Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Đề thi học kì 2 môn ngữ văn 9 quận 9 thành phố hồ chí minh năm học 2017 2018 có đáp án

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (138.17 KB, 4 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II
QUẬN 9
Năm học: 2017 – 2018
Môn: NGỮ VĂN – Lớp 9 – Thời gian: 90 phút
ĐỀ CHÍNH THỨC
(Không kể thời gian giao đề)
(Đề kiểm tra có 1 trang)

Câu 1: (3 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
(1) Thiên tài Stephen Hawking bị chẩn đoán mắc một loại bệnh thần kinh vận
động khi mới ngoài 21 tuổi. Căn bệnh cầm tù cơ thể nhưng không thể giam giữ được trí
tuệ siêu việt của người đàn ông phi thường này. Ông đạt đến đỉnh cao sự nghiệp nghiên
cứu khoa học khi ngồi trên xe lăn và giao tiếp thông qua một thiết bị phát giọng nói nhân
tạo. Vượt qua mọi trở ngại của bệnh tật, Stephen Hawking tiếp tục theo đuổi sự nghiệp
của một nhà vật lý lý thuyết. Nỗ lực này của ông càng phi thường hơn khi đặt trong hoạt
động nghiên cứu khoa học, lĩnh vực đòi hỏi lao động miệt mài, nghiêm túc và kỷ luật cao.
(2) Giáo sư Paul Shellard, một cựu sinh viên của Stephen Hawking, nhận xét:
"Ông là một hình mẫu đáng kinh ngạc cho thấy nỗ lực của con người không có giới
hạn.” "Ông hoàng" Vật lý đã trở thành nguồn cảm hứng cho nhiều người, bao gồm cả
việc giúp công chúng nâng cao nhận thức về bệnh thần kinh vận động. Stephen Hawking
từng xuất hiện trong nhiều bộ phim truyền hình nổi tiếng. Sự góp mặt của ông trong các
sản phẩm văn hóa đại chúng giúp lôi kéo sự chú ý của xã hội tới người khuyết tật, giúp
họ không bị "bỏ quên" trong cuộc sống thường ngày.
(3) “Lời khuyên của tôi dành cho những người tàn tật là tập trung vào những việc
mà sự khuyết tật thân thể không ngăn cản bạn làm việc đó tốt. Đừng tiếc nuối những trở
ngại mà khuyết tật gây ra. Đừng để bị khuyết tật cả về tinh thần lẫn thể chất." - Ông nói
trong một cuộc phỏng vấn với New York Times.
(Theo An Hồng – VNexpress – Ngày 15/3/2018)
a. Chỉ ra một phép liên kết có trong đoạn (1). (0,5 điểm)


b. Tìm và ghi lại một thành phần biệt lập có trong đoạn (2) và cho biết đó là thành
phần biệt lập nào. (0,5 điểm)
c. Vì sao "Ông hoàng" Vật lý Stephen Hawking trở thành nguồn cảm hứng cho
nhiều người? (0,5 điểm)
d. “Đừng để bị khuyết tật cả về tinh thần lẫn thể chất." Em hiểu thế nào về lời
khuyên này của Stephen Hawking? Hãy viết khoảng 4-6 dòng để trình bày câu trả lời của
em. (1,5 điểm)
Câu 2: (3 điểm)
Căn bệnh cầm tù cơ thể nhưng không thể giam giữ được trí tuệ siêu việt của người
đàn ông phi thường Stephen Hawking. Thế nhưng trong cuộc sống, vẫn có một số bạn trẻ
tự giam giữ trí tuệ bản thân bởi sự nuông chiều cảm xúc, bởi thói ham chơi, bởi sức ì tâm
lí,…Vậy theo em, chúng ta phải làm gì để vượt qua những rào cản đó trong quá trình rèn
luyện bản thân?
Em hãy viết một văn bản ngắn (khoảng một trang giấy thi) trình bày ý kiến của mình.
Câu 3: (4 điểm)
Phân tích khát vọng sống cao đẹp qua đoạn thơ sau:
“Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến

Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc.”
(Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải)
--- Hết ---


HƯỚNG DẪN CHẤM NGỮ VĂN 9

A. HƯỚNG DẪN CHUNG
- Đề bài gồm 2 phần : kiểm tra năng lực đọc - hiểu (câu 1); kiểm tra năng lực tạo lập
văn bản (câu 2, 3)
- Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của Hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát năng
lực của học sinh trên tinh thần đổi mới.
B. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ
Câu 1: (3 điểm)
a. Chỉ ra một phép liên kết có trong đoạn (1) (0,5 điểm)
- Phép thế (hoặc phép lặp): 0,25 đ
- Chỉ ra phương tiện liên kết: (0,25 đ)
b. Tìm và ghi lại một thành phần biệt lập có trong đoạn (2) và cho biết đó là thành
phần biệt lập nào. (0,5 điểm)
- một cựu sinh viên của Stephen Hawking: 0,25 đ
- thành phần phụ chú: 0,25 đ
c. Vì sao "Ông hoàng" Vật lý Stephen Hawking trở thành nguồn cảm hứng cho nhiều
người? (0,5 điểm)
- Vì dù bệnh tật nhưng ông không ngừng lao động, nghiên cứu.
*Học sinh trả lời khác nhưng ý hợp lí vẫn chấp nhận.
d. “Đừng để bị khuyết tật cả về tinh thần lẫn thể chất." Em hiểu thế nào về lời khuyên
này của Stephen Hawking? Hãy viết khoảng 4-6 dòng để trình bày câu trả lời của mình. (1,5
điểm)
- Bị khuyết tật về thể chất đã là một thiệt thòi của con người
- Sự khuyết tật về tinh thần trong trường hợp này là thái độ sống buông xuôi, bi quan,
chấp nhận sự an bài của số phận. Điều đó chỉ làm cho con người sớm tuyệt vọng mà thôi.
- Ta không thể thay đổi những điều không may xảy ra đối với chúng ta. Nhưng chúng
ta có thể lựa chọn thái độ sống tích cực cho mình.
*Học sinh trả lời khác nhưng ý hợp lí vẫn chấp nhận.
Câu 2: (3 điểm)
Căn bệnh cầm tù cơ thể nhưng không thể giam giữ được trí tuệ siêu việt của người
đàn ông phi thường Stephen Hawking. Thế nhưng trong cuộc sống, vẫn có một số bạn trẻ tự

giam giữ trí tuệ bản thân bởi sự nuông chiều cảm xúc, bởi thói ham chơi, bởi sức ì tâm
lí,…Vậy theo em, chúng ta phải làm gì để vượt qua những rào cản đó trong quá trình rèn
luyện bản thân?
Em hãy viết một văn bản ngắn (khoảng một trang giấy thi) trình bày ý kiến của mình.
a. Yêu cầu về kĩ năng: (0,5 đ)
- Nắm được phương pháp làm bài nghị luận xã hội.
- Bố cục và hệ thống ý sáng rõ.
- Biết vận dụng nhiều thao tác nghị luận: giải thích, chứng minh
- Văn trôi chảy, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục; không mắc lỗi diễn đạt;
không sai lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp; trình bày rõ ràng, độ dài đảm bảo theo yêu cầu.
b. Yêu cầu về nội dung: (2,5 đ)
HS thể hiện sự hiểu biết về vấn đề và làm rõ các ý cơ bản như sau:
- Giới thiệu vấn đề nghị luận: cần vượt qua những rào cản trong quá trình rèn luyện bản
thân. (0,25đ)
- Giải thích và nêu biểu hiện vấn đề:


+ Những rào cản: là những khó khăn (chủ quan và khách quan) phải đối diện trong
quá trình rèn luyện bản thân. (0,25 đ)
+ Tái hiện ngắn gọn câu chuyện của Stephen Hawking. (0,25 đ)
+ Nêu thực trạng trong cuộc sống, vẫn có một số bạn trẻ tự giam giữ trí tuệ bản thân
bởi sự nuông chiều cảm xúc, bởi thói ham chơi, bởi sức ì tâm lí,…(0,25 đ)
+ Nêu hậu quả: thui chột khả năng của bản thân, là gánh nặng cho gia đình, xã
hội,…(0,25 đ)
+ Đề ra giải pháp: (1,0 đ)
- Phải có ý chí, nghị lực để vượt qua thử thách
- Phải có mục đích sống tốt đẹp
- Phải phát huy năng lực tiềm ẩn của bản thân
- Khẳng định ý nghĩa vấn đề (0,25 điểm)
+ Phải có ý chí, nghị lực vượt qua những thử thách của số phận và cuộc sống.

*Học sinh có thể lập luận khác nhưng ý hợp lí vẫn chấp nhận.
Câu 3: (4 điểm)
Phân tích khát vọng sống cao đẹp qua đoạn thơ sau:
“Ta làm con chim hót
Một mùa xuân nho nhỏ
Ta làm một cành hoa
Lặng lẽ dâng cho đời
Ta nhập vào hòa ca
Dù là tuổi hai mươi
Một nốt trầm xao xuyến
Dù là khi tóc bạc.”
(Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải)
a. Yêu cầu về kĩ năng:
- Nắm vững phương pháp làm bài nghị luận văn học.
- Bố cục và hệ thống ý sáng rõ.
- Biết vận dụng nhiều thao tác nghị luận, nắm vững thao tác phân tích, chứng minh để làm
sáng rõ vấn đề.
- Văn trôi chảy, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục. Không mắc lỗi diễn đạt; không sai
lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp; trình bày rõ ràng.
b. Yêu cầu về nội dung:
HS thể hiện sự hiểu biết về vấn đề và làm rõ các ý cơ bản như sau:
- Giới thiệu vấn đề nghị luận: Tác giả đã đề cập đến vấn đề lớn của nhân sinh quan: khát
vọng sống cao đẹp.
- Phân tích khát vọng sống cao đẹp của mỗi con người trong 2 khổ thơ.
+ Ước nguyện chân thành được hòa nhập vào cuộc sống của đất nước: con chim hót,
đem niềm vui đến cho đời, một cành hoa, tô thắm vẻ đẹp cho đời, một nốt trầm trong bản
hòa ca đủ làm xao xuyến lòng người.
+ Ước nguyện cống hiến một cách âm thầm, lặng lẽ cả cuộc đời cho mùa xuân của
dân tộc.
+ Nghệ thuật: Chọn lọc hình ảnh tự nhiên, giản dị chứa đựng nhiều xúc cảm; giọng

thơ tha thiết, chân thành; điệp ngữ mang ý nghĩa khẳng định…
- Liên hệ thái độ sống cống hiến, thái độ sống đẹp, đáng trân trọng.
c. Biểu điểm:
• Điểm 3.5 - 4: Đáp ứng tốt các yêu cầu trên. Hiểu và phân tích sâu sắc vấn đề theo đặc
trưng thể loại. Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, lỗi chính tả ngữ
pháp không đáng kể.
• Điểm 2.5 - 3: Đáp ứng khá các yêu cầu trên; bố cục rõ ràng; lập luận khá chặt chẽ.
Còn mắc một số lỗi về dùng từ, chính tả, ngữ pháp.


• Điểm 2: Đáp ứng cơ bản các yêu cầu trên. Hiểu vấn đề nhưng phân tích chưa sâu,
chưa kĩ, diễn đạt tạm được; còn sai sót về dùng từ, chính tả, ngữ pháp.
• Điểm 1 - 1.5: Chưa đáp ứng được yêu cầu của đề; bài viết sơ sài, lan man; còn mắc
khá nhiều lỗi về dùng từ, chính tả, ngữ pháp.
• Điểm 0: Bỏ giấy trắng.
--- HẾT ---



×