Tải bản đầy đủ (.doc) (87 trang)

Nghiên cứu các mối quan hệ thương mại giữa Việt Nam và các nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (539.37 KB, 87 trang )

1
2
LỜI NÓI ĐẦU
“Bạn bè là vốn quý của mỗi người” – và một quốc gia thì lại cần phải có “bạn
bè” hơn bao giờ hết. Bởi lẽ, đứng về phương diện cá nhân, ngoài bạn bè ta còn có cha
mẹ; anh chị - những người sẽ giúp đỡ chúng ta khi gặp khó khăn… Nhưng với một
quốc gia, chỉ có thể là “bạn bè” mà thôi. Chính vì lẽ đó mà ngay từ buổi đầu thành
lập nhà nước Văn Lang, ta đã chú trọng xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với các nước
láng giềng lân cận. Quan điểm đó được các triều đại tiếp theo phát huy và trở thành
đường lối đối ngoại của nhà nước Việt Nam ta hiện nay. Từ “Việt Nam sẵn sàng làm
bạn…” đến “Việt Nam sẵn sàng là bạn và là đối tác tin cậy của tất cả các nước
trong cộng đồng thế giới” (theo văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của
Đảng Cộng sản Việt Nam) là cả một bước tiến dài trong tư duy và đổi mới. Cho đến
nay, Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 171 quốc gia thuộc tất cả các châu
lục (Wikimedia), bao gồm tất cả các nước và trung tâm chính trị lớn trên thế giới.
Mối quan hệ ngoại giao hữu nghị ấy được chủ trương xây dựng trên tất cả các mặt:
văn hóa, chính trị, xã hôi, kinh tế… để có thể bổ sung hổ trợ cho nhau.
Đứng ở góc độ kinh tế, thương mại giữa các nước đem lại lợi ích nhiều hơn cho
mỗi quốc gia và đời sống kinh tế có được nâng lên thì đời sống tinh thần mới ngày
một phong phú. Thương mại giúp nâng cao hiệu quả kinh doanh, thúc đẩy quá trình
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, góp phần giải quyết vốn, công ăn việc làm,
sử dụng nguồn tài nguyên một cách có hiệu quả. Không chỉ thể thông qua hoạt động
nhập khẩu nước ta có thể tiếp cận được nguồn công nghệ tiên tiến, hiện đại và nhất là
có thể tiếp cận cho sự phát triển của sản xuất, đặc biệt sản xuất cho xuất khẩu. Do đó,
việc nghiên cứu các mối quan hệ thương mại giữa Việt Nam với các nước là điều hết
sức cần thiết; bởi thông qua nghiên cứu những mối quan hệ đó ta có thể tìm ra hướng
đi mới hay cách điều chỉnh mới, đem lại sự tăng trưởng kinh tế cao hơn, bền vững
hơn cho Việt Nam. Đó là lý do chúng tôi chọn đề tài “nghiên cứu các mối quan hệ
thương mại giữa Việt Nam và các nước”
3
Đề tài sẽ được triển khai từ cái nhìn tổng quan về những mối quan hệ thương mại


của Việt Nam kể từ lúc Bác Hồ tuyên bố Việt Nam là một quốc gia có chủ quyền cho
tới nay đến việc đi sâu phân tích một số mối quan hệ thương mại có tầm quan trọng
của Việt Nam trong các mối quan hệ kinh tế quốc tế như quan hệ song phương giữa
Việt Nam với Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ, Australia…; quan hệ đa phương với
ASEAN, EU, châu Phi…; từ đó rút ra những nhận xét chung nhất về các mối quan hệ
thương mại giữa Việt Nam và các nước trên thế giới.
4
Chương 1:
TỔNG QUAN VỀ QUAN HỆ THƯƠNG MẠI
GIỮA VIỆT NAM VÀ CÁC NƯỚC
1.1. Quan hệ thương mại giữa Việt Nam và các nước thời kỳ trước 1991:
1.1.1. Trước năm 1945:
Trong nhiều thế kỷ tồn tại cho đến khi bị Pháp xâm chiếm, nền kinh tế Việt
Nam cơ bản là một nền kinh thế phong kiến tự cung tự cấp, ít quan hệ với thị trường
bên ngoài. Quan hệ kinh tế thời kì này chủ yếu là việc buôn bán ở mức còn rất hạn
chế với một số nước có đội thương thuyền hàng hải phát triển như Trung Quốc, Ấn
Độ, Nhật Bản và một số nước Phương Tây. Các quan hệ kinh tế quốc tế khác hầu
như chưa có gì trong thời kỳ này. Việt Nam cũng chưa hề ký kết hoặc tham gia bất
kỳ một điều ước quốc tế nào về buôn bán.
1.1.2. Từ năm 1945 – 1991:
Sau thắng lợi của cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945, Việt Nam đã có tư
tưởng mở về kinh tế, hội nhập với kinh tế thế giới. Ở thời kỳ này, nước ta chủ yếu
quan hệ đối ngoại với một số nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu và Trung Quốc.
Trao đổi mậu dịch quốc tế của Việt Nam trong thời kỳ này hoàn toàn dưới hình
thức song phương, theo kiểu hàng đổi hàng hoặc viện trợ được chuyển giao bằng
hàng hóa là chính.
Sau khi thống nhất đất nước, Việt Nam đã tìm cách mở rộng quan hệ kinh tế với
các nước, ký nhiều hiệp định buôn bán song phương mới, nâng tổng số bạn hàng
buôn bán lên gần 40 nước (1976). Tuy nhiên, giai đoạn này chính sách thương mại
quốc tế của Việt Nam là chính sách độc quyền ngoại thương của nhà nước, chỉ có các

công ty xuất nhập khẩu quốc doanh mới có quyền tham gia hoạt động xuất nhập
5
khẩu; do đó mối quan hệ là hạn hẹp. Thị trường chủ yếu của Việt Nam là các nước Xã
hội chủ nghĩa, chiếm đến 70% kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam, còn lại với
các nước Tây Âu, châu Á rất hạn chế.
Bảng 1: Tình hình thị trường XNK của VN thời kì 1975 – 1989
• Tình hình xuất khẩu sang các thị trường:
Nước Tỷ trọng (%)
Liên Xô
Nhật Bản
Singapore
HongKong
BaLan
Các nước khác
44,1
10,6
7,0
7,0
5,2
26,1
• Tình hình nhập khẩu từ các thị trường:
Từ hai bảng số liệu trên, ta thấy Liên Xô là bạn hàng lớn nhất của Việt Nam cả
về xuất khẩu và nhập khẩu. Điều này là hoàn toàn phù hợp với xu thế khi đó. Không
chỉ với Việt Nam, Liên Xô mới là bạn hàng lớn, mà điều này là chung cho tất cả
những nước nằm trong khối SEV.
Nước Tỷ trọng (%)
Liên Xô
Nhật Bản
Pháp
Tiệp Khắc

Các nước khác
67,1
6,7
2,7
2,3
19,1
6
1.2. Các mối quan hệ thương mại của Việt Nam từ 1991 đến nay:
“Chiến tranh lạnh” kết thúc đã khiến cục diện thế giới có nhiều biến chuyển. Tất
cả các nước, kể cả Mỹ cũng phải điều chỉnh lại chiến lược đối ngoại của mình. Khối
SEV và Liên Xô tan rã, hệ thống XHCN ở Đông Âu cũng sụp đổ – thực tại đó đã
buộc ta phải tự thay đổi lấy mình. Trước những chuyển biến nhanh chóng trong so
sánh lực lượng ở châu Á Thái Bình Dương, Việt Nam tích cực đổi mới chính sách và
hoạt động đối ngoại theo hướng đa phương hóa, đa dạng hoá. Sau Đại hội VI của
Đảng, Bộ Chính trị thông qua Nghị quyết 13 (5/1988) về đổi mới tư duy đối ngoại,
khẳng định: “lợi ích cao nhất của Đảng và nhân dân ta là phải củng cố và giữ vững
hoà bình để tập trung xây dựng và phát triển kinh tế, vì với một nền kinh tế mạnh,
một nền quốc phòng vừa đủ mạnh cùng với sự mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế,
chúng ta sẽ có nhiều khả năng giữ vững độc lập và xây dựng thành công CNXH
hơn”. Để đảm bảo lợi ích cao nhất đó, đường lối ngoại giao đã chuyển sang dành ưu
tiên cho nhân tố kinh tế, giữ vững hòa bình độc lập. Ta tiến hành củng cố và mở rộng
các mối quan hệ thương mại với các nước, ngay cả với những nước là kẻ thù trước
đây.
Trong giai đoạn đầu thực hiện chính sách mở cửa kinh tế 1991-1995, thị trường
xuất khẩu chủ yếu của VN đã có sự thay đổi cơ bản: châu Á trở thành nơi tiêu thụ
nhiều nhất sản phẩm XK của VN (80%) sau đó là châu Âu (15%)…
Biểu 1: thị trường xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 1991 - 1995
7
Bảng 2: Thị trường xuất khẩu chủ yếu VN thời kỳ 1991-1995:
Thị trường Tỷ trọng (%)

1. Nhật Bản
2. ASEAN
3. Trung Quốc
4. Đài Loan
5. HongKong
6. Hàn Quốc
7. Liên bang Nga
8. EU
9. Mỹ
10.Các nước khác
2,85
18,0
7,4
5,4
4,9
2,2
2,2
12,0
1,0
18,4
Chỉ trong một giai đoạn ngắn, đã có sự thay đổi đáng kể trong đối tác kinh tế, và
một số đối tác trong bảng trên cho đến nay vẫn là những đối tác quan trong trong kinh
tế quốc tế của Việt Nam.
Giai đoạn 1996 trở đi là thời kỳ Việt Nam đẩy nhanh tiến trình hội nhập kinh tế
với các nước khác trong khu vực và trên thế giới thông qua việc ký kết và thực hiện
các hiệp định đa phương: AFTA, APEC và các hiệp định thương mại song phương
quan trọng như với Nhật Bản, Mỹ… Các hiệp định này đã đem lại những thuận lợi
lớn cho việc xúc tiến quan hệ thương mại hơn nữa với các nước. Cơ cấu thị trường
xuất nhập khẩu (XNK) của Việt Nam đã thay đổi, các nước công nghiệp phát triển trở
thành thị trường XNK chủ lực của Việt Nam; xuất khẩu chiếm trên 50%, NK trên

40%; sau đó đến các nước ASEAN và một số nước khác.
Chương 2:
8
QUAN HỆ THƯƠNG MẠI GIỮA VIỆT NAM VÀ MỸ
"Hy vọng tốt nhất về hòa bình trên thế giới của chúng ta là mở rộng tự do trên
toàn thế giới" (Tổng thống George W. Bush, 2005)
Hoa Kỳ một quốc gia với hơn 200 năm hình thành và phát triển, nhưng lại là
một đất nước của nền dân chủ tiến bộ bậc nhất. Và thật kì lạ, mặc dù quốc gia ấy có
những khác biệt với Việt Nam về văn hóa, chính trị, xã hội thì cả hai nước vẫn dành
cho nhau những quan tâm đặc biệt. Có thể nói, mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và Việt
Nam là mối quan hệ đặc biệt hiếm có trên thế giới. Việc tìm hiểu về quá trình giao
thương của hai nước nhất thiết phải điểm qua những sự kiện đáng chú ý từ quá khứ
đến cả hiện nay.
2.1. Mối bang giao giữa hai quốc gia qua các thời kỳ:
2.1.1. Từ thế kỷ XIX tới 1945:
Ngược dòng lịch sử, có thể coi quan hệ Việt Mỹ bắt đầu manh nha từ thế kỉ
XVIII, khi mà T Jerrferson (tổng thống thứ 3 Hoa Kỳ từ 1801-1809, một trong những
tác giả bản Tuyên Ngôn độc lập Mỹ 1776), trong thời kỳ làm đại sứ Hoa Kỳ ở Pháp
(1784-1789) đã rất quan tâm đến xứ CocoChine (Nam Kì) nhằm thu thập giống lúa
mới từ xử sở này mang về trồng tại trang trại của mình tại nước Mỹ. Và cũng tại
Paris, Jerrferson đã gặp hoàng tử Cảnh đang lúc được cha là Nguyễn Ánh gửi làm
con tin ở Pháp để ngoại viện. Mặc dù không thu thập được nhiều từ việc theo đuổi
giống lúa nước cạn ở Việt Nam nhưng sự quan tâm ấy thể hiện thiện cảm của một
trong những nhân vật nổi tiếng bậc nhất Hoa Kỳ đối với Việt Nam.
Và trong những năm về sau, khi làm tổng thống Mỹ, Jerrferson đã cho một đoàn
tàu lớn mang tên The Flame đến Việt Nam để thăm dò thị trường, mua đường và cà
phê. The Flame đã từng ghé vịnh Touran (Đà Nẵng ngày nay). Đây chính là bước đầu
mối bang giao giữa hai nước được lịch sử ghi nhận.
9
Tiếp theo sau đó, Hoa Kỳ đã nhiều lần bày tỏ ý vọng được kết nối quan hệ giao

thương đối với Việt Nam. Cụ thể là: năm 1826, Tổng lãnh sự Mỹ tại Batavia
(Indonesia) là John Shillaber thúc giục chính phủ Mỹ cố gắng thiết lập quan hệ với
Việt Nam, và năm 1832, đặc sứ Edmund Robert được Ngoại trưởng Mỹ bấy giờ là
Edwar Livingston cử sang Việt Nam để kí kết hiệp ước thương mại với Nam Kì, tuy
nhiên, do chính sách “bế quang tỏa cảng” với các nước phương Tây của nhà Nguyễn
mà quốc thư của tổng thống Hoa Kỳ không đến được với vua Minh Mạng. Sự thất
bại này tuy vậy lại đánh dấu bước đầu mối quan hệ giao thương chính thức giữa hai
nước.
Năm 1836, một lần nữa phái đoàn từ Mỹ do E. Robert cử sang mặc dù lại thất
bại, tuy nhiên nó cho thấy sự mong muốn của phía Hoa Kỳ về thiết lập quan hệ ngoại
giao đối với Việt Nam – mối quan hệ của hai quốc gia có chủ quyền.
Sau sự cố chiến hạm USS Constitution tấn công đại bác vào hải phận Việt Nam,
phía Hoa Kỳ đã có những động thái tích cực nhằm bày tỏ sự xin lỗi. Như việc gửi
cho đặc sứ Mỹ tại Đông Nam Á bày tỏ sự hối tiếc và khẳng định mong muốn thiết
lập quan hệ hòa bình và thương mại của phía Hoa Kỳ. Năm 1849, tổng thống
Z.Taylor đã gửi thư xin lỗi về hành vi bất nhã của Percival đồng thời phái đặc sứ
Balestier đến Việt Nam để đàm phán hiệp ước thương mại.
Như đã nói, rất nhiều động thái tích cực từ phía Mỹ đã gặp thất bại ở Việt Nam,
tuy nhiên, mãi đến sau khi liên tiếp thất bại trong cuộc đối đầu với Pháp, Tự Đức mới
chuyển hướng quan tâm về phía Hoa Kỳ, cụ thể là tháng 8/1873, Bùi Viện đã đến
Hoa Kỳ để bày tỏ ý muốn phía Hoa Kỳ giúp đỡ Việt Nam, song vì không thể hiện
tinh thần thiện chí trong chuyến đi (không có quốc thư mà đi tay không), Bùi Viện đã
gặp thất bại. Hơn nữa tình hình chính trị đổi khác giữa Mỹ và Pháp đã khiến cho
chúng ta không còn cơ hội.
Tháng 9/1888, Hoa Kỳ mở một cơ quan đại diện cho quyền lợi của Mỹ tại Việt
Nam và Đông Dương tại Sài Gòn do Aimee Fonsales đứng đầu – cơ quan này tồn tại
10
đến 1940. Tuy nhiên, quan hệ thương mại Hoa Kỳ - Việt Nam chỉ dừng tại đó đến
trước chiến tranh thứ Hai mà hầu như không có gì đáng kể.
Sang đến Thế chiến thứ Hai, phía Hoa Kỳ mới có động thái trở lại với Đông

Dương – thành lập Ban nghiên cứu thuộc địa Pháp –Mỹ do Ohokahu đứng đầu nhằm
nghiên cứu khả năng đầu tư vào các nước thuộc địa của Pháp. Năm 1921, phái đoàn
gồm 150 doanh nghiệp sang Đông Dương nghiên cứu và tìm hiểu thị trường nhưng
khối lượng thương mại rất nhỏ bé chỉ chiếm 2,6% tổng số hàng nhập khẩu của Mỹ và
đến 1939 cũng chỉ chiếm 6,6% mà thôi. Lúc này Việt Nam và Đông Dương đối với
Mỹ là ý đồ và mưu toan bành trướng cho nên những chính sách đối với Việt Nam đã
thay đổi và thiếu thiện chí.
Về phía Việt Nam, từ thời kỳ thành thuộc địa của Pháp trở đi đến Thế chiến thứ
2 thì sự kiện quan trọng nhất là những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc- Hồ Chí Minh.
Và có giai đoạn phía Hoa Kỳ và chúng ta đã có sự hợp tác để chống Nhật. Sự hợp tác
này mặc dù chỉ gồm 200 người, do Đàm Quang Trung chỉ huy và Thomas là tham
mưu, với hoạt động chú ý nhất là trận đánh Nhật 20/8/1945 thị xã Thái Nguyên. Điều
đó cho thấy những triển vọng trong quan hệ ngoại giao, tuy nhiên, những tích cực ấy
lại chưa biến chuyển thành quan hệ ngoại thương giữa hai nước.
2.1.2. Từ 1954-1975:
Trong giai đoạn này, mọi chuyện dường như đi ngược lại với trước kia khi mà
phía Việt Nam nhiều lần chủ động gửi thư tha thiết đề nghị phía Hoa Kỳ công nhận
nền độc lập của Việt Nam, mặc dù chưa đề cập đến vấn đề kinh tế.
Nhưng chính quyền mới của H. Truman đã có thái độ lập trường khác với chủ
trương của Roosevelt, Truman đã từ bỏ cái gọi là “chế độ ủy trị” (International
Trusteeship) trước đó và theo đuổi khái niệm Siêu cường, đồng thời tham gia vào trật
tự hai cực Yalta, và cuộc Chiến tranh lạnh. Giai đoạn này phát sinh những mâu thuẫn
giữa hai cường quốc là Mỹ và Liên Xô, khái niệm Chủ nghĩa Tư bản và Xã hội Chủ
nghĩa đã chi phối toàn cầu. Việt Nam cũng không tránh khỏi tầm ảnh hưởng. Giai
11
đoạn này hầu như không có bất kì một sự giao dịch thương mại nào chính thức giữa
hai nước, ngoài những lần viện trợ cho chính quyền tay sai ở miền Nam để tham
chiến.
2.1.3. Từ 1975- 1989:
Việc miền nam hoàn toàn giải phóng ngày 30/4/1975 tạo điều kiện thuận lợi cho

chính phủ hai nước đi đến bình thường hóa quan hệ. Nhưng kịch bản cũ đã lặp lại,
phía Hoa Kỳ dường như phớt lờ lời đề nghị từ phía Việt Nam. Có những ý kiến rất
khác nhau về việc chúng ta từ chối nhận đợt viện trợ 3,25 tỷ đô la Mỹ khiến cho tình
hình càng tồi tệ hơn là dường như không hợp lý. Những lời đề nghị một cách rất
thiện chí từ phía Hoa Kỳ như: hợp tác về vấn đề MIA (lính Mỹ mất tích trong chiến
tranh), đồng ý cho Việt Nam gia nhập Liên Hiệp Quốc, và quan trọng hơn là đề nghị
giúp đỡ Việt Nam trong việc giao thương.
Tuy nhiên, chúng ta cũng phải chú ý đến bề chìm vấn đề đó là phía Hoa Kỳ
chưa có quyết định xóa bỏ chính sách cấm vận (Embargo) đối với phía Việt Nam và
chưa cho chúng ta được hưởng Tối huệ quốc MFN (tạm gọi chung là tự do buôn bán
mà không chịu mức thuế quan phân biệt). Và trên thực tế là mùa thu 1978, Hoa Kỳ đã
chủ động rút lui trước khi có bất kỳ thỏa thuận nào giữa hai bên.
Có thế nói, giai đoạn từ thế kỷ XIX đến trước 1990, quan hệ Việt Nam chưa đạt
những thành tựu tích cực mà có họa chăng là những lần căng thẳng, và trách nhiệm
chúng ta đều biết là do lỗi của Hoa Kỳ.
Chỉ cho mãi đến khi chiến tranh lạnh kết thúc, tình hình địa chính trị trên thế
giới thay đổi theo chiều hướng đối thoại thay cho đối đầu thì tình hình quan hệ của
Việt Nam và các nước mới thay đổi và đặc biệt là đối với Hoa Kỳ.
Đó là giai đoạn trước và sau khi thiết lập bình thường hóa quan hệ, và kí hiệp
định thương mại vào tháng 7 năm 1995.
12
2.2. Quan hệ thương mại Việt Nam – Mỹ trước khi có Hiệp định thương
mại:
Khi tiến hành đổi mới, mục tiêu phát triển dựa vào kim ngạch hàng xuất khẩu
rất được Đảng ta chú trọng.
Với chiến lược hướng mạnh vào xuất khẩu, phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại
hóa nền kinh tế, Chính phủ Việt Nam đã chủ trương mở rộng các quan hệ kinh tế đối
ngoại, trong đó có Hoa Kỳ - một thị trường trọng điểm, là nơi tiêu thụ khổng lồ có
nền công nghệ kỹ thuật hiện đại và có nguồn vốn dồi dào vào bậc nhất thế giới. Mỹ
luôn coi Việt Nam là thị trường đông dân đầy tiềm năng để tiêu thụ các măt hàng

công nghiệp, và là thị trường sản xuất hàng nông, thủy sản đầy tiềm năng của thị
trường Châu Á.
2.2.1. Giá trị hàng hóa xuất nhập khẩu:
Mặc dù quan hệ ngoại giao đã được bình thường hóa, nhưng tiến trình quan hệ
thương mại giữa Việt Nam – Mỹ vẫn còn gặp những trở ngại lớn do Mỹ lúc bấy giờ
vẫn chưa giành quy chế tối huệ quốc (MFN) hay quy chế về quan hệ buôn bán bình
thường (NTR) cho Việt Nam. Vì vậy, hầu hết hàng hóa VN xuất khẩu sang Mỹ lúc
bấy giờ phải chịu mức thuế cao hơn rất nhiều so với các nước được hưởng NTR, chỉ
có một số mặt hàng của VN có lợi thế cạnh tranh lớn mới có thể xâm nhập được vào
thị trường rộng lớn của Mỹ.
Tuy có bất lợi như vậy, nhưng kim ngạch xuất nhập khẩu của VN với Mỹ đã
tăng nhanh sau khi 2 nước bình thường hóa quan hệ vào năm 1995. Năm 1994, kim
ngạch ngoại thương giữa 2 nước là 222,673 triệu USD, tăng 31 lần so với năm 1993
(7,508 triệu USD). Sang năm 1995, con số này tăng vọt lên mức 451, 826 triệu USD,
gấp 2 lần năm 1994. Đây là tốc độ phát triền nhanh nhất trong quan hệ buôn bán của
Việt Nam với nước ngoài. Năm 1999, tổng kim ngạch xuất khẩu 2 chiều Việt - Mỹ là
879 triệu USD, tăng hơn 3,9 lần so với năm 1994. Những kết quả đó chứng tỏ Mỹ là
bạn hàng lớn và đầy tiềm năng của Việt Nam.
13
Bảng 3: Quan hệ thương mại Việt – Mỹ 1992-2001
Đơn vị tính: Triệu USD
Năm Nhập Xuất
Tổng kim
ngạch xuất
nhập khẩu
Cán cân
1992 4,50 0 4,50 -4,50
1993 7,00 0 7,00 -7,00
1994 172,70 50,60 223,30 -122,10
1995 252,50 198,90 451,40 -53,60

1996 616,40 331,80 948,20 -284,60
1997 286,60 388,50 675,10 +101,90
1998 274,10 554,10 282,20 +280,00
1999 291,50 608,30 899,80 +316,80
2000 367,60 821,40 1.189,00 +453,80
2001
(tháng 1-5)
196,30 325,30 521,60 +129,00
Tổng số 2.469,2 3.278,9 5.748,10 +809,7
Nguồn: Tổng hợp số liệu của US Census Bureau, Foreign Trade Division
Số liệu thống kê của Bộ Thương mại Mỹ (xem bảng trên) cho thấy, hai năm
1992 và 1993 Việt Nam nhập khẩu từ Mỹ lượng hàng hóa rất ít với giá trị chỉ đạt 4.5
triệu USD vào năm 1992 và 7 triệu USD vào năm 1993. Từ đó đến 1996, Việt Nam
luôn nhập siêu (nhập gấp đôi so với xuất). Có tình trạng này là do Việt Nam chưa
được ưu đãi về thuế quan, nên hàng hóa Việt Nam khó cạnh tranh được với hàng hóa
của các nước khác trên đất Mỹ. Trong khi đó hàng Mỹ vào Việt Nam được hưởng
quy chế bình đẳng, ngang bằng như các nước khác, với cùng mức thuế nhập khẩu,
không phân biệt xuất xứ. Hơn nữa, hai bên chưa có những hiểu biết tốt về thị trường
và luật pháp của nhau, chưa có những biên pháp hữu hiệu để tăng cường xuất nhập
khẩu.
Tuy nhiên, từ 1997 trở đi, VN luôn có thặng dư thương mại với Mỹ, năm 1997
là 101.9 triệu USD, năm 2000 là 453.8 triệu USD. Năm tháng đầu năm 2001, VN có
14
xuất siêu với Mỹ 129 triệu USD. Qua biểu 1 cho thấy từ 1992 – 5/2001, VN xuất siêu
sang Mỹ với tổng giá trị 809.7 triệu USD.
2.2.2. Cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam:
Cơ cấu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Mỹ thể hiện trình độ phát triển
kinh tế thấp của nước ta thời bấy giờ
Bảng 4: Các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang Mỹ
Đơn vị tính: Triệu USD

Mặt hàng 1995 1996 1997 1998 1999 2000
Cà phê 146,455 109,48 90 125,126 145,5 9,09
Dầu thô 0 80,6 34,6 79,21 76,0 16,47
Hải sản 19,58 33,86 42,5 81,55 98,8 6,91
Dệt may 16,867 19,74 20 26,34 34,5 4,2
Rau quả 7,75 7,6 11,6 25,6 26 9,10
Gạo 4,48 5,82 63,5 40,4 68,72
Giày dép 3,308 39,19 70,2 99,31 115
Hàng khác 1,53 11,71 39,6 41,96 38,18
Tổng KN 199,966 308 372 519,5 601,7
Nguồn: Bộ thương mại Việt Nam, 3/2000.
Cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ, chủ yếu vẫn nghiêng về hàng
nông sản và nguyên liệu thô, tập trung vào số ít mặt hàng, khả năng đa dạng hóa thấp.
Đó là những mặt hàng mà VN có tiềm năng do có tài nguyên thiên nhiên và chúng ta
huy động được những nguồn lực sẵn có như nguồn nhân công nhiều, rẻ và có kỹ
thuật, khả năng khai thác nguồn thủy hải sản, trồng trọt và điều quan trọng hơn là nó
rất phù hợp với điều kiện thực tế của VN, tức là không yêu cầu nhiều vốn, kỹ thuật
và công nghệ cao.
Tuy nhiên, cũng cần ghi nhận sự dịch chuyển trong cơ cấu hàng xuất khẩu của
Việt Nam sang Mỹ. Những năm 1994 – 1995, Việt Nam xuất khẩu chủ yếu nhóm
hàng nông – lâm – thủy sản, trong đó cà phê và tôm đông lạnh chiếm tới 63.7% tổng
giá trị xuất khẩu năm 1994 và 78% năm 1995, đến năm 1996 đã có thêm mặt hàng
15
dầu thô, mặt hàng này cùng với tôm đông lạnh và cà phê chiếm tới 63.8% tổng giá trị
xuất khẩu cả năm đó sang Mỹ, báo hiệu sự tăng trưởng mạnh của mặt hàng này trong
tương lai. Bên cạnh đó, Việt Nam còn có các mặt hàng quan trọng khác như gạo,
quần áo, giày dép… Đây là những mặt hàng có mức thuế thấp, bằng không, hoặc
chênh lệch giữa mức thuế MFN và phi MFN là không đáng kể, do đó, việc xuất khẩu
những măt hàng này có những thuận lợi nhất định cho nhà xuất khẩu Việt nam. Bảy
mặt hàng xuất khẩu chính lúc bấy giờ của VN là cà phê, dầu thô, hải sản, dệt may,

rau quả, gạo, giày dép đã được xuất khẩu sang Mỹ với khối lượng ngày 1 lớn.
2.2.3. Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu của Việt Nam:
Với một nền kinh tế phát triển, Mỹ có khả năng cung cấp cho Việt Nam rất
nhiều loại hàng hóa quan trọng, từ máy móc thiết bị đến nguyên liệu cần thiết. Mở
rộng quan hệ với Mỹ, Việt Nam có thể nhập trực tiếp các loại hàng hóa đó. Thực tế
khi Mỹ nới lỏng và bỏ cấm vận, số lượng chủng loại và mặt hàng Việt Nam nhập từ
Mỹ đã tăng lên nhanh chóng. Năm 1993, mới có 4 nhóm hàng được xuất sang VN,
1994 đã tăng lên tới 35 nhóm
Xét về cơ cấu hàng nhập khẩu từ Mỹ, nhóm máy móc thiết bị nói chung chiếm
phần lớn trong kim ngạch nhập khẩu. Điều này phản ánh nhu cầu nhập khẩu phục vụ
phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Việt Nam và cơ cấu xuất khẩu của Mỹ.
Kim ngạch nhập khẩu của nhóm hàng này năm 1994 đạt 41,82 triệu USD, chiếm tỷ
trọng 24,6% tổng kim ngạch nhập khẩu từ Mỹ, năm 1995 đạt 64,58 triệu USD, chiếm
25,62% tổng kim ngạch. Năm 1997, 1998 kim ngạch nhập khẩu luôn giữ ở mức ổn
định trên 80 triệu USD. Đến năm 1999, kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này tăng
lên 111,33 triệu USD, chiếm tỷ trọng 40,16% kim ngạch nhập khẩu.
Một số mặt hàng nhập lớn nhất lúc đó là: bông, phân bón, phương tiện giao
thông vận tải. Ngoài các mặt hàng quan trọng trên đây, Việt Nam còn nhập dược
phẩm, hóa chất, nguyên phụ liệu dệt may, nguyên phụ liệu dược phẩm, chất dẻo, dầu
mỡ động thực vật, đường, kính xây dựng, thuốc trừ sâu và nguyên liệu… Những mặt
16
hàng này có tổng kim ngạch khá lớn, 113,7 triệu USD năm 1997; 105,7 triệu USD
năm 1999.
Như vậy, bên cạnh là một thị trường tiêu thụ lớn, Mỹ cũng là nguồn cung cấp
những thiết bị hiện đại và hàng tiêu dùng đa dạng cho Việt Nam. Sau khi Hiệp định
thương mại được ký kết, đã phát huy được tác dụng của nó và tạo nên những bước
tiến lớn trong quan hệ thương mại Việt – Mỹ.
2.3. Quan hệ Việt Nam – Mỹ sau khi có Hiệp định thương mại:
Kể từ khi Hiệp định Thương mại Song phương Hoa Kỳ - Việt Nam được ký kết
năm 2001, quan hệ thương mại giữa hai nước đã có những bước tiến rõ rệt. Kim

ngạch thương mại hai chiều từ năm 2001 đến nay tăng hơn 10 lần và đạt gần 15 tỷ
USD trong năm 2008.
Bảng 5: Quan hệ thương mại Việt – Mỹ từ năm 2001 đến tháng 1/2010
ĐVT: triệu USD
Năm Nhập Xuất Cán cân
2001 460,4 1.053,2 +592,8
2002 580,0 2.394,8 +1.814,8
2003 1.323,8 4.554,8 +3.231,1
2004 1.105,5 5.275,3 +4.169,8
2005 1.193,2 6.631,2 +5.438,0
2006 1.100,3 8.566,7 +7.466,4
2007 1.903,1 10.632,8 +8.729,8
2008 2.789,4 12.901,1 +10.111,6
17
2009 3.107,6 12.289,9 +9.182,3
2010 259,1 1.155,9 +896,8
Tổng số
13.822,40 65.455,70 +51.633,40
Nguồn: U.S Census Bureau, Foreign Trade Statictics.
Số liệu của báo cáo tổng kết cho thấy, ngay sau khi thực hiện hiệp định thương
mại song phương hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ đã tăng đột biến nhờ
việc Mỹ cắt giảm thuế hàng loạt mặt hàng theo cam kết BTA. Ngay trong năm đầu
tiên, năm 2002, xuất khẩu Việt Nam sang Mỹ đã tăng 128%, năm 2003 đã tăng
90%... Từ năm 2003, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu đã giảm xuống và ổn định trên
20% vì có sự hạn chế quota dệt may.
Tính chung sau 5 năm đầu thực hiện BTA, xuất khẩu Việt Nam sang Mỹ đã
tăng 8 lần. Mỹ đã vươn lên thành thị trường lớn nhất của xuất khẩu Việt Nam và
chiếm hơn 20% tổng giá trị hàng xuất khẩu Việt Nam.
Trong chiều ngược lại, xuất khẩu Mỹ sang Việt Nam cũng tăng gần gấp đôi.
Hàng xuất khẩu Mỹ sang Việt Nam chủ yếu là phương tiện máy móc, các sản phẩm

chế tạo và thực phẩm sơ chế... Rõ ràng Mỹ đã được hưởng lợi từ sự phát triển của
Việt Nam. Tuy nhiên, sự tăng trưởng không nhanh như hàng Việt Nam vào Mỹ.
Bảng 6: Thống kê mặt hàng XK sang thị trường Hoa Kỳ trong tháng 1/2010
ĐVT: USD
T1/2010 T1/2009
So sánh với
T1/09 (%)
So sánh với
T12/09 (%)
Tổng kim ngạch 1.006.403.178 791.025.416 27,23 -10,51
Hàng dệt, may 468.230.883 393.677.654 18,94 -4,52
Gỗ và sản phẩm gỗ 113.915.183 69.457.826 64,01 -3,87
Giày dép các loại 94.443.434 86.334.289 9,39 -16,51
18
Hàng thuỷ sản 47.860.314 31.236.691 53,22 -21,48
Máy vi tính, sản phẩm
điện tử và linh kiện 39.727.508 24.519.434 62,02 11,29
Dầu thô 32.791.640 39.875.000 -17,76 -42,82
Cà phê 23.536.990 22.567.991 4,29 -4,14
Túi xách, ví,vali, mũ và
ôdù 21.025.681 14.169.031 48,39 -12,68
Hạt điều 18.005.651 16.245.372 10,84 -10,66
Máy móc, thiết bị,dụng
cụ phụ tùng khác 16.303.465 9.119.995 78,77 -40,28
Phương tiện vận tải và
phụ tùng 11.648.764 3.845.637 202,91 -16,20
Dây điệnvà dây cáp điện 10.305.056 4.475.910 130,23 -13,50
Sản phẩm từ sắt thép 6.786.892 3.695.227 83,67 -16,64
Sản phẩm từ chất dẻo 6.654.004 9.105.793 -26,93 -4,69
Thuỷ tinh và các sản

phẩm từ thuỷ tinh 4.433.700 2.186.908 102,74 16,04
Sản phẩm gốm sứ 4.140.791 5.620.258 -26,32 15,47
Hạt tiêu 3.776.384 2.331.544 61,97 9,46
Cao su 3.585.412 1.705.993 110,17 -12,61
Sản phẩm từ cao su 2.286.076 832.689 174,54 -14,93
Sản phẩm mây tre, cói
và thảm 2.247.266 2.243.025 0,19 2,81
đá quý,kim loại quý và
sản phẩm 1.916.413 1.433.521 33,69 -46,79
Hàng rau quả 1.817.645 1.073.322 69,35 -31,20
Giấy và các sản phẩm từ
giấy 1.735.656 922.800 88,09 -11,65
Bánh kẹo và các sản
phẩm từ ngũ cốc 1.377.430 1.012.261 36,07 -39,66
Sắt thép các loại 879.472 * -9,96
Sản phẩm hoá chất 844.589 494.782 70,70 -3,49
Chè 392.602 236.756 65,83 -53,25
Hoá chất 254.350 735.100 -65,40 -78,02
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải Quan Việt nam, kim ngạch nhập khẩu
hàng hoá của Việt Nam từ thị trường Hoa Kỳ trong tháng 1/2010 đạt 273,52 triệu
19
USD, chiếm 4,5% tổng kim ngạch, giảm 13,64% so với tháng 12/2009, nhưng tăng
153,7% so với cùng kỳ năm 2009.
Các mặt hàng Việt Nam nhập khẩu từ thị trường Hoa Kỳ nhìn chung đều tăng
so với cùng kỳ năm 2009. Trong đó, mặt hàng máy móc thiết bị, dụng cụ, phụ tùng
đạt kim ngạch cao nhất với 55,9 triệu USD, so với tháng 12/2009 thì mặt hàng này
giảm 67,23% nhưng tăng 126,47% so với cùng kỳ năm 2009. Kế đến là thức ăn gia
súc kim ngạch đạt 26,95 triệu USD, tăng gấp hơn 8 lần so với tháng 1/2009…
Ngoài các mặt hàng có kim ngạch tăng so với tháng 1/2009, còn có các mặt
hàng giảm như ôtô nguyên chiếc các loại với kim ngạch 9,3 triệu USD giảm 9,55%;

dây điện và dây cáp điện đạt 664,5 nghìn USD, giảm 28,56%; hàng thuỷ sản giảm
47,9% với kim ngạch 646,9 nghìn USD; nguyên phụ liệu thuốc lá giảm 69,87% , đạt
614,8 nghìn USD; lúa mì giảm 40,61% đạt 291,6 nghìn USD; bánh kẹo và các sản
phẩm từ ngũ cốc giảm 22,73% đạt 162,8 nghìn USD.
Bảng 7: Thống kê NK hàng hoá của Việt Nam từ thị trường Mỹ tháng 1/2009
ĐVT: USD
Tháng 1/2010 Tháng 1/2009
% so tháng
12/2009
% so tháng
1/2009
Máy móc, thiết bị, dụng
cụ, phụ tùng khác 55.978.492 24.717.889 -37,77 126,47
Thức ăn gia súc và
nguyên liệu 26.955.017 2.791.852 9,95 865,49
Dầu mỡ động thực vật 20.693.945 6302,10
Bông các loại 19.077.442 11.726.146 34,87 62,69
Gỗ và sản phẩm gỗ 12.207.832 5.327.676 3,26 129,14
Chất dẻo nguyên liệu 11.069.562 3.119.080 2,37 254,90
ôtô nguyên chiếc các loại 9.301.302 10.282.959 -82,11 -9,55
Sản phẩm hoá chất 8.751.873 2.662.159 -8,07 228,75
Máy vi tính, sản phẩm 8.463.210 6.081.048 -0,26 39,17
20
điện tử và linh kiện
Sữa và sản phẩm sữa 8.391.186 3.611.915 244,29 132,32
Hoá chất 7.761.120 704.179 -4,56 1002,15
Nguyên phụ liệu dệt may,
da, giày 7.169.739 3.408.682 -38,61 110,34
Hàng rau quả 3.357.076 2.695.418 2,53 24,55
Dược phẩm 2.456.420 1.344.580 -13,16 82,69

Sản phẩm từ sắt thép 2.408.948 767.734 -12,66 213,77
Sản phẩm từ chất dẻo 1.860.949 1.173.751 -9,12 58,55
Sắt thép các loại 1.733.001 552.104 -9,47 213,89
Giấy các loại 1.544.569 545.875 -27,68 182,95
Vải các loại 1.043.056 392.448 31,07 165,78
Phương tiện vận tải khác
và phụ tùng 802.262 58.049 173,87 1282,04
Sản phẩm từ giấy 801.693 180.037 187,19 345,29
Sản phẩm từ cao su 776.774 321.237 5,76 141,81
Sản phẩm khác từ dầu
mỏ 684.377 41.128 -49,25 1564,02
Dây điện và dây cáp điện 664.578 930.273 -17,83 -28,56
Cao su 646.954 144.060 -63,67 349,09
Hàng thuỷ sản 623.329 1.196.512 -67,23 -47,90
Nguyên phụ liệu thuốc lá 614.896 2.040.686 -68,38 -69,87
Đá quý, kim loại quý và
sản phẩm 594.977 335.614 -39,26 77,28
Linh kiện, phụ tùng ôtô 531.084 235.792 -13,35 125,23
Thuốc trừ sâu và nguyên
liệu 478.299 394.199 -10,28 21,33
Lúa mì 291.645 491.048 162,92 -40,61
Kim loại thường khác 257.578 98.081 121,20 162,62
Phân bón các loại 209.889 71.557 -38,96 193,32
Sản phẩm từ kim loại
thường khác 218.425 83.772 -32,50 160,74
Bánh kẹo và các sản
phẩm từ ngũ cốc 162.864 210.774 68,49 -22,73
Tổng kim ngạch nhập
khẩu 273.525.620 107.804.812 -13,64
(Theo Vinanet)

Bên cạnh những thành tựu thương mại to lớn, những khó khăn và thách thức
luôn tồn tại đối với Việt Nam khi thâm nhập vào một thị trường lớn như Hoa Kỳ, đó
21
là những đòi hỏi cao về kỹ thuật cũng như chất lượng hàng hóa, đồng thời cũng là
những cuộc chiến thương mại không ngừng, mà điển hình là các vụ kiện bán phá giá
của Mỹ về cá basa, tôm, da giày và gần đây nhất là túi nhựa PE. Đây chính là những
khó khăn và bài học kinh nghiệm cho các nhà xuất khẩu của Việt Nam khi hướng vào
thị trường nước Mỹ và là cơ hội để Việt Nam tiếp tục phát triển và hoàn thiện mình.
2.4. Thuận lợi và khó khăn trong việc thực hiện quan hệ thương mại hai
nước:
2.4.1. Thuận lợi:
- Mỹ là thị trường nhập khẩu lớn nhất thế giới. Mỹ nhập nhiều mặt hàng mà
Việt Nam có lợi thế xuất khẩu: hàng dệt may, thủy sản, sản phẩm gỗ, giày
dép, đồ thủ công.
- Các Hiệp định thương mại đã ký, việc Việt Nam được hưởng quy chế tối huệ
quốc (MFN) với mức thuế thấp tạo cánh cửa mở rộng cho hàng hóa Việt
Nam vào thị trường Mỹ.
- Các tổ chức phi chính phủ và các hiệp hội ngành hàng của Mỹ có những
chương trình phổ biến thông tin về thị trường Mỹ cho các doanh nghiệp Việt
Nam, qua đó các doanh nghiệp dễ dàng nắm lấy và đề xuất những giải pháp
đẩy mạnh xuất khẩu.
2.4.2. Khó khăn:
- Nước Mỹ có hệ thống pháp luật và cơ chế quản lý hàng nhập khẩu rất phức
tạp. Đó là cản trở lớn đối với hàng hóa của Việt Nam, nhưng đứng ở góc độ
khác, đây cũng là điều kiện để Việt Nam tích cực cải tiến chất lượng hàng
hóa.
- Tính cạnh tranh của thị trường Mỹ rất cao
22
- Hàng rào bảo hộ thị trường nội địa của Mỹ hết sức tinh vi, bằng chứng là
nhiều lần Việt Nam đã bị Mỹ kiện bán phá giá và thua kiện. Ta cần nâng cao

hơn nữa tầm hiểu biết và nắm vững cách thức hoạt động của Mỹ.
- Thị trường xa cách về địa lý, chi phí kinh doanh lớn…
Chương 3:
QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM – TRUNG QUỐC
3.1. Lịch sử mối quan hệ thương mại:
Có thể nói, Trung Quốc và Việt Nam có một mối quan hệ đặc biệt mà không còn
quốc gia nào trên thế giới có thể có được. Cả hai quốc gia đều có nền văn hóa lâu đời,
có nhiều nét tương đồng trong phong tục tập quán và đã có quan hệ với nhau ngay từ
buổi đầu dựng nước. Quan hệ ngoại giao, kinh tế, văn hoá, thương mại giữa hai nước
đã hình thành từ lâu như một tất yếu khách quan. Có những thời kỳ biến động chính
trị xã hội trong lịch sử đã có ảnh hưởng tiêu cực, nhưng chưa bao giờ làm triệt tiêu
hoàn toàn mối quan hệ giữa nhân dân hai nước. Chính vì vậy, sau một thời kỳ sóng
gió, với sự nỗ lực của cả hai bên, quan hệ giữa hai nước đã trở lại bình thường hoá
23
vào cuối năm 1991. Từ đó cho đến nay, quan hệ giữa hai nước nói chung và trên lĩnh
vực ngoại thương nói riêng, đã phát triển ngày càng mạnh, ngày càng bền vững.
Quan hệ với Trung Quốc trở thành một bộ phận quan trọng trong chính sách đối
ngoại của Việt Nam.
Chính phủ hai bên đã ký hơn 30 Hiệp định hợp tác về mọi mặt, trong đó có hơn
20 hiệp định hợp tác về thương mại như Hiệp định thương mại Việt Nam - Trung
Quốc ký ngày 7/11/1991; Hiệp định về thành lập Uỷ ban hợp tác kinh tế - thương mại
liên Chính phủ năm 1994… Chính phủ hai nước cũng đã ban hành hàng loạt các văn
bản điều chỉnh hoạt động ngoại thương giữa hai nước như Thông tư của Bộ Thương
mại và Du lịch số 11/TMDL/TT ngày 7/12/1991 hướng dẫn thực hiện Hiệp định
Thương mại Việt Nam - Trung Quốc; Quy chế tạm thời về tổ chức và quản lý chợ
biên giới Việt Nam - Trung Quốc; Quyết định của Chính phủ về việc bãi bỏ thuế xuất
nhập khẩu tiểu ngạch v.v…
Kể từ khi bình thường hoá, hoạt động ngoại thương giữa Việt Nam và Trung
Quốc đã phát triển theo chiều hướng toàn diện hơn, tích cực hơn và đã đạt được
những thành tựu đáng kể. Trước hết, điều dễ dàng nhận thấy là hoạt động ngoại

thương giữa hai nước được thực hiện thông qua nhiều phương thức khác nhau như
buôn bán chính ngạch; buôn bán tiểu ngạch; tạm nhập tái xuất; trong đó buôn bán
chính ngạch và tiểu ngạch là 2 phương thức chính.
3.2. Cơ cấu thương mại giữa hai nước:
Về xuất nhập khẩu chính ngạch: từ năm 1991 đến nay kim ngạch XNK giữa
hai nước tăng đều qua các năm. Đặc biệt, năm 2000, tổng kim ngạch XNK đạt 2.957
triệu USD, tăng 78 lần so với năm 1991, trong đó xuất khẩu của Việt Nam sang
Trung Quốc đạt 1.534 triệu USD.
Bảng 8: Tình hình xuất nhập khẩu giữa VN và Trung Quốc
ĐVT: triệu USD
24
Năm VN xuất sang TQ VN nhập từ TQ
Cán cân thương mại
(+) xuất siêu, (-) nhập siêu
1990
1991
1992
1993
1994
1995
1996
1997
1998
1999
2000
8
19
96
136
296

361,9
340
474
440,1
440,1
746,9
5
18
32
86
144
330
329
404
515
515
673,1
+3
+1
+64
+50
+152
+31,9
+11
+70
-74,9
-74,9
+73,3
Nguồn: Hải quan Việt Nam
Nhận xét về bảng: tuy là xuất siêu, nhưng thực tế bằng con đường thương mại

tiểu ngạch hàng Trung Quốc thâm nhập vào thị trường của ta rất mạnh.
Trong các năm trở lại đây, Việt Nam lại nhập siêu từ Trung Quốc:
Bảng 9: Nhập siêu của Việt Nam từ Trung Quốc và so sánh nhập siêu từ Trung
Quốc với tổng nhập siêu của cả nước
ĐVT: triệu USD
Năm
Chỉ tiêu
2001 2006 2007 2008 2009 KH
2010
VN XK sang TQ 1.418 3.030 3.356 4.536 4.781 5.000
VN NK từ TQ 1.629 7.309 12.502 17.123 15.970 16.800
VN nhập siêu (NS) 210 4.360 9.145 12.587 11.190 11.300
Tỷ lệ NS 14,8% 143,9 % 272,5% 277,5 % 234 % 226%
XK của cả nước 15.029 39.826 48387 62.685 56.584 60.544
NK của cả nước 16.217 44.891 60.783 80.714 68.830 72.660
25
Cả nước NS 1.118 5.065 12.398 18.031 12.246 12.016
Tỷ lệ NS của cả
nước
7,9% 12,7% 25,6% 28,8% 21,6% 19,8%
Tỷ trọng NS từ TQ/
NS của cả nước
18,7% 86,0% 73,76% 69,8% 97,1% 94,4%
(Nguồn: Nguyễn Duy Nghĩa, nguyên phó văn phòng Bộ Thương mại tự lập biểu theo
số liệu của Bộ Thương mại, Bộ Công Thương).
Bảng số liệu cho ta một cái nhìn khác về thương mại hai nước:
- Nhập siêu từ thị trường Trung Quốc ngày càng lớn cả về giá trị và tỷ lệ
tương đối.
- Tỷ lệ nhập siêu từ Trung Quốc luôn lớn hơn tỷ lệ nhập siêu của cả nước
- Nhập siêu từ Trung Quốc chiếm phần lớn tổng nhập siêu của Việt Nam

- Khó thu hẹp nhập siêu
Hiện nay, cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam và Trung Quốc vẫn còn
nhiều khác biệt:
- Hàng hoá của Việt Nam xuất sang Trung Quốc gồm 4 nhóm chính:
• Nhóm hàng nguyên liệu: than đá, dầu thô, quặng kim loại, các loại dầu,
cao su tự nhiên…
• Nhóm hàng nông sản: lương thực, chè, rau, gạo, sắn lát, hạt điều, các loại
hoa quả nhiệt đới như chuối, xoài, thanh long, chôm chôm…
• Nhóm hàng thuỷ sản tươi sống, thuỷ sản đông lạnh: tôm, cá, cua…
• Nhóm hàng tiêu dùng: hàng thủ công mỹ nghệ, giày dép, đồ gia dụng cao
cấp…

×