Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

Lịch sử tư tưởng chính trị tư TƯỞNG NHÂN NGHĨA của NGUYỄN TRÃI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (161.4 KB, 31 trang )

A. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
“Dân ta phải biết sử ta
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”
(Hồ Chí Minh)
Lịch sử dân tộc Việt Nam là công cuộc dựng nước và giữ nước. Trong
dòng chảy hào hùng ấy đã sản sinh ra biết bao cá nhân anh hùng. Trong số
những nhà tư tưởng yêu nước đầu thếa kỷ XV, Nguyễn Trãi được khẳng định
là người xuất sắc nhất. Để có được sự đánh giá đó khôngchỉ do cuộc đời đức
độ hay những công lao to lớn về quân sự mà quan trọng trước hết là nhờ tư
tưởng vượt tầm thời đại của ông. Như vua Lê Thánh Tông đã từng đưa ra lời
nhận định: “Ức Trai tâm thượng sao Khuê tảo”. Một trong số đó là tư tưởng
nhân nghĩa, nổi bật trong tư tưởng này là “yêu dân”, một tư tưởng đã được
ông nâng lên khái quát thành quy luật bất biến trong mọi công cuộc cứu nước
và dựng nước của lịch sử dân tộc.
“Nguyễn Trãi là khí phách của dân tộc là tinh hoa của dân tộc” (1). Như
Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói, chúng ta không thể không tìm hiểu,
nghiên cứu và học tập. Nguyễn Trãi là một trong số những đoá hoa quý, đẹp
nhất của dân tộc, một tấm gương sáng chói của dân tộc. Chúng ta có nhiệm vụ
phải làm sáng rõ hơn nữa đạo đức, công lao, sự nghiệp của Nguyễn Trãi, để
bản thân chúng ta và các thế hệ mai sau có thể tiếp thu và kế thừa, phát huy
những truyền thống ưu tú của dân tộc đã cung đúc vào Nguyễn Trãi một
người Việt Nam kỳ diệu cách đây hơn 500 năm.
Cái chết bi thảm của Nguyễn Trãi như một vết đen trong lịch sử phong
kiến Việt Nam và cuộc đời đầy gian truân của ông như dân tộc Việt Nam ;có
những lức tưởng như cận kề với cái chết nhưng ông vẫn kiên trì theo đuổi lý
tưởng của mình, gạt bỏ mọi cám dỗ tầm thường nêu cao đạo đức cần, kiệm,
liêm, chính, hoà mình vào cuộc sống của nhân dân với tấm lòng cảm thông
sâu sắc. Nhân cách ấy, con người ấy, tư tưởng ấy thật vĩ đại!
(1)


Phạm Văn Đồng. Nguyễn Trãi Người anh hùng dân tộc báo. Nhân dân số 3099 ngày 19/9/1962

0


Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về cuộc đời Nguyễn Trãi nói
chung và tư tưởng nhân nghĩa của ông nói riêng. Thế nhưng với vị thế và ảnh
hưởng của ông đối với lịch sử thì việc nghiên cứu về Nguyễn Trãi là một đề tài
không bao giờ cũ. Nó không chỉ giúp cho bản thân người tiến hành hiểu thêm
về cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Trãi mà còn đối với những cá nhân khác.
Đồng thời trước thực trạng yếu kém hay có những cái nhìn sai lệch về
lịch sử trong giới trẻ hiện nay cũng như một số công trình nghiên cứu chưa
thực sự đi sâu vào tư tưởng của Nguyễn Trãi đã thôi thúc em tìm hiểu đề tài
“Tư tưởng nhân nghĩa Nguyễn Trãi” ở phạm vi một bài tiểu luận. Như thế có
nghĩa là trong bài tiểu luận này, khía cạnh được nghiên cứu là tư tưởng “nhân
nghĩa” – đây là tư tưởng hàng đầu xuyên suốt trong cuộc đời của Nguyễn
Trãi. Tư tưởng ấy bắt nguồn từ lòng yêu nước, thương dân, tận trung với
nước, tận hiếu với dân của Nguyễn Trãi. Đó là đặc điểm rất lớn trong tư tưởng
và đạo đức làm người của Nguyễn Trãi.
Với ý nghĩa mang tính lịch sử và thời đại, em quyết định chọn đề tài
tiểu luận là “Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi” để góp phần chứng
minh và làm rõ hơn tư tưởng nhân nghĩa của ông, và để chứng minh thêm sức
sống lâu bền của nó trong chiều dài lịch sử dân tộc và lấy ý tưởng này làm
nền tảng cho các nhà chính trị tương lai để xây dựng tư tưởng nhân cho mình.
Từ tư tưởng đó chúng ta tìm hiểu và vận dụng tư tưởng của ông vào điều kiện
hiện nay, phát huy những tư tưởng tích cực và tiến độ để phù hợp với điều
kiện của đất nước để xây dựng đất nước Việt Nam ngày càng to đẹp hơn.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài.
Với vị trí và tầm quan trọng về tư tưởng “Nhân nghĩa” của Nguyễn Trãi
cũng như ý nghĩa của tư tưởng đó đối với sự nghiệp cách mạng nước nhà nên

đã có rất nhiều công trình khoa học, nhiều khoá luận tốt nghiệp nhiều bài viết
đăng trên tạp chí cộng sản đề cập đến vấn đề này. Trong đó nổi bật nhất là
những cuốn sách sau :
- “Nguyễn Trãi – Anh hùng giải phóng dân tộc – Danh nhân văn hoá
thế giới” của tác giả Nguyễn Tường Minh.

1


Ngoài ra còn có một số cuốn sách “Nguyễn Trãi – Nhà chính trị và văn
hoá thiên tài” của tác giả Nguyễn Đổng Chi.
Tác phẩm “Nguyễn Trãi – Khí phách và tinh hoa của dân tộc” của Viện
văn học.
Tác phẩm “Nguyễn Trãi – Người anh hùng dân tộc vĩ đại nhà văn hoá
kiệt xuất” của Phạm Văn Đồng – Võ Nguyên Giáp (NXB Sự thật).
3. Mục tiêu nghiên cứu đề tài
Tiểu luận nghiên cứu về tư tưởng “Nhân nghĩa” của Nguyễn Trãi nhằm
làm rõ quá trình vận động hình thái và phát triển của tư tưởng nhân nghĩa của
ông. Đồng thời khẳng định vai trò to lớn về cuộc đời sự nghiệp của ông đối
với đất nước, đặc biệt trong cuộc đời của ông đã để lại những tác phẩm thơ
văn lớn cho nền văn học Việt Nam và những tư tưởng chính trị sâu sắc cho
nền chính trị Việt Nam. Từ những tư tưởng chính trị đó của Nguyễn Trãi mà
những nhà chính trị sau này của Việt Nam đã dựa trên cái gốc của tư tưởng
Nhân nghĩa, cái gốc của nhân dân, lấy dân làm gốc để xây dựng cho tư tưởng
chính trị của mình. Do vậy mà mục đích của việc nghiên cứu đề tài này là làm
rõ hơn về cuộc đời sự nghiệp của ông đã cống hiến cho dân tộc Việt Nam.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành tiểu luận về tư tưởng “Nhân nghĩa” của Nguyễn Trãi,
em dựa trên phương pháp duy vật lịch sử và phương pháp duy vật biện chứng,
kết hợp với phương pháp lôgic. Đồng thời kế thừa kết quả nghiên cứu của các

nhà nghiên cứu, các bài khoá luận của những sinh viên khoá trước có nội
dung liên quan đến đề tài.
5. Cấu trúc của đề tài
Cấu trúc của đề tài gồm có 3 phần chính:
A. MỞ ĐẦU
B. NỘI DUNG
C. KẾT LUẬN
Ngoài ra còn có danh mục tài liệu tham khảo.

2


B. NỘI DUNG
CHƯƠNG 1 :
TÌNH HÌNH VIỆT NAM Ở THẾ KỶ XV
Nguyễn Trãi sinh ra và lớn lên trong một thời kỳ lịch sử đầy bão táp và
biến động. Triều Trần thì sa đoạ, nhiều đại thần mắc tệ tham nhũng, rượu chè,
cờ bạc, tham ăn háo sắc. Vua Trần Dụ Tông ăn chơi xa xỉ truỵ lạc, cung đình
khủng hoảng khi Dương Nhật Lễ nối ngôi Dụ Tông đã âm mưu đổi họ bị các
quan thần triều đình lật đổ; như vậy, triều đình sa đoạ, chính trị khủng hoảng
trầm trọng, triều Trần đang trên đà suy tàn. Làn sóng khởi nghĩa của nông dân
và nô tỳ chống lại chế độ điền trang thái ấp và sự bóc lột tàn bạo của tầng lớp
đai quý tộc làm cho chế độ phong kiến nhà Trần lung lay đến tận gốc, cùng
lúc đó ở phương Bắc nhà Minh liên tục gây sức ép hạch sách đòi cống nộp đe
doạ xâm lược càng làm cho cuộc khủng hoảng nhà Trần thêm sâu sắc, đe doạ
sự tồn vong của vương triều này. Như vậy, đất nước ta đang đứng trước nguy
cơ còn mất, dân tộc ta đang trải qua những thử thách quyết liệt chưa từng có.
Trong bối cảnh đó, Hồ Quý Ly một đại thần đã từng phục vụ cho nhiều
đời vua Trần đã lần lượt thâu tóm quyền lực triều đình vào tay mình. Năm
1400, Hồ Quý Ly ép cháu ngoại là Vua Trần Thiệu Đế nhường ngôi cho mình

lập lên nhà Hồ. Nhưng chưa được bao lâu nhà Hồ đã phải đương đầu với hoạ
ngoại xâm bên ngoài đang đe doạ. Vào đầu thế kỷ XV nhà Minh trở thành
một đế chế lớn mạnh ở phương Đông, nuôi tham vọng bành trướng xuống cả
vùng Đông Nam Châu Á và Nam Á, để đạt được mục đích ấy nhà Minh đã
phái Trịnh Hoà chỉ huy một thảm đội lớn bằng mọi thủ đoạn từ mua chuộc
đến đe doạ sử dụng vũ lực. Trịnh Hoà đã buộc nhiều nước ở vùng này phải
“thần phục” và “triều cống” cái gọi là thiên triều. Với vị trí chiến lược quan
trọng chặn ngang con đường bành trướng xuống phương nam của chúng,
nước Đại Việt trở thành mục tiêu xâm lược chủ yếu trong toàn bộ kế hoạch
bành trướng của nhà nước phong kiến Đại Minh.
Trước tình hình đó, Hồ Quý Ly sau khi lên thâu tóm quyền lực đa ý
thức được nguy cơ của một cuộc chiến tranh xâm lược lớn từ phương Bắc,
cùng với một số cải cách quan trọng, nhà Hồ đã tăng cường xây dựng quân
3


đội, xây thành đắp luỹ, rèn đúc vũ khí, chuẩn bị sẵn sàng cho một cuộc chiến
tranh giữ nước chống giặc Minh.
Tháng 11/1346, lấy cớ “Phù Trần diệt Hồ” quân Minh đã ồ ạt kéo vào
và thôn tính nước ta. Sự thất bại của nhà Hồ theo Nguyễn Trãi “chính trị thì
để mất lòng dân, quân sự thì nặng về phòng ngự, chưa có sức mạnh toàn dân,
chưa nêu cao được đại nghĩa”, nên cuộc chiến tranh mau chóng thất bại.
Với bản chất tham lam, tàn ác, kẻ thù đã gây ra biết bao tội ác tày trời
thẳng tay chém giết vơ vét người tài, buộc nhân dân ta phải từ bỏ phong tục cũ,
rập khuôn theo lối sống của người Hán phá huỷ văn hoá bia đá, sách vở, giấy tờ
của chúng ta với âm mưu là triệt để đồng hoá, huỷ diệt nền văn hiến, xoá bỏ
vĩnh viễn tên nước Đại Việt, biến nước ta thành quận, huyện của chúng.
Kẻ thù hung bạo tàn ác song nhân dân ta không chịu khuất phục đã liên
tục vùng lên khởi nghĩa đánh đuổi chúng, nhưng do thiếu đường lối chính
sách chưa tìm được minh chúa đủ tài để lãnh đạo nên toàn bị thất bại. “Dân

tộc ta chiến đấu kiên cường,dũng khí có thừa nhưng tiền đồ còn mờ mịt xa
xăm” lúc này là làm thế nào có con đường cứu nước đúng đắn để đưa sự
nghiệp giải phóng đến thắng lợi.
Nguyễn Trãi sau 10 năm bôn ba trăn trở suy tính đã đến với Lê Lợi, đến
với cuộc khởi nghĩa Lam Sơn cùng với kế sách đánh giặc tấn công lấy sức
dân, giương cao nhân nghĩa, chính nghĩa đã quy tụ sức mạnh của toàn dân và
cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
Với đường lối đúng đắn đã giải quyết được khủng hoảng về đường lối
chiến tranh. Cũng qua thực tế lịch sử Nguyễn Trãi nhận thức sâu sắc rằng:
Muốn cứu nước, cứu dân thì phải “trước lo trừ bạo”, trước hết phải dùng lực
đánh đuổi quân xâm lược nhà Minh, đánh đuổi quét sạch bè lũ tay sai bán
nước, theo ông cứu nước gắn liền với cứu dân, cứu nước là để cứu dân,
chiến đấu “vì nước” phải kết hợp với chiến đấu “vì dân”, đó là sự nghiệp
“chí nhân”, “đại nghĩa”. Đó chính là bước ngoặt quyết định trong sự nghiệp
tìm ra con đường cứu nước cứu dân của Nguyễn Trãi. Với đường lối đúng đắn
cùng với những danh tướng lừng danh đã đưa cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đến
thắng lợi hoàn toàn của năm 1427, khôi phục độc lập chủ quyền của nước Đại
Việt, đập tan ý đồ xâm lược của bọn phong kiến phương Bắc làm cho:
4


“Xã tắc từ đây vững bền
Giang sơn từ đây đổi mới
Để mở nền muôn thủa thái bình
Để rửa nổi nghìn thu sỉ nhục”
Thắng lợi của sự nghiệp Bình Ngô là thắng lợi của một cuộc chiến
tranh yêu nước của toàn dân, trong đó nổi bật lên vai trò cống hiến của Lê Lợi
và Nguyễn Trãi. Thắng lợi vẻ vang ấy không những có ý nghĩa lịch sử to lớn
đối với dân tộc ta, mà còn góp phần quan trọng chặng đứng mưu đồ bành
trướng của bọ phong kiến phương Bắc xuống Đông nam châu Á và nam Á.

Từ đó có thể khẳng định “Lê Lợi và Nguyễn Trãi mãi mãi xứng đáng là
những anh hùng dân tộc cứu nước vĩ đại”1

1

Nguyễn Trãi người anh hùng dân tộc vĩ đại – Nhà văn hoá kiệt xuất

5


CHƯƠNG 2:
VÀI NÉT VỀ CON NGƯỜI NGUYỄN TRÃI
1. Cuộc đời sự nghiệp Nguyễn Trãi
1.1. Cuộc đời Nguyễn Trãi
Nguyễn Trãi sinh năm 1380 cha là Nguyễn Ứng Long sau đổi tên là
Nguyễn Phi Khanh quê ở Nhị Khê (nay thuộc huyện Thường Tín – Hà Tây).
Tổ tiên vốn là làng Chi Ngãi nơi có ngọn núi Côn Sơn nổi tiếng trong lịch sử
(nay Chi Ngãi và Côn Sơn đều thuộc huyện Chí Linh - Hải Dương), mẹ là
Trần Thị Thái, con gái thứ ba của Tư đồ Trần Nguyên Đán, họ vua cháu 4 đời
Trần Quang Khải, người danh tướng đã gắn liế tên tuổi với những chiến thắng
oanh liệt ở Chương Dương, Thăng Long, Tây Kết, Hàm Tử, đánh tan quân
xâm lược cuối thế kỷ XIII.
Nguyễn Trãi ra đời là kết quả của tình yêu giữa Nguyễn Ứng Long và
Trần Thị Thái. Việc cha mẹ Nguyễn Trãi lấy nhau đã trở thành giai thoại trong
lịch sử. Giai thoại đó biểu dương cho ý chí chống lễ giáo phong kiến của
người con gái “lá ngọc cành vàng” dòng họ nhùa vua, kiên quyết lấy chồng là
một nho sỹ nghèo. Nguyễn Ứng Long người danh sỹ đương thời sẵn sàng với
cuộc tình duyên đẹp đẽ ấy không ra làm quan, không cần “vinh thân phì gia”
chỉ là một thầy đồ dạy trẻ hơn 20 năm, để ghi vào chế độ lịch sử khắc nghiệt
tàn nhẫn của giai cấp thống trị ở cuối thời Trần.

Sinh ra trong gia đình như vậy, những tư tưởng phóng khoáng của cha mẹ
Nguyễn Trãi chống đối những ràng buộc của chế độ phong kiến áp bức, khinh
dân, không thể không ảnh hưởng tới tâm hồn Nguyễn Trãi từ lúc còn trẻ thơ.
Từ khi Nguyễn Trãi ra đời tình hình xã hội Việt Nam chưa có gì sáng
sủa những hành động xâm lấn sách nhiễu của nước ngoài ngày càng tăng,
đời sống nhân dân khổ cực, nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra nhưng đều bị dìm
trong bể máu.
Chiêm Thành đánh phá, xâm lấn Việt Nam vẫn diễn ra liên tiếp từ trước
cho tới sau khi Nguyễn Trãi ra đời, năm 1383 Chiêm Thành đánh ra tới
Quảng Oai (thuộc Hà Tây ngày nay). Vua tôi nhà Trần bỏ Thăng Long lên
vùng núi Tiên Du (thuộc Hà Bắc ngày nay), lập triều đình cung điện tại núi
Phật Tích tới gần 5 năm sau, tức năm 1387 mới trở về Thăng Long. Triều đình
6


phải đi lãnh nạn, quần chúng nhân dân không mấy ai dám ở lại Thăng Long.
Trong tình hình đó, quê hương Nhị Khê của Nguyễn Trãi ở gần Thăng Long
cũng bị đe doạ tàn phá.
Nguyễn Trãi lọt lòng mẹ được vài tuổi đã phải chịu cảnh chiến tranh
tàn phá, loạn lạc chia ly, sống xa cha mấy năm, nhưng dù trong hoàn cảnh
chiến tranh phải xa cha và còn rất nhỏ, mới 5 tuổi Nguyễn Trãi vẫn chịu học
và rất chăm học. Khi hết chiến tranh, gia đình đoàn tụ, nhưng cũng như bao
gia đình quần chúng nhân dân cả nước gia đình ông lúc đó vẫn phải sống đói
khổ, thiếu thốn, vì chiến tranh tàn phá, vì sự bất lực của vua tôi nhà Trần
không khôi phục được tình hình kinh tế sau loạn lạc, vì giai cấp thống trị vẫn
tăng cường bóc lột để thoả mãn đời sống riêng của chúng. Những cảnh chết
chóc đói khổ ấy đã có ấn tượng sâu sắc trong đời sống Nguyễn Trãi và làm
nảy nở trong đầu óc và tâm hồn Nguyễn Trãi những tư tưởng căm thù xâm
lược, oán ghét giai cấp thống trị bóc lột, và những tình cảm yêu nước, yêu
dân, thương đồng bào, thương quần chúng lao khổ.

Cũng trong năm 1385, Trần Nguyên Đán – người đã không ngần ngại
vượt qua những ràng buộc của lễ giáo phong kiến để cho phép cha mẹ
Nguyễn Trãi lấy nhau cũng nghỉ việc làm quan, về hưu dưỡng lão tại Côn
Sơn. Nguyễn Trãi được đón về Côn Sơn ở với ông ngoại có lẽ cũng vì Trần
Nguyên Đán muốn cho Nguyễn Trãi đỡ khổ và bớt phần vất vả khó khăn cho
cha mẹ Nguyễn Trãi.
Trong tình hình xã hội như vậy, Nguyễn Trãi dù đang tuổi trẻ thơ cũng
không tránh khỏi đau khổ. Về Côn Sơn ở với ông ngoại được vài năm thì mẹ
mất, ở với ông ngoại được 5 năm thì ông ngoại qua đời, lúc đó Nguyễn Trãi
mới 10 tuổi. Từ đó, Nguyễn Ứng Long một mình nuôi nấng dạy dỗ 4 con nhỏ:
Nguyễn Trãi, Nguyễn Báo, Nguyễn Hùng, Nguyễn Ly.
Trong thời gian 10 năm ấy, kể từ ngày Nguyễn Trãi mồ côi tình hình
nước nhà vẫn rất xấu. Họa xâm lăng của nước láng giềng phương Bắc đã bắt
đầu đe doạ. Những hạch sách bức hiếp của nhà Minh ngày càng tăng. Từ năm
1384 tới 1395 vua tôi nhà Minh luôn luôn đòi ta phải nộp người, voi chiến,
lương thực, hoa quả…cho chúng. Trước tình hình nước nhà bị đe doạ trầm
trọng như vậy, bon vua chúa nhà Trần không có cách gì đối phó.

7


Nhìn thấy sự bất lực của nhà Trần, một đại thần là Hồ Quý Ly muốn
thay thế nhà Trần, thành lập một triều đại mới mong cứu vãn tình thế.
Bọn vua chúa và tôn thất nhà Trần biết rõ mưu đồ của Hồ Quý Ly muốn
chống lại nhưng làm không nổi. Kết quả từ 1389 – 1399 Hồ Quý Ly đã giết
chết hàng loạt tôn thất nhà Trần, kể cả nhà vua. Thế lực chính trị của tập đoàn
phong kiến thống trị nhà Trần đã lung lay tận gốc, để trừ bỏ thế lực kinh tế
của họ, Hồ Quý Ly cho thi hành các chính sách hạn điền và hạn nô, tước đoạt
tối đa ruộng đất và nô tỳ của bọn tôn thất nhà Trần, lấy cớ xung công, làm
tăng cường hơn nữa thế lực của tập đoàn thống trị mới do Hồ Quý Ly cầm

đầu. Từ đây, tập đoàn phong kiến nhà Trần tan rã hẳn.
Tháng 3 năm Canh Thìn (1400), Hồ Quý Ly phế truất ông vua tý hon
nhà Trần, mới lên 4 tuổi, tự lập làm vua, triều đại nhà Trần chấm dứt. Hồ Quý
Ly lên làm vua lập ra nhà Hồ đổi tên nước là Đại Ngu (có nghĩa là an vui lớn).
Tháng 8 năm Canh Thìn tức 5 tháng sau khi lên làm vua Hồ Quý Ly
mở khoá thi Thái học sinh. Nguyễn Trãi lúc này 20 tuổi là con nhà nho lại học
giỏi, Nguyễn Trãi đã thi đỗ và đỗ Thái học sinh sau đó được bổ làm quan
trong ngự sử đài.
Cuối năm 1401 Nguyễn Ứng Long (cha Nguyễn Trãi) đổi tên là
Nguyễn Phi Khanh cũng được bổ dụng làm quan tại viện Hàn Lâm. Hồ Quý
Ly có ý muốn dụng nhân tài, củng cố chính quyền mới nhưng Hồ Quý Ly làm
chưa được. Tình hình trong nước vẫn rối ren mâu thuẫn xã hội ngày càng gay
gắt, quần chúng nhân dân ngày càng đói khổ, nạn ngoại xâm vẫn còn đe doạ
nghiêm trọng.
Mặc dù đã cố gắng phòng thủ thực hiện cải cách xây dựng về nhiều mặt
nhưng Hồ Quý Ly đã thất bại trước tấn công xâm lược với quy mô lớn của
giặc Minh. Kết quả, Hồ Quý Ly cùng toàn bộ thân thuộc và tướng lĩnh bị bắt
đưa về Trung Quốc trong đó có cha Nguyễn Trãi. Ông muốn giữ tròn chữ hiếu
đã cùng em trai là Nguyễn Hùng theo cha sang Trung Quốc. Nhưng đến ải
Nam Quan nghe lời cha dặn phải rửa nhục cho đất nước, ông đã trở về và bị
giặc Minh bắt giữ ở Đông Quan dưới sự kiểm soát của quân Minh. Trong thời
gian này ông đã viết “Bình Ngô sách” với chiến lược mưu phạt tâm công để
đánh giặc và chờ khi gặp được minh chủ sẽ hiến sách, ông cũng kín đáo tìm
cách liên lạc với bên ngoài để biết thêm tình hình.
8


Chính trong lúc phong trào đấu tranh cứu nước đang tiếp tục dâng cao
ở nhiều nơi như thế thì xuất hiện phong trào khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi
lãnh đạo. Khí thế đấu tranh sôi sục trong cả nước đặc biệt ở vùng Thanh Hoá,

Nghệ An đã tạo điều kiện cho phong trào Lam Sơn ngày càng phát triển mạnh
mẽ và tiến tới hoàn thành vẻ vang sứ mệnh lịch sử dân tộc ta thời đó. Tham
gia phong trào khởi nghĩa Lam Sơn, bên cạnh người anh hùng Lê Lợi,
Nguyễn Trãi được coi như linh hồn của cuộc khởi nghĩa với những chiến lược
rất tài tình của Nguyễn Trãi trong cách đánh giặc, trong quân sự đã có vai trò
rất lớn. Sau khi khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi, Lê Lợi ra làm vua, Nguyễn
Trãi đã ra làm quan hết lòng phò vua cứu nước.
1.2. Sự nghiệp của Nguyễn Trãi
Tháng 3/1400 sau 5 tháng lên làm vua Hồ Quý Ly mở khoá thi Thái
học sinh. Nguyễn Trãi lúc này 20 tuổi là con nhà nho lại học giỏi nên đã ứng
thi và đỗ Thái học sinh sau đó được bổ làm quan trong ngự sử đài.
Nhưng sau khi nhà Hồ bị thất bại trước sự xâm lược của giặc Minh.
Nguyễn Trãi sau khi tiễn cha mình đến ải Nam Quan, Nguyễn Trãi nghe lời cha
quay trở về tìm cách gỡ nhục cho nước thì ông đã bị bắt ở Đông Quan và bị
giam lỏng từ 1407 – 1415. Sau khởi nghĩa thắng lợi, Lê Lợi lên làm vua, Nguyễn
Trãi ra làm quan với nhà Lê và ông đã lần lượt giữ những chức vụ sau:
Năm 1418, ông giữ chức Triên Phụng Đại Sư, Thừa Chỉ học sỹ viện
Hàn Lâm.
Năm 1427, ông giữ chức Thượng Thư bộ lại, triều liệt đại phu, nhập nội
hành khiển, kiêm giữ công việc ở viện phu mật.
Năm 1428, ông giữ chức quan phục hầu, dự hàng quốc tính.
Năm 1929, Nguyễn Trãi bị Lê Lợi bắt giam sau được thả.
Năm 1434, ông được phục chức hành khiển và thừa chỉ.
Năm 1435, ông được triều đình tiền cử vào toà kinh diên để dạy vua.
Năm 1939, ông cáo quan về nghỉ hưu tại Côn Sơn.
Năm 1439, Lê Thái Tông xuống chiếu mời Nguyễn Trãi ra nhận lại mọi
chức tước cũ, lại phong thêm chức Môn hạ sảnh tả trung gián ngự đại phu
kiêm tri tam quán sứ đề cử chúa Tư phúc ở Côn Sơn và cho đặc trách 2 đạo
đông và bắc.


9


Ngày 16 tháng 8 âm lịch (tức ngày 19 tháng 9 năm 1442) xảy ra vụ án
Lệ Chi Viên, Nguyễn Trãi cùng gia tộc chịu án chu di tam tộc, một cuộc đời
oanh liệt với bao công lao đóng góp cho dân tộc cho đất nước đã bị hoen ố vì
những mưu lợi ích kỷ của triều đình thời đó.
Năm 1464, Lê Thánh Tông xuống chiếu giải oan và truy tặng tước Tán
trù bá.
Năm 1980, Kỷ niệm 600 năm ngày sinh Nguyễn Trãi UNESCO công
nhận Nguyễn Trãi là doanh nhân văn hoá thế giới.
2. Các tác phẩm chính
Trong bài “Ức trai thi tập”, Ngô Thế Vinh đã viết “Văn chương có đủ
để sửa sang việc đời thì mới đáng lưu truyền ở đời. Trong nền văn hiến nước
Việt Nam, Ức Trai tiên sinh chính là người có thứ văn chương ấy… văn
chương của tiên sinh lúc còn ẩn náu thì đủ để nuôi chí mình, khi đã hiển đạt
thì đủ để đem ra dùng cho đời, khi còn giấu kín mình thì có thể khuây khoả
bản thân, lúc ra làm việc đời thì có thể thành được nghiệp lớn.
Nguyễn Trãi đã để lại những tác phẩm, cả bằng chữ Hán và chữ Nôm
song đã bị triều đình phong kiến huỷ sau vụ án Lệ Chi Viên. Ông là một trong
những tác giả thơ Nôm lớn của Việt Nam thời phong kiến, điển hình là tác
phẩm “Quốc âm thi tập”.
Tác phẩm “Bình Ngô đại cáo” được viết sau khi nghĩa quân Lam Sơn
giành thắng lợi trong cuộc chiến chống quân Minh kéo dài 10 năm (1417 –
1427). Tác phẩm này thể hiện rõ ý chí độc lập tự cường, và thể hiện rõ tư tưởng
Nhân nghĩa của ông. Bình Ngô Đại Cáo được coi là “Thiên cổ hùng văn”.
Ngoài ra, ông còn để lại nhiều tác phẩm khác như “Ức trai thi tập”,
“Quân trung từ mệnh tập”, “Dư địa chí”, “Lam Sơn thực lục”, “Ngọc đường
di cảo”, “Luật thư”, “Giao tự đại lễ”, “Thạch khánh đồ”, “Văn bia Vĩnh
Long”, “Phú chí linh”…

Nói chung các tác phẩm thơ văn của Nguyễn Trãi rất nhiều. nội dung
các tác phẩm toát lên những tư tưởng chính trị của Nguyễn Trãi với dân với
nước, với vua và trách nhiệm của người làm vua, quan đối với cuộc sống của
nhân dân đồng thời cũng thể hiện tâm sự của Nguyễn Trãi trước thời thế trước
cuộc đời và khát vọng được cống hiến của ông cho nhân dân, đất nước.

10


3. Nguồn gốc tư tưởng Nhân nghĩa của Nguyễn Trãi
Nhân nghĩa là đường lối chính trị, là chính sách cứu nước và dựng
nước, Nhân nghĩa trở thành cơ sở của đường lối trị nước và chuẩn mực trong
ứng xử, là nguyên tắc trong giải quyết công việc quốc gia. Khi nghiên cứu tư
tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi các tác giả đều thống nhất ở chỗ đánh giá
cao tư tưởng này của ông, tư tưởng nhân nghĩa là tư tưởng xuyên suốt trong
cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Trãi.
Như đã trình bày ở trên điều kiện về kinh tế xã hội gia đình là quy định
nội dung tư tưởng của Nguyễn Trãi từ khi còn ấu thơ, sau khi ông ngoại là
Trần Nguyên Đán mất, Nguyễn Trãi về làng Nhị Khê sống với cha là Nguyễn
Ứng Long và được sự giáo dục trực tiếp từ cha. Nguyễn Ứng Long đã rèn con
mình theo khuôn khổ Nho giáo, như vậy, Nho giáo là nguồn gốc tư tưởng của
Nguyễn Trãi.
Thơ văn Nguyễn Trãi nói lên rằng ông đã chịu ảnh hưởng sâu sắc của
Nho giáo. Trên đường đời ông luôn tự khuyên mình và khuyên những người
xung quanh.
“Lòng hãy cho bền đạo khổng môn”
“Đạo khổng môn” dạy con tuyệt đối trung với vua, hiếu với cha mẹ.
Nguyễn Trãi tin tưởng như thế khi ông viết:
“Bui có một niềm trung miễn hiếu
Mài chăng khuyết, nhuộm chăng đen”

Nguyễn Trãi tự coi mình là môn đệ của Khổng Tử và Mạnh Tử, vì học
Nguyễn Ứng Long ông đã học thẳng học thuyết của Khổng, Mạnh. Sau khi
biết rằng tư tưởng của ông xuất phát từ tư tưởng của Khổng Tử và Mạnh Tử
chúng ta hãy đi sâu vào tư tưởng của ông, để xem ông đã vận dụng tư tưởng
của Khổng Tử và Mạnh Tử vào hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam như thế nào.
Có thể khẳng định rằng tư tưởng Nhân nghĩa của Nguyễn Trãi xuất phát
từ Nho giáo mà trực tiếp nhất là tư tưởng của Khổng Tử và Mạnh Tử.
Theo quan điểm của Khổng Tử “Nhân” là lòng thương người, Nhân
gồm có “trung” và “thứ”. Trong đó “Trung” là “kỷ dục lập nhị, lập nhân, kỷ
dục đạt nhị đạt nhân” nghĩa là “mình muốn lập thân thì cũng phải giúp người
lập thân, mình muốn thành đạt thì cũng phải giúp người thành đạt”, còn
“Thứ” nghĩa là “Cái gì mình không muốn thì chớ làm cho người khác” (Kỷ sở
11


bất dục vật thi ư nhân) (2). Như thế nghĩa là khi người ta sống cạnh nhau
không thể không thương yêu đùm bọc nhau hay nói cách khác sự thương yêu
đùm bọc nhau chỉ có thể nảy sinh khi người sống với người. Theo ông đạo
“Nhân” là phương pháp cai trị, nếu theo điều “Nhân” sẽ tập hợp được dân và
dễ sai khiến dân. Người cai trị phải có đức nhân phải thực hiện nhân bằng các
phẩm chất như thương người thanh liêm, tiết kiệm trong chi tiêu dùng, thông
qua người cai trị làm gương dân chúng sẽ noi theo “bề trên thích lễ thì dân
cung kính, bề trên thích tín thì dân không dám nói sai”. “Người cai trị thanh
liêm, không tham dục thì dù có thưởng thì dân cũng không ăn trộm”.
Theo Khổng Tử ngoài biện pháp nêu gương, người cai trị phải thực
hiện “Nhân”, bằng những việc cụ thể tạo điều kiện để dân làm ăn yên ổn,
được sống trong hoà bình. Quan hệ vua với dân như quan hệ cha con, cha lo
cho con là điều tự nhiên hợp lý.
Khổng Tử khẳng định chỉ khi nào thu phục được lòng dân thì mới có
quốc gia hưng thịnh, chủ trương dùng “Lễ”, “Nhân”, “Chính danh”, nêu

gương và noi theo đều nhằm mục đích thu phục lòng dân. Nhưng chữ “Nhân”
mà Khổng Tử nói là chỉ những kẻ trong tầng lớp thống trị còn những người
dân gọi là bị trị. Như vậy, vấn đề yêu thương người do Khổng Tử đặt ra trước
hết là vấn đề giới vương hầu, công khanh.
Mạnh Tử tiếp tục chủ trương của Khổng Tử, khác một điều là Mạnh Tử
nhấn mạnh cả chữ Nhân và chữ Nghĩa. “Nhân” là ngôi nhà vững chắc cho con
người, “Nghĩa” là con đường chân chính cho con người, bỏ ngôi nhà vững
chắc không ở, lánh con đường chân chính không đi thì đáng buồn thay.
Nguyễn Trãi ra đời trong một gia đình nhà nho, tư tưởng chính trị của
ông thuộc về tư tưởng Khổng Tử, Mạnh Tử, tư tưởng nhân nghĩa của ông
không hoàn toàn là tư tưởng nhân nghĩa của Khổng Tử, Mạnh Tử mà bắt
nguồn từ khía cạnh tích cực nhất của Nho giáo chủ yếu đã mang nội dung của
tư tưởng nhân dân.
Có thể nói tư tưởng nổi bật và xuyên suốt cuộc đời và sự nghiệp
Nguyễn Trãi đó là tư tưởng “nhân nghĩa” nói như một học giả nhận định
“Trong tác phẩm của Nguyễn Trãi khái niệm được nói đến nhiều nhất và trân
trọng nhất là nhân nghĩa, lời nói thiết tha nhất, chân thành nhất là lời tuyên về
nhân nghĩa, niềm tin trước sau như một và đạt tới mức độ sắt đá nhất cũng là
12


niềm tin và nhân nghĩa. Nhân nghĩa của ông đã trở thành sức mạnh, sức mạnh
của tiềm năng của chính nghĩa”.
Truyền thống anh hùng dân tộc bắt nguồn từ tinh thần yêu nước nồng
nàn, từ lòng yêu dân vô hạn, từ khí phách anh hùng bất khuất, từ ý chí dũng
cảm quên mình vì nghĩa lớn của cả dân tộc nó đã được thể hiện từ hàng nghìn
năm qua, trong muôn vàn hoạt động kiên cường chiến đấu chống xâm lược và
trong truyền thống quân sự tuyệt vời của dân tộc ta. Truyền thống đó rất rực
rỡ, sự nghiệp anh hùng ta rất vẻ vang, mà khí phách anh hùng của dân tộc ta
cũng cao đẹp lạ thường, 3 yếu tố đó của dân tộc ta hoà quyện với nhau như

hình với bóng. Khí phách anh hùng dân tộc không chỉ ở tướng lĩnh cầm quân
mà nó thể hiện muôn màu muôn vẻ trong lời nói, việc làm của tất cả các tầng
lớp nhân dân.
Tư tưởng chính trị của Nguyễn Trãi xuất phát từ lòng yêu nước thương
dân, ông muốn tìm mọi cách để đưa nhân dân ta thoát khỏi lầm than nô lệ,
đưa nhân dân ta đến cuộc sống ấm no.

13


CHƯƠNG 3:
NỘI DUNG TƯ TƯỞNG NHÂN NGHĨA CỦA NGUYỄN TRÃI
1. Tư tưởng nhân nghĩa thể hiện ở lòng yêu nước, thương dân
“Nguyễn Trãi có lòng căm thù giặc sâu sắc không khoan nhượng và
khuất phục trước kẻ thù, tư tưởng yêu thương nhân dân, tư tưởng nhân nghĩa
của Nguyễn Trãi tiếp thu quan điểm của Nho giáo về nhân dân đã trở nên hết
sức quan trọng đối với ông, ông gọi dân là con đỏ, dân chúng, lễ dân, dân đen,
bách tính… Ông nhận thức sâu sắc về sức mạnh của nhân dân đó là sức mạnh
đoàn kết nhất chí. Ngay cả khi soạn nhạc cho triều đình ông cũng chú ý đến
dân “Dám mong bệ hạ rủ lòng thương, và chăm nuôi muôn dân, khiến cho
chỗ thôn cùng xóm vắng không có một tiếng hờn giận, oán sầu, đó tức là giữ
được cái gốc của nhạc” so với Nho giáo quan điểm về dân của Nguyễn Trãi
đã bỏ quá xa chủ trương thân dân, do dân và vì dân.
Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là sự kết tinh của những tư
tưởng tiến bộ, những giá trị tinh thần và văn hoá của dân tộc ta từ buổi đầu
dựng nước cho đến thế kỷ XV. Tư tưởng nhân nghĩa được Nguyễn Trãi vận
dụng thành công và phát triển rực rỡ trong sự nghiệp giải phóng đất nước, tạo
nên một bước tiến mới trong lịch sử tư tưởng của dân tộc ta.
Nội dung cơ bản của tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là lòng yêu
nước thương dân, ý thức độc lập tự chủ, lòng nhân ái và ước vọng thái bình,

quan hệ hoà hiếu giữa các dân tộc.
Sinh thời Nguyễn Trãi muốn đem tư tưởng nhân nghĩa của mình ra
truyền bá thành một cái đạo chung cho khắp đất nước, bắt đầu từ bậc vua
chúa và đại thần. Ông đã mượn lời Lê Lợi để răn dạy Thái tử để vạch ra bổn
phận người làm vua đối với dân với nước “xưa kia ta gặp thời loạn lạc dựng
nghiệp khó khăn, hơn 20 năm mới lên việc lớn, tình dân đau khổ đều được tỏ
tường, đường đời gian nan cũng được trải qua thế mà lúc trị dân, tình ngay
dối còn có điều khó rõ, việc nguy nan còn có chỗ chưa phân, đạo làm vua há
cũng phải khó khăn làm sao”.
Hoặc: “Hoà thuận tôn thần, nhớ giữ một lòng hữu ái thương yêu dân
chúng, hãy làm những việc khoan dân, đừng thưởng bậy vì tư ân, đừng phạt
14


bừa vì tư nộ, đừng thích của tiền mà buông tuồng xa xỉ, đừng gần thanh sắc
mà suồng sã hoang dâm, cho đến những việc dùng nhân tài nghe can gián, ra
một chính sách, một mệnh lệnh, phát một lời nói, một việc làm đều phải giữ
chính trung, phải theo thường điển, ngõ hầu có thể đáp ứng được lòng ý của
trời, dưới có thể thoả mãn được nguyện vọng của dân thì quốc gia mới được
yên ổn bền vững lâu dài”.
Nhân nghĩa với Nguyễn Trãi không chỉ thể hiện ở lời nói, lời răn dạy
mà còn được và cần thiết được thể hiện ở hoạt động cụ thể.
Trước hết, Nhân nghĩa là yêu thương con người, lòng thương dân của
Nguyễn Trãi không tách rời với lòng nhân ái, tình yêu thương rất mực của ông
đối với con người và cuộc sống. Tình thương của Nguyễn Trãi thật rộng lớn
bao trùm cả non sông đất nước, từ con người cho đến cây cỏ và muôn vật. Đối
với ông, mọi người trong nước là:
“Đồng bào cốt nhục nghĩa càng bền
Cành nam cành bắc một cội nên
Có tông, có tộc mạ sợ thay

Vạn diệp thiên chi bởi một cây
Yêu trọng người dưng là của cải
Thương vì thân thích nghĩa chân tay”
Nguyễn Trãi đã suốt đời một lòng, một dạ với dân với nước, với bè bạn
thân thích, thương yêu tha thiết mọi người, hết lòng vì dân phục vụ, kiên
quyết chống mọi thủ đoạn đàn áp, bóc lột tàn hại nhân dân, phản đối mọi hành
vi chà đạp công lý, chà đạp quyền sống bình đẳng yên vui của quần chúng
nhân dân.
Nguyễn Trãi yêu thương hết thảy những con người lao động lầm than,
đau khổ, từ một đứa trẻ bị bệnh nặng khó qua đến một bà lão già không nơi
nương tựa ông gặp trên đường đi tìm minh chủ. Ngay từ nhỏ, Nguyễn Trãi đã
chứng kiến cảnh nhân dân điêu đứng lầm than trước sự áp bức, bóc lột của
bọn giặc Minh và bọnn vua quan lúc này. Do đó, ông luôn luôn đau đáu niềm
yêu thương con người. Trong cuốn sách “Quân sư Nguyễn Trãi” của Trần Bá
Trí có kể lại câu chuyện một lần Nguyễn Trãi cùng Trần Nguyên Hãn trên
đường về Lam Sơn thì gặp một gia đình bên đường có cậu con trai bệnh nặng
mà các thầy thuốc trong vùng đều không tìm cách chữa trị, cha mẹ cậu bé vô
15


cùng lo lắng và khi gặp được Nguyễn Trãi thấy ông có cách ăn mặc phong
thái của một nhà nho bèn cầu cứu ông. Nguyễn Trãi mặc dù lúc này đều rất
vội nhưng ông cũng kịp nghĩ: “Thấy người cầu cứu mà không giúp là bất
nhân, thầy thuốc thấy bệnh nhân mà không cứu là thất đức. Mình tuy không
phải là ông lang chuyên nghiệp nhưng nho, y, lý, số điều đã biết, lẽ nào từ
chối không đem sự hiểu biết ấy ra giúp đời”. Ông đã nhận lời mà tìm ra cách
cứu chữa, nhờ vậy mà cậu bé nhanh chóng khỏe mạnh, cha mẹ cậu bé rất
mừng và đáp lễ Nguyễn Trãi, trả ơn ông năm đồng bạc trắng, năm quan tiền
thật và nhiều hoa quả trong vườn nhưng Nguyễn Trãi từ chối xin trả lại năm
quan tiền nhưng trước thái độ khẩn khoản của gia chủ, nên ông cũng vui vẻ

nhận và cũng từ hôm đó 2 ông mới có lộ phí lên đường. Đi được một lát thì
ông lại gặp một bà già ăn xin Nguyễn Trãi đã ân cần mời bà cụ ăn cơm, và sau
khi hỏi thăm gia cảnh biết bà cụ có con trai chết trong cuộc chiến tranh thời
nhà Hồ và bà chỉ còn một mình lang thang kiếm sống, ông cảm động rơi nước
mắt và xin biếu bà cụ 2 đồng bạc lại động viên và cố sống đợi ngày giặc Minh
rút về nước. Qua những hành động đó những ứng xử rất đời thường của
Nguyễn Trãi đã phần nào làm sáng tỏ thêm tư tưởng nhân nghĩa, yêu thương
con người của ông.
Hơn ai hết, Nguyễn Trãi nhận thấy dân là người đau khổ, bất hạnh và
đáng thương nhất dưới mọi xiềng xích áp bức bóc lột, nhất là dưới chế độ hà
khắc của giặc Minh. Vì vậy, ông vô cùng căm phẫn trước những hành động
tộc ác tày trời của quân cướp nước.
“Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn
Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ
Dối trời lừa dân đủ muôn nghìn kế
Đem binh gây hận, tộc ác đày hai chục năm
Tội ác của giặc chất chồng đến nỗi
Trúc nam sơn không ghi hết tội
Nước Đông hải không rửa sạch mùi”
Trong trường hợp đó nhân nghĩa là phải yêu dân và ông cũng khẳng
định: việc nhân nghĩa cốt ở yên dân cứu nước trước hết phải cứu dân, đó là
nét nổi bật trong tư tưởng chính trị Nguyễn Trãi, yên dân là điều kiện ổn định
16


xã hội. Nhân nghĩa là lòng thương người, sự khoan dung với kẻ lầm đường,
lạc lối, nếu họ cải tà quy chính thì “cả nhà lớn bé đều được bình yên vô sự”.
Nhưng muốn yên dân, trước hết phải lo trừ bạo từ bỏ tất cả những thế
lực phản động, gieo rắc tai họa cho nhân dân mà kẻ thù trực tiếp nhất và nguy
hiểm nhất lúc này là giặc Minh hung bạo. Cũng chính vì dân, vì muốn trừ bạo

để dân được sống yên ổn mà Nguyễn Trãi đêm ngày nung nấu kế sách cứu
nước. Ngay trong thời gian ông bị giặc giam lỏng ở thành Đông Quan, vượt
qua mọi khó khăn, Nguyễn Trãi đã tập trung suy nghĩ để viết ra “Bình Ngô
Sách” mong sau này ra sẽ giúp ích cho đời. “Bình Ngô Sách” là kết quả của
quá trình gần mười năm suy ngẫm, đúc rút kinh nghiệm từ thực tế các cuộc
chiến đấu của nhân dân ta từ trước đó, hoàn toàn lấy chất liệu từ Việt Nam và
rất phù hợp với điều kiện chiến tranh ở Việt Nam, cuốn sách đã đề ra được
đường lối cứu nước với nội dung cơ bản là “mưu phạt tâm công”. Nguyễn
Trãi giải thích: Tâm công là đánh vào lòng người, tâm công có hai mặt là tâm
công đối nội và tâm công đối ngoại. Tâm công đối nội là phải hiểu được dân,
biết an ủi, biết vỗ về dân và quy tụ được lòng dân ủng hộ mình. Tâm công đối
ngoại là đánh vào tâm lý địch bằng cách ly gián địch, gây cho địch lo sợ,
hoang mang, nịnh cho địch chủ quan, lười biếng. Nguyễn Trãi cũng nhấn
mạnh nước ta phải lấy dân làm gốc dựa vào dân, và coi đó là chiến lược hàng
đầu nên phải trú trọng tâm công đối nội, song cũng phải hết sức tranh thủ
địch, phải hiểu tâm lý địch và đánh trúng từng lúc tâm lý của địch. Chính nhờ
việc áp dụng đầy đủ và sáng tạo đường lối quân sự này trong thực tiễn mà đã
góp phần đưa cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đến thắng lợi.
Đối với Nguyễn Trãi Nhân nghĩa trước hết cốt ở yên dân mà yên dân
trước hết phải đánh tan quân xâm lược. Chỉ khi quét sạch quân xâm lược mới
có thể “mở nền thái bình muôn thủa” nhân nghĩa như vậy là yêu nước đánh
giặc, đánh giặc là hòn đá thử vàng để từ đấy mà biết là có nhân nghĩa hay
không. Nhân nghĩa của Nguyễn Trãi rộng hơn yêu nước đánh giặc, nhưng ở
thời Nguyễn Trãi khi đất nước bị xâm lăng, không yêu nước đánh giặc thì
không còn Nhân nghĩa nữa “Nhân nghĩa mà không xuất phát từ yêu nước
đánh giặc Minh sẽ mất nhân dân” trong đó trừ bạo là đối tượng của Nhân
nghĩa. Trong bài “Bình Ngô Đại Cáo” Nguyễn Trãi viết:
“Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
17



Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”
Đây là nét nổi bật trong tư tưởng của Nguyễn Trãi. Ông cho rằng cứu
nước là trước hết phải cứu dân, và thực hiện nhân nghĩa trước hết là làm cho
dân yên vui. Điều này được Nguyễn Trãi nhắc rất nhiều trong tác phẩm của
mình. Trong bài “Thư dụ hàng thành Bình Than” ông đã nói: “Đại đức thích
cho ta sống, thần vũ không hay giết người, đem quân nhân nghĩa đi đánh dẹp
cốt ở yên dân”. Trong thư gửi Liễu Thăng một danh Tướng của quân Minh,
Nguyễn Trãi cũng đề cập đến: “Quân của Vương giả chỉ có dẹp yên mà không
đánh chém, việc làm Nhân nghĩa cốt ở yên dân”. Như vậy, với Nguyễn Trãi
thế nước yên dân là để yên dân, đó là nguyện vọng thiết tha nhất, là hoài bão
lớn nhất trong cuộc đời Nguyễn Trãi. Để có được nội dung tư tưởng này, thì
có 3 nguyên nhân dẫn đến sự xuất hiện nội dung tư tưởng này của Nguyễn
Trãi. Trước hết là do tầng lớp đại diện cho dân tộc đang vươn lên để thực hiện
vai trò này, bao giờ cũng thấy mình có trách nhiệm phải “Nuôi dân”, “Chăm
dân”, mà Nguyễn Trãi là một trong những người được giao sứ mệnh lịch sử
đánh giặc cứu nước thì lại có ý thức về trách nhiệm này. Thứ hai dân chúng là
người dân lao động và chịu nhiều đau khổ nhất trong cảnh áp bức và bóc lột
của giặc ngoại xâm, cảnh đó làm xúc động tâm can những nhà tư tưởng có
tâm huyết và Nguyễn Trãi là một trong những nhà tư tưởng như thế. Thứ ba
an dân là điều kiện để an xã hội, để chính nghĩa giành được thắng lợi và triều
đại được củng cố. Đây là điều mà bất cứ ai có tư duy chính trị cũng nghĩ tới.
Như vậy, việc lo cho dân, làm cho dân yêu đó vừa là sứ mệnh lịch sử,
vừa là tình cảm thiết tha xuất phát từ tấm lòng giàu nhân đức của Nguyễn Trãi
vừa là tư duy mang tầm chiến lược về chính trị để giữ cho xã tắc muôn đời
bền vững.
Nguyễn Trãi tự hào với tư tưởng vĩ đại nhất của dân tộc đã chỉ đạo mọi
hành động của người dân, là tư tưởng nhân nghĩa, lấy yêu nước của dân làm
đạo đức cao quý nhất.
Như vậy, ông đã coi yên dân là mục đích của Nhân nghĩa, còn trừ bạo

là phong trào của nhân nghĩa, “bạo” ở dây chủ yếu và trước hết là quân cướp
nước. Do việc làm của chúng, quân cướp nước là kẻ hung ác nhất, man rợ
nhất. Người nhân nghĩa mà không đấu tranh để trừ quân cướp nước thì không
còn là người nhân nghĩa nữa, kẻ cướp nước là kẻ bất nhân nghĩa. Chúng “là
18


người dối trời” cho nên “thần người đều giân”, người nhân nghĩa là người đấu
tranh chống kẻ cướp nước, tức đấu tranh thuận theo lòng trời, cho nên có thể
lấy “yếu chống mạnh”, lấy “ít địch nhiều”. Chỉ có những người thực sự dựa
vào dân được nhân dân đồng tình ủng hộ mới đánh du kích được “kẻ nhân
mới lấy yếu chống được mạnh, nghĩa mới lấy ít địch được nhiều”.
Nguyễn Trãi viết thư trả lời vạch mặt sự giả dối của Phương Chính
“bảo cho thằng giặc dữ Phương Chính biết đạo làm tướng lấy Nhân nghĩa làm
gốc, trí dũng giúp thêm vào, nay bọn mày chỉ chuyên lừa dối, giết hại kẻ vô
tội, hãm người vào chỗ chết mà không xót thương việc ấy trời đất không
dung, thần người đều giận” phàm mưu việc lớn phải lấy nhân nghĩa làm đầu,
chỉ có nhân nghĩa đủ thì việc lớn mới thành.
“Lấy đại nghĩa để thắng hung tàn
Lấy chí nhân để thay cường bạo”
Nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là chính nghĩa. Đó là thứ nhân nghĩa đã
làm cho dân tộc Việt Nam tồn tại và phát triển. Đó là thứ “phép lạ” làm cho:
“Càn khôn đã bí mà lại thai
Nhật nguyệt đã mờ mà lại trong”
Nhân nghĩa đó là nhân nghĩa mang nặng nội dung yêu nước và đạm đà
màu sắc Việt Nam. Vì Nhân nghĩa như vậy, Nguyễn Trãi không chỉ xuất phát
từ Khổng Tử, mà chủ yếu là ông đã sáng tạo nó trong thực tế. Thực tế Việt
Nam làm cho nó mang một nội dung yêu nước. Nhân nghĩa của Nguyễn Trãi
mang tư tưởng yêu nước, nhưng nó không dừng lại ở tư tưởng yêu nước.
Nguyễn Trãi tha thiết với nhân nghĩa vì ông muốn “yên dân”. Yên dân là mục

đích cuối cùng của Nguyễn Trãi mà cũng là mụch đích cuối cùng của nhân
nghĩa. Vì mục đích cao cả này, Nguyễn Trãi đã “để tâm dân chúng, mình lo
trước điều thiên hạ phải lo” vì mục đích ấy Nguyễn Trãi đã mắng vào mặt
Nguyễn Thúc Huệ, Lê Cảnh Xước, Khẩn Thiết, khuyên vua Lê Thái Tông
“Rủ lòng yêu thương và chăm nuôi muôn dân khiến cho trong chốn thân cùng
xóm vắng không có một tiếng hờn giận oán sầu”. Ông đã ước ao có một xã
hội lý tưởng có vua Nghiêu vua Thuấn. Cũng vì mục đích ấy, ông làm việc
không mệt mỏi, năm 60 tuổi ông vẫn ứng triều Lê Thái Tông làm quan để
mong vì nước, vì dân mà không mong muốn thi thố tài năng của mình.

19


Chính bởi lẽ đó mà Phạm Văn Đồng đã đánh giá rằng “Đối với Nguyễn
Trãi yêu nước là thương dân, để cứu nước phải dựa vào dân và cứu nước là để
cứu dân đem lại thái bình cho dân cho mọi nhà”. Như vậy, việc lo cho dân
làm cho dân yên đó vừa là sứ mệnh lịch sử, vừa là tình cảm thướt tha xuất
phát từ tấm lòng giàu nhân đức từ Nguyễn Trãi vừa là tư duy mang tầm chiến
lược về chính trị để giữ cho xã tắc muôn đời bền vững.
Tuy nhiên Nguyễn Trãi cũng sớm nhận ra rằng: “Đồ binh là thứ hung
bạo, đánh nhau là nguy hiểm, thánh nhân bất đắc dĩ mới dùng đến” cho nên
lúc nào ông cũng lấy tư tưởng nhân nghĩa, ý chí hoà bình và đạo đức chói loá
của mình hỗ trợ cho sức mạnh quân sự. Mục tiêu cuối cùng mà Nguyễn Trãi
nhằm là làm thế nào để chấm dứt chiến tranh cho nhân dân ta đỡ khổ, quân
lính ta đỡ đổ máu, hạn chế đến mức thấp nhất những tổn thất vô ích cho dân
cho nước, chúng ta đánh đuổi ngoại xâm là để dành độc lập, “Mở nền thái
bình muôn thủa” và để “Rửa nỗi xỉ nhục ngàn thu” chứ không hiếu sát trả thù
hèn hạ. Chính vì vậy Nguyễn Trãi luôn đề cao tư tưởng nhân đạo và yêu hoà
bình để nó trở thành nét đặc sắc trong tư tưởng nhân nghĩa của ông.
2. Tư tưởng nhân nghĩa thể hiện ở thân dân

Ở nước ta tư tưởng “dân”, “dựa vào dân” đã từng có trong lịch sử lâu
đời nó xuất phát từ truyền thống gắn bó giữa thủ lĩnh và quần chúng, từ nền
móng của những quan hệ cộng đồng công xã xa xưa.
Đến thời Lý - Trần quan điểm thân dân của các vua và giới quý tộc
được phát triển bởi sự kết hợp giữa truyền thống lịch sử với tinh thần từ bi
bác ái.
Nguyễn Trãi luôn nghĩ đến trách nhiệm của ông là phải phục vụ nhân
dân làm những việc mang lại lợi ích cho dân:
Quốc phú binh cường chẳng có chi
Bằng tôi nào thừa ích chưng dân
Nguyễn Trãi là nhà tư tưởng dưới triều phong kiến Việt Nam hiểu sau
sắc sức mạnh của dân và ông đã biết dựa vào dân để đánh giặc. Nguyễn Trãi
đã từng nói “mến người có nhân là dân mà như con sông chở thuyền và lật đổ
thuyền cũng là dân”. Nguyễn Trãi nói đến Nhân nghĩa như một điệp khúc.
Trong thư số 5 gửi Phương Chính Nguyễn Trãi đã viết: “Đạo làm tướng lấy
nhân nghĩa làm gốc, lấy trí dũng làm cành” đến thư số 07 ông viết “Ta nghe
20


nói danh tướng trọng nhân nghĩa, khinh quyền mưu. Bọn bây quyền mưu còn
chưa đủ huống chi là nhân nghĩa” và trong thư số 08 ông lại nói đến nhân
nghĩa “phàm mưu việc lớn phải lấy nhân nghĩa làm gốc, mà lập công lớn phải
lấy Nhân nghĩa làm đầu. Chỉ gồm đủ nhân nghĩa thì công việc mới thành
được”.
Thân dân, yêu dân, Nguyễn Trãi luôn cho dân, lo cái lo của thiên hạ và
lo trước thiên hạ. Đó là tấm lòng yêu nước thương dân nó thể hiện rõ tư tưởng
nhân nghĩa của ông.
3. Tư tưởng Nhân nghĩa thể hiện lòng nhân ái đối với kẻ thù
Nhân nghĩa của Nguyễn Trãi không phải chỉ được biểu hiện với dân
trong nước mà còn đối với cả kẻ thù. Đối với nhân dân Nguyễn Trãi thấu hiểu

được những mất mát hy sinh của mỗi người trong chiến tranh, đó là gia đình
ly tán, là ách áp bức bóc lột tàn bạo của bọn giặc dữ. Đối với các tướng lĩnh
và quân lính, họ cũng đã rất mệt mỏi trong chiến tranh cần được nghỉ sức. Vì
vậy, khi có điều kiện kết thúc chiến tranh, Nguyễn Trãi đã nêu cao phương
châm “Lấy toàn quân là hơn để nhân dân nghỉ sức”.
Đối với những người chót lầm đường lạc lối vì bị ép buộc hoặc chưa
nhận thức được, Nguyễn Trãi dùng những lời lẽ chân tình đầy sức thuyết phục
khơi dậy tinh thần dân tộc trong họ và kéo họ về với dân với nước. Đặc biệt,
Nguyễn Trãi còn mở rộng tình thương yêu và lòng khoan dung với cả kẻ thù.
Hơn ai hết Nguyễn Trãi hiểu hết những người lính trong hàng ngũ quân Minh
sang xâm lược nước ta cũng là những nạn nhân của những chính sách phản
động triều đình phong kiến nên họ cũng đáng được khoan dung. Lòng nhân
nghĩa của Nguyễn Trãi đã cảm hoá được kẻ thù. Trong “Bình Ngô Đại Cáo”,
Nguyễn Trãi đã thể hiện rõ tư tưởng này:
“Các thành cùng khấu, cởi giáp xuống hàng
Bắt tướng giặc mang về nó đã vấy đuôi phục tội
Thế lòng trời bất xác, ta cũng mở đường hiếu sinh
Mã Kỳ, Phương Chính, cấp cho 500 chiếc thuyền ra đến bể chưa thôi
trống ngực
Vương Thông, Mã Anh phát cho vài nghìn cổ ngựa về đến tàu còn đổ
mồ hôi.
Nó đã sợ chết cầu hoà, mở lòng thủ phục
21


Ta muốn toàn quân làm cốt, cả nước nghỉ ngơi”
Tìm hiểu, phân tích về điều kiện sinh sống của Nguyễn Trãi càng thấy
rõ tấm lòng vì nước, vì dân của ông lúc nào cũng nghĩ đến nước, lúc nào cũng
thương dân, không tiếc gì giàu sang phú quý, không màng tới một sự sung
sướng vật chất nào cho bản thân mình dù là được quyền hưởng thụ. Tấm lòng

Nguyễn Trãi cao đẹp quá.
Ở Nguyễn Trãi phong cách sống vốn đã cao đẹp, đạo đức làm người lại
càng cao đẹp hơn.
Đạo đức cao đẹp nhất của Nguyễn Trãi là tấm lòng yêu nước, yêu dân,
tận trung với nước tận hiếu với dân của ông. Đó là cái căn bản của đạo đức
mà những người có lương tri ở các thời đại đều có.
Nhưng ở Nguyễn Trãi nó đã thể hiện ra hành động một cách mạnh mẽ.
Đạo đức đó kết hợp với tính năng động chủ quan của con người Nguyễn Trãi,
đã là nguồn sáng tạo nên nhiều nghị lực tài năng để đánh thắng giặc cứu dân
cứu nước.
Tư tưởng Nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là tư tưởng chính trị, nhưng
chứa đựng một nội dung nguyên lý, đậm nét nhân đạo, bình đẳng và bác ái,
yêu thương căm ghét rõ ràng trong quan hệ người với người. Về mặt đạo đức
Nhân nghĩa của Nguyễn Trãi chan chứa tình người và bao hàm một ý thức sâu
sắc về quyền sống của con người, nhất là quyền sống của quảng đại quần
chúng nhân dân.
Như vậy có thể nói Nhân nghĩa là tư tưởng chính trị đạt đến trình độ
cao dựa trên thực tế lịch sử dựng nước và giữ nước. Tư tưởng ấy hoàn chỉnh
sâu sắc, tiêu biểu cho một xu hướng phát triển xã hội tiến bộ, “Nhân nghĩa” là
phương thức giữ nước và vũ khí chiến đấu, là đường lối đối ngoại, là chăm lo
đến đời sống của nhân dân. Nó chứa đựng chủ nghĩa nhân đạo cao cả, toàn
diện và là đỉnh cao của trí tuệ Việt Nam. Nó trở thành biểu tượng tích cực của
nhà nước đương thời, nhân nghĩa là kết tinh của tư tưởng yêu nước, tinh thần
dân tộc đã phát triển lên trình độ cao với một nhận thức mang tính hệ thống,
khái quát và khá toàn diện về sự tồn tại của đất nước và dân tộc.

22


CHƯƠNG 4:

GIÁ TRỊ TƯ TƯỞNG NHÂN NGHĨA CỦA NGUYỄN TRÃI
VÀ LIÊN HỆ VỚI VIỆT NAM
1. Giá trị tư tưởng nhân nghĩa
1.1. Giá trị tích cực
Tư tưởng chính trị của Nguyễn Trãi về cơ bản là tích cực và tiến bộ so
với xã hội đương thời và còn có giá trị lớn đối với chúng ta hôm nay. “Khi xét
công lao lịch sử của các vĩ nhân, người ta không căn cứ vào chỗ họ cống hiến
được gì so với nhu cầu của thời đại chúng ta, mà căn cứ vào chỗ họ đã cống
hiến được gì so với các bậc tiền bối trước kia”(1).
Tư tưởng xuyên suốt và chi phối toàn bộ hoạt động của Nguyễn Trãi,
như chính ông đã khái quát là tư tưởng “Nhân nghĩa”, “Đại nghĩa”, “Chí
nhân”, theo ông “Phàm mưu việc lớn phải lấy nhân nghĩa làm gốc, nên công
to phải lấy nhân nghĩa làm đầu, duy nhân nghĩa gồm đủ thì công việc mới
thành đạt được”. Nguyễn Trãi là người học rộng có tri thức uyên bác, ông
hiểu biết về nền văn hoá Trung Quốc và hệ thống tư tưởng Nho giáo. Trong
hoàn cảnh lúc bấy giờ không có gì là lạ khi nghe ông nói “Lòng hãy cho bền
đạo Khổng môn”. Mặc dù từ ngữ sử dụng của Nguyễn Trãi với Nho giáo có
giống nhau, nhưng về thực chất và nội dung cơ bản thì “Nhân nghĩa” của
Nguyễn Trãi hết sức xa lạ với khái niệm “Nhân”, “Nghĩa” của Nho giáo,
không những thế mà còn đối lập với khái niệm ấy. Bởi vì thời Xuân Thu,
Chiến quốc, Khổng Tử và Mạnh Tử chưa bao giờ có một tổ quốc cả. Về nội
dung của nó trước khi được truyền bá sang các nước phương Đông thì Nho
giáo không hề biết đến chủ nghĩa yêu nước và tinh thần dân tộc. Đối với Nho
giáo người dân lao động bị coi rẻ, bị đối xử tàn tệ đến tột độ. Còn đến với nội
dung tư tưởng Nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là chứa đựng tinh thần dân chủ,
lòng thương dân của Nguyễn Trãi không tách rời với lòng nhân ái.
Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là sự kết tinh của những tư
tưởng tiến bộ, những giá trị tinh thần và văn hoá của dân tộc ta từ buổi đầu
dựng nước cho đến thế kỷ XV, tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi được


(1)

Lênin toàn tập – NXB Sự thật – Hà Nội 1961, tập 2, t 227.

23


vận dụng thành công và phát triển rực rỡ trong sự nghiệp giải phóng đất nước,
tạo nên một bước tiến mới trong lịch sử dân tộc ta.
1.2. Những hạn chế trong tư tưởng Nguyễn Trãi
Ông muốn xây dựng một nền chính trị xã hội ổn định, thái bình thịnh
trị, nhưng cũng chỉ biết quay về với thời vua Nghiêu vua Thuấn là thời kỳ đã
qua của lịch sử và không nhận thức ra được bản chất của sự phản động của
chế độ phong kiến chuyên chế.
2. Liên hệ Việt Nam
Nguyễn Trãi là một nhà chính trị thiên tài của Việt Nam, tiêu biểu về sự
nghiệp dựng nước và giữ nước về xây dựng cuộc sống với những tình cảm
đẹp giữa người với người, thiên tài lộng gió bốn phương và giữ nguyên vẹn
bản lĩnh và tinh hoa của dân tộc, kiên trì phấn đấu vì sự nghiệp cao quý của
mình cùng với những sự nghiệp chính nghĩa của nhân dân thế giới. Có thể nói
tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi luôn được vận dụng kế thừa và phát huy
phát triển ngày càng hoàn thiện trong suốt quá trình đấu tranh xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc ta từ trước cho đến nay. Và dù rằng những tư tưởng ấy là của
một con người ở một thời đại cách chúng ta hàng mấy trăm năm nhưng cho
đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Bởi đó là sản phẩm của tư duy của một vĩ
nhân, một cá nhân kiệt xuất lại kết tinh khí phách, trí tuệ và tinh hoa của cả
dân tộc. Tinh thần yêu nước, tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi đối với
chúng ta hôm nay được coi là những chuẩn mực về đạo đức và chính trị của
toàn Đảng toàn dân ta. Chính vì điều đó đã tạo nên sức mạnh của dân tộc Việt
Nam và trở thành niềm tự hào to lớn của dân tộc ta.

Kỷ niệm 600 năm ngày sinh Nguyễn Trãi, chúng ta càng ghi nhớ công
lao to lớn của Lê Lợi, và Nguyễn Trãi đã lãnh đạo dân tộc ta, nhân dân ta
kháng chiến bền bỉ và anh dũng, giành lại non sông Việt Nam từ nang vuốt
của giặc Minh xâm lược.
Chúng ta mong muốn và có quyền được sống trong hoà bình và độc lập
tự do, tập trung lực lượng và trí tuệ để xây dựng cuộc sống ấm no và hạnh
phúc cho nhân dân ta xây dựng mối quan hệ hữu nghị với các nước láng giềng
và các dân tộc trên thế giới. Bởi vì chúng ta chiến đấu cho những giá trị tinh
thần cao đẹp của nền văn minh nhân loại, cùng với các anh em bè bạn năm
châu, chúng ta viết tiếp những trang lịch sử mới của loài người tiến bộ làm
24


×