Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Đặc trưng chính sách kinh tế của “cánh Tả” trong sự so sánh với chính sách kinh tế của “cánh Hữu”: từ những tiền đề tư duy của hai dòng thuyết “kinh tế xã hội” đến “biên giới mờ” ngày nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (128.99 KB, 12 trang )

Đặc trưng chính sách kinh tế của “cánh Tả” trong sự so sánh với chính sách kinh tế của “cánh Hữu”:
từ những tiền đề tư duy của hai dòng thuyết “kinh tế xã hội” đến “biên giới mờ” ngày nay
Đặt vấn đề
Ngày nay, hiển nhiên mọi người thừa nhận rằng, hiện tượng kinh tế đồng thời là một hiện tượng xã hội. Dưới góc độ xã hội
học kinh tế hay kinh tế xã hội - hai tên gọi hợp thức của phân ngành xã hội học này - hiện tượng kinh tế được nhìn nhận theo hai
dòng thuyết gần như đối lập nhau: dòng thuyết nặng về kinh tế tự do và dòng thuyết nặng về kinh tế thiết chế hay kinh tế can thiệp.
Nghiên cứu này được tiến hành dựa trên phương pháp điểm luận tài liệu để trả lời cho các câu hỏi sau đây:
1. Những tiền đề quan niệm nào tác động lên việc hình thành hai dòng thuyết kinh tế gắn với hai loại chính sách kinh
tế cơ bản: kinh tế tự do và kinh tế can thiệp?
2. Tại sao hai dòng thuyết kinh tế ấy lại đi đến chỗ khó phân biệt như ngày nay? Liệu có sự gặp gỡ giữa “kinh tế thị
trường” và “Nhà nước”, giữa “tự do kinh tế” và “can thiệp kinh tế”?
1. Từ sự khác biệt cơ bản giữa hai dòng tư duy về hiện tượng kinh tế: Max Weber và K. Marx
Hai tác giả này có rất nhiều điểm khác biệt trong tư duy về hiện tượng kinh tế, mặc dù có một vài điểm tương đồng giữa họ.
Để dễ theo dõi, dựa vào các đặc điểm cơ bản, chúng tôi đưa ra bảng đối chiếu sau đây khi hai tác giả giải thích về quá trình hình
thành chủ nghĩa tư bản ở phương Tây:
Max Weber
K. Marx
Với hai câu hỏi chung: 1/Đặc thù của văn minh phương Tây hiện đại là gì? 2/Những nguyên nhân nào mang yếu tố quyết định đến
quá trình hình thành văn minh phương Tây hiện đại? Hai tác giả này đã đưa ra những lời giải thích rất khác nhau.
Max Weber đã dùng phương pháp tiếp cận so sánh, đi từ lịch sử luật học đến việc Karl Marx giải thích sự ra đời của chủ nghĩa
nghiên cứu cấu trúc chính trị, xã hội, tôn giáo, đến các các nghiên cứu về văn minh tư bản theo một cách thức hoàn toàn khác.


Hy Lạp, La Mã, Ấn Độ…Tác giả dùng phương pháp luận cá nhân, nghĩa là giải Theo tác giả này, những yếu tố đầu tiên cần
thích một hiện tượng tập thể bằng kết quả khái quát của tổng thể các hành động, tín phải tính đến đó là sự xuất hiện của tư bản
ngưỡng và thái độ cá nhân. Chủ nghĩa phương pháp luận cá nhân được xuất phát từ công nghiệp phương Tây, bắt đầu từ Anh quốc.
quan niệm cho rằng, cá nhân mang tính duy lí tuyệt đối. Chúng ta hãy lấy một ví dụ Quá trình hình thành quy trình công nghiệp ở
trong khung lập luận “đóng” nghĩa là chỉ có quan hệ giữa chủ tư bản và người làm Anh quốc đã biến nước này thành nước chinh
công ăn lương. Tư duy duy lí tuyệt đối về cá nhân cho rằng, chủ tư bản biết tính phục để đến với các mỏ nguyên liệu (vàng, bạc,
toán tối ưu từ đầu vào, quy trình sản xuất, chi phí (con người = lương và phương than, quặng sắt, thép…). Nửa sau của thế kỉ
tiện) và đầu ra. Từ đó, đầu ra kì vọng theo công thức tối ưu khấu trừ đi đầu vào bao XIX mang những đặc trưng này rất rõ ràng.


giờ cũng phải lớn hơn không và càng lớn hơn không càng tốt. Trong khi đó, cá nhân Những yếu tỗ này cho phép hiểu được nguyên
người làm công ăn lương cũng biết tính toán tuyệt đối cho mình từ sức lao động, nhân vì sao Anh quốc trở thành cái nôi của
thời gian lao động tiềm năng, lợi ích kì vọng (vật chất và tinh thần). Chỉ cần tạo

Cách mạng công nghiệp. Bên trong nước Anh

điều kiện pháp lí cho hai tác nhân này gặp nhau thì sẽ hình thành nên thị trường lao có những biến đổi xã hội sâu sắc: luật về người
động có điều tiết: một bên có vốn và nhà mày tức là “cầu” lao động và một bên có nghèo biến họ thành những người bán sức lao
sức lao động cũng như thời gian lao động tức là “cung” lao động. Yếu tố nào quyết động, nong thôn bị “hoang vắng” do người
định cho sự gặp gỡ này? Max Weber cũng như các nhà kinh tế học cổ điển cho rằng, nông dân rời bỏ nó để lên đô thị làm việc ở
giá cả là thước đo và là yếu tố duy nhất cho phép “cuộc gặp gỡ” giữa hai phép tính

trong các nhà máy và đặc biệt là đất đai cũng

tuyệt đối ấy. Đây là một phần của quá trình duy lí tạo nên văn minh công nghiệp trở thành hàng hoá. Ở điểm này, Karl Marx đã
châu Âu.

tự hỏi rằng, thành phần nào có vốn hay có tiền

Xã hội phương Tây hiện đại được hình thành trên cơ sở phối hợp các loại duy lí: để có thể sở hữu đất đai, nếu không phải là các
quá trình pháp điển hoá hiện tượng luật, quá trình điều chỉnh lập hiến về hiện tượng

nhà công nghiệp?

chính trị và sự phát triển kinh tế công nghiệp dựa trên duy lí công nghiệp. Trong Liên quan đến các nhân tố bên ngoài, Karl
cuốn Kinh tế và Xã hội, từ lí thuyết duy lí về hành động, tác giả xác định toàn bộ K.Marx đã đặt ra câu hỏi như sau: hệ thống


các dạng tổ chức tham gia dẫn dắt các hoạt động kinh tế ở các nước phương Tây. thương mại ba bên (cung cấp nguyên liệu, sản
Đặc thù của quá trình hình thành tư bản phương Tây được tác giả tóm tắt trong ba xuất công nghiệp và thị trường) cũng như hệ

yếu tố chính: 1/ Sự phối hợp của các duy lí như duy lí kinh tế, duy lí luật và duy lí thống trồng trọt ở Anh quốc có ý nghĩa như thế
chính trị. Hệ quả của các đặc tính duy lí ấy cho phép thể hiện “tính khách quan” nào đối với việc hình thành cuộc Cách mạng
trong hành động kinh tế của các tác nhân xã hội. Đồng thời, tính khách quan ấy công nghiệp lần thứ nhất (đặc trưng quan
cũng làm cho con người “ít con người” hơn. Ví dụ: trong quản lí duy lí, khi không

trọng nhất là trồng bông và khai thác than

tôn trọng con người nào đó, người làm công ăn lương có thể tự nhủ rằng: “tôi tôn

đá)? Tất nhiên, đây là câu hỏi gây ra những

trọng chức năng dành cho nó chứ không tôn trọng con người nó”. Các quan hệ xã tranh cãi lớn cho đến tận ngày nay.
hội bị “lạnh hoá” hay “vô nhân xưng hoá” qua thị trường (giá cả) là thước đo duy Karl Marx đã lưu ý như sau: việc khám phá ra
nhất. 2/ Quá trình duy lí hoá các hành vi xã hội kéo theo sự phát triển của khoa học các mỏ vàng, mỏ bạc (để sản xuất các hàng
logic – hình thức, khoa học có công thức và công nghệ. Từ đó, thế giới thực tế được

hoá xa xỉ đáp ứng nhu cầu của Triều đình),

“công thức hoá tối ưu” và “suy diễn” từ lí thuyết mà ra. Điều này mang lại những việc tiêu diệt dân cư bản địa, vùi dập và biến
bất lợi lớn cho tín ngưỡng hay niềm tin tôn giáo. Tuy nhiên, sự phát triển như vũ họ thành những thây ma trong hầm mỏ, những
bão của khoa học logic – hình thức hay khoa học “cứng” không mang lại bất kì câu

cuộc viễn chinh về miền Đông và việc biến

lời giải nào về ý nghĩa của cuộc sống: mọi thứ được làm vì chúng đã có công thức

châu Phi thành nơi “dự trữ thương mại” bằng

tôi ưu; và vì công thức tối ưu ấy đã được chứng minh về mặt lí thuyết nên chúng cách biến những người dân ở đây thành “nô lệ
phải được áp dụng trong thực tế. 3/Quan hệ “cung – cầu” (thị trường) được khái kiểu mới” được nguỵ trang bằng “luật lao

quát hoá bởi nhiều lí thuyết gia kinh tế cổ điển như Ricardo hay A. Smith kết hợp động”…chính là “bạo lực tàn khốc nhất” mà
với chủ nghĩa quan liêu - mà Max Weber xây dựng như là một “mô hình lí tưởng” - lịch sử từng chứng kiến. Đối với tác giả này,
đẩy đến chỗ xuất hiện một “bàn tay vô hình” chỉ huy con người: tất cả đều do giá cả mọi phương pháp xây dựng chủ nghĩa tư bản
quyết định. Như vậy, giá cả là yếu tố điều tiết chính. Tính chất vô hình của giá cả

đều sử dụng quyền lực Nhà nước, bạo lực có tổ

lao động thể hiện ở chỗ, người lao động không thể biết được vì sao mình được trả chức đối với xã hội để chuyển đổi từ phương


lương ở mức này chứ không phải ở mức khác. 4/ Tác giả cho rằng, quá trình hình thức sản xuất phong kiến sang phương thức
thành chủ nghĩa tư bản phương Tây có một phần gốc rễ từ quan niệm của phái sản xuất tư bản chủ nghĩa. Từ đó, tác giả cho
Calvin (Tinh lành = Protestantism), đặc biệt từ quan niệm “tiền định” rằng, bạo lực là “mẹ đẻ” của mọi xã hội mới.
(“prédestination”). Theo quan niệm này, mỗi tín đồ có “định mệnh” xuống trần gian

Tiểu kết: hiện tượng kinh tế tư bản chủ nghĩa

thực hiện các hoạt động sản xuất và giao thương. Sự thành tâm hành nghề trên trái

được Karl Marx tư duy theo quan niệm do có

đất để kiếm tiền và lối sống đạm bạc của những tín đồ Tin lành được giải thích bởi sự tập trung của bạo lực. Sự tập trung bạo
quá trình tìm kiếm những tín hiệu của “Thánh chỉ”. Max Weber tóm lại như sau: lực ấy được tác giả mô tả bằng thang giai cấp
trong quá trình phát triển của loài người cho đến thời kì hiện đại, đạo đức tốn giáo xã hội mà mọi người đều biết. Do vậy, đối với
góp phần quan trọng trong việc xác định hành vi xã hội của con người. Tuy nhiên, Karl Marx, bạo lực cách mạng là sự can thiệp
chỉ duy nhất đạo đức Tin lành cho phép góp phần hình thành chủ nghĩa Tư bản, cao nhất, là sự lật đổ Nhà nước tư bản để
trong khi đó tất cả các hình thức đạo đức tôn giáo khác lại ngăn cản đến việc phát

thay đổi bằng Nhà nước mới và người lao


triển các cấu trúc của kinh tế tư bản.

động phải làm chủ sở hữu tư liệu sản xuất.
Ở điểm này, không mạnh mẽ như Karl Marx,

Tiểu kết: hiện tượng kinh tế là phép tính tuyệt đối (duy lí tuyệt đối) 1 theo đó nhưng É. Durkheim cũng cho rằng, hành vi
mỗi con người đều đi tìm sự giàu có của bản thân thông qua kĩ năng, thông

kinh tế của cá nhân không mang tính duy lí,

qua sự tuân thủ chuẩn mực đạo đức và pháp luật, đồng thời thông qua phép mà bị lệ thuộc vào hành vi chung được chấp
tính tối ưu. Giống với các nhà kinh tế học cổ điển, tư tưởng căn bản của Marx nhận rộng rãi. Hay nói cách khác, “hành
Weber ở đây là, sự giàu có của quốc gia được sinh ra trong lòng nó nhờ duy lí,

động kinh tế là hành động xã hội vì nó diễn

mà tinh thần tự do trong kinh tế thị trường là “có cung thì ắt có cầu” và “có đạt mọi cách thức cảm nhận và hành động
cầu thì ắt có cung”. Đây là tiền đề của chủ nghĩa tự do kinh tế và nó giải thích

tồn tại khách quan ngoài chủ thể, áp đặt lên

tại sao Max Weber được dạy rộng rãi hơn Karl Marx ở các nước tư bản. Chính chủ thể; hành động kinh tế ấy là hành động
1

Trong tiếng Việt, không phải ngẫu nhiên mà chúng ta nói lái “kinh tế” tức là “kê tính”.


sách kinh tế tự do ấy gặp gỡ với tư tưởng của A. Smith trong cuốn Sự giàu có

xã hội vì nó có sự tồn tại riêng và độc lập với


của các quốc gia. Tác giả này lập luận rằng, để có hiệu quả kinh tế, hệ thống mọi hành vi cá nhân” (É. Durkheim, 1963,
hợp đồng trả lương ưu việt hơn hẳn hệ thống nô lệ: trong hệ thống nô lệ, người

trang 14). Kết luận này của É. Durkheim

làm công kiệt sức và già đi vì họ phụ thuộc vào chủ nô tức là do chủ nô bóc lột, chứng tỏ rằng, duy lí cá nhân không tồn tại,
trong khi đó, trong hệ thống kinh tế tự do, người làm công ăn lương kệt quệ và chỉ có thiết chế có sức cưỡng với mọi hành vi
già đi vì do chính phép tính của họ. Nói một cách đơn giản là, nếu họ muốn

cá nhân, tức là kinh tế can thiệp, kinh tế thiết

lương ít, chơi nhiều thì trong hợp đồng lao động chỉ cần cam kết ít thôi.

chế hay vai trò của thiết chế có quyền lực cao

nhất được bàn đến ở đây chính là Nhà nước.
2. “Biên giới mờ” giữa chính sách kinh tế của cánh Tả và cánh Hữu ngày nay
Với các câu hỏi: Tại sao tư tưởng kinh tế của cánh Tả và cánh Hữu lại đi đến chỗ khó phân định như ngày nay? Và cơ chế “biên
giới mờ” giữa hai dòng thuyết kinh tế ấy là gì?, chúng ta cần đặt ra một vài câu hỏi thành phần như sau: 1/chính sách kinh tế ngày
nay có đặc trưng đối lập như trước đây nữa hay không: cánh Tả thường đặc trưng về “kinh tế can thiệp” hay “kinh tế thiết chế” và
cánh Hữu thường đặc trưng bằng “kinh tế tự do”? 2/ Nếu có sự lẫn lộn giữa chính sách kinh tế của cánh Tả và chính sách kinh tế
của cánh Hữu, thì đâu là những nguồn chính?
Đặc trưng kinh điển trong chính sách kinh tế của cánh Tả và cánh Hữu thể hiện ở quan niệm “can thiệp kinh tế” hay “tự do kinh
tế”. Tuy nhiên, tư tưởng kinh tế tự do chỉ có thể tồn tại thuần tuý trong lí thuyết kinh tế vì lí thuyết kinh tế chỉ phân tích các hiện
tượng kinh tế mà thôi. Ví dụ, lí thuyết kinh tế cận biên (“economics marginaslism”) chỉ quan tâm thuần tuý đến “bài toán” kinh tế:
đầu vào, quy trình tối ưu, phương tiện, chi phí và đầu ra. Trong khi đó, lịch sử kinh tế và kinh tế xã hội lại có thể đề cập đến tổng
thể “phổ” của hiện tượng kinh tế: môi trường làm việc, lịch sử tư tưởng kinh tế…Schumpeter đã mô hình hoá dạng quan niệm ấy
như sau:
Hiện tượng kinh tế hiệu suất >>>>>>Hiện tượng kinh tế thuần tuý >>>>>> Hiện tượng kinh tế phụ thuộc



Đây là một tổng kết quan trọng của Schumpeter về sự phối hợp giữa các loại hiện tượng kinh tế. Nhờ có sự phối hợp giữa các loại
lí thuyết (các giải thích khác nhau), hành động kinh tế hay chính sách kinh tế sẽ được định tên bằng “mô hình kinh tế” căn cứ vào
việc dấu nhấn đặt vào đâu. Trước đó, mặc dù chia sẻ quan điểm “hành vi kinh tế duy lí” của cá nhân, nhưng Max Weber cũng đã
kịp phát triển dòng lí thuyết về hành động có sự phối hợp giữa một bên là quyền lợi dẫn dắt hành vi cá nhân và một bên là các mối
quan hệ được xây dựng giữa các cá nhân kinh tế ấy. Sự phối hợp đan xen giữa quyền lợi và quan hệ xã hội giữa các cá nhân (định
hướng, cưỡng chế hay ảnh hưởng đến hành vi cá nhân) là phương pháp tiếp cận cho phép chúng ta kết luận rằng, mặc dù rất khác
biệt với Karl Marx, nhưng Max Weber không hoàn toàn khác biệt với É. Durkheim – cha đẻ của dòng thuyết “kinh tế thiết chế” –
tiền đề của chính sách can thiệp kinh tế. Đối với Max Weber, việc xem xét đặc điểm “đa chiều” và “phức hợp” của các mối quan
hệ kinh tế, nhất là việc nghiên cứu tính đa dạng của các động cơ kinh tế tạo ra các “kênh” kinh tế đóng vai trò quan trọng trong
việc hiểu đầy đủ về hiện tượng kinh tế. Theo nghĩa này, Max Weber cũng là một trong những cha đẻ gợi ý khung phân tích mới về
hiện tượng kinh tế - một khung phân tích cho phép hiểu con người duy lí. Một đại diện quan trọng tiếp theo mà chúng tôi đề cập ở
đây chính là Mark Granovetter. Qua tác giả này, chúng ta thấy rằng, chính sách kinh tế tự do (lấy thị trường điều tiết) và chính sách
can thiệp kinh tế (lấy thiết chế điều tiết) đều bộc lộ những hạn chế.
Trong tranh luận nổi tiếng của mình về “vấn đề tư duy của Hobbes”, Mark Granovetter đã xây dựng nên lí thuyết mạng lưới xã hội
của mình với kết luận khá đơn giản: sức mạnh đến từ các liên hệ yếu. Vậy, tác giả đã phê phán Hobbes như thế nào?
Như chúng ta biết, tác phẩm của Hobbes được viết ra trong bối cảnh chính trị đặc biệt: nội chiến đã tàn phá Anh quốc từ năm 1642
đến 1649 (vua Charles đệ nhất bị bắt năm 1642 và chế độ độc tài Cromwell ra đời). Tác phẩm Tình trạng tự nhiên của tác giả này
mô tả tình trạng “loạn chiến” hay “chiến tranh tự nhiên” hay “mọi người chiến tranh với mọi người”. Tác phẩm Léviathan (1651)
chính là kết quả tư duy của Hobbes thời loạn chiến tranh ấy. Tác giả này là một trong những triết gia lớn nhất về chủ nghĩa cá
nhân, người đầu tiên coi con người vốn dĩ là “phi xã hội”, “tự quyết” và “độc lập”. Trong tình trạng tự nhiên, về căn bản con người
bình đẳng với nhau. Sự bình đẳng này xuất phát từ các giả thuyết sau đây của các tác giả:


Trong tình trạng tự nhiên, con người bình đẳng về thể chất: kẻ yếu nhất về thể chất có khả năng giết chế kẻ mạnh nhất nhờ
mưu mẹo và/hoặc nhờ liên kết.




Trong tình trạng tự nhiên, con người bình đẳng về trí tuệ: tín hiệu tốt nhất để chứng minh sự bình đẳng về trí tuệ là mỗi
người đều hài lòng với phần trí tuệ mà mình nhận được.




Trong tình trạng tự nhiên, về căn bản, cái làm cho mọi người bình đẳng, đó chính là con người có cùng xác suất hạ bệ
người khác, có cùng nỗi sợ bị người khác hạ bệ.



Trong tình trạng tự nhiên, mỗi người có quyền tự nhiên vô hạn về mọi sự vật, kể cả đối với sự sống của người khác.

Các giả thuyết này được Hobbes chứng minh như sau:


Quyền tự nhiên buộc mỗi cá nhân phải để ý đến sự tồn vong của bản thân mình, tránh làm sao để không bị hạ bệ.



Mỗi một người có quyền sử dụng mọi phương tiện cần thiết để đảm bảo sự tồn vong của bản thân, kể cả bằng phương pháp
loại bỏ những người khác.



Tất cả những gì cá nhân mong muốn đều tốt cho việc tồn vong của bản thân. Vì vậy, cá nhân có quyền vô hạn. Và mong
muốn của cá nhân cũng vô hạn. Do vậy, trong tình trạng tự nhiên, con người trở nên rất rủi ro và rất nguy hiểm.
Kết luận của Hobbes là, trong tình trạng tự nhiên, nghĩa là trong tình trạng thiếu vắng một quyền lực chung, quyền lực của
cá nhân là vô hạn đối với mọi sự vật, kể cả đối với cuộc sống của người khác. Áp dụng vào kinh tế, trong trường hợp này,
người ta thường đồng nghĩa “thương trường là chiến trường”.


Giải pháp của Hobbes để tránh “thương trường là chiến trường” chính là sự phân tách rõ ràng giữa quyền tự nhiên và luật tự nhiên.
Luật có tính chất bắt buộc, trong khi quyền có tính chất cho phép. Về khía cạnh này, nguyên nhân chính của cuộc “loạn chiến” hay
“mọi người chiến tranh với mọi người”, chính là quyền tự nhiên. Theo tác giả, tình trạng tự nhiên nhanh chóng chuyển thành tình
trạng chiến tranh bởi lẽ mọi cá nhân đều có quyền tự nhiên làm mọi thứ. Ngược lại, luật tự nhiên lại mang tính chất bắt buộc. Từ
đó, tác giả đề xuất ba luật tự nhiên như sau:


Luật tự nhiên căn bản đầu tiên là con người tìm kiếm hoà bình khi có hy vọng đạt được nó.



Luật tự nhiên căn bản thứ hai chỉ cho con người biện pháp đạt được hoà bình bằng cách loại bỏ nguồn gốc chiến tranh. Mỗi
cá nhân từ bỏ quyền của mình lên mọi sự vật. Hay nói cách khác, cần phải chấm dứt tình trạng quyền tự nhiên trong điều
kiện tương hỗ, nghĩa là mọi người đều từ bỏ quyền tự nhiên như nhau. Sự từ bỏ quyền tự nhiên chỉ có thể được thực hiện
bằng hợp đồng thì mới đảm bảo mọi người làm giống nhau.



Luật tự nhiên căn bản thứ ba buộc các bên phải tuân thủ hợp đồng. Từ đó, Hobbes định nghĩa công lí là “sự tuân thủ các
thoả thuận đã cam kết”.

Nhìn chung, các tác nhân sẽ cùng nhau tuân thủ một thoả thuận theo đó họ từ bỏ toàn bộ quyền tự nhiên của mình. Tuy nhiên,


vẫn còn một vấn đề cần phải giải quyết: một khi tình trạng xã hội mang tính chất thiết chế đã được thiết lập thông qua thoả
thuận rũ bỏ toàn bộ quyền tự nhiên của bản thân, thì điều gì có thể đảm bảo rằng, cá nhân nào đó không muốn quay lại dùng
quyền tự nhiên của mình? Hay nói cách khác, con người không có xu hướng tự nhiên tuân thủ các cam kết. Do vậy, cần thiết
phải tạo ra cái gì đó cao hơn thoả thuận, có quyền năng tuyệt đối và buộc mọi người tôn trọng thoả thuận và tuân thủ luật tự
nhiên. Như vậy, theo nghĩa của Hobbes, khế ước xã hội là một thoả thuận tổng thể theo đó con người từ bỏ toàn bộ quyền tự

nhiên của mình và chuyển quyền tự nhiên ấy cho Léviathan (đấng tối cao = Nhà nước quân chủ thời ấy), có quyền lực tuyệt
đối. Đấng tối cao này là hiện thân của ý chí chung bởi vì chỉ có đáng tối cao mới duy trì được hoà bình, điều mà mọi người
mong muốn.
Đứng trước lập luận này của Hobbes, Granovetter cho rằng, trong Léviathan, cá nhân mất đi tình trạng tự nhiên và tình trạng
đầu tiên là hỗn loạn tổng thể do mỗi cá nhân đều coi mình là hạt nhân vũ trụ. Tình trạng tiếp theo là họ từ bỏ toàn bộ quyền tự
nhiên của mình cho một đấng tối cao có quyền lực tuyệt đối. Sau đó, họ đưa ra những hành vi một cách “ngoan ngoãn” và
“tuân thủ đáng kính” là nhờ khế ước xã hội. Con người chuyển từ tình trạng “kết cấu xã hội quá lỏng” (“tự do”) sang tình trạng
“kết cấu xã hội quá chặt” (“thiết chế”).
Trong bài báo của mình được đăng năm 1985, Granovetter không thực sự nhấn mạnh về sự phân tách giữa một bên là chủ
nghĩa kinh tế tự do gắn với việc coi con người là một cá nhân hay một thế giới duy nhất, và bên kia là chủ nghĩa kinh tế can
thiệp, ở đó, con người rất nhạy cảm với ý kiến của người khác đồng thời tuân thủ hành vi chung được mọi người chấp nhận.
Như vậy, tác giả này đã gợi ý rằng, dường như có một con đường di chuyển từ chủ nghĩa cá nhân (kinh tế tự do) sang thiết chế
xã hội bắt buộc các cá nhân phải tuân thủ trong hoạt động kinh tế (kinh tế thiết chế). Chúng ta cũng có thể khám phá ra logic
này trong các tác phẩm của những vị tổ sư về kinh tế chính trị.
Theo những nhà kinh tế học cổ điển ảnh hưởng nhiều đến Max Weber, chủ nghĩa tư bản được hình thành như một quy trình tự
nhiên dựa vào xu hướng tự nhiên của các cá nhân muốn trao đổi hay giao thương. Thông qua sự tiến triển tự nhiên ấy, thị
trường dần dần hình thành, phát triển và chia ra thành hai hệ thống: hệ thống kĩ thuật (nhóm kĩ sư có chức năng tư duy và
nhóm công nhân có chức năng thực hiện) và hệ thống con người (hai giai cấp: giai cấp có vốn “ứng trước” vốn của mình để
hình thành quy trình sản xuất (“cổ trắng”) và giai cấp không có phương tiện sản xuất cũng như tồn tại buộc phải bán sức lao


động của mình để đổi lấy đồng lương (“cổ xanh”) 2. Theo quan điểm ấy, cánh hữu khác hẳn với cánh tả ở chỗ họ coi thị trường
là thước do tuyệt đối. Từ đó, trong quan điểm kinh tế chính trị, người ta giải thích rằng , sự ra đời và vận hành của các chuẩn
mực kinh tế thị trường được coi như sự tập hợp các vận hành của tất thảy mọi cá nhân đơn lẻ, giống nhau vì họ đều có quyền
tự quyết, tự do và bình đẳng. Những người theo quan điểm cánh hữu như vậy cho rằng, thị trường là phương tiện tự nhiên, hoà
giải và điều tiết hữu hiệu nhất để phối hợp các hoạt động của họ.
Chúng ta có thể khám phá logic di chuyển từ chủ nghĩa cá nhân sang sự tuân thủ tuyệt đối trong tư duy của các nhà kinh tế học
tân cổ điển. Theo họ, chuẩn mực xã hội đối với hành vi cá nhân thể hiện rất rõ. Những chuẩn mực thiết chế (tập thể) có xu
hướng áp đặt đối với từng người. Hay nói cách khác, đơn giản là trong kinh tế thị trường, mỗi người đóng vai của mình đúng
như hoạt động kinh tế quy định vì mỗi người đã được “xã hội hoá cao độ” để tuân theo các chuẩn mực ấy. Khi đó, hành vi

tham gia thị trường lao động của họ trở nên “tự động”. Mark Granovetter phát hiện rằng, trong lập luận của những người theo
tư tưởng kinh tế tự do như vậy, người ta loại bỏ vai trò của “các quan hệ xã hội cụ thể”. Từ đó, tác giả cho rằng, thuần tuý dựa
vào chuẩn mực tập thể để áp đặt lên cá nhân (kinh tế can thiệp) cũng không ổn vì vai trò con người luôn luôn có thể thay đổi
theo hoàn cảnh và thời gian. Ngược lại, thuần tuý để cho thị trường quyết định (kinh tế thị trường) cũng không ổn vì cá nhân
luôn có xu hướng tự nhiên tìm cách không tuân thủ những gì họ cam kết. Như vậy, con đường kết nối giữa hai dòng thuyết
kinh tế thị trường và kinh tế can thiệp có thể được hình thành trên cơ sở nghiên cứu các mối quan hệ xã hội trong đó tác nhân
không đưa ra hành vi của mình như những “nguyên tử bị tách biệt” khỏi bối cảnh xã hội, và họ cũng không đưa ra hành vi của
mình một cách bị động theo thành phần xã hội của họ.
Bắt đầu tư đây, chúng ta thấy rõ hơn sự lẫn lộn giữa cảnh Tả (thường lấy sự can thiệp kinh tế làm trọng) và cánh Hữu thường
lấy sự tự do của thị trường làm trọng). Người có công đặc biệt trong việc khám phá phương thức quyết định hành vi kinh tế ở
đây chính là Mark Granovetter. Với quan niệm rằng, có sự phối hợp giữa một bên là thị trường và một bên là Nhà nước, giữa
một bên là quyết định của cá nhân và một bên là quan hệ xã hội, tác giả đã viết bài báo nổi tiếng “ The strength of weak ties »
(“Sức mạnh từ các liên hệ yếu”) (1973) và tác phẩm Getting a job (“Kiếm việc”) (1974). Trong bài báo của mình, tác giả
phân biệt hai loại quan hệ xã hội: loại quan hệ xã hội sâu sắc và gắn bó như quan hệ bạn thân (“liên hệ mạnh”) và loại quan hệ
2

Bản thân tác giả không dùng những từ “cổ trắng” hay “cổ xanh”, chỉ các nhà xã hội học công nghiệp dùng các từ ấy để phê bình sự tha hoá của tổ chức
công nghiệp tuyến tính hay duy lí công nghiệp.


xã hội “ít gắn bó” hay “thi thoảng” (“liên hệ yếu”); sức mạnh của một mối liên hệ chính là “sự phối hợp về thời lượng quan hệ,
cường độ xúc cảm, tính chất thân mật thể hiện qua niềm tin dành cho nhau và sự hỗ trợ lẫn nhau”. Khi hai hay nhiều tác nhân
làm việc trong các môi trường khác nhau, thì sức mạnh của các mối liên hệ yếu chính là việc các quan hệ ấy mang lại sự đa
dạng nguồn thông tin, cung cấp các thông tin mới cho nhau. Nếu không có các liên hệ này, người ta không thể tiếp cận các
nguồn thông tin mới và hữu ích. Như vậy, những người tham gia cùng một mạng lưới xã hội dựa trên quan hệ mạnh có điểm
yếu là họ có những đặc thù giống nhau nên khó đa dạng về nguồn thông tin hữu ích. Áp dụng quan điểm này để nghiên cứu
quá trình tìm việc của các cán bộ doanh nghiệp bang Boston (Mỹ), tác giả thấy rằng, hơn một nửa trong số mẫu điều tra thừa
nhận rằng, nhờ các quan hệ cá nhân mà họ tìm thấy công việc, nhất là các quan hệ “thi thoảng, nhưng để lại dấu ấn tốt cho các
bên”. Như vậy, các “liên hệ yếu” đóng vai trò hữu ích trong việc tiếp cận nguồn thông tin mới và có tác dụng tốt hành động
kinh tế (trong trường hợp này là tập hợp hành vi xin việc). Xin việc không chỉ thuần tuý là “sự gặp gỡ giữa cung và cầu”, giữa

hai phép tính tuyệt đối (ông chủ và người ứng viên lao động).
Từ đó, khái niệm “điều tiết hành vi kinh tế cá nhân và chuẩn mực tập thể” của Mark Granovetter được sử dụng rộng rãi để
phân tích các hệ thống quan hệ xã hội rộng hơn. Nó cho phép tư duy và giải thích các giao dịch kinh tế bằng các quan hệ xã
hội. Xa hơn nữa, các quan hệ xã hội được quan niệm như là một cấu trúc ngoại sinh của hiện tượng kinh tế. Từ đó, thị trường
không phải là một ngoại lệ đối với việc phân tích các quan hệ xã hội. Hay nói cách khác, thị trường không được tác giả này
thuần tuý định nghĩa là “sự gặp gỡ giữa cung và cầu”, mà còn là một cấu trúc ngoại sinh thực hiện chức năng kinh tế. Hơn nữa,
một xã hội ở đó các cá nhân có động lực hành động vì quyền lợi của mình không phải là một “rừng rậm” không thể hiểu nổi,
mà thực ra có thể “giải thích được” và “hiểu được” bằng tác động của kết quả quan hệ xã hội. Từ đó, tác giả này đã đưa ra hai
loại “điều tiết hành vi cá nhân và chuẩn mực tập thể”: điều tiết bằng quan hệ (các quan hệ cá nhân ảnh hưởng đến hành động
kinh tế) và điều tiết bằng cấu trúc (ám chỉ các mạng lưới mà tác nhân kinh tế thuộc về chúng). Trong trường hợp này, Nhà nước
cũng có thể được hiểu như là một cấu trúc mạng lưới điều tiết nền kinh tế thị trường bằng các mạng lưới và thiết chế mà Nhà
nước tham gia vào đó. Hay nói cách khác, sự can thiệp của Nhà nước là cần thiết khi “quyền tự quyết”, “tính độc lập” và “tính
duy lí” cá nhân chỉ tạo ra logic nội sinh theo phép tính toán học. Các nhân tố nội sinh ấy bộc lộ những yếu kém khi “chọn” giá
cả là yếu tố điều tiết nền kinh tế. Nhưng việc xác định giá là hết sức trừu tượng nên nếu chỉ lấy giá điều tiết kinh tế thì không
đủ, thậm chỉ đẩy xã hội đến vực thẳm (trường hợp khủng hoảng tài chính do đầu cơ bất động sản mà Cục dữ trữ liên bang Mỹ


(Fed) đã để giá đô la Mỹ điều tiết là một ví dụ; hệ quả của chính sách lấy thị trường làm trung tâm đã buộc cho các nước có
nền kinh tế thị trường nhất như Mỹ, Nhật và Anh phải dựa vào chính sách can thiệp (bơm nhiều tiền vào nền kinh tế để cứu
chính nền kinh tế). Thoạt nhìn, đây là một nghịch lí, nhưng trong thực chất, từ khoảng 50 năm nay, sự lẫn lộn hay “biên giới
mờ” giữa tư tưởng “kinh tế tự do” - đặc trưng cho cánh Hữu và tư tưởng “can thiệp kinh tế”- đặc trưng cho cánh Tả là một thực
tế. Từ những năm 1940, nhà kinh tế học Keynes đã đưa ra nghịch lí sau đây để cổ suý cho kinh tế can thiệp hay kinh tế thiết
chế: một người tiết kiệm thì người ấy giàu, còn cả xã hội tiết kiệm thì xã hội ấy nghèo đi. Như vậy, tác giả đã phê phán chủ
nghĩa phương pháp luận cá nhân, tức là chủ nghĩa coi hành vi xã hội là tổng thể hành vi các cá nhân.
Kết luận
Dựa vào các giải thích của xã hội học kinh tế cổ điển (Max Weber, É. Durkheim và Karl Max), người ta dễ dàng nhận biết
được sự khác biệt giữa tư tưởng chủ đạo trong quan niệm về hiện tượng kinh tế của cánh Hữu là “kinh tế thị trường” và quan
niệm chính của cánh Tả là “kinh tế can thiệp”. Logic nội sinh của chính sách dựa vào thị trường hay giá cả để điều tiết chính là
logic hành động duy lí tuyệt đối của chủ thể. Theo logic ấy, các nền kinh tế có nhiều sự can thiệp của thiết chế (Nhà nước,
trong trường hợp này) thường rất khó được thừa nhận là nền kinh tế thị trường. Logic ngoại sinh cho rằng, hành vi cá nhân phụ

thuộc vào hành vi chung được thiết chế thừa nhận. Nhà nước có vai trò điều tiết và có quyền lực tối thượng để tạo ra các thiết
chế trong đó hành vi kinh tế của mọi cá nhân phải phụ thuộc. Logic ấy là tiền đề cho mọi sự can thiệp của Nhà nước. Một nền
kinh tế như vậy thường bị coi là xơ cứng và hay bị cho là mâu thuẫn với logic thị trường.
Tuy nhiên, hiện tượng kinh tế là hiện tượng phối hợp giữa “điều tiết hành vi kinh tế cá nhân và hành vi thiết chế” nên trong các
chính sách kinh tế ngày nay, có sự lẫn lộn hay biên giới mờ giữa một bên là kinh tế thị trường và một bên là sự can thiệp của
thiết chế (Nhà nước). Biên giới rõ ràng giữa hai loại chính sách kinh tế từ xưa theo các giải thích của xã hội học kinh tế cổ điển
nay không còn nữa, mà nó bị mờ dần như là một sự chấp nhận tất yếu: hành vi kinh tế vừa phải “kê tính” (logic duy lí) lại vừa
phải được cấu trúc xã hội điều tiết.
Khi chính sách kinh tế đặt nặng và yếu tố “thị trường” hay dùng “giá cả điều tiết” thì nhất định nền kinh tế ấy sẽ được sáng tạo
và linh hoạt vì phát huy tốt yếu tố cá thể, yếu tố “độc lập” và “sáng tạo”, nhưng sự cân bằng vĩ mô của nền kinh tế lại có vấn
đề. Ngược lại, khi đặt nặng vào yếu tố “cân bằng kinh tế vĩ mô” thì sự linh hoạt và sáng tạo của các cá nhân sẽ bị giảm đi vì
thiết chế can thiệp quá mạnh. Nhận định này có thể giải thích được lí do tại sao biên giới giữa cánh Tả và cảnh Hữu ngày càng


mờ đi để làm xuất hiện những nhà tư tưởng kinh tế duy trung (“economics centrists”). Đây là những người không tìm thấy tính
ưu việt nổi trội của một trong hai tư tưởng kinh tế (can thiệp hay tự do). Xu hướng này sẽ là xu hướng chủ đạo trong tư tưởng
kinh tế hiện nay vì nó dựa cơ bản vào sự kết hợp điều tiết tuỳ vào tình huống.
Điều này cũng có thể giúp chúng ta hiểu được phần nào tư tưởng xây dựng nền kinh tế nước ta hiện nay là “kinh tế thị trường
có định hướng xã hội chủ nghĩa”. Hàm ý của tư tưởng này cần được lí luận sâu sắc và đầy đủ hơn nữa. Nhưng theo nhận thức
của chúng tôi, hai phạm trù này (“kinh tế thị trường” - dựa vào logic nội sinh và “định hướng xã hội chủ nghĩa” – dựa vào logic
can thiệp, ngoại sinh) vẫn có thể gặp nhau và phát huy tính hiệu quả. Vấn đề là, trong bối cảnh kinh tế nào thì chính sách ấy sẽ
được ứng dụng tương ứng. Khi cần sự phát triển và linh hoạt của các tác nhân kinh tế, nhất là kinh tế tư nhân, thì nhất định dấu
nhấn phải được đặt vào nền “kinh tế thị trường”, tức là lấy giá cả điều tiết. Ngược lại, khi dấu nhấn phải được đặt vào “định
hướng xã hội chủ nghĩa” thì điều tiết vĩ mô, tái phân phối lợi ích xã hội vv…của Nhà nước là hết sức cần thiết. “Kinh tế thị
trường có định hướng xã hội chủ nghĩa” là một tuyên ngôn phù hợp với tình huống kinh tế của nước ta trong thời kì chuyển đổi
hay thời kì.
Tài liệu tham khảo




×