyển đến cho các bộ phận chức năng
có liên quan để thực hiện. Tham mưu cho Giám Đốc sắp xếp lại tổ chức bộ máy
quản lý cho phù hợp với nhiệm vụ kinh doanh của từng bộ phận qua từng thời kỳ.
Căn cứ vào định mức tiền lương làm cơ sở chi trả cho công nhân trực tiếp
sản xuất. Đối với bộ phận gián tiếp trả lương theo quy định hiện hành. Tổ chức
họp xét nâng lương hàng năm theo đúng quy định.
Tiếp nhận, bố trí cán bộ công nhân viên theo yêu cầu của công việc, dựa
trên cơ sở năng lực và trình độ của từng người, có kế hoạch đào tạo nâng cao tay
nghề cho công nhân, giải quyết các chế độ về hưu, mất sức, thôi việc…báo cáo
thống kê định kỳ lên cơ quan cấp trên.
d. Phòng kỹ thuật kế hoạch:
Tiếp nhận các công văn do phòng Tổ chức chuyền đến sau khi có ý kiến
của Ban Giám Đốc, tiếp nhận bản vẽ và hồ sơ mời thầu, nhận thầu, tiến hành lập
hồ sơ dự thầu, tiếp nhận kiểm tra khối lượng quyết toán do phòng thi công
chuyển tới, trình Ban Giám Đốc ký xong chuyển đến kho bạc, trực tiếp hoặc phân

công cán bộ kỹ thuật đến Kho bạc để kiểm hồ sơ quyết toán. Sau khi hồ sơ được
kho bạc thẩm định chuyển đến Phòng kế toán lập hồ sơ rút vốn. Lập các thủ tục
bổ sung, phụ kiện hợp đồng và các văn bản liên quan đến hợp đồng. Lập báo cáo
có giá trị công trình hoàn toàn và các giá trị với các đối tác tham gia công trình
được hưởng.
e. Phòng thi công:
8


Theo dõi kiểm tra, giám sát việc chấp hành quy trình, quy phạm kỹ thuật
thi công và kỹ thuật an toàn, chất lượng mỹ quan, tiến độ thi công, lên kế hoạch
vật tư, tiền nhân công, khối lượng hoàn công, cùng các đơn vị có liên quan xử lý
các vấn đề phát sinh trong quá trình thi công được quyền đình chỉ thi công công
trình nếu có phát hiện sai sót và báo cáo về Ban Giám Đốc để bàn bạc có biện
pháp xử lý, tổ chức nghiệm thu công trình.
f. Chi nhánh tại Lấp Vò:
Lập kế hoạch phương hướng sản xuất của toàn công ty hàng năm, tổ chức
quản lý sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng và cung ứng vật tư công trình,
quản lý phân công dân sự của phòng, điều hành các phương tiện vận tải và cơ
giới. Chịu trách nhiệm trước Ban Giám Đốc về công việc được phân công.
g. Phòng kế toán:
Có trách nhiệm xây dựng kế hoạch tài chính dựa trên cơ sở sản xuất kinh
doanh của công ty. Tổ chức, ghi chép, hạch toán nghiệp vụ kinh tế phát sinh để
phản ánh đúng tình hình sản xuất kinh doanh nhằm kiểm tra tình hình thực hiện
kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch thu - chi. Giám sát quản lý chặt chẽ tình
hình sử dụng vốn của đơn vị, cụ thể:
• Lập và quản lý, thực hiện kế hoạch thu – chi tài chính của công ty
từng tháng, quý, năm của từng công trình thi công.
• Thống kê tổng hợp tình hình sản xuất kinh doanh, thực hiện các
nguồn vốn, giá thành, thu nộp ngân sách và quyết toán hàng quý, hàng năm.

• Xây dựng phương án huy động vốn và sử dụng vốn, luân chuyển
trong sản xuất có hiệu quả cho từng năm.

1.6. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán :
1.6.1. Tổ chức bộ máy kế toán:
 Tổ chức bộ máy kế toán của công ty được phải tuân thủ theo các
nguyên tắc sau:
 Tổ chức bộ máy kế toán - thống kê một cấp, tức là doanh nghiệp độc
lập chỉ có một bộ máy thống nhất, một đơn vị kế toán độc lập đứng đầu là kế toán
trưởng.
9


 Đảm bảo sự chỉ đạo toàn diện, thống nhất và tập trung công tác kế toán
thống kê và hạch toán nghiệp vụ kỹ thuật của kế toán trưởng về những vấn đề có
liên quan đến kế toán hay thông tin kinh tế khác.
 Gọn nhẹ, hợp lý hướng chuyên môn hóa đúng.
 Phù hợp với tổ chức sản xuất sản xuất kinh doanh và yêu cầu quản lý
của đơn vị.

1.6.2.Bộ máy kế toán trong công ty:


Nhiệm vụ của bộ máy kế toán:
Bộ máy kế toán ở Công ty cổ phần xây dựng Biển Việthạch toán độc

lập nên được tổ chức thành phòng kế toán có những nhiệm vụ sau:


Tiến hành công tác kế toán theo quy định Nhà Nước.




Lập báo cáo kế toán thống kê theo quy định Bộ Tài Chính, Tổng

Cục Thống Kê và kiểm tra sự chính xác của các báo cáo do các phòng ban khác
lập.


Hỗ trợ Giám Đốc hướng dẫn, chỉ đạo các phòng và bộ phận thực

hiện việc ghi chép ban đầu đúng chế độ, đúng phương pháp.


Hỗ trợ Giám Đốc phổ biến, hướng dẫn và thường xuyên kiểm tra

việc thực hiện chế độ, thể lệ quản lý kinh tế tài chính trong phạm vi đơn vị.


Lưu trữ, bảo quản hồ sơ tài liệu quản lý tập trung thống nhất số liệu

kế toán thông kê và cung cấp số liệu đó cho các bộ phận khác có liên quan.

a.Sơ đồ bộ máy trong công ty
Kế toán trưởng

10


Kế toán TSCĐ, kế


Kế toán thanh toán,

toán vật tư

kế toán tổng hợp

Thủ quỹ

Sơ đồ 1.6.2: Sơ đồ tổ chức phòng kế toán- thống kê
b.Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận:
+ Kế toán trưởng:
Kế toán trưởng chịu trách nhiệm với Giám đốc trong công tác quản lý tài
chính, các nghiệp kinh tế phát sinh của hoạt động sản xuất kinh doanh, hướng dẫn
kiểm tra công tác kế toán.
• Theo dõi hợp đồng và thanh lý hợp đồng kinh tế các loại
• Lập kế hoạch, thống kê, báo cáo tài chính thường xuyên và định
kỳ.
• Phân tích hoạt động kinh tế của Công ty.
• Theo dõi tiền gởi ngân hàng- Tiền mặt tồn quỹ.
+ Kế toán thanh toán, kế toán tổng hợp:
• Có nhiệm vụ thanh toán hồ sơ do phòng kỹ thuật chuyển sang.
• Tính giá trị khối lượng mà đội thi công và các đối tác thực hiện.
• Báo cáo khối lượng hoàn thành từng công trình cho kế toán
trưởng.
• Thống kê khối lượng công việc công trình hoàn thành.
• Theo dõi tiến độ thi công công trình, hao phí nhiên liệu, ca máy
cho công trình.
• Thanh toán các khoản thu, chi về hoạt động kinh doanh của đơn
vị.

• Kiểm tra tính hợp lệ của chứng từ gốc, đảm bảo đúng nguyên tắc
tài chính, kết hợp các thành phần liên quan để hạch toán, luân chuyển chứng từ
chính xác kịp thời, đầy đủ.
• Theo dõi công việc hoạt động hằng ngày để tính lương, bảo
hiểm…
11


• Theo dõi các khoản tạm ứng và tham mưu với kế toán trưởng để
giải quyết công nợ tồn động.
• Thường xuyên đối chiếu sổ sách với thủ quỹ cuối ngày, tháng,
năm.
+ Kế toán TSCĐ, kế toán vật tư:
• Theo dõi nguyên vật liệu chính, phụ,… thành phẩm nhập, xuất,
tồn.
• Lên báo cáo vật tư nhập, xuất, tồn kho thường xuyên và định kỳ,
đồng thời xác định kết quả tiêu thụ theo niên độ kế toán.
• Chịu trách nhiệm về thủ tục vận chuyển hàng hóa của công ty, đủ
và hợp lệ, quản lý và sử dụng hóa đơn đúng theo quy định của Nhà nước.
• Mở sổ chi tiết theo dõi TSCĐ theo qui định của Nhà Nước.
• Theo dõi tăng, giảm TSCĐ, công cụ theo định kỳ lập báo cáo.
+ Thủ quỹ:
Có nhiệm vụ thu, chi tiền mặt, ghi chép các khoản thu, chi vào sổ quỹ
đảm bảo chính xác, kịp thời bảo quản và báo cáo tiền mặt đối chiếu với kế toán
thanh toán rút số dư vào cuối ngày, tháng, quý, năm.
Hình thức tổ chức bộ máy kế toán:
Công ty cổ phần xây dựng Biển Việtcó hình thức tổ chức bộ máy kế
toán tập trung toàn bộ công việc kế toán điều được giải quyết ở phòng kế toán của
công ty. Khi phòng sản xuất lý giấy giao nhận vật tư xong giao lại phòng sản xuất
kinh doanh để chuyển về phòng kế toán, để làm thủ tục nhập kho, đối với các bộ

phận khác nhau trong công ty như: thống nhất những qui định chung về các luân
chuyển cũng như cách ghi chép chứng từ ban đầu, hướng dẫn toàn bộ cho cán bộ
công nhân viên trong công ty về cách ghi mã số thuế và ký đủ các hóa đơn mua
hàng đầu vào, hệ thống tài khoản và các hình thức kế toán đã lựa chọn phù hợp
với đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty.

1.6.3. Hình thức kế toán đang áp dụng:
Theo chế độ kế toán Việt Nam quy định có nhiều hình thức kế toán
đang được áp dụng rộng rãi. Xét trên cơ sở và điều kiện thực tế về quy mô hoạt
động của Công ty, đặc điểm sản xuất kinh doanh, trình độ của cán bộ kế toán và
12


phương tiện tính hỗ trợ…đem lại hiệu quả cao nhất. Chính vì thế, Công ty hiện
nay chọn hình thức kế toán “Chứng từ ghi sổ” áp dụng để hạch toán.
a. Hình thức kế toán chứng từ ghi sổ:

Chứng từ gốc

Sổ quỹ

Sổ, thẻ
Bảng tổng hợp

kế toán

chứng từ gốc

chi tiết


Sổ đăng ký chứng
từ ghi sổ

Chứng từ ghi sổ

Bảng
Sổ cái

tổng
hợp chi
tiết

Bảng cân đối phát sinh

Báo cáo tài chính

Sơ đồ 1.6.3: Sơ đồ hình thức kế toán chứng từ ghi sổ
Ghi chú:

Ghi cuối tháng
Đối chiếu, kiểm tra
13
Ghi hàng ngày


b. Trình tự ghi sổ như sau:
• Hàng ngày, từ chứng từ kế toán được căn cứ làm chứng từ ghi sổ.
• Đối với những chứng từ kế toán cùng loại mà phát sinh nhiều, công
ty lập bảng tổng hợp chứng từ gốc, kế toán lập chứng từ ghi sổ.
• Đối với phiếu thu, phiếu chi được ghi vào sổ quỹ sau đó căn cứ vào

sổ quỹ lập chứng từ ghi sổ.
• Hàng ngày căn cứ vào chứng từ kế toán ghi vào sổ, thẻ kế toán chi
tiết.
• Chứng từ ghi sổ được ghi vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ. Sau đó
làm căn cứ ghi vào sổ cái.
• Chứng từ ghi sổ sau khi lập xong, được chuyển đến kế toán trưởng
ký duyệt rồi chuyển cho bộ phận kế toán tổng hợp kèm theo các chứng từ kế toán
có liên quan đến bộ phận này ghi sổ đăng ký chứng từ ghi sổ và sau đó ghi vào sổ
cái. Cuối tháng (kỳ kế toán) khóa sổ tính ra tổng số tiền của các nghiệp vụ phát
sinh trong tháng trên sổ đăng ký chứng từ ghi sổ và tổng phát sinh nợ, phát sinh
có của từng loại tài khoản trên sổ cái.
• Căn cứ vào sổ cái lập bảng cân đối phát sinh của các tài khoản tổng
hợp, trên bảng cân đối số phát sinh phải khớp với nhau và khớp với tổng số tiền
của sổ đăng ký chứng từ ghi sổ. Tổng số dư nợ và tổng số dư có của các tài khoản
trên bảng cân đối phát sinh phải khớp với nhau và số dư của từng tài khoản trên
bảng cân đối phải khớp với từng tài khoản tương ứng trên bảng tổng hợp chi tiết
của phần kế toán chi tiết. Sau khi đối chiếu, kiểm tra khớp các số liệu với nhau,
bắt đầu lập bảng cân đối phát sinh và các báo cáo kế toán khác.
• Đối với các tài khoản có mở sổ chi tiết thì chứng từ kế toán sau khi
lập chứng từ ghi sổ và ghi vào các sổ kế toán tổng hợp, được chuyển đến các bộ
phận kế toán chi tiết có liên quan để căn cứ ghi vào sổ kế toán chi tiết. Cuối tháng
căn cứ vào sổ kế toán chi tiết lập các bảng tổng hợp chi tiết theo từng tài khoản
tổng hợp để đối chiếu với bảng cân đối phát sinh. Các bảng tổng hợp chi tiết, sau
14


khi kiểm tra đối chiếu số liệu với sổ cái và các sổ có liên quan dùng làm căn cứ
để lập báo cáo tài chính.
Hiện nay công ty đang sử dụng các loại sổ sau:
 Bảng tổng hợp chứng từ gốc.

 Sổ chi tiết thanh toán với người mua.
 Chứng từ ghi sổ.
 Sổ chi tiết bán hàng.
 Sổ cái.
 Sổ theo dõi thuế GTGT.
 Sổ quỹ tiền mặt.
 Sổ chi tiết thuế GTGT được hoàn lại.
 Sổ tiền quỹ ngân hàng.
 Sổ chi tiết thuế GTGT được miễn giảm.
 Sổ chi tiết tiền vay.
 Sổ chi tiết tài khoản.
 Sổ chi tiết vật liệu.
 Sổ tổng hợp phải thu của khách hàng.
 Sổ chi phí sản xuất kinh doanh.
 Sổ tổng hợp phải trả cho khách hàng.
 Thẻ tính giá thành sản phẩm, dịch vụ.  Sổ tài sản cố định.
Hệ thống TK sử dụng theo quyết định 15/2006 QĐ-BTC ngày 20
tháng 3 năm 2006 của Bộ tài chính hình thức kế toán đang áp dụng: Chứng
từ ghi sổ.

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN VỐN
BẰNG TIỀN VÀ THANH TOÁN NỢ TẠI CÔNG TY CỔ
PHẦN XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI BIỂN VIỆT
2.1. Kế toán tiền mặt:
2.1.1. Công tác quản lý:
Nhập xuất quỹ tiền mặt phải trên cơ sở phiếu thu, phiếu chi hợp lệ có đầy
đủ chữ ký của người nhận, thủ quỹ, kế toán trưởng, kế toán tổng hợp, giám đốc
(người cho phép nhập xuất) theo qui định.

15



Thủ quỹ chịu trách nhiệm quản lý nhập, xuất tiền mặt tại quỹ. Hàng ngày
phải thường xuyên kiểm kê, đối chiếu với số liệu của sổ quỹ, sổ kế toán. Nếu có
chênh lệch phải xác định nguyên nhân và kiến nghị biện pháp xử lý.
• Chứng từ sử dụng:


Phiếu thu: Khi phát sinh nghiệp vụ thu tiền, căn cứ vào các

giấy thanh toán tiền tạm ứng, kế toán thanh toán lập phiếu thu tiền, phiếu thu
được lập 2 liên chuyển cho kế toán trưởng và Giám Đốc ký duyệt sau đó được
chuyển tới thủ quỹ để thu tiền, thủ quỹ sau khi thu tiền tiến hành ghi số tiền thực
nhận vào phiếu thu, đóng dấu đã thu tiền và ký tên vào phiếu thu. Cuối ngày kế
toán tiền và thủ quỹ sẽ kiểm tra số tồn trên sổ quỹ tiền mặt của thủ quỹ và chương
trình kế toán của kế toán thanh toán


Phiếu chi: Khi phát sinh các nghiệp vụ thanh toán các

khoản nợ, tạm ứng hay các khoản chi phí phục vụ cho hoạt động của Công ty thì
kế toán căn cứ vào chứng từ như hóa đơn GTGT, giấy đề nghị tạm ứng đã được
duyệt…Kế toán thanh toán tiến hành lập phiếu chi. Phiếu chi cũng được lập 2 liên
chuyển cho kế toán trưởng và Giám Đốc ký duyệt sau đó được chuyển tới thủ quỹ
để chi tiền. Người nhận tiền sau khi đã nhận đủ tiền phải ký và ghi rõ họ tên vào
phiếu chi và thủ quỹ nhập phiếu vào sổ quỹ tiền mặt Cuối ngày kế toán tiền và
thủ quỹ sẽ kiểm tra số tồn trên sổ quỹ tiền mặt của thủ quỹ và chương trình kế
toán của kế toán thanh toán.
Với nghiệp vụ chi tiền tạm ứng thì các cá nhân có nhu cầu tạm ứng phải
lập “ giấy đề nghị tạm ứng”, sau khi được sự đồng ý của Giám Đốc và kế toán

trưởng sẽ chuyển đến kế toán thanh toán lập phiếu chi và thủ quỹ căn cứ vào
phiếu chi đó chi tiền cho người đề nghị tạm ứng .
 Sổ sách:


Sổ quỹ tiền mặt



Sổ chi tiết tài khoản tiền mặt

 Sổ cái
• Sơ đồ ghi sổ:
Phiếu thi, phiếu chi
16


Sổ tiền chi tiết
Chứng từ ghi sổ

tiền mặt

Sổ tiền quỹ tiền
mặt

Sổ cái TK 1111

Bảng cân đối phát
sinh


Báo cáo tài chính

Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng , định kỳ
Quan hệ đối chiếu

• Quy trình ghi sổ:
Hàng ngày căn cứ vào phiếu thu, phiếu chi kế toán lập chứng từ ghi sổ.
Phiếu thu, phiếu chi sau khi làm căn cứ lập chứng từ ghi sổ được ghi vào sổ chi
tiết tiền mặt và sổ quỹ tiền mặt. Căn cứ vào chứng từ ghi sổ 1 tháng ghi vào sổ
cái, rồi từ sổ cái ghi vào bảng cân đối phát sinh và lập báo cáo tài chính

2.1.2. Phương pháp kế toán:
Tên TK : TK 1111 “tiền mặt” dùng để phản ánh tình hình thu chi, tồn quỹ
tiền mặt của công ty gồm có tiền Việt Nam.

Nợ

Tk 1111 “tiền mặt”



SDĐK: Các loại tiền mặt còn tồn quỹ ở
- Tiền mặt giảm đi trong kỳ (-): chi.

đầu kỳ.
- Tiền mặt tăng lên trong kỳ (+): thu
17



SDCK: Các loại tiền mặt còn tồn
quỹ ở cuối kỳ
Một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại công ty:
Thu:
Căn cứ phiếu thu số 005, ngày 12/12/2013 Nguyễn Xuân Biên thu tiền
bán 04 căn phố Thường Thới Tiền – Hồng Ngự, kế toán ghi:
Nợ TK 1111

460.000.000

Có TK 131

460.000.000

Căn cứ phiếu thu số 008, ngày 15/12/2013 Nguyễn Thị Thanh Hoa rút
tiền gửi ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt , kế toán ghi:
Nợ TK 1111

200.000.000

Có TK 11211

200.000.000

Căn cứ phiếu thu số 004, ngày 05/12/2013 Nguyễn Phước Huệ thu tiền
vận chuyển hàng hóa Chi Cục Thuế Huyện CL , kế toán ghi:
Nợ TK 1111

2.869.984


Có TK 11211

2.869.984

Căn cứ phiếu thu số 010, ngày 11/12/2013 Hà Văn Lâm nhận tiền CT:
Nhà công vụ NHCSXH, kế toán ghi:
Nợ TK 1111
Có TK 11211

42.600.000
42.600.000

Căn cứ phiếu thu số 013, ngày 22/12/2013 Nguyễn Phước Huệ thu tiền
tạm ứng mua vật tư sửa xe cẩu cạp, kế toán ghi:
Nợ TK 1111
Có TK 1411

14.127.000
14.127.000

Chi:
Căn cứ phiếu chi số 005, ngày 07/12/2013 Nguyễn Xuân Biên thanh toán
tiền đăng ký mua thông báo giá vật liệu xây dựng tháng 01/2013, kế toán ghi:
Nợ TK 6428
Có TK 1111

720.000
720.000
18



Căn cứ phiếu chi số 008, ngày 07/12/2013 Nguyễn Kỳ Phát thanh
toán tiền Ban Lãnh Đạo tiếp khách, kế toán ghi:
Nợ TK 6428

1.000.000

Nợ TK 1331

100.000

Có TK 1111

1.100.000

Căn cứ phiếu chi số 056, ngày 29/12/2013 Đồng Nguyên Hậu thanh toán
tiền công tác phí CT:Đường Tràm Chim - TN, kế toán ghi:
Nợ TK 6428

148.000

Có TK 1111

148.000

Căn cứ phiếu chi số 054, ngày 11/12/2013 Phan Văn Đông Á thanh toán
tiền làm ngoài giờ HSDT, kế toán ghi:
Nợ TK 6421

1.000.000


Có TK 1111

131

1.000.000

1111
460.000.000

6248
1.868.000

11211

1331

245.469.984

100.000
6421

1411
1.000.000

14.127.000

19



2.2. Kế toán tiền gửi ngân hàng:
2.2.1. Công tác quản lý:
Mọi ghi chép phản ánh trên TK tiền gửi ngân hàng phải căn cứ vào giấy
báo nợ, báo có hoặc bản sao kê TK của ngân hàng kèm theo các chứng từ gốc
như: ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu, séc chuyển tiền, séc báo chi.
Kế toán thường xuyên đối chiếu với ngân hàng để đảm bảo số dư tiền gửi
ngân hàng ghi trong sổ của công ty khớp đúng với số dư của ngân hàng.
Hiện nay Công ty có tiền gửi ngân hàng tại: Ngân hàng Đầu Tư và Phát
Triển Đồng Tháp
Kế toán phải căn cứ vào sổ phụ của ngân hàng kèm theo các chứng từ
gốc như:
• Chứng từ
 Ủy nhiệm thu
 Ủy nhiệm chi: thanh toán với khách hàng, bảo hiểm xã hội,
BHYT, thuế…
 Séc chuyển khoản để phản ánh tình hình tăng giảm của tiền gửi
ngân hàng vào các sổ sách cần thiết
 Giấy báo có: khi công ty nhận được tiền khách hàng chuyển trả.
 Giấy báo nợ: khi công ty muốn rút tiền gửi ngân hàng thì kế toán
trưởng lập Sec chuyển vào ngân hàng làm thủ tục rút tiền gửi cho công ty. Ngay
sau đó ngân hàng giao tiền mặt cho công ty.
• Sổ sách:


Sổ phụ ngân hàng



Sổ chi tiết tài khoản tiền gửi ngân hàng




Sổ cái

• Sơ đồ ghi sổ:
Phiếu thi, phiếu chi

Sổ tiền gửi ngân
hàng

Chứng từ ghi sổ
20

Sổ tiền chi tiết
gửi ngân hàng


Sổ cái TK 11211

Bảng cân đối phát
sinh

Báo cáo tài chính

Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng , định kỳ
Quan hệ đối chiếu
• Quy trình ghi sổ:
Hàng ngày căn cứ vào phiếu thu, phiếu chi, giấy báo nợ, báo có kế toán
lập chứng từ ghi sổ. Phiếu thu, phiếu chi, giấy báo nợ, báo có sau khi làm căn cứ

lập chứng từ ghi sổ được ghi vào sổ chi tiết tiền gửi ngân hàng và sổ tiền gửi
ngân hàng. Căn cứ vào chứng từ ghi sổ 1 tháng ghi vào sổ cái, rồi từ sổ cái ghi
vào bảng cân đối phát sinh và lập báo cáo tài chính

2.2.2. Phương pháp kế toán:
Tên TK : TK 11211 “tiền gửi ngân hàng”, dùng để phản ánh số hiện có và
tình hình biến động các khoản tiền gửi của công ty ở ngân hàng
Nợ

Tk 11211 “Tiền gửi ngân hàng”
SDĐK: Số tiền đang gửi ở
ngân hàng đầu kỳ



- Các khoản tiền rút ra từ ngân

- Các khoản tiền gửi vào ngân hàng (-).
hàng (+).

SDCK: Số tiền đang gửi ở ngân
hàng cuối kỳ
Một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại công ty:
Thu:
21


Căn cứ báo có của ngân hàng 007, ngày 25/12/2013 Nguyễn Thị Thanh Hoa nhận
tiền CT:Nhà ở học viên 152 chỗ Trường CT
Nợ TK 11211


386.223.000

Có TK 131

386.223.000

Căn cứ báo có của ngân hàng 012, ngày 29/12/2013 Nguyễn Thị Thanh
Hoa nhận tiền CT:Trường Phong Hòa – Lai vung
Nợ TK 11211

342.619.000

Có TK 131

342.619.000

Căn cứ báo có của ngân hàng 004 , ngày 12/12/2013 Nguyễn Thị Thanh
Hoa nhận tiền CT: Trường THYT Đồng Tháp
Nợ TK 11211

68.000.000

Có TK 131

68.000.000

Căn cứ báo có của ngân hàng 013 , ngày 31/12/2013 Ngân hàng trả lãi
tháng 12/2013
Nợ TK 11211


2.307.545

Có TK 515

2.307.545

Căn cứ báo có của ngân hàng 002 , ngày 08/12/2013 Nguyễn Thị Thanh
Hoa nhận tiền bán hàng Chi Nhánh tại Lấp Vò
Nợ TK 11211

42.620.240

Có TK 131

42.620.240

Chi:
Căn cứ báo nợ của ngân hàng 005 , ngày 06/12/2013 Chuyển trả tiền mua
1000L dầu CT: Đường Tràm Chim
Nợ TK 1413
Có TK 11211

14.450.000
14.450.000

Căn cứ báo nợ của ngân hàng 007 , ngày 06/12/2013 Phí chuyển khoản
Nợ TK 6277

112.500


Nợ TK 1331

11.250

Có TK 11211

123.750

Căn cứ báo nợ của ngân hàng 017, ngày 11/12/2013 Trả lãi vay NH Đầu tư
Nợ TK 635

2.547.709
22


Có TK 11211

2.547.709

Căn cứ báo nợ của ngân hàng 028, ngày 19/12/2013 Chuyển trả tiền thiết kế
nhà cụm dân cư Mỹ Tây
Nợ TK 6277

20.000.000

Có TK 11211

20.000.000
11211


131

1413

14.450.000

839.462.240
515

6277

2.307.545

20.112.500
1331
11.250
635
2.547.709

2.3. Kế toán nợ phải thu khách hàng:
2.3.1. Công tác quản lý:
Khi thu tiền, kế toán thanh toán sẽ lập phiếu thu có ký xác nhận của
người nộp chuyển đến kế toán trưởng duyệt thu sau đó chuyển chứng từ thu đó
đến thủ quỹ sẽ thu tiền. Hoặc khi có giấy báo có của Ngân hàng về khoản phải
thu của khách hàng thì kế toán tổng hợp căn cứ vào phiếu thu hay giấy báo có của
Ngân hàng về nhập liệu vào chương trình phần mềm kế toán để từ đó ghi nhận
chứng từ vào phần mềm, sau đó được dùng phần mềm kế toán này để ghi theo dõi
chi tiết các tài khoản.
• Chứng từ:

Hoá đơn thuế GTGT, hoá đơn thông thường
Phiếu thu, phiếu chi
23


Giấy báo có ngân hàng
• Sổ sách:


Sổ chi tiết phải thu của khách hàng



Sổ cái

• Sơ đồ luân chuyển:

Hoá đơn GTGT, phiếu
Sổ chi tiết tài khoản

thu, phiếu chi…

đối ứng

Chứng từ ghi sổ

Sổ cái TK 131

Báo cáo tài chính


Bảng cân đối P/S

Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng , định kỳ
Quan hệ đối chiếu
• Quy trình ghi sổ:
Hàng ngày căn cứ vào hoá đơn GTGT, phiếu thu, phiếu chi kế toán lập
chứng từ ghi sổ. Hoá đơn GTGT, phiếu thu, phiếu chi sau khi làm căn cứ lập
chứng từ ghi sổ được ghi vào sổ chi tiết tài khoản đối ứng. Căn cứ vào chứng từ
24


ghi sổ 1 tháng ghi vào sổ cái, rồi từ sổ cái ghi vào bảng cân đối phát sinh và lập
báo cáo tài chính

2.3.2 Phương pháp kế toán:
Tài khoản sử dụng :TK 131 – Phải thu khách hàng, phản ánh về giá trị
dịch vụ mà khách hàng chấp nhận thanh toán.
Tk 131 “Phải thu của khách hàng”
Nợ

SDĐK: số tiền còn phải thu của Số tiền khách hàng giảm do khách
khách hàng năm 2009

hàng đã thanh toán tiền.

Số tiền phải thu khách hàng tăng Khách hàng ứng trước tiền hàng,
do bán hàng hoá, nhận thầu công tiền thầu công trình.
trình


SDCK: số tiền còn phải thu của
khách hàng

Một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại công ty:
Căn cứ báo có của ngân hàng 001, ngày 06/12/2013 nhận tiền CT: Cải tạo
huyện ủy Lai Vung
Nợ TK 11211
Có TK 131

222.240.000
222.240.000

Căn cứ báo có của ngân hàng 003 , ngày 09/12/2013 nhận tiền bán hàng
Chi Nhánh tại Lấp Vò
Nợ TK 11211
Có TK 131

62.399.982
62.399.982

Căn cứ vào hoá đơn K007, ngày 15/12/2013 Nguyễn Xuân Biên ghi
nhận doanh thu CT : Đường tuyến 3 – VQG Tràm Chim
Nợ TK 131

2.156.089.000

Có TK 5111

1.960.080.909


Có TK 33311

196.008.091

25


×