Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

Luận văn Xây dựng trại nuôi thỏ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (162.52 KB, 28 trang )

XÂY DỰNG DỰ ÁN TRẠI NUÔI THỎ LẤY THỊT
I.Đặt vấn đề .
1 . Lý do xây dựng dự án
- Những năm gần đây được sự khuyến khích của nhà nước trong việc thuần hóa động vật hoang
dã thành động vật nuôi nhà . Nhằm bảo tồn động vật quý hiếm , một số người đã nuôi thanh công
con thỏ , thỏ mang lại cho họ một lợi nhuận khổng lồ . Kinh tế ngày càng khá hơn nhiều người đã
làm giàu bằng việc nuôi thỏ . Ngoài lợi nhuận về kinh tế thỏ con cung cấp một lượng lớn sản
phẩm dinh dưỡng cho con người ,còn làm thuốc chữa bệnh cho con người .
2 . Chủ dự án .
- Ông : Nguyễn Quý . Xóm 5, xã Nghi Phú, TP Vinh, Nghệ AN
3. Đơn vị thực hiện dự án.
- Ông : Nguyễn Quý cùng với một số anh em nhà lập ra trang trai nuôi thỏ.
4. Cơ quan phối hợp .
- Được sự cấp phép của UBND xã Nghi Phú, hạt kiểm lâm TP Vinh, chi cục thú y huyện , một số
kĩ sư cùng giúp cho trại thỏ phát triển .
II. Bối cảnh và lai lịch dự án .
1. Bối cảnh của dự án .
- Cùng với sự phát triên của đất nước , kinh tế xã hội phát triển ổn định . Nhà nước khuyến
khích xóa đói giảm nghèo , Nghĩ Phú là xã đang phát triển kinh tế ngày càng ổn định . Việc
chăn nuôi thỏ rất thuận lợi để giúp cho người dân thoát nghèo . Chi phí đầu tư cho con giống
là không cao mà lại mang lại lợi nhuận khổng lồ.
2. Lai lịch của dự án .
- Dự án được khởi nguồn từ một lần đi xuống thành phố hồ chí minh tham quan trang trại nuôi
thỏ ở huyện củ chi. Cùng với sự hướng dẫn của một số kĩ sư về kĩ thuật chăn nuôi con vật này
, tạo cho ông một động lực làm giàu bằng con thỏ. Được sự giúp đỡ của một số người có kinh
nghiệm trong việc nuôi thỏ ông càng yên tâm hơn vè con thỏ và quyết định mở trang trại .
III.Thị trường tiêu thụ và quy mô phát triển .
1. Thị trường tiêu thụ
Thị trường tiêu thụ là yếu tố quyết định tới sự thành công của dự án , thị trường tiêu thụ của
con thỏ rất rộng và ổn định . cùng với việc đi tham quan trang trại ở thành phố Gia lai ,ông
cung đã đi tìm hiểu thị trường tiêu thụ củ con thỏ và thấy rằng với tình hình xa hội phát triển


như hiện nay thì thỏ đang được các đại gia ưa chuộng , thịt thỏ có giá trị dinh dưỡng cao ,. Thị
trường tiêu thụ chủ yếu là Nghệ An, TP Hồ Chí Minh, DAK LAK, GIA LAI, Đà Nẵng, Hà
Nội…vv
2.Quy mô đầu tư và phát triển .
- Trang trại được xây dựng trên diện tích đất 10000m 2 có khả năng chăn nuôi hàng nghìn con .
Trong thời gian đầu mới phát triển với số vốn còn ít nên ông chỉ giám nuôi với số lượng 200
con thỏ giống chi phí khoảng gần 20 triệu đồng . với chi phí này sau một năm ông có thể thu
hồi được vốn và còn có lãi. Với số giống như trên thì quy mô phát triển của trang trại là rất
lớn , dự kiến sau 5 năm trang trại có khoảng nghìn con thỏ giống.
IV. Sản phẩm của dự án .


-

Vì thỏ là loài mới được thuần hóa nên việc tìm con giống là rât khó chính vì thế việc sản suất
con giống là mục tiêu hang đầu của trang trại ,Về sau trang trại có thể nuôi lấy thịt .Với lợi
thế là trang trai thỏ đầu tiên ở Hương Thủy nên rất thuận lợi cho việc sản xuất giống và thị
trường tiêu thụ cung dồi dào.
V.Kỹ thuật của dự án .
1. Chọn giống thỏ.
1.1 Đặc điểm chung
Thỏ là loại gia súc nhạy cảm với các tác nhân ngoại cảnh, khả năng thích ứng với
môi trường ở mức từ 31 – 48 độ C. Thỏ khá nhạy cảm với những thay đổi về thức ăn,
nước uống và cách chăm sóc hơn các loài gia súc khác. Do vậy trong chăn nuôi thỏ cần
chú ý những điểm như tạo phản xạ trong việc cung ấp thức ăn (1), thức ăn quen thuộc
nhưng phải đảm bảo vệ sinh (2) và sự tiết kiệm thức ăn tối đa để nâng cao hiệu quả kinh
tế (3).
1. Tạo cho thỏ phản xạ có điều kiện về ăn uống: chủ yếu là thời gian và trình tự
các loại thức ăn được cung cấp, phản xạ này giúp cho thỏ tiết dịch tiêu hoá và tăng tính
thèm ăn (cần lưu ý là ban đêm thỏ ăn gấp đôi ban ngày). Thứ tự cho ăn có thể như sau:

buổi sáng đầu tiên cho thỏ uống nước, tiếp theo cho ăn thức ăn hạt hay thức ăn hổn hợp
và 2 giờ sau cho ăn thức ăn xanh; chiều cho ăn các loại thức ăn củ quả. Đại bộ phận thức
ăn thô xanh cần cho ăn vào buổi chiều và tối. Về mặt sinh lý tiêu hoá thỏ hạn chế trong
việc xáo trộn thức ăn vì dễ dẫn đến xáo trộn tỉêu hoá. Khi chuyển thức ăn từ khô sang
tươi hay ngược lại cần phải tiến hành thay dần không nên đột ngột, hay là có loại thức ăn
mới chưa cho thỏ ăn bao giờ cần cho ăn thử và tăng dần, tránh cho ăn lần đầu quá nhiều
(ngay cả trong trường hợp thỏ thích ăn) dễ làm cho thỏ chết vì khó tiêu hoá.
2. Thức ăn cho thỏ phải vệ sinh sạch sẽ: Các loại cỏ và rau xanh cho thỏ ăn nên
được thu hoạch ở trên cạn để tránh thỏ bị nhiễm cầu trùng hay sán lá. Nếu rau cỏ bị ngập
hay trồng nơi ẩm ước thì cần phải rửa nhiều lần cho sạch sẽ, tránh bùn đất dính vào, cũng
có thể phơi hơi khô rối hảy cho ăn. Cần chú ý rửa máng ăn máng uống thường xuyên, các
loại thức ăn mốc hay kém phẩm chất dễ gây ngộ độc cho thỏ (gây bệnh viêm ruột). Trong
nhiều trường hợp ở các trại thỏ bị chết hàng loạt do sự thiếu chú ý vấn đề vệ sinh thức ăn
nước uống. Nước uống cần để sẳn trong lồng thỏ và không nên cho thỏ uống một lần quá
nhiều nước.
3. Tiết kiệm thức ăn và thức ăn phải có giá trị dinh dưỡng cao: vấn đề tiết kiệm
thức ăn ở đây không chỉ là tiết kiệm số lượng thức ăn hổn hợp, bổ sung hay ngay cả rau
cỏ, mà cần thiết phải lưu ý sự thu hoạch thức ăn khi nó có giá trị dinh dưỡng cao, ví dụ
như thu hoạch cỏ trước khi trổ bông, cho ăn thức ăn có chất lượng cao với số lượng đảm
bảo yêu cầu dinh dưỡng tuỳ nhu cầu thỏ từng giai đoạn. Cho thỏ ăn theo trình tự hợp lý,
tránh thức ăn bị rơi vải do máng ăn làm không đúng quy cách. Nâng cao năng suất thỏ
bằng biện pháp dinh dưỡng cũng là một cách tiết kiệm thức ăn.
(3) Về nguyên tắc nuôi thỏ thịt phải đảm bảo yêu cầu thỏ tăng trọng nhanh, ít hao phí
thức ăn và cho chất lượng thịt tốt. Thông thường thỏ được cai sữa khoảng 30-35 ngày
và ta có thể nuôi thêm từ 55 ngày đến 65 ngày nữa là có thể bán thịt đạt yêu cầu về
kinh tế, do giai đoạn sau đó thì thỏ đã chậm lớn.
(4) Giai đoạn sau cai sữa nên nuôi thỏ kỹ lưỡng tránh bị rối loạn tiêu hoá do ăn thức ăn và


nước uống không vệ sinh, hoặc cho ăn không hợp lý hay thỏ bị lạnh, môi trường sống

ẩm thấp bệnh cầu trùng phát triển. Ở giai đoạn này thỏ con dễ bị chết do mua từ nơi


khác đem về, và thỏ con chưa quen với điều kiện thức ăn và nơi ở mới. Cần tránh cho thỏ ăn cỏ
quá non làm tiêu chảy. Thỏ thịt để có tăng trọng nhanh thì cần cho ăn thêm một số thức ăn bổ
sung. Trong giai đoạn sắp bán thịt cần tăng bổ sung thức ăn bột đường như lúa, khoai mì, khoai
lang và thức ăn hổn hợp và giảm bớt đạm trong khẩu phần. Một tuần trước khi bán để mỗ thịt
nên giảm bớt cỏ rau tươi và tăng thức ăn thô khô và bột đường sẽ làm thịt thỏ săn chắc và
ngon hơn. Trong chăn nuôi gia đình có thể chỉ cho thỏ ăn thức ăn giàu tinh bột giai đoạn từ 2030 ngày ở giai đoạn cuối của vỗ béo thịt để giảm chi phí, tuy nhiên sự bổ sung thức ăn tinh bột
trong khẩu phần của thỏ từ nhỏ đến lớn cũng tốt do cung cấp năng lượng giúp thỏ mau lớn hơn.
(5)
(6)
(7) Một số khẩu phần tham khảo cho thỏ tăng trưởng và thỏ thịt
(8)
Loại thỏ

Các loại thức ăn (g/ con/ ngày)
Hỗn hợp

Thô xanh

Củ quả

TĂ khác

0,5 – 1 kg

20 – 30

60 – 130


20 – 45

10 – 15

1 – 2 kg

70 – 120

200 – 300

25 – 50

25 – 35

2 – 3 kg

120 – 150

300 – 400

70 – 100

30 – 40

(9) Nguồn: Đinh Văn Bình (2013)
(10)
Nuôi thỏ thịt với nhóm giống thỏ lai ở ĐBSCL chỉ bằng thức ăn là rau cỏ mức
tăng trọng thường là 13-15gam/ngày, nếu có bổ sung thêm thức ăn đạm và năng lượng
như bã đậu nành, bã bia, cỏ họ đậu, các loại bánh dầu, thức ăn hỗn hợp, lúa, khoai củ,

v..v… có thể đạt từ 20-25 gam/ngày và cao nhất có con đạt 30gam/ngày trong thực tế
sản xuất. Những khẩu p ần có thể áp dụng và thành tích như sau:
(11)

Tỉ lệ trong khẩu phần


Loại thức ăn trong khẩu phần 1

(% trạng thái tươi)

Cỏ lông tây

30,1

Bã bia

34,4

Bắp cải

32,3

Thức ăn hỗn hợp 20%CP

3,2

Tăng trọng thực tế (g/con/ngày)

20



Loại thức ăn trong khẩu phần 2

Tỉ lệ trong khẩu
phần (% trạng
thái tươi)


Cỏ lông tây

29,2

Bã đậu nành

67,4

Thức ăn hỗn hợp 20%CP

3,4

Tăng trọng thực tế (g/con/ngày)

22,7

(12)
Loại thức ăn trong khẩu phần 3

Tỉ lệ trong khẩu
phần (% trạng

thái tươi)

Dây lá bìm bìm

34,3

Cỏ lông tây

24,5

Bã đậu nành

39,2

Thức ăn hỗn hợp 20%CP

2,0

Tăng trọng thực tế (g/con/ngày)

23,9

Loại thức ăn trong khẩu phần 4

Tỉ lệ trong khẩu
phần (% trạng
thái tươi)

Cỏ lông tây


32,4

Bã đậu nành

37,0

Cỏ đậu dây leo lá lớn

27,8

Thức ăn hỗn hợp 20%CP

2,8

Tăng trọng thực tế (g/con/ngày)

21,3


Loại thức ăn trong khẩu phần 5

Tỉ lệ trong khẩu
phần (% trạng
thái tươi)

Cỏ lông tây

23,5

Địa cúc


42,9

Bã đậu nành

30,6

Thức ăn hỗn hợp 20%CP

3,0

Tăng trọng thực tế (g/con/ngày)

25,7

Loại thức ăn trong khẩu phần 6

Tỉ lệ trong khẩu
phần (% trạng thái
tươi)

Lá rau muống

32,0

Cỏ lông tây

22.7

Bã đậu nành


41,2

Thức ăn hỗn hợp 20%CP

4,1

Tăng trọng thực tế (g/con/ngày)

22,5

Loại thức ăn trong khẩu phần 7

Tỉ lệ trong khẩu
phần (% trạng
thái tươi)

Rau muống

68,3

Cỏ lông tây

25,9

Lúa

5,8

Tăng trọng thực tế (g/con/ngày)


21,0


Loại thức ăn trong khẩu phần 8

Tỉ lệ trong khẩu
phần (% trạng
thái tươi)


Rau lang

74,9

Cỏ lông tây

17,4

Thức ăn hỗn hợp 20%CP

7,7

Tăng trọng thực tế (g/con/ngày)

20,3

Thỏ có ít tuyến mồ hôi dưới da, cơ chế thải nhiệt chủ yếu qua đường hô hấp, nếu nhiệt độ không khí
tăng nhanh và nóng kéo dài trên 35 độ C thì thỏ thở nhanh và nông để tải nhiệt khi đó thỏ dễ bị cảm
nóng. Thỏ thở rất nhẹ nhàng, không có tiếng động chỉ thấy thành bụng giao động do nhịp thở. Nếu

thỏ khỏe trong môi tr ường bình thường thì tần số hô hấp từ 60 – 90 lần/phút, nhịp đập của tim thỏ
rất nhanh và yếu trung bình từ 100 – 120 lần/phút. Thân nhiệt tần số hô hấp, nhịp đập của tim đều
liên quan thuần với nhiệt độ không khí.
Ở nước ta nhiệt độ môi trường thích hợp nhất với thỏ là từ 20 – 28,5 độ C. Cơ quan khứu giác của
thỏ phát triển, thỏ mẹ có thể phân biệt được con khác đàn mới đưa đến trong vòng một tiếng bằng
cách ngửi mùi. Cấu tạo khoang mũi rất phức tạp có nhiều vách ngăn chi chít lẫn các rãnh khoang
ngóc ngách, bụi bẩn hít vào sẽ đọng lại ở vách ngăn kích thích ngây viêm xoang mũi. Thỏ rất thính
và tinh trong đêm tối thỏ vẫn phát hiện được tiếng động nhỏ ở xung quanh và vẫn nhìn thấy để ăn
uống được bình thường.
1.2 Đặc điểm sinh trưởng
Giai đoạn thỏ bú mẹ từ 1 – 30 ngày tuổi
Ở giai đoạn này thỏ con sinh trưởng và phát triển chịu tác động của giai đoạn trong bào thai. Nếu
giai đoạn trong bào thai thỏ mẹ không được nuôi dưỡng, chăm sóc tốt thì không chỉ ảnh hưởng đến
số lượng và chất lượng của thai mà con ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng của thỏ con sau khi sinh ra
sẽ khiến cho thỏ con bị còi cọc và tỷ lệ chết rất cao.
Thỏ con sơ sinh rất nhạy cảm với nhiệt độ môi trường vì vậy nhiệt độ thích hợp cho những ngày đầu
sau sinh là 28 độ C, sau đó giảm dần xuống còn 25 độ C khi thỏ con được 1 tuần tuổi. Nếu nhiệt độ
không phù hợp như quá cao hoặc quá thấp thì thỏ con sẽ bỏ bú, da nhắn nheo biến màu và tỷ lệ chết
cao.
Các giống thỏ khác nhau thì khối lượng khi sinh ra sẽ khác nhau trong khoảng từ 40 – 80g. Khi mới
sinh ra thỏ con sẽ chưa mở mắt, toàn thân chưa có lông để lộ lớp da màu đỏ hồng. Thỏ lớn rất nhanh
sau 4 – 5 ngày khối lượng đã tăng gấp đôi, sau khoảng thời gian 1 tuần toàn thân mọc một lớp lông


mỏng mịn. Thời gian từ 9 – 12 ngày tuổi thỏ con sẽ mở mắt, tùy thuộc vào số lượng thỏ con càng
nhiều thì thời gian mở mắt sẽ càng muộn.
Sau thời gian 2 tuần tuổi thỏ con thích bò ra khỏi ổ và bắt đầu ăn các loại thức ăn khác ngoài sữa mẹ,
đến 3 tuần tuổi thỏ ăn được một lượng thức ăn rất đáng kể. Trong giai đoạn này thức ăn chủ yếu của
thỏ vẫn là sữa mẹ, vì vậy năng suất sữa mẹ là nhân tốt quyết định tốc tộ sinh trưởng của thỏ con.
Giai đoạn cai sữa

Giai đoạn đầu sau cai sữa khả năng sinh trưởng của thỏ chậm, đồng thời giai đoạn này thỏ lại thay
lông lần đầu (5 – 8 tuần tuổi), do đó thỏ khá yếu và dễ bị mắc bệnh nên cần phải chăm sóc, nuôi
dưỡng thỏ tốt. Từ 7 – 11 tuần tuổi thỏ thích ứng tốt với môi trường ngoại cảnh, độc lập với các ảnh
hưởng của thỏ mẹ, ăn được nhiều thức ăn nên thỏ sinh trưởng nhanh. Khả năng tăng trọng ở giai
đoạn này là cao nhất. Từ tuần tuổi thứ 12 trở đi tăng trọng giảm dần và bắt đầu phát dục

- Thỏ ở nước ta chủ yếu là giống thỏ Bạch, có trọng lượng trung bình từ 3- 5 kg. thỏ cái đẻ một
năm 3 lứa , mỗi lứa từ 4-7 con ,tuy nhiên theo kinh nghiệm nuôi nhà thì thỏ đẻ một năm 13
con.
-Ta có thể nuôi thuần dưỡng thỏ bắt từ rừng về hoặc mua thỏ ở các trại. Thỏ lấy từ các trại dạn
hơn ít có trạng thái hốt hoảng. Thỏ nuôi trong 1 tháng thì tách khỏi mẹ. Ta nuôi chúng ra một ô
khác. Mỗi ô có thể nuôi 2 đến 3 con. Nuôi chúng thêm một tháng nữa là bán giống. Thỏ giống
hiện nay rất hiếm nếu muốn mua bạn phải đặt hàng trước với các cơ sở sản xuất giống.
- Tỷ lệ ghép thỏ là 1 đực /3-5 cái. Thỏ đực nên nhốt riêng, chỉ khi phối giống mới thả chung. Thỏ
mới sinh đến 3 ngày tuổi cần nhiệt độ ấm áp 25-300c, được 1 tuần tuổi thỏ đã đầy đủ lông , có thể
chịu được nhiệt độ môi trường sống bên ngoài. Thỏ đực khi phối giống cần cho ăn thêm rau, cà
rốt, giá đậu... nảy mầm và thức ăn tinh, thức ăn giàu chất đạm, chất béo. Thỏ cái khi sinh con
cũng cần cho ăn thêm thức ăn tinh, và các loại rau quả để tăng lượng sữa cho con bú và để thỏ
con mau lớn. đảm bảo sức khoẻ cho thỏ mẹ tái sản xuất khi vừa cho con bú vừa phải mang thai.
- Sau khi đẻ 3 tháng, nếu được chăm sóc tốt, thỏ cái đã động dục. Có thể nhận biết thỏ động dục
bằng cách, động vào thấy chúng đứng yên, cong đuôi lên, lúc đó hãy mang thỏ con đi chỗ khác
và thả thỏ đực vào phối giống, để đề phòng thỏ đực cắn con. Thỏ thường hoạt động và ăn mạnh
vào ban đêm, nên cho lượng thức ăn buổi tối nhiều hơn ban ngày.
- Thỏ sinh sản bình thường, mỗi lứa sinh từ 4-7 con, cá biệt sinh tới 8 con. Nuôi thỏ khoảng 1-2
tháng thì xuất giống. Một tháng thỏ tăng 1-1.5kg. Sau 7-8 tháng có thể xuất thỏ thịt. Thỏ trưởng
thành nặng khoảng 5 kg, cá biệt có con 6 kg.
- Một con thỏ có khối lượng trung bình 4-5kg, tuổi thọ trung bình của chúng là 4-6 năm. Tuổi
thành thục về giới là 1 năm tuổi, nặng 3kg là có thể cho sinh sản.Cứ một đực ghép hai cái nhưng
phải chú ý thỏ không giao phối đồng huyết.



- Thỏ cái động đực 1-2 ngày và cho thỏ đực phối giống suốt ngày lẫn đêm. Thời gian có thai 1.5
tháng (40-45 ngày) thì đẻ, thỏ thường đẻ vào ban đêm, một năm đẻ 3 lứa, mỗi lứa đẻ 4-7 con,
thường là 5 con, trọng lượng sơ sinh bình quân 100 gr/con. Thỏ con mới đẻ ra kêu lít chít như
chuột. Thỏ mẹ không chỉ cho con mình đẻ ra bú mà còn cho cả những con không phải mình đẻ ra
bú bình thường.
- Thỏ con mới đẻ, chúng đỏ hỏn, mũm mĩm, nhưng chỉ vài giờ sau, da chúng đã co lại, để lộ rõ
những lông trắng bám trên mình, trong vòng 1-2 tuần đầu, lông còn mềm và rất hiền, ta có thề bắt
lên xem để phân biệt đực cái, đánh dấu theo dõi về sau.
- Thỏ con cứng cáp rất nhanh, thỏ con theo mẹ tăng trọng nhanh, bình quân 0.5-0.7 kg/con/tháng,
sau 1 tháng thì thỏ con biết ăn, nếu chăm sóc nuôi dưỡng tốt có thể đạt trọng lượng bình quân 3
kg/con. Nếu trong đàn có thỏ đực sắp trưởng thành (5-6 tháng) thì phải tách đàn nuôi riêng. Tỷ lệ
đực cái thích hợp là 1/8-10.
- Thỏ con, nuôi sau 1 năm khối lượng đạt 4kg, sau hai năm đạt 5-6kg.
2. Kỹ thuật xây dựng chuồng trại.
-Nuôi thỏ còn dễ hơn cả nuôi lợn, thậm chí có thể nuôi cả trên sân thượng nhà cao tầng. Diện
tích chuồng nuôi thỏ không cần rộng lắm, trung bình 1m 2/con. Chuồng nuôi thỏ nên làm nửa sáng
nửa tối, không cần ánh sáng trực tiếp, tránh mưa tạt và nắng nóng, bảo đảm khô sạch, thoáng mát.
Nền và sân chuồng làm bằng bê tông dày 8- 10cm, nghiêng khoảng 3-4%, để thoát nước và để thỏ
không đào hang chui ra... Xung quanh khu chuồng rào bằng lưới thép B40, cao trên 1,5m.
Thỏ thích ở hang nhưng không nên làm hang ngầm dưới đất, ta có thể làm hang giả cho thỏ
bằng tole uốn cong hoặc bằng ống cống phi 50-60cm, để nổi trên nền chuồng, dễ vệ sinh, sát trùng
Máng uống vừa phải, rộng 20-25cm, cao 20-25cm, để thỏ không ỉa đái vào và xây ở ngoài sân
nhằm nước vung vãi làm dơ bẩn, ẩm ướt nền chuồng. Trong chuồng nên để vài khúc gỗ, sắt hoặc đá
liếm để cho thỏ mài răng và không cắn phá chuồng.
Thành lồng cao 35 – 40cm, dài 90 – 180cm, sâu 60cm, khoảng cách giữa các lan chuồng từ 2 –
2,5cm. Một chuồng có thể làm nhiều ô, mỗi ô bà con có thể nhốt được một thỏ giống sinh sản, 5 – 6
con sau cai sữa hoặc 2 con hậu bị giống.
Đáy lồng phải nhẵn, phẳng để thỏ không gặm được, phải thiết kế lỗ hoặc khe hở để thoát phân và
nước tiểu.

Lưu ý: Bà con nên làm đáy lồng có thể tháo lắp ra được để thuận tiện cho việc làm vệ sinh chuồng
trại.
Xung quanh chuồng và các ngắn giữa các ô lồng có thể sử dụng vật liệu là lưới sắt hoặc sử dụng các
thanh tre vót tròn. Khi làm chuồng nuôi thỏ phải đảm bảo kích cỡ lồng không để thỏ chui ra được và
các loại động vật khác đặc biệt là chuột không thể chui vào chuồng cắn thỏ.
Trong mỗi ô lồng phải thiết kế một giá để thức ăn xanh, một máng để thức ăn tinh có thể làm bằng
sứ, tôn, sắt hoặc gáo dừa. Dụng cụ đựng nước uống có thể là máng chậu làm bằng xi măng có chiều


cao 8 – 10cm, rộng 10 – 15cm. Ngoài ra để thuận tiện hơn bà con có thể sử dụng van uống nước tự
động để thỏ uống nước được dễ dàng hợp vệ sinh hơn.
Ổ để cho thỏ đẻ có thể làm bằng gỗ mỏng có khung nẹp chắc chắn với chiều dài 50cm, rộng 35cm,
cao 10cm.
Lồng chuồng có thể đặt ở những nơi có bóng mát như dưới gốc cây, nhà có mái che để chống được
mưa, nắng, hoặc bà con có thể tận dụng các gian nhà trống để nuôi, chỗ đặt chuồng nuôi nên đảm
bảo thông thoáng sạch sẽ, chống gió lùa mạnh, mát mẻ về mùa hè, ấm áp về mùa đông, vệ sinh
chuồng trại và thoát phân được dễ dàng.
3. Thức ăn và cách cho ăn.
-Thỏ là loài ăn tạp, vì thế, thức ăn cho thỏ rất đa dạng như: rễ , lá, mầm cây, rau, củ, quả , kể
cả những loại chát, đắng... … Có thể bổ sung xương trâu, xương bò cho thỏ gặm để tăng canxi và
cho thỏ mài răng.
- Bình thường thỏ ăn 2kg thức ăn/con/ngày. Nhưng khi thỏ đẻ cần bổ sung thêm thức ăn tinh nhiều
chất đạm, chất béo, chất bột, đường... để thỏ con mau lớn, thỏ mẹ đỡ mất sức, vì vừa phải tiết sữa
nuôi con vừa mang thai. Thức ăn cho thỏ cần bổ sung thêm mầm, rễ cây các loại, thỏ đực sẽ phối
giống hăng hơn.
- Tăng chất khoáng cho 2g muối/con/ngày, nếu có điều kiện cho 100 – 200g cà rốt , rau
quả/con/ngày.
- Các thức ăn cần thiết :rau, củ, quả các loại, cám viên hỗn hợp, , bắp, đậu, các loại .Khẩu phân thức
ăn cơ bản hàng ngày cho mỗi con thỏ theo từng giai đoạn:
+ 1-3 tháng tuổi: Cho ăn mỗi con/ngày: 0,5kg rau, củ, quả các loại,

+ Từ 4-6 tháng tuổi: 0,8kg rau quả củ,
+ Từ 7-9 tháng tuổi: 1,2kg rau quả củ,
+ Từ 10-12 tháng tuổi: 2kg rau quả củ,
- Nước uống: Thỏ ăn rau, củ, quả nên ít uống nước, nhưng cũng phải có đủ nước sạch cho thỏ
uống tự do.
Trung bình 1 lít/5con/ngày. Thỏ thường uống nước vào buổi sáng và buổi trưa. Thỏ không thích
tắm ướt mình
4. Kỹ thuật nuôi dưỡng chăm sóc.
- Chăm sóc: Thỏ ở rất sạch vì vậy cần quét dọn chuồng trại sạch sẽ, khi vào chuồng trại quét
dọn, cần đi ủng để đề phòng thỏ vẩy lông sẽ bay vào chân gây đau đớn. Cần giữ yên tĩnh cho thỏ
nhất là khi thỏ ngủ. Khi thỏ sinh sản cần ngăn cách các đôi cẩn thận vì thỏ đực sẽ cắn chết con
của con thỏ khác. Thỉnh thoảng vuốt ve chúng cho quen và cho ra khỏi chồng chúng sẽ không đi
mà bám theo chủ. Cần giữ yên tĩnh khi nuôi không làm chúng giựt mình hoảng sợ dẫn đến chậm
lớn. Can giữ yên giấc ngủ vào ban ngày . Qua nhiều năm nuôi thư nghiệm chưa phát hiện thỏ bị
bệnh tật gì. Chúng rất dễ nuôi.


5. Thú y – phòng bệnh.
-Thỏ có khả năng đề kháng tốt, ít bị dịch bệnh, nhưng cũng có mắc một số bệnh thông thường:
- Bệnh ký sinh trùng ngoài da do ve, mò cắn gây nên ghẻ lở, ta có thể dùng thuốc bôi hoặc thỏ tự
liếm cũng khỏi. Để phòng bệnh ký sinh trùng ngoài da, ta nên vệ sinh sát trùng chuồng và xung
quanh chuồng mỗi tháng 1-2 lần.
- Bệnh đường ruột: Do khẩu phần thức ăn ta cung cấp không đầy đủ như ngoài thiên nhiên nên
thỏ có thể bị tiêu chảy, trong trường hợp đó, ta có thể dùng thuốc trị tiêu chảy hoặc bổ sung thêm
thức ăn đắng, chát như ổi xanh, cà rốt, rễ rau, rễ dừa... Để phòng bệnh tiêu chảy, ta nên cân đối
khẩu phần thức ăn đầy đủ cho thỏ, không nên cho thỏ ăn các loại thức ăn ẩm mốc, hôi thối, bẩn
thỉu...
Bệnh ghẻ thỏ
Trong chăn nuôi thỏ nói chung và trong chăn nuôi thỏ sinh sản nói riêng bệnh ghẻ là một trong
những loại bệnh mà thỏ thường xuyên mắc phải nhất.

Bệnh ghẻ thỏ do một loại ký sinh trùng gây ra, nó có thể tồn tại ở tất cả các dụng cụ chăn nuôi, tồn
tại ở chuồng nuôi, đáy chuồng nuôi… Vì vậy trong quá trình chăn nuôi thỏ bà con lưu ý khi phát
hiện ra các cá thể thỏ bị bệnh ghẻ bà con nên tiến hành điều trị kịp thời.
Sử dụng các loại thuốc điều trị nội và ngoại ký sinh trùng hiện nay được bán phổ biến trên thị trường
hoặc được bán ở các cơ sở thuốc thú y theo liều lượng hướng dẫn trên bao bì sản phẩm. Thời gian
điều trị cho thỏ rất ngắn từ 5 – 7 ngày thì các chỗ ghẻ sẽ bị bong vảy ra và thỏ sẽ khỏe mạnh trở lại.
Nếu bà con không chữa trị bệnh ghẻ cho thỏ thì trong quá trình chăn nuôi thỏ sẽ không phát triển tốt
được do quá trình bị ghẻ thỏ bị ngứa ngáy sẽ tiêu hao rất nhiều năng lượng khi gãi các chỗ ghẻ đó.
Trong thời gian dài thỏ không được chữa trị thì thỏ sẽ ăn ít đi, cơ thể bị hao mòn do thiếu chất dinh
dưỡng. Nếu bị ghẻ nặng các móng chân thỏ sẽ bị bong ra, dần dần thỏ bị gầy yếu nên dễ dàng bị các
bệnh khác dẫn đến thỏ bị chết.


Bệnh cầu trùng thỏ

Bệnh cầu trùng thỏ có 2 chủng có thể kí sinh ở gan hoặc có thể kí sinh ở ruột tuy nhiên chỉ phòng và
điều trị chung một loại thuốc đặc trị cầu trùng trong chăn nuôi gia súc hoặc gia cầm đó là SEB3.
Cách sử dụng thuốc SEB3 bằng cách pha vào trong nước uống hoặc trộn vào thức ăn với liều lượng
theo hướng dẫn in trên bao bì của sản phẩm.
Đối với thỏ thì trong người đã luôn mang vi khuẩn cầu trùng bên trong. Tuy nhiên đối với thỏ trưởng
thành sẽ không bị chết bởi bệnh vi khuẩn cầu trùng mà thỏ chỉ chết khi thể cầu trùng bị quá nặng và
bị thêm một số bệnh nào đó dẫn tới viêm nhiễm kế phát.


Bệnh vi khuẩn cầu trùng xảy ra nhiều nhất ở giai đoạn thỏ sau cai sữa trong khoảng thời gian 35 – 40
ngày tuổi. Sau khi cai sữa xong sức đề kháng của thỏ còn yếu nên có thể bị lây nhiễm bệnh vi khuẩn
cầu trùng từ mẹ sang trong khoảng thời gian 15 ngày.
Để phòng bệnh vi khuẩn cầu trùng yếu tố đầu tiên là phải vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, thức ăn, nước
uống phải đảm bảo hợp vệ sinh bởi vì vòng đời của vi khuẩn cầu trùng là ăn vào rồi thải ra, rồi
nhiễm lại.

Ấu trùng cầu trùng tồn tại trong điều kiện môi trường ẩm ướt khi trời mưa và vi khuẩn sẽ bị dồn về
chỗ trũng. Khi sử dụng các loại thức ăn như rau, củ quả cắt ở các vùng trũng hoặc bờ ruộng, đặc biệt
là rau cỏ sử dụng phân tươi để bón thì tỉ lệ nhiễm vi khuẩn cầu trùng rất lớn.
Khi thỏ con cai sữa bà con cần phải đề phòng bệnh cầu trùng kịp thời vì loại bệnh này sẽ gây ảnh
hướng rất lớn tới năng suất chăn nuôi. Thường xuyên theo dõi thỏ con để phòng trị bệnh kịp thời mới
đảm bảo thỏ có thể khỏe mạnh trở lại, nếu bệnh cầu trùng bị quá nặng sẽ không thể chữa trị.
Sau khi thỏ con tách ra khỏi con mẹ thì bà con nên sử dụng các loại thuốc kháng sinh cho thỏ uống
để phòng bệnh cầu trùng.


Bệnh bại huyết thỏ

Đây là loại bệnh xảy ra ở nhiều nước trên thế giới nhưng chỉ mới xảy ra ở Việt Nam trong khoảng
thời gian từ năm 1999 trở lại đây. Là bệnh truyền nhiễm cấp tính do một loại vi rút gây ra có tính lây
lan rất nhanh và rộng. Trong môi trường nhiễm bệnh điều kiện vệ sinh nuôi dưỡng kém sẽ làm cho
bệnh bùng phát rất nhanh, rộng và gây chết thỏ hàng loạt. Bệnh chủ yếu xảy ra ở thỏ lớn, lứa tuổi từ
1,5 tháng tuổi trở lên.
Triệu chứng lâm sàng





Thỏ vẫn ăn uống bình thường.
Đôi khi thỏ lờ đờ.
Bỏ ăn trong thời gian ngắn rồi chết hàng loạt.
Trước khi chết thỏ giãy giụa, quay vòng, máu ọc ra ở mồm, mũi, gan sưng to, bở, vành tim,
phổi, khí quản xuất huyết.

Phòng bệnh

Bệnh bại huyết thỏ việc chữa trị hầu như chưa có hiệu quả mà chủ yếu là cách phòng bệnh cho thỏ.
Phòng bệnh cho thỏ bằng cách tiêm phòng vắcxin VHD bại huyết định kỳ với liều lượng 1ml/con
thường xuyên tiêm cho thỏ trong thời gian 6 – 8 tháng/lần.


Cùng với việc tiêm phòng cần phải thường xuyên vệ sinh sát trùng chuồng trại để tránh sự tồn tại và
xâm nhập của mầm bệnh.


Bệnh đau bụng ỉa chảy

Thực chất của loại bệnh này là do thỏ bị rối loạn tiêu hóa do chuyển tiếp thức ăn đột ngột, thức ăn,
nước uống bị dính tạp chất bẩn như dính nước mưa, nước hồ ao bẩn, uống nước lạnh hoặc thỏ nằm
trên đáy lồng cao bị gió lạnh lùa vào bụng…
Thỏ ở lứa tuổi sau khi cai sữa 1 tuần đến khi được 3 tháng rất hay bị mắc bệnh này.
Dấu hiệu của bệnh




Phân thỏ lúc đầu hơi nhão sau đó lỏng dần thấm dính bết lông quanh hậu môn.
Thỏ kém ăn, lờ đờ.
Uống nước nhiều, gầy yếu dần rồi chết.

Trị bệnh




Cần đình chỉ ngay các loại thức ăn nước uống hoặc yếu tố gây mất vệ sinh.

Cho thỏ uống ngay nước chiết suất đặc của cây nhọ nồi, búp chè, búp lá ổi, cỏ sữa…
Cho thỏ uống Colinorgen hoặc Sulfaganidin với liều lượng 0,1g/kg thể trọng với thời gian 3
ngày liền.


Bệnh viêm mũi

Xoang mũi của thỏ có rất nhiều vách ngăn phức tạp, trong đó thường chứa đọng các vi khuẩn tiềm
sinh và bụi bặm. Nếu thỏ bị tác động của môi trường không khí ngột ngạt, thay đổi thời tiết đột ngột,
gió lùa mạnh, ẩm thấp, vận chuyển đường dài, thỏ mệt nhọc thì bệnh viêm mũi phát ra đôi khi kết
hợp với bệnh khác như tụ huyết trùng, tụ cầu trùng thì bệnh sẽ trở nên nặng và phức tạp hơn.
Dấu hiệu



Thỏ bị viêm mũi sẽ hắt hơi, chảy nước mũi, khó thỏ và thở có tiếng ran sau đó có dịch mủ
chảy ra và sốt.
Thỏ thường lấy 2 chân trước dụi mũi nên lông phía trong 2 bàn chân trước bị rối, dính bết lại.

Phòng bệnh
Biện pháp phòng bệnh chủ yếu là tạo nên môi trường vệ sinh phù hợp, đặc biệt khi vận chuyển thỏ đi
xa cần tránh mưa, nắng, gió lùa mạnh, lồng vận chuyển phải có vách ngăn, có đồ lót khô, sạch,
không nhốt quá chặt để thỏ đè lên nhau.


Trị bệnh





Khi thỏ mới bị viêm mũi cần phải thay đổi môi trường hợp vệ sinh
Dùng các loại thuốc như Chloramphenicol, Streptomycin, Kanamycin để nhỏ vào hai lỗ mũi
thỏ với liều lượng nhỏ hai lần mỗi ngày cho đến khi thỏ khỏi bệnh.
Nếu thỏ bị bệnh viêm mũi nặng cần tiêm thêm cho thỏ Streptomycin liều lượng 0,1g/kg thể
trọng hoặc tiêm Kanamycin với liều 0,05g/kg thể trọng trong thời gian 3 ngày liền.

Một số thao tác trong chăn nuôi thỏ
1.

Bắt thỏ

Do thỏ có tập tính động dục ầm thầm lặng lẽ nên bà con cần phải bắt thỏ để kiểm tra nhưng cần phải
lưu ý một số điều dưới đây:




Bà con không được cầm trực tiếp tai thỏ nhấc lên vì sẽ làm cho các mạch mau, dây chằng,
thần kinh bị đứt, làm tụ máu và rũ tai thỏ.
Không được cầm nắm bụng thỏ để xách lên vì sẽ làm cho thỏ bị bục dạ dày, đứt ruột, sảy thai.
Không nắm trực tiếp hai chân sau thỏ rồi xách lên vì có thể làm cho thỏ bị xảy thai.

Đối với thỏ trưởng thành bà con dùng tay thuận của mình nắm lấy toàn bộ phần đầu, tai cũng như
phần da gáy sau lưng thỏ và tay còn lại đỡ phần đuôi của thỏ vừa thuận tiện cho quá trình kiểm tra
vừa không gây tổn hại cho thỏ.
2.

Phân biệt thỏ đực, thỏ cái

Trong chăn nuôi thỏ bà con có thể phân biệt thỏ đực và thỏ trong khoảng thời gian thỏ được 20 ngày

tuổi. Nên tiến hành phân biệt giới tính cho thỏ trước khi cai sữa để tách ra nuôi dưỡng riêng.
Phân biệt thỏ đực, thỏ cái bằng cách dùng một tay cầm da gáy nhấc thỏ lên sau đó dùng tay còn lại
kẹp đuôi thỏ vào ngữa hai ngón tay trỏ và ngón tay giữa, ngón tay cái ấn nhẹ vào lỗ sinh dục và vuốt
ngược lên phía bụng.
Nếu thấy lỗ sinh dục của thỏ tròn, hình trụ nổi lên và xa lỗ hậu môn thì đó là con đực. Nếu lỗ sinh
dục kéo dài thành khe rãnh, gần lỗ hậu môn thì đó là thỏ cái.
3.

Tiêm thỏ

Bà con có thể tiêm cho thỏ bằng 2 đường tiêm đó là tiêm bắp và tiêm ở dưới da.
Tiêm bắp





Vị trí tiêm ở mặt trong đùi nơi có bắp cơ dày, không có mạch máu lớn.
Một người bắt thỏ còn người kia sẽ tiêm bằng cách một tay giữ chân thỏ, dùng tay thuận cầm
bơm tiêm đặt mũi tiêm vào dưới ngón tay cái đang đặt ở vị trí cần tiêm trên chân thỏ, nhẹ
nhàng bơm thuốc vào.

Tiêm dưới da


Bà con dùng một tay nhấc lớp da gáy thỏ kẹp giữa ngón cái và ngón trỏ, tay thuận cầm bơm
tiêm đưa mũi tiêm vào vị trí da được kẹp giữa hai ngón tay và nhẹ nhàng bơm thuốc vào.
4. Sát trùng tiêu độc

Ngoài công việc vệ sinh hàng ngày ra bà con cần định kỳ sát trùng lồng chuồng, máng ăn uống, ổ đẻ

để tiêu diệt các ổ vi trùng và ký sinh trùng ngưng tụ lâu ngày.
Lịch sát trùng tiêu độc như sau








Mỗi tuần sát trùng máng ăn, máng uống 2 lần.
Hai tuần sát trùng lồng chuồng, lưới cỏ 1 lần.
Sau khi bỏ ổ đẻ ra phải dọn sạch, rửa xong phơi khô trước khi lót ổ đưa vào lồng đẻ thì phải
sát trùng.
Mỗi quý phải quét dọn mặt bằng, rắc vôi bột hoặc phun thuốc sát trùng, thuốc diệt ruồi muỗi
1 lần.
Trước khi sát trùng bà con cần phải quét dọn, rửa sạch rồi mới sử lý các biện pháp sát trùng
như dùng lửa bằng đèn khò hoặc bằng giẻ tẩm dầu thiêu, dùng nước vôi dội, ngâm, dùng nước
vôi tôi 10% hoặc dung dịch than củi, tro bếp 20% đun sôi lọc kỹ để phun và ngâm sát trùng
dụng cụ chuồng nuôi.
Có thể dùng các loại thuốc khử trùng được khuyến cáo để diệt trừ các mầm bệnh gây hại.
I. NUÔI THỎ SINH SẢN
1. Nuôi Thỏ đực
Nuôi thỏ sinh sản bao gồm thỏ đực giống và thỏ cái giống. Yêu cầu là thỏ đực phối
được nhiều thỏ cái và đạt tỉ lệ thụ thai cao thường đạt tỉ lệ trung bình trên 70%. Tránh thỏ
đực quá mập mở hay quá gầy. Tránh cho thỏ ăn quá nhiều làm cho thỏ đực lười, sản xuất
tinh trùng kém. Thỏ đực ngoài cho ăn rau cỏ cần bổ sung thêm khoãng 50 g lúa, bắp hay
đậu. Đối với thỏ đực có thể cho ăn lúa 3 ngày liên tục kết quả phối giống thụ thai sẽ rất
tốt. Thức ăn cần giàu đạm và vitamin nhất là vitamin A và E vì chúng có vai trò quan
trọng trên cơ sở phát triển tế bào và mô cơ. Thường 1 thỏ đực có thể phối cho từ 9-12 thỏ

cái. Tuổi thỏ đực có thể sử dụng từ 8-10 tháng tuổi.

2. Chọn Thỏ đực


Chọn thỏ đực tương đối quan trọng, vì nó truyền đặc tính rộng rải của mình hơn
thỏ cái. Tiêu chuẩn chọn thỏ đực :
- To con, đầu to vừa
- Ngực, mông và vai to
- Lưng rộng
- Chân sau to
- Mạnh dạn và hăng hái
- Phải đạt tiêu chuẩn về trọng lượng qui định cho mỗi giống thỏ


3. Chọn Thỏ cái
- To con nhưng không quá mập
- Dài và rộng ngang nhất là phần mông
- Đầu tương đối nhẹ
- Lông mướt mịn
Thông thường khó chọn được thỏ cái tốt nếu chỉ căn cứ vào hình dáng bên ngoài.
Vì thế cần chọn những con thỏ cái mà mẹ nó là những con thỏ tốt. Ví dụ như sai con (>6
con), nuôi con tốt (con mau lớn và ít chết).

4- Chọn thỏ con làm thỏ giống
Chọn những thỏ con có cha mẹ tốt, trong bầy thỏ này chọn những con nhanh lẹ
làm thỏ giống, những con thỏ làm giống có thể cai sữa muộn hơn khoãng 6 tuần tuổi thay
vì 3-4 tuần.
Sau khi đã cai sữa thỏ thì nên tách riêng cái và đực ngay lúc đó hoặc có thể để trễ
1-2 tuần sau. Cần thiết tránh những kích xúc liên tục đối với thỏ như đi xa, xổ lải và

chích ngừa. Khi cai sữa thỏ con thì ta bắt thỏ mẹ ra khỏi chuồng và để thỏ con ở lại
chuồng cũ để tránh kích xúc về mặt chuồng tại, di chuyển. Chích ngừa cho thỏ phải tránh
lúc thỏ yếu và 2 lần chích phải cách nhau khoảng 1 tuần.
Khi thỏ được 4 tháng thì tách riêng từng con và nuôi trong một căn lồng riêng và
sau đó đánh số thỏ giống để phân biệt và lập phiếu kiểm soát sinh trưởng và sinh sản của
thỏ cái và thỏ đực.

5. Tuổi cho thỏ sinh sản
Trong điều kiện ĐBSCL thì thỏ cái lai 3-4 tháng tuổi đã có khả năng giao phối.
Tuy nhiên vào tuổi này thỏ cái thành thục chưa đầy đủ, cho nên cho thỏ sinh sản vào tuổi
này sẽ có sữa ít, số con không sai, thỏ con dễ bệnh. Vì thế phải để thỏ sinh sản ở tuối 8
tháng đối với thỏ đực, và đối với thỏ cái là 6 tháng. Ở các trại giống thì thỏ cái sinh sản
là 8 tháng và thỏ đực là 10 tháng.
Một thỏ đực có thể nhảy 8-12 thỏ cái (trung bình là 10 con). Căn cứ vào số lượng
này ta tính lượng thỏ đực cần thiết phải nuôi. Thời gian sử dụng thỏ giống tùy thuộc vào:
số con thỏ cái đẻ và tình trạng sức khoẻ thỏ cái. Nếu thỏ cái đẻ 5 lứa/năm thì có thể sử
dụng trong vòng 3 năm nó tuỳ theo tình trạng sức khoẻ và khả năng sinh con, sau đó thì
vỗ béo bán thịt. Còn đối với thỏ đực thì cũng có thể sử dụng trong 3 năm tùy tình trạng
sức khoẻ và khả năng sai con của nó.


Mẫu phiếu theo dõi thỏ cái
PHIẾU THỎ CÁI
Số: 128

Dòng: New Zealand

Sinh : 10.1.1987
Số thỏ cha: 23


Ngày phối

thỏ
đực số

12.2.1988

Số thỏ mẹ: 68

Khám
thai 15
ngày

Ngày đẻ

+

11.2

123

Số thỏ con

Cân

Cai sữa

Sử dụng

Tỉ lệ


Sống

Chết

Ngày
21

Ngày

TL

Giống

Thịt

Chết

8

2

350g/
8c

11.3

500g

3


5

20%

(8c)

Mẫu phiếu thỏ đực
PHIẾU THỎ ĐỰC
Số: 139

Dòng: Papillon Francais

Sinh: 30.1.1986
Số thỏ cha: 45

Số thỏ mẹ: 28

Cho thỏ
nhảy ngày

Thỏ cái số

12.7.1986

134

Kết quả mỗi
lần nhảy
Có thai


Số thỏ con
Sống

Chết

8

0

Nhận xét

Hăng hái và lanh lẹ

Nhận
xét

tốt


6. Thỏ cái lên giống:
Khó có thể xác định được thời kỳ lên giống của thỏ cái. Tuy nhiên có thể dựa vào
một số triệu chứng và những triệu chứng này chỉ có tính chất tương đối. Bình thường khi
thỏ nghỉ ngơi, thỏ nằm dồn thành một khối tròn, 2 chân trước duỗi ra, chân sau được xếp
dưới bụng, và lưng làm thành hình vòng cung. Nhưng khi lên giống thì thỏ nằm duỗi ra
trong lồng, mông chỏng lên hơi cao. Âm hộ có con hơi sưng to lên, màu niêm mạc của
âm hộ cũng có màu hồng. Trong một số trường hợp của có dịch nhờn chảy ra. Có những
con chạy tới chạy lui, cắn cỏ cắn máng. Điều này đòi hỏi phải có nhiều kinh nghiệm mới
có thể biết được thỏ cái lên giống.
Trường hợp thỏ cái không chịu cho thỏ đực nhảy thì có thể kích thích thỏ cái.

Chúng ta có thể tiến hành như sau bỏ thỏ cái vào lồng thỏ đực trong vòng vài giờ sau đó
bắt thỏ cái ra. Hoặc là bỏ một nắm cỏ của lồng thỏ đực cho vào trong lồng thỏ cái, cũng
có thể nhốt thỏ cái kế lồng thỏ từ 24-48 giờ. Sau đó thỏ cái có thể chịu nhảy. Cũng có thể
dùng các loại kích dục tố để kích thích thỏ cái lên giống và chịu cho đực phối trong
những trường thỏ cái không có biểu hiện lên giống và không cho thỏ đực nhảy.

7. Cho thỏ phối giống
Thường cho thỏ cái phối giống vào sáng sớm hay chiều mát, không nên cho thỏ
phối vào lúc nắng nóng vì điều kiện nóng sẽ không thuận lợi do stress nhiệt.
Bắt thỏ cái bỏ nhẹ nhàng vào trong lồng thỏ đực, không nên bắt thỏ đực bỏ vào
trong lồng thỏ cái do có thể làm cho thỏ đực hoảng sợ với môi trường mới không chịu
phối, cũng như thỏ đực phải nhiều lần bị bắt chuyển qua lồng khác. Phải quan sát coi thỏ
nhảy. Khi nhảy được thỏ cái, thỏ đực sẽ kêu lên một tiếng và ngã sang bên cạnh là đạt.
Thỏ đực chỉ có thể nhảy từ 1-2 lần. Không nên để thỏ cái trong lồng thỏ đực suốt đêm
làm mất sức cả thỏ đực và cái. Trong một vài trại cho thỏ đực nhảy liên tiếp 2 lần trước
khi bắt thỏ cái ra, chỉ áp dụng cách này khi thỏ đực ít nhảy. Cách dùng 2 thỏ đực khác
nhau để nhảy 1 thỏ cái có hạn chế là: Không xác định được di truyền con đực nào và thỏ
cái yếu sức sẽ không chịu đực. Thỏ đực tốt có thể cho nhảy 2 lần 1 ngày.

8. Chăm sóc thỏ cái có thai
Thời gian mang thai của thỏ cái là 30 ngày, có thể sớm hoặc trể hơn 1-2 ngày. Sau
khi cho thỏ nhảy nếu khoãng 6-7 ngày sau mà thỏ cắn cỏ, lông để làm ổ thì có thể kết
luận là thỏ không có thai. Thỏ có thai thì nên đặt thỏ ở một nơi yên tỉnh, kín đáo và sau
15 ngày thì khám thai. Sau đó thì cho thỏ vào lồng rộng hơn, có nước uống thường
xuyên, có cỏ đầy đủ và thêm thức ăn bổ sung, bột cá, bánh dầu.


9. Kiểm soát thỏ cái có thai
Kiểm soát tốt nhất là ngày thứ 15, nên khám coi thỏ có thai hay không? Không
nên khám thai sau ngày thứ 18

Cách khám:
- Sờ bằng tay: bắt thỏ cái đặt nhẹ nhàng lên trên mặt nhám, tay phải nắm lổ tai và
vai thỏ, tay trái đặt dưới mình thỏ giữa 2 chân sau và trước vùng xương chậu, đặt ngón
cái 1 bên và 4 ngón còn lại một bên, lướt nhẹ nhàng từ trước ra sau, nếu gặp 1 cục tròn
nhỏ như sâu chuỗi là thỏ có thai.. Nên phân biệt với phân thỏ nằm gần xương sống và
trực tràng.
10. Cho thỏ đẻ
Căn cứ vào ngày phối ghi chép mà chuẩn bị ngày thỏ đẻ. Thông thường thời gian
mang thai của thỏ là 1 tháng, tuy nhiên thỏ có thể đẻ sớm hay trễ hơn 1-2 ngày là chuyện
bình thường. Ta cần thiết phải chuẩn bị ổ đẻ cho thỏ. Ổ thỏ đẻ có thể được đóng bằng gỗ
(như trình bày ở phần chuồng trại). Cũng có thể dùng các rổ bằng tre hay nhựa. cho vào
một ít vải vụn. Trước khi đẻ, thỏ mẹ sẽ cắn lông ở bụng và lót vào ổ. Thỏ đẻ nhanh và tự
ra nhau thai. Ta cần theo dõi để lấy nhau thai chôn đi.
Cho thỏ sơ sinh bú là điều quan trọng, nếu thực hiện cẩn thận và kết quả thỏ con
bú đầy đủ sẽ nâng cao số con còn sống sau cai sữa. Sự thất bại thường xảy ra giai đoạn
này. Chú ý là thỏ con cần được sự giúp đỡ để bú mẹ, đặc biệt là thỏ mẹ ở lứa hậu bị. Phải
theo dõi và cho bú đầy đủ, mỗi ngày chúng ta có thể cho bú chỉ 1 lần vào buổi sáng. Thỏ
con sơ sinh có thể tách ra khỏi mẹ để vào ổ lót bằng nhựa nơi khô ráo, ấm áp và tránh bị
thỏ mẹ vào ổ đẻ bới con văng ra hay đè chết. Thỏ con bú đầy đủ sẽ ngũ yên và da căng
bóng, trường hợp thiếu sữa thỏ sẽ cựa quậy nhiều và da nhăn, gầy còm. Thỏ mở mắt từ 913 ngày, ta có thể tập ăn tại lồng của thỏ con bằng rau xanh tốt và các loại thức ăn bổ
sung có chất lượng mà không cần cho theo mẹ. Như vậy chúng ta tạo điều kiện để cai
sữa tốt và thỏ mà ít bị ảnh hưởng bởi thỏ con. Thông thường chúng ta cai sữa chúng từ
30-35 ngày tuổi.

11. Một số khẩu phần tham khảo để nuôi thỏ sinh sản
Dựa trên các nghiên cứu trên thỏ lai sinh sản tại Trường Đại Học Cần Thơ trong
những năm qua, chúng tôi nhận thấy rằng để cung cấp cho thỏ sinh sản đủ yêu cầu dinh
dưỡng chúng ta có thể áp dụng tiêu chuẩn ăn của thỏ sinh sản dựa trên khẩu phần thỏ
mang thai vào tuần thứ 1. Ở tuần thứ 2 của giai đoạn mang thai tăng lượng thức ăn của
toàn khẩu phần lên 5%, tuần thứ 3 tăng lên 10% và tuần thứ 4 tăng lên 15% so với khẩu

phần thỏ mang thai tuần 1. Sau khi đẻ, tuần đầu tiên lượng thức ăn toàn bộ nên tăng
10%, tuần thứ 2 và 3 tăng lên 30% và tuần thứ 4 của giai đoạn nuôi con tăng lên 40% so


với tuần 1 của giai đoạn mang thai. Vì thông thường đối với thỏ lai chúng ta cai sữa vào
cuối tuần thứ 4.
+ Thỏ có thai:
Ở thỏ có thai nên giảm bớt lượng cỏ tươi, vì cỏ tươi nhiều mà tỉ lệ nước cao làm
dạ dày thỏ luôn đầy thức ăn và nặng, đè lên thai làm cho sự phát triển thai bị hạn chế.
Khoãng 4-5 ngày trước khi thỏ đẻ nên cho ăn thêm cám, khoai củ, tăng rau cỏ tươi để
tránh thỏ bị bón.
Các khẩu phần tham khảo cho thỏ cái sinh sản các giai đoạn
Loại thỏ

Các loại thức ăn (g/ con/ ngày)
Hỗn hợp

Thô xanh

Củ quả


khác

Nái mang thai

150 – 200

450 – 500


150 – 200

50

Nái nuôi con

200 – 250

600 – 800

200 - 300

70 – 100

Nguồn: Đinh Văn Bình (2013)


Loại thức ăn trong khẩu phần 1

Tỉ lệ trong khẩu phần
(% trạng thái tươi)

Cỏ lông tây

30,2

Rau lang

57,7


Lá rau muống

10,1

Thức ăn hổn hợp 20%CP

4,5

Loại thức ăn trong khẩu phần 2

Tỉ lệ trong khẩu phần
(% trạng thái tươi)

Cỏ lông tây

37,5

Lá rau muống

55,3

Thức ăn hổn hợp 20%CP

9,4


×