Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trung học cơ sở thành phố thái bình theo chuẩn nghề nghiệp (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (324.33 KB, 24 trang )

1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong lí luận và thực tiễn, đội ngũ giáo viên (ĐNGV) luôn được xem là
lực lượng cốt cán của sự nghiệp giáo dục và đào tạo, là nhân tố chủ đạo quyết
định việc nâng cao chất lượng giáo dục. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 2 Ban
Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII cũng đã xác định: “Giáo viên là
nhân tố quyết định chất lượng giáo dục”[4]. Do đó, muốn phát triển giáo dục
và đào tạo phải chăm lo xây dựng và phát triển ĐNGV. Điều đó cũng thể
hiện rõ trong Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 15 tháng 6 năm 2004 của Ban Bí thư
Trung ương Đảng về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và
cán bộ quản lí giáo dục[1]. Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI
của Đảng đã đề ra mục tiêu, nhiệm vụ phát triển đất nước giai đoạn 5 năm
2011 - 2015: “Phát triển, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, chất
lượng nguồn nhân lực; phát triển khoa học, công nghệ và kinh tế tri
thức”[4]. Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011-2020 xác định:“Phát
triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng
cao là một đột phá chiến lược” và phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản
lí giáo dục là giải pháp then chốt để thực hiện Chiến lược.[55]
Để nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông qua việc nâng cao chất
lượng ĐNGV, Bộ giáo dục đào tạo đã ban hành Thông tư số: 30/2009/TTBGDĐT ngày 22 tháng 10 năm 2009 qui định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên
trung học cơ sở, giáo viên trung học phổ thông.
Chuẩn nghề nghiệp giáo viên vừa là căn cứ để các cấp quản lí xây dựng
ĐNGV trong giai đoạn mới, vừa giúp giáo viên tự đánh giá năng lực nghề
nghiệp của mình, từ đó xây dựng kế hoạch học tập, rèn luyện phấn đấu nâng
cao phẩm chất đạo đức, trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ của bản thân.
Giáo dục Thái Bình tuy đã có những bước phát triển khả quan, đã đạt
được những thành tựu đáng khích lệ trên nhiều lĩnh vực [57]; công tác phát
triển đội ngũ giáo viên phổ thông đang được đổi mới, đã được UBND cấp
tỉnh, các cơ quan quản lý giáo dục, đội ngũ cán bộ quản lý của các trường


phổ thông chú trọng thực hiện và thu được một số thành tựu đáng kể, góp
phần nâng cao chất lượng giáo dục của Tỉnh, song so với yêu cầu đổi mới
giáo dục vẫn còn có những bất cập. Từ thực tiễn cho thấy, một trong những


2

bất cập đó là năng lực của giáo viên các trường phổ thông chưa thực sự đáp
ứng tốt các yêu cầu đổi mới; chưa thực sự đáp ứng tốt theo chuẩn nghề nghiệp,
tình trạng thiếu giáo viên cục bộ, dẫn đến giáo viên dạy chéo môn, chéo ban
không đảm bảo chất lượng, giáo viên không được đào tạo theo hướng tiếp cận
đổi mới, BDTX hàng năm cho giáo viên còn mang tính hình thức...
Để nâng cao chất lượng giáo dục ở Thái Bình, thì việc đánh giá mức độ
đáp ứng của giáo viên với chuẩn nghề nghiệp và có các biện pháp nâng cao
chất lượng giáo viên là “bài toán chất lượng” mà Tỉnh cần tìm lời giải chứ
không phải là kết quả sẵn có từ nơi khác. Tuy nhiên, vấn đề này ở Thái Bình
thì chưa thấy có công trình nghiên cứu chuyên sâu nào; chưa thấy có công
trình nghiên cứu nào xây dựng được quy trình và biện pháp nâng cao chất
lượng đội ngũ giáo viên trung học cơ sở.
Từ những lí do trên cho thấy,“Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên
trung học cơ sở thành phố Thái Bình theo Chuẩn nghề nghiệp” là vấn đề cấp
thiết trong cả lí luận và thực tiễn, đồng thời nhận được sự quan tâm từ nhiều
phía, không chỉ đối với các cơ quan quản lí giáo dục … mà cả đến những
người dân và phụ huynh học sinh.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở đánh giá ĐNGV trung học cơ sở thành phố Thái Bình theo
Chuẩn nghề nghiệp, đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng ĐNGV
này theo Chuẩn nghề nghiệp.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể: Đội ngũ giáo viên trung học cơ sở; Chất lượng đội ngũ

giáo viên THCS theo chuẩn nghề nghiệp. Biện pháp quản lý phát triển đội
ngũ GVTHCS trên địa bàn Thành phố Thái Bình theo chuẩn nghề nghiệp.
3.2. Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ
giáo viên trung học cơ sở thành phố Thái Bình theo Chuẩn nghề nghiệp.
4. Giả thuyết khoa học
Hiện nay, theo chuẩn nghề nghiệp, chất lượng ĐNGV trung học cơ sở ở
thành phố Thái Bình ở mức độ trung bình. Nếu đề xuất các giải pháp theo
tiếp cận chuẩn nghề nghiệp của GV và lí thuyết phát triển nguồn nhân lực,
tác động đồng bộ vào các khâu cơ bản của quá trình phát triển ĐNGV (quy


3

hoạch; tuyển chọn; sử dụng; đào tạo, bồi dưỡng; xây dựng đội ngũ tổ trưởng
chuyên môn, GV cốt cán và thanh tra, kiểm tra) thì chất lượng ĐNGV trung
học cơ sở ở thành phố Thái Bình sẽ được nâng lên.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Nghiên cứu cơ sở lí luận về phát triển ĐNGVTHCS theo Chuẩn
nghề nghiệp;
5.2. Đánh giá thực trạng chất lượng và thực trạng nâng cao chất lượng
(phát triển) ĐNGVTHCS Thành phố Thái Bình theo Chuẩn nghề nghiệp;
5.3. Đề xuất biện pháp nâng cao chất lượng (phát triển) ĐNGVTHCS
Thành phố Thái Bình theo Chuẩn nghề nghiệp.
6. Phạm vi nghiên cứu
Tập trung nghiên cứu biện pháp của các chủ thể quản lí ở cấp tỉnh và cấp
trường, đặc biệt các biện pháp của Phòng GD&ĐT đối với ĐNGVTHCS.
Khảo sát thực trạng chất lượng và thực trạng nâng cao chất lượng
ĐNGVTHCS thành phố Thái Bình theo Chuẩn nghề nghiệp tại thành phố
Thái Bình.
7. Phương pháp nghiên cứu

7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết
7.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1. Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi (An két):
7.2.2. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động giáo dục
7.2.3. Phương pháp chuyên gia
7.2.4. Phương pháp phỏng vấn
7.2.5. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục
7.2.6. Phương pháp khảo nghiệm
7.3. Nhóm phương pháp xử lí thông tin
8. Cấu trúc của luận văn
- Chương 1: Cơ sở lý luận của hoạt động nâng cao chất lượng đội ngũ
giáo viên Trung học cơ sở theo Chuẩn nghề nghiệp;
- Chương 2: Thực trạng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên Trung
học cơ sở Thành phố Thái Bình theo Chuẩn nghề nghiệp;
- Chương 3: Biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên Trung
học cơ sở Thành phố Thái Bình theo Chuẩn nghề nghiệp.


4

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA HOẠT ĐỘNG NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRUNG HỌC CƠ SỞ
THEO CHUẨN NGHỀ NGHIỆP
1.1. Tổng quan lịch sử nghiên cứu về vấn đề
1.1.1. Nghiên cứu ở nước ngoài
Trong lịch sử phát triển giáo dục của các nước nhất là các nước có nền
kinh tế và khoa học kỹ thuật phát triển đều phải có một nền giáo dục tốt trong
đó vai trò của đội ngũ giáo viên và chất lượng đội ngũ giáo viên mang tính
quyết định đến sự tồn tại và phát triển của nền giáo dục đó. Vì vậy chất lượng

đội ngũ giáo viên luôn được lựa chọn, đào tạo khoa học, bài bản cùng với đó
là chính sách đãi ngộ xứng đáng về vật chất và tinh thần đối với những cống
hiến của họ.
1.1.2. Nghiên cứu ở trong nước
Trong bề dày phát triển của lịch sử dựng nước và giữ nước thì vai trò
của giáo dục luôn đồng hành đối với sự thăng trầm của đất nước, nó luôn giữ
một vai trò quan trọng không thể thiếu được. Với truyền thống tôn sư trọng
đạo người thầy luôn có một vị trí kính trọng thiêng liêng trong mỗi người
dân. Từ xa xưa ông cha ta đã nói: “Muốn sang thì bắc cầu kiều, muốn con
hay chữ thì yêu lấy thầy”. “Muốn khôn thì phải có thầy, không thầy đố mày
làm nên”. Và rất nhiều người thầy đã được nhân dân ta tôn kính thờ phụng và
coi đó là một tấm gương để giáo dục dạy dỗ thế hệ mai sau như thầy giáo
Chu Văn An, thầy giáo Nguyễn Bỉnh Khiêm, thầy giáo Nguyễn Tất Thành,
thầy giáo Đặng Thai Mai ...
Trong hoàn cảnh đất nước hiện nay trình độ lao động chưa đáp ứng được
với nhu cầu. Theo thống kê và đánh giá của cơ quan nghiên cứu về lao động
nguồn nhân lực nước ta thấp về tính cạnh tranh so với các nước trong khu
vực. Việt Nam rất thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao để đáp ứng nhu cầu
phát triển kinh tế xã hội.
Nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục được
Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến. Đã có nhiều các văn bản chỉ đạo
ngành GD & ĐT thực hiện trong thời kì đổi mới.


5

Thủ tướng chính phủ ra Quyết định phê duyệt đề án xây dựng, nâng cao
chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục giai đoạn 2005-2010
với nội dung: “Xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục theo
hướng chuẩn hóa, nâng cao chất lượng, đảm bảo đủ về số lượng, đồng bộ về

cơ cấu, đặc biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất, đạo đức,
lối sống, lương tâm nghề nghiệp và trình độ chuyên môn của nhà giáo đáp
ứng đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục trong công cuộc đẩy mạnh
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”
Đã có nhiều công trình nghiên cứu khoa học về đào tạo - bồi dưỡng giáo
viên nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên nó là cơ sở cho việc xây
dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo bồi dưỡng giáo viên nhưng chưa sâu và
cập nhật những vấn đề mới mà ngành giáo dục phải thực hiện trong giai đoạn
hiện nay. Giai đoạn bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên theo
Chuẩn nghề nghiệp.
1.2. Một số khái niệm cơ bản.
1.2.1. Quản lý, quản lý nhà trường
1.2.1.1. Quản lý
Theo từ điển Tiếng Việt: "Quản lý là trông coi và giữ gìn theo yêu cầu
nhất định; Là tổ chức và điều khiển các hoạt động theo những yêu cầu nhất
định”.
Xét với tư cách là một hành động, Đặng Quốc Bảo: “Quản lý là tác động có
tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý tới đối tượng quản lý nhằm đạt mục
tiêu đề ra". [3]
Có nhiều tác giả với nhiều định nghĩa về quản lý tùy theo cách tiếp cận dưới
các góc độ khác nhau như: góc độ tổ chức, quản lý, hành động...
Như vậy theo nghĩa rộng, quản lý là hoạt động có mục đích của con người,
có thể hiểu quản lý là sự tác động chỉ huy, điều khiển, hướng dẫn các quá trình xã
hội và hành vi hoạt động của con người, phát triển phù hợp với quy luật, đạt tới
mục đích đã đề ra.
1.2.1.2. Quản lý nhà trường.


6
Quản lý nhà trường là hoạt động của các cơ quan quản lý nhằm tập hợp và tổ

chức các hoạt động của giáo viên, học sinh và các lực lượng giáo dục khác cũng
như huy động tối đa nguồn lực giáo dục để nâng cao chất lượng GD và ĐT trong
nhà trường.
1.2.2. Giáo viên, giáo viên Trung học cơ sở
Từ điển tiếng Việt - Nhà xuất bản khoa học xã hội - Hà Nội 1994 định
nghĩa: Giáo viên (danh từ) là người dạy học ở bậc học phổ thông hoặc tương
đương.
Tại điều 30 Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và
trường phổ thông có nhiều cấp học(Ban hành kèm theo Thông tư số:12/2011/TTBGDĐT ngày 28/3/2011của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) quy định:
Giáo viên trường trung học là người làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong
nhà trường, gồm: Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng, giáo viên bộ môn, giáo viên làm
công tác Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (bí thư, phó bí thư hoặc trợ lý
thanh niên, cố vấn Đoàn), giáo viên làm tổng phụ trách Đội Thiếu niên Tiền phong
Hồ Chí Minh (đối với trường trung học có cấp tiểu học hoặc cấp THCS), giáo viên
làm công tác tư vấn cho học sinh.[18]
1.2.3. Đội ngũ
Đội ngũ là một tập thể gồm số đông người, có cùng lí tưởng, cùng mục đích,
làm việc theo sự chỉ huy, thống nhất, có kế hoạch, gắn bó với nhau về quyền lợi
vật chất cũng như về tinh thần.
Đội ngũ giáo viên là một tập hợp những người làm nghề dạy học - giáo dục,
được tổ chức thành một lực lượng (có tổ chức), cùng chung một nhiệm vụ, có đầy
đủ các tiêu chuẩn của một nhà giáo, cùng thực hiện các nhiệm vụ và được hưởng
các quyền lợi theo luật giáo dục và các luật khác được nhà nước quy định.
1.2.4. Chuẩn nghề nghiệp giáo viên.
* Khái niệm Chuẩn có thể được định nghĩa như sau: Chuẩn là hệ thống các
yêu cầu cơ bản được cụ thể bằng các tiêu chuẩn, tiêu chí cụ thể nhằm đạt được
một mục tiêu nhất định nào đó.


7

* Chuẩn nghề nghiệp
Chuẩn nghề nghiệp là thước đo năng lực nghề nghiệp. Năng lực nghề nghiệp
là khả năng làm được, thực hiện có hiệu quả một công việc nào đó (Hướng dẫn áp
dụng Chuẩn nghề nghiệp vào đánh giá giáo viên)[15]
- Tiêu chuẩn là quy định về những nội dung cơ bản, đặc trưng thuộc mỗi
lĩnh vực cần đạt được.
- Tiêu chí là yêu cầu và điều kiện cần đạt được về một số nội dung cụ thể
của mỗi tiêu chuẩn. Một tiêu chuẩn gồm nhiều tiêu chí.
- Minh chứng là các bằng chứng (tài liệu, tư liệu, sự vật, hiện tượng, nhân
chứng) được dẫn ra để xác nhận một cách khách quan mức độ cần đạt được của
tiêu chí.
* Chuẩn nghề nghiệp giáo viên.
Chuẩn nghề nghiệp giáo viên là hệ thống các yêu cầu cơ bản đối với giáo
viên về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, năng lực chuyên môn, nghiệp
vụ cần đạt được nhằm đáp ứng mục tiêu của giáo dục.

1.3. Đặc điểm, yêu cầu của giáo viên trường THCS.
1.3.1. Đặc điểm.
1.3.2. Yêu cầu.
1.3.2.1. Đối với giáo viên bộ môn.
1.3.2.2. Đối với giáo viên chủ nhiệm.
1.3.2.3. Đối với giáo viên làm tổng phụ trách Đội Thiếu niên Tiền
phong Hồ Chí Minh.
1.3.2.4. Trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên
1.3.2.5. Hành vi, ngôn ngữ ứng xử, trang phục của giáo viên
1.3.2.6. Các hành vi giáo viên không được làm
1.4. Chuẩn nghề nghiệp giáo viên THCS.
Nội dung bồi dưỡng giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp được cụ thể theo
6 tiêu chuẩn, 25 tiêu chí. Các tiêu chuẩn và tiêu chí được thực hiện theo
thông tư số 30/2009/TT-BGDĐT ngày 22/10/2009 của Bộ GD & ĐT ban

hành Quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở, giáo viên trung
học phổ thông.[13]


8

Theo Thông tư ban hành thì Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học bao
gồm:
Điều 4. Tiêu chuẩn 1: Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống
Điều 5. Tiêu chuẩn 2: Năng lực tìm hiểu đối tượng và môi trường
giáo dục
Điều 6. Tiêu chuẩn 3: Năng lực dạy học
Điều 7. Tiêu chuẩn 4: Năng lực giáo dục
Điều 8. Tiêu chuẩn 5: Năng lực hoạt động chính trị, xã hội
Điều 9. Tiêu chuẩn 6: Năng lực phát triển nghề nghiệp
1.5. Nội dung cơ bản của việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên.
1.5.1. Nâng cao nhận thức nghề nghiệp.
1.5.2. Phân loại đối tượng giáo viên theo yêu cầu Chuẩn nghề nghiệp.
Điều 10. Yêu cầu của việc đánh giá, xếp loại giáo viên theo Chuẩn
Điều 11. Phương pháp đánh giá, xếp loại giáo viên
Điều 12. Quy trình đánh giá, xếp loại
1.5.3. Bồi dưỡng đội ngũ giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp.
1.5.3.1. Bồi dưỡng đội ngũ giáo viên
1.5.3.2. Hoạt động nâng cao chất lượng đội ngũ theo Chuẩn nghề
nghiệp thông qua bồi dưỡng.
1.5.3.2.4. Mục đích của việc qui định chuẩn nghề nghiệp giáo viên
Trung học cơ sở.
1.5.3.2.2. Các hình thức bồi dưỡng:
+ Bồi dưỡng thường xuyên
+ Bồi dưỡng theo chu kỳ

+ Bồi dưỡng theo chuyên đề
+ Hoạt động tự bồi dưỡng
1.5.3.3. Các phương pháp bồi dưỡng: Có 5 phương pháp bồi dưỡng:
Phương pháp diễn giảng
Phương pháp thảo luận
Phương pháp thực hành chuyên môn:
Phương pháp giải quyết các tình huống giáo dục
Phương pháp tự bồi dưỡng, tự nghiên cứu


9

1.5.3.4. Các phương tiện, điều kiện, cơ sở vật chất phục vụ bồi dưỡng
giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp.
1.5.4. Xây dựng cơ chế chính sách.
Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo:
Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo:
Đối với Hiệu trưởng:
Đối với đội ngũ giáo viên:
1.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên
theo Chuẩn nghề nghiệp của Hiệu trưởng trường THCS.
1.6.1. Các yếu tố chủ quan
1.6.2. Các yếu tố khách quan
Kết luận chương 1
Việc hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về quản lý bồi dưỡng giáo viên
theo Chuẩn nghề nghiệp cho phép rút ra một số kết luận sau đây:
Chất lượng đội ngũ giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục
và phụ thuộc quan trọng vào công tác bồi dưỡng giáo viên.
Bồi dưỡng giáo viên phổ thông nói chung và giáo viên THCS nói riêng
có ý nghĩa vô cùng to lớn trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên

về nhận thức, tư tưởng, phẩm chất chính trị đạo đức lối sống, chuyên môn
nghiệp vụ và quản lý giáo dục. Quản lý bồi dưỡng đội ngũ giáo viên THCS
theo Chuẩn nghề nghiệp là sự tác động có tổ chức, có mục đích của người
Hiệu trưởng đến đội ngũ giáo viên nhằm nâng cao năng lực và phẩm chất đội
ngũ giáo viên.
Chương 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRUNG HỌC CƠ SỞ THÀNH PHỐ THÁI BÌNH
THEO CHUẨN NGHỀ NGHIỆP
2.1. Khái quát về tình hình kinh tế - xã hội, giáo dục - đào tạo Thành phố
Thái Bình.
2.1.1. Đặc điểm địa lý và phát triển kinh tế - xã hội
Thái Bình là tỉnh ven biển, thuộc đồng bằng châu thổ sông Hồng, nằm
trong vùng ảnh hưởng của tam giác tăng trưởng kinh tế Hà Nội - Hải Phòng -


10

Quảng Ninh. Phía Bắc giáp với tỉnh Hưng Yên, Hải Dương và Hải Phòng;
Phía Tây và Tây Nam giáp với tỉnh Nam Định và Hà Nam; phía Đông giáp
với vịnh Bắc Bộ.
Diện tích: 6.771 ha; Dân số: 268.167 người.
2.1.2. Tình hình giáo dục - đào tạo.
Thành phố Thái Bình có 19 đơn vị hành chính bao gồm 10 và 9 xã.
Hiện nay toàn thành phố có 61 trường học với 898 lớp học phường từ
mầm non đến THCS. Tổng số học sinh hàng năm có khoảng 37462 hoc sinh.
Công tác giáo dục của các trường trên địa bàn Thành phố đã đạt được
kết quả đáng kể đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của Thành
phố.
Chất lượng giáo dục Thành phố Thái Bình ngày càng được củng cố và

nâng cao, là đơn vị đã hoàn thành phổ cập giáo dục THCS. Hiện nay toàn
Thành phố có 17 trường tiểu học và 16 trường THCS đạt trường chuẩn
quốc gia. 90% các đơn vị nhà trường đạt danh hiệu trường tiên tiến, tiên
tiến xuất sắc.
- Kết quả giáo dục toàn diện GDPT:
Xếp loại hạnh kiểm: 99.5 đạt hạnh kiểm khá, tốt và thực hiện đầy đủ 5
nhiệm vụ, còn 0.3% xếp loại yếu và chưa thực hiện đủ 5 nhiệm vụ. Không có
học sinh vi phạm pháp luật và tệ nạn xã hội ở bậc TH và THCS.
2.1.3. Quy mô giáo dục THCS
Số trường THCS trên toàn Thành phố là 19 trường với 272 lớp học
(2016). trong những năm gần đây, số lớp có xu hướng tăng do số học sinh
tăng. Từ năm học 2012 - 2013 đến năm học 2015 - 2016 số lớp tăng 4-5 lớp,
số học sinh tăng 500-700 em.
Bảng 2.1. Quy mô trường, lớp, học sinh ở bậc THCS của Thành phố
từ năm học 2011 - 2012 đến năm học 2015 - 2016.
Bảng 2.2: Dân số trong độ tuổi từ 11 - 14 tuổi và số lượng học sinh
THCS Thành phố từ năm học 2011 - 2012 đến năm học 2015 - 2016.
2.1.3.1. Chất lượng giáo dục THCS
Bảng 2.3. Kết quả xếp loại hạnh kiểm của học sinh THCS
Bảng 2.4: Kết quả xếp loại lực của học sinh THCS


11

Bảng 2.5: Tỷ lệ học sinh lên lớp, lưu ban, bỏ học và tốt nghiệp
2.1.3.2. Cơ sở vật chất và thiết bị trường học
Bảng 2.6. Thống kê tình hình CSVC số phòng học, phòng làm việc,
phòng bộ môn của các trường THCS thời điểm 2012 - 2016. (Đơn vị tính:
Phòng)
2.1.3.3. Tình hình đầu tư kinh phí.

Bảng 2.7: Thống kê nguồn kinh phí đầu tư cho giáo dục THCS giai
đoạn 2011- 2016.
2.1.4. Thực trạng đội ngũ giáo viên THCS Thành phố Thái Bình
Bảng 2.8: Thống kê số lượng giáo viên trường THCS Thành phố
Thái Bình.
Bảng 2.9: Thống kê số lượng giáo viên THCS năm học 2015-2016
theo từng bộ môn
GV thực tế
Định
Nhu cầu
Số lượng
giáo viên
so với GV cần có
mức
TT Bộ môn giáo viên
theo định mức
theo QĐ
giáo viên
(tổng số lớp
thực có
bộ môn
Thừa Thiếu
hiện có)
1
Toán
125
0,30
81,6
43,4
2


23
0,10
27,2
4,2
3
Hóa
19
0,07
19,04
0,04
4
Sinh
26
0,15
40,8
14,8
5 Công nghệ
0
0,10
27,2
27,2
6
Tin học
25
0,15
40,8
15,8
7
Văn

117
0,30
81,6
35,4
8
Sử
23
0,10
27,2
4,2
9
Địa
25
0,10
27,2
2,2
10
N Ngữ
97
0,20
54,4
42,6
11 Công dân
2
0,06
16,32
14,32
12 Âm nhạc
26
0,06

16,32
9,68
13 Mĩ thuật
27
0,06
16,32
10,68
14
Thể dục
35
0,15
40,8
5,8
Tổng
570
516,8
53,2


12

2.1.5. Thực trạng đội ngũ CBQL trường THCS Thành phố Thái Bình
2.2. Thực trạng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên THCS theo chuẩn
nghề nghiệp trên địa bàn Thành phố Thái Bình.
2.2.1. Các mục tiêu nâng cao chất lượng đội ngũ thông qua việc bồi dưỡng
giáo viên trung học cơ sở đạt Chuẩn nghề nghiệp.
Bảng 2.10: Kết quả thực hiện các mục tiêu của việc bồi dưỡng GV
THCS đạt Chuẩn nghề nghiệp (theo mẫu tổng và theo các tiêu chí)
2.2.2. Thực hiện các nội dung bồi dưỡng giáo viên trung học phổng thông
đạt Chuẩn nghề nghiệp.

Tiêu Chuẩn 1. Nâng cao nhận thức nghề nghiệp của đội ngũ giáo viên
THCS Thành phố Thái Bình.
Bảng 2.11: Các nội dung bồi dưỡng giáo viên trung học phổ thông
đạt Chuẩn về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống (theo mẫu tổng và
theo các tiêu chí)
Tiêu Chuẩn 2. Năng lực tìm hiểu đối tượng và môi trường giáo dục
Bảng 2.12: Các nội dung bồi dưỡng GV THCS đạt Chuẩn về năng
lực tìm hiểu đối tượng và môi trường giáo dục (theo mẫu tổng và theo
các tiêu chí)
Tiêu Chuẩn 3. Năng lực dạy học
Bảng 2.13: Các nội dung bồi dưỡng GV THCS đạt Chuẩn về năng
lực dạy học (theo mẫu tổng và theo các tiêu chí)
Tiêu Chuẩn 4. Năng lực giáo dục
Bảng 2.14: Các nội dung bồi dưỡng GV THCS đạt Chuẩn về năng
lực giáo dục (theo mẫu tổng và theo các tiêu chí)
Tiêu Chuẩn 5. Năng lực hoạt động chính trị - xã hội
Bảng 2.15: Các nội dung bồi dưỡng GV THCS đạt Chuẩn về năng
lực hoạt động chính trị - xã hội (theo mẫu tổng và theo các tiêu chí)
Tiêu Chuẩn 6. Năng lực phát triển nghề nghiệp
Bảng 2.16: Các nội dung bồi dưỡng GV THCS đạt Chuẩn về năng
lực phát triển nghề nghiệp (theo mẫu tổng và theo các tiêu chí)


13

2.2.3. Thực trạng thực hiện các hình thức bồi dưỡng giáo viên đạt Chuẩn
nghề nghiệp.
Bảng 2.17: Kết quả thực hiện các hình thức bồi dưỡng giáo viên theo
Chuẩn nghề nghiệp (theo mẫu tổng và theo các tiêu chí)
2.2.4. Thực trạng thực hiện các phương pháp bồi dưỡng giáo viên đạt

Chuẩn nghề nghiệp.
Bảng 2.18: Kết quả thực hiện các phương pháp bồi dưỡng giáo viên
đạt Chuẩn
2.2.5. Thực trạng kiểm tra đánh giá kết quả giáo viên đạt Chuẩn nghề
nghiệp
Bảng 2.19: Kết quả kiểm tra đánh giá kết quả giáo viên đạt Chuẩn
nghề nghiệp (theo mẫu tổng và theo các tiêu chí)
2.2.6. Thực trạng xây dựng cơ chế chính sách đối với đội ngũ giáo
viên THCS Thành phố Thái Bình.
Bảng 2.20: Đánh giá về việc thực hiện chế độ chính sách đối với đội
ngũ giáo viên.
2.2.7. Đánh giá chung về thực trạng bồi dưỡng giáo viên trung học cơ
sở theo Chuẩn nghề nghiệp
* Ưu điểm
* Hạn chế.
2.3. Thực trạng các biện pháp quản lí bồi dưỡng Chuẩn nghề nghiệp cho
giáo viên trung học cơ sở.
2.3.1. Thực trạng thực hiện các biện pháp nói chung về quản lý bồi dưỡng
Chuẩn nghề nghiệp cho giáo viên trung học cơ sở
Bảng 2.21: Kết quả thực hiện các biện pháp quản lí bồi dưỡng
Chuẩn nghề nghiệp cho GV THCS (theo mẫu tổng và theo các tiêu chí)
2.3.2. Thực trạng thực hiện các biện pháp cụ thể trong quản lý bồi dưỡng
giáo viên trung học cơ sở theo Chuẩn nghề nghiệp.
2.3.2.1. Thực trạng việc xây dựng kế hoạch bồi dưỡng GV THCS theo
Chuẩn nghề nghiệp.


14

Bảng 2.22: Kết quả thực hiện việc xây dựng kế hoạch bồi dưỡng GV

THCS theo Chuẩn nghề nghiệp (theo mẫu tổng và theo các tiêu chí)
2.3.2.2. Thực trạng xây dựng bộ máy quản lí và tổ chức bồi dưỡng giáo
viên theo Chuẩn nghề nghiệp
Bảng 2.23: Kết quả thực hiện xây dựng bộ máy quản lí và tổ chức
bồi dưỡng giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp (theo mẫu tổng và theo các
tiêu chí)
2.3.2.3. Thực trạng vai trò chỉ đạo của Hiệu trưởng trường trung học cơ
sở trong việc quản lí bồi dưỡng giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp.
Bảng 2.24: Kết quả chỉ đạo của Hiệu trưởng trường THCS trong
việc quản lí bồi dưỡng giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp (theo mẫu tổng
và theo các tiêu chí)
2.3.2.4. Thực trạng kiểm tra đánh giá, rút kinh nghiệm việc bồi dưỡng
giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp
Bảng 2.25: Kết quả kiểm tra đánh giá, rút kinh nghiệm việc bồi
dưỡng giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp (theo mẫu tổng và theo các tiêu
chí)
2.3.3. Đánh giá tổng quát về thực trạng quản lý bồi dưỡng giáo viên
trung học cơ sở, theo Chuẩn nghề nghiệp của Hiệu trưởng trường trung
học cơ sở Thành phố Thái Bình.
* Ưu điểm:
Các biện pháp quản lí bồi dưỡng giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp được
đánh giá ở mức cao, trong đó kết quả đánh giá quản lí năng lực dạy học trội
hơn cả. Điều đó cho thấy sự quản lí của hiệu trưởng đã chý ý tới các biện
pháp trên tương đối toàn diện, tạo nên sự đồng bộ trong kết quả thực hiện các
biện pháp.
Việc xây dựng kế hoạch bồi dưỡng được thực hiện tương đối tốt với cả
ba loại kế hoạch, theo năm, theo học kì và theo chủ điểm, thể hiện sự phù hợp
của kế hoạch với điều kiện thực tiễn, phù hợp với các tiêu chuẩn của Chuẩn
nghề nghiệp.



15

Việc xây dựng bộ máy quản lí và tổ chức thực hiện bồi dưỡng GV theo
Chuẩn nghề nghiệp được thực hiện tương đối tốt.
Sự chỉ đạo của hiệu trưởng còn được đánh giá cao khi tổ chức thực hiện
việc kiểm tra đánh giá, rút kinh nghiệm quản lí bồi dưỡng GV theo Chuẩn
nghề nghiệp.
* Hạn chế:
Mặc dù có sự chỉ đạo chặt chẽ, thường xuyên của hiệu trưởng đổi với
việc quản lí bồi dưỡng giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp. Song khi tổ chức
thực hiện, chưa có sự đánh giá một cách đồng bộ giữa cán bộ quản lí và giáo
viên, hầu hết kết quả đánh giá việc thực hiện các nội dung trên, cán bộ quản lí
đánh giá cao hơn giáo viên. Do vậy, chưa tạo nên tính thống nhất cao giữa
chỉ đạo của hiệu trưởng với khâu thực hiện của giáo viên.
2.3.4. Ảnh hưởng của các yếu tố đến quản lí hoạt động bồi dưỡng giáo viên
THCS theo Chuẩn nghề nghiệp
Bảng 2.26: Ảnh hưởng của các yếu tố đến quản lí hoạt động bồi
dưỡng giáo viên THCS theo Chuẩn nghề nghiệp

Kết luận chương 2
Các mục tiêu, nội dung bồi dưỡng giáo viên trung học phổng thông đạt
Chuẩn nghề nghiệp được đánh giá ở mức cao. Trong đó, nội dung về năng
lực dạy học được đánh giá cao nhất, thể hiện rõ hiệu quả quản lí của hiệu
trưởng tập trung nhiều nhất ở tiêu chí này. Tuy nhiên cần chú ý đến các tiêu
chí khác tạo nên tính đồng bộ của quản lí nội dung bồi dưỡng giáo viên theo
Chuẩn nghề nghiệp.
Kết quả thực hiện các hình thức, phương pháp, việc kiểm tra, đánh giá
kết quả giáo viên đạt Chuẩn nghề nghiệp được đánh giá ở mức cao. Tuy
nhiên, có sự chênh lệch kết quả đánh giá giữa các nội dung. Các biện pháp

quản lí bồi dưỡng nói chung và các biện pháp cụ thể: Xây dựng kế hoạch;
xây dựng bộ máy quản lí và tổ chức bồi dưỡng; chỉ đạo của Hiệu trưởng; việc
kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm việc bồi dưỡng giáo viên theo Chuẩn
nghề nghiệp được các khách thể đánh giá cao, song theo tiêu chí vị trí công


16

tác, cán bộ quản lí đánh giá trội hơn giáo viên. Theo tiêu chí học vấn
không cho thấy sự chênh lệch kết quả đánh giá giữa cán bộ học vấn cao
đẳng và đại học.
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quản lí việc bồi dưỡng giáo viên theo
Chuẩn nghề nghiệp. Trong đó, các yếu tố chủ quan có ảnh hưởng nhiều đến
việc bồi dưỡng giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp hơn các yếu tố khách quan.


17

Chương 3
CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ
GIÁO VIÊN THCS THÀNH PHỐ THÁI BÌNH THEO CHUẨN NGHỀ
NGHIỆP TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
3.1. Định hướng và nguyên tắc đề xuất biện pháp
3.1.1. Định hướng
- Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020.
- Đề án xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ Nhà giáo và Cán bộ
QLGD.
- Kế hoạch nâng chuẩn giáo viên các cấp của Bộ Giáo dục và đào tạo
đến năm 2020.
- Các văn bản quy định về quản lý giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp:

Thông tư số 30/2009/TT-BGDĐT, ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Bộ
trưởng Bộ GD & ĐT về việc ban hành Quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo
viên trung học cơ sở, trung học phổ thông;
- Công văn số 660/BGDĐT-NGCBQLGD ngày 09/2/2010 của Bộ GD &
ĐT về việc hướng dẫn đánh giá, xếp loại giáo viên trung học theo Thông tư
số 30/2009/TT- BGDĐT; Bộ GD & ĐT.
- Mục tiêu phát triển giáo dục và đào tạo của Tỉnh Thái Bình và của
Thành phố Thái Bình trong giai đoạn mới 2015- 2020.
- Nghị Quyết Đảng bộ Thành phố Thái Bình và Quy hoạch tổng thể phát
triển KT- XH Thành phố Thái Bình đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
3.1.2. Nguyên tắc đề xuất
Để các biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên THCS đảm bảo được tính
hiệu quả, tính khả thi và khi đưa vào triển khai thực hiện. Trong quá trình xây
dựng các biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên theo chuẩn nghề
nghiệp cần đảm bảo các nguyên tắc cơ bản sau đây:
3.1.2.1. Nguyên tắc bảo đảm tính hệ thống
3.1.2.2. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn
3.1.2.3. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ.


18

3.1.2.4. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa
3.1.2.5. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả
3.1.3. Biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên thông qua việc bồi
dưỡng theo Chuẩn nghề nghiệp ở các trường THCS trên địa bàn Thành
phố Thái Bình
Căn cứ vào thực trạng bồi dưỡng chất lượng đội ngũ giáo viên THCS
trên địa bàn Thành phố Thái Bình, tác giả đề xuất 6 biện pháp nhằm góp
phần nâng cao hiệu quả quản lý đội ngũ giáo viên THCS theo Chuẩn nghề

nghiệp đối với các trường THCS trên địa bàn Thành phố Thái Bình.
Biện pháp 1: Tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức về ý nghĩa vai trò
của việc nâng cao hiệu quả quản lí việc bồi dưỡng GV THCS theo Chuẩn
nghề nghiệp.
Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ
GV THCS theo Chuẩn nghề nghiệp.
Biện pháp 3: Xây dựng cơ chế chính sách, quản lí chặt chẽ chất lượng
bồi dưỡng, đồng bộ giữa các bộ phận trong việc bồi dưỡng GV THCS theo
Chuẩn nghề nghiệp.
Biện pháp 4: Xây dựng cơ chế đôn đốc, kiểm tra, đánh giá xếp loại cho
các đơn vị về việc bồi dưỡng GV THCS theo Chuẩn nghề nghiệp.
Biện pháp 5: Tăng cường quản lý các điều kiện về phương tiện, cơ sở
vật chất, trang thiết bị, môi trường giáo dục phục vụ việc bồi dưỡng GV
THCS theo Chuẩn nghề nghiệp.
Biện pháp 6: Tăng cường quản lý tự đào tạo, tự bồi dưỡng.
3.1.4. Mối quan hệ giữa các biện pháp đề xuất
Luận văn đã đề xuất 06 biện pháp, trong mỗi biện pháp đều được xác
định rõ mục tiêu biện pháp, nội dung, cách thực hiện và điều kiện để thực
hiện biện pháp.
Các biện pháp trên có mối liên hệ biện chứng, gắn bó chặt chẽ, bổ sung
và hỗ trợ cho nhau, tương tác lẫn nhau để tạo nên một chỉnh thể thống nhất.
3.1.5. Khảo nghiệm mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các biện pháp
được đề xuất


19

Kết quả khảo nghiệm nhận thức về các biện pháp đề xuất:
Bảng 3.1: Kết quả khảo nghiệm mức độ cần thiết và mức độ khả thi
của các biện pháp đề xuất.

(1 điểm ≤ X ≤ 3 điểm)
Mức độ
Mức độ
Tương
cầnthiết
khảthi
quan
TT
Các biện pháp đề xuất
ĐT ĐC
ĐTB ĐCL
ĐTB ĐCL
B
L
Tăng cường nhận thức về ý
nghĩa vai trò của việc nâng
1 cao hiệu quả việc bồi dưỡng 2,65 0,48 2,47 0,61 0,45 0,00
GV THCS theo Chuẩn nghề
nghiệp
Xây dựng kế hoạch tổ chức
quản lí việc bồi dưỡng GV
2
2,57 0,54 2,38 0,54 0,41 0,00
THCS theo Chuẩn nghề
nghiệp
Xây dựng cơ chế quản lí
chặt chẽ, đồng bộ giữa các
3 bộ phận trong việc bồi 2,61 0,52 2,40 0,65 0,37 0,00
dưỡng GV THCS theo
Chuẩn nghề nghiệp

Xây dựng cơ chế kiểm tra,
giám sát việc bồi dưỡng GV
4
2,64 0,5 2,43 0,62 0,38 0,00
THCS theo Chuẩn nghề
nghiệp
Tăng cường các điều kiện
về phương tiện, cơ sở vật
chất, trang thiết bị phục vụ
5
2,42 0,63 2,26 0,67 0,26 0,02
việc bồi
dưỡng GV THCS theo
Chuẩn nghề nghiệp
Tăng cường quản lí tự đào
6
2,53 0,58 2,37 0,55 0,32 0,00
tạo, tự bồi dưỡng
Kết quả nhận thức các biện pháp khác đều ở mức cao, điều đó cho thấy
các khách thể cho rằng các biện pháp đề xuất thể hiện rõ tính khả thi khi áp
dụng các biện pháp trên, trong việc nâng cao chất lượng và hiệu quả việc bồi
dưỡng giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp.


20

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên có vai trò rất quan trọng trong
sự nghiệp giáo dục. Sản phẩm của họ tích hợp cả nhân tố tinh thần và vật chất

đó là “Ngân sách - Sức sống”. Thành quả lao động của họ vừa tác động vào
hình thái ý thức xã hội, vừa hình thành nguồn lực lao động kĩ thuật thúc đẩy
sự năng động của đời sống thị trường sức lao động. Sứ mệnh của đội ngũ
giáo viên có ý nghĩa cao cả đặc biệt. Họ là bộ phận lao động tinh hoa của đất
nước. Lao động của họ trực tiếp và gián tiếp thúc đẩy sự phát triển của đất
nước, cộng đồng đi vào trạng thái phát triển bền vững. “Một ngày thiếu giáo
dục đất nước không thể tồn tại được và giáo dục không có người thầy không
thể vận động được”.
Vì vậy công tác nâng cao chất lượng đội ngũ là một nhiệm vụ rất quan
trọng và cần thiết vừa mang tính cấp bách trước mắt và mang tính chiến lược
lâu dài, nhằm thực hiện thành công chiến lược phát triển giáo dục 2009 2020.
Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên nói chung và đội ngũ giáo viên
trung học cơ sở nói riêng phải đảm bảo tính toàn diện, vững chắc theo tinh
thần chỉ thị 40-CT/TW ngày 28/6/2004 của Ban bí thư TW Đảng. Xây dựng
đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục được chuẩn hoá, đảm bảo chất
lượng, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt chú trọng nâng cao bản
lĩnh chính trị, phẩm chất, lối sống, lương tâm, tay nghề của nhà giáo, thông
qua việc quản lý, phát triển đúng hướng và có hiệu quả sự nghiệp giáo dục để
nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, đáp ứng những đòi hỏi ngày
càng cao của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Các biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trung học cơ sở là
một trong những nội dung quan trọng trong định hướng giáo dục trong giai
đoạn tới. Do vậy cần được sự quan tâm lãnh đạo của các cấp uỷ, chính quyền
địa phương và các cấp quản lý về giáo dục.
Trong giai đoạn 2010 - 2015, giáo dục trung học cơ sở của Thành phố
Thái Bình đã có những bước phát triển đáng kể, mạng lưới trường, lớp tương


21


đối ổn định, cơ sở vật chất ngày càng được củng cố và nâng cấp. Đội ngũ
giáo viên ngày càng phát triển đặc biệt nâng cao chất lượng đội ngũ theo
chuẩn nghề nghiệp. Tuy nhiên trong các giải pháp mà ngành Giáo dục và
Đào tạo Thành phố Thái Bình đang thực hiện thì việc tuyển dụng, bố trí sử
dụng, đào tạo bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ chưa gắn bó chặt chẽ
với nhau và thiếu tính khoa học. Công tác xây dựng kế hoạch phát triển đội
ngũ giáo viên chưa được chú trọng vì vậy nên nhìn chung đội ngũ giáo viên
trung học cơ sở Thành phố Thái Bình hiện nay chưa mạnh về chất lượng, cơ
cấu bộ môn chưa hợp lý. Từ thực tế đó dẫn đến chất lượng giáo dục trung học
cơ sở chưa cao. Chính vì vậy việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên
trung học cơ sở của Thành phố Thái Bình theo Chuẩn nghề nghiệp là rất cần
thiết nhằm đáp ứng với yêu cầu của sự phát triển kinh tế xã hội của Thành
phố Thái Bình trong giai đoạn mới.
Trên cơ sở từ việc hệ thống hoá cơ sở lý luận của vấn đề nâng cao chất
lượng đội ngũ giáo viên bằng việc đưa ra phân tích một số khái niệm cơ bản
nhằm làm rõ vai trò và tầm quan trọng cũng như nội dung của việc nâng cao
chất lượng đội ngũ giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp. Đồng thời phân tích
làm sáng tỏ, vị trí vai trò đặc điểm của cấp học trung học cơ sở trong hệ
thống giáo dục quốc dân và đặc điểm của đội ngũ giáo viên trung học cơ sở
làm cơ sở cho việc nghiên cứu thực trạng và đề xuất các biện pháp phát triển
đội ngũ giáo viên trung học cơ sở Thành phố Thái Bình trong giai đoạn mới.
Tôi đề xuất các biện pháp bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo
viên trung học cơ sở Thành phố Thái Bình và đưa ra biện pháp nhằm phát
triển đội ngũ giáo viên trung học cơ sở với mục đích góp phần nâng cao chất
lượng giáo dục trung học cơ sở và thực hiện các mục tiêu giáo dục của Thành
phố Thái Bình trong giai đoạn mới. Các biện pháp tôi đưa ra đã được khảo
nghiệm tính cần thiết và tính khả thi thông qua việc hỏi ý kiến của các nhà
quản lý giáo dục bằng phiếu hỏi và kết quả khẳng định là cần thiết và khả thi.
Những biện pháp mà luận văn đề xuất có khả năng thực thi nếu như
ngành Giáo dục và Đào tạo quan tâm chỉ đạo sát sao, sự phối hợp chặt chẽ

của các cơ sở đào tạo, của các ban ngành có liên quan và ủy ban nhân dân


22

Thành phố. Trong quá trình thực. hiện tôi tin tưởng rằng nếu các biện pháp
được thực hiện sẽ góp phần không nhỏ trong công tác bồi dưỡng nâng cao
chất lượng đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, mạnh về chất lượng, có cơ cấu
hợp lý góp phần thúc đẩy giáo dục trung học cơ sở của Thành phố Thái Bình
ngày càng phát triển.
2. Khuyến nghị
2.1. Đối với Nhà nước, Bộ Giáo dục và Đào tạo
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước đối với sự nghiệp
giáo dục, tăng cường đầu tư cho Giáo dục và Đào tạo từ nguồn ngân sách
Nhà nước để đảm bảo cho hoạt động dạy và học, hiện đại hoá các nhà trường
và bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp.
Có các chế độ chính sách quan tâm, hỗ trợ nhà giáo như chế độ thâm niên
với đội ngũ nhà giáo đang công tác tại Sở Giáo dục, phòng Giáo dục nhằm động
viên đội ngũ giáo viên yên tâm công tác và hoàn thành tốt nhiệm vụ .
- Đề nghị sửa đổi và ban hành quy định về tổ chức, bộ máy, biên chế
tăng định
mức giáo viên trên lớp của các trường trung học cơ sở để cho phù hợp
với chương trình mới của giáo dục phổ thông, phù hợp với tình hình thực tế
và sự phát triển giáo dục hiện nay.
Cần có sự quy hoạch về đào tạo và bồi dưỡng giáo viên trong phạm vi
cả nước, quy hoạch hệ thống trường sư phạm, các khoa sư phạm trong các
nhà trường Đại học và Cao đẳng để đảm bảo vừa đáp ứng nhu cầu về số
lượng giáo viên, cơ cấu bộ môn vừa tránh được tình trạng như hiện nay sinh
viên sư phạm tốt nghiệp không có việc làm, dư thừa quá nhiều gây lãng phí
trong đào tạo và làm cho số sinh viên này mất định hướng trong cuộc sống

gây ảnh hưởng tiêu cực đến sự nghiệp tiếp theo của họ.
2.2. Đối với UBND Tỉnh và Sở Giáo dục Đào tạo
Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của Ủy ban nhân dân thành phố, Sở
Giáo dục và Đào tạo đối với việc nâng cao trình độ đội ngũ giáo viên trong
toàn thành phố theo chuẩn nghề nghiệp.


23

Ban hành cơ chế phối hợp thông qua các ngành chức năng trong quản
lý sử dụng đội ngũ viên chức là giáo viên trong đó Sở Giáo dục và Đào tạo,
Phòng Giáo dục và Đào tạo được chủ động, tập trung thống nhất trong việc
đào tạo, bồi dưỡng, quản lý sử dụng đội ngũ giáo viên.
Ban hành những chính sách của thành phố nhằm hỗ trợ, khuyến khích
động viên cho đội ngũ giáo viên giỏi, giáo viên có thành tích bồi dưỡng học
sinh giỏi, giáo viên công tác ở những vùng đặc khó khăn có chính sách động
viên, khuyến khích giáo viên trong công tác học tập nâng cao trình độ chuyên
môn nghiệp vụ và có chính sách thu hút giáo viên giỏi về công tác tại địa
phương.
2.3. Đối với UBND Thành phố Thái Bình.
Tăng cường sự lãnh đạo của cấp uỷ Đảng, chính quyền từ quận đến cơ
sở trong việc bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trong toàn
Thành phố theo chuẩn nghề nghiệp.
Phê duyệt để thực hiện kế hoạch bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội
ngũ giáo viên trung học cơ sở theo chuẩn nghề nghiệp trong những năm học
tiếp theo.
Xây dựng cơ chế phối hợp phân cấp quản lý sử dụng đội ngũ giáo viên
cho Phòng Giáo dục và Đào tạo, Phòng Nội vụ và các trường trung học cơ sở.
Thực hiện tốt việc bố trí luân chuyển đội ngũ giáo viên đảm bảo cân đối đồng
bộ giữa các trường.

Chỉ đạo thực hiện tốt công tác xã hội hoá giáo dục, công tác khuyến
học nhằm phát huy truyền thống tôn sư trọng đạo tại địa phương, phát triển
quỹ khuyến học để khuyến khích giáo viên, học sinh có thành tích cao trong
dạy và học .
2.4. Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo
Phối kết hợp chặt chẽ với Phòng Nội vụ, Phòng Tài chính kế hoạch và
các nhà trường trong công tác tuyển chọn và phân công sử dụng đội ngũ cho
hợp lý đảm bảo cân đối, đồng bộ giữa các trường.


24

Giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho Hiệu trưởng các trường
trong công tác tuyển chọn giáo viên về trường và trong công tác đánh giá,
xếp loại kỷ luật, khen thưởng giáo viên.
Tổ chức công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ đội ngũ giáo
viên theo Chuẩn nghề nghiệp.
Đổi mới công tác kiểm tra đánh giá đội ngũ giáo viên, đảm bảo tính
nghiêm minh và gắn chặt với công tác bồi dưỡng nâng cao trình độ, tạo cơ
hội học hỏi cho đội ngũ giáo viên trong công tác kiểm tra đánh giá.
2.5. Đối với các trường trung học cơ sở
Gắn liền công tác chuyên môn của nhà trường với công tác đào tạo, bồi
dưỡng đội ngũ giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp thông qua các hoạt động dự
giờ, thực tập sư phạm, hội giảng, sinh hoạt chuyên môn theo tổ, nhóm tạo
điều kiện cho giáo viên tham gia nghiên cứu đề tài, tự làm các đồ dùng dạy
học, tự học và từ bồi dưỡng nâng cao trình độ.
Hiệu trưởng thực sự là một tấm gương sáng có tinh thần học tập không
mệt mỏi, tự bồi dưỡng, tu dưỡng hoàn thiện mình và là người chịu trách
nhiệm trong công tác bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và
tư cách đạo đức của đội ngũ giáo viên.

Ban giám hiệu cùng với tổ chức Công đoàn nhà trường thực hiện tốt
chính sách chế độ cho giáo viên về tiền lương, tiền thưởng nhằm động viên
đội ngũ yên tâm phấn khởi công tác.



×