Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Quy trình sản xuất đá các loại phục vụ thi công giao thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (91.94 KB, 5 trang )

Quy trình sản xuất đá các loại phục vụ thi công giao thông

Sản xuất kinh doanh hiện nay đã thực sự trở thành sự cạnh tranh gay
gắt giữa các doanh nghiệp “ thương trường như chiến trường” . Mỗi một
doanh nghiệp đều xây dựng cho mình một quy trình quản lý riêng nhằm tìm
những giải pháp tối ưu để có được sản phẩm có chất lượng cao,giảm thiểu
tối đa chi phí nhằm thu được phần kợi nhuận cao nhất; mặt khác dần tạo ra
và phát triển thương hiệu ngày một lớn mạnh- đó chính là con đường duy
nhất để doanh nghiệp tồn tại và phát triển lâu dài.
Trong bài bviết này tôi xin chọn một doanh nghiệp về Xây dựng cơ sở hạ
tầng để viết đề tài theo yêu cầu của đề bài: Đó là Công ty công trình giao
thông 873 thuộc Tổng công ty xây dựng giao thông 8 - Bộ giao thông.
Công ty công trình giao thông 873 là một công ty hoạt động độc lập
với trên 500 cán bộ công nhân viên;địa bàn hoạt động rộng khắp trong cả
nước nhưng chủ yếu là ở các tỉnh miền núi và dặc biẹt là cả nước bạn
Lào.Các lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu:
1. Sản xuất các vật liệu phục vụ cho Xây dựng giao thông .
2. Xây lắp:


Thi công các công trình dân dụng và công nghiệp.



Thi công xây dựng cầu, đường, công trình thủy lợi.



Xây dựng các Khu đô thị, khu công nghiệp.

I. Giới thiệu Quy trình sản xuất đá các loại phục vụ thi công


1. Công tác chuẩn bị:
- Chuẩn bị mặt bằng và các thủ tục pháp lý cần thiết.
- Lắp đặt giàn máy nghiền sàng đá
- Các biện pháp đảm bảo an toàn khi nổ mìn…..


2. Dụng cụ sản xuất:
- Giàn máy khoan phi 42
- Giàn máy nghiền sàng đá
- Máy xúc đào bánh xích SK 200
- Ô tô tự đổ 12T
3. Công tác sản xuất đá:
Dùng máy khoan để khoan các lỗ trên bề mặt của vỉa đá( tùy theo cấu
tạo đá khoan sâu khoảng 0,4m – 0,6m) tra thuốc nổ vào các lỗ khoan đã đạt
yêu cầu; đặt kíp nổ theo đúng kỹ thuật và cho nổ mìn.
Xúc đá lên ôtô chở đến máy nghiền sàng đổ vào máng và cho máy chạy; sản
phẩm được đưa ra bãi theo từng loại cụ thể (đá 1x2; 4x6….)
4. Biện pháp an toàn:Người lao động làm việc tại khu vực sản xuất mang
đầy đủ trang bị bảo hộ lao động (giầy, mũ bảo hộ, găng tay), phải tuân thủ
tuyệt đối các quy định an toàn về nổ mìn; khi nổ mìn phải có người gác cảnh
báo.
II. Một số điểm chưa tốt còn tồn tại trong quy trình hoạt động quản trị
sản xuất tại doanh nghiệp :
- Chưa đồng bộ trong việc chuẩn bị các thiết bị máy móc bổ sung; tay
nghề của người công nhân trực tiếp với sản xuất nhiều khi được bố trí không
phù hợp với yêu cầu của công việc; đặc biệt là các công nhân nổ mìn chủ
yếu là do kinh nghiệm và tự học chưa đựoc đào tạo một cách bài bản....
- Thiếu sự phối hợp đồng bộ giữa các khâu, chưa chặt chẽ. Việc tổ
chức lao động vẫn chưa phát huy hết khả năng sáng tạo trong công việc của
mỗi cá nhân. khâu sản xuất vẫn còn nhiều lãng phí.

- Cán bộ CN chưa thực sự quan tâm nhiều đến hiệu quả công việc,
nhiều khi họ chỉ đảm bảo trong công việc mà không chú ý tới việc có thực


hiện theo đúng quy trình hay không,sản phẩm có bị thừa nhiều không;có đáp
ưng đúng với yêu cầu của công trình chưa.
III. Giải pháp thực hiện để cải thiện các nhựơc điểm trên:
- Thay đổi cách nhìn nhận của cán bộ, công nhân viên của công ty về
về chất lượng và quản lý chất lượng sản phẩm.
- Thiết lập hệ thống các chỉ tiêu khối lượng,chất lượng cho từng khâu,
từng bộ phận. Đây là căn cứ để xác định sự phù hợp của sản phẩm theo yêu
cầu của công việc cụ thể trên mỗi công trình. Là cơ sở cho việc tăng cường
kiểm tra, giám sát các bộ phận, các khâu trong quy trình sản xuất.
- Hoạt động của nhóm chất lượng được thực hiện một cách định kỳ
hoặc đột xuất tuỳ theo diễn biến cụ thể của công trưòng xác minh phân tích,
giải quyết những vấn đề có liên quan đến công tác và đề xuất, kiến nghị
những giải pháp cho ban chỉ huy công trường hoặc ban quản lý công ty.
IV. Những loại lãng phí trong bảy loại lãng phí theo mô hình Lean đang
tồn tại ở doanh nghiệp:
Công ty hiện tại đang gặp 3 trong số 7 lãng phí được liệt kê theo mô
hình Lean, bao gồm:
- Lãng phí do Tồn kho: Do chưa quan tâm đúng mức tới công tác dự báo vào
quản lý hàng tồn kho nên dự trữ quá mức cần thiết về nguyên vật liệu, bán
thành phẩm và thành phẩm. Lượng tồn kho phụ trội dẫn đến chi phí tài chính
cao hơn về tồn kho, chi phí bảo quản cao hơn.
- Lãng phí do Chờ đợi :Chờ đợi là thời gian công nhân hay máy móc nhàn
rỗi bởi sự tắc nghẽn hay luồng sản xuất trong xưởng thiếu hiệu quả. Thời
gian trì hoãn giữa mỗi đợt chế biến sản phẩm cũng được tính đến. Việc chờ
đợi làm tăng thêm chi phí đáng kể do chi phí nhân công và khấu hao trên
từng đơn vị sản lượng bị tăng lên.



- Lãng phí do di chuyển: Do hạn chế về trình độ và tính trách nhiệm chưa
cao nên cách bố trí từ nơi khai thác đá nguyên liệu đến nơi đặt máy nghiền
chưa phù hợp,các bãi chứa thành phẩm khồn thuận tiệ cho việc đổ vầ bốc
hàng đến công trường, bố trí phối hợp các bộ phận chưa thuận lợi, thời gian
dịch chuyển để phối hợp làm việc giữa các bộ phận còn kéo dài.
V. Cách loại bỏ các lãng phí:
 Nâng cao năng lực công tác dự báo hàng tồn kho để xác định mức hàng
tồn kho hợp lý: công trường cần phải áp có sự phối hợp chặt chẽ giữa nơi
sản xuât và nơi sử dụng dựa trên số liệu đã bóc tách cho từng hạng mục và
theo kinh nghiệm thi công thực tế của các công trình tương tự. Do đặc thù
sản xuất có tính mùa vụ nên công tác dự báo rất quan trọng.
 Giám sát chặt chẽ khâu thiết kế sản xuất: một trong những nguyên nhân
chính gây ra lãng phí là do các sản phẩm thừa. Nguyên nhân chủ yếu là bộ
phận sản xuất đôi khi chỉ làm đúng theo kế hoạch;theo khối lượng đã được
bóc tách theo thiết kế không nắm sát diễn biến thực tế của công trường.
Kiểm tra đối chiieú khối lượng, chất lượng liên tục theo định ky hoặc đột
xuất.
VI. Kết luận
Hiện nay khi các doanh nghiệp Việt Nam gia nhập nền kinh tế toàn cầu
WTO phải đổi mới nhận thức về hiệu quả công việc và nhất là thương hiệu
doanh nghiệp. Tuy nhiên, phải có sự đầu tư thích đáng không chỉ trong việc
cải tiến, mua sắm thiết bị máy móc mà còn cả trong đầu tư, đào tạo, bồi
dưỡng, nâng cao nhận thức và năng lực chuyên môn của cán bộ, công nhân
viên. Không chỉ dừng lại ở phạm vi doanh nghiệp các cơ quan, các bộ ngành


và các chính sách kinh tế của Nhà nước cần phải phối hợp, hỗ trợ và động
viên được các doanh nghiệp nâng cao chất lượng sản phẩm của mình đảm

bảo tốt thương hiệu đủ sức cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài
Danh mục tài liệu tham khảo
-

Slide quản trị hoạt động do Trường Đại học Griggs phát hành.

-

www.giaxaydung.vn

-

www.tuvankienthuc.com.vn

-

www.ketcau.com.vn

-

www.cauduong.net



×