Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

Quan hệ thương mại giữa Việt nam và liên bang nga trong bối cảnh khủng hoảng nền kinh tế hiện nay: thực trạng và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.31 MB, 68 trang )

TrongHieuKCT

TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG
KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
-------***-------

UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Chuyên ngành: Kinh tế đối ngoại
QUAN HỆ THƢƠNG MẠI GIỮA

VIỆT NAM VÀ LIÊN BANG NGA TRONG BỐI CẢNH
KHỦNG HOẢNG KINH TẾ HIỆN NAY:


THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

Họ và tên sinh viên

: Vũ Xuân Bách

Mã sinh viên

: 1111110489

Lớp

: Anh 19 - Khối 7 KT

Khoá

: K50

Người hướng dẫn khoa học : TS. Vũ Thành Toàn

Hà Nội, tháng 5 năm 2015


TrongHieuKCT

MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU.
LỜI NÓI ĐẦU ...........................................................................................................1
CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ LIÊN BANG NGA VÀ CƠ SỞ PHÁT


UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo

TRIỂN QUAN HỆ THƢƠNG MẠI VIỆT NAM – LIÊN BANG NGA. .............4
1.1 Tổng quan về Liên Bang Nga. ...........................................................................4
1.1.1 Giới thiệu về điều kiện tự nhiên, dân cƣ và thể chế chính trị Liên Bang
Nga. ..........................................................................................................................4
1.1.1.1

Điều kiện tự nhiên. .......................................................................................4

1.1.1.2

Khí hậu. ........................................................................................................5


1.1.1.3

Dân cư. .........................................................................................................5

1.1.1.4

Lịch sử. ........................................................................................................5

1.1.1.5

Chính trị và đối thoại. ..................................................................................7

1.1.1.6

Văn hóa. .....................................................................................................12

1.1.2 Một vài nét đặc trƣng của nền kinh tế Liên Bang Nga. ............................13
1.1.2.1

Kinh tế. .......................................................................................................13

1.1.2.2

Thương mại. ...............................................................................................15

1.2 Sự cần thiết khách quan phát triển quan hệ thƣơng mại giữa Việt Nam và
Liên Bang Nga. ........................................................................................................17
1.2.1 Về phía Việt Nam. ........................................................................................17
1.2.2 Về phía Liên Bang Nga. ...............................................................................18

1.2.3 Các chính sách thƣơng mại của Liên Bang Nga và Việt Nam. ................19
1.2.3.1

Chính sách thương mại của Liên Bang Nga. .............................................19

1.2.3.2

Chính sách thương mại của Việt Nam. ......................................................20

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG QUAN HỆ THƢƠNG MẠI VIỆT NAM VÀ
LIÊN BANG NGA TRONG BỐI CẢNH KHỦNG HOẢNG KINH TẾ HIỆN
NAY. .........................................................................................................................21
2.1 Khái quát về tiến trình quan hệ thƣơng mại giữa Việt Nam và Liên Bang
Nga giai đoạn 1975 – 2008. .....................................................................................21


TrongHieuKCT

2.2 Tác động của cuộc khủng hoảng hiện nay đến nền kinh tế Việt Nam và
Liên Bang Nga. ........................................................................................................24
2.2.1 Những tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới đến nền kinh tế Việt
Nam……. ..................................................................................................................24

UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU

FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo

2.2.2 Những tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới và vấn đề Ucraine đến
nền kinh tế Liên Bang Nga trong bối cảnh hiện nay............................................29
2.3 Thực trạng quan hệ thƣơng mại giữa Việt Nam và Liên Bang Nga trong
bối cảnh hiện nay. ....................................................................................................32
2.3.1 Thực trạng quan hệ thƣơng mại giữa Việt Nam và Liên Bang Nga. ......32
2.3.1.1

Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Liên Bang Nga. ........32

2.3.1.2

Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Liên Bang Nga. .......................33

2.3.1.3

Kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Liên Bang Nga. ..........................34

2.3.2 Cơ cấu thƣơng mại. ......................................................................................36

2.3.2.1

Cơ cấu hàng xuất khẩu từ Việt Nam sang Liên Bang Nga. .......................36

2.3.2.2

Cơ cấu hàng nhập khẩu của Việt Nam từ Liên Bang Nga. ........................44

2.4 Một số đánh giá chung về tình hình thƣơng mại giữa Việt Nam và Liên
Bang Nga trong bối cảnh khủng hoảng hiện nay. ................................................48
2.4.1 Thành tựu. .....................................................................................................48
2.4.2 Hạn chế. .........................................................................................................49
2.4.3 Cơ hội và thách thức đối với quan hệ thƣơng mại hai nƣớc trong bối
cảnh hiện nay. ..........................................................................................................50
2.4.3.1

Cơ hội. ........................................................................................................50

2.4.3.2

Thách thức. ................................................................................................51

CHƢƠNG 3: TRIỂN VỌNG PHÁT TRIỂN VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY
QUAN HỆ THƢƠNG MẠI GIỮA VIỆT NAM VÀ LIÊN BANG NGA SAU
KHỦNG HOẢNG....................................................................................................53
3.1 Triển vọng và định hƣớng hợp tác quan hệ thƣơng mại giữa Việt Nam và
Liên Bang Nga .........................................................................................................53
3.1.1 Triển vọng mở rộng quan hệ thƣơng mại. .................................................53



TrongHieuKCT

3.1.2 Định hƣớng hợp tác quan hệ thƣơng mại. .................................................54
3.2 Giải pháp thúc đẩy quan hệ thƣơng mại giữa Việt Nam và Liên Bang
Nga…. .......................................................................................................................54
3.2.1 Một số vấn đề cần lƣu ý trong quan hệ thƣơng mại .................................54

UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo

3.2.2 Đề xuất một số giải pháp mang tính vĩ mô.................................................56
3.2.3 Đề xuất một số giải pháp mang tính vi mô.................................................57
KẾT LUẬN. .............................................................................................................59
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO. ..............................................................61



TrongHieuKCT

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng chủ lực của Nga năm 2013. .............16
Bảng 1.2: Kim ngạch nhập khẩu các mặt hàng chủ lực của Nga năm 2013. ............17

UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo

Bảng 2.1: Quan hệ thương mại Việt Nam – Liên Bang Nga từ năm 1994 đến năm
2014...........................................................................................................................32
Bảng 2.2: Các nước xuất khẩu chính của Việt Nam năm 2013. ...............................34

Bảng 2.3: Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa từ các châu lục năm 2013. ....................35
Bảng 2.4: Cơ cấu giá trị hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang Nga năm 2014. ...36
Bảng 2.5: Kim ngạch xuất khẩu điện thoại và linh kiện sang Nga giai đoạn 2011
– 2014. ......................................................................................................................42
Bảng 2.6: Kim ngạch nhập khẩu cà phê của Nga giai đoạn 2009 – 2014. ...............43
Bảng 2.7: Kim ngạch một số mặt hàng nhập khẩu từ Nga trong năm 2014. ............44
Bảng 2.8: Kim ngạch nhập khẩu xăng dầu từ Nga giai đoạn 2007 – 2014 ..............46

DANH MỤC HÌNH VẼ

Hình 1.1 : GDP của Nga giai đoạn 2004 – 2014.......................................................14
Hình 1.2: Tốc độ tăng GDP tại Nga giai đoạn 2004 – 2014. ....................................15
Hình 2.1: Tăng trưởng GDP của Việt Namgiai đoạn 2007 – 2013. .........................28
Hình 2.2: Nhập khẩu các sản phẩm dệt may từ Việt Nam của Nga năm 2014. ........37
Hình 2.3: Kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Liên Bang Nga giai
đoạn 2007 – 2014. .....................................................................................................39
Hình 2.4: Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu thủy hải sản sang Nga của Việt
Nam. ..........................................................................................................................41
Hình 2.5: Kim ngạch nhập khẩu xăng dầu từ một số thị trường năm 2014. .............45
Hình 2.6: Kim ngạch nhập khẩu phân bón từ thị trường Nga giai đoạn 2007 – 2014 ..... 47


TrongHieuKCT

LỜI NÓI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới hiện nay, khi mà khoa học công nghệ
ngày càng phát triển và toàn cầu hóa trở thành một xu hướng tất yếu thì việc phát

UU

FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo

triển quan hệ thương mại giữa các quốc gia là một điều không thể tránh khỏi. Nhận
thức rõ được vai trò cũng như tầm quan trọng của hoạt động ngoại thương, Đảng và
Nhà nước luôn đề cao và lấy đó làm chìa khóa để đưa đất nước đi lên. Điều này
được thể hiện rõ trong các văn kiện cũng như đường lối của chính phủ. Đặc biệt,
nhiệm vụ được ưu tiên hàng đầu của nước ta trong bối cảnh hiện nay là giảm nhập
siêu, tăng cường hoạt động xuất khẩu, cân bằng cán cân thương mại và cuối cùng là
tăng dự trữ ngoại tệ quốc gia. Từ nhận thức đó, sau giải phóng miền Nam và thống
nhất đất nước năm 1975, Việt Nam đã thiết lập quan hệ thương mại với hơn 200
nước và vùng lãnh thổ trên thế giới. Trong đó, không thể không kể đến Liên Bang
Nga. Bởi lẽ, đây là nền kinh tế lớn thứ năm trên thế giới và là một trong những đối
tác tiềm năng nhất của Việt Nam trong thời gian gần đây.


Quan hệ thương mại giữa hai quốc gia mang tính bổ sung cho nhau. Nếu như

lợi thế của Việt Nam là nguồn nhân công và tài nguyên, thì Liên Bang Nga lại có lợi
thế về khoa học kỹ thuật và công nghệ. Do đó việc phát triển quan hệ thương mại
Việt Nam – Liên Bang Nga là một phần trong quá trình công nghiệp hóa – hiện đại
hóa mà Đảng và Nhà nước đang chú trọng.

Mối quan hệ của Việt Nam và Liên Bang Nga được xây dựng từ cách đây 65

năm, trên nền tảng quan hệ Việt Nam – Liên Bang Xô Viết. Mặc dù khủng hoảng
kinh tế thế giới năm 2008 đã đi qua một thời gian nhưng những ảnh hưởng của sự
kiện này vẫn để lại dư âm đối với quan hệ thương mại song phương hai nước.
Do đó, em đã chọn đề tài “ Quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Liên
Bang Nga trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế hiện nay: Thực trạng và giải
pháp” cho khóa luận của mình.

1


TrongHieuKCT

2. Mục đích nghiên cứu.
Mục đích của khóa luận là phân tích và nêu ra những nét chính về thương

UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo

UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo

mại song phương của Việt Nam – Liên Bang Nga trong thời gian qua, đồng thời nêu
rõ khủng hoảng hiện nay ảnh hưởng đến quan hệ thương mại của hai quốc gia như
thế nào.

Từ mục đích nghiên cứu trên, em xin đề xuất một số giải pháp để đẩy mạnh

phát triển quan hệ thương mại giữa Việt Nam – Liên Bang Nga trên góc nhìn của
doanh nghiệp cũng như của chính phủ.

3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.

Đối tượng nghiên cứu: Quan hệ thương mại giữa Việt Nam – Liên Bang Nga

trong bối cảnh hiện nay.

Phạm vi nghiên cứu:


Về thời gian nghiên cứu: nghiên cứu thương mại giữa hai nước trong khoảng

giai đoạn từ 1994 – 2014, tập trung chính vào giai đoạn 2007 – 2014 .
Nội dung nghiên cứu: thương mại hàng hóa song phương giữa Việt Nam –

Liên Bang Nga bao gồm cả xuất khẩu và nhập khẩu
4. Phƣơng pháp nghiên cứu.

Phương pháp nghiên cứu chủ yếu được sử dụng trong khóa là tổng hợp, phân

tích, so sánh đối chiếu và dự báo trên cơ sở số liệu thống kê được công bố chính
thức của các ban ngành liên quan
5. Kết cấu của đề tài.
Ngoài lời mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, khóa luận được chia làm ba
chương chính sau.

2


TrongHieuKCT

Chƣơng 1: Tổng quan về quan hệ thương mại quốc tế và cơ sở phát triển
quan hệ thương mại giưa Việt Nam và Liên Bang Nga.
Chƣơng 2: Thực trạng quan hệ thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và Liên
Bang Nga trong bối cảnh khủng hoảng hiện nay

UU
FFTT
SSuu
aann

i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo

Chƣơng 3: Triển vọng phát triển và giải pháp thúc đẩy quan hệ thương mại

giữa Việt Nam và Liên Bang Nga sau khủng hoảng kinh tế

Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo, Tiến sĩ Vũ Thành Toàn, khoa Kinh tế

và kinh doanh quốc tế trường Đại học Ngoại thương đã tận tình chỉ bảo và giúp đỡ
để em có thể hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.

Do hiểu biết và khả năng còn nhiều hạn chế, khóa luận của em chắc chắn

không thể tránh khỏi những thiếu sót, em mong nhận được sự quan tâm, nhận xét và
chỉ bảo của các thầy cô để hoàn thành khóa luận tốt hơn.
Em xin chân thành cảm ơn.


3


TrongHieuKCT

CHƢƠNG 1
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ LIÊN BANG NGA
VÀ CƠ SỞ PHÁT TRIỂN QUAN HỆ THƢƠNG MẠI

UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo

VIỆT NAM – LIÊN BANG NGA.


1.1 Tổng quan về Liên Bang Nga.

1.1.1 Giới thiệu về điều kiện tự nhiên, dân cƣ và thể chế chính trị Liên Bang
Nga.

Điều kiện tự nhiên.

1.1.1.1

Liên bang Nga là nước có diện tích lớn nhất trên thế giới, 17 triệu km2, nằm

trên cả 2 châu lục là châu Âu và châu Á. Liên bang Nga có đường biên giới dài, trải
ra trên 11 múi giờ, tiếp giáp với 14 nước. Bên cạnh đó, Nga còn có đường bờ biển
dài.Phía Bắc tiếp giáp với Bắc Băng Dương, phía đông tiếp giáp với Thái Bình
Dương, phía tây và phía nam biển Ban–tích, biển Đen, biển Ca-xpi.
Địa hình Nga chia làm hai phần rõ rệt, cao ở phía đông và thấp về phía tây.

Trong đó

Phần phía Tây:

Phần lớn diện tích thuộc phần phía Tây là đồng bằng và vũng trũng gồm

đồng bằng Đông Âu và đồng bằng tây Xi-bia. Vùng đồng bằng Đông Âu tương đối
cao, xen nhiều đồi thấp, đất đai màu mỡ, là nơi trồng cây lương thực thực phẩm và
chăn nuôi chính của Nga. Đồng bằng tây Xi-bia tập trung nhiều khoáng sản, dầu mỏ
khí tự nhiên. Dãy Uran là ranh giới tiếp giáp của Nga ở hai châu lục chứa nhiều
khoáng sản như than, dầu, quặng sắt, kim loại màu.
Phần phía Đông:
Diện tích phần phía Đông chủ yếu là núi và cao nguyên, phát triển nông

nghiệp gặp nhiều khó khăn nhưng tài nguyên thiên nhiên ở đây là đa dạng và phong
phú.

4


TrongHieuKCT

Diện tích rừng ở Nga đứng đầu thế giới với khoảng 886 triệu ha trong đó có
đến 764 triệu ha là có thể khai thác được.Nga tập trung nhiều sông hồ lớn, trong đó
hồ Bai-can là hồ nước ngọt sâu nhất thế giới.
1.1.1.2

Khí hậu.

UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu

aann
i iCC
HHoo

Khí hậu Nga được hình thành dưới ảnh hưởng của nhiều yếu tố. Do diện tích

lớn và sự xa tách khỏi biển của nhiều vùng đất dẫn tới kiểu khí hậu lục địa ẩm và
cận Bắc Cực, đây là kiểu khí hậu phổ biến ở châu Âu. Các dãy núi ở phía nam chặn
các khối không khí ẩm từ Ấn Độ Dương, trong khi đồng bằng phía tây và phía bắc
mở rộng khiến Nga chịu ảnh hưởng từ Bắc Cực và Đại Tây Dương.
Trên hầu hết lãnh thổ của Nga có hai mùa riêng biệt là mùa đông và mùa hè;

mùa xuân và mua thu chỉ kéo dài trong thời gian ngắn, thường vào lúc thay đổi thời
tiết. Chênh lệnh nhiệt độ giữa hai mùa đông và mùa hè là rất lớn. Mùa đông kéo dài
từ phía nam tới phía bắc và từ phía tây sang phía đông. Mùa hè tại Nga nóng và ẩm.
1.1.1.3

Dân cƣ.

Tổng dân số nước Nga là hơn 142 triệu người, trong đó có hơn 70% sống ở

thành phố và thị trấn dạng thành phố.

Phân bố dân cư tại Nga không đều.Tại khu vực phía Bắc, chiếm 2/3 lãnh thỗ

chỉ có khoảng 10 triệu dân sinh sống.Đó là những vùng dân di cư, khu di cư riêng
biệt và các nhóm rời rạc của các đảo nhỏ.Khu dân cư dày đặc chiếm một phần châu
âu, nam Xibi và viễn Đông.Khu vực này chiếm 1/3 lãnh thổ, tập trung chủ yếu hơn
93% dân số Nga.
1.1.1.4


Lịch sử.

Sự hình thành của nước Nga cổ đại là quá trình hình thành lâu dài, kéo dài
hàng nghìn năm lịch sử.Vào đầu thế kỷ thứ nhất sau Công nguyên, người Slav sống
trong các công xã thị tộc. Các công việc được thực hiện bởi cả một tập thể và mỗi
vùng lãnh thổ do một công xã phụ trách và chiếm hữu.Theo lịch sử, năm 862, nhân

5


TrongHieuKCT

dân đông Slav đứng về phía công tước Ryurik của vùng lãnh thổ Varangian và bầu
ông làm lãnh đạo Liên minh các bộ tộc.
Vào năm 882 diễn ra sự thống nhất quan trọng của các công quốc Đông Slav.
Công tước Oleg của Novgorod đã chinh phục Kiev. Nước Nga Kiev ( Kievan Rus)

UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo

UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo

ra đời. Thành phố Kiev sau này trở thành trung tâm của nhà nước Nga.
Vào năm 988, đạo giáo Kito du nhập và được chấp nhận, công tước Kiev

thời đó là Vladimir đã kỳ vọng thống nhất Đông Slav về cả mặt lãnh thỗ lẫn tôn
giáo.

Năm 1240, Kiev bị quân Mông cổ phá hủy. Lãnh địa nước Nga lúc đó bị

phân chia cho các công tước cai quản. Sau thời kỳ đó, Moscow đóng vai trò trung
tâm chính trị, thương mại sau cuộc chiến chống lại quân Mông Cổ.
Cuối thế kỷ XV, Quận công Ivand đệ tam đuổi quân Mông Cổ ra khỏi đất

nước, kết thúc thời đại của các lãnh chúa. Tuy vậy, chế độ do Quận công Ivan vẫn
theo mô hình thời Trung Cổ.

Đến triều đại của Peter Đại đế, Nga đã cải tổ theo xu hướng phương Tây hóa.

Lãnh thổ nước Nga mở rộng về phía Tây sau khi đánh bại quân Thụy Điển. Nước
Nga dưới thời Nữ hoàng Catherine Đệ nhất tiếp tục theo chương trình phương Tây
hóa, chiếm các nước Crimea, Ukraine, và một phần Ba Lan. Dưới thời Alexander I,
lãnh thổ nước Nga được xác lập, bao gồm thêm cả Phần Lan, Bessarabia.
Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, bản chất tham nhũng và kém hiệu quả của


chế độ Sa hoàng đã phơi bày. Khởi nghĩa của giai cấp công nhân nổ ra tháng
3/1917, vua Nicolas II bị buộc thoái vị. Dưới sự lãnh đạo của V.I.Lenin và Leon
Trotsky, chính quyền đã thuộc về tay Hội đồng Dân biểu, do Lenin đứng đầu.
Cách mạng tháng 10 Nga thành công, đến 30/12/1922, cùng với ba nước
Ukraina, Belorussia và Liên bang Zakavkaz, Liên bang Cộng hòa XHCN Xô viết ra
đời.

6


TrongHieuKCT

Trong Liên bang Xô Viết, Nga đóng vai trò trụ cột, làm nên sức mạnh cho vị
thế siêu cường của Liên Xô.
Tháng 12/1991, Liên bang Xô viết chấm dứt sự tồn tại của mình với tư cách
là một thực thể địa-chính trị thống nhất, các nước thành viên trở thành các quốc gia

UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU

FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo

độc lập, có chủ quyền, được Liên Hợp Quốc và cộng đồng các nước quốc tế công
nhận. Nước Nga sau khi Liên Xô tan rã có tên chính thức là Liên Bang Nga thay
cho Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Liên Bang Nga.
1.1.1.5

Chính trị và đối thoại.
a) Thể chế chính trị

Nga là một nước cộng hòa tổng thống liên bang.

Quyền hành được chia đôi giữa Tổng thống và Thủ tướng chính phủ, nhưng

có thể nói Tổng thống là nhân vật nổi bật hơn.Bên cạnh đó, cơ quan lập pháp được
đại diện bởi các bang của Liên Bang Nga. Nước Nga có 2 viện: Duma Quốc gia –
Hạ viện và Hội đồng Liên bang – Thượng Viện. Quyền tư pháp được trao cho toàn
án và được quản lý bởi Bộ Tư pháp.
Tổng thống.

Tổng thống là người đứng đầu nhà nước, được bầu theo đầu phiếu phổ thông,

làm việc tối đa hai nhiệm kỳ liên tiếp, mỗi nhiệm kỳ kéo dài sáu năm. Theo Hiến
pháp quy định, nhiệm kỳ tổng thống kéo dài bốn năm, nhưng điều này đã được
Quốc Hội sửa đổi thành sáu năm vào cuối năm 2008.Tổng thống sống và làm việc
tại điện Kremlin. Tổng thống có nhiệm vụ quyết định các chính sách cơ bản trong

nước và nước ngoài, là tư lệnh trưởng của các lực lượng vũ trang, có thể phủ quyết
dự luật lập pháp, giải quyết các vấn đề về quyền công dân và các vấn đề ân xá.
Chính phủ.
Nhiệm vụ Chính phủ được phân chia giữa một số Bộ. Dưới các bộ có Liên
bang và cơ quan Liên bang phụ trách từng phần nhiệm vụ.Người đứng đầu Chính

7


TrongHieuKCT

phủ, Thủ tướng Chính phủ, được bổ nhiệm bởi Tổng thống dưới xác nhận của Hạ
nghị Viện – Duma Quốc gia. Chính phủ đảm bảo việc thực hiện các chính sách
trong nước và nước ngoài, hoạt động ra ngoài ngân sách liên bang, giám sát việc
thực hiện các chính sách tài chính và tiền tệ, đảm bảo các quy định của pháp luật,

UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT

SSuu
aann
i iCC
HHoo

quyền con người và quyền tự do.
Quốc hội

Quốc hội Liên bang lưỡng viện đặt ra luật liên bang, phê duyệt điều ước

quốc tế, và tuyên bố chiến tranh. Cả Hạ viện và Thượng viện của nó được đặt tại
Moscow.

Hội đồng Liên bang – Thượng viện.

Hội đồng Liên bang Nga là Thượng viện của Quốc hội Nga, được hình thành

bởi hiến pháp năm 1993, hành động vì lợi ích chung của các chủ thể Liên bang.
Hội đồng Liên bang là phi Đảng pháo, các nghị sĩ của Hội đồng Liên bang không
thuộc một phe phái hay Đảng phái.

Không giống như Duma Quốc gia, Hội đồng không được bầu ra một cách

trực tiếp.Hội đồng bao gồm các đại diện của liên bang. Mỗi liên bang đề cử 2 nghị
sĩ – một cho bên hành pháp, một cho bên lập pháp của cơ quan quyền lực của nhà
nước. Thời hạn của các nghị sĩ trong Hội đồng Liên bang không do quốc gia quy
định mà phụ thuộc vào thời hạn do Liên bang nơi nghị sĩ được đề cử đưa ra.
Hội đồng làm việc với Hạ viện để hoàn thành và bỏ phiếu về dự thảo luật.

Nhưng Hội đồng Liên bang cũng có quyền hạn đặc biệt của riêng mình, bao gồm

tuyên bố một cuộc bầu cử tổng thống mới, buộc tội Tổng thống và các quyết định
về việc sử dụng các lực lượng vũ trang bên ngoài lãnh thổ của Nga.
Duma Quốc gia - Hạ nghị Viện
Duma Quốc gia là Hạ Nghị viện Nga với 450 đại biểu được bầu, với nhiệm
kỳ năm năm sau khi Hiến pháp Quốc hội được sửa đổi vào cuối năm 2008, so với

8


TrongHieuKCT

trước đó là bốn năm trong một nhiệm kỳ. Bất cứ công dân Nga ở độ tuổi trên 21 đều
đủ điều kiện để tham gia ứng cử vào Duma Quốc gia. Theo quy định trước đây, một
nửa số ghế tại Duma Quốc gia được chỉ định thông qua đại diện và nửa còn lại do
bầu cử. Sau những thay đổi, chính sách bầu cử vào Duma Quốc gia đã thay đổi. Các

UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT

SSuu
aann
i iCC
HHoo

cuộc bầu cử quốc hội năm 2007 sử dụng chính sách mới, theo đó tất cả các đại biểu
được bầu từ các đảng danh sách thông qua số phiếu nhận được.

Thuật ngữ Duma có nguồn gốc từ "dumat", trong tiếng Nga mang ý nghĩa

suy nghĩ.So với một số nền dân chủ châu Âu, Duma Quốc gia Nga hình thành sau
khá lâu.Sau khi sụp đổ trong cuộc cách mạng năm 1917, Duma Quốc gia được hình
thành trở lại vào năm 1993 khi Tổng thống đầu tiên của Nga, Boris Yeltsin, giới
thiệu một bản Hiến pháp mới.

Tất cả các dự luật, kể cả do những người được Hội đồng Liên đoàn đề nghị,

trước tiên phải được xem xét bởi Duma Quốc gia. Khi một dự luật được thông qua
bởi Duma Quốc gia, một dự thảo luật được đưa trở lại Hội đồng Liên bang.Nếu Hội
đồng bác bỏ dự thảo luật đó, Duma Quốc gia và Hội đồng Liên Bang có thể lập ra
một ủy ban để thành lập thỏa hiệp mới phù hợp nhất.
Tư pháp.

Ba loại tòa ántạo nên tư pháp Nga là:

 Các tòa xét xử nói chung (bao gồm cả các tòa án quân sự), trực thuộc Tòa án
Tối cao.

 Hệ thống tòa án trọng tài dưới Tòa án Tối cao của Trọng tài.
 Tòa án Hiến pháp (cũng như các tòa án hiến pháp ở một số cơ quan liên

bang)

Tòa án thành phố là cơ quan xét xử thấp nhất trong hệ thống tòa án nói
chung và chiếm hơn 90% trong tất cả các vụ án dân sự và hình sự. Cấp độ tiếp theo
của tòa án xét xử nói chung là các tòa án khu vực. Tòa án tối cao ở cấp độ cao nhất.

9


TrongHieuKCT

Theo quy định, quyết định của tòa án xét xử cấp thấp hơn có thể bị kháng cáo trực
tiếp bởi tòa án cấp trên trực tiếp.
Toà án Trọng tài có thẩm quyền giải quyết tranh chấp tài sản và tranh chấp
thương mại giữa các tác nhân kinh tế. Mức cao nhất của tòa án giải quyết tranh chấp

UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT

SSuu
aann
i iCC
HHoo

kinh tế là Tòa án Tối cao của Trọng tài.

Theo quy định của Hiến pháp, tòa án Hiến pháp được trao quyền xét xửtheo

luật hoặc theo nghị định của Tổng thống. Nếu một đạo luật trái với hiến pháp quy
định, pháp luật không thể thi hành và các cơ quan chính phủ sẽ nghiêm cấm việc
thực hiện đạo luật đó. Các thẩm phán của Tòa án Hiến pháp, Tòa án tối cao và Tòa
án Trọng tài cao hơn được chỉ định bởi thượng viện của Quốc hội, Hội đồng Liên
bang.

Các nhà lãnh đạo cấp cao đương nhiệm của chính phủ Liên bang Nga bao

gồm:

Tổng thống: Vladimir Vladimirovich Putin.

Thủ tướng: Dmitry Anatolyevich Medvedev.

Chủ tịch Hội đồng Liên bang : Valentina Ivanovna Matviyenko.
Chủ tịch Duma Quốc gia: Sergey Yevgenyevich Naryshkin.
b) Chính sách đối ngoại.

Hiện tại, Nga là một trong năm nước thành viên thường trực Hội đồng Bảo

an Liên Hợp Quốc, là thành viên của nhóm G8, G20, BRICS và nhiều tổ chức quốc

tế và khu vực khác. Chính sách đối ngoại của Nga được các nhà chính trị nhận định
là thực dụng, linh hoạt, đa phương hóa quan hệ trên tất cả các mặt với các nước
khác nhau, tạo môi trường hòa bình, ổn định và thuận lợi việc hiện đại hóa đất nước

10


TrongHieuKCT

Khu vực SNG.
Khu vực SNG, hay còn gọi là CIS (Commonwealth of Independent States )
là Cộng đồng các Quốc gia độc lập. Xét trên phương diện quan hệ quốc tế, đây là tổ
chức quốc tế khu vực được thiết kế để điều chỉnh quan hệ hợp tác giữa các quốc gia

UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann

i iCC
HHoo

trước đây đứng trong thành phần Liên Xô cũ dựa trên cơ sở tự nguyện.
Đây là khu vực nằm trong ưu tiên hàng đầu của Nga. Nga giữ vai trò hạt

nhân trong các tổ chức khu vực như SNG, Tổ chức Hiệp ước an ninh tập thể, Liên
minh thuế quan.

Quan hệ Nga – Mỹ.

Quan hệ giữa hai nước đã có những chuyển biến tích cực từ tháng

9/2009.Hợp tác giữa hai nước trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt trong đó hai nước nhất
trí và kí kết Hiệp ước về cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược.
Quan hệ Nga – EU

Do một phần lãnh thổ Nga thuộc châu Âu nên việc triển khai quan hệ với EU

trở nên đặc biệt quan trọng trong chính sách đối ngoại của Nga. Với mục tiêu hình
thành các sân chơi chung về kinh tế, an ninh, giáo dục, quốc phòng, khoa học và
văn hóa, Nga đang từng bước trở thành đối tác quan trọng của một số nước như
Đức, Pháp, Ý. Bên cạnh đó, Nga tiếp tục xây dựng, cải thiện quan hệ với một số
nước khác như Ba Lan, Anh,.

Khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.

Từ năm 1994, Nga đã chuyển đổi chính sách đối ngoại từ “ Định hướng Đại

Tây Dương” sang “ Định hướng Âu – Á”. Mấu chốt của việc chuyển đổi này là cân

bằng quan hệ với cả các nước phương Tây và phương Đông. Khu vực các nước
châu Á – Thái Bình Dương được chú trọng hơn.Việc mở rộng quan hệ song phương
với từng nước trong khu vực ASEAN, Nga đã có những nỗ lực trong việc phát triển
quan hệ đa phương với khu vực ASEAN. Tháng 4/1994, Nga trở thành 1 trong 18

11


TrongHieuKCT

nước tham gia diễn đàn an ninh khu vực ASEAN ( ARF ). Tháng 7/1996, Nga trở
thành 1 trong 10 bên đối thoại đầy đủ của ASEAN.
1.1.1.6

Văn hóa.

UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT

SSuu
aann
i iCC
HHoo

Văn hóa Nga có một lịch sử văn hóa lâu dài và phong phú, phát triển về văn

học, ballet, hội họa và âm nhạc cổ điển.Mặc dù một số quan điểm cho rằng Liên
Bang Nga là một đất nước “buồn tẻ”, nước này có một quá khứ văn hóa rất trực
quan, từ trang phục dân gian đầy màu sắc đến những biểu tượng tôn giáo lộng lẫy.
Thêm vào đó nền văn hóa Nga đề cao những giá trị về quê hương và gia đình. Tuy
nhiên trong giới hạn của khóa luận là quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Liên
Bang Nga, phần văn hóa tiếp theo sẽ chỉ đề cập đến văn hóa kinh doanh và văn hóa
tiêu dùng.

Văn hóa kinh doanh.

Doanh nghiệp Nga được tổ chức một cách chặt chẽ, có thứ tự trên

dưới.Người đứng đầu là người có quyền đưa ra các quyết định đối với toàn bộ
doanh nghiệp. Người Nga tuy đoàn kết khi làm nhóm nhưng lại thiếu sự sáng tạo,
chủ động trong công việc.

Văn hóa kinh doanh của Nga là sự kết hợp hài hòa giữa giá trị truyền thống

phương Đông và sự hiện đại của phương Tây. Phương Đông trong văn hóa kinh
doanh của Nga thể hiện ở hình thức tổ chức kinh doanh theo hướng tập thể, bất bình
đẳng. Khía cạnh phương Tây thể hiện ở tính tư chủ, chủ nghĩa cá nhân, và tinh thần
kinh doanh cao.Các doanh nghiệp Nga thường giải quyết vấn đề dựa trên quan hệ cá
nhân bởi những người đứng đầu thường đề cao mối các quan hệ.Doanh nghiệp Nga

thường hướng đến các mục tiêu ngắn hạn nhiều hơn các mục tiêu dài hạn, đặt lợi
nhuận lên hàng đầu trong các thương vụ giao dịch.

12


TrongHieuKCT

Về văn hóa tiêu dùng.
Với một lượng lớn dân số, Nga trở thành thị trường tiềm năng cho việc phát
triển thị trường bán lẻ.Nhu cầu tiêu dùng của người Nga cũng đa dạng, phong phú.
Có từ khoảng 10% đến 25% dân cư Nga thuộc tầng lớp trung lưu trở nên, họ hướng

UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC

HHoo

đến các sản phẩm nhập khẩu với thương hiệu nổi tiếng, các mặt hàng xa xỉ.
Theo một số khảo sát vào năm 2014, bất chấp tình hình kinh tế khó khăn,

việc mua sắm tại các trung tâm thương mại vẫn là thú vui không thể thiếu của người
dân trong dịp rảnh rỗi cuối tuần. Sản phẩm họ hướng đến là dòng thời trang, phụ
kiện giá rẻ, mỹ phẩm. Bên cạnh đó, có một sự thay đổi trong hành vi tiêu dùng liên
quan đến quần áo và giày dép. Nếu như trước kia, phụ nữ và trẻ em Nga quan tâm
đến những thương hiệu thời trang có tiếng tăm và hiện đại thì những sản phẩm tiện
lợi, thoải mái ngày nay lại trở thành tiêu chí hàng đầu.

1.1.2 Một vài nét đặc trƣng của nền kinh tế Liên Bang Nga.
1.1.2.1

Kinh tế.

Nga đã trải qua những thay đổi đáng kể từ sự sụp đổ của Liên bang Xô Viết,

từ nền kinh tế kế hoạch tập trung sang nền kinh tế thị trường và tham gia vào toàn
cầu hóa của cả thế giới.Cải cách kinh tế trong những năm 90 của thế kỷ trước có
một bước tiến vượt bậc trong việc tư nhân hóa hầu hết các ngành công nghiệp, kể cả
trong ngành năng lượng và quốc phòng liên quan.Việc bảo vệ quyền sở hữu vẫn còn
yếu và khu vực tư nhân vẫn phải chịu sự can thiệp nhà nước nặng
Liên Bang Nga là một trong những nhà sản xuất hàng đầu thế giới về dầu

mỏ và khí đốt tự nhiên và cũng là một nước xuất khẩu hàng đầu về kim loại như
thép và nhôm nguyên chất.Tuy nhiên,sự phụ thuộc quá lớn của Liên Bang Nga vào
xuất khẩu hàng hóa làm cho nền kinh tế quốc gia dễ bị ảnh hưởng bởi các biến
độnghoặc bất ổn của giá cả toàn cầu. Nền kinh tế Nga, có tăng trưởng trung bình

7% trong giai đoạn 1998-2008 khi giá dầu tăng nhanh, nhưng lại là một trong
những nước bị ảnh hưởng nặng nhất bởi cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm

13


TrongHieuKCT

2008-2009 khi giá dầu giảm mạnh và các khoản tín dụng nước ngoài mà các ngân
hàng và các công ty của Nga phụ thuộc vào đã không còn. Việc giá dầu giảm trong
vài năm qua đã khiến cho Liên Bang Nga gặp nhiều khó khăn trong việc thu hút đầu
tư trực tiếp nước ngoài, từ đó làm suy giảm đáng kể tốc độ tăng trưởng GDP của

UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC

HHoo

nước này.

Hình 1.1 : GDP của Nga giai đoạn 2004 – 2014.

GDP in billion in US dollars

2,500.

1904.79

2,000.

2017.47

2096.77 2057.3

1660.85

1524.92

1,500.

1299.7

1222.65

989.93


1,000.

763.7

591.18

500.

0.

2004

2005

2006

2007

2008

2009

2010

2011

2012

2013


2014

Nguồn: statista.com.

Từ năm 2004 đến năm 2008, nền kinh tế Nga có mức tăng trưởng vượt bậc,

với GDP từ 591.18 tỷ USD tăng lên đến 1660.85 tỷ USD. Ảnh hưởng từ khủng
hoảng tài chính năm 2008 đã tác động lên toàn bộ nền kinh tế thế giới, Nga cũng
không phải ngoại lệ.GDP năm 2009 của Nga đã giảm hơn 400 tỷ USD.Tuy vậy,
Liên Bang Nga đã phục hồi nhanh chóng sau đó nhờ vào các chính sách tác động
tích cực và kịp thời của chính phủ cùng với những nỗ lực của các doanh nghiệp
trong nước.Thành quả là GDP của Nga đã tăng lên 2057.3 tỷ USD vào năm 2014.

14


TrongHieuKCT

Hình 1.2: Tốc độ tăng GDP tại Nga giai đoạn 2004 – 2014.
10%

8%

8.200% 8.500%
7.200%

6.400%
5.200%

6%


UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo

4.500% 4.300%

GDP growth rate

4%

3.400%

2%


1.300%
.240%

0%

-2%

2004

2005

2006

2007

2008

2009

2010

2011

2012

2013

2014

-4%

-6%
-8%

-7.800%

-10%

Nguồn: statista.com.

Tốc độ tăng trưởng GDP của Nga trong những năm 2004 đến năm 2007 khá

cao, luôn đạt tầm 8%.Năm 2009, sau ảnh hưởng nặng nề của khủng hoảng kinh tế,
tốc độ tăng trưởng GDP của Nga đã ở mức âm, -7.8%. Các năm sau đó, với những
chính sách đúng đắn của chính phủ, Nga đã lấy lại vị thế và tăng trưởng kinh tế theo
cấp số nhân.

Liên Bang Nga đã đạt đến trình độ công nghiệp hóa cao với ngành dịch vụ

đóng góp đến 58% GDP của cả nước, công nghiệp chiếm 40% GDP và nông nghiệp
chỉ có 2% GDP.
1.1.2.2

Thương mại.

Về xuất khẩu.
Trong năm 2013, tổng kim ngạch xuất khẩu của Nga đạt 526.5 tỷ đô la, tăng
74.4% so với năm 2009. Xuất khẩu đóng vai trò quan trọng trong tổng sản lượng
kinh tế, chiếm khoảng 20.6%.

15



TrongHieuKCT

Xuất khẩu của Liên Bang Nga phát triển nhờ việc tập trung khai thác và sản
xuất từ nguồn khoáng sản phong phú và đa dạng trên lãnh thổ. Trong đó, khí đốt và
dầu mỏ đóng một vai trò quan trọng trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Nga. Năm
2013, khí đốt và dầu mỏ đạt 304.6 tỷ đô la, chiếm gần 60% tổng kim ngạch xuất

UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo

khẩu của cả nước.


Bảng 1.1: Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng chủ lực của Nga năm 2013.

Mặt hàng

Đơn vị: Tỷ USD

Kim ngạch

Khí đốt và dầu mỏ

304.6

Sắt thép

20.5

Ngọc trai, đá quý

14.3

Phân bón

9.2

Máy móc

8.8

Gỗ


7.3

Nhôm

7.1

Nguồn: Hải Quan Liên Bang Nga.

Về nhập khẩu

Nga là nền kinh tế lớn thứ sáu thế giới và là nhà nhập khẩu đứng thứ 17.

Năm 2013 chứng kiến kim ngạch nhập khẩu của Nga đạt 317.8 tỷ đô, tăng 86% so
với năm 2009.

Trong các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của Nga, máy móc, phương tiện,

thiết bị điện là những mặt hàng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch nhập khẩu.

16


TrongHieuKCT

Bảng 1.2: Kim ngạch nhập khẩu các mặt hàng chủ lực của Nga năm 2013.
Đơn vị: tỷ USD.
Mặt hàng

Kim ngạch
57.5


Phương tiện vận chuyển

40.1

Thiết bị điện

36.4

Dược phẩm

14.6

Chất dẻo

11.6

Thiết bị công nghệ và y tế

7.3

Sản phẩm sắt thép

7.1

UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC

HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo

Máy móc, thiết bị

Nguồn: Hải quan Liên Bang Nga.

1.2 Sự cần thiết khách quan phát triển quan hệ thƣơng mại giữa Việt Nam và
Liên Bang Nga.

1.2.1 Về phía Việt Nam.

Thứ nhất, phát triển quan hệ thương mại với Liên Bang Nga giúp Việt Nam

có cơ hội to lớn trong việc tiếp cận với trình độ phát triển của khoa học công nghệ
trên thế giới thông qua: nhập khẩu máy móc, trang thiết bị từ Nga, chuyển giao
công nghệ theo các dự án FDI của Nga vào Việt Nam.

Thứ hai, quan hệ thương mại phát triển giữa hai nước hỗ trợ Việt Nam nâng


cao tính cạnh tranh, năng suất lao động và hiệu quả lao động của các doanh nghiệp
trong nước cũng như toàn bộ nền kinh tế. Với mục tiêu lâu dài chiếm lĩnh thị trường
Nga, các doanh nghiệp trong nước phải nhập khẩu công nghệ, trang thiết bị mới;
liên tục thay đổi mẫu mã, kiểu dáng; nâng cao chất lượng sản phẩm để cạnh tranh
với những sản phẩm từ những nước khác.
Thứ ba, việc phát triển quan hệ thương mại Việt Nam và Nga sẽ làm giảm rủi
ro của Việt Nam trong việc hội nhập kinh tế quốc tế bằng cách đa dạng hóa thị

17


TrongHieuKCT

trường.Việc tập trung vào một thị trường hoặc một số thị trường nhất định sẽ dẫn
đến tình trạng thụ động của xuất khẩu, các doanh nghiệp cũng như nền kinh tế trong
nước sẽ chịu ảnh hưởng trực tiếp nếu nền kinh tế những nước đó trải qua khủng
hoảng kinh tế. Hơn nữa, Liên Bang Nga là một thị trường rộng lớn với khoảng 142

UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC

HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo

triệu dân, đồng nghĩa với nhu cầu cũng như sức mua của người dân là lớn. Đây có
thể xem là một thị trường có tính ổn định lâu dài. Qua phát triển thương mại với
Nga, Việt Nam có thể đảm bảo một nguồnthu ngoại tệ ổn định trong bối cảnh khủng
hoảng kinh tế như hiện nay.

Thứ tư, mối quan hệ giữa Việt Nam và Nga đã phát triển từ rất lâu, tiền thân

là quan hệ Việt Nam – Liên Xô. Tháng 3/2001, Việt Nam và Nga đã ký tuyên bố
chung về quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước, Nga trở thành đối tác chiến lược
đầu tiên của phía Việt Nam. Bên cạnh đó, việc hình thành Liên minh kinh tế Á –
Âu, nhiều hiệp định được ký kết và rào cản thương mại được phá bỏ, Việt Nam có
cơ hội lớn trong việc xâm nhập thị trường rộng lớn không chỉ đối với Nga mà còn ở
các nước như Belarus và Kazakhstan… với số dân lên đến 180 triệu người.
1.2.2 Về phía Liên Bang Nga.

Thứ nhất, trong khối ASEAN, Việt Nam là nước lớn thứ hai sau với dân số

hơn 90 triệu người, lượng cầu tiêu dùng của người dân ở mức cao và tương đối ổn
định. Nga luôn coi Việt Nam là một thị trường tiềm năng cho các sản phẩm tiêu
dùng, dịch vụ và các ngành công nghiệp khai khoáng.

Thứ hai, với đường bờ biển kéo dài, tiếp giáp biển Đông, Việt Nam có một vị


trí chiến lược quan trọng.Theo đánh giá của các chuyên gia Mỹ, trữ lượng dầu tại
biển Đông lên tới 7 tỷ thùng với khả năng sản xuất trung bình là 2.5 triệu thùng mỗi
ngày. Bên cạnh đó, khu vực quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa còn chứa đựng tài
nguyên khí đốt đóng băng. Các doanh nghiệp cũng như chính phủ Nga đặc biệt
quan tâm tới nguồn nhiên liệu khổng lồ này.

18


TrongHieuKCT

Thứ ba, với hệ thống chính trị ổn định của Việt Nam, các doanh nghiệp nước
ngoài được tạo tâm lý an tâm khi đầu tư vào thị trường nước ta. Môi trường kinh
doanh tại Việt Nam ngày càng được hoàn thiện, chính phủ dành nhiều ưu đãi cho
những các nhà đầu tư nước ngoài. Với việc gia nhập vào WTO, Việt Nam cam kết

UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU

FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo

giảm thuế suất nhập khẩu trên cơ sở không phân biệt đối xử và không gắn việc miễn
giảm thuế với yêu cầu về xuất khẩu hay tỷ lệ tự nội địa hóa. Các rào cản phi thuế
quan như hạn ngạch, giấy phép dần dần từng bước được xóa bỏ.Vơi việc dành nhiều
ưu đãi cho các doanh nghiệp, Việt Nam đang trở thành đối tác chiến lược của Nga
trong tiến trình toàn cầu hóa hiện nay.

1.2.3 Các chính sách thƣơng mại của Liên Bang Nga và Việt Nam.
1.2.3.1

Chính sách thƣơng mại của Liên Bang Nga.

Thuế suất nhập khẩu.

Hàng hóa nhập khẩu vào thị trường Nga phải chịu thuế nhập khẩu theo Luật

về thuế nhập khẩu của Liên Bang Nga. Theo đó, thuế được tính cho 4 nhóm hàng
dựa trên cơ sở chính sách đối ngoại giữa các nước.

Nhóm nước có quan hệ tối huệ quốc với Nga chịu mức thuế suất theo quy

định được công bố và mức thuế này là cơ sở để áp dụng với nhóm các nước khác,
hay còn gọi là thuế suất cơ sở công bố.



Nhóm nước đang phát triển chịu mức thuế bằng 75% mức thuế cơ sở công

bố ( trong đó có Việt Nam).


Nhóm nước kém phát triển và các nước SNG được miễn thuế hoàn toàn khi

hàng hóa xuất khẩu vào Nga.


Nhóm các nước không có quan hệ tối huệ quốc thì thuế xuất bằng hai lần

thuế cơ sở công bố
Về các chính sách phi thuế quan, Nga đang dần giảm xóa bỏ các hạn chế về
số lượng, giấy phép cũng như hạn ngạch liên quan.
Tiêu chuẩn về thông số kỹ thuật.

19


TrongHieuKCT

Theo luật liên bang số 184 – FZ về Quy chuẩn kỹ thuật, hàng hóa khi nhập
khẩu vào thị trường Nga cần phải chứng minh sản phẩm đó là phù hợp với tiêu
chuẩn kỹ thuật thông qua việc khai báo và đưa ra những chứng nhận bắt buộc về sự
phù hợp đó.

UU
FFTT
SSuu

aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo

Các biện pháp vệ sinh và kiểm dịch động thực vật.

Những năm trở lại đây, các biện pháp về vệ sinh và kiểm dịch động thực vật

tại Liên Bang Nga đã có nhiều thay đổi. Theo Cục vệ sinh an toàn thực phẩm của
Liên Bang Nga, hàng hóa nhập khẩu vào thị trường nước này trước hết phải xuất
trình được Giấy chứng nhận kiểm dịch động thực vật tại nước xuất khẩu. Tiếp theo
đó là quá trình kiểm tra giấy tờ ngay tại cửa khẩu. Hàng hóa sẽ được Cục vệ sinh an
toàn toàn thực phẩm Liên Bang Nga kiểm tra về mặt hóa học, lý học để xác định
liệu thành phần các chất có phù hơp với tiêu chuẩn được quy định hay không. Nếu
lô hàng đạt tiêu chuẩn, hàng hóa được cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch của Liên
Bang Nga và được phép lưu hành; trường hợp còn lại thì lô hàng sẽ bị tiêu hủy.
1.2.3.2


Chính sách thƣơng mại của Việt Nam.

Trong vòng hơn 20 năm qua, nền kinh tế Việt Nam có tốc độ tăng trưởng

nhanh và ngày càng hội nhập với nền kinh tế thế giới.Để phù hợp với bối cảnh toàn
cầuđặc biệt từ sau khi là thành viên của WTO, Việt Nam đã có nhiều sự thay đổi
trong chính sách thương mạinhằm tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình hội nhập
kinh tế quốc tế.

Trước hết, Việt Nam chú trọng vào vấn để xuất khẩu, nâng cao kim ngạch

xuất khẩu của những mặt hàng truyền thống và mở rộng phát triển những mặt hàng
mới vào những thị trường mới.

Tiếp đó, các hàng rào phi thuế quan như hạn ngạch, giấy phép dần bị loại bỏ.
Hơn nữa, về hàng rào kỹ thuật đối với thương mại (TBT), Việt Nam đang

từng bước tiến hành các biện pháp để đảm bảo các quy định về kỹ thuật tuân theo
tiêu chuẩn quốc tế.
Các biện pháp vệ sinh (SPS) hiện hành của Việt Nam dựa trên các tiêu chuẩn
của FAO/WHO.

20


×