Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Quy trình kiểm soát chất lượng báo cáo kiểm toán tại công ty kiểm toán tư vấn định giá ACC vietnam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (68.13 KB, 11 trang )

QUY TRINH KIỂM SOAT CHẤT LƯỢNG BAO CAO KIỂM TOAN TẠI
CONG TY KIỂM TOAN TƯ VẤN DỊNH GIA ACC VIETNAM

1. Giới thiệu về Công ty:
Công ty Kiểm toán - Tư vấn Định giá ACC_Vietnam thành lập năm 2005, được
Bộ Tài chính Việt Nam và Sở Kế hoạch & Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp Giấy
phép hành nghề, Giấy phép thành lập và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp.
Công ty Kiểm toán - Tư vấn định giá ACC_Việtnam ra đời theo Nghị định
133/2005/NĐ-CP ngày 31/10/2005 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều
của Nghị định 105/2004/NĐ-CP ngày 30/03/2004, dưới hình thức chuyển đổi
mô hình hoạt động từ Công ty Hợp danh Kiểm toán - Tư vấn Việt Nam (ACCVietnam).

Các hoạt động dịch vụ mà ACC_Vietnam hiện đang thực hiện bao gồm : Kiểm
toán Báo cáo tài chính, Kiểm toán quyết toán vốn đầu tư, Tư vấn kế toán thuế,
Tư vấn tài chính doanh nghiệp, Xác định giá trị doanh nghiệp, Tư vấn về đầu tư
& kinh doanh, tư vấn về hợp nhất và mua lại doanh nghiệp, tư vấn quản lý, Đào
tạo nguồn nhân lực....


Về cơ cấu và bộ máy tổ chức của ACC_Vietnam được phân chia thành các bộ
phận: Hội đồng thành viên, Ban giám đốc, Phòng tài chính kế toán, Phòng tổ
chức hành chính, Phòng đào tạo, Phòng nghiệp vụ kiểm toán tài chính, Phòng
nghiệp vụ kiểm toán vốn đầu tư và dự án; Phòng tư vấn thuế; Phòng dịch vụ kế
toán và tư vấn tài chính; Phòng định giá và thẩm định,....
Công ty Kiểm toán - Tư vấn định giá ACC_Việtnam tuy mới thành lập được
chưa đầy 05 năm, nhưng với đội ngụ lãnh đạo là nhưng người đã có nhiều năm
kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực kiểm toán, tư vấn của các hãng kiểm toán
lơn trên thế giới (big four) cũng như của Bộ Tài chính đã góp phần vào thành
công của ACC_VIETNAM ngày hôm nay, thể hiện qua một số chỉ tiêu như tốc
độ tăng doanh thu trung bình hàng năm là trên 30%, thu nhập bình quân tăng
trên 25%/năm/người cùng với đó là sự pháp triển không ngừng của số lượng


nhân viên từ con số lúc đầu khi mới thành lập chưa đầy 10 người nhưng đến nay
ACC_Việtnam đã có gần 100 nhân viên có trình độ từ đại học trở lên với 04 văn
phòng tại Hà Nội, Hải Phòng, Thanh Hoá và TP.Hồ Chí Minh.
Công ty hiện có dịch vụ kiểm toán là dịch vụ mang lại doanh thu chủ yếu cho
Công ty, chiếm khoảng gần 80% doanh thu của toàn Công ty. Do đó trong bài
viết này tôi sẽ chủ yếu tập chung vào loại hình dịch vụ kiểm toán.
2. Lựa chọn hoạt động tác nghiệp thông thường nhất tại ACC_VIETNAM.
Mô tả các bước thực hiện quy trình và những bất cập của quy trình.


Như chúng ta đều biết dịch vụ kiểm toán và các dịch vụ tư vấn tài chính kế toán,
thuế là loại dịch vụ mang tính trừu tượng (vô hình), chất lượng của nó thể hiện
vào sự tin cậy của người sử dụng Báo cáo kiểm toán, tư vấn. Và như vậy thì nếu
thương hiệu của Công ty càng cao thì sẽ tạo được lòng tin hơn, mà thương hiệu
thì chủ yếu được xây dựng trên cở sở chất lượng dịch vụ cung cấp.
Trong kiểm toán người ta luôn nói tới Big four, đó là 04 Công ty kiểm toán lớn
nhất trên thề giới hiện nay, đồng nghĩa với nó là chất lượng dịch vụ của bốn
Công ty kiểm toán này cũng được coi là có chất lượng tốt nhất và hầu hết các
Công ty kiểm toán còn lại luôn luôn mong muốn là mình sẽ trở thành một trong
những Công ty kiểm toán như Big four để được mọi người công nhận về chất
lượng.
Chính vì vậy ngay từ khi thành lập ACC_VIETNAM đã định hướng cho mình là
lấy chất lượng dịch vụ làm cở sở phát triển. Do đó, trong các quy trình hoạt động
tác nghiệp của Công ty thì Ban lãnh đạo luôn đưa quy trình hoạt động tác nghiệp
«Quy trình kiểm soát chất lượng Báo cáo kiểm toán » lên ưu tiên hàng đầu và
nó được thực hiện xuyên suốt trong bất kỳ một cuộc kiểm toán nào.
Để triển khai “Quy trình kiểm soát chất lượng Báo cáo kiểm toán” như thế nào
cho hiệu quả và đáp ứng được yêu cầu đề ra thì đó quả thực là vấn đề thực sự
không hề đơn giản. Quy trình một cuộc kiểm toán thông thường tại
ACC_VIETNAM sẽ được chia thành 04 giai đoạn chính: giai đoạn khảo sát

kiểm toán, giai đoạn thực hiện kiểm toán, giai đoạn kết thúc kiểm toán. Trong


giai đoạn khảo sát được hiểu là giai đoạn từ khi tiếp cận ban đầu giữa Công ty
kiểm toán với các khách hàng của mình và kết thúc của giai đoạn này là việc ký
kết hợp đồng kiểm toán giữa ACC_VIETNAM với khách hàng (giai đoạn này
được thực hiện bởi các cấp từ Manager trở lên). Giai đoạn tiếp theo là thực hiện
kiểm toán: đây là quá trình các kiểm toán viên của ACC_VIETNAM thực hiện
các công việc chi tiết của một cuộc kiểm toán, đánh dấu sự kết thúc của nó giai
đoạn này là việc các kiểm toán viên thực hiện xong các công việc chi tiết và tổng
hợp kết quả kiểm toán (giai đoạn này được thực hiện bởi tất cả các nhân viên
chuyên nghiệp của ACC_VIETNAM). Giai đoạn 3: là việc Manager và Ban
giám đốc ACC_VIETNAM soát xét kết quả Báo cáo kiểm toán được tổng hợp
bởi nhóm kiểm toán trước khi gửi kết quả kiểm toán tới khách hàng, và kết thúc
là Báo cáo kiểm toán chính thức được phát hành (giai đoạn này được thực hiện
bởi các cấp quản lý của ACC_VIETNAM). Giai đoạn kết thúc kiểm toán là quá
trình làm các thủ tục thanh lý hợp đồng, tư vấn về quản lý, về hệ thống kiểm
soát nội bộ cho khách hàng sau kiểm toán (giai đoạn này ngoài các nhân viên
chuyên nghiệp và các cấp quản lý thì còn có sự tham gia của nhân viên phòng
hành chính của ACC_VIETNAM).
Toàn bộ quy trình 4 giai đoạn chính nêu trên của một cuộc kiểm toán thì đều đòi
hỏi có sự kiểm soát về chất lượng, nếu có bất kỳ một giai đoạn nào mà việc kiểm
soát không tốt thì sẽ làm rủi ro kiểm toán tăng lên, ảnh hưởng đến uy tín và
thương hiệu của Công ty.


Hiện tại, toàn bộ quy trình hoạt động tác nghiệp kiểm soát chất lượng kiểm toán
tại ACC_VIETNAM đều do con người thực hiện, do đó nhân tố con người là hết
sức quan trọng và tác động trực tiếp đến rủi ro trong kiểm toán. Như chúng ta
đều biết việc quản trị nguồn nhân lực là rất khó khăn nhất là quản trị kiểm soát

nguồn nhân lực tri thức cao thì càng khó hơn. Vì vây cho nên nhân tố con người
đồng thời cũng chính là khó khắn bất cập, trở ngại lớn nhất mà
ACC_VIETNAM gặp phải khi thực hiện quy trình kiểm soát chất lượng kiểm
toán.
Từ thực tế thấy rằng bài toán về nhân lực đang là điều kiện sồng còn của các
Công ty kiểm toán. Công ty nhận thức rõ rằng "Chất lượng nhân viên là chất
lượng dịch vụ, đội ngũ nhân viên là tài sản của Công ty". Tuy vậy, nhiều khi có
kinh nghiệm kiểm toán lâu năm rồi thì các nhân viên kiểm toán này bỏ ra làm
cho các Công ty hãng kiểm toán nước ngoài, các ngân hàng, Công ty chứng
khoán và do vậy vấn nạn chảy máu "chất xám" đang làm đau đầu các Công ty
kiểm toán. Từ đó dẫn đến thiếu hụt lực lượng và ảnh hưởng đến chất lượng kiểm
toán, nhất là đối với quy trình kiểm soát chất lượng thì càng cần có những người
ngoài trình độ chuyên môn nhưng đồng thời cũng cần phải có nhiều năm kinh
nghiệm kiểm toán thì mới có thể đáp ứng được yêu cầu của công việc.
3. Những vấn đề cần cải tiến để quy trình trở nên tốt hơn
Nhận thức được điều này Ban lãnh đạo của ACC_VIETNAM ngay từ khi mới
thành lập đã có chính sách nhân viên rất rõ ràng và ngày càng được hoàn thiện


để phù hợp với thực tế, trong đó có một số nét cơ bản như: Cố gắng trả lương
cho nhân viên phù hợp với năng lực và sự đóng góp của nhân viên đó trong
Công ty, tạo điều kiện cho nhân viên được phát triển tài năng, thể hiện mình, có
chính sách đào tạo rõ ràng đảm bảo tất cả các nhân viên hàng năm đều được đào
tạo có thể tham gia các khoá đào tạo do các tổ chức đào tạo chuyên nghiệp tổ
chức hoặc tham gia các khoá đào tạo do chính ACC_VIETNAM tổ chức. Có chế
độ khen thưởng, phúc lợi cho nhân viên rõ ràng, tạo điều kiện cho nhân viên
được tham gia vào các tổ chức đoàn thể như: công đoàn, đoàn thanh niên,
đảng…
Đồng thời Ban lãnh đạo của ACC_VIETNAM đang từng bước học hỏi & áp
dụng các tiến bộ về công nghệ, kỹ thuật để tham gia dần và từng bước vào quy

trình kiểm soát chất lượng kiểm toán, làm giảm dần sự lệ thuộc hoàn toàn vào
con người (vì thực tế là con người thì ngoài yếu tố về trình độ chuyên môn còn
có yếu tố tâm lý, tình cảm và chủ quan làm chi phối có thể ảnh hưởng đến chất
lượng kiểm toán). Đó cũng là công cụ để làm cơ sở cho việc kiểm soát chéo giữa
con người và công nghệ, nhằm giảm thiểu rủi ro trong kiểm toán….
4. Những loại lãng phí tại ACC_VIETNAM theo mô hình LEAN và cách
thức loại bỏ nó như thế nào?
Theo mô hình LEAN thì có các loại lãng phí:
a. Năng suất lao động
b. Chu kỳ sản xuất


c. Phế phẩm và sự lãng phí
d. Mức tồn kho
e. Tận dụng thiết bị và mặt bằng
f. Tính linh động
g. Sản lượng
Mô hình LEAN là mô hình giảm lãng phí chủ yếu áp dụng cho các doanh
nghiệp sản xuất, nhưng ACC_VIETNAM lại là doanh nghiệp chuyên cung cấp
dịch vụ chuyên ngành cho nên nếu nói là ACC_VIETNAM không thể áp dụng
phương pháp sản xuất LEAN thì cũng không đúng, trong giới hạn bài viết này
tôi xin bàn luận về 03 loại lãng phí mà ACC_VIETNAM thường gặp phải đó
là: chu kỳ sản xuất, năng suất lao động và tính linh động. Trong đó:
Năng suất lao động: Muốn nâng cao năng suất lao động thì việc đầu tiên
phải làm là nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ nhân viên
chuyên nghiệp, tại sao nâng cao trình độ của nhân viên lại nâng cao năng suất
lao động? lấy một ví dụ cụ thể: khi thực hiện kiểm toán tại Công ty XYZ nếu
nhóm kiểm toán thông qua việc tìm hiểu khách hàng, kiểm tra hệ thông kiểm
soát nội bộ của khách hàng thì nhóm kiểm toán sẽ đánh giá và xác định
chính xác mức độ trọng yếu và vùng rủi ro kiểm toán, từ đó tập trung vào

việc thu thập các bằng chứng để hạn chế rủi ro kiểm toán, như vậy sẽ tiết
kiệm được thời gian và hiệu quả công việc sẽ cao. Ngược lại, nếu nhóm kiểm
toán xác định không đúng vùng rủi ro kiểm toán cũng như mức độ trọng yếu


thì sẽ dẫn đến công việc kiểm toán mất nhiều thời gian và kết quả công việc
cũng không cao. Do đó nếu trả lương cho một nhân viên có chuyên môn bình
thường ở mức 5.000.000 - 6.000.000đ/tháng nhưng một năm nhân viên này
làm được một khối lượng công việc đem lại doanh thu cho Công ty
200.000.000đ với chất lượng bình thường thì sẽ không tốt bằng nếu trả lương
cho một nhân viên có trình độ chuyên môn cao với mức lương cao là
15.000.000 đ/tháng nhưng một năm nhân viên này làm được khối lượng công
việc đem lại doanh thu cho Công ty 500.000.000đ với chất lượng cao. Do đó
nếu năng suất (chất lượng đội ngũ nhân viên) của Công ty mà cao lên thì sẽ
tăng được doanh thu, giảm chi phí và điều quan trọng là tăng được chất lượng
dịch vụ, dần nâng cao vị thế và thương hiệu của Công ty.
Tính linh động: là việc Công ty có khả năng cung cấp đa dạng dịch vụ
chuyên ngành. Như đã nêu ở trên dịch vụ kiểm toán là dịch vụ mang lại tới
80% doanh thu của ACC_VIETNAM, nhưng hiện nay dịch vụ này thì nó lại
bị hạn chế là theo mùa vụ (thông thường công việc kiểm toán chỉ bắt đầu từ
tháng 12 năm nay đến hết tháng 5 năm sau), vậy thời gian từ tháng 6 đến
tháng 11 thì sao, trong khoảng thời gian này ACC_VIETNAM tập chung vào
đào tạo cho nhân viên và thực hiện các dịch vụ khác ngoài kiểm toán, nhưng
cũng vẫn còn hạn chế vì thực tế cho thấy trong khoảng thời gian này để thực
hiện công việc cung cấp dịch vụ thì ACC_VIETNAM chỉ cần đến 30% số
nhân viên là đủ trong khi vẫn phải trả lương và các chi phí khác cho 100% số
nhân viên. Nếu ACC_VIETNAM có thể đa dạng hoá các loại hình dịch vụ để


có thể đủ việc làm cho nhân viên trong khoảng thời gian từ tháng 6 đến tháng

11 thì không những tiết kiệm được chi phí mà còn tăng được doanh thu rất
nhiều, điều này hiện nay cũng đang làm đau đầu ban lãnh đạo của
ACC_VIETNAM nói riêng cũng như là các Công ty kiểm toán của Việt Nam
nói chung.
Chu kỳ sản xuất: Có nghĩa là giảm thời gian chờ đợi ở các khâu kiểm toán,
như đã phân tích ở trên kiểm toán cũng chia thành các giai đoạn và mỗi một
giai đoạn thì lại có sự tham gia của từng cấp độ nhân viên khác nhau. Ở một
số Công ty kiểm toán hiện tại có quá ít kiểm toán viên có kinh nghiệm nên
khâu soát xét báo cáo kiểm toán và hồ sơ làm việc thường chỉ tập chung vào
một hoặc hai người dẫn đến công việc làm xong rồi nhưng đến khâu gần cuối
cùng thì lại bị tắc lại và nó sẽ có thể ảnh hưởng đến các hợp đồng khác gây
lãng phí cũng như chất lượng kiểm toán không được đảm bảo. Tuy nhiên điều
này thì không xảy ra ở ACC_VIETNAM do hiện nay ACC_VIETNAM tuy
soát xét rất kỹ (ba cấp độ soát xét) nhưng lại không bị ùn tắc do
ACC_VIETNAM có gần 100 nhân viên nhưng có đến khoảng 20 người (từ
cấp bậc manager trở lên) có thể thực hiện việc soát xét báo cáo và hồ sơ kiểm
toán. Do đó nếu các công ty kiểm toán giải quyết tốt thời gian chờ đợi giữa
các khâu, đặt biệt là khâu soát xét cuối cùng thì sẽ tiết kiệm được rất nhiều
chi phí, nâng cao chất lượng và tăng được doanh thu.
5. Kết luận


Việc quản trị hoạt động tác nghiệp hiệu quả trong mỗi doanh nghiệp là một
công việc không hề đơn gian. Nhất là đối với công tác quản trị hoạt động tác
nghiệp của ngành dịch vụ đòi hỏi yêu cầu về chất lượng rất cao và đặc thù
như lĩnh vực kiểm toán và tư vấn thì càng khó khăn hơn. Thông qua môn học
này cũng như nghiên cứu mô hình LEAN từ đó đã giúp tôi có thể đánh giá
nhìn nhận thấy những điểm còn hạn chế để có những thay đổi, cải tiến cho
phù hợp hơn với hoạt động thực tiễn của doanh nghiệp mình.
Tôi hy vọng rằng sau khi nghiên cứu xong môn học quản trị sản xuất và tác

nghiệp này kết hợp với những tài liệu, sách báo và trải nghiệm thực tế của
bản thân thì tôi sẽ vận dụng thành công vào công việc hiện tại để góp phần
mang lại sự phát triển thịnh vựng, lâu dài của doanh nghiệp mình.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Quản trị sản xuất và tác nghiệp Global Advanced MBA
2. Sline bài giảng môn Quản trị sản xuất và tác nghiệp.
3. Tài liệu nội bộ của Công ty Kiểm toán - Tư vấn Định giá ACC_VIETNAM
4. Một số bài báo có liên quan trên mạng internet.



×