Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Tiểu luận QLNN tình huống đấu thầu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (125.95 KB, 18 trang )

Lê Đình Tuân

Lớp CVC – Tháng 10/2014

Phần Mở đầu..........................................................................................................2
I. Nội dung tình huống..........................................................................................4
1. Hoàn cảnh xuất hiện tình huống....................................................................4
2. Mô tả tình huống...........................................................................................4
II. Phân tích tình huống.........................................................................................5
1. Mục tiêu phân tích tình huống.......................................................................5
2. Cơ sở pháp pháp lí - lý luận..........................................................................6
3. Phân tích nguyên nhân - diễn biến tình huống..............................................6
4. Hậu quả của sự việc trên...............................................................................7
III. Xử lý tình huống..............................................................................................8
1. Mục tiêu của xử lý tình huống:.....................................................................8
2. Xây dựng, phân tích và lựa chọn phương án khả thi.....................................8
3. Kế hoạch thực hiện phương án đã lựa chọn................................................12
IV. Kiến nghị...................................................................................................13
1. Kiến nghị chung..............................................................................................
2. Kiến nghị về lĩnh vực quản lý đất đai và trật tự xây dựng..............................
V. Kết luận...........................................................................................................16
Tài liệu tham khảo...............................................................................................18

1


Lê Đình Tuân

Lớp CVC – Tháng 10/2014

PHẦN MỞ ĐẦU


Từ năm 1986 tại Đại hội Trung ương khoá VI, Đảng ta chính thức công
nhận nền kinh tế thị trường định hướng XHCN với sự tồn tại đồng thời của
nhiều thành phần kinh tế. Nhờ có quyết sách đúng đắn này mà đất nước được
thay da đổi thịt, đất nước có những bước tiến nhảy vọt toàn diện. Cụ thể là ở
ngành Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn từ chỗ thiếu lương thực nay đã
trở thành một trong các nước đứng đầu thế giới về xuất khẩu gạo, cùng với
đó, những năm vừa qua, Ngành Nông nghiệp và PTNT đã được đầu tư
khoảng hàng nghìn tỷ đồng bằng các nguồn vốn khác nhau để xây dựng các
công trình: Cơ sở hạ tầng cho phát triển Nông nghiệp, Lâm Nghiệp, Diêm
nghiệp, Thuỷ lợi, Giao thông nông thôn được các công trình phục vụ cho sản
xuất nông nghiệp, mà còn được xem như là một trong những giải pháp kỹ
thuật cho phát triển và sử dụng tổng hợp tài nguyên nước; giảm nhẹ rủi ro do
thiên tai, bảo vệ an toàn tính mạng và tài sản của nhân dân, phát triển daanh
sinh kinh tế - xã hội.
Trong công cuộc đổi mới, việc hội nhập quốc tế và cải cách toàn diện
các mặt của đời sống xã hội là các nhân tố có quan hệ chặt chẽ tác động qua
lại thúc đẩy lẫn nhau tạo tiền đề cho sự tăng trưởng và phát triển một cách bền
vững từng bước khắc phục nguy cơ tụt hậu của nước ta đối với các nước khác
trong khu vực và trên toàn thế giới. Chủ trương hội nhập quốc tế của Đảng đã
tạo điều kiện cho đất nước sử dụng hợp lý và phát huy một cách có hiệu quả
các nguồn lực, tiềm năng và lợi thế so sánh vốn có của mình nhằm thúc đẩy
sự phát triển bền vững một cách liên tục. Nước ta đã đạt được nhiều thành tựu
trong việc cải cách phát triển kinh tế, có hệ thống chính trị ổn định nên không
những đã tạo tiền đề để đạt được tốc độ phát triển kinh tế khá cao mà còn thu
hút được nhiều nguồn đầu tư của nước ngoài thông qua nguồn hỗ trợ phát
triển chính thức (ODA).
Để đạt được sự tiến bộ về kinh tế cũng như về các mặt khác của đời
sống văn hoá - xã hội thì việc đầu tư vào lĩnh vực cơ sở hạ tầng phải đi trước
một bước do đó ngành xây dựng cơ bản có vai trò hết sức quan trọng trong
giai đoạn mới của công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. Hàng năm kinh

2


Lê Đình Tuân

Lớp CVC – Tháng 10/2014

phí cho công tác XDCB rất lớn, nó xuất hiện trong tất cả các lĩnh vực kinh tế
xã hội và bao trùm lên toàn bộ phạm vi rộng lớn của đất nước vì vậy việc xây
dựng, ban hành, thực hiện và hoàn thiện các Văn bản qui phạm pháp luật để
quản lý ngày càng tốt hơn các hoạt động thuộc lĩnh vực này là việc làm hết
sức cấp bách.
Quản lý nhà nước trong lĩnh vực hoạt động xây dựng thì quản lý nhà
nước về quản lý công tác đấu thầu đóng vai trò rất quan trọng không chỉ vì nó
phù hợp với trào lưu hội nhập quốc tế mà nhằm lựa chọn nhà thầu đủ tư cách
pháp nhân, đủ năng lực để hoàn thành yêu cầu của chủ đầu tư trong khoảng
thời gian nhất định bảo đảm các yêu cầu về kỹ thuật và có giá thành hợp lý
nhất. Tuy từ những năm 90 của thế kỷ trước Nhà nước đã ban hành một số
Văn bản pháp qui về công tác đấu thầu (như Nghị định 43/NĐ-CP ngày
16/7/1996 hoặc Nghị định số 88/1999/NĐ-CP ngày 01/9/1999...), đến năm
2005 Luật Đấu thầu này là Luật đấu thầu số 43/2013/QH13 ngày 26/11/2013
đã được ban hành, nhưng công tác đấu thầu vẫn là một lĩnh vực đầy phức tạp,
nhạy cảm. Do đó, công tác quản lý Nhà nước về đấu thầu phải luôn luôn được
đổi mới, bổ sung hoàn thiện để công tác đấu thầu ngày càng phát huy được tốt
hơn hiệu quả mong muốn.
Là một công chức công tác tại Cục Quản lý xây dựng công trình – Bộ
Nông nghiệp và PTNT có chức năng tham mưu, giúp việc cho lãnh đạo
Phòng, Cục, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT về công tác quản lý đầu tư xây dựng
cơ bản, tiếp xúc với nhiều tình huống liên quan đến việc quản lý dự án xây
dựng công trình, đặc biệt là các tình huống xảy ra thuộc lĩnh vực đấu thầu. Vì

vậy, tôi lựa chọn một tình huống mới xảy ra khoảng tháng 3/2009 để phân
tích, xử lý, qua đó đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý
đấu thầu trong thời gian tới, đó là: Xử lý đấu thầu gói thầu số 07 – Xây dựng
khu nhà hiệu bộ, Trường Cao đẳng nghề cơ giới Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình.

3


Lê Đình Tuân

Lớp CVC – Tháng 10/2014

I. NỘI DUNG TÌNH HUỐNG
1.1. Hoàn cảnh xuất hiện tình huống
Trường Cao đẳng nghề cơ giới Ninh Bình được Bộ Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn phê duyệt dự án đầu tư xây dựng giai đoạn 2007÷2010
tại Quyết định số 2909/QĐ-BNN-XD ngày 03/10/2007 với tổng mức đầu tư
khoảng 20 tỷ đồng, thời gian thực hiện Dự án từ 2007÷2010. Để Trường có
đủ cơ sở triển khai thực hiện, Bộ ban hành Quyết định số 3457/QĐ-BNN-XD
ngày 22/10/2007 phê duyệt kế hoạch đấu thầu của Dự án, trong đó có gói thầu
số 7 - Xây dựng khu nhà hiệu bộ, Trường Cao đẳng nghề cơ giới Ninh Bình,
tỉnh Ninh Bình với giá gói thầu là 7,6 tỷ đồng đến tháng 2/2009, Trường (chủ
đầu tư) tổ chức đấu thầu xuất hiện tình huống phê duyệt kết quá trúng thầu
đối với nhà thầu có giá chào thầu cao hơn giá gói thầu đã được Bộ phê duyệt
kế hoạch đấu thầu.
1.2. Mô tả tình huống
Gói thầu số 7 được tổ chức đấu thầu với nội dung chính sau:
- Hình thức lựa chọn nhà thầu: Đấu thầu rộng rãi;
- Phương thức đấu thầu: Hai túi hồ sơ;
- Thời gian thực hiện hợp đồng: Không quá 200 ngày làm việc;

- Hình thức hợp đồng: Theo đơn giá.
+ Theo qui định Trường đã thông báo mời thầu 3 số liên tục (từ ngày
24/1/2009 đến 26/1/2009) trên tờ báo và trang thông tin điện tử về đấu thầu
do Bộ kế hoạch và đầu tư phát hành;
+ Thời gian bán Hồ sơ mời thầu: Từ ngày 13/02/2009 đến trước 9h
ngày 27/02/2009 tại Trường (thị xã Tam Điệp tỉnh Ninh Bình) và đã có 06
(sáu) nhà thầu mua hồ sơ dự thầu (500.000đ/bộ hồ sơ);
+ Đến thời điểm đóng thầu (9h ngày 27/02/2009) có 05 (năm) nhà thầu
nộp Hồ sơ dự thầu;

4


Lê Đình Tuân

Lớp CVC – Tháng 10/2014

+ Ngay sau đó vào lúc 9h30’ Trường tiến hành mở thầu với sự chứng
kiến của đại diện nhà trường, đại diện tư vấn đấu thầu và đại diện các nhà
thầu đã nộp Hồ sơ dự thầu. Thông tin chính được ghi trong Biên bản mở thầu
như sau:

TT
1
2
3
4
5

Tên nhà thầu nộp

Hồ sơ dự thầu
C.ty CP đầu tư xây dựng và
PTNT 658 (NT1)
C.ty CP ĐTXD thiết kế công
trình Việt (NT2)
C.ty xây dựng Hoàng Sơn (NT 3)
C.ty CP xây dựng Trường Sơn
(NT4)
C.ty ĐT kỹ nghệ XD Việt Nam
(NT5)

Tình trạng niêm
phong của HS
Nguyên vẹn

Giá dự thầu
(triệu đồng)
7.156

Nguyên vẹn

8.584

Nguyên vẹn
Nguyên vẹn

8.594
8.591

Nguyên vẹn


8.585

+ Trường ký hợp đồng số 722/2008/HĐKT/CONICO-T.QH ngày
22/12/2008 với đơn vị tư vấn đủ năng lực là Công ty CP tư vấn công nghệ
thiết bị và kiểm định xây dựng CONICO để tiến hành lập Hồ sơ mời thầu và
xét thầu gói thầu số 7;
+ Ngày 15/4/2009 tại tờ trình số 124/TT-CĐNCGNB-XD Trường trình
kết quả đấu thầu gói 7 với nội dung chính sau :
- Nhà thầu trúng thầu: C.ty CP đầu tư xây dựng CT Việt (NT2);
- Giá đề nghị trúng thầu: 8.584 triệu đồng (cao hơn NT1 1.428 triệu);
- Thời gian thực hiện hợp đồng: 320 ngày;
- Hình thức hợp đồng: theo đơn giá.
II. Phân tích tình huống
2.1. Mục tiêu phân tích tình huống
Luật Đấu thầu ban hành năm 2005 và các văn bản quy phạm pháp luật
hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu đã được ban hành, điều chỉnh bổ sung cho
phù hợp với xu thế phát triển của Đất nước. Do vậy, mục tiêu phân tích tình
huống nêu trên để đảm bảo mục tiêu tăng cường tính công khai, minh bạch,

5


Lê Đình Tuân

Lớp CVC – Tháng 10/2014

cạnh tranh lành mạnh trong quá trình lựa chọn nhà thầu và tăng cường hiệu
quả kinh tế trong giai đoạn hội nhập kinh tế thế giới.
2.2. Cơ sở lý luận pháp lý đế xử lý tình huống

- Các Luật Đầu tư, Luật Xây dựng, Luật đấu thầu;
- Các Nghị định: số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ
về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình; số 58/2008/NĐ-CP ngày
05/5/2008 của Chính phủ Hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà
thầu xây dựng theo Luật Xây dựng; Nghị định số 99/2007/NĐ-CP ngày
13/6/2007 của Chính phủ về Quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình;
- Thông tư 09/2008/TT-BXD ngày 17/4/2008 của Bộ Xây dựng hướng
dẫn điều chỉnh giá và hợp đồng xây dựng do biến động giá nguyên liệu, nhiên
liệu và vật liệu xây dựng;
- Quyết định số 675/QĐ-BNN-XD ngày 03/3/2008 của Bộ về việc ủy
quyền cho chủ đầu tư trong quá trình thực hiện các dự án sử dụng vốn ngân
sách nhà nước do Bộ NN&PTNT quản lý;
- Quyết định số 529/QĐ-CĐNCGNB-XD ngày 15/12/2008 của Trường
phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công, dự toán gói thầu số 7;
- Các văn bản liên quan khác.
2.3. Phân tích nguyên nhân tình huống
Khoảng quý III, quý IV/2008 gặp cơn bão giá, ngành xây dựng cơ bản
cũng không ngoại lệ. Chính vì vậy giá gói thầu số 7 (7,6 tỷ đồng) được xác
lập tại Quyết định số 3457/QĐ-BNN-XD ngày 22/10/2007 của Bộ đã không
còn phù hợp với thực tế khi Trường tổ chức đấu thầu.
- Căn cứ Nghị định 99/2007/NĐ-CP ngày 13/6/2007 của Chính phủ và
Thông tư 09/2008/TT-BXD ngày 17/4/2008 của Bộ Xây dựng và các văn bản
liên quan khác Trường đã ban hành Quyết định số 529/QĐ-CĐNCGNB-XD
ngày 15/12/2008 của Trường phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công, dự toán gói
thầu số 7. Trên cơ sở đó Bộ đã ban hành Quyết định số 109/QĐ-BNN-XD
6


Lê Đình Tuân


Lớp CVC – Tháng 10/2014

ngày 20/01/2009 về việc điều chỉnh kế hoạch đấu thầu gói thầu số 7 với nội
dung chính sau:
+ Giá gói thầu: 8.660 triệu đồng;
+ Thời gian thực hiện: không quá 360 ngày;
+ Các nội dung khác giữ nguyên không thay đổi.
- Tại thời điểm mở thầu (cuối tháng 2/2009) đất nước đã qua cơn bão
giá nên giá các mặt hàng trong đó có vật liệu xây dựng đã giảm mạnh điều
này dẫn đến có sự chênh lệch lớn giữa giá trị dự thầu của các nhà thầu do
cách tiếp cận gói thầu của các nhà thầu (kể cả đơn vị tham gia với tư cách là
tư vấn đấu thầu) khác nhau;
- Căn cứ đề nghị của đơn vị Tư vấn đấu thầu Trường đã trình Bộ kết
quả đấu thầu như đã nêu trên.
2.4. Hậu quả của sự việc trên:
2.4. Hậu quả tình huống:
Về tổng thể thì gói thầu số 7 thuộc dự án đầu tư xây dựng Trường giai
đoạn 2007÷2010 được tổ chức đúng trình tự thủ tục do Luật Đấu thầu qui
định. Tuy nhiên việc tham gia đấu thầu và tổ chức xét thầu có thực sự công
khai minh bạch hay không thì đã được phân tích đánh giá như trên.
Tình huống này nếu không kịp thời phân tích, mổ xẻ để tìm ra phương
án tối ưu để xử lý thì sẽ gây thất thoát cho nhà nước khoảng 1,5 tỷ đồng. Con
số này đối với một quốc gia là không lớn nhưng đối với gói thầu số 7 của
Trường là quá lớn (khoảng 18%). Số tiền kết dư do đấu thầu này chắc chắn
Bộ sẽ chỉ đạo Trường sử dụng vào công việc khác phục vụ cho công tác đào
tạo của Trường.
Với sự tham mưu của Cục và sự quyết liệt của Chủ đầu tư, tuy hậu quả
đã được ngăn chặn nhưng trong công tác quản lý nhà nước về đấu thầu cần
suy nghĩ để rút kinh nghiệm về các vấn đề sau:
- Vai trò trách nhiệm của chủ đầu tư trong việc lựa chọn nhà thầu tư vấn

để lập Hồ sơ mời thầu và đánh giá Hồ sơ dự thầu;
7


Lê Đình Tuân

Lớp CVC – Tháng 10/2014

- Năng lực của chủ đầu tư trong việc tiếp nhận và xử lý thông tin do tổ
chức tư vấn cung cấp. Tình huống trên cho thấy chủ đầu tư đã không tổ chức
thẩm tra lại kết quả của Tư vấn chấm thầu trước khi trình Bộ. Vì vậy việc
nâng cao năng lực cho các chủ đầu tư đặc biệt là các chủ đầu tư không chuyên
trách như Trường là việc làm cấp bách và phải được tiến hành liên tục;
- Vấn đề đạo đức nghề nghiệp đối với các nhà thầu (bao gồm cả nhà
thầu tư vấn, nhà thầu xây lắp, nhà thầu mua sắm hàng hoá...) cần được đề cập
đến một cách rõ ràng trong Hồ sơ mời thầu.
Ngoài ra nếu tình huống trên không được nghiên cứu để phân tích xử lý
một cách thoả đáng thì còn một hậu quả nữa tiềm ẩn và nguy cơ bùng nổ rất
cao đó là vấn đề khiếu kiện. Vấn đề này có thể xuất phát từ phía nhà thầu NT1
hoặc cũng có thể xuất phát từ tổ chức cá nhân liên quan nào đó khi họ đặt vấn
đề: Chủ đầu tư và cơ quan quản lý nhà nước về đấu thầu giải thích thế nào về
việc 3 nhà thầu NT3, NT4, NT5 cùng phạm chung một lỗi rất ngô nghê trong
khi dự thầu? Và việc CONICO chấm ép điểm kỹ thuật của nhà thầu NT1. Tuy
nhiên nguy cơ này không còn khả năng bùng nổ nữa vì tình huống đã được xử
lý đúng mực và đến nay công trình đã được triển khai thi công theo các qui
định hiện hành.
III. Xử lý tình huống:
3.1. Mục tiêu của xử lý tình huống:
Việc chủ đầu tư trình nhà thầu có giá dự thầu cao hơn nhà thầu khác
trúng thầu là tình huống đã từng xảy ra nhưng không nhiều trong công tác đấu

thầu. Do vậy, việc việc phân tích để xử lý tình huống để đảm bảo cho công tác
đấu thầu được công bằng, minh bạch đúng mục đích yêu cầu của Luật Đấu
thầu và các quy định hiện hành khác.
3.2. Xây dựng, phân tích và lựa chọn phương án khả thi
- Về trình tự tổ chức đấu thầu: Trường đã thực hiện đúng theo Luật Đấu
thầu và các Nghị định, Thông tư hướng dẫn;

8


Lê Đình Tuân

Lớp CVC – Tháng 10/2014

- Theo nội dung báo cáo đánh giá hồ sơ dự thầu của Tư vấn xét thầu
(Công ty CONICO) tại văn bản số 772/BC-T.QH ngày 23/3/2009 thì 4 trong
số 5 nhà thầu nộp Hồ sơ dự thầu đều bị loại do không đáp ứng được yêu cầu
về năng lực và kinh nghiệm theo Hồ sơ mời thầu;
- 3 (NT3, NT4, NT5) trong 4 nhà thầu bị loại là do không nộp hoặc có
nộp nhưng bảo đảm dự thầu không hợp lệ (đây là lỗi quá ngô nghê của các
nhà thầu khi tham gia dự thầu nếu không muốn nói là có dấu hiệu tiêu cực
thông đồng giữa các nhà thầu), còn 1 nhà thầu có giá thấp nhất (NT1) bị loại
do không có tài liệu khảo sát hiện trường (đây là thái độ quá khắt khe của Tư
vấn chấm thầu nếu không muốn nói là quá thiên vị);
- Sau khi nghiên cứu hồ sơ các phòng chức năng thuộc Cục nhận thấy
giá dự thầu của nhà thầu NT1 được xây dưng trên cơ sở thiết kế Bản vẽ thi
công của hồ sơ mời thầu và có cập nhật với giá thực tế trên thị trường tại thời
điểm mở thầu (cuối quí I năm 2009) nên có tính cạnh tranh cao và phù hợp
với thực tế thị trường xây dựng ở địa phương (Ninh Bình) tại thời điểm tổ
chức đấu thầu (quí I năm 2009);

- Khoản a mục 2 Điều 29 Nghị định 58/2008/NĐ-CP ngày 05/5/2008
của Chính phủ nêu rõ "chủ đầu tư có thể yêu cầu bên mời thầu đánh giá lại về
mặt kỹ thuật đối với các hồ sơ dự thầu của nhà thầu có số điểm xấp xỉ đạt
mức yêu cầu song có giá dự thầu thấp và có khả năng mang lại hiệu quả cao
hơn cho dự án" vì vậy các phòng chức năng thuộc Cục đã yêu cầu Trường chỉ
đạo Tư vấn xét thầu kiểm tra lại năng lực kinh nghiệm và nếu được thì chấm
điểm kỹ thuật cho nhà thầu NT1 đã bị loại tại văn bản số 772/BC-T.QH ngày
23/3/2009 nêu trên; Sở dĩ không yêu cầu xem lại hồ sơ dự thầu của các nhà
thầu khác (NT3, NT4, NT5) vì họ không những có giá không cạnh tranh mà
hồ sơ còn có các sai sót quá ngô nghê (có thể do cố tình);
- Tiếp thu ý kiến của các phòng thuộc Cục và sự chỉ đạo của Chủ đầu tư
nhà thầu Tư vấn CONICO đã có Văn bản số 591/CV-T.QH ngày 13/4/2009
không những chỉ chấm điểm kỹ thuật cho nhà thầu NT1 mà còn chấm cho cả
3 nhà thầu NT3, NT4, NT5. Tuy nhiên kết quả cả 4 nhà thầu này đều không
9


Lê Đình Tuân

Lớp CVC – Tháng 10/2014

đạt điểm kỹ thuật tối thiểu (70 điểm) theo yêu cầu của Hồ sơ mời thầu và
CONICO kết luận "Với kết quả đánh giá như trên, không nhà thầu nào đạt
yêu cầu về kỹ thuật được nêu trong Hồ sơ mời thầu đã được chủ đầu tư phê
duyệt nên không được xem xét đánh giá bước tiếp theo: đánh giá về mặt tài
chính";
- Đến đây thì năng lực và sự công tâm trong công việc của đơn vị Tư
vấn chấm thầu CONICO đã được bộc lộ:
+ Về năng lực: Chưa nắm vững Luật Đấu thầu và Nghị định hướng
dẫn nên đã đưa các nhà thầu NT3, NT4, NT5 là những nhà thầu không có

hoặc có đảm bảo dự thầu nhưng không hợp lệ vào chấm điểm kỹ thuật. Việc
này vi phạm Điều 27 Luật Đấu thầu và Điều 32 Nghị định 58/2008/NĐ-CP
ngày 05/5/2008 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu;
+ Về sự công tâm trong công việc: Tuy đã tiến hành chấm điểm kỹ
thuật cho nhà thầu NT1 (tức là đã công nhận nhà thầu NT1 đạt yêu cầu về
năng lực, kinh nghiệm) nhưng có nhiều điểm gò ép cố tình làm sai lệch Hồ sơ
dự thầu của NT1. Cụ thể là giải pháp thi công phần thân các hạng mục của gói
thầu: Toàn bộ gói thầu có 8 hạng mục, nhà thầu NT2 có bản vẽ thi công 1
hạng mục và được CONICO chấm 6 điểm trong khi nhà thầu NT1 có đầy đủ
hơn (7 hạng mục) thì được CONICO chấm 5 điểm.
Để giải quyết dứt điểm tình huống này, Cục Quản lý xây dưng công
trình đã ban hành Quyết định số 99/QĐ-BNN-CĐ ngày 21/5/2009 về việc
thành lập tổ thẩm định gói thầu số 7 nêu trên.
- Thực hiện Quyết định của Cục, ngày 28/5/2009 Tổ thẩm định đã đề
xuất 3 phương án xử lý tình huống nêu trên:
+ Phương án 1: Căn cứ Điều 43 Luật Đấu thầu (về Hủy đấu thầu), báo
cáo Bộ cho hủy đấu thầu vì có bằng chứng cho thấy 3 nhà thầu NT3, NT4,
NT5 thông đồng làm ảnh hưởng đến kết quả đấu thầu (không nộp hoặc nộp
bảo đảm dự thầu nhưng không hợp lệ) và Nhà thầu tư vấn chấm thầu
CONICO có dấu hiệu không công bằng như đã nêu ở trên;
10


Lê Đình Tuân

Lớp CVC – Tháng 10/2014

+ Phương án 2: Báo cáo Bộ lập tổ tư vấn thẩm tra liên ngành để đánh
giá lại kết quả lựa chọn nhà thầu theo qui định hiện hành. Nếu theo phương án
này thì cơ hội nhà thầu NT1 trúng thầu là rất cao;

+ Phương án 3: Căn cứ Điều 42 và Chương III Luật Đấu thầu và Mục
2 Chương VI Luật Xây dựng, cho phép Chủ đầu tư đàm phán về giá với nhà
thầu NT2 trên nguyên tắc: Giá đề nghị trúng thầu phải không được vượt giá
gói thầu và thấp nhất hợp lý và lưu ý chủ đầu tư rằng: giá gói thầu được lập từ
qúi IV năm 2008 là thời điểm giá vật tư, vật liệu rất cao (do bão giá), đến thời
điểm đóng thầu thì giá vật tư, vật liệu đã có xu hướng giảm mạnh, mặt khác
xem xét về tổng quan thì đơn giá do nhà thầu NT1 lập là tương đối phù hợp
với giá cả thị trường tại thời điểm đấu thầu.
- Ưu, nhược điểm của các phương án nêu trên:
+ Phương án 1: Ưu điểm là có đầy đủ căn cứ pháp lý ngoài việc giải
quyết tình huống một cách dứt điểm nhanh, gọn còn có tác dụng uốn nắn các
bên liên quan cần nêu cao tinh thần trách nhiệm và làm việc theo Pháp luật
trong khi thi hành công việc. Tuy nhiên phương án này có nhược điểm là phải
tổ chức đấu thầu lại việc này làm ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân của dự án
và không tận dụng được thời điểm giá cả đang giảm mạnh.
+ Phương án 2: Ưu điểm là có đầy đủ căn cứ pháp lý, kết quả đạt
được là khách quan và là căn cứ để xử lý các bên vi phạm (nếu có). Tuy nhiên
phương án này có nhược điểm là mất thời gian trong việc thiết lập và hoàn
thiện cơ cấu tổ chức của Tổ tư vấn thẩm tra liên ngành vì các thành viên phải
thuộc các tổ chức khác nhau việc này có thể làm ảnh hưởng đến tiến độ giải
ngân của dự án và không tận dụng được thời điểm giá cả đang giảm mạnh.
+ Phương án 3: Ưu điểm là có đầy đủ căn cứ pháp lý, công trình có
điều kiện sớm triển khai thi công tranh thủ được thời điểm giá cả đang giảm
mạnh. Tuy nhiên nhược điểm của phương án này là chưa thực sự có tác dụng
uốn nắn các nhà thầu có dấu hiệu vi phạm về thông đồng làm sai lệch kết quả
đấu thầu (như NT3, NT4, NT5) hoặc có dấu hiệu không công bằng minh bạch

11



Lê Đình Tuân

Lớp CVC – Tháng 10/2014

trong khi chấm thầu của nhà thầu tư vấn CONICO, hơn nữa có thể gây ức chế
cho nhà thầu NT1.
Qua phân tích trên thì mỗi phương án đều có ưu điểm, nhược điểm
khác nhau tuy nhiên sau khi nghiên cứu Tổ thẩm định nhận thấy phương án 3
là phương án tối ưu và thống nhất đề xuất chọn phương án 3 để xử lý tình
huống này.
3.2. Kế hoạch thực hiện phương án đã chọn
Ý kiến đề xuất của Tổ thẩm định được lãnh đạo Cục chuẩn y và Trên cơ
sở đó ngày 17/6/2009 tại tờ trình số 242/TT-TCĐNCGNB-XD Chủ đầu tư đã
trình Bộ kết quả đấu thầu gói thầu số 7 với nội dung chính như sau:
- Nhà thầu trúng thầu: C.ty CP đầu tư xây dựng thiết kế CT Việt
(NT2);
- Giá đề nghị trúng thầu: 7.101 triệu đồng (giảm 1.483 triệu so với giá
dự thầu do nhà thầu NT2 lập ban đầu đã được Trường công nhận và trình Bộ);
- Thời gian thực hiện hợp đồng: 320 ngày;
- Loại hợp đồng: Theo đơn giá.
Ngày 23/6/2009 Bộ đã ban hành Quyết định số 1444/QĐ-BNN-XD phê
duyệt kết quả đấu thầu gói thầu số 7 nêu trên theo đề nghị của Chủ đầu tư tại
tờ trình số 242/TT-TCĐNCGNB-XD ngày 17/6/2009.
Ngoài ra tại cuộc họp ngày 5/6/2009 Lãnh đạo Cục đã yêu cầu Trường
kiểm điểm rút kinh nghiệm trong việc tổ chức đấu thầu và căn cứ Chương XI
Nghị định số 58/2008/NĐ-CP ngày 5/5/2008 của Chính phủ (về xử lý vi phạm
Pháp luật về đấu thầu); Nghị định số 53/2007/NĐ-CP ngày 4/4/2007 của
Chính phủ (về qui định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch
và đầu tư); Quyết định số 11/2005/QĐ-BNN ngày 7/3/2005 của Bộ trưởng Bộ
NN&PTNT (về việc ban hành qui định trách nhiệm và hình thức xử lý vi

phạm về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình và chất lượng công trình
xây dựng thuộc Bộ NN&PTNT quản lý) để đề xuất hình thức xử lý đối với
các nhà thầu vi phạm.
12


Lê Đình Tuân

Lớp CVC – Tháng 10/2014

IV. KIẾN NGHỊ:
Công tác lựa chọn nhà thầu trong xây dựng nói chung và công tác đấu
thầu xây lắp nói riêng trên thực tế rất đa dạng, phức tạp, đóng vai trò quan
trọng trong hoạt động xây dựng. Cùng với công cuộc đổi mới của đất nước,
các hoạt động quản lý trong lĩnh vực đầu tư xây dựng bước đầu đã dần đạt
được các tiến bộ quan trọng, đáng khích lệ trong đó có công tác quản lý nhà
nước về đấu thầu.
Kể từ khi Luật đấu thầu được ban hành, và triển khai thực hiện (đã
được sửa đổi 01 lần : Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật liên quan
đến đầu tư xây dựng cơ bản số 38/2009/QH12 ngày 19/6/2009), chính phủ
cũng đã 3 lần ban hành các Nghị định hướng dẫn (Nghị định số 111/2006/NĐCP ngày 29/9/2006; Nghị định số 58/2008/NĐ-CP ngày 5/5/2008; Nghị định
85/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu và lựa
chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng và Nghị định số 68/2012/NĐ-CP
ngày 12/9/2012 sửa đổi một số nội dung Nghị định 85/2008/NĐ-CP) nhằm
hướng dẫn, làm rõ thêm các nội dung chi tiết của Luật để áp dụng kèm theo
đó là hệ thống các văn bản dưới luật (Các thông tư có liên quan của các Bộ,
Ban ngành), nay là Luật đấu thầu số 43/2013/QH13 ngày 26/11/2013 của
Quốc hội và Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 của Chính phủ
Quy định chi tiết một số điều của Luật đấu thầu về lựa chọn nhà thầu. Tuy
nhiên, trên thực tế, việc áp dụng pháp luật đấu thầu trong cả nước vẫn gặp rất

nhiều khó khăn và chưa thật sự đạt hiệu quả.
4.1. Một số kết quả đạt được:
4.1.1 Tiết kiệm ngân sách nhà nước, hạn chế tiêu cực:
+ Việc áp dụng Luật Đấu thầu trong hoạt động xây dựng đã tạo điều
kiện cho các nhà thầu được cạnh tranh bình đẳng cạnh tranh về giá thành dẫn
đến hầu hết các gói thầu (hạng mục) tiết kiệm được kinh phí so với dự toán
(khoảng từ 5%-10%). Nguồn ngân sách nhà nước dành cho đầu tư xây dựng
các dự án được tiết kiệm một khoản kinh phí đáng kể.
+ Việc áp dụng Luật đấu thầu đã triệt tiêu dần cơ chế xin cho, hạn chế
được phần nào tiêu cực trong xây dựng cơ bản.
4.1.2. Tăng cường năng lực kinh doanh của các doanh nghiệp :
13


Lê Đình Tuân

Lớp CVC – Tháng 10/2014

+ Công tác đấu thầu nếu được các bên tham gia thực hiện nghiêm túc,
minh bạch thì sẽ kích thích tính sáng tạo, nâng cao trình độ, năng lực, cải tiến
kỹ thuật công nghệ, tiết kiệm chi phí sản xuất, quản lý, nâng cao chất lượng
sản phẩm nhằm để tăng cường năng lực cạnh tranh, tạo ra động lực phát triển
cho từng nhà thầu.
4.1.3. Đảm bảo được yêu cầu dự án :
+ Thông qua công tác đấu thầu đã lựa chọn được các nhà thầu có đủ
năng lực và tư cách để thực hiện các gói thầu theo yêu cầu của chủ đầu tư,
qua đó các dự án đầu tư được thực hiện đảm bảo chất lượng, tiến độ và tiết
kiệm chi phí.
4.1.4. Hội nhập quốc tế :
+ Thông qua áp dụng Luật đấu thầu, nghiệp vụ quản lý nhà nước cũng

được nâng cao và hoàn thiện, tiếp cận dần với thông lệ quốc tế.
+ Đội ngũ các nhà thầu trong nước ngày càng trưởng thành đủ năng lực
và tự tin để dự thầu canh trang quốc tế không những đối với các gói thầu
thuộc các dự án trong nước mà còn đối với các gói thầu thuộc các dự án đàu
tư trên toàn cầu
4.2. Một số tồn tại trong công tác đấu thầu:
4.2.1.Đối với hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về đấu thầu ::
+ Luật đấu thầu và các Nghị định hướng dẫn:
- Quy định về đấu thầu ngoài Luật đấu thầu còn rải rác ở các Luật xây
dựng, Luật đầu tư…dẫn đến còn thiếu thống nhất, lúng túng trong áp dụng.
- Phạm vi áp dụng chưa rõ ràng, thiếu thống nhất: ví dụ như khái niệm
thế nào là “các dự án đầu tư phát triển” bên cạnh cụm từ “ các dự án khác cho
mục tiêu đầu tư phát triển” hay khái niệm “vốn nhà nước” bên cạnh cụm từ “
vốn khác do nhà nước quản lý”. Hay như quy định về dự án “ vốn nhà nước
30%” cũng chưa thật sự rõ ràng để áp dụng trong thực tế…Một số khái niệm
có sự không thống nhất với Luật xây dựng: “Dự án khả thi” – “Báo cáo
nghiên cứu khả thi”, “Dự án tiền khả thi” – “Báo cáo nghiên cứu tiền khả
thi”…
14


Lê Đình Tuân

Lớp CVC – Tháng 10/2014

- Nguyên tắc quản lý hợp đồng và thương thảo hợp đồng không rõ
ràng, thiếu sự nhất quán trong nguyên tắc quản lý và quy định thực hiện: quy
định về hợp đồng cũng xuất hiện cả ở Luật xây dựng lẫn Luật Đấu thầu, đồng
thời, nội dung cũng không đồng nhất. Ví dụ Điều 57 Luật Đấu thầu và Điều
109 Luật Xây dựng đều mang tên “Điều chỉnh hợp đồng…” nhưng nội dung

và cách diễn giải không nhất quán, chưa phân biệt được rõ nguyên tắc ký bổ
sung, hiệu chỉnh để “Điều chỉnh hợp đồng”.
- Tiêu chí xác định tính độc lập của nhà thầu chưa tính tới các nhà thầu
nước ngoài: Điều 3 Nghị định 85/2009/NĐ-CP chia ra các trường hợp áp
dụng cho nhà thầu hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, nhà thầu là đơn vị sự
nghiệp, nhà thầu là doanh nghiệp nhà nước phải chuyển đổi. Điều khoản này
không đề cập tới trường hợp các nhà thầu là các tổ chức nước ngoài thì không
biết việc xác định tính độc lập sẽ thực hiện như thế nào?
- Cách thức xác định một số gói thầu được phép chỉ định thầu chưa rõ
ràng, cụ thể cũng như các công việc không lựa chọn nhà thầu, tự thực hiện
không được quy định cụ thể dẫn đến khi xây dựng kế hoạch đấu thầu bị lúng
túng, chủ đầu tư lách luật…
- Nêu yêu cầu về nhãn hiệu, xuất xứ hàng hóa cụ thể trong hồ sơ mời
thầu đối với đấu thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp hoặc gói thầu EPC: được đề
cập tại khoản 5 Điều 12 Luật Đấu thầu 2005, đây thực sự là một vấn đề cần có
nghiên cứu thấu đáo, vì nếu nhìn nhận vấn đề này ở thực tiễn, chúng ta có thể
khẳng định, nó thiếu nhất quán và thiếu đồng bộ để các cơ quan, tổ chức, cá
nhân tổ chức hoặc tham gia đấu thầu theo các hình thức đấu thầu do chính
Luật Đấu thầu đã quy định. Bởi vì, khi tiến hành đấu thầu rộng rãi hoặc đấu
thầu hạn chế, việc đưa ra nhãn hiệu, xuất xứ hàng hoá cụ thể trong hồ sơ mời
thầu chắc chắn làm cho cuộc đấu thầu mang rõ tính hình thức, mặt khác, nó
còn triệt tiêu cơ hội cạnh tranh của các hàng hoá khác. Riêng đối với hình
thức chào hàng cạnh tranh thường áp dụng cho hàng hoá sản xuất hàng loạt, ở
đó theo thông lệ, việc phân phối thông qua hệ thống đại lý, siêu thị. Vì thế,
nếu người mua có yêu cầu mua một mặt hàng nào đó với nhãn mác cụ thể thì
vẫn đảm bảo sự cạnh tranh nhất định giữa các đơn vị phân phối nhưng xét về
chỉ tiêu, yêu cầu kỹ thuật cho sản phẩm hàng hoá nó cũng dễ dàng quản lý
hơn.
15



Lê Đình Tuân

Lớp CVC – Tháng 10/2014

Đối với đấu thầu cạnh tranh rộng rãi và hạn chế không được phép nêu
nhãn hiệu, xuất xứ cụ thể của hàng hóa trừ một số trường hợp đặc biệt nếu
nêu nhãn hiệu hàng hóa cụ thể thì phải quy định: (i) nhà thầu được phép chào
hàng hóa có nhãn mác khác nhưng phải chứng minh có chất lượng tương
đương hoặc cao hơn; (ii) nêu tiêu chí đánh giá cụ thể trong hồ sơ mời thầu.
Đối với các hình thức lựa chọn nhà thầu khác thì được phép nêu cụ thể
nhãn mác, xuất xứ.
+ Hệ thống các văn vản hướng dẫn: Các văn bản hướng dẫn cụ thể
(dưới Nghị định) còn thiếu và chưa toàn diện đặc biệt là đối với các gói thầu
tư vấn hoặc gói thầu EPC...
42.2. Việc áp dụng Luật Đấu thầu :
- Công tác tổ chức đấu thầu đặc biệt là giai đoạn xét thầu nhiều khi còn
tuỳ tiện chưa bám sát Luật và các văn bản hướng dẫn. Năng lực nghiệp vụ của
nhiều tổ chức tư vấn còn yếu kém hoặc tư cách về đạo đức nghề nghiệp, nhận
thức của nhiều chuyên gia yếu kém , chưa đầy đủ dẫn đến không áp dụng
hoặc áp dụng sai Luật.
- Hiện tượng thông đồng giữa các nhà thầu xây lắp và thậm chí là sự
liên kết với cả nhà thầu tư vấn từ gia đoạn lập thiết kế, dự toán gói thầu và với
chủ đầu tư diễn ra khá phổ biến hiện nay làm sai lệch kết quả đấu thầu, méo
mó bản chất của đấu thầu. gây thất thoát ngân sách nhà nước. Với hiện tượng
này, tuy đã có chế tài để xử phạt song thực tế hiện nay các cấp quản lý vẫn
chưa có giải pháp xử lý thực sự có hiệu quả và triệt để.
- Công tác đào tạo, bồi dưỡng, trau dồi nghiệp vụ về đấu thầu ở nhiều
nơi chưa được coi trọng đúng mức.
V. KẾT LUẬN:

Với kinh nghiệm trên 10 năm tham gia hoạt động trong lĩnh vực quản
lý đầu tư xây dựng cơ bản của Bộ Nông nghiệp và PTNT. Theo ý kiến cá
nhân của tác giả, để công tác quản lý nhà nước về đấu thầu được tốt hơn, cần
tập trung vào một số vấn đề sau:
5.1. Nâng cao chất lượng và hoàn thiện hệ thống các văn bản qui phạm
pháp luật về đấu thầu: Từ luật, nghị định đến các văn bản hướng dẫn vừa đảm
16


Lê Đình Tuân

Lớp CVC – Tháng 10/2014

bảo tính rõ ràng, thống nhất, hiệu lực, hiệu quả vừa mang tính thực tiễn. Đảm
bảo công tác đấu thầu được đúng nghĩa, đảm bảo mục tiêu công bằng, minh
bạch, công khai, cạnh tranh lành mạnh trong đấu thầu;
5.2. Cần nghiên cứu xem xét phân cấp lại trách nhiệm trong đấu thầu
một cách tối ưu: từ người quyết định đầu tư, chủ đầu tư, ban quản lý dự án,
bên mời thầu, đặc biệt là đối với lính vực đầu tư công. Đảm bảo hiệu quả
trong quản lý, vừa đơn giản trong thủ tục vừa đảm bảo có sự kiểm tra, kiểm
soát chéo giữa các chủ thể, hạn chế tối đa những tiêu cực trong đấu thầu.
5.3. Luật hóa hồ sơ mời thầu, tiêu chí đánh giá cơ bản đối với mỗi loại
hồ sơ mời thầu hoặc mỗi ngành, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ, căn cứ
các Luật liên quan đến hoạt động xây dựng để xây dựng và ban hành và quy
định áp dụng bộ hồ sơ mời thầu mẫu, đặc biệt cụ thể chi tiết tiêu chuẩn đánh
giá đối với từng loại gói thầu phù hợp với đặc thù của ngành, địa phương
mình;
5.4. Tăng cường công tác đào tạo, phổ biến văn bản quy phạm pháp
luật về đấu thầu, cập nhật thông tin và tập huấn cho cán bộ liên quan đến công
tác đấu thầu. Nghiên cứu xây dựng các tổ chức đấu thầu chuyên nghiệp với

các cán bộ chuyên trách được đào tạo chuyên sâu;
5.5. Các Bộ, Ngành, địa phương cần tăng cường công tác kiểm tra,
giám sát việc thực hiện Luật Đấu thầu đối với phạm vi phụ trách. Xây dựng
và áp dụng chế tài để xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân có vi phạm.

17


Lê Đình Tuân

Lớp CVC – Tháng 10/2014

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1/ Bài giảng của các giảng viên tại lớp bồi dưỡng kiến thức QLNN;
2/ Luật đấu thầu (Luật số 61/2005/QH11 ngày 29/11/2005);
3/ Luật xây dựng (Luật số16/2003/QH10 ngày 26/11/2003;
4/ Luật đầu tư (Luật số 59/2005/QH11);
5/Luật đấu thầu số 43/2013/QH13 ngày 26/11/2013 của Quốc hội
5/ Nghị định số 58/2008/NĐ-CP ngày 05/5/2008 của Chính phủ hướng
dẫn thi hành Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật xây
dựng;
6/ Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 và số 12/2009/NĐ-CP
ngày 12/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;
7/ Nghị định số 99/2007/NĐ-CP ngày 13/6/2007 và số 03/2008/NĐ-CP
ngày 07/01/2008 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công
trình;
8/ Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 và số 49/2008/NĐCP ngày 18/4/2008 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình;
9/ Nghị định số 08/2005/NĐ-CP ngày 24/01/2005 của Chính phủ về
quản lý qui hoạch.
10/Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 của Chính phủ Quy

định chi tiết một số điều của Luật đấu thầu về lựa chọn nhà thầu.

18



×