Tải bản đầy đủ (.docx) (56 trang)

thặng dư thương mại trung quốc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (468.6 KB, 56 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
MÔN TÀI CHÍNH QUỐC TẾ


ĐỀ TÀI:
TÌM HIỂU VÀ PHÂN TÍCH BÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
“THẶNG DƯ THƯƠNG MẠI TRUNG QUỐC”

Giảng viên:

ĐINH THỊ THU HỒNG

Nhóm thực hiện:

NHÓM 15
NGUYỄN LÊ MINH NGỌC

NH1 (NT)

TẠ TUẤN ANH

NH1

MẠCH THỊ TỐ YÊN

NH1

ĐỖ THỊ KIM XUÂN

NH1



NGUYỄN THUẬN HIẾU

NH1

PHẠM GIA QUANG

NH1

Giảng đường: NH123 K36
TP Hồ Chí Minh tháng 3/2013


TÀI CHÍNH QUỐC TẾ 2
THẶNG DƯ THƯƠNG MẠI TRUNG QUỐC

DANH SÁCH TÀI LIỆU THAM KHẢO
Sách giáo trình môn tài chính quốc tế 2011(chủ biên: Trần Ngọc Thơ-Nguyễn Ngọc
Định)
Bài nghiên cứu thặng dư thương mại trung quốc (willem thorbecke)
Tailieu.vn
Baomoi.vn
Bbc.com
Cafef.vn
DANH SÁCH CÁC BẢNG ĐÃ SỬ DỤNG
Trang
Bảng 1: So sánh mậu dịch gia công từ năm 2006-2008
của Trung Quốc với các nước khác.................................................................. 12&36
Bảng A của Table 2 báo cáo kết quả từ việc kiểm định đơn vị
trên dữ liệu dạng mảng.......................................................................................17&39

Bảng 3 trình bày các kết quả của quá trình “nhập khẩu cho gia công”.............20&42
Bảng 4: các kết quả của quá trình “xuất khẩu qua chế biến”............................21&43
Bảng 5: “nhập khẩu cho gia công” sử dụng tỷ giá đồng CNY
như một biến độc lập thay vì dùng tỷ giá hối đoái tích hợp...............................22&44
Bảng 6: “xuất khẩu qua gia công” sử dụng tỷ giá đồng CNY
như một biến độc lập thay vì dùng tỷ giá hối đoái tích hợp...............................22&45

TÀI CHÍNH QUỐC TẾ


TÀI CHÍNH QUỐC TẾ 3
THẶNG DƯ THƯƠNG MẠI TRUNG QUỐC

DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ ĐÃ SỬ DỤNG
Trang
Hình 1: Thặng dư thương mại của Trung Quốc tính đến năm 2008.................11&34
Hình 2: Thặng dư thương mại Trung quốc theo lĩnh vực ngành.......................12&35
Hình 3: Tiết kiệm và Đầu tư của Trung Quốc theo % GDP (1990–2007).........25&47

DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT

IMF

Quỹ Tiền tệ Quốc tế

NHTM

Ngân hàng thương mại

USD


Đô la Mỹ

VND

Đồng Việt Nam

CNY, NDT

Đồng Nhân dân tệ

WTO

Tổ chức Thương mại Thế giới

TQ

Trung Quốc

TÀI CHÍNH QUỐC TẾ


TÀI CHÍNH QUỐC TẾ 4
THẶNG DƯ THƯƠNG MẠI TRUNG QUỐC
A.

BÀI DỊCH

Chuỗi bài Nghiên cứu không chính thức của ADBI


Làm thế nào mà một định giá cao đồng nhân dân tệ ảnh hưởng đến thặng dư của
Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa trong thương mại ? Sự gia tăng giá trị của các đồng
tiền châu Á ảnh hưởng như thế nào đến cán cân thương mại của Trung Quốc?
Willem Thorbecke

Số 219
Tháng 6 năm 2010
Viện Ngân hàng Phát triển Châu Á

TÀI CHÍNH QUỐC TẾ


TÀI CHÍNH QUỐC TẾ 5
THẶNG DƯ THƯƠNG MẠI TRUNG QUỐC

Willem Thorbecke là một thành viên nghiên cứu cao cấp tại ADBI. Ông gửi lời
cảm ơn đến Ginalyn Komoto vì sự hỗ trợ nghiên cứu xuất sắc của GK.
Những quan điểm thể hiện trong bài báo này là những quan điểm của các tác giả
và không nhất thiết phải phản ánh những quan điểm hay những chính sách của ADBI,
Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), Ban Giám đốc của ADB, hoặc các chính phủ
mà họ đại diện. ADBI không đảm bảo tính chính xác của những dữ liệu bao gồm
trong bài báo này và không chịu trách nhiệm cho bất kỳ hậu quả của việc sử dụng tài
liệu này. Thuật ngữ sử dụng có thể không nhất thiết phải phù hợp với các điều khoản
chính thức của ADB.
Chuỗi bài Nghiên cứu không chính thức của ADBI này là một tiếp nối của chuỗi
bài trước đây có tên là Chuỗi bài Thảo Luận; số của các tờ báo liên tục không gián
đoạn hoặc thay đổi. Những bài báo Nghiên cứu không chính thức của ADBI phản ánh
những ý tưởng ban đầu về một chủ đề và được đăng trực tuyến để thảo luận. ADBI
khuyến khích độc giả gửi ý kiến của mình trên trang chính cho mỗi bài Nghiên cứu
không chính thức (được đưa ra trong trích dẫn ở dưới). Một số bài báo Nghiên cứu

không chính thức có thể phát triển thành các hình thức xuất bản khác.

Trích dẫn:
Thorbecke, W. 2010. Làm thế nào mà một định giá cao đồng nhân dân tệ ảnh
hưởng đến thặng dư của nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa trong thương mại ? Sự
gia tăng giá trị của các đồng tiền châu Á ảnh hưởng như thế nào đến cán cân thương
mại của Trung Quốc? Báo Nghiên cứu không chính thức của ADBI 219. Tokyo: Viện
Ngân hàng Phát triển Châu Á. Có tại địa chỉ: Http://www.adbi.org/workingpaper/2010/06/18/3913.yuan.affect..prc.surplus.trade /

TÀI CHÍNH QUỐC TẾ


TÀI CHÍNH QUỐC TẾ 6
THẶNG DƯ THƯƠNG MẠI TRUNG QUỐC
1. Giới thiệu

Cộng hòa nhân dân trung hoa thường neo tỷ giá theo đồng dola Mỹ. TQ tích trữ
hơn 2.4 nghìn tỷ đô trong dự trữ ngoại tệ. Ngân hàng nhân dân trung hoa đã ngăn
chặn triệt để mọi sự can thiệp và kiềm chế gia tăng lạm phát. Tuy nhiên, quá trình này
đã khiến cho các NHTM dự trữ hối phiếu ngân hàng nhiều hơn, làm ảnh hưởng tới
phân bổ tín dụng. Điều này cũng ngày càng tạo ra sự phân bổ không hiệu quả các
nguồn lực bởi vì lãi suất/ tỷ suất sinh lời của cá nhân và xã hội trong đầu tư nội địa thì
cao hơn so với đầu tư vào trái phiếu kho bạc Mỹ. Chính vì thế, nhiều người dân mong
muốn có một hệ thống tỷ giá linh hoạt hơn từ chính phủ
Vậy thì, nếu hệ thống tỷ giá được tạo ra như trên thì sự biến động của nó sẽ ảnh
hưởng ntn đến thặng dư thương mại TQ so với các nước còn lại? Lý thuyết marsalllerner cho rằng, nếu lúc đầu, cán cân thương mại được cân bằng, tỷ giá lên sẽ làm
giảm(thâm hụt) cán cân thương mại vì tổng co dãn cầu xuất khẩu và nhập khẩu lớn
hơn 1. Trong trường hợp của TQ, ảnh hưởng của sự thay đổi tỷ giá lên cán cân thương
mại thậm chí còn phức tạp hơn nhiều vì thặng dư TM của TQ kể từ 2008 gần như tập
trung toàn bộ vào thương mại gia công. Hàng xuất khẩu đã chế biến là những thành

phẩm cuối cùng được sản xuất từ những nguyên liệu, linh kiện nhập khẩu. Bởi vì
phần lớn giá trị gia tăng của hàng hóa đã chế biến tạo ra từ nhiều nước khác nhau nên
ảnh hưởng của sự thay đổi đông yuan lên khối lượng thương mại gia công có thể giảm
đi.
Yoshitomi 2007 đưa ra số liệu như sau: nguyên vật liệu, linh kiện cho thương mại
chế biến Trung Quốc phần lớn nhập từ các nước Đông Á. Ông ấy lưu ý rằng sự tăng
giá của đông yuan sẽ chỉ ảnh hưởng đến chi phí tính bằng ngoại tệ của giá trị gia tăng
TQ trong thương mại gia công, trong khi sự tăng giá chung của tiền tệ toàn châu Á sẽ
ảnh hưởng đến chi phí tính bằng ngoại tệ cho toàn sản lượng hàng hóa gia công. Tóm
lại, một sự tăng giá tiền tệ tổng quát sẽ gây ảnh hưởng nhiều hơn vào xuất khẩu hàng
chế biến TQ

TÀI CHÍNH QUỐC TẾ


TÀI CHÍNH QUỐC TẾ 7
THẶNG DƯ THƯƠNG MẠI TRUNG QUỐC

Thorbecke và Smith đã xây dựng biến số tỷ giá phức hợp đơn để đo lường sự thay
đổi tương đối trong chi phí tính bằng ngoại tệ, không chỉ tính giá trị tăng thêm mà còn
tính cả toàn bộ sản lượng hàng xuất khẩu chế biến của TQ. Sử dụng phương pháp ước
lượng bình phương nhỏ nhất và số liệu bảng hằng năm được thiết lập trong giai đoạn
1992 -2005, họ báo cáo rằng nếu tiền tệ tăng giá 10% trong cả khu vực sẽ làm giảm
10% giá trị xuất khẩu hàng chế biến.
Ahmed 2009 sử dụng mô hình độ trễ phân bố tự hồi quy và số liệu hàng quý trong
giai đoạn 1996Q1 – 2009Q2 và tỷ giá đồng yuan thay đổi tương đối so với các nước
Đông Á và so với các nước khác. Ahmed báo cáo rằng nếu đồng nhân dân tệ tăng giá
10% tương đối so với các nước không phải trong khu vực Đông Á sẽ làm giảm 17%
giá trị xuất khẩu chế biến và nếu so với các nước Đông Á sẽ giảm 15% XK chế biến
Tài liệu này bổ sung các tài liệu trước ở 2 khía cạnh. Thứ nhất, nó điều tra nhân tố

ảnh hưởng đến nhập khẩu cho thương mại gia công và chế biến. Chúng ta có thể xem
xét mức độ ảnh hưởng của thay đổi tỷ giá ntn không chỉ đối với xuất khẩu chế biến
mà còn cả với thặng dư TM tới gần 300 tỷ $ của TQ trong TM gia công. Thứ hai, nó
mở rộng dữ liệu do Thorbecke and Smith thiết lập đến giai đoạn 2006-2008. Thời kỳ
này rất quan trọng bởi vì cả đồng yuan và TM gia công của TQ trải qua nhiều biến
động lớn trong suốt 3 năm.
Kết quả cho thấy rằng một sự tăng giá tiền tệ trong chuỗi quốc gia cung ứng khu
vực Đông Á sẽ làm giảm thặng dư TM gia công của TQ. Chúng ta không có nhiều
chứng cứ rõ ràng liên quan đến việc liệu đồng yuan tăng giá mà không dẫn đến sự
tăng giá của các đồng khác của châu Á thì có gây ra sự tác động này k?
Phần tiếp theo mô tả sự phân tích của TM gia công TQ. Phần thứ 3 trình bày dữ
liệu và phương pháp luận. Phần 4 bao gồm kết quả và phần 5 bàn về hệ quả của kết
quả này. Phần 6 là phần kết luận.

TÀI CHÍNH QUỐC TẾ


TÀI CHÍNH QUỐC TẾ 8
THẶNG DƯ THƯƠNG MẠI TRUNG QUỐC
2. Thương mại gia công của Trung Quốc.

Xuất nhập khẩu của Trung Quốc được phân thành hai loại là thương mại gia công
và xuất nhập khẩu thuần túy.
Hàng nhập khẩu cho gia công là hàng nhập khẩu vào Trung Quốc để chế biến, sau
đó tái xuất khẩu và hàng xuất khẩu gia công cũng bắt nguồn từ cách thức tương tự.
Hàng nhập khẩu cho gia công là hàng miễn thuế nhập khẩu, các đầu vào nhập khẩu và
các thành phẩm sử dụng đầu vào này đều không được bán vào thị trường nội địa của
Trung Quốc.
Ngược lại, hàng nhập khẩu thuần túy là hàng hóa không được miễn thuế nhập
khẩu, hàng xuất khẩu thuần túy là hàng hóa được sản xuất chủ yếu dựa vào những

nguyên liệu nội địa. Theo thống kê của Feenstra và Wei (2009) thì có 84% số hàng
xuất khẩu gia công của Trung Quốc được các doanh nghiệp có vốn đầu tư của nước
ngoài sản xuất.
Hình 1 cho thấy hầu hết thặng dư thương mại của Trung Quốc tính đến năm 2008
phần lớn đều xuất phát từ mậu dịch gia công. Trung Quốc chia mậu dịch gia công ra
làm hai loại: mậu dịch gia công lắp ráp và mậu dịch gia công với nguyên vật liệu nhập
khẩu. Theo Gaulie, Lemoine và Unal-Kesenci (2005), loại thứ nhất là những nhà xuất
khẩu của Trung Quốc sẽ nhập khẩu các bán thành phẩm từ nước ngoài, và sử dụng
chính các bán thành phẩm đó để tạo ra sản phẩm và tái xuất khẩu. Loại thứ hai nói
đến những nhà xuất khẩu Trung Quốc nhập đầu vào từ các công ty khác để làm
nguyên liệu đầu vào sản xuất ra hàng hóa tái xuất khẩu.
Theo số liệu thống kê, thặng dư trong khoảng năm 2007-2009 của loại thứ nhất
trung bình là 20 tỷ đô la Mỹ, loại thứ hai là 250 tỷ đô la Mỹ. Điều này đã ngụ ý nói
lên rằng trong khi mức độ nhập khẩu của các công ty có vốn đầu tư nước ngoài vẫn
duy trì ở mức ổn định thì giao dịch của các doanh nghiệp này với các hãng khác trong
nước ở Trung Quốc đang tăng lên một cách đáng kể.

TÀI CHÍNH QUỐC TẾ


TÀI CHÍNH QUỐC TẾ 9
THẶNG DƯ THƯƠNG MẠI TRUNG QUỐC

Qua biểu đồ 2 cho thấy, các mặt hàng máy móc, thiết bị điện (HS 84-85) đang ngày càng
tăng và trở nên quan trọng trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, ngược lại, hàng dệt may (HS
41-43, 50-63) càng ngày càng giảm vai trò quan trọng. Như vậy, mậu dịch gia công phần
lớn liên quan đến việc nhập khẩu những bộ phận và thành phần phức tạp-được sử dụng
để sản xuất các mặt hàng như máy vi tính, thiết bị viễn thông và những hàng hóa công
nghệ cao khác.


TÀI CHÍNH QUỐC TẾ


TÀI CHÍNH QUỐC TẾ 10
THẶNG DƯ THƯƠNG MẠI TRUNG QUỐC

TÀI CHÍNH QUỐC TẾ


TÀI CHÍNH QUỐC TẾ 11
THẶNG DƯ THƯƠNG MẠI TRUNG QUỐC

Bảng 1 so sánh mậu dịch gia công từ năm 2006-2008 của Trung Quốc với các
nước khác. Hai phần ba giá trị nhập khẩu của Trung Quốc từ Nhật Bản và hiệp hội
thương mại các quốc gia Đông Nam Á (gọi tắt là ASEAN) và các quốc gia công
nghiệp mới nổi, trong khi chỉ 5% đến từ Mỹ và các quốc gia Châu Âu.
Mặt khác, mỗi một nước các nước Đông Á, Mỹ, Châu Âu, Hồng Kong và Trung
Quốc nhận khoảng 20% giá trị xuất khẩu đến Hong Kong và Trung Quốc.
Như vậy, cán cân thương mại gia công của Trung Quốc đã thâm hụt 100 tỷ USD
so với các nước Đông Á, 100 tỷ USD với các nước Châu Âu và 130 tỷ USD với Mỹ
và Hong Kong.
3. Phương pháp và dữ liệu

3.1 Xác định hàm xuất khẩu và hàm nhập khẩu:


Theo mô hình thay thế bất hoàn hảo của Goldstein và Khan (1985), các hàm xuất
khẩu và nhập khẩu được thể hiện lần lượt như sau:
ext= α10 + α11rert + α12yt*+ ε1t


(1)

imt = α20 + α21rert + α22yt + ε2t

(2)

Trong đó:

ext

:

xuất khẩu thực

rert

:

tỷ giá hối đoái thực

yt*

:

thu nhập thực nước ngoài

imt

:


nhập khẩu thực

yt

:

thu nhập thực nội địa

và tất cả các biến có giá trị dương trong logarit tự nhiên.
• Trong trường hợp mậu dịch gia công của Trung Quốc, cần thay đổi các phương trình
này. Sau đây cần quan tâm đến một số yếu tố khác ảnh hưởng tới nhập khẩu cho gia


công và xuất khẩu qua gia công.
Đối với nhập khẩu cho gia công, Quỹ tiền tệ quốc tế (2005) nhận thấy, vì bán thành
phẩm không được sản xuất trong nước nên tính co giãn theo giá là nhỏ, do vậy ít có
sản phẩm tiềm năng có thể thay thế hàng nhập khẩu. Tuy nhiên, lượng thặng dư lớn
TÀI CHÍNH QUỐC TẾ


TÀI CHÍNH QUỐC TẾ 12
THẶNG DƯ THƯƠNG MẠI TRUNG QUỐC

trong mậu dịch gia công xuất hiện từ năm 2005 đã cho thấy rằng các hãng có thể khai
thác thêm bán thành phẩm tại Trung Quốc. Như vậy, nhu cầu nhập khẩu cho gia công
trong những năm gần đây lẽ ra đã có thể co giãn hơn về giá.
• Quỹ tiền tệ quốc tế (2005) cũng chỉ ra rằng nhập khẩu cho gia công phải khác biệt
tương ứng với xuất khẩu qua gia công. Như vậy, việc hàng nhập khẩu cho gia công đổ
vào Trung Quốc khớp với nhu cầu tăng lên của hàng xuất qua gia công của các khu
vực còn lại trên thế giới. Hàng hóa xuất khẩu qua gia công được xem như biến số để

giải thích cho hàng hóa nhập khẩu dành cho mục đích gia công. Do hàng nhập khẩu
cho gia công không dùng cho thị trường nội địa mà chỉ để lắp ráp vào hàng xuất khẩu
qua gia công, bản thuyết minh dưới đây bao gồm các hàng xuất khẩu qua gia công
nhưng không có thu nhập của Trung Quốc.
• Dòng vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) và các tập đoàn đa quốc gia (MNCs)
cũng đóng vai trò quan trọng trong mậu dịch gia công (xem của Gaulier, Lemoine và
Unal-Kesenci 2005). Như đã nói ở trên, 84% các hàng xuất khẩu qua gia công của
Trung Quốc năm 2006 được sản xuất bởi các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
(Feenstra & Wei 2009). Như vậy, FDI như là một biến lượng. Theo như Marquez &
Schindler (2007) ghi chú, FDI có thể là tác động tích cực hay tiêu cực phụ thuộc vào


việc liệu đầu tư tạo nên ảnh hưởng thay thế hay bổ sung.
Theo các tác giả đã nói trước (Garcia-Herrero& Koivu (2007), Tổ chức thương mại
thế giới (WTO), biến số giả đóng vai trò bổ trợ. Việc Trung Quốc gia nhập WTO có
thể giúp các công ty nước ngoài thêm tin tưởng hơn, mạnh dạn hơn trong việc tạo
dựng mối quan hệ lâu dài với các hãng kinh doanh của Trung Quốc. Garcia-Herrero&
Koivu (2007) đã thừa nhận rằng Việc Trung Quốc chính thức gia nhập WTO vào đầu



năm 2000 đã có tác động tới mậu dịch của nước này.
Đối với hàng hóa xuất khẩu qua gia công, phần lớn giá trị gia tăng xuất phát từ đầu
vào được nhập khẩu, đặc biệt là đầu vào từ các nước Đông Á. Như vậy, chi phí hàng
xuất khẩu qua gia công chịu ảnh hưởng từ việc tăng giá tiền tệ của các nước cung ứng
hơn là việc tăng giá đồng nhân dân tệ một cách đơn phương. Việc tăng giá nội tệ đơn
phương này chỉ làm thay đổi chi phí giá trị gia tăng của hàng xuất khẩu qua gia công
của Trung Quốc với ngoại tệ tương ứng. Tỷ giá hối đoái tích hợp được gộp từ những
TÀI CHÍNH QUỐC TẾ



TÀI CHÍNH QUỐC TẾ 13
THẶNG DƯ THƯƠNG MẠI TRUNG QUỐC

biến đổi tỷ giá hối đoái trong các quốc gia cung ứng tính theo giá trị gia tăng của các
nước đó.
3.2 Xây dựng tỷ giá hối đoái tích hợp
Theo Tong và Zheng (2008), giá trị gia tăng trong mậu dịch gia công có thể được
đo bằng sự chênh lệch giữa tổng giá trị xuất khẩu gia công (VPEt) và trị giá nhập
khẩu cho gia công từ tất cả các quốc gia cung ứng (∑iVIPi,t):
VAChin,t = (VPEt - ∑iVIPi,t) / VPEt = 1- ∑iVIPi,t / VPEt

(3)

Trong đó, VAChin,t bằng giá trị gia tăng trong mậu dịch gia công. Dữ liệu thường
niên về tổng giá trị hàng xuất khẩu qua gia công và tổng trị giá hàng nhập khẩu cho
gia công được dùng để tính giá trị gia tăng ở Trung Quốc.
Nhằm tính giá trị gia tăng ở các nước cung ứng, tài liệu này tập trung vào 9 nhà
cung ứng hàng đầu về hàng nhập khẩu cho Trung Quốc gia công, đó là Đức, Nhật,
Hàn Quốc, Malaysia, Singapore, Đài Loan, Thái Lan và Mỹ. Trọng số (Wi,t) được
tính thông qua việc chia giá trị hàng nhập khẩu của từng quốc gia cho tổng giá trị
nhập khẩu từ cả 9 quốc gia trên. Trọng số này dùng để tính tỷ giá hối đoái điều chỉnh
(wrerj,t) giữa Trung Quốc và mỗi quốc gia j mua hàng xuất khẩu qua gia công từ
Trung Quốc bằng cách tìm ra tỷ trọng hàng nội địa và tỷ giá hối đoái thực giữa các
quốc gia cung cấp hàng cho gia công và quốc gia j:
wrerj,t = ∑iWi,t * reri,j,t

(4)

Trong đó, wi,t: tỷ trọng giá trị nhập khẩu của Trung Quốc từ quốc gia i

rer i,j,t: tỷ giá hối đoái thực giữa quốc gia cung ứng i và j là quốc giá mua
hàng xuất khẩu qua gia công.
Sau đó Tỷ giá hối đoái diều chỉnh (wrerj,t) được kết hợp với tỷ giá hối đoái giữa
Trung Quốc và nước mua hàng (rerchin,j,t) để tính tỷ giá hối đoái tích hợp đơn; để biết
những tác động của việc thay đổi tỷ giá hối đoái đối với toàn bộ chi phí xuất khẩu
hàng qua gia công tới nước j:
TÀI CHÍNH QUỐC TẾ


TÀI CHÍNH QUỐC TẾ 14
THẶNG DƯ THƯƠNG MẠI TRUNG QUỐC

irerj,t = VAchin,t * rerchin,j,t + (1-VAchin,t) * wrerj,t (5)
Để tính irer theo cách này, cần phải tính tỷ giá hối đoái, sử dụng cùng một đơn vị
tính toán. Có thể dùng tỷ giá hối đoái thực cơ bản do Trung tâm nghiên cứu triển vọng
và thông tin quốc tế (CEPII) thiết lập để tính tỷ giá hối đoái đó.
Tỷ giá hối đoái thực CEPII giữa các nước i và j được tính bằng cách: trước tiên ta
chia GDP tính theo USD cho GDP ngang giá sức mua của nước i, tìm kết quả tương
tự với nước j. Sau đó, lấy kết quả của nước i chia cho kết quả của mước j. Kết quả này
đo lường số đơn vị hàng hoá ở nước j cần để mua 1 đơn vị hàng hoá ở nước j. Biện
pháp này có thể so sánh giữa các quốc gia và qua từng thời đểm. Do đặc điểm là có
thể so sánh giữa quốc gia, biện pháp này có thể được dùng trong phương trình (2) để
tính. Trị giá của wrer và irer càng cao, tỷ giá hối đoái giữa Trung Quốc và các nước
cung ứng càng lớn.
Các biến số độc lập khác là tổng lượng vốn của Trung Quốc trong sản xuất, vốn
FDI, và biến số giả WTO. Cheung, Chinn và Fuj (2010) đã phát hiện ra rằng nguồn
vốn của Trung quốc cũng giúp giải thích cho xuất khẩu của Trung Quốc. Như đã nói
phía trên, nguồn vốn FDI và việc Trung Quốc gia nhập WTO cũng có thể giúp giải
thích cho tăng trưởng mậu dịch gia công Trung Quốc.
Các biến phụ thuộc là nhập khẩu cho gia công và tái xuất khẩu hàng đã qua gia

công. Các số liệu này được lấy từ kho dữ liệu của hải quan Trung Quốc. Theo
Cheung, Chinn và Fuj (2010) chỉ số giá trị đơn vị tái xuất khẩu từ Hong Kong sang
Trung Quốc dùng đề bình giảm số xuất khẩu của Trung Quốc và chỉ số giá trị đơn vị
được dùng để bình giảm mặt nhập khẩu của Trung Quốc.
3.3 Mô hình thống kê kinh tế

-

Bảng A (Table 2) báo cáo kết quả từ việc kiểm định đơn vị trên dữ liệu dạng mảng.
Cột 1 (1) thể hiện: Thống kê Im, Peseran và Shin.
Cột 2 (2) thể hiện: Phân tích Chi bình phương theo tiệm cận phân phối tự do của
Fisher (ADF).

-

Cột 3 (3) thể hiện: Phân tích Chi bình phương của Phillips-Perron Fisher.
Cột 4 (4) thể hiện: Thống kê t của Levin, Lin, and Chu t-statistic.
TÀI CHÍNH QUỐC TẾ


TÀI CHÍNH QUỐC TẾ 15
THẶNG DƯ THƯƠNG MẠI TRUNG QUỐC
-

Cột 5 (5) thể hiện: Phân tích hiệp phương sai đồng nhất Z.
Đối với 4 kiểm nghiệm ban đầu, giả thiết là biến có nghiệm đơn vị, trong khi kiểm

nghiệm thứ 5 thì duy trì giả thiết là một biến cố định. Trong hầu hết các trường hợp, kết
quả cho thấy hàng loạt kết quả có nghiệm đơn vị. Bảng kiểm định đơn vị trên số liệu
dạng mảng không được thực hiện đối với các số liệu mà không có mẫu tiêu biểu (ví

dụ, tổng lượng vốn của Trung Quốc, dòng vốn FDI và thu nhập của Trung Quốc).
• Table 2: Unit Root and Cointegration Tests
Panel A. Unit Root Tests
Variable

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

47.84

1.30

50.65

-4.14**

13.24**

Imports for Processing

58.87

0.04


56.1

-5.70**

13.22**

Integrated Exchange Rate

18.66

4.62

15.89

4.15

10.00**

Rest of World Income

54.69

3.29

28.26

-4.73**

12.45**


Processed Exports

(1) PP test – Fisher Chi-square statistic (null hypothesis: unit root)
(2) Im, Pesaran, and Shin W-statistic (null hypothesis: unit root)
(3) ADF – Fisher Chi-square statistic (null hypothesis: unit root)
(4) Levin, Lin, and Chu t-statistic (null hypothesis: unit root)
(5) Hadiri Heteroscedastic Consistent Z-statistic (null hypothesis: stationarity)
Chú ý: lựa chọn độ trễ dựa vào tiêu chuẩn Schwartz Information .
**Với mức ý nghĩa là 5%.
Ô B của bảng 2 đưa ra kết quả của phương pháp thử nghiệm đồng liên kết thặng
dư của Kao. Cả phương trình nhập khẩu và xuất khẩu chỉ ra rằng giả thuyết không
không có đồng liên kết có thể bị gạt bỏ. Phương pháp ước lượng bình phương tối
thiểu thông thường (DOLS), một phương pháp tối ước lượng các mối liên hệ đồng
liên kết, vì vậy được sử dụng.
Panel B. Kao Residual Cointegration Test
TÀI CHÍNH QUỐC TẾ


TÀI CHÍNH QUỐC TẾ 16
THẶNG DƯ THƯƠNG MẠI TRUNG QUỐC



Export Equation

Export Equation

Import Equation


Import Equation

DOLS bao gồm hồi quy biến bên trái là hằng số, những biến bên phải, độ dẫn và độ
trễ của những biến bên phải. Hàm nhập khẩu có dạng:

Trong đó:

imi.t

: nhập khẩu cho gia công thực từ nước i đến Trung Quốc.

ireri,t : tỷ giá hối đoái chung.
rgdpc,t : thu nhập thực của Trung Quốc.
text

: tổng xuất khẩu qua gia công thực ra thế giới.

FDIt : vốn đầu tư nước ngoài trực tiếp.
WTO : biến giả WTO.
µi

: ảnh hưởng cố định của nước i.

p

: độ dẫn và độ trễ.

imi,t , ireri,t , rgdpc,t , text và FDIt có giá trị dương trong lôgarit tự
nhiên.
imi,t và ireri,t : thay đổi theo thời gian và theo từng quốc gia.

rgdpc,t , text và FDIt: thay đổi theo thời gian.


Hàm xuất khẩu có dạng:

TÀI CHÍNH QUỐC TẾ


TÀI CHÍNH QUỐC TẾ 17
THẶNG DƯ THƯƠNG MẠI TRUNG QUỐC

Trong đó:

exi,t

: xuất khẩu qua gia công thực từ Trung quốc qua nước i.

ireri,t : tỷ giá hối đoái chung.
rgdpi,t : thu nhập thực của nước nhập khẩu.
Kt

: phần vốn sản xuất của Trung Quốc.

FDIt : vốn đầu tư nước ngoài trực tiếp.
WTO : biến giả WTO.
µi

: ảnh hưởng cố định của nước i.

p


: độ dẫn và độ trễ.

imi,t , ireri,t , rgdpi,t , Kt và FDIt : có giá trị dương trong lôgarit tự
nhiên.
exi,t , ireri,t và rgdpi,t: thay đổi theo thời gian và theo từng quốc gia.
Kt và FDIt

: thay đổi theo thời gian.

Dữ liệu thường niên qua các năm từ 1992 tới 2008 tiếp tục được sử dụng. Trong
ước tính DOLS có sử dụng độ dẫn và độ trễ.

TÀI CHÍNH QUỐC TẾ


TÀI CHÍNH QUỐC TẾ 18
THẶNG DƯ THƯƠNG MẠI TRUNG QUỐC
4. Kết quả
• Các tư liệu ở bảng 3 trình bày các kết quả của quá trình “nhập khẩu cho gia công”.

Các hệ số về tỷ giá là đặc điểm kỹ thuật có giá trị dương và có ý nghĩa thống kê, chỉ
ra rằng một sự đánh giá của tỷ giá tích hợp để chế biến sẽ tăng “nhập khẩu cho gia
công”. Các hệ số cho thấy rằng nếu nâng giá trị irer lên 10% sẽ làm tăng giá trị “nhập
khẩu cho gia công” trong khoảng từ 3,9% đến 4,1%. Mặc dù không được báo cáo
trong bảng 3, hệ số này vẫn hầu như không thay đổi nếu bao gồm thêm một yếu tố kỳ
hạn xu hướng.

Trong các đặc điểm được ưu tiên trong cột (2) và (5), những điều này bao gồm quá
trình xuất khẩu nhưng không bao gồm thu nhập của Trung Quốc, các hệ số về quá

trình “xuất khẩu qua gia công” gần như bằng 1. Những kết quả này đã hỗ trợ cho giả
thuyết của IMF (2005) rằng có một mối quan hệ xấp xỉ “một-đối-một” giữa quá trình
“xuất khẩu qua gia công” và “nhập khẩu cho gia công”.
Quỹ tiền tệ quốc tế (2005) cũng thừa nhận rằng sự co giãn tỷ giá quá trình nhập
khẩu phải được nhỏ vì có vài sản phẩm thay thế trong nước. Tuy nhiên, các bằng
chứng thảo luận trong mục 2 mà xác nhận giao dịch của FIEs tại Cộng hòa Nhân dân
Trung Hoa đang ngày càng tăng so với các công ty nội địa, cho thấy độ co giãn tỷ giá
có thể đã tăng lên trong những năm gần đây. Việc trao đổi tỷ lệ co giãn đã được báo
cáo trong Bảng 3 chỉ có ý nghĩa khi dữ liệu 2005-2008 được bao gồm. Công việc
TÀI CHÍNH QUỐC TẾ


TÀI CHÍNH QUỐC TẾ 19
THẶNG DƯ THƯƠNG MẠI TRUNG QUỐC

trong tương lai cần điều tra xem liệu quá trình nhập khẩu có trở nên nhạy cảm hơn
với tỷ giá hối đoái thay đổi trong vài năm qua bởi vì người Trung Quốc đã phát triển
nhiều “sản phẩm thay thế trong nước” thay thế cho các bộ phận và thành phần nhập


khẩu.
Các dữ liệu ở bảng 4 trình bày các kết quả của quá trình “xuất khẩu qua chế biến”.
Các hệ số về tỷ giá tích hợp được là số âm và có ý nghĩa thống kê, chỉ ra rằng một sự
tăng giá của đồng CNY và chuỗi các quốc gia cung ứng khác sẽ làm giảm lượng hàng
“xuất khẩu qua chế biến”. Các hệ số cho thấy rằng đồng tiền trên toàn khu vực Đông
Á tăng giá 10% sẽ làm giảm sản lượng hàng “xuất khẩu qua gia công” trong khoảng
từ 7,8 đến 18,7%. Mặc dù không được báo cáo trong bảng 4, hệ số này vẫn rất có ý
nghĩa khi một yếu tố kỳ hạn được thêm vào.

-


Các hệ số về thu nhập của “các nước còn lại” có giá trị dương và có ý nghĩa thống kê,
cho biết sự gia tăng thu nhập của “các nước còn lại” sẽ làm tăng sản lượng hàng hóa “
xuất khẩu qua gia công”. Các giá trị hệ số tương đương khoảng 0,4 khi loại trừ vốn cổ

-

phần, và dao động trong khoảng 1,64 đến 3,08 khi tính đến yếu tố vốn cổ phần.
Các hệ số về vốn cổ phần cũng có giá trị dương và có ý nghĩa thống kê. Các giá trị hệ
số dao động trong khoảng 1,62 đến 2,39. Các giá trị này cho thấy một sự gia tăng 10%
vốn cổ phần Trung Quốc sẽ tăng sản lượng hàng hóa “xuất khẩu qua gia công” trong
khoảng từ 16 đến 24%. Những giá trị này gần với các báo cáo của Cheung, Chinn, và
Fujji (2010).

TÀI CHÍNH QUỐC TẾ


TÀI CHÍNH QUỐC TẾ 20
THẶNG DƯ THƯƠNG MẠI TRUNG QUỐC


Bảng 5 thể hiện: “nhập khẩu cho gia công” sử dụng tỷ giá đồng CNY như một biến
độc lập thay vì dùng tỷ giá hối đoái tích hợp. Các hệ số của tỷ giá có giá trị dương và
có ý nghĩa thống kê, cho thấy nếu đồng CNY tăng giá sẽ làm tăng sản lượng “nhập
khẩu cho gia công”. Các hệ số cho biết nếu đồng CNY tăng 10% thì sẽ làm tăng sản
lượng “nhập khẩu cho gia công” trong khoảng từ 3,6 đến 3,9.

TÀI CHÍNH QUỐC TẾ



TÀI CHÍNH QUỐC TẾ 21
THẶNG DƯ THƯƠNG MẠI TRUNG QUỐC

Bảng 6 thể hiện: “xuất khẩu qua gia công” sử dụng tỷ giá đồng CNY như một biến
độc lập thay vì dùng tỷ giá hối đoái tích hợp. Kết quả này cho thấy nếu đồng CNY
tăng giá sẽ làm giảm sản lượng hàng hóa “xuất khẩu qua gia công”. Trị tuyệt đối hệ số
của tỷ giá đồng CNY nhỏ hơn trị tuyệt đối hệ số của tỷ giá hối đoái tích hợp. Hệ số
của đồng CNY có giá trị trung bình là -0.77, so với hệ số tỷ giá hối đoái tích hợp
trung bình là -1.16 trên bảng số 4. Kết quả này cho thấy rằng sự tăng giá tiền tệ toàn

Châu Á sẽ có ảnh hưởng mạnh lên sản lượng hàng hóa “xuất khẩu qua gia công” hơn
sự tăng giá đơn lẻ của đồng nhân dân tệ.
5. Thảo luận

Nhiều nhà hoạch định chính sách Trung Quốc đã lưu ý rằng thặng dư thương mại

của Trung Quốc hiện quá lớn và cần phải được cân bằng lại. Thặng dư của Trung
Quốc trong những năm gần đây tập trung chủ yếu trong thương mại gia công. Làm thế
nào sự tăng giá của các đồng tiền châu Á hoặc của riêng đồng nhân dân tệ sẽ ảnh
hưởng đến cán cân gia công thương mại của Trung Quốc?
• Điều kiện Marshall-Lerner ngụ ý rằng nếu lượng xuất khẩu ban đầu tương đương
lượng nhập khẩu, sự tăng giá sẽ làm giảm cán cân thương mại nếu tổng (giá trị tuyệt
đối) độ co dãn theo giá cả của xuất khẩu và nhập khẩu lớn hơn 1. Nếu tài khoản vãng
lai ban đầu không được cân bằng, thì chúng ta cần áp dụng một phiên bản tổng quát
của điều kiện Marshall-Lerner (xem báo cáo của Appleyard và Field 2001). Điều kiện
này nói rằng việc tăng giá nội tệ sẽ làm giảm thặng dư thương mại nếu như:
TÀI CHÍNH QUỐC TẾ


TÀI CHÍNH QUỐC TẾ 22

THẶNG DƯ THƯƠNG MẠI TRUNG QUỐC

Z < α21 + Z α11

(8)

Trong đó: Z là tỷ lệ lượng hàng xuất khẩu so với lượng hàng nhập khẩu, α21 là độ


co dãn giá của hàng nhập khẩu, và α11 là độ co giãn giá của hàng xuất khẩu.
Theo Cục Thống kê hải quan Trung Quốc, lượng hàng xuất khẩu đã qua gia công đã
vượt quá lượng hàng nhập khẩu cho gia công trong 5 năm qua với tỷ lệ từ 1,73 tới 1.
Theo đó, Z bằng 1,73. Hệ số α21 trong Bảng 3 trung bình bằng 0,41. Do đó, bất
phương trình (8) ngụ ý rằng khi tăng tỷ giá hối đoái tích hợp sẽ làm giảm thặng dư
thương mại nếu giá trị tuyệt đối của độ co dãn xuất khẩu lớn hơn 0,76. Cả bốn trường
hợp trong Bảng 4 đều cho kết quả lớn hơn giá trị này và trung bình bằng 1,16. Bằng
chứng này cho thấy sự tăng giá chung ở các quốc gia trong chuỗi cung cấp châu Á sẽ
làm giảm thặng dư trong thương mại gia công.



Trong trường hợp đồng nhân dân tệ tăng giá đơn lẻ, hệ số α21 trong Bảng 5 trung
bình bằng 0,37. Theo bất phương trình (8), sự tăng giá đồng nhân dân tệ sẽ giảm
thặng dư thương mại nếu giá trị tuyệt đối của độ co dãn theo giá cả của xuất khẩu lớn
hơn 0,79. Chỉ có 1 trong 4 trường hợp trong Bảng 4 cho kết quả lớn hơn giá trị này.
Vì vậy nó không chỉ rõ rằng việc tăng giá của đồng nhân dân tệ không kèm theo sự
tăng giá nội tệ ở các quốc gia trong chuỗi cung ứng sẽ làm giảm thặng dư trong

thương mại gia công.
• Làm thế nào đạt được một sự tăng giá nội tệ trên toàn khu vực Đông Á? Có 1 cách là

Trung Quốc có thể áp dụng một chế độ tỷ giá hối đoái đặc trưng bởi một loại tiền tệ
đa năng, trong giỏ hàng hóa dựa trên mức tham chiếu hợp lý với biên độ lớn. Trong
trường hợp này, các thặng dư khổng lồ được tạo ra trong mạng lưới sản xuất Đông Á
sẽ làm cho các loại tiền tệ trong khu vực cùng tăng giá. Những lực lượng thị trường
sau đó sẽ phân bổ sự tăng giá tiền tệ giữa các quốc gia trong chuỗi cung ứng dựa trên
giá trị cộng thêm của họ đóng góp trong thương mại gia công.
• Ngay cả trong trường hợp có một sự tăng tỷ giá hối đoái trên toàn châu Á, thì biên độ
tỷ giá trong các Bảng 3 và 4 không phải là lớn. Do đó, kết quả trong báo cáo này ngụ
ý rằng những thay đổi đơn lẻ của tỷ giá hối đoái không thể làm giảm đáng kể cán cân
gia công thương mại.
TÀI CHÍNH QUỐC TẾ


TÀI CHÍNH QUỐC TẾ 23
THẶNG DƯ THƯƠNG MẠI TRUNG QUỐC


Để xem xét những cách khác để giảm thặng dư, chúng ta nên xem xét tiết kiệm quốc
gia và đầu tư ở Trung Quốc. Như được vẽ trong Hình 3.Hình này cho thấy rằng tiết
kiệm và đầu tư bắt đầu phân kỳ sau năm 2002.Theo báo cáo của Ngân hàng Phát triển
Châu Á (ADB) (2009), sự thiếu hụt đầu tư so với tiết kiệm là do sự gia tăng tiết kiệm
doanh nghiệp tại Trung Quốc. Nó đã tăng từ 17% của thu nhập quốc gia trong 2002
lên 23% trong năm 2007.
Hình 3: Tiết kiệm và Đầu tư của Trung Quốc theo % GDP (1990–2007)

Nguồn: Quỹ tiền tệ quốc tế thông qua cơ sỡ dữ liệu của CEIC
( ngày 16/4/2010.
• Điều gì khiến tiết kiệm doanh nghiệp tăng nhanh như vậy? Ngân hàng Phát triển châu
Á (2009) báo cáo rằng lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp tăng tới 6% GDP trong
TÀI CHÍNH QUỐC TẾ



TÀI CHÍNH QUỐC TẾ 24
THẶNG DƯ THƯƠNG MẠI TRUNG QUỐC

các năm 2003 đến 2006. Một phần của sự gia tăng này là do tốc độ tăng trưởng kinh
tế nhanh chóng và giá đầu ra tăng, qua đó tăng lợi nhuận của các doanh nghiệp nhà
nước (SOEs) và các công ty tư nhân. Khi doanh nghiệp nhà nước không trả cổ tức, lợi


nhuận trưc tiếp cao dẫn đến tổng tiết kiệm của doanh nghiệp tăng.
Một số yếu tố khác cũng góp phần vào tỷ lệ tiết kiệm cao và tăng lên giữa các doanh
nghiệp nhà nước. Có nhiều công ty độc quyền trong nhiều lĩnh vực khác nhau, chẳng
hạn như công ty China Mobile trong lĩnh vực viễn thông và Tổng công ty Dầu khí
Quốc gia Trung Quốc trong lĩnh vực dầu khí. Theo báo cáo của Xing (2009), lợi
nhuận của các công ty độc quyền đóng góp vào mức tiết kiệm doanh nghiệp cao, mức
chi trả lương đặc biệt cao cho các giám đốc điều hành tại doanh nghiệp nhà nước, và

gây ra một sự chênh lệch trong phân phối thu nhập.
• Ngoài ra, theo tài liệu của Huang (2009), những yếu tố biến dạng thị trường đã cung
cấp một gói trợ cấp cho các nhà sản xuất trị giá gần 2 nghìn tỷ nhân dân tệ (7% GDP)
trong năm 2008. Những trợ cấp này bao gồm: việc đồng nhân dân tệ được định giá
thấp, giá đất và lãi suất thực thấp một cách giả tạo, giá nhiên liệu và điện bị quản lý,
và môi trường pháp luật không được thực thi nghiêm ngặt. Những khoản trợ cấp này
chuyển giao nguồn lực cho khu vực doanh nghiệp và làm gia tăng lợi nhuận cho họ.
Nếu các khoản trợ cấp này đã được loại bỏ và các doanh nghiệp Trung Quốc phải đối
mặt với giá cao cho nguồn tài nguyên, đất đai, điện, và các mặt hàng khác, sau đó khả
năng cạnh tranh toàn cầu của họ sẽ giảm và điều này sẽ làm giảm sản xuất thương mại
ở Trung Quốc.
• Vì vậy, nếu các nhà hoạch định chính sách ở Trung Quốc muốn cân bằng lại tăng

trưởng, gia tăng tỷ giá hối đoái ở châu Á có lẽ sẽ phải được đi kèm với thay đổi khác.
Chúng bao gồm bãi bỏ quy định, tự do hóa các yếu tố thị trường, và loại bỏ các sai
lệch về chính sách ưu tiên cho khu vực thương mại so với khu vực phi thương mại.
6. Kết luận
Việc ghìm tỷ giá hối đoái của Trung Quốc đã gây ra những vấn đề tại Trung Quốc
và phần còn lại của thế giới. Tại Trung Quốc, họ đã can thiệp vào việc phân bổ tín
dụng bằng cách buộc các ngân hàng thương mại nắm giữ số lượng ngày càng lớn các
TÀI CHÍNH QUỐC TẾ


TÀI CHÍNH QUỐC TẾ 25
THẶNG DƯ THƯƠNG MẠI TRUNG QUỐC

hối phiếu ngân hàng trung ương. Ở các nước châu Á khác, việc ghìm giữ tỷ giá của
Trung Quốc đã khiến các ngân hàng trung ương can thiệp vào thị trường tiền tệ và
tích lũy dự trữ để duy trì khả năng cạnh tranh với Trung Quốc. Nhiều người đã cho
rằng Trung Quốc nên chuyển sang một chế độ tỷ giá hối đoái linh hoạt hơn.
Bài viết này đã điều tra làm thế nào những thay đổi trong tỷ giá hối đoái ảnh
hưởng đến thặng dư thương mại của Trung Quốc. Kể từ năm 2008, thặng dư này đã
được tập trung trong gia công thương mại. Mặt hàng gia công xuất khẩu là những
thành phẩm được sản xuất dựa vào các bộ phận và các thành phần chủ yếu từ các
nước châu Á khác.
Kết quả cho thấy sự gia tăng tỷ giá trên toàn châu Á sẽ làm giảm thặng dư của
Trung Quốc trong gia công thương mại. Sự tăng giá đồng nhân dân tệ đơn phương sẽ
không làm giảm thặng dư này.
Một cách làm tăng giá nội tệ đối với các quốc gia trong chuỗi cung ứng là Trung
Quốc phải áp dụng một chế độ tỷ giá hối đoái đặc trưng bởi một loại tiền tệ đa năng,
trong giỏ hàng hóa dựa trên mức tham chiếu hợp lý với biên độ lớn. Trong trường hợp
này, các thặng dư khổng lồ được tạo ra trong mạng lưới sản xuất Đông Á sẽ làm cho
các loại tiền tệ trong khu vực tăng giá cùng nhau. Những lực lượng thị trường sau đó

có thể phân bổ các việc tăng giá nội tệ của các quốc gia trong chuỗi cung ứng dựa trên
mức đóng góp giá trị gia tăng của họ trong chuỗi gia công thương mại.
Tuy nhiên, trong thực tế biên độ co giãn của tỷ giá được ghi chép trong báo cáo
này là không lớn cho thấy rằng biên độ tỷ giá linh động lớn hơn cần phải được kèm
theo các chính sách khác để cân bằng lại tăng trưởng. Chúng bao gồm việc thi hành
quy định về môi trường và tự do hóa thị trường đất đai, lao động, nhiên liệu và vốn.
Sau khi Trung Quốc bắt đầu tự do hóa thị trường sản phẩm của mình vào cuối những
năm 1970, tăng trưởng bùng nổ về lượng. Tự do hóa các thị trường yếu tố sản xuất và
chống suy thoái môi trường có thể giúp cho một sự bùng nổ tăng trưởng về chất.

TÀI CHÍNH QUỐC TẾ


×