Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

thơ Bác Hồ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (133.85 KB, 27 trang )

BÁC HỒ LÀM THƠ, THƠ VỀ BÁC HỒ
Chu Xuân Bình
I – BÁC HỒ LÀM THƠ:
Sinh thời Bác Hồ không có ý đònh làm nên một sự nghiệp thơ ca nhưng vì là cách
mạng mà Bác làm thơ, và sự thật Bác đã để lại cho dân tộc một gia sản thơ ca phong
phú.
1. Trong chúng ta từng biết đến những vần thơ tứ tuyệt nổi tiếng của Người khi đã ở độ tuổi
ngoài năm mươi nhưng ít người biết đến những vần thơ của cậu bé Nguyễn Sinh Cung khi còn
năm tuổi. Theo nhà văn Sơn Tùng kể lại hiện còn có hai bài thơ Người ứng khẩu khi theo cha và
gia đình vượt đèo Ngang vào Huế lập nghiệp. Đường từ Nam Đàn vào Huế phải đi nhiều chặng,
Nguyễn Sinh Cung khi thì được cha cõng khi thì được anh Cả Khiêm cõng, khi lại tự mình chạy
lon ton. Đến đèo Ngang, cả nhà dừng chân nghỉ, Sinh Cung nhìn những ngọn núi cao ngất, có
những vệt đỏ chạy ngoằn ngèo quanh núi mới bất chợt hỏi cha “bên kia có cái gì đỏ chạy ngoằn
ngèo mà cao vậy cha?”. Khi biết đó là con đường mòn phía trước mà mình phải đi qua, Cung
cười và đọc cho cha nghe:
“ Núi cõng con đường mòn
Cha thì cõng theo con
Núi nằm ì một chỗ
Cha đi cúi lom khom
Đường bám lỳ lưng núi
Con tập chạy lon ton
Cha sướng hơn hòn núi
Con đường lười hơn con”
Bài thơ ứng khẩu hồn nhiên ngộ nghónh của tâm hồn trẻ thơ. So sánh Cha với hòn
núi, con với con đường rất thật và tràn đầy cảm xúc. Cung đã thấy cái "động" và cái
"tónh" giữa Cha – Con – Đường – Hòn núi đế rồi bất ngờ khẳng đònh : "Cha sướng hơn
hòn núi, con đường lười hơn con". Tứ thơ thật bất ngờ qua lối so sánh hồn nhiên.
Từ nhỏ lớn lên ở Hoàng Trù chỉ biết có ao, nên khi qua đèo Ngang nhìn thấy
biển, lấy làm lạ Cung lại hỏi : " Cha ơi cái gì như ao lớn thế này ?". cụ Nguyễn Sinh Sắc
cười và bảo : " đó là biển". Rồi khi nhìn ra xa thấy có vật gì trôi trên biển Cung lại
hỏi :" Cái gì như bò lội ngoài ao vậy Cha". Cha lại bảo :" đó là con thuyền." Cung đọc


luôn :
"Biển là ao lớn
Thuyền là con bò
Bò ăn giỏ no
Lội trên mặt nước
Em trông thấy trước
Anh trông thấy sau
Ta lớn mau mau
Vượt qua ao lớn"
Không phải sau này Người mới có tư tưởng lớn mà ở tuổi ấu thơ cái chí của Cung đã khác
mọi người. Bài thơ hồn nhiên bằng một tâm lý trẻ thơ, "Em trông thấy trước" nhưng lại chất chứa
sự suy tư sâu lắng. Cái "động" cái "tónh" ở bài thơ lại thật bất ngờ. Cái hay ở tứ thơ không chỉ ở
lối so sánh mà ở sự nhìn hạn đònh không gian, khát vọng muốn phá vỡ sự hạn đònh ấy. Cung sẽ
"vượt ao lớn" là cái chí không phải tứ thơ nào cũng dám nghó tới. Một thực tế sau này Nguyễn
Tất Thành đã thực hiện được khát vọng "Vượt ao lớn" để tìm đường cứu nước.
Hai bài thơ này đã được Bác Nguyễn Cả Khiêm ghi chép giữ lại về sau.
2. Một thực tế trong cuộc đời mình bác Hồ không để lại nhiều thơ (khoảng 250 thơ bài
thơ) và không phải những chặng đường thơ liên tục. Bác làm thơ chỉ khi rỗi rãi, khi nhằm động
viên tuyên truyền mọi người làm cách mạng. Năm 1922 bác đã viết "Việt Nam yêu cầu ca"
dưới hình thức diễn ca để tuyên truyền rộng khắp trong giới binh só Đông Dương đóng ở Mác
Xây năm 1919, lời thơ dễ hiểu dễ nhớ, thích hợp với vận động tuyên truyền :
" Một xin tha kẻ đồng bào
Vì chưng chính trò mắc vào tù giam
Hai xin phá luật sửa sang
Người Tây người Việt hai phương cùng đồng
Những tòa đặc biệt bất công
Dám xin bỏ dứt rộng dung dân lành
Ba xin rộng phép học hành
Mở mang kỹ nghệ tập tành công thương
Bốn xin được phép hội đàng

Năm xin nghó ngợi nói bàn tự do
Sáu xin được phép lòch du
Bốn phương mặc sức năm châu mặc tình
Bảy xin hiến pháp ban hành
Trăm điều phải có thần linh pháp quyền
Tám xin được cử nghò viên
Qua Tây thay mặt giữ quyền thổ dân
Tám điều cặn tỏ xa gần
Chung nhờ vạn quốc công dân xét tình”
Năm 1941, sau ba mươi năm xa Tổ Quốc, trở về Pắc Pó Cao Bằng lãnh đạo cách
mạng, Người lại làm thơ. Những vần thơ viết về cuộc sống của “Dân cày”,“Phụ nữ”, “Kêu
gọi thiếu nhi”, “Công nhân”, “ca binh lính”, “ca đội tự về”, “Hòn đá”, “Ca sợi chỉ”, “Con cáo
và tổ ong”, “Nhóm lửa”… Dù ở thể thơ nào thì cảm xúc thơ vẫn để lại ấn tượng dung dò mà sâu
sắc. Người nắm bắt được qui luật vận động của thiên nhiên, quy luật xã hội mà thâu tóm vào
trong thơ.
“Hai mươi tư tháng sáu
Lên ngọn núi này chơi
Ngẩng đầu mặt trời đỏ
Bên suối một nhành mai”
(lên núi)
Bài thơ khiến ta nhớ đến những vần thơ Lý Bạch trong Vọng Nguyệt:
“Cử đầu vọng minh nguyệt
Đê đầu tư cố hương”
Lý Bạch một mình uống rượu, một mình ngắm trăng thấy lòng buồn vì nhớ quê hương, còn
Bác ung dung trên ngọn núi cao phóng tầm mắt bao quát cả càn khôn vũ trụ. Một khoảnh khắc bừng
mở của bình minh đã dệt nên bức tranh nền gấm chỉ vàng, đã khơi dậy niềm vui, niềm tin của một
ngày mới, một tương lai bừng sáng. Ngày 13 tháng 8 năm 1942 Bác lấy tên là Hồ Chí Minh.
Tháng 8 năm 1942 Bác bò nhà cầm quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam khi người đi công cán ở
Trung Quốc. Suốt “mười bốn trăng tê tái gông cùm” nhưng tâm hồn người vẫn “ thơ bay cách hạc ung
dung” (Tố Hữu). 134 bài thơ đã làm nên tập “Nhật ký trong tù” nổi tiếng, được dòch ra nhiều thứ tiếng

trên thế giới. 133 bài thơ không chỉ là những trang nhật ký, mà còn kết tinh của một tâm hồn thi só. Đọc
“Nhật ký trong tù”, người đọc như trở về với những tác phẩm của Đường thi nhưng tình cảm thơ, tâm
hồn thơ lại rất mới. Không ít những bài thơ như “Chiều tối”, “Giải đi sớm”, “Mới ra tù tập leo núi”,
“ngắm trăng”… được đánh giá đặt bên thơ Đường, thơ Tống khó phân biệt:
“Ngục trung vô tửu diệc vô hoa
Đối thử lương tiêu nại nhược hà
Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt
Nguyệt tòng song khích khán thi gia”
Trong thế giới trống không : không rượu, không hoa, không bạn hiền người trong
cuộc vẫn thấy ăm ắp tình thơ, vẫn tìm thấy trăng tri âm tri kỷ, cảm thông và hiểu sâu tận
đáy tâm hồn thi só. Dẫu rằng, trăng trong thơ còn lặng lẽ chưa được động đạt như hình
ảnh trăng về sau Bác viết ở Việt Bắc.
Giá trò lớn ở tập “Nhật ký trong tù” là ở sự kết tinh hồn thơ của chiến só và thi só
trong một con người của Hồ Chí Minh. Nhà thơ Viên Ưng của Trung Quốc đã nhận đònh
rất chính xác. “Nhật ký trong tù” là tập thơ của bậc đại trí, đại nhân, đại dũng. Hay nhà
thơ Hoàng Trung Thông cũng đã bày tỏ cảm xúc của mình khi đọc “ Nhật ký trong tù”:
“Tôi đọc trăm bài trăm ý
Ánh đèn tỏa rạng mái đầu xanh
Vần thơ của Bác vần thơ thép
Mà vẫn mênh mông bát ngát tình”
Khi cách mạng tháng 8 thành công, rồi những năm đầu kháng chiến chống Pháp,
bận trăm công nghìn việc Bác không có thời gian rãnh rỗi cho thơ. Khi chiến dòch Vệt
Bắc Thu Đông mở ra, rồi lần lượt các chiến dòch kháng chiến của ta thắng lợi Bác mới
lại có thơ. Thơ Bác vừa để động viên tuyên truyền khích lệ nhân dân hăng hái tham gia
kháng chiến vừa là niềm vui của Bác với đất nước với cách mạng (cảnh khuya, rằm
tháng giêng, tin thắng trận, cảnh rừng Việt Bắc, chúc tết 48, chúc tết 49).
“ Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên
Xuân ngang xuân thủy tiếp xuân thiên
Yên ba thâm xứ đàm quân sự
Dạ bán qui lai nguyệt mãn thuyền”

Bài thơ vừa toát lên sắc xuân, sức xuân, tình xuân của một thi só đứng trước đêm trăng
đẹp nhất trong năm lại vừa tràn ngập niềm vui của một vò lãnh tụ cách mạng đang đứng trước
những thắng lợi của đất nước. Ta vừa bắt gặp cốt cách của một nhà hiền triết phương Đông đang
tìm vui bầu bạn với cảnh rừng sâu lại có cả một chiến só đang suy tư vì việc nước.
Sau này khi đất nước hòa bình một nửa, Bác có ít làm thơ hơn , chủ yếu thơ chúc
tết, thơ viết cho thiếu nhi. Hầu như năm nào Bác cũng có thơ chức tết, thơ nhìn lại những
thắng lợi năm cũ và hướng về nhiệm vụ năm mới
"Năm qua thắng lợi vẻ vang
Năm nay tiền tuyến chắc càng thắng to
Vì độc lập vì tự do
Đánh cho Mó cút đánh cho Ngụy nhào”
( Mừng xuân 1969)
3. Thơ Hồ Chí Minh nhìn lại những chặng đường sẽ thấy, Bác không dành nhiều thời
gian cho thơ. Người sử dụng đa dạng thể thơ, phong phú về đề tài, phong phú về giọng
điệu, lời thơ giản dò dễ hiểu ngay cả những bài thơ chữ Hán. Ở người thơ vừa viết cho
mình vừa viết để tuyên truyền cách mạng. Cổ điển và hiện đại, hiện thực và trữ tình,
chiến só và thi só gắn kết trong thơ Hồ Chí Minh. Những tố chất ấy đã làm nên một hồn
thơ lớn của dân tộc, một phong cách độc đáo trong nền thơ ca Việt Nam.
II- THƠ VỀ BÁC HỒ :
Cho đến nay chưa có thống kê nào cụ thể về số lượng những bài thơ viết về Bác.
Cũng không ai dám quả quyết bài thơ nào, tác giả nào viết về Bác sớm nhất.
Có lẽ thơ viết về Bác xuất hiện nhiều từ năm 1945, khi Người đã là Chủ Tòch
Nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, với những tên gọi thân thương, trìu mến: Hồ Chí
Minh, Người lính già, Người cha già dân tộc, Bác Hồ….
Năm 1951, giữa lúc chiến trường ác liệt, Tố Hữu đã viết “Sáng tháng năm”. Tố
Hữu tâm sự: ôÂng viết bài thơ này khi lần đầu tiên ở Việt Bắc được Bác gọi đến;cảnh
Việt Bắc đầu hè trời trong sáng, bốn bề một màu xanh ngút mắt; con đường đến chổ Bác
ở men theo một dòng suối trong vắt mát lạnh, hai bên bờ là những nương ngô xanh
mướt. Cảnh vật và tình cảm nồng ấm của lãnh tụ đã khơi hứng cho bài thơ:
“Vui sao một sáng tháng năm

Đường về Việt Bắc lên thăm Bác Hồ
Suối dài xanh nướt nương ngô
Bốn phương lồng lộng thủ đô gió ngàn”
Bác gọi Tố Hữu vào bắt tay, bàn tay nồng ấm của Người đã truyền cảm giác gần
gũi, thân tình như tình cha với con.
“Bàn tay con nắm tay cha
Bàn tay Bác ấm vào da vào lòng
Bác ngồi đó lớn mênh mông
Trời xanh biển rộng ruộng đồng nước non”
Tố Hữu về sau còn nhiều vần thơ trong “ Ta đi tới”, “Việt Bắc”, “Xưa… nay”,
“Trên miền Bắc mùa xuân”. “ Ba mươi năm đời ta có Đảng”…. ngợi ca về Bác. Tình
cảm của ôÂng càng gần gũi, cảm xúc thơ về Bác ngày càng lắng đọng những suy tư.
Xuân Diệu, Huy Cận, Hoàng Trung Thông, Thế Lữ, Lưu Trọng Lư… cũng đã dành
một khoảng tâm hồn thơ về Bác. Sau Tố Hữu phải kể đến Chế Lan Viên, Người viết
nhiều về Bác, có cả tập thơ “Hoa trước lăng Người” dành riêng cho Bác. Ở bài thơ
“Người đi tìm hình của nước”, tác giả đã giúp người đọc theo suốt cuộc hành trình tìm
đường cứu nước của Bác từ ngày đầu rời bến cảng Sài Gòn ra đi “đất nước đẹp vô cùng
nhưng Bác phải ra đi” cho đến khi lần đầu Bác trở về Tổ Quốc “ kìa bóng Bác đang hôn
lên hòn đất, lắng nghe trong màu hồng hình đất nước phôi thai”…
Hình ảnh Bác Hồ đã trở nên hết sức thân thương trong đời sống tâm hồn của con
người Việt Nam. Hình tượng Bác Hồ đã đi vào thơ vào nhạc. Thế hệ thiếu niên nhi đồng
cũng vẽ chân dung, làm thơ về Bác. Trần Đăng Khoa, cậu bé lúc ấy tám tuổi, được
mệnh danh thần đồng thơ đã có bài “ Ảnh Bác” đầy xúc động:
“Nhà em treo ảnh Bác Hồ
Bên trên là một là cờ đỏ tươi
Ngày ngày Bác vẫn mỉn miệng cười
Bác nhìn chúng cháu vui chơi trong nhà
Ngoài sân có mấy con gà
Ngoài vườn có mấy quả na chín rồi
Em nghe như Bác dậy lời

Cháu ơi đừng có chơi bời đâu xa
Trồng rau quét bếp đuổi gà
Thấy tàu bay Mó nhớ ra hầm ngồi”
Chưa một lần gặp Bác, chỉ biết Bác qua “Tấm ảnh” thế mà Bác hiện lên rất gần
gũi, như người ông sớm chiều ân cần chăm sóc cháu….
Ngày mùng ba tháng chín năm sáu chín khi được tin chủ tòch Hồ Chí Minh không
còn nữa, một không khí đau thương bao trùm lên nhân loại. Trời đất cũng biết khóc
thương. Hồi ấy, Hà Nội mưa nhiều lắm, mưa tầm mưa tả, nước Sông Hồng đỏ ngầu bởi
khóc than, những cây liễu ven bờ hồ Hoàn Kiếm đứng lặng, những thần Kim Qui của hồ
Hoànà Kiếm cũng ngửa lên trời rơi lệ, còn đoàn người xếp hàng một đi tang nước mắt
hòa trong mưa. Tố Hữu tâm sự “ trong trời mưa tầm tãû, tôi về căn nhà nhỏ nới Bác qua
đời. Sau đó, tôi lại đến ngôi nhà sàn, đứng dưới chân cầu thang gỗ nhìn mãi cái chuông
nhỏ trên cao, bên cạnh phòng Bác ở mà không sao cầm được nước mắt… Suốt đêm ấy tôi
vừa khóc vừa viết bài “ Bác ơi” (“ Nhớ lại một thời” – NXBVH – 2000).
“Suốt mấy hôm rày đau tiễn đưa
Đời tuôn nước mắt trời tuôn mưa
Chiều nay con chạy về thăm Bác
Ướt lạnh vườn rau mấy gốc dừa”
Cảnh thực, tình thực, Bác mất rồi thành ra trống vắng, Bác mất rồi con người
cảnh vật ngẩn ngơ thành ra yên lặng, thành ra lẻ loi. Viết về Bác Hồ không ai cảm xúc
sâu nặng dâng trào tự nhiên như Tố Hữu. Về sau này, Ông còn nhiều bài thơ viết rất hay
về Bác như “Theo chân Bác”, “ Tuổi 25”, “Nước non ngàn dặm”… nhưng có lẽ “ Bác
ơi” ra đời vào thời điểm ấy trở thành tiếng khóc xúc động nhất.
Trần Đăng Khoa lúc ấy mười một tuổi, nghe tin Bác mất tiếng khóc đến xé lòng
làm nổi sóng cả thể thơ lục bát:
“Cháu buốt ở trong tim này
Chổ đeo tang suốt đêm ngày Bác ơi”
Trong bài “Em mơ gặp Bác Hồ”, lần nữa người Ông hiền lành, quen thuộc của
em lại hiện lên. Ông đưa bàn tay lên trán em, vuốt mái tóc em, cho em nhiều quà, đắp
chăn cho em yên giấc ngủ. Khi tỉnh dậy hình ảnh ấy không còn khiến “Em bỗng òa

khóc” giấc mơ chỉ còn lại hiện thực đau cắt:
“ Người người lặng im đi viếng Bác
Bóng đèn rưng rưng nước mắt”
Từ miền Nam, đâu đâu cũng nhớ thương, tổ chức viếng Bác. Ở những ngôi chùa,
ở nhà thờ, từ Tây Nguyên đến đô thò, từ vùng chiến khu đến vùng đòch chiếm, từ những
khu chợ đến những căn hầm… người người đều thắp nén hương khóc thương về Bác. Thu
Bồn có “Gửi lòng con đến cùng cha”, Thanh Vân với “Kính dâng Bác”, Trònh Đường
với “Cửa việt để tang Bác”… là những tấm lòng từ miền Nam:
“Có người thơ dựng thành đồng
Đã yên nghỉ tận sông Hồng mẹ ơi!
Con đi dưới một vòm trời
Đau thương nhưng vẫn sáng ngời lòng tin
Đã ngừng đập một quả tim
Đã ngừng đập một cánh chim đại bàng”
Năm 1969 được coi là mốc thời gian có nhiều thơ về Bác nhất, có nhiều bài thơ
xúc động nhất. Về sau đó có hàng ngàn bài thơ cả trong và ngoài nước đã viết về người:
Hưởng Triều đã có “ Hành trình”, Hồng Chinh Hiền có “Hoa”, Tú Mỡ có “Thăm trường
ngoại ngữ Hồ Chí Minh”, Lưu Trọng Lư có “một gian sàn gỗ”, Hằng Phương có “Về
quê Bác”, Cẩm Lai có “ Hoa mộc”, Phan Thò Thanh Nhàn có “Giếng nước Bác Hồ”,
Phương Thúy có “ Nguồn xưa”, Khương Hữu Dụng có “ Đi làm cách mạng”, Nguyễn
Đình Thi có “Nhớ Bác chiều thu”… Mỗi nhà thơ Việt Nam là một tấm lòng cảm thương,
trân trọng, ngợi ca công đức hy sinh của Bác Hồ. Chế lan Viên trong “Tiếng khóc đúc
Việt Nam thành một khối” đã đưa người đọc vào những vần thơ cảm xúc đau thương
ngập tràn mà không hề thiếu sự tỉnh táo:
“Bỗng sáng nay trời đất vụt thay màu
Non sông đau cây có phố phường đau
Không gian trắng im lìm tiếng nấc
Trời chợt nắng chợt mưa thảng thốt
Chốc bảo xa chốc lại bảo gần
Cây bên đường hai dãy đứng im tăm

Ôi Tổ Quốc trong giờ tang lễ
Trong sâu thẳm lòng ta, ta thiếu Bác…
… Tiếng khóc lọc hồn ta như lửa chói ngời
Mình nhận ra ta, ta nhận ra người”
Tuấn Lan, Phạm Văn Ký- những Viết kiều ở Pa –ri chưa một lần gặp Người cũng đã
viết lên « Bác Hồ », cả nhân loại biết đến Hồ Chí Minh, cảm phục về sự nghiệp và
nhân cách cao thượng của người. Một nhà thơ Ấn Độ khi nghe tin Bác mất đã nhận xét
chân thành từ đáy lòngmình :
« Vò Thánh sống của muôm ngàn thánh sống
Vò ân nhân của cả muôn người «
Căn nhà ngõ Công Poanh" với tấm lòng cảm phục, kính trọng.
" Nhờ Bác, Việt Nam đã sống lại với danh dự sau lần trước
" Nhờ Bác, Việt Nam đã thành niềm tin của thế giới Á lẫn Âu"
Sau ngày miền Nam được hoàn toàn giải phóng, hàng triệu lượt người đã đến
Thủ đô viếng Bác. Nhà thơ Viễn Phương lần đầu ra miền Bắc, lần đầu gặp Bác "nằm
trong Lăng" đã để lại bài " Viếng lăng Bác". Bài thơ về sau đã trở thành bài hát phổ
biến
"Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
Đã thấy trông sương hàng tre bát ngát
Ôi ! hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân
Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dòu hiền
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim”
Hình ảnh Bác là mặt trời tỏa sáng cho dân tộc sẽ tồn tại mãi mãi, đó là niềm vui niềm

tự hào dân tộc. Nhưng hình ảnh Bác nằm trong lăng, trong một không gian hẹp được tái hiện
lại trở nên nghẹt thở vì xúc động mãnh liệt.Cảm xúc đau nhói cứ trào lên mãi trong người.
Trần Việt Kỉnh một nhà thơ ở Khánh Hòa, năm 1977 khi còn là sinh viên năm thứ
ba trong chuyến đi ngoại khóa đến làng Sen, Hoàng Trù, anh đã viết chùm thơ “Nhật ký
thăm quê Bác Hồ”.
“Cái giếng con như mảnh gương trong
Soi suốt một thời ấu thơ cuả Bác
Con về lại uống nước lành thơm ngọt
Mát tận lòng – mạch nước Lãng Sen”
(Giếng Cốc)
Mạch nước làng Sen, hay huyết thống – truyền thống Kim Liên đã chảy trong tâm hồn
cậu bé Nguyễn Sinh Cung, rồi trở thành nguồn mát vô tận cho mỗi con người Việt Nam. Lòng
biết ơn lãnh tụ bắt đầu phải từ tình cảm với “ cái giếng con” của làng quê ấy. Cùng “giếng
cốc”, “ ngôi nhà quê ngoại”, bài thơ “Làng Sen” của anh cũng là bài thơ hay:
“Làng Sen đóng khố thay quần
Cháo nhiều cơm ít xoay vần quanh năm
Khổ cực lầm than sao tên làng đẹp vậy
Hay người xưa dụng một ý gì nơi đây
Như lòng người trong thử thách vẫn trắng trong”
Vẻ đẹp bình dò của cuộc đời một con người từ vẻ đẹp bình dò của một làng quê,
vẻ đẹp tỏ sáng của một tâm hồn vó đại cũng từ vẻ đẹp của làng quê ấy.
Thơ viết về Bác có bao giờ hết, dòng cảm xúc cứ không ngừng chảy với thời gian,
vẫn còn đó những bài ca bất tận. Thơ viết về Người làm sao sánh được lòng người với
dân tộc Việt Nam, với mỗi con người Việt Nam. Tưởng nhớ người ta ngưỡng mộ,
nghiêng mình thành kính, ta nguyện thành hạt cát của phù sa.
Tháng 5 năm 2002





Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×