Tải bản đầy đủ (.doc) (47 trang)

Lý thuyết sinh 11 luyện thi THPT Quốc Gia

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (670.01 KB, 47 trang )

LÝ THUYẾT SINH HỌC LỚP 11
BÀI 1: SỰ HẤP THỤ NƯỚC VÀ MUỐI KHOÁNG Ở RỄ
PHẦN I. TÓM TẮT LÝ THUYẾT VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN LƯU Ý
Nước là dung môi hòa tan nhiều muối khoáng. Trong môi trường nước, muối khoáng phân li thành các ion. Sự
hấp thụ các ion khoáng luôn gắn với quá trình hấp thụ nước.
I. RỄ LÀ CƠ QUAN HẤP THỤ NƯỚC VÀ ION KHOÁNG:
1. Hình thái của hệ rễ:
- Tuỳ từng loại môi trường, rễ cây có những hình thái khác nhau để thích nghi với chức năng hấp thụ nước và
muối khoáng
2. Rễ cây phát triển nhanh bề mặt hấp thụ:
- Rễ cây phát triển đâm sâu, lan toả hướng đến nguồn nước trong đất.
- Rễ sinh trưởng liên tục hình thành nên số lượng khổng lồ các lông hút, làm tăng bề mặt tiếp xúc giữa rễ và đất
giúp rễ cây hấp thụ ion khoáng và nước đạt hiệu quả cao nhất.
- Rễ cây trên cạn hấp thụ nước và ion khoáng chủ yếu qua miền lông hút.
- Lông hút rất dễ gãy và tiêu biến ở môi trường quá ưu trương, quá axit hay thiếu oxi.
II. CƠ CHẾ HẤP THỤ NƯỚC VÀ ION KHOÁNG Ở RỄ CÂY:
1. Hấp thụ nước và ion khoáng từ đất vào tế bào lông hút:
a. Hấp thụ nước
- Sự xâm nhập của nước từ đất vào tế bào lông hút theo cơ chế thụ động (cơ chế thẩm thấu): nước di chuyển từ
môi trường nhược trương (ít ion khoáng, nhiều nước) sang môi trường ưu trương (nhiều ion khoáng, ít nước)
- Dịch của tế bào rễ là ưu trương so với dung dịch đất là do 2 nguyên nhân:
+ Quá trình thoát hơi nước ở lá đóng vai trò như cái bơm hút
+ Nồng độ các chất tan cao do được sinh ra trong quá trình chuyển hoá vật chất
b. Hấp thụ ion khoáng
- Các ion khoáng xâm nhập vào tế bào rễ cây theo 2 cơ chế:
+ Cơ chế thụ động: một số ion khoáng đi từ đất vào tế bào lông hút theo cơ chế thụ động (đi từ nơi có nồng độ
cao sang nơi có nồng độ thấp)
+ Cơ chế chủ động: một số ion khoáng mà cây có nhu cầu cao (ion kali) di chuyển ngược chiều gradien nồng
độ, xâm nhập vào rễ theo cơ chế chủ động, đòi hỏi phải tiêu tốn năng lượng.

1


Giáo viên: Nguyễn Sỹ Hiển –


LÝ THUYẾT SINH HỌC LỚP 11
2. Dòng nước và ion khoáng đi từ đất vào mạch gỗ của rễ:
- Theo 2 con đường:gian bào và tế bào chất.
+ Con đường gian bào: đi theo không gian giữa các tế bào và các bó sợi xenlulôzơ bên trong thành tề bào. Con
đường này đi đến nội bì đai Caspari (đai này điều chỉnh dòng vận chuyển vào trung trụ)
Con đường tế bào chất : đi xuyên qua tế bào chất của các tế bào
III. ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC TÁC NHÂN MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI QUÁ TRÌNH HẤP THỤ NƯỚC VÀ ION
KHOÁNG Ở RỄ CÂY:
- Các yếu tố ngoại cảnh như: áp suất thẩm thấu của dung dịch đất, độ pH, độ thoáng của đất …ảnh hưởng đến
sự hấp thụ nước và ion khoáng ở rễ.

BÀI 2: VẬN CHUYỂN CÁC CHẤT TRONG CÂY
PHẦN I. TÓM TẮT LÝ THUYẾT VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN LƯU Ý
Trong cây có các dòng vận chuyển vật chất sau:
* Dòng mạch gỗ (dòng đi lên): vận chuyển nước và ion khoáng từ đất vào mạch gỗ của rễ và tiếp tục dâng lên
theo mạch gỗ trong thân để lan tỏa đến lá và các phần khác của cây.
* Dòng mạch rây (dòng đi xuống): vận chuyển các chất hữu cơ được quang hợp từ lá đến nơi cần sử dụng hoặc
dự trữ trong rễ, hạt, củ, quả …
I. DÒNG MẠCH GỖ:
1. Cấu tạo của mạch gỗ:
- Tế bào mạch gỗ gồm các tế bào chết, có 2 loại là: quản bào và mạch ống. Chúng không có màng và bào quan.
Các tế bào cùng loại nối với nhau thành những ống dài từ rễ lên lá để dòng mạch gỗ di chuyển bên trong.
- Quản bào và mạch ống nối với nhau theo cách: đầu của tế bào này nối với đầu của tế bào kia thành những ống
dài từ rễ đến lá cho dòng mạch gỗ di chuyển bên trong.
- Thành của mạch gỗ được linhin hoá tạo cho mạch gỗ có độ bền chắc và chịu nước.
2. Thành phần dịch mạch gỗ:
- Chủ yếu là nước và ion khoáng. Ngoài ra còn có các chất hữu cơ được tổng hợp từ rễ (a. amin, amit, vitamin

…)
3. Động lực đẩy dòng mạch gỗ:
Là sự phối hợp của 3 lực:

2
Giáo viên: Nguyễn Sỹ Hiển –


LÝ THUYẾT SINH HỌC LỚP 11
* Lực đẩy (áp suất rễ).
* Lực hút do thoát hơi nước ở lá.
* Lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và với thành mạch gỗ.
II. DÒNG MẠCH RÂY:
1. Cấu tạo của mạch rây:
- Mạch rây gồm các tế bào sống là ống rây và tế bào kèm.
2. Thành phần của dịch mạch rây:
- Chủ yếu là đường saccarozơ, các axít amin, hoocmon thực vật, một số hợp chất hữu cơ khác (như ATP), một
số ion khoáng được sử dụng lại, đặc biệt rất nhiều kali.
3. Động lực của dòng mạch rây:
- Là sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa cơ quan nguồn (lá) và cơ quan chứa (rễ, củ, quả …)
- Mạch rây nối các tế bào của cơ quan nguồn với các tế bào của cơ quan chứa giúp dòng mạch rây chảy từ nơi
có áp suất thẩm thấu cao đến nơi có áp suất thẩm thấu thấp

BÀI 3: THOÁT HƠI NƯỚC
PHẦN I. TÓM TẮT LÝ THUYẾT VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN LƯU Ý
I. VAI TRÒ CỦA QUÁ TRÌNH THOÁT HƠI NƯỚC:
- Thoát hơi nước là động lực đầu trên của dòng mạch gỗ có vai trò giúp vận chuyển nước và các ion khoáng từ
rễ lên lá và đến các bộ phận khác ở trên mặt đất của cây.
- Thoát hơi nước có tác dụng hạ nhiệt độ của lá
- Thoát hơi nước giúp cho khí CO2 khuếch tán vào bên trong lá cần cho quang hợp.

II. THOÁT HƠI NƯỚC QUA LÁ:
1. Lá là cơ quan thoát hơi nước :
- Cấu tạo của lá thích nghi với chức năng thoát hơi nước. Các tế bào biểu bì của lá tiết ra lớp phủ bề mặt gọi là
lớp cutin, lớp cutin phủ toàn bộ bề mặt của lá trừ khí khổng.

3
Giáo viên: Nguyễn Sỹ Hiển –


LÝ THUYẾT SINH HỌC LỚP 11
2. Hai con đường thoát hơi nước:
Qua lớp cutin và qua khí khổng.
- Thoát hơi nước qua khí khổng: là chủ yếu, do đó sự điều tiết độ mở của khí khổng là quan trọng nhất. Độ mở
của khí khổng phụ thuộc vào hàm lượng nước trong các tế bào khí khổng gọi là tế bào hạt đậu.
+ Khi no nước, thành mỏng của tế bào khí khổng căng ra làm cho thành dày cong theo làm cho khí khổng mở.
+ Khi mất nước, thành mỏng hết căng và thành dày duỗi thẳng làm khí khổng đóng lại. Khí khổng không bao
giờ đóng hoàn toàn.
- Thoát hơi nước qua cutin trên biểu bì lá: lớp cutin càng dày thoát hơi nước càng giảm và ngược lại.
III. CÁC TÁC NHÂN ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH THOÁT HƠI NƯỚC:
- Nước, ánh sáng, nhiệt độ, gió và các ion khoáng ảnh hưởng đến sự thoát hơi nước.
Nước: điều kiện cung cấp nước và độ ẩm không khí ảnh hưởng nhiều đến sự thoát hơi nước thông qua việc
điều tiết độ mở của khí khổng.
Ánh sáng: khí khổng mở khi cây được chiếu sáng. Độ mở của khí khổng tăng từ sáng đến trưa và nhỏ nhất lúc
chiều tối . ban đêm khí khổng vẫn hé mở.
Nhiệt độ, gió, một số ion khoáng,…: cũng ảnh hưởng đến sự thoát hơi nước do ảnh hưởng đến tốc độ thoát hơi
của các phân tử nước.
IV. CÂN BẰNG NƯỚC và TƯỚI TIÊU HỢP LÍ CHO CÂY TRỒNG:
Cân bằng nước được tính bằng sự so sánh lượng nước do rễ hút vào (A) và lượng nước thoát ra (B)
- Khi A = B : mô của cây đủ nước  cây phát triển bình thường.
- Khi A > B : mô của cây thừa nước  cây phát triển bình thường.

- Khi A < B : mất cân bằng nước, lá héo, lâu ngày cây sẽ bị hư hại và cây chết

BÀI 4: VAI TRÒ CỦA CÁC NGUYÊN TỐ KHOÁNG

PHẦN I. TÓM TẮT LÝ THUYẾT VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN LƯU Ý

4
Giáo viên: Nguyễn Sỹ Hiển –


LÝ THUYẾT SINH HỌC LỚP 11
I. NGUYÊN TỐ DINH DƯỠNG KHOÁNG THIẾT YẾU TRONG CÂY:
1. Định nghĩa:
- Là những nguyên tố mà thiếu nó cây không hoàn thành được chu trình sống.
- Không thể thay thế được bởi bất kì nguyên tố nào khác.
- Phải trực tiếp tham gia vào quá trình chuyển hoá vật chất trong cơ thể.
2. Phân loại:
* Nguyên tố đại lượng gồm: C, H,O, N, S, P, K, Ca, Mg.
* Nguyên tố vi lượng gồm: , Cl, Cu, Fe, Mn, Mo, Ni, Zn.
II. VAI TRÒ CỦA CÁC NGUYÊN TỐ DINH DƯỠNG KHOÁNG THIẾT YẾU TRONG CÂY
- Hiện tượng thiếu các nguyên tố dinh dưỡng thường được biểu hiện thành những dấu hiệu màu sắc đặc trưng
trên lá.
Ví dụ:
+ Thiếu đạm (N): lá vàng nhạt, cây cằn cỗi
+ Thiếu lân (P): lá vàng đỏ, trổ hoa trễ, quả chín muộn.
+ Thiếu Kali: ảnh hưởng đến sức chống chịu của cây.
+ Thiếu Ca: ảnh hưởng đến độ vững chắc của cây, rễ bị thối, ngọn cây khô héo.
- Các nguyên tố này tham gia cấu tạo nên các chất sống và điều tiết các hoạt động sống của cây.
II. NGUỒN CUNG CẤP CÁC NGUYÊN TỐ DINH DƯỠNG KHOÁNG CHO CÂY:
1. Đất là nguồn chủ yếu cung cấp các nguyên tố khoáng cho cây:

- Các muối khoáng trong đất tồn tại ở dạng không tan hoặc dạng hoà tan (dạng ion). Rễ cây chỉ hấp thụ được
muối khoáng ở dạng hòa tan.
2. Phân bón cho cây trồng:
- Phân bón là nguồn quan trọng cung cấp các chất dinh dưỡng cho cây trồng.

5
Giáo viên: Nguyễn Sỹ Hiển –


LÝ THUYẾT SINH HỌC LỚP 11
- Bón phân với liều lượng cao quá mức cần thiết sẽ gây độc cho cây, gây ô nhiễm nông phẩm, ô nhiễm môi
trường đất và nước.
Ví dụ: Nếu Mo nhiều trong rau thì động vật ăn rau có thể bị ngộ độc, người ăn rau bị bệnh gút (bệnh thống
phong).

BÀI 5: DINH DƯỠNG NITƠ Ở THỰC VẬT
PHẦN I. TÓM TẮT LÝ THUYẾT VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN LƯU Ý
I. VAI TRÒ SINH LÍ CỦA NGUYÊN TỐ NITƠ
- Nitơ là một nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu của thực vật. Nitơ được rễ cây hấp thụ từ môi trường ở
dạng NH4+ và NO3_. Trong cây NO3_ được khử thành NH4+ . Nitơ có vai trò quan trọng đối với đời sống của thực
vật:
* Tham gia cấu tạo nên các phân tử protein, enzim, coenzim, axit nucleic, diệp lục, ATP …
* Tham gia điều tiết các quá trình trao đổi chất và trạng thái ngậm nước của tế bào  ảnh hưởng đến mức độ
hoạt động của tế bào.
II. QUÁ TRÌNH ĐỒNG HOÁ NITƠ Ở THỰC VẬT:
Sự đồng hoá Nitơ trong mô thực vật gồm 2 quá trình:
1. Quá trình khử nitrat:
- Là quá trình chuyển hoá NO 3_ thành NH4+, có sự tham gia của Mo và Fe được thực hiện ở mô rễ và mô lá theo
sơ đồ
NO3_ (nitrat)  NO2_ (nitrit)  NH4+ (amoni)

2. Quá trình đồng hoá NH4+trong mô thực vật:
Theo 3 con đường:
*Amin hoá trực tiếp các axit xêto:
Axit xêto + NH4+ Axit amin.
*Chuyển vị amin:
Axit amin + axit xêto  a. amin mới + a. xêto mới
*Hình thành amit:

6
Giáo viên: Nguyễn Sỹ Hiển –


LÝ THUYẾT SINH HỌC LỚP 11
Là con đường liên kết phân tử NH3 với axit amin đicacboxilic.
Axit amin đicacboxilic + NH4+ amit
Sự hình thành amit có ý nghĩa sinh học quan trọng
+ Đó là cách giải độc NH3 tốt nhất (NH3 tích luỹ lại sẽ gây độc cho tế bào)
+ Amit là nguồn dự trữ NH3 cho quá trình tổng hợp a. amin khi cần thiết.

BÀI 6: DINH DƯỠNG NITƠ Ở THỰC VẬT
PHẦN I. TÓM TẮT LÝ THUYẾT VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN LƯU Ý
I. NGUỒN CUNG CẤP NITƠ TỰ NHIÊN CHO CÂY:
1. Nitơ trong không khí:
- Nitơ phân tử (N2) trong khí quyển chiếm khoảng gần 80%, cây không thể hấp thụ được N 2, còn NO và NO2 trong
khí quyển là độc hại với thực vật. Các vi sinh vật cố định đạm có enzim nitrôgenaza có khả năng liên kết N2 với
hidro  NH3 thì cây mới đồng hoá được.
2. Nitơ trong đất:
- Nguồn cung cấp chủ yếu nitơ cho cây là đất. Nitơ trong đất tồn tại ở 2 dạng: nitơ vô cơ (nitơ khoáng)
vànitơ hữu cơ (trong xác SV) ,
-


Rễ cây chỉ hấp thụ từ đất nitơ vô cơ ở dạng: NH 4+ và NO3_

- Cây không hấp thụ trực tiếp nitơ trong xác SV mà phải nhờ các VSV trong đất khoáng hoá thành: NH 4+ và NO3_
II. QUÁ TRÌNH CHUYỂN HOÁ NITƠ VÀ CỐ ĐỊNH NITƠ TRONG ĐẤT:
1. Quá trình chuyển hoá nitơ trong đất:
- Trong đất còn xảy ra quá trình chuyển hoá nitrat thành nitơ phân tử ( NO 3_  N2) do các VSV kị khí thực hiện,
do đó đất phải thoáng để ngăn chặn việc mất nitơ.
2. Quá trình cố định nitơ phân tử:
- Là quá trình liên kết N2 với H2  NH3 (trong môi trường nước NH3  NH4+).
* Con đường hoá học: xảy ra ở công nghiệp.
* Con đường sinh học: do VSV thực hiện (các VK này có enzim nitrogenaza có khả năng bẻ gãy 3 liên kết cộng
hoá trị của nitơ để liên kết với hidro tạo ra NH3), gồm 2 nhóm:

7
Giáo viên: Nguyễn Sỹ Hiển –


LÝ THUYẾT SINH HỌC LỚP 11
+ Nhóm VSV sống tự do như VK lam có nhiều ở ruộng lúa.
+ Nhóm VSV sống cộng sinh với thực vật như VK nốt sần ở rễ cây họ Đậu.
III. PHÂN BÓN VỚI NĂNG SUẤT CÂY TRỒNG VÀ MÔI TRƯỜNG:
1. Bón phân hợp lí và năng suất cây trồng:
* Đúng lượng
* Đúng loại
* Đúng lúc
* Đúng cách
2. Các phương pháp bón phân:
- Bón phân qua rễ: bón vào đất (bón lót và bón thúc)
- Bón phân qua lá: phun lên lá (khi trời không mưa và nắng không gay gắt)

3. Phân bón và môi trường:
- Bón phân hợp lí sẽ tăng năng suất cây trồng và không gây o nhiễm môi trường.

BÀI 8: QUANG HỢP Ở CÂY XANH
PHẦN I. TÓM TẮT LÝ THUYẾT VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN LƯU Ý
I. KHÁI QUÁT VỀ QUANG HỢP Ở THỰC VẬT:
1. Quang hợp :
- Là quá trình sử dụng năng lượng ánh sáng mặt trời đã được diệp lục hấp thụ để tổng hợp cacbonhidrat và giải
phóng ôxi từ khí cacbonic và nước.
- Phương trình tổng quát của quang hợp:
6 CO2 + 12 H2O ------- C6H12O6 + 6 O2 + 6 H2O
(ás MT, dlục)
2. Vai trò của quang hợp:
- Sản phẩm quang hợp là nguồn chất hữu cơ làm thức ăn cho mọi sinh vật, là nguyên liệu cho công nghiệp và
thuốc chữa bệnh cho con người

8
Giáo viên: Nguyễn Sỹ Hiển –


LÝ THUYẾT SINH HỌC LỚP 11
- Cung cấp năng lượng để duy trì hoạt động sống của sinh giới.
- Điều hoà không khí: giải phóng oxi và hấp thụ CO2 (góp phần ngăn chặn hiệu ứng nhà kính)
II. LÁ LÀ CƠ QUAN QUANG HỢP:
1. Hình thái, giải phẫu của lá thích nghi với chức năng quang hợp:
- Diện tích bề mặt lớn giúp hấp thụ được nhiều tia sáng.
- Trong lớp biểu bì của mặt lá có chứa tế bào khí khổng để khí CO 2 khuếch tán vào bên trong lá đến lục lạp.
- Hệ gân lá có mạch dẫn (gồm mạch gỗ và mạch rây), xuất phát từ bó mạch ở cuống lá đến tận từng tế bào nhu
mô của lá giúp cho nước và ion khoáng đến được từng tế bào để thực hiện quang hợp và vận chuyển sản phẩm
quang hợp ra khỏi lá.

- Trong lá có nhiều hạt màu lục gọi là lục lạp.
2. Lục lạp là bào quan quang hợp:
- Lục lạp có màng kép, bên trong là 1 khối cơ chất không màu gọi là chất nền (stroma), có các hạt grana nằm rãi
rác.
- Dưới kính hiển vi điện tử 1 hạt grana có dạng các túi dẹt xếp chồng lên nhau gọi là tilacoit (chứa diệp lục,
carotenoit, enzim)
3. Hệ sắc tố quang hợp:
- Lục lạp chứa hệ sắc tố quang hợp gồm diệp lục (avà b) và carotenoit (caroten và xantophyl) phân bố trong
màng tilacoit.
- Các sắc tố này hấp thụ và truyền năng lượng ánh sáng cho diệp lục a ở trung tâm phản ứng. Tại đó năng lượng
ánh sáng được chuyển hoá thành năng lượng hoá học trong ATP và NADPH.

BÀI 9: QUANG HỢP Ở NHÓM CÁC THỰC VẬT C3, C4 VÀ CAM
PHẦN I. TÓM TẮT LÝ THUYẾT VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN LƯU Ý
Quá trình quang hợp được chia thành 2 pha: pha sáng và pha tối. Quang hợp ở các nhóm thực vật C 3, C4và
CAM chỉ khác nhau ở pha tối.
I. THỰC VẬT C3:
1. Pha sáng:
- Là pha chuyển hóa năng lượng ánh sáng đã được diệp lục hấp thụ thành năng lượng của các liên kết hóa học
trong ATP và NADPH.

9
Giáo viên: Nguyễn Sỹ Hiển –


LÝ THUYẾT SINH HỌC LỚP 11
- Pha sáng diễn ra ở tilacoit khi có chiếu sáng.
- Trong pha sáng, năng lượng ánh sáng được sử dụng để thực hiện quá trình quang phân li nước, O 2 được giải
phóng là oxi của nước.
2H2O  4 H+ + 4 e- + O2

- ATP và NADPH của pha sáng được sử dụng trong pha tối để tổng hợp các hợp chất hữu cơ.
2. Pha tối:
- Diễn ra trong chất nền (stroma) của lục lạp.
- Pha tối ở thực vật C3 chỉ có chu trình Canvin:
- Thực vật C3 phân bố mọi nơi trên trái đất (gồm các loài rêu  cây gỗ trong rừng).
Chu trình Canvin gồm 3 giai đoạn:
* Giai đoạn cố định CO2.
* Giai đoạn khử APG(axit phosphoglixeric)
 AlPG (aldehit phosphoglixeric)  tổng hợp nên C6 H12 O6  tinh bột, axit amin …
* Giai đoạn tái sinh chất nhận ban đầu là Rib – 1,5 diP (ribulozo- 1,5 diphosphat).
II. THỰC VẬT C4 :
- Gồm 1 số loài sống ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới như: mía, ngô, cao lương …
- Thực vật C4 sống trong điều kiện nóng ẩm kéo dài, nhiệt độ, ánh sáng cao  tiến hành quang hợp theo chu
trình C4 .
Thực vật C4 ưu việt hơn thực vật C3 :
- Cường độ quang hợp cao hơn, điểm bù CO 2 thấp hơn, điểm bảo hòa ánh sáng cao hơn, nhu cầu nước
thấp  thực vật C4 có năng suất cao hơn thực vật C3
- Chu trình C4 gồm 2 giai đoạn: giai đoạn đầu theo chu trình C 4 diễn ra ở lục lạp của tế bào nhu mô lá, giai đoạn 2
theo chu trình Canvin diễn ra trong lục lạp của tế bào bao bó mạch.
III. THỰC VẬT CAM:
- Gồm những loài mọng nước, sống ở vùng hoang mạc khô hạn như: xương rồng, dứa, thanh long …
- Để tránh mất nước, khí khổng các loài này đóng vào ban ngày và mở vào ban đêm  cố định CO2 theo con
đường CAM.

10
Giáo viên: Nguyễn Sỹ Hiển –


LÝ THUYẾT SINH HỌC LỚP 11
- Chu trình CAM gần giống với chu trình C 4, điểm khác biệt là về thời gian: cả 2 giai đoạn của chu trình C 4đều

diễn ra ban ngày ; còn chu trình CAM thì giai đoạn đầu cố định CO 2 được thực hiện vào ban đêm khi khí khổng
mở và còn giai đoạn tái cố định CO2 theo chu trình Canvin thực hiện vào ban ngày khi khí khổng đóng.

BÀI 10: ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ NGOẠI CẢNH ĐẾN QUANG HỢP
PHẦN I. TÓM TẮT LÝ THUYẾT VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN LƯU Ý
I. ÁNH SÁNG:
Anh sáng ảnh hưởng đến quang hợp về 2 mặt: cường độ ánh sáng và quang phổ ánh sáng.
1. Cường độ ánh sáng:
- Điểm bù ánh sáng: là khi cường độ quang hợp = cường độ hô hấp.
- Điểm bảo hòa ánh sáng: là điểm cường độ ánh sáng tối đa để cường độ quang hợp cực đại.
2. Quang phổ ánh sáng:
- Các tia sáng có độ dài bước sóng khác nhau ảnh hưởng không giống nhau đến cường độ quang hợp.
- Quang hợp chỉ xảy ra tại miền ánh sáng xanh, tím và đỏ (tia xanh tím kích thích tổng hợp axit amin, protein tia
đỏ xúc tiến quá trình hình thành carbohidrat).
- Trong môi trường nước, thành phần ánh sáng biến động nhiều theo độ sâu, theo thời gian trong ngày (buổi
sáng và chiều nhiều tia đỏ ; buổi trưa nhiều tia xanh tím)
II. NỒNG ĐỘ CO2:
- Tăng nồng độ CO2  tăng cường độ quang hợp, sau đó tăng chậm đến trị số bảo hoà CO 2 .
- Trị số tuyệt đối của quang hợp biến đổi tuỳ thuộc vào cường độ chiếu sáng, nhiệt độ và các điều kiện khác
(thông thường ở điều kiện cường độ ánh sáng cao, tăng nồng độ CO 2 sẽ thuận lợi cho quang hợp)
III. NƯỚC:
- Khi cây thiếu nước từ 40  60 % thì quang hợp bị giảm mạnh và có thể ngừng trệ.
- Khi bị thiếu nước, cây chịu hạn có thể duy trì quang hợp ổn định hơn cây trung sinh và cây ưa ẩm.
IV. NHIỆT ĐỘ:
- Nhiệt độ cực tiểu làm ngừng quang hợp ở những loài cây khác nhau thì khác nhau:
+ Thực vật vùng núi cao, ôn đới là _ 50oC,
+ Thực vật nhiệt đới là 4  8 oC.

11
Giáo viên: Nguyễn Sỹ Hiển –



LÝ THUYẾT SINH HỌC LỚP 11
- Nhiệt độ cực đại làm ngừng quang hợp ở các loài cũng khác nhau:
+ Cây ưa lạnh ngừng quang hợp ở 12oC
+ Thực vật ở sa mạc có thể quang hợp ở nhiệt độ 58 oC
V. NGUYÊN TỐ KHOÁNG:
- Các nguyên tố khoáng ảnh hưởng nhiều đến quang hợp:
+ N, P, S : tham gia tạo thành enzim quang hợp.
+ N, Mg : tham gia hình thành diệp lục.
+ K : điều tiết độ đóng mở khí khổng giúp CO2 khuếch tán vào lá.
+ Mn, Cl : liên quan đến quang phân li nước.
VI. TRỒNG CÂY DƯỚI ÁNH SÁNG NHÂN TẠO:
- Là sử dụng ánh sáng của các loại đèn (đèn neon, đèn sợi đốt) thay cho ánh sáng mặt trời để trồng cây trong
nhà hay trong phòng.
- Giúp con người khắc phục điều kiện bất lợi của môi trường như giá lạnh, sâu bệnh  đảm bảo cung cấp rau
quả tươi ngay cả khi mùa đông.
- Ở Việt Nam, áp dụng phương pháp này để trồng rau sạch, nhân giống cây trồng, nuôi cấy mô …

BÀI 11: QUANG HỢP VÀ NĂNG SUẤT CÂY TRỒNG
PHẦN I. TÓM TẮT LÝ THUYẾT VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN LƯU Ý
I. QUANG HỢP QUYẾT ĐỊNH NĂNG SUẤT CÂY TRỒNG:
Quang hợp quyết định 90  95 % năng suất cây trồng
- Năng suất sinh học: là tổng lượng chất khô tích luỹ được mỗi ngày trên 1 hecta gieo trồng trong suốt thời gian
sinh trưởng.
- Năng suất kinh tế: là 1 phần của năng suất sinh học được tích luỹ trong cơ quan chứa sản phẩm có giá trị kinh
tế đối với con người (hạt, quả, củ,. . )
II. TĂNG NĂNG SUẤT NĂNG SUẤT CÂY TRỒNG THÔNG QUA SỰ ĐIỀU KHIỂN QUANG HƠP:
1. Tăng diện tích bộ lá:
- Tăng diện tích bộ lá bằng cách áp dụng các biện pháp kĩ thuật như: chăm sóc, bón phân, tưới nước hợp lí,…

phù hợp với loài và giống cây trồng.

12
Giáo viên: Nguyễn Sỹ Hiển –


LÝ THUYẾT SINH HỌC LỚP 11
2. Tăng cường độ quang hợp:
- Tuyển chọn và tạo giống mới có cường độ và hiệu suất quang hợp cao kết hợp áp dụng kĩ thuật chăm sóc hợp
lí.
3. Tăng hệ số kinh tế:
- Tăng hệ số kinh tế của cây trồng bằng biện pháp chọn giống và bón phân.

BÀI 12: HÔ HẤP Ở THỰC VẬT
PHẦN I. TÓM TẮT LÝ THUYẾT VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN LƯU Ý
I. KHÁI QUÁT VỀ HÔ HẤP Ở THỰC VẬT:
1. Định nghĩa:
- Hô hấp ở thực vật là quá trình chuyển đổi năng lượng của tế bào sống, trong đó các phân tử carbonhidrat bị
phân giải thành CO2 và nước, đồng thời giải phóng năng lượng, một phần năng lượng được tích luỹ trong ATP.
2. Phương trình tổng quát:
C6H12O6 + 6O2  6CO2 + 6H2O + năng lượng (nhiệt + ATP)
3. Vai trò của hô hấp đối với cơ thể thực vật:
- Năng lượng được thải ra ở dạng nhiệt cần thiết để duy trì nhiệt độ thuận lợi cho các hoạt động sống của cơ thể.
- Năng lượng được tích luỹ trong ATP được dùng để:vận chuyển vật chất trong cây, sinh trưởng, tổng hợp chất
hữu cơ, sửa chữa những hư hại của tế bào …
II. CON ĐƯỜNG HÔ HẤP Ở THỰC VẬT:
1. Phân giải kị khí (đường phân và lên men):
Xảy ra khi rễ bị ngập úng, hạt bị ngâm vào nước, hay cây ở trong điều kiện thiếu oxi.
Diễn ra ở tế bào chất gồm 2 quá trình:
* Đường phân là quá trình phân giải glucozơ  axit piruvic và 2 ATP.

* Lên men là axit piruvic lên men tạo thành rượu êtilic và CO2 hoặc tạo thành axit lactic.
2. Phân giải hiếu khí (đường phân và hô hấp hiếu khí):
- Xảy ra mạnh trong các mô, cơ quan đang hoạt động sinh lí mạnh như: hạt đang nẩy mầm, hoa đang nở …

13
Giáo viên: Nguyễn Sỹ Hiển –


LÝ THUYẾT SINH HỌC LỚP 11
- Hô hấp hiếu khí diễn ra trong chất nền của ti thể gồm 2 quá trình:
* Chu trình Crep: khi có oxi, axit piruvic từ tế bào chất vào ti thể và axit piruvic chuyển hoá theo chu trình Crep và
bị oxi hoá hoàn toàn.
* Chuỗi truyền electron: hidro tách ra từ axit piruvic trong chu trình Crep được chuyển đến chuỗi truyền electron
đến oxi  nước và tích luỹ được 36 ATP.
- Từ 1 phân tử glucozơ qua phân giải hiếu khí giải phóng ra 38 ATP và nhiệt lượng.
III. HÔ HẤP SÁNG:
- Là quá trình hấp thụ oxi và giải phóng CO2 ngoài sáng, xảy ra đồng thời với quang hợp.
- Hô hấp sáng gây lãng phí sản phẩm quang hợp.
IV. QUAN HỆ GIỮA HÔ HẤP VÀ QUANG HỢP
1. Quan hệ giữa hô hấp và quang hợp: là 2 quá trình phụ thuộc lẫn nhau:
- Sản phẩm của quang hợp (C6H12O6 + O2) là nguyên liệu của hô hấp và chất oxi hoá trong hô hấp.
- Sản phẩm của hô hấp (CO2 + H2O) là nguyên liệu để tổng hợp nên C6H12O6 và giải phóng oxi trong quang hợp.
2. Quan hệ giữa hô hấp và môi trường:
a. Nước
- Cần cho hô hấp, mất nước làm giảm cường độ hô hấp
- Đối với các cơ quan ở trạng thái ngủ ( hạt), tăng lượng nước thì hô hấp tăng.
- Cường độ hô hấp tỉ lệ thuận với hàm lượng nước trong cơ thể.
b. Nhiệt độ
- Khi nhiệt độ tăng thì cường độ hô hấp tăng đến giới hạn chịu đựng của cây.
- Sự phụ thuộc của hô hấp vào nhiệt độ tuân theo định luật Van –Hop: Q10 = 2 _ 3 (tăng nhiệt độ thêm 10 oC thì

tốc độ phản ứng tăng lên gấp 2 _ 3 lần)
- Nhiệt độ tối ưu cho hô hấp khoảng 30  35oC.
c. Nồng độ O2
- Trong không khí giảm xuống dưới 10% thì hô hấp bị ảnh hưởng, khi giảm xuống 5% thì cây chuyển sang phân
giải kị khí  bất lợi cho cây trồng.
d. Nồng độ CO2 :

14
Giáo viên: Nguyễn Sỹ Hiển –


LÝ THUYẾT SINH HỌC LỚP 11
- Trong môi trường cao hơn 40% làm hô hấp bị ức chế. CO 2 là sản phẩm cuối cùng của hô hấp hiếu khí và lên
men etilic.

BÀI 15: TIÊU HOÁ Ở ĐỘNG VẬT

A. KHÁI QUÁT KIẾN THỨC CẦN NHỚ
I. Tiêu hoá là gì?
- Tiêu hoá là quá trình biến đổi các chất dinh dưỡng có trong thức ăn thành những chất đơn giản mà cơ thể hấp
thụ được.
II. Tiêu hoá ở động vật chưa có cơ quan tiêu hoá
- Động vật chưa có cơ quan tiêu hoá là động vật đơn bào. Tiêu hoá thức ăn ở động vật đơn bào diễn ra bên
trong tế bào gọi là tiêu hoá nội bào. Các enzim từ lizoxôm vào không bào tiêu hoá để thủy phân thức ăn thành
các chất dinh dưỡng đơn giản để tế bào sử dụng.
III. Tiêu hoá ở động vật có túi tiêu hoá
- Các loài ruột khoang và giun dẹp có túi tiêu hoá
- Túi tiêu hóa được hình thành từ nhiều tế bào. Trong túi tiêu hóa thức ăn được tiêu hóa nội bào và ngoại bào.
Nhờ các tế bào thành túi tiêu hóa tiết ra các enzim để tiêu hóa hóa học thức ăn. Sau đó thức ăn đang tiêu hóa
dang dở sẽ được tiếp tục tiêu hóa nội bào trong tế bào của thành túi tiêu hóa.

IV. Tiêu hoá ở động vật có ống tiêu hoá
- Ống tiêu hóa gồm nhiều bộ phận với các chức năng khác nhau
- Thức ăn đi theo một chiều trong ống tiêu hóa. Khi đi qua ống tiêu hóa, thức ăn bị biến đổi cơ học và hóa học để
trở thành những chất dinh dưỡng đơn giản và được hấp thụ vào máu.
- Các chất không được tiêu hóa trong ống tiêu hóa sẽ tạo thành phân và thải ra ngoài
- Tiêu hóa thức ăn trong ống tiêu hóa gặp ở động vật có xương sống và một số động vật không xương sống

STT

Bộ phận

Tiêu hóa cơ học

Tiêu hóa hóa học

1.

Miệng

X

X

2.

Thực quản

X

3.


Dạ dày

X

X

15
Giáo viên: Nguyễn Sỹ Hiển –


LÝ THUYẾT SINH HỌC LỚP 11
4.

Ruột non

X

5.

Ruột già

X

X

BÀI 16: TIÊU HOÁ Ở ĐỘNG VẬT (tiếp theo)
I. Đặc điễm tiêu hoá ở thú ăn thịt và thú ăn thực vật
1. Đặc điểm tiêu hoá ở thú ăn thịt
STT


Bộ phận

Cấu tạo

Chức năng

Miệng

Răng cửa

- Răng cửa lấy thịt ra khỏi xương

Răng nanh to
khỏe

- Răng nanh nhọn dài cắm và giữ chặt con mồi

1.

Răng trước hàm và
răng ăn thịt

- Răng trước hàm và răng ăn thịt lớn, cắt thịt thành từng mãnh nhỏ
để dễ nuốt.
- Răng hàm có kích thước nhỏ, ít được sử dụng

Dạ dày

Dạ dày đơn to, khỏe, có- Dạ dày là một cái túi lớn nên gọi là dạ dày đơn.

các enzim tiêu hóa
- Thịt được tiêu hoá cơ học và hoá học giống như trong dạ dày
người. Dạ dày co bóp làm nhuyễn thức ăn trộn đều với dịch vị.
Enzim pepsin thuỷ phân prôtêin thành các peptit

Ruột

Ruột non ngắn

- Ruột non ngắn hơn nhiều so với ruột non thú ăn thực vật

Ruột già

- Các chất dinh dưỡng được tiêu hoá hoá học và hấp thu trong ruột
non giống như ở người

2.

3.

Ruột tịt
- Ruột tịt không phát triển và không có chức năng tiêu hoá thức ăn

2. Đặc điểm tiêu hoá ở thú ăn thực vật
STT

1.

Bộ phận


Cấu tạo

Chức năng

Miệng

Tấm sừng

- Răng nanh giống răng cửa. Khi ăn cỏ, các răng này tì lên tấm
sừng ở hàm trên để giữ chặt cỏ

Răng cửa và răng
nanh

- Răng trước hàm và răng hàm phát triển có tác dụng nghiền nát
cỏ.

Răng trước hàm, răng

16
Giáo viên: Nguyễn Sỹ Hiển –


LÝ THUYẾT SINH HỌC LỚP 11
hàm

Dạ dày
2.

Dạ dày thỏ


- Dạ dày thỏ, ngựa là dạ dày đơn

Dạ dày thú nhai lại

- Dạ dày trâu, bò có 4 túi. Dạ cỏ, dạ tổ ong, dạ lá sách, dạ múi khế.
Dạ cỏ là nơi dự trữ làm mềm và lên men thức ăn. Trong dạ cỏ, có
nhiều vi sinh vật tiêu hoá xenlulôzơ và các chất dinh dưỡng khác.
- Dạ tổ ong giúp đưa thức ăn lên trên trong khi nhai lại. Dạ lá sách
giúp tái hấp thu nước. Dạ múi khế tiết ra pepsin, HCl tiêu hoá
prôtêin có trong cỏ và vi sinh vật từ dạ cỏ xuống. Bản thân vi sinh
vật cũng là nguồng cung cấp prôtêin quan trọng cho động vật.

Ruột
3.

Ruột non dài

- Ruột non dài vài chục mét và dài hơn rất nhiều so với ruột non

Manh tràng lớn

của thú ăn thịt

Ruột già

- Các chất dinh dưỡng được tiêu hoá hoá học và hấp thu giống như
trong ruột non người
- Manh tràng rất phát triển và có nhiều vi sinh vật cộng sinh tiếp tục
tiêu hoá xenlulôzơ và các chất dinh dưỡng có trong tế bào thực vật.

Các chất dinh dưỡng đơn giản được hấp thu qua thành manh
tràng.

BÀI 17: HÔ HẤP Ở ĐỘNG VẬT
PHẦN I. TÓM TẮT LÝ THUYẾT VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN LƯU Ý
I. Hô hấp là gì
- Hô hấp là tập họp những quá trình, trong đó cơ thể lấy ôxi từ bên ngoài vào để ôxi hóa các chất trong tế bào và
giải phóng năng lượng cho các hoạt động sống, đồng thời thải CO2 ra ngoài. Hô hấp bao gồm hô hấp ngoài và
hô hấp trong
II. Bề mặt trao đổi khí
- Bề mặt trao đổi khí là nơi tiếp xúc và trao đổi khí giữa môi trường và tế bào của cơ thể

17
Giáo viên: Nguyễn Sỹ Hiển –


LÝ THUYẾT SINH HỌC LỚP 11
- Bề mặt trao đổi khí của cơ quan hô hấp của động vật phải có 4 đặc điểm sau:
Diện tích lớn
+ Mỏng và ẩm ướt giúp khí khuếch tán qua dễ dàng
+ Có nhiều mao mạch và máu có sắc tố hô hấp
+ Có sự lưu thông khí tạo ra sự chênh lệch nồng độ để các khí khuếch tán dễ dàng
III. Các hình thức hô hấp
Căn cứ vào bề mặt hô hấp có thể chia thành 4 hình thức hô hấp:
1. Hô hấp qua bề mặt cơ thể
- Động vật đơn bào hoặc đa bào có tổ chức thấp như: ruột khoang, giun tròn, giun dẹp có hình thức hô hấp qua
bề mặt cơ thể
Ví dụ: giun đất, con đĩa… (hô hấp qua da)
2. Hô hấp bằng hệ thống ống khí
- Gặp ở côn trùng. Bao gồm nhiều hệ thống ống nhỏ, phân nhánh tiếp xúc với tế bào của cơ thể và thông ra

ngoài nhờ các lỗ thở.
3. Hô hấp bằng mang
- Mang là cơ quan hô hấp thích nghi với môi trường nước của cá, thân mềm, chân khớp
+ Miệng và nắp mang đóng mở nhịp nhàng làm cho dòng nước chảy 1 chiều và liên tục từ miệng qua khe
mang
+ Dòng máu trong mao mạch chảy song song và ngược chiều với dòng nước chảy qua mang
4. Hô hấp bằng phổi
- Phổi là cơ quan hô hấp của động vật sống trên cạn: bò sát, chim, thú.
+ Thú: khoang mũi  hầu  khí quản  phế quản
+ Lưỡng cư: hô hấp bằng da và phổi
+ Chim: hô hấp bằng phổi và hệ thống túi khí

BÀI 18: TUẦN HOÀN MÁU
18
Giáo viên: Nguyễn Sỹ Hiển –


LÝ THUYẾT SINH HỌC LỚP 11
PHẦN I. TÓM TẮT LÝ THUYẾT VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN LƯU Ý
I. CẤU TẠO VÀ CHỨC NĂNG CỦA HỆ TUẦN HOÀN
1. Cấu tạo chung
- Dịch tuần hoàn: máu hoặc hỗn hợp máu – dịch mô
- Tim: là cơ quan hút và đẩy máu chảy trong mạch máu
- Hệ thống mạch máu bao gồm: hệ thống động mạch, tĩnh mạch, mao mạch
2. Chức năng chủ yếu của hệ tuần hoàn
- Hệ tuần hoàn có chức năng vận chuyển các chất từ bộ phận này đến bộ phận khác để đáp ứng cho các hoạt
động sống của cơ thể
II. CÁC DẠNG HỆ TUẦN HOÀN Ở ĐỘNG VẬT
- Động vật đa bào có cơ thể nhỏ, dẹp và động vật đơn bào không có hệ tuần hoàn, các chất được trao đổi trực
tiếp qua bề mặt cơ thể.

- Hệ tuần hoàn của động vật đa bào có các dạng sau:
1. Hệ tuần hoàn hở
- Có những đoạn máu không lưu thông trong mạch máu mà tràn vào khoang cơ thể và trộn lẫn với dịch mô tạo
thành hỗn hợp máu và dịch mô.
- Máu chảy trong động mạch với áp lực thấp, tốc độ chậm
- Gặp ở đa số động vật thân mềm (ốc sên, trai..) và chân khớp (côn trùng, tôm..)
2. Hệ tuần hoàn kín
- Máu được tim bơm đi lưu thông liên tục trong mạch kín, từ động mạch qua mao mạch, tĩnh mạch sau đó về tim.
Máu trao đổi chất với tế bào thông qua thành mao mạch
- Máu chảy trong động mạch dưới áp lực cao hoặc trung bình, tốc độ nhanh
- Gặp ở mực ống, bạch tuộc, giun đốt chân đầu và động vật có xương sống
- Hệ tuần hoàn kín có 2 loại: hệ tuần hoàn đơn ở cá, hệ tuần hoàn kép ở các nhóm động vật có phổi

BÀI 19: TUẦN HOÀN MÁU (tiếp theo)

19
Giáo viên: Nguyễn Sỹ Hiển –


LÝ THUYẾT SINH HỌC LỚP 11
PHẦN I. TÓM TẮT LÝ THUYẾT VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN LƯU Ý
III. HOẠT ĐỘNG CỦA TIM
1. Tính tự động của tim
- Là khả năng co dãn tự động theo chu kì nhờ hệ dẫn truyền tim. Hệ dẫn truyền tim là tập hợp sợi đặc biệt có
trong thành tim gồm: nút xong nhỉ, nút nhỉ thất, bó His và mạng puốckin
2. Chu kỳ hoạt động của tim
- Tim hoạt động theo chu kì. Mỗi chu kì tim bắt đầu từ pha co tâm nhỉ, sau đó là pha co tâm thất và cuối cùng là
pha dãn chung
IV. HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ MẠCH
1. Cấu trúc của hệ mạch

- Động mạch  tiểu động mạch  mao mạch  tiểu tĩnh mạch  tĩnh mạch chủ
2. Huyết áp
- Là áp lực máu tác dụng lên thành mạch khi tim co bóp đẩy máu vào động mạch
- Huyết áp tâm thu ứng với lúc tim co. Huyết áp tâm trương ứng với lúc tim giãn
- Tất cả những tác nhân làm thay đổi lực co tim, nhịp tim, khối lượng máu, độ quánh của máu, sự đàn hồi của
mạch máu đều có thể làm thay đổi huyết áp.
3. Vận tốc máu
Là tốc độ máu chảy trong 1 giây. Vận tốc máu trong hệ mạch liên quan đến tổng tiết diện của mạch và chênh
lệch huyết áp giữa hai đầu đoạn mạch.

BÀI 20: CÂN BẰNG NỘI MÔI
PHẦN I. TÓM TẮT LÝ THUYẾT VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN LƯU Ý
I. KHÁI NIỆM VÀ Ý NGHĨA CỦA CÂN BẰNG NỘI MÔI
- Là duy trì sự ổn định của môi trường trong cơ thể
Tại sao phải duy trì cân bằng nội môi?
- Sự ổn định về các điều kiện lí hoá của môi trường trong đảm bảo cho các tế bào, cơ quan trong cơ thể hoạt
động bình thường.
- Rất nhiều bệnh của người và động vật là hậu quả của mất cân bằng nội môi. Ví dụ: bệnh cao huyết áp, tiểu
đường…

20
Giáo viên: Nguyễn Sỹ Hiển –


LÝ THUYẾT SINH HỌC LỚP 11
II. SƠ ĐỒ KHÁI QUÁT CƠ CHẾ DUY TRÌ CÂN BẰNG NỘI MÔI

Sơ đồ cơ chế duy trì cân bằng nội môi
- Bộ phận tiếp nhận kích thích: là thụ thể hoặc cơ quan thụ cảm. Bộ phận này tiếp nhận kích thích từ môi trường
(trong, ngoài) và hình thành xung thần kinh truyền về bộ phận điều khiển

- Bộ phận điều khiển: là trung ương thần kinh hoặc tuyến nội tiết. Bộ phận này có chức năng điều khiển các hoạt
động của các cơ quan bằng cách gửi đi các tín hiệu thần kinh hoặc hoocmôn
- Bộ phận thực hiện: là các cơ quan như thận, gan, phổi, tim, mạch máu… dựa trên tín hiệu thần kinh hoặc
hoocmôn từ bộ phận điều khiển để tăng hoặc giảm hoạt động nhằm đưa môi trường trở về trạng thái cân bằng,
ổn định
- Những trả lời của bộ phận thực hiện tác động ngược lại đối với bộ phận tiếp nhận kích thích gọi là liên hệ
ngược

III. VAI TRÒ CỦA THẬN VÀ GAN TRONG CÂN BẰNG ÁP SUẤT THẨM THẤU
1. Vai trò của thận
- Thận tham gia điều hoà cân bằng áp suất thẩm thấu nhờ khả năng tái hấp thụ hoặc thải bớt nước và các chất
hoà tan trong máu.
- Khi áp suất thẩm thấu trong máu tăng do ăn mặn, đổ nhiều mồ hôi…  thận tăng cường tái hấp thu nước trả
về máu, đồng thời động vật có cảm giác khát nước  uống nước vào.  giúp cân bằng áp suất thẩm thấu.

21
Giáo viên: Nguyễn Sỹ Hiển –


LÝ THUYẾT SINH HỌC LỚP 11

- Khi áp suất thẩm thấu trong máu giảm  thận tăng thải nước  duy trì áp suất thẩm thấu.
2. Vai trò của gan
- Gan tham gia điều hoà áp suất thẩm thấu nhờ khả năng điều hoà nồng độ của các chất hoà tan trong máu như
glucôzơ…
- Sau bữa ăn, nồng độ glucôzơ trong máu tăng cao  tuyến tụy tiết ra insulin, làm cho gan chuyển glucôzơ
thành glicôgen dự trữ, đồng thời kích thích tế bào nhận và sử dụng glucôzơ  nồng độ glucôzơ trong máu giảm
và duy trì ổn định
- Khi đói, do các tế bào sử dụng nhiều glucôzơ  nồng độ glucôzơ trong máu giảm  tuyết tụy tiết ra glucagôn
giúp gan chuyển glicôgen thành glucôzơ đưa vào máu  nồng độ glucôzơ trong máu tăng lên và duy trì ổn định

IV. VAI TRÒ CỦA HỆ ĐỆM TRONG VIỆC CÂN BẰNG pH NỘI MÔI
- Các hoạt động của tế bào, các cơ quan luôn sản sinh ra các chất CO2, axit lactic… có thể làm thay đổi pH của
máu làm rối loạn hoạt động của cơ thể.
- pH nội môi được duy trì ổn định là nhờ hệ đệm, phổi và thận

BÀI 23: HƯỚNG ĐỘNG
PHẦN I. TÓM TẮT LÝ THUYẾT VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN LƯU Ý
I. KHÁI NIỆM HƯỚNG ĐỘNG
- Hướng động là hình thức phản ứng của cơ quan thực vật đối với tác nhân kích thích từ một hướng xác định.
- Hướng động dương là sinh trưởng hướng tới nguồn kích thích.
- Hướng động âm là sự sinh trưởng theo hướng tránh xa kích thích.
II. CÁC KIỂU HƯỚNG ĐỘNG
1. Hướng sáng
- Tính hướng sáng của thân là sự sinh trưởng của thân, cành hướng về phía nguồn sáng  Hướng sáng dương.
Rễ cây uốn cong theo hướng ngược lại  Hướng sáng âm.
- Do phía tối nồng độ auxin cao hơn nên đã kích thích các tế bào sinh trưởng dài ra nhanh hơn làm cho cơ quan
uốn cong về phía kích thích

22
Giáo viên: Nguyễn Sỹ Hiển –


LÝ THUYẾT SINH HỌC LỚP 11
- Rễ cây mẫn cảm với auxin hơn thân cây vì vậy khi nồng độ auxin phía tối cao hơn gây ức chế sự sinh trưởng
kéo dài tế bào làm cho rễ uốn cong xuống đất.
2. Hướng trọng lực: (Hướng đất)
- Hướng trọng lực là phản ứng của cây đối với trọng lực.
- Đỉnh rễ hướng trọng lực dương, đỉnh thân hướng trọng lực âm
3. Hướng hóa
- Hướng hóa là phản ứng sinh trưởng của cây đối với các hợp chất hóa học.

- Tác nhân kích thích gây hướng hóa có thể là axit, kiềm, muối khoáng…
- Hướng hóa được phát hiện ở rễ, ống phấn, lông tuyến cây gọng vó….
- Hướng hóa dương là khi cơ quan của cây sinh trưởng hướng tới nguồn hóa chất. Hướng hóa âm khi phản ứng
sinh trưởng của cây tránh xa hóa chất.
4. Hướng nước
- Hướng nước là sự sinh trưởng của rễ cây hướng tới nguồn nước
- Hướng hóa và hướng nước có vai trò giúp rễ thực vật hướng tới nguồn nước và phân bón trong đất
5. Hướng tiếp xúc:
- Hướng tiếp xúc là phản ứng sinh trưởng đối với sự tiếp xúc.
- Do phía kích thích (tiếp xúc) nồng độ au-xin thấp, tế bào sinh trưởng kéo dài chậm vì vậy cây uốn cong theo
cọc rào.
II. VAI TRÒ HƯỚNG ĐỘNG TRONG ĐỜI SỐNG THỰC VẬT:
- Hướng động có vai trò giúp cây thích nghi đối với sự biến đổi của môi trường để tồn tại và phát triển.
Ví dụ: cây ở bên cửa sổ luôn vươn ra ánh sáng để nhận ánh sáng.

BÀI 24: ỨNG ĐỘNG
PHẦN I. TÓM TẮT LÝ THUYẾT VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN LƯU Ý
I. KHÁI NIỆM VỀ ỨNG ĐỘNG
- Ứng động là hình thức phản ứng của cây trước những tác nhân kích thích không định hướng.
Vd: Hoa của cây nghệ tây và hoa Tulip nở vào buổi sáng và đóng lại lúc chạng vạng tối

23
Giáo viên: Nguyễn Sỹ Hiển –


LÝ THUYẾT SINH HỌC LỚP 11
- Sự vận động cảm ứng xảy ra do sự sinh trưởng không đồng đều của các tế bào ở mặt trên và mặt dưới của cơ
quan
Vd: Khi các tế bào mặt trên sinh trưởng nhanh hơn thì đế hoa uốn cong xuống (hoa nở), và ngược lại (hoa đóng)
II. CÁC KIỂU ỨNG ĐỘNG

1. Ứng động sinh trưởng
- Ứng động sinh trưởng là kiểu ứng động, trong đó các tế bào ở hai phía đối diện nhau của cơ quan (như lá,
cánh hoa..) có tốc độ sinh trưởng khác nhau do tác động của các kích thích không định hướng của tác nhân
ngoại cảnh (ánh sáng, nhiệt độ…)
a. Quang ứng động
- Ứng động nở hoa.
Vd: hoa Bồ công anh nở buổi sáng và đóng lại vào buổi tối
- Ứng động của lá:
Vd: Lá me, cỏ 3 lá khép lại khi chiều tối
- Tác nhân: Anh sáng đến từ mọi phía
- Do sự sinh trưởng không đồng đều của các tế bào ở mặt trên và mặt dưới của hoa, lá vào những thời điểm
khác nhau.
b. Nhiệt ứng động
Vd: Hoa Tulip
- Giảm 10C  hoa khép lại
- Tăng 30C  hoa nở ra
- Tác nhân: nhiệt độ môi trường
- Cơ chế: Do sinh trưởng của các tế bào ở mặt trên cánh hoa nhanh hơn  hoa nở. Ngược lại  hoa khép
2. Ứng động không sinh trưởng
Là kiểu ứng động không liên quan đến sự phân chia và lớn lên của các tế bào của cây.
a. Ứng động sức trương
Là vận động xảy ra do sự thay đổi hàm lượng nước trong các tế bào hoặc các vùng chuyên hóa của các cơ
quan.
Ví dụ: phản ứng cụp lá của cây trinh nữ

24
Giáo viên: Nguyễn Sỹ Hiển –


LÝ THUYẾT SINH HỌC LỚP 11

- Nguyên nhân: Do sức trương của nửa dưới chỗ phình bị giảm do nước di chuyển vào các mô bên cạnh.
Ví dụ: phản ứng đóng mở khí khổng của lá
- Nguyên nhân: Do sự biến động hàm lượng nước trong tế bào khí khổng
b. Ứng động tiếp xúc và hoá ứng động
Vd: Vận động bắt mồi của cây gọng vó, cây bắt ruồi.
Ứng động tiếp xúc: Côn trùng đậu trên cây gọng vó tạo ra tác động cơ học (gọi là tác nhân kích thích cơ học)
- Lông tuyến của cây gọng vó phản ứng bằng cách uốn cong và tiết axit phoocmic.
- Đầu tận cùng của lông là nơi tiếp nhận kích thích
- Cơ chế: sóng lan truyền kích thích
Hóa ứng động: Côn trùng đậu trên cây gọng vó. Các hợp chất chưa Nitơ trong cơ thể côn trùng là tác nhân kích
thích hóa học.
- Đầu sợi lông là nơi tiếp nhận kích thích.
- Phản ứng: Bằng cách gập lông lại giữ con mồi và tiết dịch tiêu hóa con mồi
3. Vai trò của ứng động
Ứng động giúp cây thích nghi đa dạng với sự biến đổi của môi trường bảo đảm cho cây tồn tại và phát triển

BÀI 26 : CẢM ỨNG Ở ĐỘNG VẬT
PHẦN I. TÓM TẮT LÝ THUYẾT VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN LƯU Ý
I. KHÁI NIỆM VỀ CẢM ỨNG Ở ĐỘNG VẬT:
- Cảm ứng là khả năng tiếp nhận kích thích và phản ứng lại các kích thích từ môi trường sống đảm bảo cho sinh
vật tồn tại và phát triển
Vd: Khi trời lạnh mèo xù lông, co mạch máu, và nằm co mình lại
+ Tác nhân kích thích: Những thay đổi của môi trường gây được phản ứng ở sinh vật
+ Cảm ứng: là nhận biết kích thích và phản ứng với kích thích
+ Tính cảm ứng: Khả năng nhận biết kích thích để phản ứng với kích thích đó
+ Phản xạ: Một điển hình của cảm ứng

25
Giáo viên: Nguyễn Sỹ Hiển –



×