Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Những kiến thức về bệnh gan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (125.79 KB, 6 trang )

Những Kiến Thức Về Gan Và Bệnh Gan
1, Khái niệm và chức năng của gan:
_ Gan là một trong những bộ phận quan trọng trong bộ máy tiêu hóa và là một cơ
quan không thể thiếu trong cơ thể của bạn. Gan đảm nhiệm khoảng 500 vai trò khác nhau
trong toàn bộ hệ thống tạo nên sự sống.
_ Lá gan đóng một vai trò chính yếu trong việc biến đổi thức ăn thành những chất
thiết yếu cho cuộc sống. Tất cả lượng máu đi ra từ dạ dày và ruột đều phải đi qua gan
trước khi tới phần còn lại của cơ thể.







Tạo ra năng lượng một cách nhanh chóng khi cần thiết.
Sản xuất ra protein mới và dự trữ sắt cho cơ thể.
Điều hoà sự vận chuyển mỡ dự trữ.
Giúp ích cho sự tiêu hóa bằng cách tạo ra mật.
Trung hòa và loại bỏ các chất độc, chuyển hóa rượu bia, chất đường và các
axit béo.
• Lọc máu và thải các sản phẩm cặn vào trong mật.
• Giúp cơ thể chống lại sự nhiễm trùng bằng các tạo ra các yếu tố miễn dịch
và loại bỏ các vi khuẩn lưu thông trong máu……

Gan khỏe mạnh
2, Nguyên nhân gây bệnh xơ gan:
_Nếu tình trạng men gan cao xảy ra kéo dài mà không hỗ trợ điều trị sẽ rất dễ xảy
ra các biến chứng như xơ gan, ung thư gan.
_ Men gan cao để lâu dài sẽ gây ra giảm tuổi thọ, viêm gan cấp, hôn mê gan



_ Rượu, bia, thuốc lá, các chất kích thích..: Đặc biệt rượu, bia là một loại có độ cồn
rất cao và còn có nhiều chất độc khác.
_ Xơ gan do ứ mật: Mật bị ứ dọng do viêm, tắc đường mật cả đường mật trong và
ngoài gan.
_ Xơ gan do ký sinh trùng: Ly amip, ký sinh trùng sốt rét và sán lá gan.
_ Xơ gan do ứ đọng máu kéo dài: như suy tim, viêm tắc tĩnh mạch trên gan.
_ Do một số bất thường di truyền.
_ Xơ gan do viêm gan virus: đặc biệt là do virus viêm gan B, C, D. Trong số
những người viêm gan virus có thể tiến triển thành xơ gan và ung thư gan.

3, Các con đường lây nhiễm:
_ Lây qua đường máu: Có thể lây qua trong trường hợp truyền máu, phẩu thuật,
nhiều nhất là tiêm chích ma túy. Ngoài ra, dùng dao cạo râu, bàn chải đánh răng cung
mang lại nguy cơ khi bị trầy xước...
_ Từ mẹ sang con: Nguy cơ này có thể lây cho thai nhi lên đến 90% nếu không có
biện pháp bảo vệ ngay sau khi sinh.
_ Qua đường tình dục: Nguy cơ lây nhiễm cả tình dục đồng giới và khác giới.

4, Các giai đoạn xơ gan:
Giai đoạn đầu
( Còn bù )

Gồm
Giai đoạn cuối
( mất bù )

a, Giai đoạn còn bù: Xơ gan giai đoạn đầu, hay còn gọi là xơ gan còn bù là thời
gian khi người bệnh vừa chuyển từ giai đoạn viêm gan mạn tính sang xơ gan. Giai đoạn
này kéo dài từ 1-10 năm. Những biểu hiện trong giai đoạn này rất khó để phát hiện do

những triệu chứng không rõ ràng khiến người bệnh dễ bỏ qua hoặc lầm tưởng với các
triệu chứng của bệnh khác.


Gan bị xơ hóa một phần
 Giai đoạn này người bệnh có thể có một hoặc nhiều các triệu chứng sau:
_ Cơ thể mệt mỏi, có thể bị sốt nhẹ vào buổi chiều
_ Bệnh nhân cảm thấy khó chịu bên trong, ăn không tiêu, đầy bụng, khó tiêu, rối
loạn tiêu hóa.
_ Vùng hạ sườn phải có những cơn đau không thường xuyên với mức độ tăng dần
theo thời gian.
_ Men gan cao do các nguyên nhân: Nghiện rượu, sốt rét, ung thư gan, ngộ độc hoá
chất, chủ yếu là do viêm gan, do gan gải phóng ra lượng lớn men gan.
_ Nước tiểu có màu vàng sậm do chức năng giải độc của gan suy giảm .
_ Xét nghiệm gan phát hiện thể tích gan tăng lên và rắn chắc, có thể thấy lách to
quá bờ sườn.
_ Xuất hiện các mao mạch hình sao ở lưng, ngực, bàn tay, chân mẩn đỏ. Do các
khối U xơ phát triển chèn ép các tĩnh mạch của gan làm tăng áp lực tĩnh mạch.
_ Nước tiểu màu vàng sẫm, lông ở nách và bộ phận sinh dục thưa dần.
_ Móng tay khô, trắng, nam giới tinh toàn teo nhẽo, vú to.
_ Giảm ham muốn tình dục, nữ có thể vô kinh, nam có thể liệt dương.

b, Giai đoạn mất bù: Xơ gan mất bù hay còn gọi là xơ gan giai đoạn cuối là giai
đoạn mà gan đã bị suy nhược trầm trọng. Sở dĩ giai đoạn này có tên gọi là mất bù bởi vì
các tế bào gan lúc này đã không còn khả năng phục hồi bù lại cho những tế bào đã bị xơ
hóa. Trong giai đoạn này, 80% đến 90% cấu trúc của gan đã bị các tổ chức xơ phá hoại và
không còn khả năng phục hồi, chuyển sang cổ trướng và ung thư.


Xơ gan sau đó chuyển sang ung thư ( các khối U có thể di động tự do )


 Giai đoạn này người bệnh có thể có một hoặc nhiều các triệu chứng sau:
_ Sức khỏe giảm sút rõ rệt, rối loạn tiêu hóa nặng nề, đi đại tiện ra phân màu đen.
_ Da kém đàn hồi, tay chân bị phù, mềm, khi ấn vào có vết lõm, để từ 1 đến 2 phút sau
vết lõm mới biến mất.
_ Bụng to lên do ứ đọng dịch cổ trướng. Nếu dịch quá nhiều có thể chèn lên các động
mạch, làm giãn, vỡ dây tĩnh mạch thực quản, khiến bệnh nhân chảy máu ồ ạt mà chết.
_ Xuất hiện hiện tượng hoàng đản, da ban đầu có thể vàng nhẹ, sau đó ngày càng vàng
đậm lên, màu vàng xuất hiện trên các niêm mạc sau đó lan ra da toàn thân.
_ Người bệnh có thể bị hôn mê, nửa tỉnh nửa mơ do gan không thể lọc được amoniac
khiến não bị nhiễm độc làm bệnh nhân rơi vào tình trạng lúc ngất, lúc tỉnh.
_ Ngoài ra, bệnh nhân có thể có các biểu hiện khác như suy thận, thiếu máu, sao mạch,
nôn ói, tiêu chảy, sụt cân, bầm huyết dưới da do viêm phúc mạc.
_ Khi không điều trị kịp thời, ung thư gan có thể xảy ra. Không có nhiều trường hợp
sống sót sau hai năm đầu bị ung thư gan.

5, Các loại thuốc sử dụng trong điều trị viêm gan virus - xơ gan:
- Interferon: Có hiệu năng tăng cường khả năng miễn dịch, ngoài ra còn kháng
virus. Khi dùng một số người bệnh có thể gặp các triệu chứng như sốt, rụng tóc, mệt...
TTuy nhiên, giá thuốc cao và thời gian điều trị lâu dài, vì vậy chỉ thích hợp với những
bệnh nhân có điều kiện kinh tế khá giả.
- Lamivudin: Có hiệu năng kháng virus. Thời gian đạt được mục tiêu này phụ
thuộc vào từng người, ít nhất là một năm trở lên và tái phát còn có thể dùng lại. Hiện nay


tỷ lệ kháng lamivudin lên tới 70% vì thế không được chỉ định nhiều nhưng cũng có
khoảng 20% người bệnh hầu như không bị kháng thuốc.
- Adefovir, entecavir, telbivudin: Thời gian đạt được mục tiêu điều trị ngắn hơn
lamivudin. Tỷ lệ kháng thuốc thấp hơn lamivudin và có hiệu quả với những người bệnh
đã kháng với lamivudin.

- Tenofovir: Là thuốc mới nhất được EU và Mỹ đưa vào sử dụng vào năm 2008.
Qua các nghiên cứu cho thấy tenofovir tốt hơn các thuốc trước đó cả về mức đạt được
hiệu quả và chưa bị kháng thuốc.

6, Lời khuyên: Thay đổi chế độ ăn uống và chế độ sinh hoạt hợp lý cũng như giữ
tinh thần ổn định, không phải quá hoang mang, lo lắng sẽ giúp việc điều trị có hiệu
quả hơn !
_ Không tự động dùng thuốc khi không có chỉ định của bác sỹ.
_ Không ăn mặn, hạn chế ăn thức ăn nhiều muối vì có thể bị tích muối tích
nước trong cở thể gây phù trướng bụng.
_ Nếu bụng quá to nên uống ít nước ( dưới 1lit/ngày ).
_ Chia nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày 5-6 lần, ko ăn quá no, ko để quá đói và
nên có bữa phụ lúc 9-10 giờ tối để tránh hạ đường huyết ban đêm.
_ Ăn chế độ ăn các thực phẩm giàu chất đạm từ động vật, thực vật như: đậu
hà lan, đậu đen, đậu đỏ…
_ Hàng ngày ăn uống đủ chất: đạm, đường, béo, vitamin và khoáng chất.
Phòng nhiễm các bệnh giun sán bằng cách thực hiện ăn chín, uống sôi, ninh nhừ,
mềm, lỏng không ăn cá hay hải sản tái, sống hoặc chưa nấu chín kỹ, không ăn rau
sống, hoặc uống nước lã.
_ Có thể dùng các loại thảo dược tốt cho gan, giúp bảo vệ gan như: nhân
trần, ac-ti-sô, cà gai leo…
_ Tập luyện thể dục nhẹ nhàng, nghỉ ngơi hợp lý, không làm việc nặng, tránh
thức khuya để cơ thể khỏe mạnh, đẩy lùi nguy cơ gây bệnh.


Bảng dinh dưỡng:
Năng lượng
Nhóm thực
phẩm
Glucid

( lương thực,
gạo, ngô, khoai,
sắn..)

Đạm
( thịt, cá, đậu,
tôm,cua..)

Lipid
( dầu ăn, mỡ,..)

Rau, củ
Quả chín
Đường
Muối

Nước

Thành phần thức ăn
KHÔNG
nên dùng

NÊN
dùng

HẠN CHẾ
dùng

_ Ăn đa dạng các loại gạo,
mỳ, ngô, khoai, sắn,..( Nếu

không có tăng đường huyết )
_ Giàu đạm, ít béo: Thịt nạc,
cá nạc, thịt gà bỏ da, sữa tách
bơ…
_ Đậu tương và các sản phẩm
chế biến từ đậu….
_ Dầu đậu nành, dầu hạt cải,
dầu mè, dầu ôliu, dầu hướng
dương
_ Rau ít chất xơ: rau dền,
mồng tơi,..

_ Thịt muối, gà rán,
xúc xích..
_ Thực phẩm lạ, dễ
gây dị ứng
_ Phủ tạng động vật
_ Mỡ động vật, bơ
động vật, sữa bò chưa
tách béo, dầu cọ, dầu
dừa…
_ Các loại rau già,
nhiều chất xơ: măng,
rau họ cải,..

_ Trứng: chỉ nên ăn
1-2 quả/tuần
_ Tôm, cua,
nhuyễn thể: ngao,
ốc, hến


_ Ăn đa dạng các loại quả
chín đặc biệt là quả ngọt:
nhãn, vải, mía, na,..( nếu ko
có tăng đường huyết )
_ Ăn đa dạng các loại bánh ngọt, kẹo, chất đường, mật..( nếu ko có tăng
đường huyết )
_ Ăn dưới 6g/ngày ( 6 thìa gạt bằng thìa ăn sữa chua )
_ Uống đủ 2lit nước/ngày ( với người phù,
_Hạn chế rượu, bia,
chướng, khó tiêu nên uống =< 1 lit/ngày )
thuốc lá, café, các chất
_ Uống các loại nước trà như: nhân trần, actiso,
kích thích và chất có
hạt dành dành, nghệ ( hạn chế nghệ vì nóng gây
ga..
hại cho gan )…
_ Khi có phù, cổ trướng: Lượng nước uống theo
chỉ định bác sỹ.

_ Biên soạn _

Ks. Nguyễn Mạnh Hùng



×