Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

đề cương ATLĐ nhóm a

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (100.29 KB, 14 trang )

CÂU HỎI NHÓM A
<1>: Nhận định nào sau đây là đúng: bảo hộ lao động (BHLĐ) là:
A. Cả 3 đều đúng.
B. Các biện pháp nhằm đảm bảo an toàn cho người lao động trong sản xuất.
C. Các biện pháp nhằm phòng chống bệnh nghề nghiệp cho người lao động trong sản xuất.
D. Các biện pháp nhằm cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động trong sản xuất.
[
]
<2>: Mục đích của công tác bảo hộ lao động (BHLĐ) là:
A. Thông qua các biện pháp về khoa học kỹ thuật, tổ chức, kinh tế,xã hội để loại trừ các yếu
tố nguy hiểm có hại trong sản xuất và lao động.
B. Ngăn ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, tạo ra điều kiện lao động thuận lợi và
ngày càng cải thiện tốt hơn.
C. Hạn chế ốm đau và giảm sức khỏe cũng như thiệt hại khác đối với người lao động, đảm
bảo an toàn về sức khỏe và tính mạng người lao động.
D. Bảo vệ và phát triển lực lượng sản xuất, tăng năng suất lao động.
[
]
<3>: Ý nghĩa công tác bảo hộ lao động:
A. Cả 3 đều đúng.
B. Tăng năng suất lao động, thúc đẩy sản xuất.
C. Bảo vệ người lao động.
D. Được nhà nước bảo hộ và quan tâm.
[
]
<4>: Phát biểu nào sau đây là đúng nhất:
A. Bảo hộ lao động là nhiệm vụ của nhiều người và tổ chức trong xã hội.
B. Bảo hộ lao động là nhiệm vụ của người lao động.
C. Bảo hộ lao động là nhiệm vụ của người quản lý lao động.
D. Bảo hộ lao động là nhiệm vụ của ngành kỹ thuật.
[
]
<5>: Các tính chất của công tác bảo hộ lao động là:
A. Tính pháp luật, tính khoa học kỹ thuật- công nghệ, tính quần chúng.
B. Tính nhân văn, tính khoa học kỹ thuật- công nghệ, tính quần chúng.


C. Tính pháp luật, tính chiến đấu, tính quần chúng.
D. Tính pháp luật, tính phổ biến, tính quần chúng.
[
]
<6>: Nói công tác bảo hộ lao động có tính chất pháp luật vì:
A. Công tác bảo hộ lao động phải được cụ thể bằng các văn bản pháp luật.
B. Công tác bảo hộ lao động do các ngành pháp luật quản lý và thực hiện.


C. Không thực hiện công tác bảo hộ lao động là vi phạm pháp luật.
D. Công tác bảo hộ lao động bắt buộc mọi người phải tham gia.
[
]
<7>: Nói công tác Bảo hộ lao động có tính chất khoa học kỹ thuật và công nghệ vì:
A. Nghiên cứu những nguyên nhân cơ bản gây ra tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp cho
người lao động.
B. Vận dụng các kiến thức khoa học kỹ thuật, không ngừng để nâng cao năng suất lao động,
tránh được những nguy cơ tai nạn và bệnh nghề nghiệp.
C. Nghiên cứu những nguyên nhân cơ bản các điều kiện kỹ thuật không đảm bảo điều kiện vệ
sinh, môi trường lao động.
D. Nghiên cứu việc cơ khí hóa, tự động hóa trong quá trình sản xuất.
[

<8>: Nói công tác bảo hộ lao động có tính chất quần chúng vì:
A. Mọi người lao động trong xã hội đều tham gia.
B. Muốn an toàn người lao động phải đoàn kết.
C. Nội dung công tác bảo hộ lao động phải do người lao động quyết định.
D. Phần lớn tai nạn lao động là do người lao động gây ra.
[
]
<9>: Nội dung nghiên cứu công tác bảo hộ lao động là:
A. Luật lệ bảo hộ lao động, kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ.
B. Luật lệ bảo hộ lao động, an toàn lao động, vệ sinh lao động, phòng cháy chữa cháy.
C. Pháp luật, kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ.

D. Luật phòng cháy chữa cháy, an toàn lao động, vệ sinh lao động, phòng bệnh nghề nghiệp.
[
]
<10>: Đối tượng nghiên cứu của công tác BHLĐ là:
A. Tất cả đều đúng.
B. Con người.
C. Công cụ lao động.
D. Môi trường lao động.
[
]
<11>: Nghiên cứu con người để phục vụ cho công tác BHLĐ là nghiên cứu về:
A. Tâm sinh lý, khả năng lao động, sức chịu đựng.
B. Chỉ số thông minh, cấu tạo cơ thể, tâm sinh lý.
C. Cấu tạo cơ thể, tâm sinh lý, sự sáng tạo trong lao động.
D. Tất cả đều đúng.
[
]


<12>: Nghiên cứu máy móc, thiết bị (công cụ sản xuất) để phục vụ cho công tác BHLĐ là
nghiên cứu về:
A. Tất cả đều đúng.
B. Độ an toàn khi sử dụng, đảm bảo vệ sinh môi trường khi sử dụng, không gây tiếng ồn khi
sử dụng.
C. Độ an toàn khi sử dụng, đảm bảo vệ sinh môi trường khi sử dụng, qui trình lao động hợp
lý.
D. Dễ sử dụng, điều khiển nhẹ nhàng, độ an toàn khi sử dụng.
[
]
<13>: Nghiên cứu về môi trường lao động để phục vụ công tác BHLĐ là nghiên cứu về:
A. Vi khí hậu, vệ sinh công nghiệp, ánh sáng, thông gió…
B. Độ an toàn của máy móc, thiết bị, công nghệ sản xuất.
C. Khí hậu khắc nghiệt, đảm bảo vệ sinh, qui trình lao động hợp lý.
D. Tất cả đều đúng.

[
]
<14>: Nội dung công tác BHLĐ bao gồm:
A. Luật bảo hộ lao động, vệ sinh lao động, kỹ thuật an toàn, phòng chống cháy nổ.
B. An toàn lao động, vệ sinh lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp, phòng cháy chữa
cháy.
C. An toàn máy móc, vệ sinh môi trường, phòng chống bệnh nghề nghiệp, phòng cháy chữa
cháy.
D. Qui định an toàn, vệ sinh lao động, sức khỏe lao động, phòng chống cháy nổ.
[
]
<15>: Đối tượng nào cần phải nắm vững luật bảo hộ lao động:
A. Tất cả các đối tượng trên.
B. Người lao động.
C. Người sử dụng lao động.
D. Người quản lý lao động.
[
]
<16>: Luật Bảo hộ lao động quy định tự kiểm tra Bảo hộ lao động tại tổ sản xuất vào thời gian
nào ?
A. Đầu giờ là việc hàng ngày và trước khi bắt đầu vào 1 công việc mới.
B. Cuối giờ làm việc hàng ngày và trong khi làm l công việc mới
C. Kết thúc ngày làm việc và trước khi bắt đầu vào 1 công việc mới.
D. Không cần kiểm tra để ý thức tự giác của người lao động.
[
]
<17>: Mục đích của công tác an toàn - vệ sinh lao động ?


A. Bảo đảm an toàn thân thể của người lao động, hạn chế đến mức thấp
nhất hoặc không để xảy ra chết người, thương tật, tàn phế do tai nạn lao
động.
B. Bảo đảm người lao động khỏe mạnh, không bị mắc bệnh nghề nghiệp
hoặc các bệnh tật khác do điều kiện lao động xấu gây ra.

C. Bồi dưỡng, phục hồi kịp thời và duy trì sức khỏe, khả năng lao động cho
người lao động sau khi sản xuất.
D. Cả ba câu trên đều đúng.
[
]
<18>: Trong khi cán bộ bảo hộ lao động đi kiểm tra các nơi sản xuất nếu phát hiện các vi
phạm, các nguy cơ xảy ra tai nạn lao động có quyền:
A. Ra lệnh tạm thời đình chỉ (nếu thấy khẩn cấp)
B. Yêu cầu người phụ trách bộ phận sản xuất ra lệnh đình chỉ công việc để thi hành các
biện pháp cần thiết bảo đảm an toàn lao động, đồng thời báo cáo cho người sử dụng lao
động.
C. Cho phép tiếp tục sản xuất sai phạm nhắc nhở sau.
D. Cả câu A và B.
[
]
<19>: Mục đích của việc khám sức khỏe định kỳ là:
A. Phát hiện triệu chứng, dấu hiệu bệnh lý liên quan đến nghề nghiệp để phát hiện sớm
bệnh nghề nghiệp và kịp thời điều trị, tổ chức dự phòng bệnh nghề nghiệp.
B. Theo dõi những người có bệnh mãn tính, có sức khỏe yếu để có kế hoạch đưa đi điều
dưỡng, phục hồi chức năng.
C. Đó là điều bắt buộc của người sử dụng lao động và tính nhân văn quan tâm đến sức
khỏe người lao động.
D. Tất cả câu trên đều đúng
[
]
<20>: Quy định vị trí đặt hộp cấp cứu ban đầu tại :
A. Đặt tại nơi làm việc của người lao động, nơi dễ thấy, dễ lấy, có ký hiệu là dấu chữ thập
và thông báo cho người lao động biết vị trí, quy định cách sử dụng.
B. Đặt tại phòng Y tế, có dấu chữ thập
C. Đặt tại nơi làm việc của người lao động, nơi đễ thấy, dễ lấy, có ký hiệu là dấu chữ thập
D. Đặt tại đầu xưởng, và gần nơi làm việc của người lao động.
[
]
<21>: Những đối tượng làm việc có yêu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ nào dưới

đây bắt buộc phải được huấn luyện AT-VSLĐ trước khi giao việc?
A. Tất cả những người lao động đang làm việc.
B. Người mới tuyển dụng, người học nghề, tập nghề.
C. Người mới vào thử việc, người lao động hành nghề tự do.
D. Cả A, B và C đều đúng.


[
]
<22>: Khi giao ca tổ trưởng hoặc trưởng ca hết ca phải bàn giao bằng
miệng, hoặc bằng văn bản cho ca sau những nội dung sau:
A. Tiến trình công việc và công đoạn tiếp theo của công việc.
B. Tình trạng máy, thiết bị, dụng cụ đồ nghề, những nghi vấn trong
quá trình sản xuất có nguy cơ mất an toàn lao động.
C. Các sự cố hoặc tai nạn đã xảy ra, những triệu chứng không an toàn
của quá trình SX ca trước và những kiến nghị khắc phục để ngăn ngừa
tai nạn, sự cố tiếp theo.
D. Tất cả các câu trên đều đúng.
[
]
<23>: Khi xảy ra tai nạn lao động bạn có trách nhiệm gì?
A. Kịp thời sơ cấp cứu cho người bị nạn.
B. Thông báo kịp thời và nhanh nhất tới các cơ quan.
C. Giữ nguyên hiện trường và cung cấp thông tin TNLĐ cho cơ quan
điều tra.
D. Tất cả các câu trên đều đúng.
[
]
<24>: Tai nạn lao động là các trường hợp không may xảy ra trong sản xuất:
A. Gây huỷ hoại cơ thể con người, giảm hoặc phá huỷ khả năng làm việc bình thường của cơ
thể, là do kết quả tác dụng đột ngột dưới dạng cơ, điện, nhiệt, hoá năng, môi trường ngoài.
B. Sử dụng công nhân không đúng ngành nghề, chưa được huấn luyện chuyên môn hoặc kỹ
thuật an toàn.

C. Sự không hoàn chỉnh của quá trình công nghệ.
D. Tất cả đều đúng.
[
]
<25>: Nguyên nhân chính gây ra tai nạn lao động trong quá trình lao động là:
A. Người lao động chưa được huấn luyện ATVSLĐ, vi phạm các quy định về ATVSLĐ,
điều kiện lao động không bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh lao động.
B. Do trạng thái tâm sinh lý hoặc ý thức người lao động, không trang bị bảo vệ cá nhân
hoặc trang bị không đầy đủ và đúng chất lượng.
C. Câu A và B sai.
D. Câu A và B đúng.
[
]
<26>: Bệnh nghề nghiệp xảy ra do nguyên nhân:
A. Tác dụng thường xuyên của các chất độc hại lên cơ thể trong thời gian dài của môi trường
lao động sản xuất.
B. Nhiễm độc nghề nghiệp.


C. Thường xuyên tiếp xúc chất độc trong thời gian dài.
D. Tất cả đều đúng.
[
]

<27>: Những yếu tố có hại nào dưới đây có nguy cơ gây bệnh nghề nghiệp trong lao động, sản
xuất ?
A. Các yếu tố vì khí hậu xấu; chiếu sáng không hợp lý; tiếng ồn và rung sóc; các loại bụi.
B. Bức xạ và phóng xạ; các hóa chất độc; Vi sinh vật có hại, các yếu tố về cường hộ lao động,
tư thế lao động không hợp lý.
C. Những hóa chất độc, nổ vật lý, nổ hoá học, vật rơi, đổ, sập.
D. Cả A và B
[
]
<28>: Phân loại tai nạn lao động:

A. Chấn thương, bệnh nghề nghiệp, nhiễm độc nghề nghiệp.
B. Chấn thương, nhiễm độc nghề nghiệp.
C. Chấn thương, nhiễm độc cấp tính, nhiễm độc mãn tính.
D. Chấn thương, dập thương, huỷ hoại cơ thể.
[
]
<29>: Giải pháp bảo vệ sức khỏe người lao động là:
A. Thực hiện theo pháp lệnh bảo hộ lao động của nhà nước Việt Nam.
B. Người lao động bị bệnh nghề nghiệp, giảm sút khả năng lao động nghỉ việc.
C. Tăng lương cho người lao động.
D. Phát hiện sớm bệnh nghề nghiệp để kịp thời chữa trị, đảm bảo sức khỏe lâu dài cho người
lao động.
[
]
<30>: Các nguyên nhân gây tai nạn lao động:
A. Kỹ thuật, tổ chức, vệ sinh công nghiệp.
B. Kỹ thuật, tổ chức, vệ sinh y tế, phòng hộ cá nhân.
C. Thiết kế, chế tạo, vận hành.
D. Kỹ thuật, tổ chức, vận hành.
[
]
<31>: Công tác bảo hộ lao động được Đảng và Nhà nước quan tâm vì:
A. Tai nạn lao động bệnh nghề nghiệp giảm, nâng cao chất lượng sản phẩm.
B. Thúc đẩy khoa học kỹ thuật phát triển.
C. Nạn thất nghiệp giảm mạnh.
D. Người lao động tích cực làm việc và hăng hái hơn.
[
]


<32>: Trong quá trình làm việc, nếu phát hiện thấy các hiện tượng bất
thường có nguy cơ xảy ra mất an toàn, người công nhân phải xử lý như thế
nào:
A. Dừng ngay công việc và báo cáo với người phụ trách trực tiếp để xin ý

kiến giải quyết.
B. Tiếp tục tiến hành công việc và báo cáo với cấp có thẩm quyền ñể xin ý
kiến giải quyết.
C. Dừng ngay công việc để tự tiến hành xử lý các hiện tượng bất thường,
giảm thiểu nguy cơ mất an toàn cho bản thân và cho nhân viên đơn vị công
tác.
D. Dừng ngay công việc và báo cáo với người Lãnh đạo công việc về sự cố
mất an toàn để có biện pháp xử lý.
[
]
<33>: Về mặt tổ chức/ kỹ thuật, các yếu tố nào sau ñây có thể gây mất an toàn trong quá trình
sản xuất:
A. Địa điểm không gian, mặt bằng sản xuất chật hẹp. Máy, thiết bị lắp đặt không đảm bảo
quy phạm an toàn, không đúng kỹ thuật.
B. Máy, thiết bị bố trí không hợp lý. Người lao động để bừa bãi, không sắp xếp gọn gàng,
phù hợp tầm với.
C. Máy, thiết bị, phương tiện làm việc… không phù hợp với nhân trắc người lao động;
Phương tiện, dụng cụ phục vụ sản xuất thiếu hoặc kém chất lượng.
D. Cả A, B và C.
[
]
<34>: Trong các trường hợp dưới đây, trường hợp nào được coi là tai nạn lao động:
A. Do các yếu tố nguy hiểm trong sản xuất, tác động một cách bất ngờ, đột ngột vào người
lao động làm cho khả năng lao động bị giảm sút tức thì.
B. Do máy móc trang thiết bị kém chất lượng, không an toàn và thời gian làm việc không ổn
định gây buồn ngủ.
C. Do tác hại như tiếng ồn, rung động, bụi vi trùng tác động từ từ, thường xuyên, làm cho khả
năng lao động bị suy giảm dần dần.
D. Cả ba ý trên đều đúng.
[
]
<35>: Người sử dụng lao động có nghĩa vụ:
A. Tuân thủ tiêu chuẩn, vi phạm an toàn, chính sách chế độ bảo hộ lao động, bảo đảm điều

kiện làm việc. Chịu trách nhiệm về tình trạng an toàn, sức khỏe của người lao động.
B. Chấp hành các quy định nội quy về an toàn vệ sinh lao động có liên quan đến công việc,
nhiệm vụ được giao.


C. Phái sử dụng và bảo quản các phương tiện cá nhân đã được cung cấp, các thiết bị an toàn
vệ sinh nơi làm việc, nếu làm mất hoặc hư hỏng phải bồi thường.
D. Phải báo cáo kịp thời với người có trách nhiệm khi phát hiện nguy cơ gây tai nạn lao động,
gây độc hại hoặc sự cố nguy hiểm. Tham gia cấp cứu và khắc phục hậu quả tai nạn và sự
cố.
[
]
<36>: Trong các nguyên nhân dưới đây, nguyên nhân trực tiếp nào có thể gây tai nạn lao động:
A. Công nhân thiếu kiến thức, tay nghề kém nên không làm đúng kỹ thuật, vi phạm các quy
định về kỹ thuật an toàn.
B. Công nhân không chấp hành kỷ luật lao động, làm việc không có phiếu công tác, phiếu
thao tác; không có phận sự phân công, làm không đúng chức năng, nhiệm vụ, làm việc
không có người giám sát.
C. Đơn vị bố trí khối lượng công việc công tác chưa hợp lý, chưa tạo điều kiện để người lao
động yên tâm công tác, gắn bó với công việc, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.
D. Cả A và B.
[
]
<37>: Người sử dụng lao động có quyền hạn:
A. Buộc người lao động phải tuân thủ các quy định nội quy các biện pháp an toàn-vệ sinh lao
động. Khiếu nại với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về quyết định của thanh tra lao
động, nhưng phải chấp hành những quy định đó khi chưa có quyết định mới.
B. Tuân thủ tiêu chuẩn, vi phạm an toàn, chính sách chế độ bảo hộ lao động, bảo đảm điều
kiện làm việc. Chịu trách nhiệm về tình trạng an toàn và sức khỏe của người lao động.
C. Sử dụng và bảo quản các phương tiện cá nhân đã được cung cấp, các thiết bị an toàn vệ
sinh nơi làm việc, nếu làm mất hoặc hư hỏng phải bồi thường.
D. Yêu cầu người lao động bảo đảm điều kiện làm việc an toàn, vệ sinh, cải thiện điều kiện

lao động, trang bị đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân, huấn luyện, hướng dẫn biện pháp
an toàn-vệ sinh lao động.
[
]
<38>: Người lao động có quyền hạn:
A. Yêu cầu người sử dụng lao động bảo đảm điều kiện làm việc an toàn, vệ sinh, cải thiện
điều kiện lao động, trang bị đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân, huấn luyện, hướng dẫn
biện pháp an toàn - vệ sinh lao động.
B. Tuân thủ tiêu chuẩn, vi phạm an toàn, chính sách chế độ BHLĐ, bảo đảm điều kiện làm
việc. Chịu trách nhiệm về tình trạng an toàn và sức khỏe của người lao động.
C. Buộc người sử dụng lao động phải tuân thủ các quy định nội quy các biện pháp an toàn-vệ
sinh lao động. Khiếu nại với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về quyết định của thanh tra
lao động, nhưng phải chấp hành những quy định đó khi chưa có quyết định mới.
D. Sử dụng và bảo quản các phương tiện cá nhân đã được cung cấp, các thiết bị an toàn vệ
sinh nơi làm việc, nếu làm mất hoặc hư hỏng phải bồi thường.
[
]


<39>: Khi ghi biên bản tai nạn lao động cần phải:
A. Ghi sơ bộ nguyên nhân tai nạn.
B. Ghi tên của người bị nạn.
C. Ghi tóm tắt diễn biến tai nạn.
D. Cả ba câu trên đều đúng
[
]

<40>: Các yếu tố của lao động là:
A. Máy, thiết bị công cụ, nhà xưởng, năng lượng, nguyên liệu vật liệu, đối tượng lao động,
người lao động.
B. Các yếu tố tụ nhiên có liên quan đến nơi làm việc. Các yếu tố kinh tế, xã hội, quan hệ đời
sống hoàn cảnh gia đình, tâm lý người lao động.
C. Yếu tố nguy hiểm gây chấn thương, tai nạn lao động. Yếu tố có hại đến sức khỏe, gây

bệnh nghề nghiệp.
D. Cả ba ý trên đều đúng.
[
]
<41>: Các yếu tố liên quan đến lao động là:
A. Các yếu tố tụ nhiên có liên quan đến nơi làm việc. Các yếu tố kinh tế, xã hội, quan hệ đời
sống hoàn cảnh gia đình, tâm lý người lao động.
B. Máy, thiết bị công cụ, nhà xưởng, năng lượng, nguyên liệu vật liệu, đối tượng lao động,
người lao động.
C. Yếu tố nguy hiểm gây chấn thương, tai nạn lao động. Yếu tố có hại đến sức khỏe, gây
bệnh nghề nghiệp.
D. Cả ba ý trên đều đúng.
[
]
<42>: Các yếu tố nguy hiểm gây chấn thương và tai nạn lao động là:
A. Các bộ phận truyền động và chuyển động, nguồn nhiệt, nguồn điện, vật rơi, vật văng bắn,
nổ.
B. Máy, thiết bị công cụ, nhà xưởng, năng lượng, nguyên liệu vật liệu, đối tượng lao động,
người lao động.
C. Các yếu tố tụ nhiên có liên quan đến nơi làm việc. Các yếu tố kinh tế, xã hội, quan hệ đời
sống hoàn cảnh gia đình, tâm lý người lao động.
D. Yếu tố nguy hiểm gây chấn thương, tai nạn lao động. Yếu tố có hại đến sức khỏe, gây
bệnh nghề nghiệp.
[
]
<43>: Các yếu tố có hại đến sức khỏe và gây bệnh nghề nghiệp là:


A. Những yếu tố do điều kiện lao động không thuận lợi, vượt quá giới hạn tiêu chuẩn vệ sinh
lao động cho phép, làm giảm sức khỏe người lao động, gây bệnh nghề nghiệp như vi khí
hậu xấu, tiếng ồn, rung động, phóng xạ, các vi sinh vật có hại…
B. Những trục máy, bánh răng, đai chuyền và các cơ cấu truyền động khác, sự chuyển động
của máy, thiết bị… tạo nguy cơ cuốn, cán, kẹp…tai nạn gây ra có thể làm cho người lao

động chấn thương hoặc chết.
C. Hậu quả của trạng thái vật chất không bền vững, không ổn định gây ra như: sập lò, vật rơi
từ trên cao xuống, đá rơi, đá lăn trong khai thác đá, trong đào đường hầm, đổ công trình
trong khi xây lắp, đổ hàng hóa khi sắp xếp vận chuyển.
D. Áp suất của môi chất trong thiết bị chịu áp lực, các bình chứa khí nén vượt quá giới hạn
bền cho phép của vỏ bình hoặc do thiết bị rạn nứt, bị ăn mòn trong quá trình sử dụng
không được kiểm định phát hiện kịp thời.
[
]
<44>: Nghĩa vụ của người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp
luật?
A. Không được trợ cấp thôi việc và phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng
tiền lương theo hợp đồng lao động;
B. Nếu vi phạm quy định về thời gian báo trước thì phải bồi thường cho người sử dụng lao
động một khoản tiền tương ứng với tiền lương của người lao động trong những ngày không
báo trước;
C. Cả A và B sai.
D. Cả A và B đúng
[
]
<45>: Việc biên soạn chương trình, nội dung huấn luyện về an toaøn lao động, vệ sinh lao
động cho doanh nghiệp là trách nhiệm của :
A. Bộ, ngành quản lý trực tiếp .
B. Người sử dụng lao động.
C. Sở Lao động & Thương binh xã hội.
D. Do người lao động.
[
]
<46>: Điều kiện được trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân

A. Tiếp xúc với bụi và hóa chất độc hại.
B. Tiếp xúc với yếu tố sinh học độc hại, môi trường vệ sinh lao động
xấu.

C. Làm việc với máy, thiết bị, công cụ lao động, làm việc ở vị trí mà
tư thế lao động nguy hiểm dễ gây ra tai nạn lao động; làm việc trên
cao; làm việc trong hầm lò, nơi thiếu dưỡng khí; làm việc trên sông
nước, trong rừng hoặc điều kiện lao động nguy hiểm, độc hại khác
D. Tất cả các câu trên đều đúng.
[
]


<47>: Trách nhiệm của Người sử dụng lao động (NSDLĐ) đối với

người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được quy định trong
điều nào của Bộ luật Lao động?
A. Thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh
mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với người lao động tham gia bảo hiểm y tế và thanh
toán toàn bộ chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định đối với người
lao động không tham gia bảo hiểm y tế.
B. Trả đủ tiền lương theo hợp đồng lao động cho người lao động bị tai nạn lao động,
bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc trong thời gian điều trị.
C. Bồi thường cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy
định tại theo bộ luật lao động.
D. Tất cả các câu trên đều đúng.
[
]
<48>: Theo quy định của pháp luật về BHLĐ, tai nạn lao động là tai nạn xảy ra ở:

A.Tại nơi làm việc
B.Tai nạn xảy ra với người lao động khi đi từ nơi ở đến nơi làm việc và từ nơi làm
việc về nơi ở với thời gian và địa điểm hợp lý.
C. Cả A và B sai
D. Cả A và B đúng.
[
]

<49>: Hãy nêu các yếu tố nguy hiểm độc hại mà người lao động phải được trang bị phương
tiện bảo vệ cá nhân khi tiếp xúc:
A. Làm việc với máy, thiết bị, công cụ lao động hoặc làm việc ở vị trí mà tư thế lao động nguy
hiểm dễ gây ra TNLĐ.
B.Tiếp xúc đồng thời với yếu tố vật lý và tiếp xúc với hóa chất khi làm việc.
C. Tiếp xúc với yếu tố sinh học và chiếu sáng tại nơi làm việc không hợp lý.
D. Cả B và C đúng.
[
]
<50>: Hãy nêu các điều kiện lao động không được sử dụng lao động nữ có thai hoặc đang nuôi
con dưới 12 tháng tuổi theo quy định tại Thông tư 40/TTLT-BLĐTBXH-BYT ngày 28/12/2012
của Liên bộ: LĐ-TB-XH và Y tế:
A. Ngâm mình dưới nước bẩn, dễ bị nhiễm trùng.
B. Tiếp xúc với điện từ trường ở mức giới hạn cho phép.
C. Nơi làm việc không đảm bảo cường độ chiếu sáng.
D. Nơi làm việc có nhiệt độ không khí trong nhà xưởng từ 400C trở lên về mùa đông và
từ 320C trở lên về mùa hè hoặc chịu ảnh hưởng của bức xạ nhiệt cao.
[
]


<51>: Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà không

do lỗi của người lao động và bị suy giảm khả năng lao động 81% thì
được người sử dụng lao động bồi thường với mức nào sau đây:
A. Bồi thường ít nhất 30 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.
B. Cứ suy giảm khả năng lao động 1% được bồi thường 0,4 tháng tiền
lương theo hợp đồng lao động.
C. Bồi thường ít nhất 29,5 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.
D. Bồi thường ít nhất 30 tháng tiền lương hiện hưởng.
[
]


<52>: Bồi dưỡng bằng hiện vật được tính theo định suất hàng ngày và

có giá trị bằng tiền tương ứng theo các định mức nào sau đây:
A. Mức 1: 10.000 đồng; Mức 2: 15.000 đồng; Mức 3: 20.000 đồng; Mức
4: 25.000 đồng.
B. Mức 1: 15.000 đồng; Mức 2: 20.000 đồng; Mức 3: 25.000 đồng; Mức
4: 30.000 đồng.
C. Mức 1: 5.000 đồng; Mức 2: 10.000 đồng; Mức 3: 15.000 đồng; Mức
4: 20.000 đồng.
D. Cả a, b, c đều sai.
[
]
<53>: Thời gian thử việc được quy định như thế nào?

A. Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn kỹ
thuật, trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp
vụ.
B. Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn,
kỹ thuật cao đẳng trở lên
C. Không quá 6 ngày làm việc đối với công việc khác.
D. Cả A, B, C.
[
]

<54>: Điều kiện để lao động nữ đi làm trước khi hết thời gian nghỉ

thai sản theo quy định của Bộ luật Lao động?

A. Đã nghỉ ít nhất được 06 tháng.
B.Có xác nhận của cơ sở khám chữa bệnh có thẩm quyền về việc đi
làm sớm không có hại cho sức khỏe người lao động.
C. Được người sử dụng lao động đồng ý.

D. Cả 3 điều kiện trên.


[
]
<55>: Người sử dụng lao động có trách nhiệm tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho

người lao động, thời gian khám sức khỏe định kỳ được qui định như sau :
A. Ít nhất một năm l lần
B. Ít nhất 2 năm 1 lần
C. Ít nhất 3 năm 1 lần.
D. Cả 3 đáp án trên.
[
]
<56>: Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương trong trường

hợp nào?
A. Kết hôn, nghỉ 3 ngày.
B. Con kết hôn, nghỉ 1 ngày.
C. Bố đẻ, mẹ đẻ, bố vợ, mẹ vợ hoặc bố chồng, mẹ chồng chết; vợ chết hoặc chồng chết;
con chết: nghỉ 3 ngày.
D. Cả 3 trường hợp trên.
[
]

<57>: Lương, phụ cấp của cán bộ công đoàn không chuyên trách do cơ quan, tổ

chức, doanh nghiệp nào chi trả?
A. Đơn vị sử dụng lao động chi trả
B. Công đoàn cấp trên trả lương
C. Không được hưởng lương
D. Công đoàn cơ sở chi trả lương
[
]


<58>: Luật An toàn, vệ sinh lao động qui định rõ Người lao động làm

việc không theo hợp đồng lao động có nghĩa vụ:
A. Chịu trách nhiệm về an toàn, vệ sinh lao động đối với công việc do
mình thực hiện theo quy định của pháp luật;
B. Bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động đối với những người có liên quan
trong quá trình lao động;
C. Thông báo với chính quyền địa phương để có biện pháp ngăn chặn
kịp thời các hành vi gây mất an toàn, vệ sinh lao động.
D. Cả 3 đáp án trên.
[
]
<59>: Luật An toàn, vệ sinh lao động qui định người sử dụng lao động

khi thực hiện trang cấp phương tiện bảo vệ cá nhân phải bảo đảm các
nguyên tắc:


A. Đúng chủng loại, đúng đối tượng, đủ số lượng, bảo đảm chất lượng
theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia;
B. Không phát tiền thay cho việc trang cấp phương tiện bảo vệ cá
nhân; không buộc người lao động tự mua hoặc thu tiền của người lao
động để mua phương tiện bảo vệ cá nhân;Hướng dẫn, giám sát người
lao động sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân;
C. Tổ chức thực hiện biện pháp khử độc, khử trùng, tẩy xạ bảo đảm vệ
sinh đối với phương tiện bảo vệ cá nhân đã qua sử dụng ở những nơi
dễ gây nhiễm độc, nhiễm trùng, nhiễm xạ.
D. Cả 3 đáp án trên.
[
]
<60>: Luật An toàn, vệ sinh lao động qui định việc bồi dưỡng bằng


hiện vật theo nguyên tắc:
A. Giúp tăng cường sức đề kháng và thải độc của cơ thể.
B. Bảo đảm thuận tiện, an toàn, vệ sinh thực phẩm.
C. Thực hiện trong ca, ngày làm việc, trừ trường hợp đặc biệt do tổ
chức lao động không thể tổ chức bồi dưỡng tập trung tại chỗ.
D. Cả 3 đáp án trên.
[
]



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×