Tải bản đầy đủ (.doc) (154 trang)

Biện pháp quản lý công tác sinh viên trong đào tạo theo hệ thống tín chỉ tại học viện ngân hàng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.06 MB, 154 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC
------—²–------

PHẠM THANH HẢI

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CÔNG TÁC SINH VIÊN TRONG ĐÀO
TẠO THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ TẠI HỌC VIỆN NGÂN HÀNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

NỘI - 2016
1


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC
------—²–------

PHẠM THANH HẢI

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CÔNG TÁC SINH VIÊN TRONG ĐÀO
TẠO THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ TẠI HỌC VIỆN NGÂN HÀNG

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ GIÁO DỤC
MÃ SỐ: 60 14 0 101

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. LÊ PHƯỚC MINH

NỘI - 2016




BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC
------—²–------

PHẠM THANH HẢI

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CÔNG TÁC SINH VIÊN TRONG ĐÀO TẠO
THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ TẠI HỌC VIỆN NGÂN HÀNG

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ GIÁO DỤC
MÃ SỐ: 60 14 0 101

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. LÊ PHƯỚC MINH

HÀ NỘI - 2016


LỜI CẢM ƠN
Với tình cảm chân thành và lòng biết ơn sâu sắc, tác giả xin được cảm ơn:
- Lãnh đạo Học viện Quản lý giáo dục, Hội đồng đào tạo Thạc sĩ chuyên
ngành “Quản lý giáo dục”, Phòng Đào tạo sau Đại học học cùng quý thầy, cô
giáo đã tham gia quản lý - giảng dạy, các cán bộ nhân viên đã tận tình quan
tâm, giúp đỡ, tạo mọi điều kiện cho tác giả trong thời gian học tập và nghiên
cứu tại Học viện.
- Đảng ủy - Ban Giám đốc, tập thể đội ngũ cán bộ, viên chức, giảng
viên, nhân viên cùng các em sinh viên Học viện Ngân hàng đã quan tâm, giúp

đỡ, hợp tác trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và khảo sát thực tế làm
luận văn.
- Đặc biệt, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Lê Phước
Minh - người hướng dẫn tác giả về mặt khoa học và cung cấp cho tác giả
những kiến thức lý luận, thực tiễn cùng những kinh nghiệm quý báu để tác giả
hoàn thiện luận văn.
Tác giả chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè luôn động viên, giúp đỡ tác
giả hoàn thiện chương trình cao học tại Học viện Quản lý giáo dục.
Do thời gian có hạn và kiến thức còn hạn chế nên luận văn chắc chắn
không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong quý thầy cô, bạn bè đồng
nghiệp quan tâm giúp đỡ, đưa ra những chỉ dẫn quý báu để luận văn được
hoàn thiện hơn.
Tác giả

Phạm Thanh Hải


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Cụm từ viết đầy đủ

Bộ GD&ĐT

Bộ Giáo dục và đào tạo

CBQL

Cán bộ quản lý


CSVC

Cơ sở vật chất

CNTT

Công nghệ thông tin

CVHT

Cố vấn học tập

CB QLSV

Cán bộ quản lý sinh viên

CHDCND Lào

Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào

CT HSSV

Công tác Học sinh sinh viên

CNH-HĐH

Công nghiệp hóa – hiện đại hóa

ĐVHT


Đơn vị học trình

GV

Giảng viên

HTTC

Hệ thống tín chỉ

HSSV

Học sinh sinh viên

HVNH

Học viện Ngân hàng

KT - XH

Kinh tế - Xã hội

NCKH

Nghiên cứu khoa học

SV

Sinh viên


QLNH

Quản lý người học

QLGD

Quản lý giáo dục

QLSV

Quản lý sinh viên



MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài........................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu..................................................................................4
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu...........................................................4
4. Nhiệm vụ nghiên cứu.................................................................................4
5. Giới hạn phạm vi nghiên cứu.....................................................................4
6. Giả thuyết khoa học...................................................................................4
7. Phương pháp nghiên cứu............................................................................5
8. Đóng góp mới của luận văn.......................................................................6
9. Cấu trúc luận văn.......................................................................................6
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CÔNG TÁC SINH VIÊN

TRONG ĐÀO TẠO THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ TẠI CÁC TRƯỜNG
ĐẠI HỌC.........................................................................................................7
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề.................................................................7
1.1.1. Các nghiên cứu ngoài nước..............................................................7
1.1.2. Ở Việt Nam.......................................................................................9
1.2. Một số khái niệm cơ bản.......................................................................10
1.2.1. Quản lý...........................................................................................10
1.2.2. Quản lý giáo dục.............................................................................11
1.2.3. Quản lý nhà trường.........................................................................12


1.2.4. Tín chỉ, đào tạo theo hệ thống tín chỉ.............................................13
1.2.5. Sinh viên, công tác sinh viên..........................................................15
1.2.6. Quản lý công tác sinh viên trong đào tạo theo hệ thống tín chỉ.....17
1.3. Vị trí, vai trò của công tác sinh viên trong các trường đại học, cao
đẳng..............................................................................................................18
1.3.1. Đặc điểm sinh viên trong các trường Đại học, cao đẳng................18
1.3.2. Vị trí, vai trò, đặc điểm của công tác sinh viên ở các trường đại
học................................................................................................................21
1.3.2.1. Vị trí, vai trò của công tác sinh viên ở trường đại học................21
1.3.2.2. Đặc điểm, yêu cầu của công tác sinh viên trong giai đoạn hiện nay...23
1.4. Mục đích, nội dung quản lý công tác sinh viên trong đào tạo theo
hệ thống tín chỉ ở trường Đại học................................................................25
1.4.1. Những khác biệt cơ bản của công tác sinh viên trong đào tạo
theo tín chỉ và theo niên chế....................................................................25
1.4.2. Mục đích, nội dung quản lý công tác sinh viên trong đào tạo
theo hệ thống tín chỉ ở trường Đại học....................................................26
1.5. Nội dung quản lý công tác sinh viên trong đào tạo theo hệ thống tín
chỉ ở trường Đại học....................................................................................29
1.5.1. Quản lý thực hiện hoạt động giáo dục tuyên truyền nâng cao nhận

thức về chính trị, tư tưởng cho sinh viên..................................................29
1.5.2. Quản lý công tác hành chính sinh viên...........................................31
1.5.3. Quản lý công tác thực hiện chế độ chính sách cho sinh viên.........31
1.5.4. Quản lý các hoạt động dịch vụ, hỗ trợ sinh viên............................32
1.5.5. Quản lý công tác học tập, rèn luyên của sinh viên.........................32
1.5.6. Quản lý các điều kiện về cơ sở vật chất, tài chính phục vụ quản lý
sinh viên...................................................................................................33
1.6. Một số yếu tố ảnh hưởng đến quản lý công tác sinh viên trong đào


tạo theo hệ thống tín chỉ ở trường Đại học..................................................34
1.6.1. Quy chế tổ chức, quản lý công tác học sinh sinh viên...................34
1.6.2. Nội dung và chương trình đào tạo..................................................34
1.6.3. Bộ máy tổ chức và đội ngũ cán bộ chuyên trách quản lý sinh viên.....34
1.6.4. Cơ sở vật chất và thiết bị phục vụ cho hoạt động đào tạo..............35
1.6.5. Môi trường đào tạo.........................................................................35
Kết luận chương 1.........................................................................................37
Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CÔNG TÁC SINH VIÊN TRONG
ĐÀO TẠO THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ TẠI HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
.........................................................................................................................38
2.1. Khái quát về Học viện Ngân hàng........................................................38
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển Học viện Ngân hàng................38
2.1.2. Sứ mạng, tầm nhìn, mục tiêu chiến lược phát triển của Học viện
Ngân hàng.................................................................................................39
2.1.3. Cơ cấu tổ chức................................................................................41
2.1.4. Cơ sở vật chất, thiết bị của nhà trường...........................................43
2.1.5. Lĩnh vực đào tạo và quy mô đào tạo..............................................44
2.1.6. Chức năng, nhiệm vụ của Phòng Quản lý người học.....................45
2.2. Khái quát về khảo sát thực trạng...........................................................47
2.2.1. Mục đích khảo sát thực trạng.........................................................47

2.2.2. Đối tượng khảo sát.........................................................................47
2.2.3. Nội dung khảo sát...........................................................................48
2.2.4. Phương pháp khảo sát.....................................................................48
2.3. Thực trạng công tác sinh viên của Học viện Ngân hàng.......................48
2.3.1. Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý, giảng viên, chuyên viên
về công tác sinh viên trong đào tạo theo hệ thống tín chỉ........................48
2.3.2. Thực trạng thực hiện công tác tổ chức hành chính trong quản lý


sinh viên của Học viện Ngân hàng...........................................................49
2.3.3. Thực trạng thực hiện công tác tổ chức quản lý hoạt động học tập
và rèn luyện của sinh viên .......................................................................52
2.3.4. Thực trạng thực hiện công tác y tế, thể thao..................................56
2.3.5. Thực trạng công tác thực hiện các chế độ, chính sách đối với sinh
viên...........................................................................................................59
2.3.6. Thực hiện công tác an ninh chính trị, trật tự, an toàn, phòng chống
tội phạm và các tệ nạn xã hội...................................................................60
2.3.7. Thực trạng công tác quản lý SV nội trú, ngoại trú.........................62
2.3.8. Thực trạng thực hiện hoạt động hỗ trợ và dịch vụ cho sinh viên...63
2.3.9. Thực trạng thực hiện hoạt động khen thưởng và kỷ luật sinh viên
..................................................................................................................67
2.4. Thực trạng quản lý công tác sinh viên trong đào tạo theo hệ thống
tín chỉ của Học viện Ngân hàng...................................................................68
2.4.1. Thực trạng quản lý công tác sinh viên trong đào tạo theo hệ thống
tín chỉ của Học viện..................................................................................68
2.4.2. Công tác xây dựng kế hoạch trong quản lý công tác sinh viên......71
2.4.3. Công tác chỉ đạo trong quản lý sinh viên của Học viện...................74
2.4.4. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý công tác sinh viên
trong đào tạo theo hệ thống tín chỉ tại Học viện Ngân hàng....................76
Môi trường đào tạo...................................................................................76

2.5. Đánh giá thực trạng quản lý công tác sinh viên trong đào tạo theo
hệ thống tín chỉ tại Học viện Ngân hàng......................................................78
2.5.1. Những ưu điểm...............................................................................78
2.5.2. Những hạn chế................................................................................80
2.5.3. Nguyên nhân của những hạn chế....................................................81
Kết luận chương 2.........................................................................................83


Chương 3 BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CÔNG TÁC SINH VIÊN TRONG
ĐÀO TẠO THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ TẠI HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
.........................................................................................................................84
3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp...............................................................84
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính pháp lý...................................................84
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống.................................................85
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo khả thi...........................................................85
3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả và đồng bộ..............................85
3.2. Biện pháp quản lý công tác sinh viên trong đào tạo theo hệ thống
tín chỉ tại Học viện Ngân hàng.....................................................................86
3.2.1. Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của công tác sinh viên cho
toàn thể cán bộ, giảng viên, chuyên viên Học viện..................................86
3.2.2. Hoàn thiện hệ thống văn bản của Học viện về quản lý công tác sinh
viên...........................................................................................................89
3.2.3. Xây dựng đội ngũ và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý
công tác sinh viên.....................................................................................91
3.2.4. Tăng cưỡng công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống
cho sinh viên.............................................................................................93
3.2.5. Nâng cao chất lượng công tác thi đua, khen thưởng, kỷ luật nhằm
thú c đẩy động lực học tập, rèn luyện cho sinh viên................................95
3.2.6. Ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý sinh viên.....99
3.2.7. Phối hợp các đơn vị chức năng trong quản lý công tác sinh viên

phù hợp với đào tạo theo tín chỉ.............................................................100
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp.........................................................104
3.4. Tổ chức khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của các biện pháp
....................................................................................................................106
3.4.1. Mục đích khảo nghiệm.................................................................107


3.4.2. Đối tượng khảo nghiệm................................................................107
3.4.3. Phương pháp khảo nghiệm...........................................................107
3.4.4. Kết quả khảo nghiệm....................................................................107
Kết luận chương 3.......................................................................................113
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ.............................................................114
1. Kết luận..................................................................................................114
2. Khuyến nghị...........................................................................................115
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................117
PHỤ LỤC
44566777910101112131517181818202021212325262728292931313232
3334343434353537383838394143444547474748484848495
2565960626367686871747676787880818384848485858586
868991939599100104106107107107107113114114115117


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Cơ cấu đội ngũ công chức, viên chức qua các năm....................4343
Bảng 2.2. Mức độ nhận thức của cán bộ, giảng viên, chuyên viên về quản lý
công tác sinh viên trong đào tạo theo hệ thống tín chỉ................................4848
Bảng 2.3. Thực trạng thực hiện công tác tổ chức hành chính.....................4949
Bảng 2.4. Công tác tổ chức hoạt động học tập và rèn luyện của SV..........5252
Bảng 2.5. Công tác tổ chức quản lý hoạt động y tế, thể thao......................5757
Bảng 2.6. Thực trạng thực hiện các chế độ, chính sách đối với SV............5959

Bảng 2.7. Thực trạng công tác an ninh, chính trị, trật tự, phòng chống tội
phạm và các tệ nạn xã hội...........................................................................6060
Bảng 2.8. Thực trạng công tác quản lý sinh viên nội, ngoại trú..................6262
Bảng 2.9. Thực hiện công tác hỗ trợ và dịch vụ cho sinh viên...................6464
Bảng 2.10. Thực trạng quản lý công tác sinh viên trong đào tạo theo hệ thống
tín chỉ của Học viện Ngân hàng..................................................................6868
Bảng 2.11. Công tác xây dựng kế hoạch trong quản lý công tác sinh viên.7272
Bảng 2.12. Mức độ và hiệu quả thực hiện Công tác chỉ đạo trong quản lý sinh
viên của Học viện........................................................................................7474
Bảng 2.13. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý công tác sinh viên trong đào tạo
theo hệ thống tín chỉ tại Học viện Ngân hàng.............................................7676
Bảng 3.1. Đánh giá mức độ cần thiết của các biện pháp.........................108108
Bảng 3.2. Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp..............110110


DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Sơ đồ 2.1. Sơ đồ tổ chức Học viện Ngân hàng...........................................4242
Sơ đồ 3.1. Mối quan hệ giữa các biện pháp đề xuất................................105105
Biểu đồ 3.1. Tính cần thiết của các biện pháp quản lý............................109109
Biểu đồ 3.2. Tính Khả thi của các biện pháp quản lý..............................111111



1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Quản lý giáo dục là khâu then chốt đảm bảo sự thắng lợi của mọi hoạt
động giáo dục. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, chỉ rõ “Phát triển giáo dục
là quốc sách hàng đầu. Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam
theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá, dân chủ hóa và hội nhập quốc

tế, trong đó, đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và
cán bộ quản lý là khâu then chốt. Tập trung nâng cao chất lượng giáo dục, đào
tạo, coi trọng giáo dục đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực
hành, khả năng lập nghiệp. Đổi mới cơ chế tài chính giáo dục. Thực hiện
kiểm định chất lượng giáo dục, đào tạo ở tất cả các bậc học. Xây dựng môi
trường giáo dục lành mạnh, kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường với gia đình và
xã hội” [16].
Giáo dục đại học có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đào tạo và
cung cấp nguồn nhân lực cho nền kinh tế. Chiến lược phát triển giáo dục
2011- 2020 đã nêu rõ mục tiêu của giáo dục đại học là nhằm “nâng cao chất
lượng đào tạo, đáp ứng nhu cầu nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội; đào
tạo ra những con người có năng lực sáng tạo, tư duy độc lập, trách nhiệm
công dân, đạo đức và kỹ năng nghề nghiệp, năng lực ngoại ngữ, kỷ luật lao
động, tác phong công nghiệp, năng lực tự tạo việc làm và khả năng thích ứng
với những biến động của thị trường lao động và một bộ phận có khả năng
cạnh tranh trong khu vực và thế giới”[13].
Nghị quyết số 14/2005/NQ-CP ngày 02/11/2005 của Chính phủ về đổi
mới cơ bản toàn diện giáo dục Đại học Việt Nam giai đoạn 2006- 2020 đã chỉ
rõ: “Đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục Đại học, tạo được chuyển biến cơ
bản về chất lượng, hiệu quả và quy mô, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, hội nhập kinh tế quốc tế và nhu cầu học


2
tập của nhân dân…”. Một trong những nhiệm vụ, giải pháp trong tâm là:
“Xây dựng và thực hiện lộ trình chuyển sang chế độ đào tạo theo hệ thống tín
chỉ, tạo điều kiện thuận lợi để người học tích lũy kiến thức, chuyển đổi ngành
nghề, liên thông, chuyển tiếp tới các cấp học tiếp theo ở trong nước và ở nước
ngoài” [14].
Để tăng cường công tác quản lý sinh viên trong các trường đại học, cao

đẳng, Bộ GD&ĐT đã ban hành nhiều văn bản pháp lý quan trọng. Các văn
bản quy phạm phạm luật về công tác HSSV tại các trường Đại học, Cao đẳng
và trung cấp chuyên nghiệp đã được ban hành làm cơ sở pháp lý để nâng cao
hiệu quả mặt công tác này. Với đáp ứng yêu cầu cho việc chuyển đổi từ đào
tạo niên chế sang đào tạo tín chỉ trong các trường đại học, cao đẳng, năm
2007 “Quy chế Học sinh, sinh viên các trường đại học, cao đẳng và trung cấp
chuyên nghiệp hệ chính quy (Ban hành kèm theo Quyết định số 42/2007/QĐBGDĐT ngày 13 tháng 8 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
ra đời.
Chuyển đổi phương thức đào tạo từ niên chế sang hệ thống tín chỉ là
bước ngoặt quan trọng trong hệ thống giáo dục đại học. Sự thay đổi này xuất
phát từ đòi hỏi quy trình đào tạo phải tổ chức sao cho mỗi sinh viên có thể tìm
được cách học thích hợp nhất cho mình, đồng thời mỗi trường đại học phải
nhanh chóng thích nghi và đáp ứng được những nhu cầu của thực tiễn xã hội.
Theo đó, quản lý trường đại học buộc phải thay đổi về mọi mặt để có thể đáp
ứng được các đặc trưng của phương thức đào tạo này, từ xây dựng kế hoạch
đào tạo đến tổ chức thực hiện và kiểm tra đánh giá kết quả học tập của sinh
viên cũng như kết quả giảng dạy của giảng viên. Công tác sinh viên là một
trong những công tác trọng tâm của cơ sở giáo dục đại học, bao gồm tổng thể
các hoạt động giáo dục, tuyên truyền, quản lý, hỗ trợ và dịch vụ đối với sinh
viên nhằm đảm bảo các mục tiêu của giáo dục đại học. Hàng loạt những văn


3
bản, quy định, quy chế trong công tác SV ra đời nhằm nâng cao chất lượng
quản lý SV đáp ứng yêu cầu của việc cung cấp nguồn nhân lực trong thời kì
mới. Vai trò, ý nghĩa của quản lý công tác SV trong các cơ sở đào tạo đã được
khẳng định. Gần đây nhất là thông tư số Thông tư số 10/2016/TT- BGDĐT
Ban hành Quy chế công tác sinh viên đối với chương trình đào tạo đại học hệ
chính quy đã nêu rõ đối tượng, mục đích, yêu cầu và nội dung công tác sinh
viên và quản lý công tác sinh viên ở các trường đại học. Đây là kim chỉ nam

cho các trường đại học thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao đáp ứng yêu
cầu đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục.
Học viện Ngân hàng là một trường đại học có bề dày 55 năm năm
truyền thống đào tạo, song đến năm 2011, Học viện mới chính thức chuyển
đổi từ đào tạo niên chế sang đào tạo theo hệ thống tín chỉ. Là một trường đại
học trọng điểm, đầu ngành, có uy tín và truyền thống lâu đời, Học viện Ngân
hàng có sứ mệnh đi đầu trong sáng tạo, truyền bá tri thức và đào tạo nguồn
nhân lực chất lượng cao về lĩnh vực tiền tệ - tín dụng - ngân hàng và một số
ngành, chuyên ngành, phục vụ sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.
Với số lượng sinh viên đông và phức tạp nên công tác SVcủa nhà trường đặc
biệt được quan tâm hướng tới đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng đáp ứng
nhu cầu đòi hỏi của xã hội. Nhà trường đã thành lập đơn vị chuyên trách quản
lý công tác SV, tuy nhiên trước yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay cùng với sự
phát triển về quy mô, số lượng và đòi hỏi về chất lượng. Quản lý công tác SV
cần có những bước chuyển mình mang tính đột phá góp phần quan trọng vào
sự phát triển chung của Học viện.
Bên cạnh đó, hiện nay có khá ít công trình nghiên cứu về quản lý công
tác sinh viên trong các trường đại học theo học chế tín chỉ và và chưa có một
khảo sát cụ thể nào về vấn đề này tại Học viện Ngân hàng.


4
Vì những lý do trên, tôi chọn đề tài: “Biện pháp quản lý công tác sinh
viên trong đào tạo theo hệ thống tín chỉ tại Học viện Ngân hàng”.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn của công tác quản lý sinh
viên tại Học viện Ngân hàng, luận văn đề xuất một số biện pháp quản lý công
tác sinh viên nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo theo hệ thống tín
chỉ tại Học viện.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1. Khách thể nghiên cứu: Hoạt động quản lý sinh viên trong đào tạo
theo hệ thống tín chỉ ở trường đại học.
3.2. Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp qQuản lý sinh viên trong đào
tạo theo hệ thống tín chỉ tại Học viện Ngân hàng.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Hệ thống hóa cơ sở lý luận của quản lý công tác sinh viên trong
đào tạo theo hệ thống tín chỉ ở trường đại học.
4.2. Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng quản lý công tác sinh viên
trong đào tạo theo hệ thống tín chỉ tại Học viện Ngân hàng.
4.3. Đề xuất và khảo nghiệm các biện pháp quản lý công tác sinh viên
trong đào tạo theo hệ thống tín chỉ tại Học viện Ngân hàng.
5. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu các biện pháp quản lý đối với công tác sinh viên hệ
đại học chính quy tại Học viện Ngân hàng trong đào tạo theo hệ thống tín chỉ
hiện nay (Theo tinh thần Thông tư số 10/2016/TT- BGDĐT Ban hành Quy
chế công tác sinh viên đối với chương trình đào tạo đại học hệ chính quy).


5
6. Giả thuyết khoa học
Quản lý công tác sinh viên là một trong những nhiệm vụ trung tâm
của trường đại học, có vai trò vô cùng to lớn trong việc góp phần nâng
cao chất lượng đào tạo của nhà trường. Đào tạo theo hệ thống tín chỉ ở
Học viện Ngân hàng mới được triển khai từ năm 2011 2008 và trong
quản lý công tác sinh viên còn bộc lộ những hạn chế. Nếu áp dụng hợp lý
các biện pháp quản lý công tác sinh viên đúng với quy chế, phù hợp với
cơ sở lý luận, và điều kiện thực tế của Học viện, được triển khai đồng bộ do tác giả đề xuất, thì hiệu quả công tác quản lý sinh viên trong đào tạo
theo hệ thống tín chỉ của Học viện Ngân Nếu đề xuất được các biện pháp
quản lý công tác sinh viên đúng với quy chế, phù hợp với cơ sở lý luận và
điều kiện thực tế của Học viện, được triển khai đồng bộ thì hiệu quả công

tác quản lý công tác sinh viên trong đào tạo theo tín chỉ của Học viện
Ngân hàng sẽ được cải thiện; góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của
nhà trường. hàng sẽ được cải thiện; góp phần nâng cao chất lượng đào
tạo của nhà trường.

7. Phương pháp nghiên cứu

7.1. Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận: Đọc, phân tích, tổng
hợp các tư liệu về đào tạo theo hệ thống tín chỉ và quản lý công tác sinh viên
trong đào tạo theo hệ thống tín chỉ (các tư liệu bao gồm: sách, văn bản, tạp chí
chuyên ngành, đề tài khoa học các cấp).
7.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn:


6
- Phương pháp Điều tra bằng phiếu hỏi: .Sử dụng phiếu hỏi để điều tra các
đối tượng khảo sát như CBQL, đội ngũ giảng viên, cán bộ, chuyên viên, sinh viên
Học

viện Ngân hàng.
- Phương pháp Phỏng vấn sâu: .Gặp gỡ các CBQL, giảng viên, chuyên
viên phụ trách công tác quản lý sinh viên xin ý kiến đánh giá về thực trạng quản lý
công tác sinh viên và đánh giá các biện pháp quản lý mà tác giả đề xuất.

- Phương pháp Quan sát: Quan sát thực tiễn hoạt động quản lý công tác
sinh viên tại Học viện Ngân hàng, bổ sung kinh nghiệm làm việc của cán bộ,
chuyên viên phụ trách các mảng công tác sinh viên vào luận văn..
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: .Phương pháp được sử dụng với
mục đích đánh giá những mặt tích cực và hạn chế của quản lý công tác sinh viên
trong đào tạo theo hệ thống tín chỉ tại Học viện Ngân hàng từ đó đề xuất các

biện pháp quản lý khả thi, phù hợp.
- Phương pháp Chuyên gia: Xin ý kiến CBQL, giảng viên giàu kinh
nghiệm, các nhà khoa học Học viện về quản lý công tác sinh viên trong đào
tạo theo hệ thống tín chỉ tại Học viện Ngân hàng và các đề xuất các biện
pháp đề xuất..
7.3. Các phương pháp hỗ trợ
Sử dụng thống kê toán học để xử lý các kết quả nghiên cứu, sử dụng phần
mềm tin học để biểu đạt các kết quả nghiên cứu như bảng biểu, mô hình, sơ đồ,
đồ thị.

- Phương pháp Toán thống kê.
8. Đóng góp mới của luận văn
Nghiên cứu lý luận và thực trạng về quản lý công tác sinh viên trong
đào tạo theo hệ thống tín chỉ tại Học viện Ngân hàng, rút ra những kết quả đạt


7
được và phân tích những hạn chế của quản lý công tác sinh viên trong bối
cảnh đổi mới giáo dục hiện nay. Từ đó đề xuất biện pháp quản lý công tác
sinh viên trong đào tạo theo hệ thống tín chỉ tại Học viện Ngân hàng. Đề tài là
nguồn tư liệu tham khảo cho các nhà quản lý, cán bộ, chuyên viên, sinh viên
trong các trường Cao đẳng, đại học.
9. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị; tài liệu tham khảo; phụ
lục, nội dung của luận văn gồm 3 chương sau:
+ Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý công tác sinh viên trong đào tạo
theo hệ thống tín chỉ ở trường đại học.
+ Chương 2: Thực trạng quản lý công tác sinh viên trong đào tạo theo hệ
thống tín chỉ tại Học viện Ngân hàng
+ Chương 3: Biện pháp quản lý công tác sinh viên trong đào tạo theo hệ

thống tín chỉ tại Học viện Ngân hàng.


8
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CÔNG TÁC SINH VIÊN TRONG
ĐÀO TẠO THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Các nghiên cứu ngoài nước
Để học tập và đổi mới hoạt động công tác HSSV trong những năm gần
đây, Bộ GD&ĐT đã thường xuyên tổ chức các đoàn công tác HSSV đi khảo
sát hoạt động công tác sinh viên ở các trường đại học của một số nước Trung
Quốc, Hàn Quốc, Malaysia và Australia. Nội dung khảo sát tập trung vào
công tác HSSV mà trọng tâm là:
- Tổ chức mô hình, bộ máy làm công tác sinh viên của các trường;
- Công tác quản lý sinh viên nội, ngoại trú;
- Công tác tuyên truyền giáo dục, phòng chống ma túy và tệ nạn xã hội;
- Các hoạt động xã hội, văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, và các hoạt
động khác nhằm hình thành nhân cách sinh viên trong quá trình đào tạo.
- Công tác bổ trợ giáo dục: gia đình, chính quyền, các tổ chức đoàn thể,
hội cựu sinh viên.
- Công tác giải quyết việc làm cho sinh viên
Các trường mà các đoàn đã khảo sát gồm:
1) Trung Quốc khảo sát ở 04 trường đại học gồm: Đại học Kinh tế đối
ngoại Bắc Kinh; Đại học Giao thông vận tải Thượng Hải; Đại học Thẩm
Quyến (Quảng Đông); Học viện Tư thục ngoại ngữ Thượng Lệ.
2) Australia khảo sát 02 trường Đại học Western Sydney và Viện Đại
học công nghệ Hoàng Gia Melbourne (RMIT).
3) Malaysia khảo sát 02 trường Đại học Quốc gia Malaya và Đại học
Quốc gia Singapo.



9
4) Hàn Quốc khảo sát trường Đại học Kyung Hee - Seoul.
Đây đều là các trường lớn ở các nước đã đào tạo theo hệ thống tín
chỉ, tuy có một số khác biệt trong tổ chức và một số nội dung của công tác
sinh viên ở các nước song hoạt động công tác sinh viên đều có một số nét
cơ bản sau:
- Mỗi trường đều có bộ máy (phòng hoặc khoa) làm công tác sinh viên
do ban giám hiệu trực tiếp chỉ đạo. Bộ máy quản lý khá gọn nhẹ, chuyên
nghiệp, hiệu quả, phân công hợp lý.
- Về chức năng, nhiệm vụ của phòng hoặc khoa làm công tác sinh
viên gồm:
+ Quản lý SV trong quá trình học tập: Tiếp nhận SV mới, hướng dẫn
SV học tập, xét cấp học bổng, thu học phí bảo hiểm y tế, bảo hiểm thân thể,
hỗ trợ sinh viên vay vốn tín dụng để học tập. Ở Trung Quốc, có sự đánh giá
SV với sự kết hợp chặt chẽ của 3 yếu tố: đức, trí, văn thể mỹ.
+ Các hoạt động tư vấn được coi trọng và trở thành phần chính yếu
trong công tác HSSV gồm: tư vấn về học tập; tư vấn nghề nghiệp; tư vấn công
tác xã hội; tư vấn cá nhân…
+ Các hoạt động dịch vụ, trợ giúp gồm: Trợ giúp về chỗ ở; trợ giúp các
thủ tục nhập trường; trợ giúp tìm kiếm nguồn tài chính phục vụ học tập; trợ
giúp thành lập các tổ chức sinh viên; trợ giúp việc làm thêm; tổ chức hoạt
động thể dục, thể thao…
+ Các trường đều có nhiều loại hình câu lạc bộ dành cho sinh viên;
+ Hội sinh viên nhà trường có vai trò quan trọng trong quản lý sinh
viên góp phần cùng với sinh viên nhà trường quản lý sinh viên.
Như vậy, ở các trường đại học ở các quốc gia nêu trên đều có một bộ
phận quản lý công tác sinh viên, chức năng, nhiệm vụ cơ bản gồm:



10
- Công tác quản lý: Thu, nhận hồ sơ sinh viên; xét học bổng, thu học
phí…
- Công tác tư vấn, hỗ trợ về học tập, các vấn đề cá nhân, vay tín dụng…
- Hoạt động dịch vụ hỗ trợ
- Tổ chức hoạt động văn hóa, thể thao, nghệ thuật, các câu lạc bộ sinh
viên nhằm thu hút sinh viên tham gia, tránh xa các tệ nạn xã hội [8].
1.1.2. Ở Việt Nam
Thực tế cho thấy hoạt động quản lý đã mang lại những lợi ích to lớn
của cuộc sống làm cho xã hội ngày càng phát triển. Vận dụng những thành
tựu về khoa học quản lý nói chung, khoa học quản lý giáo dục nói riêng đã đạt
được những thành tựu đáng khích lệ. Hiện nay, ở Việt Nam có rất nhiều nhà
khoa học, nghiên cứu đã có nhiều công trình nghiên cứu dưới dạng giáo trình,
ấn phẩm khoa học, tiêu biểu là các tác giả như: Nguyễn Ngọc Quang, Nguyễn
Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Đặng Quốc Bảo….Các tác giả đã nêu lên
một số vấn đề lý luận quản lý giáo dục, kinh nghiệm quản lý từ thực tiễn giáo
dục Việt Nam, đặc biệt là những năm đầu thế kỷ 21.
Trên cơ sở các văn bản của nhà nước, quy chế về công tác SV của Bộ
GD&ĐT ban hành kèm theo quyết định số 42/2007/QĐ-BGD-ĐT ngày 13
tháng 08 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo, gần đây nhất là
Thông tư số 10/2016/TT- BGDĐT Ban hành Quy chế công tác sinh viên đối
với chương trình đào tạo đại học hệ chính quy; các quy chế về quản lý sinh
viên nội, ngoại trú; Quy chế đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh, sinh
viên; các văn bản về thực hiện chế độ chính sách cho sinh viên gồm có miễn,
giảm học phí, trợ cấp xã hội, tín dụng…
Mặc dù khi ban hành các văn bản này, Bộ GD&ĐT, trực tiếp là Vụ Học
sinh, sinh viên đã có những triển khai nghiên cứu sâu rộng về công tác học
sinh sinh viên trong các cơ sở đào tạo trên cơ sở đóng góp ý kiến dự thảo quy



×