Tải bản đầy đủ (.ppt) (20 trang)

Tham luận: TRƯỜNG ĐẠI HỌC – ĐÔ THỊ ĐƯƠNG ĐẠI VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRI THỨC TẠI BÌNH DƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.13 MB, 20 trang )

PGS. TS. KTS Nguyễn Hồng Thục
ThS. KTS. Trịnh Minh Hiếu
( Viện nghiên cứu định cư)


ĐẶT VẤN ĐỀ
 Nhu cầu thực tiễn : thị trường kinh tế tri thức đang hình thành – Đào tạo nghề và chuyên môn tăng

đột biến, Đặc biệt xu hướng hình thành các Đại học nghiên cứu và Đại học gắn với sản phẩm chất
lượng cao, Đại học High-tek đang nổi trội tại các nước phát triển.
 Ở VN, những tiềm năng về kinh tế đại học đào tạo nhân lực chất lượng cao, nghiên cứu và ứng
dụng công nghệ rất tiềm tàng. (Theo ông Giang, PVụ trưởng Vụ HCSN (Bộ TC) mỗi năm người dân
chuyển 1-1,5 tỷ USD ra nước ngoài cho con em học tập. Theo số liệu thống kế của Bộ GD – ĐT:
năm học 2011 – 2012 có hơn 106. 000 học sinh, sinh viên đi học tập ở nước ngoài). Nguồn lực cho
phát triển Đô thị đại học chưa được khai thác ở VN.
 Khả năng đáp ứng và phù hợp của Bình Dương đối với phát triển đô thị đại học là khá cao do vị trí
địa lý cạnh TP HCM, công nghiệp hóa dẫn đầu và đô thị hóa đang tìm đến phát triển đặc thù.
 Xây dựng quan điểm, tầm nhìn và mô hình phát triển đô thị đại học ở Bình Dương


1. Khái niệm và quan điểm về kinh tế tri thức với đô thị đại học
 Quan điểm về kinh tế tri thức
-

-

Là mô hình kinh tế thị trường thời hậu công nghiệp. Nền kinh tế chuyển đổi từ phụ thuộc vào tài
nguyên và sức lao động để dần hướng đến các mô hình kinh tế thông minh hơn được hình thành
dựa trên các mối quan hệ giữa khoa học – công nghệ - sản xuất.
“Kinh tế tri thức là một thay đổi về chiều sâu của kinh tế công nghiệp để trở thành kinh tế công
nghệ có nền tảng nguồn nhân lực cao cấp hơn.” (theo SKEMA)



 Quan điểm, khái niệm đô thị đại học
-

-

Đô thị Đại học: Là một mô hình gia tăng quy mô của các trường ĐH theo xu hướng liên kết, sát
nhập hoặc tương tác để trở thành những cụm đại học có quy mô và diện tích tương đương như một
thị trấn.
Đô thị đại học (University City) là dạng đô thị hoàn chỉnh xung quanh các Đại học hạt nhân, với
quy mô dân cư khoảng từ 5 đến 10 - 20 vạn người, đảm bảo một môi trường hoạt động tốt cho sinh
viên và các thành phần dân cư dịch vụ khoa học và dịch vụ đời sống...

 Mối quan hệ giữa kinh tế tri thức với đô thị đại học
-

Đô thị đại học cung cấp hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật và văn hóa-xã hội-thể chất cho các trường
đại học và cao đẳng, viện nghiên cứu, các trung tâm nghiên cứu và sản xuất ứng dụng công nghệ
cao… theo một cơ chế quản lý đặc thù của kinh tế trí thức để điều hành và tạo động lực phát triển
cho đô thị - tạo cực hút kinh tế.


2. ĐTĐH là động lực tăng trưởng kinh tế tri thức
 Cần thay đổi tư duy phát triển đô thị đi từ bản

chất hoạt động của các trường đại học để hình
thành thị trường tri thức – Tạo vị thế cho ĐTĐH
-

-


-

Trước đây, các quốc gia kém phát triển có thể được
chuyển giao công nghệ và cơ sở vật chất từ các nước
phát triển qua đầu tư.
Hiện nay với kinh tế tri thức, các quốc gia đang phát
triển như VN không còn đủ điều kiện để tham gia sân
chơi mới một cách chủ động. Một lần nữa chậm chân,
VN có thể tiếp tục trở thành các thuộc địa kiểu mới trên
tri thức.
Bởi, văn minh nông nghiệp phải mất cần cả trăm,
ngàn năm, văn minh công nghiệp mất vài trăm năm,
còn văn minh công nghệ, thông tin là nền tảng văn
minh trí thức chỉ mất vài chục năm. Tốc độ giao thoa
và sức lan tỏa toàn cầu ngày một nhanh hơn, khó theo
kịp hơn nếu tụt hậu.

Sự thay đổi Tháp kỹ năng tại Châu Âu hiện nay
cần đầu tư trước hết cho đào tạo


2. ĐTĐH là động lực tăng trưởng kinh tế trí thức
 Cần xây dựng hệ thống đầu tư và quản lý đặc thù của nền kinh tế tri thức
-

Cấu trúc của lĩnh vực kinh tế tri thức thể hiện rõ tầm quan trọng của yếu tố môi trường bao chứa
nó, cần quy mô kết nối lớn hơn (như dạng đô thị đại học) để kết nối với các công ty, hệ thống
nghiên cứu và đào tạo, hay từ nguồn nhân vật lực quốc tế.


-

Cấu trúc đô thị đại học kết nối với con người, tối đa hoá khả năng tiếp cận thông tin, nâng cao giá
trị của tri thức dựa trên các phân tầng khác nhau. Do đó phải xây dựng một hệ thống đầu tư quản
lý kinh tế trí thức như một mô hình sinh thái gồm các yếu tố thúc đẩy nền tảng tư duy và sản phẩm
trí thức

Hệ quản lý kinh tế trí thức như một mô hình
sinh thái gồm các yếu tố thúc đẩy nền tảng
tư duy và sản phẩm trí thức


3. Tầm nhìn kinh tế-xã hội từ góc nhìn của đô thị đại học
 Năm 2008, lần đầu tiên trong lịch sử có tới hơn một nửa dân số thế giới, 3,3 tỷ người cư trú tại c đô

thị và các khu sản xuất, dịch vụ. Con số sẽ tăng lên gần 5 tỷ người vào năm 2030 (UnN-Habitat,
2008). Hơn 90% tăng trưởng đô thị diễn ra ở các nước đang phát triển như VN và tới năm 20302050, châu Á sẽ chiếm tới 63% dân số đô thị toàn cầu (WB,2013).
 Sự tăng trưởng dân số đô thị và công nghiệp trên toàn thế giới đi kèm với sự gia tăng về số lượng và
quy mô của các đô thị. Vấn dề đặt ra là nên phát triển mô hình đô thị nào và đô thị nào có khả năng
thúc đẩy tăng trưởng kinh tế? Mô hình đô thị đại học là lời giải khá rõ về đô thị hóa thành công ở
các nước phát triển (Anh, Mỹ, Singapore, Úc, Newzeland…).
 Thời kỳ hậu công nghiệp, dân cư đô thị liệu có khả năng cạnh tranh với các cỗ máy hiệu năng cao
mà rủi ro thấp - đặc thù của sản xuất kiểu mới (Dựa trên nền tảng tri thức)?
 Đối với các doanh nghiệp luôn có xu hướng xây dựng các cơ sở mới thay vì tái cơ cấu hay hợp nhất
các cơ sở cũ (mà sử dụng công nghệ nước ngoài nhằm nhanh chóng bắt kịp với “tiêu chuẩn” quốc
tế. Nó chỉ ra sự lạc hậu hiện nay về khoa học và công nghệ - có nguồn gốc từ hạ tầng giáo dục) Họ
đang bỏ qua giải pháp đào tạo , đưa yếu tố con người vào kinh doanh để có thể cạnh tranh bằng
chất xám. Rút ra kết luận:
Chính cái khoảng cách so với “tiêu chuẩn” đó lại là tiềm năng phát triển lớn để phát triển chất xám
cho đội ngũ nhân lực – đầu vào cho Đại học bậc cao trong thế giới tri thức.



3. Tầm nhìn kinh tế-xã hội từ góc nhìn của đô thị đại học
 Mô hình đô thị đại học trên thế giới là gì? Đó là một “thành phố tri thức” với diện tích rộng lớn, có

một trường đại học đa ngành là trung tâm hoặc quy tụ nhiều trường đại học đơn ngành, các trường
này là những bộ phần cấu thành một thành phố đại học. Đó là một không gian hoàn chỉnh đa chức
năng bao gồm không gian học thuật, nghiên cứu - phát triển; không gian dịch vụ và không gian văn
hóa - thể thao - nghệ thuật. Giữa các trường đại học không tồn tại quan niệm đất của trường này
hay trường kia, không có ranh giới cứng tường xây, hàng rào kín cổng cao tường, mà là không gian
mở. Đặc biệt trong đô thị đại học, hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật như đường sá, xe buýt nội bộ, cấp
thoát nước, hệ thống điện, xử lý rác thải, vệ sinh môi trường liên thông với nhau.
 Tương tự, hệ thống dịch vụ như ký túc xá, nhà ăn, nhà hát, câu lạc bộ, siêu thị, bệnh viện, sân thể
thao, hệ thống phục vụ đào tạo như phòng thí nghiệm, thư viện, hội trường… cũng như không gian
công cộng như công viên, rừng sinh thái, khu vui chơi giải trí là của chung, không có chuyện phân
biệt “công dân” trường này hay trường kia được sử dụng. Với cách tổ chức như thế, rõ ràng Nhà
nước có thể đầu tư tập trung lớn và khai thác hiệu quả cao, đồng thời cũng hấp dẫn các nhà đầu tư
tư nhân bỏ vốn vào theo chủ trương xã hội hóa. Tuy nhiên, vai trò của Nhà nước là chủ đầu tư lớn
vào cơ sở hạ tầng kĩ thuật và vật chất cơ bản, còn kêu gọi đầu tư tư nhân vào các loại dịch vụ. Một
khi các trường liên thông với nhau thì đương nhiên nhà đầu tư có thể yên tâm đổ tiền vào các dịch
vụ chất lượng cao có khả năng sinh lời như nhà ăn, ký túc xá sinh viên, siêu thị, bệnh viện, xe
buýt…
 Hạt nhân đô thị đại học đã hình thành thì các khu dân cư ăn theo nó chắc chắn sẽ phát triển và có
“nồi cơm” của kinh tế dịch vụ, kinh tế trí thức bền vững, lan tỏa ra các vùng lân cận, và ra quốc tế
 Đây chính là sự cạnh tranh các sản phẩm đô thị cần có trong đô thị hóa ở VN.


4- Đô thị đại học - hạt nhân để tạo dựng thị trường tri thức
 Nguyên tắc thiết lập mô hình đô thị đại học: Đầu tiên nên trả lời câu hỏi:
-


Liệu có cạnh tranh trong kinh tế và đô thị hiện nay ở VN không? Thiết lập ĐTĐH là tạo tính cạnh
tranh cho cả kinh tế - dân cư và đô thị để BD phát triển có đặc thù


4- Đô thị đại học - hạt nhân để tạo dựng thị trường tri thức

Mô hình Đô thị đại học là hạt nhân của kinh tế tri
thức ở Pháp


4- Đô thị đại học - hạt nhân để tạo dựng thị trường tri thức
 Một số ví dụ trên thế giới

Quy hoạch đô thị đại học Tứ Xuyên

Đô thị đại học ở ngoại vi ở Grenoble,

Aix-de-laChappelle

Đô thị đại học ở ngoại vi ở Grenoble,
Pháp

Đô thị đại học Uni Duisburg-Essen


5- Đô thị đại học – Mô hình nào cho Bình Dương
1, Vị thế về địa điểm để xây dựng đô thị đại học của Bình Dương
 Bình Dương nằm sát thành phố “Mẹ”-TP HCM và là trung tâm của Vùng Nam bộ.
 ĐH Quốc Gia TP HCM (diện tích 634,7 ha) nằm trong khu quy hoạch Thủ Đức –

TPHCM và Dĩ An – Bình Dương có thể là yếu tố “mồi” cho ĐTĐH ở Bình Dương?

Vị trí chiến lược của Bình Dương
với TP HCM và Nam bộ

Quy hoạch tổng thể phát triển đô thị chưa đề
cập đến lợi thế về Đô thị đại học của Bình Dương


5- Đô thị đại học – Mô hình nào cho Bình Dương
2, Tầm nhìn cho Bình Dương:
 Mô hình công nghiệp hóa và Mô hình
nhà giá rẻ cho công nhân đã thành công.
 Cần có mô hình mới cho đô thị gắn với
kinh tế công nghệ và tri thức - ĐTĐH có
thể là lựa chọn tốt cho mô hình đô thị
hóa kiểu mới ở Bình Dương:
Tri thức – Sinh thái - Kinh tế
 Ba mô hình ĐTĐH Bình Dương có thể
lựa chọn:
- Là trung tâm hạt nhân của đô thị,
- Là mô hình xen kẹp trong đô thị,
- Là mô hình ngoại vi tương tác mạnh với
hệ thống siêu đô thị xung quanh.

Đại học quốc gia TP HCM là cơ sở ban đầu cho khởi
động đô thị đại học ở Bình Dương


5- Đô thị đại học – Mô hình nào cho Bình Dương

3, Điều kiện phát triển đô thị đại học ở Bình Dương
 Đô thị đại học ở Bình Dương có những điểm tựa mạnh sau:
- Bình Dương là một tỉnh-khu công nghiệp, nó mở ra sự lan tỏa đô thị và phát triển số

lượng hàng hoá một cách nhanh chóng.
- Các nhà hoạch định chính sách thì định hướng tương lai, còn các nhà quy hoạch thì tìm
liên minh giữa các mối quan hệ. Cả hai áp đặt phát triển của cả thị trường đô thị và thị
trường tri thức. Mô hình này gây áp lực từ trên xuống cho đào tạo và nghiên cứu. Các
ĐH trong kinh tế trí thức lại đòi hỏi ngày một nhiều số lượng hiệu quả của sản phẩm tri
thức và muốn trở thành “doang nghiệp cất xám”. Họ đòi hỏi môi trường phát triển kiểu
tạo điều kiện cần chính sách đặc thù. Chúng ta khó có thể thẩm định giá trị một trường đại học
đơn giản bằng một phép toán tài chính.Vì ngoài khối tài sản hữu hình chủ yếu là bất động sản, thì
những trường đại học tốt còn sở hữu một tài sản vô hình nhưng vô cùng to lớn, đó là uy tín học
thuật được xây dựng bởi nhiều thế hệ giảng viên.

- Khi xây dựng ĐTĐH cần gắn hình ảnh cho đô thị tri thức (Chính quyền đô thị cần tạo

các dịch vụ phụ trợ, là cơ hội để các nhà trí thức có năng lực trực tiếp tham gia vào
chính sách phát triển)
- Bình Dương cần mở ra một không gian tri thức cho công nghiệp và cả công nghệ cao,
là mô hình cộng sinh giữa các công ty và đại học và dân cư. Đây là cơ hội nhưng cũng là

thách thức. Bình Dương có cơ sở cho mối quan hệ cần thiết giữa ngành công nghiệp và hoạt động
tại giảng đường và các phòng nghiên cứu. Điều này đặc biệt khăng khít ở các trường đại học ở
ngoại vi ở các vùng trọng điểm công nghiệp nhờ vào khả năng cung cấp nhân lực và cải tiến dây
chuyền. Hai tổ chức này là chuyên biệt hoá nhưng lại có mối quan hệ cộng sinh quan trọng. Trường
đại học trở thành một chìa khoá cho chính sách phát triển hậu công nghiệp bằng sự phong phú trên
mọi cấp độ.



5- Đô thị đại học – Mô hình nào cho Bình Dương
3, Điều kiện phát triển đô thị đại học ở Bình Dương
- Bình Dương nên tạo ra một mạng lưới các trường đại học nhỏ và vừa, thường là các trường
đại học tư cao cấp được thiết lập ngay trong đô thị, đồng thời với mô hình đô thị dại học liền
kế với TP HCM mà Đại học quốc gia đang xây dựng đã tạo cơ sở ban đầu cho nó.
- Bình Dương đã có thể nói đến phát triển theo chiều sâu bởi, mỗi lãnh thổ phát triển kinh tế
tri thức cần có đô thị tri thức lớn của mình nhằm đảm bảo sự thu hút nhất định đối với thị
trường đầu tư trong nước và quốc tế.
- Kết nối đối với các trường đại học ở vành đai với sự đóng góp tiềm năng của tầng lớp sinh
viên thế kỷ 21. « Chúng ta phải phát triển một tầm nhìn chiến lược ban đầu của vị trí của
mình trong nền kinh tế tri thức và thực hiện các chính sách để thực hiện”.. Bình Dương hết sức
tránh các dự án đô thị, không có kết nối tri thức, đô thị thương mại dạng”phòng ngủ” phân lô bán nền
tạonhững khu rời rạc quanh ngoại vi.

- 3 dạng hoạt động của ĐTĐ để Bình Dương tham khảo:
+ Đô thị tri thức năng động
+ Trung tâm công nghệ cao
+ Tổ chức “công nghiệp đặc thù”mang tính sinh thái, tính bản địa
Đặc trưng của các hoạt động ĐTĐH là chuyên sâu, tương tác với nhau: “ Mỗi thành phố phải dựa trên
chiến lược riêng của địa phương, trên vốn tri thức của vùng liên kết đô thị. Sự phức tạp của tri thức  cần
được dựa vào nguồn lực và đặc thù địa phương”. Cấu trúc đô thị, và các tác nhân kinh tế, xã hội sẽ được
phân công minh bạch thông qua hệ thống quản lý của kinh tế tri thức. Chúng có thể hình thành một “mô
hình tương tác” làm động lực cho người đân cơ hội xây dựng đô thị sinh thái và bản địa.


5- Đô thị đại học – Mô hình nào cho Bình Dương
3, Điều kiện phát triển đô thị đại học ở Bình Dương (từ hiện trạng để phát triển
 Tư duy quy hoạch không gian cho Đô thị đại học ở Bình Dương:
-


-

-

Cần vị trí Trung tâm hoặc vành đai đô thị, hội đủ các yếu tố để trở thành “hubs” tri thức của một
vùng đô thị trung tâm lớn metropolitaine như TP Hồ Chí Minh và Nam bộ. Đó là một vai trò quan
trọng mà có thể kết nối trực tiếp với các tổ chức khác nhau hoạt động dựa trên tri thức, là nơi có
khả năng điều tiết và cải tiến nhanh chóng thị trường tri thức.
Mô hình ĐTĐH quy mô vừa, đồng nhất các mô hình khác nhau bên trong nội đô và ngoại vi đô thị,
thiết lập thể chế và hoạt động trong lĩnh vực kinh tế tri thức hiện nay.
“Từ sự quan tâm các trường đại học và trung tâm nghiên cứu, nhiều đô thị đại học tìm kiếm thực
hiện các dự án « khoa học » để lôi kéo nguồn (nhân lực và tài chính), đê hướng tới tính cạnh tranh
khốc liệt … Lăng kính mới của đô thị, các trường đại học củng cố vị trí kinh tế xã hội trong vùng và
ngày càng khẳng định đó là chìa khóa trong quy hoạch đô thị. ”
Tạo không gian tri thức về các “đô thị số hóa” hoặc các “đô thị cực lớn” nhằm sinh ra các hình thái
mới cho tính cạnh tranh và hấp dẫn của đô thị kiểu mới. Mặc dù vậy, vẫn luôn tồn tại hai mặt của
vấn đề mật độ trong quy hoạch đô thị đại học. Kinh tế tri thức mang lại sức hấp dẫn to lớn, và có
khả năng vươn xa không giới hạn, vốn phụ thuộc vào mật độ hoạt động của các chức năng liên
quan đến tri thức. Nhưng việc xây dựng các công trình dịch vụ văn hóa, thương mại hoặc các hoạt
động dịch vụ tri thức trong các vùng công nghiệp ở Bình Dương phải mang lại sự cân bằng giữa
hoạt động của đô thị và các trường đại học.


6- Mô hình nào cho Đô thị đại học ở Bình Dương

 Các dạng Đô thị đại học thích hợp với phát triển bền vững Bình Dương:
- Haggett và Chorley xây dựng mô hình quan hệ giữa các đơn vị đô thị về không gian, đặc

biệt dựa trên cấu trúc kết nối về giao thông và hệ thống thoát nước thải. Cuối thế kỷ 20,
Wassermann và Fraust bổ sung các mối quan hệ xã hội và chức năng giữa các đơn vị đô

thị và diễn giải dưới dạng sơ đồ cấu trúc. Sau đó, O’Sullivan (2001) đã tìm cách định
lượng hóa cấu trúc quan hệ giữa các đơn vị đô thị bằng phương pháp đo lường và toán
học.
- Theo đó, 3 nhóm chính của cấu trúc quan hệ đô thị, trong đó sử dụng thành công cho đô
thị đại học, bao gồm: cấu trúc trung tâm, cấu trúc liên kết nhóm, và cấu trúc tương
đồng.

Ví dụ về xác định mức độ cân bằng bền vững(a) – nội lực của đơn vị đô thị có các
tiềm năng mạnh hơn (b và c) như dạng đô thị đại học


6- Mô hình nào cho Đô thị đại học ở Bình Dương
 Các dạng Đô thị đại học thích hợp với phát triển bền vững Bình Dương:

Dựa trên hệ thống lý thuyết đó và các nghiên cứu thực nghiệm cho đô thị đại học, có thể đề
xuất 4 mô hình cơ bản của quan hệ giữa đô thị dại học và thành phố và giữa chúng với
nhau như sau:
1- Mô hình đô thị đại học trung tâm, tạo cực hút cho các vùng xung quanh nó.
2- Mô hình đô thị đại học từ liên kết thành nhóm, cụm.
3- Mô hình đô thị đại học phụ thuộc.
4- Mô hình đô thị đại học hỗn hợp
Đối với Bình dương chúng tôi xin đề xuất Đô thị đại học ở ba dạng (1) và (2) như sau:

- Mô hình đô thị đại học trung tâm, tạo cực hút.
- Mô hình đô thị đại học từ liên kết thành nhóm, cụm.
- Mô hình đô thị đại học hỗn hợp giữa dạng 1 và 2.


6- Mô hình nào cho Đô thị đại học ở Bình Dương
 Các dạng Đô thị đại học thích hợp với phát triển bền vững Bình Dương


Mô hình liên kết cộng sinh thường được hình thành khi xuất hiện cụm đại học gồm
nhiều đại học đồng đẳng nhau về mặt cấu trúc và qui mô. Chúng có nhu cầu liên kết lại
để phát huy tốt hơn nội lực sẵn có, mặc dù có thể không bù đắp được sự thiếu hụt cho
nhau. Tuy nhiên khi liên kết, chúng sẽ tạo ra một “vùng lân cận” nội bộ, có khả năng
tạo được sức hút, từ đó hấp dẫn được các đơn vị chức năng khác trong vùng lân cận
chia sẻ nội lực

Dạng 1: Mô hình đô thị đại học làm cấu trúc trung tâm
chính của Thành phố. Cấu trúc này có quan hệ chi phối
và hấp dẫn đối với các đơn vị định cư khác trong vùng
lân cận

Dạng 2: Mô hình đô thị đại học liên kết cộng sinh để
trở thành cực phát triển và hấp dẫn hoạt động kinh
tế và dân cư.


KẾT LUẬN
 Chính sách “Đổi mới đô thị” là sự kết hợp giữa các chính sách tài chính, giáo dục đào

tạo, phát triển đô thị hóa và tạo cạnh tranh về vị thế
 Nền công nghiệp và kinh tế tri thức sẽ là tác nhân mới tham gia trong phát triển kinh tế

và đô thị cuả Bình Dương
 Mô hình đô thị đại học cho Bình Dương là cơ hội để có thể tiếp nối thành quả công

nghiệp hóa, tiếp nhận rất nhiều tài nguyên tri thức mới, kéo theo là sự đầu tư từ bên
ngoài (trong nước và quốc tế)



HẾT
XIN CẢM ƠN



×