Tải bản đầy đủ (.pdf) (28 trang)

Sự hình thành và phát triển của pháp luật phá sản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (545.62 KB, 28 trang )

Sự hình thành và phát triển của pháp luật về phá sản tại Việt Nam

CHƢƠNG 1
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ PHÁ SẢN
VÀ PHÁP LUẬT PHÁ SẢN VIỆT NAM

1.1

Khái niệm phá sản
Phá sản là hiện tượng kinh tế - xã hội phát sinh từ rất sớm trong lịch sử loài

người. Về nguồn gốc, thuật ngữ phá sản được diễn đạt bằng từ "bankruptcy" hoặc
"banqueroute" mà nhiều người cho rằng từ này bắt nguồn từ chữ "Banca Rotta" trong
tiếng La Mã cổ, trong đó banca có nghĩa là chiếc ghế dài, còn rotta có nghĩa là bị gãy.
Banca rotta có nghĩa là "băng ghế bị gãy". Cũng có ý kiến cho rằng, từ phá sản bắt
nguồn từ chữ ruin trong tiếng La tinh, có nghĩa là sự “khánh tận”.
Ở Việt Nam, có nhiều thuật ngữ được sử dụng như: phá sản, vỡ nợ, khánh tận…
Từ điển tiếng Việt định nghĩa từ “phá sản” là lâm vào tình trạng tài sản chẳng còn gì và
thường là vỡ nợ do kinh doanh bị thua lỗ, thất bại; “vỡ nợ” là lâm vào tình trạng bị
thua lỗ, thất bại liên tiếp trong kinh doanh, phải bán hết tài sản mà vẫn không đủ để trả
nợ.

Như vậy, trong cách hiểu thông thường, khái niệm phá sản là để chỉ cho một sự

việc đã rồi, sự việc “phải bán hết tài sản mà vẫn không đủ trả nợ”.
Từ điển Luật học định nghĩa phá sản là tình trạng một chủ thể (cá nhân, pháp
nhân) mất khả năng thanh toán nợ đến hạn. Theo quan điểm này, khái niệm phá sản chỉ
mới xác định được một tình trạng có thể xảy ra đối với các chủ thể bị lâm vào tình
trạng mất khả năng thanh toán. Nói cách khác, “phá sản” được hiểu tương đương với
“mất khả năng thanh toán”.
Trong pháp luật Việt Nam, cả Luật Phá sản doanh nghiệp năm 1993 và Luật Phá


sản năm 2004 đều không đưa ra định nghĩa về phá sản mà sử dụng khái niệm “tình
trạng phá sản”. Nếu áp dụng vào quan niệm của phần đông người dân, khái niệm lâm
vào tình trạng phá sản dễ gây ra sự “hiểu nhầm” là doanh nghiệp “lâm vào tình trạng

1


Sự hình thành và phát triển của pháp luật về phá sản tại Việt Nam

tài sản chẳng còn gì”. Tuy vậy, các luật phá sản của Việt Nam vừa nêu đều có các quy
định nhằm phục hồi doanh nghiệp chứ không chỉ có các quy định về tuyên bố phá sản
và thanh lý doanh nghiệp. Do vậy, khái niệm tình trạng phá sản chưa phản ánh đầy đủ
nội hàm như được quy định trong các luật này.
Khác với các văn bản luật phá sản trước đây của Việt Nam đều không đưa ra
định nghĩa cho khái niệm phá sản, Luật Phá sản năm 2014 đã đưa ra một định nghĩa
pháp lý về phá sản, theo đó, “Phá sản là tình trạng của doanh nghiệp, hợp tác xã mất
khả năng thanh toán và bị tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản”. Khái niệm
này đã tiếp cận phá sản dưới góc độ là một quyết định của tòa án chứ không phải là quá
trình ban hành ra quyết định đó (thủ tục phá sản).1
1.2

Khái niệm pháp luật phá sản
Pháp luật phá sản là tổng thể những quy phạm pháp luật điều chỉnh những quan

hệ xã hội phát sinh trong quá trình giải quyết yêu cầu mở thủ tục phá sản doanh nghiệp,
hợp tác xã. Các quan hệ xã hội đó có thể được chia thành hai nhóm cơ bản là: (i) quan
hệ giữa các chủ nợ và doanh nghiệp, hơ ̣p tác xã lâm vào tình trạng phá sản, và (ii) quan
hệ giữa các đương sự với cơ quan nhà nước có thẩm quyền (quan hệ tố tụng phá sản). 2
Trong đó đố i tươ ̣ng điề u chỉnh của pháp luâ ̣t Phá sản Vi ệt Nam bao gồ m : doanh
nghiệp và hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã (sau đây gọi chung là hợp tác xã) được

thành lập trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khi giải quyết phá
sản3 và phạm vi điều chỉnh của pháp luật Phá sản Vi ệt Nam hiê ̣n hành là “trình tự, thủ
tục nộp đơn, thụ lý và mở thủ tục phá sản; xác định nghĩa vụ về tài sản và biện pháp

1

TS Dương Kim Thế Nguyên , Khái niệm phá sản , thủ tục phá sản và những liên hệ đến luật phá sản năm 2014,

đăng

trên

/>
den-luat-ph-san-nam-2014/ truy câ ̣p ngày 12/10/2017.
2

Tạ Văn Giang, Điề u hòa lợi ích giữa chủ nợ và con nợ thông qua thủ tục phá sản Viê ̣t Nam , Luâ ̣n văn Tha ̣c sỹ ,

Khoa Luâ ̣t – ĐHQG Hà Nô ̣i, năm 2011.
3 Điề u 2, Điề u 3, Luâ ̣t Phá sản năm 2014.

2


Sự hình thành và phát triển của pháp luật về phá sản tại Việt Nam

bảo toàn tài sản trong quá trình giải quyết phá sản; thủ tục phục hồi hoạt động kinh
doanh; tuyên bố phá sản và thi hành quyết định tuyên bố phá sản.”4
Điều đó có nghĩa là pháp luật phá sản không chỉ là pháp luật về thanh toán mà
còn là pháp luật về quản trị doanh nghiệp gặp khó khăn về tài chính nhằm cứu vớt

doanh nghiệp đó.5
1.3

Những đặc điểm của thủ tục phá sản và vai trò của pháp luật phá sản trong

nền kinh tế thị trƣờng
1.3.1 Những đặc điểm của thủ tục phá sản
Thủ tục giải quyết một vụ phá sản (tố tụng phá sản) được coi là một loại tố tụng
tư pháp đặc biệt. Do tính chất đặc biệt này nên trong pháp luật tố tụng, thủ tục phá sản
bao giờ cũng được điều chỉnh bởi hệ thống văn bản pháp luật riêng biệt. Tính chất đặc
biệt của thủ tục phá sản được thể hiện ở những điểm sau :
Thứ nhấ t, là thủ tục đòi nợ tập thể : Thanh toán theo danh sách chủ nơ ̣ , tấ t cả các
chủ nợ (chủ nợ đến hạn và chưa đến hạn)
Thứ hai, thủ tục phá sản là thủ tục đòi nợ được tiến hành trong hoàn cảnh đặc
biê ̣t, đươ ̣c xem như biê ̣n pháp cuố i cùng của quá trình đòi nơ .̣
Thứ ba, hâ ̣u quả pháp lý thường gă ̣p cảu thủ tu ̣c phá sản là sự chấ m

dứt hoa ̣t

đô ̣ng cuả mô ̣t thương nhân.
Thứ tư, thủ tục phá sản không thuần túy chỉ là đòi nợ mà còn là

thủ tục có khả

năng giúp con nơ ̣ phu ̣c hồ i : Sau khi mở thủ tục phá sản, doanh nghiê ̣p không b ị bắt
buộc phải thanh lý tài sản ngay mà được áp dụng thủ tục phục hồi kinh doanh.
Thứ năm, phá sản là thủ tục pháp lý có tính chất tổng hợp.
4

Điề u 1, Luâ ̣t Phá sản năm 2014.


5

ThS. Nguyễn Thị Dung, Pháp luật phá sản doanh nghiệp ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp hoàn thiện,

Bản tin thông tin khoa học lập pháp, Số 01(27) năm 2017.

3


Sự hình thành và phát triển của pháp luật về phá sản tại Việt Nam

1.3.2 Vai trò của pháp luật phá sản trong nền kinh tế thị trường
Thứ nhấ t , pháp luật phá sản là công cụ bảo vệ một cách có hiệu quả nhất
quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ nợ.
Bảo vệ quyền lợi cho chủ nợ trước tiên là bảo vệ các quyền về tài sản của các
chủ nợ. Khi doanh nghiệp mắc nợ không trả được nợ cho các chủ nợ thì chủ nợ có
quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố phá sản doanh nghiệp để bán toàn bộ tài sản còn lại của
doanh nghiệp để trả cho các chủ nợ.
Luật Phá sản còn bảo đảm sự bình đẳng của các chủ nợ trong việc đòi nợ.
Không một con nợ nào được quyền đòi nợ một cách riêng lẻ. Không một chủ nợ nào
được con nợ trả nợ cho mình trong khi các chủ nợ khác chưa được trả nợ. Tất cả các
chủ nợ đều phải đợi đến khi Tòa án tuyên bố phá sản doanh nghiệp và cùng nhau chia
số tài sản còn lại của doanh nghiệp theo những tỷ lệ (trừ những chủ nợ có một sự đảm
bảo đặc biệt cho món nợ của mình như có tài sản cầm cố, thế chấp).
Thứ hai, pháp luật phá sản bảo vệ lợi ích của con nợ.
Pháp luật tạo điều kiện để cho con nợ khắc phục khó khăn để khôi phục sản xuất
kinh doanh. Chỉ khi nào không thể cứu vãn nổi mới tuyên bố phá sản. Đồng thời, khi bị
tuyên bố phá sản, người kinh doanh được giải thoát khỏi các khoản nợ khi đã giao lại
toàn bộ tài sản còn lại để chi trả cho các chủ nợ. Sau đó một thời gian họ có thể trở lại

môi trường kinh doanh khi có cơ hội.
Thứ ba, pháp luật phá sản góp phần vào bảo vệ lợi ích của người lao động.
Khi doanh nghiệp bị phá sản thì những người lao động trong doanh nghiệp sẽ
phải chịu hậu quả trực tiếp, họ sẽ bị mất việc làm, mất nguồn thu nhập để đảm bảo đời
sống. Sự bảo vệ của Luật Phá sản đối với người làm công thể hiện ở chỗ pháp luật cho
phép người lao động được quyền nộp đơn yêu cầu Tòa án tuyên bố phá sản doanh
nghiệp hoặc phản đối yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp, quyền được tham gia

4


Sự hình thành và phát triển của pháp luật về phá sản tại Việt Nam

quá trình giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản, quyền được ưu tiên thanh toán nợ lương
trước các khoản nợ khác của doanh nghiệp, ….
Thứ tư, pháp luật phá sản phần bảo vệ trật tự kỉ cương trong xã hội.
Khi doanh nghiệp bị phá sản thì chủ nợ nào cũng muốn lấy được càng nhiều
càng tốt tài sản còn lại của doanh nghiệp bị phá sản. Như vậy nếu không có Luật để
đưa vấn đề phân chia tài sản của con nợ theo một trật tự nhất định, nhằm bảo đảm sự
công bằng và khách quan mà cứ để mạnh ai người nấy lấy một cách vô tổ chức thì sẽ
gây ra tình trạng lộn xộn, mất trật tự, gây ra mâu thuẫn giữa chủ nợ với con nợ, giữa
chủ nợ với nhau. Bằng việc giải quyết công bằng, thỏa đáng mối quan hệ về lợi ích
giữa chủ nợ và con nợ và giữa các chủ nợ với nhau, pháp luật về phá sản góp phần giải
quyết mâu thuẫn, hạn chế những căng thẳng có thể có giữa họ với nhau, nhờ đó đảm
bảo được trật tự kỷ cương của xã hội.
Thứ năm, pháp luật phá sản góp phần cơ cấu lại nền kinh tế, tái tạo tổ chức
lại doanh nghiệp.
Phá sản bao giờ cũng kéo theo những hậu quả về kinh tế xã hội nhất định nhưng
phá sản không phải là hiện tượng hoàn toàn tiêu cực. Phá sản là một giải pháp hữu hiệu
trong việc cơ cấu lại nền kinh tế, là sự đào thải tự nhiên đối với doanh nghiệp làm ăn

yếu kém, góp phần duy trì sự tồn tại của doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả. Vì vậy,
Luật Phá sản là công cụ răn đe buộc các nhà kinh doanh luôn luôn phải năng động sáng
tạo nhưng không được mạo hiểm và liều lĩnh, đồng thời, Luật Phá sản là cơ sở pháp lý
để xóa bỏ doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, tạo môi trường kinh doanh lành mạnh cho các
nhà đầu tư.

5


Sự hình thành và phát triển của pháp luật về phá sản tại Việt Nam

CHƢƠNG 2
SƢ̣ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
CỦA PHÁP LUẬT VỀ PHÁ SẢN TẠI VIỆT NAM
2.1

Sơ lƣợc về lịch sử hình thành pháp luật phá sản Việt Nam
Từ khi Việt Nam còn là một xã hội phong kiến, nhà làm luật thời đó cũng đã dự

liệu đến trường hợp người mắc nợ không trả được nợ, và đưa ra những cách thức giải
quyết tình trạng này. Các quy định nhằm giải quyết mối quan hệ giữa chủ nợ và con nợ
nằm rải rác trong các Đạo luật thời phong kiến, đặc biệt trong ba bộ luật lớn là bộ Quốc
triều Hình luật, Bộ luật Hồng Đức và Bộ luật Gia Long.
Thời Pháp thuộc, ban đầu người Pháp áp dụng Bộ luật Thương mại Pháp vào
nhượng địa Nam Kỳ, sau Hòa ước Giáp Thân 1884 đạo luật này được áp dụng cho cả
Bắc Kỳ, và sau 1892 thì áp dụng vào tất cả các tòa án Pháp tại Trung Kỳ. Là một phần
của thương luật Pháp, pháp luật về phá sản và thanh toán tư pháp được áp dụng trực
tiếp vào nước ta mà không có một thử nghiệm đáng kể nào để chuyển hóa chúng thành
tiếng Việt trong suốt một nửa thế kỷ đầu tiên của thời đô hộ.
Sau đó , Bộ luật thương mại Trung phần được ban hành ngày 12/06/1942 theo

Dụ số 46 của Bảo Đại là đạo luật thương mại đầu tiên của người Việt Nam, có hiệu lực
từ 25/01/1944 và chính thức hết hiệu lực ở miền Nam ngày 20/12/1972. Viê ̣c hế t hiê ̣u
lực này là bởi chiń h quyề n Cô ̣ng hòa Miề n Nam Vi ệt Nam vào năm 1972 cũng đã ban
hành đạo luật có tên Luật Thương mại miền Nam Vi ệt Nam trong đó có phầ n quy đ ịnh
về Luâ ̣t Phá sản.
Từ sau Giải phóng miề n nam đế n trước Đa ̣i hô ̣i Đảng toàn quố c lầ n thứ VI , Việt
Nam theo mô hình kinh tế kế hoa ̣ch hóa tâ ̣p trung , không khuyế n khích ca ̣nh tranh nên
hầ u như không hề tồ n ta ̣i khái niê ̣m phá sản cũng như pháp luật quy định về phá sản .

6


Sự hình thành và phát triển của pháp luật về phá sản tại Việt Nam

Sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, nền kinh tế thị trường được thừa nhận
và phát triển, vấn đề phá sản doanh nghiệp mới được đặt ra, tuy nhiên lúc này nó mới
chỉ được quy định trong hai văn bản pháp lý của Nhà nước ta là Luật doanh nghiệp tư
nhân và Luật công ty (ban hành cùng ngày 21/12/1990).
Đến năm 1993, Nhà nước ta đã ban hành một văn bản pháp luật rất quan trọng
là Luật phá sản doanh nghiệp, trong đó không chỉ đưa ra khái niệm về "tình trạng phá
sản" mà còn quy định về nhiều vấn đề khác có liên quan đến việc giải quyết một vụ
phá sản cụ thể. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện Luật phá sản doanh nghiệp đã bộc
lộ nhiều điểm hạn chế cần khắc phục. Do đó, Luật phá sản 2004 đã ra đời thay thế Luật
phá sản doanh nghiệp 1993.6
Sau mô ̣t thời gian áp du ̣ng , Luâ ̣t Phá sản năm 2004 cũng dần bộc lộ những hạn
chế , để khắc phục những hạn chế đó cũng như nhằm hoàn thiện pháp luật về phá sản

,

Quố c Hô ̣i nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 7 ngày 19

tháng 6 năm 2014 đã thông qua Luâ ̣t phá sản 2014.
2.2

Sự phát triển của pháp luật phá sản Việt Nam qua tƣ̀ng thời kỳ

2.2.1 Đôi nét về Luật Phá sản doanh nghiê ̣p năm 1993
Mố c đánh dấ u quan tro ̣ng cho sự hình thành pháp luâ ̣t phá sản ở Viê ̣t Nam là
Luâ ̣t Phá sản doanh nghiê ̣p năm

1993 đươ ̣c Quố c hô ̣i

khóa IX thông qua ngày

15/6/2004 với 6 chương và 52 điề u. Đây là đạo luật về phá sản đầu tiên của Nhà nước
CHXHCN Việt Nam được ban hành trong khoảng thời gian ngắn ngủi khi chúng ta
mới bước vào nền kinh tế thị trường. Kinh nghiệm của chúng ta về kinh tế thị trường
nói chung và về phá sản nói riêng còn rất hạn chế, ít ỏi. Kinh nghiệm lập pháp về phá
sản hoàn toàn không có. Có thể nói Luâ ̣t Phá sản doanh nghiê ̣p năm 1993 được xây
dựng chủ yếu dựa trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm lập pháp của nước ngoài.
6

Tạ Văn Giang, Điề u hòa lợi ích giữa chủ nợ và con nợ thông qua thủ tục phá sản Viê ̣t Nam , Luâ ̣n văn Tha ̣c sỹ ,

Khoa Luâ ̣t – ĐHQG Hà Nô ̣i, năm 2011.

7


Sự hình thành và phát triển của pháp luật về phá sản tại Việt Nam


Đa ̣o luâ ̣t này ra đời đã đáp ứng phầ n nào yêu cầ u củ a nề n kinh tế thi ̣trường để
giải quyết các doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản , tạo ra môi trường kinh doanh
lành mạnh cho các chủ thể kinh doanh . Tuy nhiên, về cơ bản , viê ̣c áp du ̣ng những quy
đinh
̣ của Luâ ̣t Phá sản doanh nghiệp 1993 trong thực tế còn gă ̣p quá nhiề u khó khăn ,
vướng mắ t, như pha ̣m vi áp du ̣ng he ̣p ; khái niệm tình trạng phá sản được quy định một
cách phức tạp; thành phần chủ thể có quyền hoặc nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu giải quyế t
phá sản được quy định còn hạn chế ; hòa giải và giải pháp tổ chức lại hoạt động kinh
doanh của doanh nghiê ̣p đươ ̣c coi là mô ̣t giai đoa ̣n bắ t buô ̣c trong tố tu ̣ng phá sản ở
Viê ̣t Nam; về thẩ m quyề n của Chánh tòa kinh tế tro ng viê ̣c giải quyế t yêu cầ u tuyên bố
phá sản doanh nghiệp ; về viê ̣c tiế n hành hay đình chỉ thủ tu ̣c phá sản khi có dấ u hiê ̣u
phạm tội... Điề u đó làm cản trở viê ̣c xử lý các doanh nghiê ̣p có khó khăn về tài chin
́ h ,
không thanh toán được các khoản nợ đến hạn . Nhiề u doanh nghiê ̣p thực sự lâm vào
tình trạng phá sản nhưng nếu vận dụng các quy định cụ thể của Luật Phá sản thì lại
không giải quyế t đươ ̣c hoă ̣c viê ̣c giải quyế t bi ̣kéo dài , không triê ̣t để . Những ha ̣n chế
đó đã đă ̣t ra yêu cầ u cầ n phải có mô ̣t đa ̣o luâ ̣t mới về phá sản .
2.2.2 Luật Phá sản năm 2004 – Điểm mới và hạn chế
2.2.2.1 Những điể m mới so với Luật Phá sản doanh nghiệp 1993
Luâ ̣t Phá sản 2004 ra đời đã mang đế n nhiề u đổ i mới hơn cho pháp luâ ̣t phá sản
so với Luâ ̣t Phá sản doanh nghiệp năm 1993, cụ thể như sau:
Một là, hoàn thiện khái niệm doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản
Đây là khái niệm cực kỳ quan trọng của pháp luật phá sản. Tùy thuộc vào định
nghĩa này trong pháp luật phá sản của mỗi quốc gia mà sự can thiệp của Nhà nước vào
hiện tượng phá sản sớm hay muộn, lập trường của Nhà nước nghiêng về bảo vệ lợi ích
của ai nhiều hơn: chủ nợ hay con nợ.
Trong Luâ ̣t Phá sản doanh nghiệp

1993 khái niệm này dường như được xây


dựng trên cơ sở kết hợp tiêu chí định lượng và tiêu chí định tính. Tính định lượng thể
hiện ở quy định về việc chủ nợ có quyền nộp đơn yêu cầu tuyên bố phá sản nếu con nợ
không trả nợ sau thời hạn 30 ngày kể từ ngày đòi nợ, quy định về thời hạn 3 tháng nợ

8


Sự hình thành và phát triển của pháp luật về phá sản tại Việt Nam

lương liên tiếp với người lao động. Tính định tính còn thể hiện ở quy định về những tài
liệu cần thiết mà con nợ phải gửi cho Tòa án sau khi Tòa án thụ lý đơn yêu cầu giải
quyết tuyên bố phá sản để Tòa án đánh giá tổng số nợ và tổng tài sản của con nợ như
danh sách chủ nợ kèm theo số nợ, báo cáo về tình trạng tài chính, tài sản và khả năng
thanh toán nợ của con nợ… Khái niệm phá sản còn phải gắn với lý do khó khăn, thua
lỗ trong hoạt động kinh doanh hoặc lý do bất khả kháng. Với khái niệm như vậy, trên
thực tế các chủ nợ sẽ không bao giờ thực hiện được quyền nộp đơn yêu cầu tuyên bố
phá sản đối với con nợ của mình bởi lẽ họ phải chứng minh là con nợ thua lỗ trong
hoạt động kinh doanh. Chủ nợ chỉ có thể chứng minh là con nợ đã trễ hạn thực hiện
nghĩa vụ thanh toán nợ, còn vì sao con nợ trễ hạn thanh toán – không trả nợ thì chủ nợ
có thể không biết mà cũng không cần biết. Những thông tin này thuộc phạm vi bí mật
kinh doanh của con nợ và chỉ có thể xác định trên cơ sở sổ sách kế toán của con nợ.
Điều này hoàn toàn ngoài khả năng của con nợ.
Luâ ̣t Phá sản 2004 (Điều3) khi đưa ra khái niệm lâm vào tin
̀ h tra ̣ng phá sản đã
không còn nêu ra nguyên nhân khó khăn , thua lỗ trong hoạt động kinh doanh và thời
hạn thua lỗ mà chỉ quy đinh
̣ “ Doanh nghiệp, hợp tác xã không có khả năng thanh toán
được các khoản nợ đến hạn khi chủ nợ có yêu cầu thì coi là lâm vào tình trạng phá
sản.” Với khái niê ̣m này , Luâ ̣t Phá sản 2004 đã quy đinh
̣ mề m dẻo hơn , đủ điề u kiê ̣n

xác định doanh nghiệp , hơ ̣p tác xã lâ m vào tin
̀ h tra ̣ng phá sản sớm hơn , cụ thể chỉ cần
có các dấu hiệu sau đây : (i) có khoản nợ đến hạn phải thanh toán ; (ii) chủ nợ có yêu
cầ u; (iii) không có khả năng thanh toán các khoản nơ ̣ này .
Hai là , quy đinh
̣ rõ , đầ y đủ và hợp lí hơn về các chủ thể có quyền nộp đơn
cũng như thủ tục nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.
Về chủ thể có quyề n nô ̣p đơn , ngoài chủ nợ , người lao đô ̣ng làm viê ̣c trong
doanh nghiệp, hơ ̣p tác xã như quy đinh
̣ của Luâ ̣t Phá sản doanh nghiệp

1993 thì Luật

Phá sản 2004 mở rô ̣ng quyề n nô ̣p đơn yêu cầ u mở thủ tu ̣c phá sản cho

mô ̣t số đố i

tươ ̣ng khác , bao gồ m :chủ sở hữu doanh nghiệp nhà nước , cổ đông công ti cổ phầ n và
thành viên hợp danh trong công ti hợp danh nhằm tạo thêm các kênh mới

9

thúc đẩy


Sự hình thành và phát triển của pháp luật về phá sản tại Việt Nam

viê ̣c làm đơn yêu cầ u giải quyế t phá sản , chấ m dứt tình trạng doanh nghiệp, hơ ̣p tác xã
thực chấ t không thể hoa ̣t đô ̣ng nhưng tồ n ta ̣i về mă ̣t pháp lí .
Về thủ tu ̣c nô ̣p đơn yêu cầ u mở thủ tu ̣c phá sản . Nế u các điề u kiê ̣n mà chủ nơ ̣

phải đáp ứng khi nộp đơn yêu cầu thủ tục phá sản quy đinh
̣ trong L uâ ̣t Phá sản doanh
nghiệp năm 1993 có phần hạn chế khả năng thu hồi vốn của các chủ nợ , xuấ t phát từ
chính quy định thời hạn hai năm thua lỗ , khó khăn trong kinh doanh như là yếu tố bắt
buô ̣c của viê ̣c lâm vào tình trạng khủng hoảng , cũng như quy định về nghĩa vụ của chủ
nơ ̣ phải chứng minh con nơ ̣ mấ t khả năng thanh toán

vì thua lỗ trong kinh doanh thì

Luâ ̣t Phá Sản năm 2004 đã khắ c phu ̣c ha ̣n chế đó bằ ng viê ̣c không bắ t chủ nơ ̣

phải

cung cấ p cho Tòa án các giấ y tờ , tài liệu chứng minh doanh nghiệp, hơ ̣p tác xã mắ c nơ ̣
mấ t khả năng thanh toán mà chỉ cầ n thực hiê ̣n nghiã vu ̣ chứng minh chủ nơ ̣ đã đòi nơ ̣
nhưng không đươ ̣c doanh nghiệp, hơ ̣p tác xã mắ c nợ thanh toán đúng hạn.
Ngoài ra , Luâ ̣t Phá sản 2004 còn bổ sung quy định về thời hạn chủ

doanh

nghiệp, hơ ̣p tác xã hoă ̣c đa ̣i diê ̣n hơ ̣p pháp của doanh nghiệp, hơ ̣p tác xã có nghĩa vụ
phải nộp đơn yêu cầu Tòa án giải quyết ph á sản, thay vì bỏ ngỏ quy đinh
̣ này , tạo sơ hở
cho chủ doanh nghiệp, hơ ̣p tác xã trì hoãn việc thực hiện nghĩa vụ của mình.
Ba là , quy đinh
̣ một nghiã vụ pháp lý mới đố i với các cơ quan

bao gồ m Tòa

án, Viê ̣n Kiểm sát , Thanh tra Nhà nước , cơ quan quản lý vố n , tổ chức kiểm toán

hoặc cơ quan quyế t đinh
̣ thành lập doanh nghiê ̣p.
Theo quy đinh
̣ ta ̣i Điề u 20, Luâ ̣t Phá sản 2004, trong khi thực hiện chức năng,
nhiệm vụ, nếu nhận thấy doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản thì Toà
án, Viện kiểm sát, cơ quan thanh tra, cơ quan quản lý vốn, tổ chức kiểm toán hoặc cơ
quan quyết định thành lập doanh nghiệp mà không phải là chủ sở hữu nhà nước của
doanh nghiệp có nhiệm vụ thông báo bằng văn bản cho những người có quyền nộp đơn
yêu cầu mở thủ tục phá sản biết để họ xem xét việc nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá
sản.

10


Sự hình thành và phát triển của pháp luật về phá sản tại Việt Nam

Đồng thời, cơ quan thông báo phải chịu trách nhiệm về tính chính xác của thông
báo đó.
Bố n là, đa dạng hóa cách thức áp dụng các loại thủ tục phá sản đố i với doanh
nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình tra ̣ng phá sản.
Theo quy đinh
̣ ta ̣i Điề u 5 Luâ ̣t Phá sản 2004 thì thủ tục phá sản được áp dụng
đối với doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản bao gồm Nộp đơn yêu cầu
và mở thủ tục phá sản; Phục hồi hoạt động kinh doanh; Thanh lý tài sản, các khoản nợ
và Tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã bị phá sản.
Sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản, tùy vào từng trường hợp theo quy
đinh
̣ của pháp luâ ̣t, Thẩm phán quyết định áp dụng một trong hai thủ tục Phục hồi hoạt
đô ̣ng kinh doanh hay thanh lý tài sản , các khoản nợ hoặc quyết định chuyển từ áp dụng
thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh sang áp dụng thủ tục thanh lý tài sản, các khoản

nợ hoặc tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã bị phá sản chứ không phải thông qua mô ̣t
quy trình đầ y đủ tấ t cả các thủ tu ̣c như Luâ ̣t Phá sản doanh nghi ệp năm 1993.
Năm là , tăng cường các biê ̣n pháp bảo toàn tài sản của doanh nghi

ệp, hợp

tác xã lâm vào tình trạng phá sản nhằm tạo khả năng phục hồi cho doanh nghi ệp,
hợp tác xã đó.
Luâ ̣t Phá Sản 2004 đã dành hẳn một chương về những biện pháp bảo toàn tài
sản của con nợ với nhiều biện pháp chưa được biết đến trong Luâ ̣t Phá sản

doanh

nghiệp năm 1993. Bao gồ m:
-

Cử người quản lý và điều hành hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp theo yêu
cầu của Hội nghị chủ nợ nếu xét thấy người quản lý của doanh nghiệp không có
khả năng điều hành hoặc nếu tiếp tục điều hành hoạt động kinh doanh sẽ không
có lợi cho việc bảo toàn tài sản của doanh nghiệp (Điều 30);

-

Bù trừ nghĩa vụ (Điều 48);

-

Đình chỉ thi hành án dân sự (Điều 57);

11



Sự hình thành và phát triển của pháp luật về phá sản tại Việt Nam

-

Giải quyết vụ án bị đình chỉ trong thủ tục phá sản (Điều 58);

-

Áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời (Điều 55);

-

Đình chỉ thực hiện hợp đồng đang có hiệu lực (Điều 54);

-

Chủ nợ không có bảo đảm có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch vô hiệu
(Điều 44).
Sáu là, quy đinh
̣ về quan hê ̣ giữa thủ tục phá sản với các thủ tục giải quyế t

tranh chấ p dân sự, kinh tế , thủ tục tố tụng hình sự, thủ tục thi hành án dân sự.
Luâ ̣t Phá sản năm 2004 đã cu ̣ thể hóa các quan hê ̣ giữa các thủ tu ̣c nêu trên , góp
phầ n tăng tính minh ba ̣ch của pháp luâ ̣t phá sản đồ ng thời ta ̣o nên sự dễ dàng , thuâ ̣n lơ ̣i
trong quá triǹ h giải quyế t mô ̣t vu ̣ viê ̣c phá sản mà có liên quan đế n các thủ tu ̣c khác .
Cụ thể, về quan hê ̣ giữa thủ tu ̣c phá sản và thủ tu ̣c tố tu ̣ng hình sự , theo quy đinh
̣
Điề u 8 Luâ ̣t Phá sản năm 2004, trong quá trì nh tiế n hành thủ tu ̣c phá sản , nế u phát hiê ̣n

dấ u hiê ̣u tô ̣i pha ̣m thì thẩ m phán cung cấ p tài liê ̣u (bản sao) cho Viê ̣n kiể m sát nhân dân
để xem xét việc khởi tố về hình sự và vẫn tiến hành thủ tục phá sản theo quy định .
Về quan hê ̣ giữa thủ tu ̣c phá sản và thủ tu ̣c giải quyế t tranh chấ p dân sự , kinh tế :
theo quy đinh
̣ Điề u 57 Luâ ̣t Phá sản năm 2004, kể từ ngày Tòa án ra quyế t đinh
̣ mở thủ
tục phá sản , viê ̣c giải quyế t vu ̣ án có liên quan đế n nghĩa vụ tài sản mà doanh nghiệp ,
hơ ̣p tác xã lâm vào tiǹ h tra ̣ng phá sản là mô ̣t bên đương sự trong

vụ án đó sẽ bị đình

chỉ và giao cho Tòa án đang tiến hành thủ tục phá sản giải quyết .
Về quan hê ̣ giữa thủ tu ̣c phá sản và thủ tục thi hành án đân sự , theo quy đinh
̣
Luâ ̣t Phá sản năm 2004, người đươ ̣c thi hành án có quyề n nô ̣p đơn cho Tòa án yêu cầ u
thanh toán trong khố i tài sản của doanh nghiệp, hơ ̣p tác xã như mô ̣t chủ nơ ̣ có đảm bảo ,
nế u có bản án, quyế t đinh
̣ của Tòa án đã có hiê ̣u lực pháp luâ ̣t kê biên tài sản của doanh
nghiệp, hơ ̣p tác xã để bảo đảm thi hành.
2.2.2.2 Những hạn chế cầ n được hoàn thiê ̣n của Luật Phá sản 2004
Thứ nhấ t, chưa quy đinh
̣ về khái niệm phá sản
Mặc dù khái niệm này có sự hoàn thiện hơn so với Luâ ̣t Phá sản doanh nghiệp
năm 1993 nhưng vẫn còn hạn chế ở tính thiếu triệt để của nó , cụ thể nó đã không quy

12


Sự hình thành và phát triển của pháp luật về phá sản tại Việt Nam


định rõ số nợ và thời gian quá hạn không thực hiện nghĩa vụ thanh toán của con nợ. Vì
vậy về hình thức, con nợ chỉ cần mắc nợ số tiền là 1.000 đồng và quá hạn thanh toán
01 ngày sau khi chủ nợ có đơn yêu cầu đòi nợ cũng có thể bị xem là lâm vào tình trạng
phá sản. Điều này có thể dẫn đến sự lạm dụng quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá
sản từ phía các chủ nợ. Kinh nghiệm của một số nước khi xây dựng khái niệm phá sản
theo trường phái định lượng thì thường có quy định về số nợ cụ thể, về thời hạn trễ hạn
thanh toán nợ từ phía con nợ sau khi chủ nợ có yêu cầu đòi nợ.7
Thứ hai, phạm vi áp dụng theo quy định của luật là còn khá hẹp , chỉ áp dụng
“đối với doanh nghiệp, hợp tác xã hoạt động trên lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội
chủ nghĩa Việt Nam”
Thứ ba, về đối tượng áp dụng.
Theo quy định, Luâ ̣t Phá sản 2004 thủ tục phá sản ch ỉ áp dụng đối với doanh
nghiệp, hợp tác xã mà không áp dụng với các chủ thể kinh doanh khác như cá nhân, hộ
gia đình. Do đó, có nhiều Tòa án đề nghị mở rộng đối tượng áp dụng của LPS theo
hướng mọi tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất kinh doanh và có đăng ký kinh
doanh nếu lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán nợ đến hạn thì đều có thể bị đưa
ra Tòa án để giải quyết theo thủ tục phá sản. Các chủ thể kinh doanh trong đó có cá
nhân, hộ gia đình... cần được bình đẳng với các chủ thể kinh doanh khác (doanh
nghiệp) trong việc sử dụng các cơ chế do pháp luật quy định, trong đó có cơ chế phá
sản. Nếu chẳng may thua lỗ thì các chủ thể này cũng được hưởng một cơ chế xử lý nợ
như các tổ chức sản xuất kinh doanh khác để có cơ hội trở lại hoạt động sản xuất kinh
doanh. Các chủ nợ cũng bảo đảm cơ chế đòi nợ đúng pháp luật, tránh tình trạng bắt xiết
nợ, gây mất trật tự an toàn xã hội như một số trường hợp xảy ra hiện nay. Nhiều hộ gia
đình có quy mô kinh doanh lớn, làm ăn với doanh nhân nước ngoài nên Luâ ̣t Phá sản

7

TS Nguyễn Thái Phúc

, Luật Phá sản


2004 – Những tiế n bộ và hạn chế

truy câ ̣p ngày 12/10/2017.

13

, đăng trên


Sự hình thành và phát triển của pháp luật về phá sản tại Việt Nam

Việt Nam cũng cần sửa đổi cho phù hợp với luâ ̣t phá sản c ủa thế giới, nhất là khi Việt
Nam đã trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới.8
Thứ tư, về áp dụng thủ tục phá sản.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Luâ ̣t Phá sản thì : Sau khi có quyết định mở
thủ tục phá sản, căn cứ vào quy định cụ thể của Luâ ̣t phá sản , Thẩm phán quyết định áp
dụng thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh hoặc thủ tục thanh lý tài sản; hoặc chuyển
từ áp dụng thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh sang áp dụng thủ tục thanh lý tài sản,
các khoản nợ hoặc tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã bị phá sản. Tuy nhiên, pháp luật
lại có không quy đ ịnh điều kiện chuyển đổi, trình tự, thủ tục chuyển đổi trên như thế
nào, gây khó khăn, vướng mắc cho các Tòa án địa phương trong quá trình áp dụng quy
định này.9
Trên đây chỉ là mô ̣t vài ha ̣n chế cơ bản của Luâ ̣t Phá sản năm

2004, cùng với

các khuyế t điể m về cách thức quy điṇ h khác đã đă ̣t ra yêu cầ u thay đổ i về văn bản pháp
luâ ̣t điề u chỉnh thủ tu ̣c phá sản , đó cũng là điề u kiê ̣n ra đời của Luâ ̣t Phá sản hiê ̣n hành
– Luâ ̣t Phá sản năm 2014.

2.2.3 Luật Phá sản năm 2014
2.2.3.1 Những điểm mới của Luật Phá sản năm 2014 so với Luật Phá sản năm 2004
Trên cơ sở kế thừa nền tảng của Luật cũ, Luật phá sản năm 2014 có nhiều nội
dung mới, hoàn thiện hơn so với Luật phá sản năm 2004, cụ thể như sau10:
Một là, về phạm vi áp dụng, nếu như Luật phá sản năm 2004 quy định hiệu lực
của luật phá sản áp dụng “đối với doanh nghiệp, hợp tác xã hoạt động trên lãnh thổ
nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam”11 thì Luật phá sản năm 2014 chỉ áp dụng

8
9

/> />
10

/>
11

Khoản 1 Điều 4 Luật Phá sản năm 2004

14


Sự hình thành và phát triển của pháp luật về phá sản tại Việt Nam

đối với “doanh nghiệp, hợp tác xã được thành lập trên lãnh thổ Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam”12.
Như vậy, phạm vi áp dụng của Luật phá sản hiện hành đã được thu hẹp. Quy
định này mang tính thực tế và khả năng áp dụng cao hơn so với quy định cũ. Bởi lẽ
“Doanh nghiệp hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam” sẽ bao g


ồm cả các doanh

nghiệp nước ngoài có hoặc không có trụ sở đặt tại Việt Nam. Vì vậy, đối với các doanh
nghiệp mà không có trụ sở, không có tài sản trên lãnh thổ Việt Nam thì khi mất khả
năng thanh toán không thể áp dụng luật phá sản của Việt Nam để giải quyết13.
Hai là, khái niệm “phá sản” đã được chính thức đưa vào Luật, thay đổi tiêu chí
xác định “Doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản” và thời điểm nộp đơn
yêu cầu mở thủ tục phá sản.
Trước đây thuật ngữ “phá sản” không được giải thích trong Luật Phá sản doanh
nghiệp năm 1993 và Luật Phá sản năm 2004 - đây là điểm thiếu sót lớn trong Luật cũ.
Khái niệm “phá sản” chỉ được giải thích chính thức trong Luật Phá sản năm 2014, quy
định cụ thể tại Khoản 2, Điều 4, theo đó “phá sản là tình trạng của doanh nghiệp, hợp
tác xã mất khả năng thanh toán và bị Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản”,
nghĩa là không phải cứ doanh nghiê ̣p , hơ ̣p tác xã mấ t khả năng thanh toán thì phá sản
mà phải kèm theo việc Tòa á

n nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản thì doanh

nghiệp, hợp tác xã đó mới bị coi là phá sản.
Đối với Luật Phá sản năm 2004 chỉ quy định chung chung “Doanh nghiệp, hợp
tác xã không có khả năng thanh toán được các khoản nợ đến hạn khi chủ nợ có yêu
cầu coi là lâm vào tình trạng phá sản”14, thì Luật Phá sản 2014 đã có những thay đổi
theo hướng quy định rõ ràng và cụ thể hơn “Doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng

12

Khoàn 1 Điều 3 Luật Phá sản năm 2014

13


/>Điều 3 Luật Phá sản năm 2004

14

15


Sự hình thành và phát triển của pháp luật về phá sản tại Việt Nam

thanh toán là doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ
trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán”15
Tiêu chí xác định doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán là “không
thực hiện nghĩa vụ thanh toán” chứ không phải “không có khả năng thanh toán”. Thời
điểm được xác định trong thời hạn 03 tháng kể từ “ngày đến hạn thanh toán” mà không
phải là “khi chủ nợ có yêu cầu” như quy định tại Luật phá sản 2004. Như vậy, luật mới
không yêu cầu việc xác định hay phải có căn cứ chứng minh doanh nghiệp, hợp tác
xã không có khả năng thanh toán bằng bản cân đối tài chính mà chỉ cần xác định là có
khoản nợ và đến thời điểm tòa án quyết định việc mở thủ tục phá sản mà doanh nghiệp,
hợp tác xã vẫn không thanh toán thì tòa án có thể ra quyết định mở thủ tục phá sản.
Ngoài ra, việc bỏ từ “các” trong cụm từ “các khoản nợ” để thể hiện rõ việc mất khả
năng thanh toán không phụ thuộc vào số lượng khoản nợ cũng như không quy định
giới hạn các khoản nợ hay nói cách khác tiêu chí mất khả năng thanh toán không phụ
thuộc vào số lượng khoản nợ nhiều hay ít mà chỉ cần một khoản nợ, nghĩa là bất kỳ
khoản nợ nào, dù nợ lương, nợ thuế, nợ bảo hiểm xã hội, khoản nợ phát sinh từ hợp
đồng..., thì chủ nợ là cá nhân, cơ quan, tổ chức đều có quyền yêu cầu mở thủ tục phá
sản doanh nghiệp, hợp tác xã.
Bên cạnh đó, thời hạn phải thanh toán là 03 tháng giúp các doanh nghiệp,
hợp tác xã chưa có khả năng thanh toán có thể tìm các phương án khác để thanh toán
nợ đến hạn trước khi bị coi là mất khả năng thanh toán. Khoảng thời gian này chính là
để doanh nghiệp, hợp tác xã tự giải quyết những khó khăn về tài chính tạm thời, qua đó

tạo thêm cơ hội để doanh nghiệp, hợp tác xã thanh toán nợ và giảm áp lực “đe dọa”
nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản từ phía chủ nợ. Quy định này phù hợp với kinh
nghiệm lập pháp của một số nước khi cho phép con nợ có thời hạn trễ hạn thanh toán
sau khi chủ nợ có yêu cầu đòi nợ, đồng thời khắc phục tình trạng lạm dụng quyền nộp
đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản từ phía các chủ nợ như quy định cũ.

15

Khoản 1 Điều 4 Luật Phá sản năm 2014

16


Sự hình thành và phát triển của pháp luật về phá sản tại Việt Nam

Ba là, Điều 4 Luật Phá sản 2014 quy định rõ “người tiến hành thủ tục phá
sản”, “người tham gia thủ tục phá sản” tương tự như các chủ thể trong tố tụng dân
sự. Ngoài ra, còn làm rõ các thuật ngữ như “lệ phí phá sản”, “chi phí phá sản”,
“tạm ứng phí phá sản”, “chi phí Quản tài viên, Doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài
sản”.
Bốn là, sự khác biệt về chủ thể có quyền, nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ
tục phá sản.
Theo quy định của Luật Phá sản năm 2004 thì chủ thể được quyền nộp đơn bao
gồm: chủ nợ không có bảo đảm hoặc có bảo đảm một phần; người lao động; chính
doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản; chủ sở hữu doanh nghiệp nhà
nước; cổ đông công ty cổ phần và thành viên công ty hợp danh.
Khác với Luật Phá sản năm 2004, theo quy định tại Điều 5 Luật Phá sản 2014
trường hợp người có quyền và nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản theo
hướng mở rộng phạm vi và tạo điều kiện cho các chủ thể thực hiện quyền nộp đơn yêu
cầu mở thủ tục phá sản để đảm bảo quyền lợi của mình, đặc biệt là những người có

nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu đã tăng lên, bao gồm: chủ nợ không có bảo đảm, chủ nợ có
bảo đảm một phần; người lao động, công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ
sở ở những nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở (trước đây trong luật cũ, người lao
động phải nộp đơn thông qua đại diện, thì trong luật mới, người lao động có quyền tự
mình nộp đơn mà không cần phải thông qua đại diện); người đại diện theo pháp luật
của doanh nghiệp, hợp tác xã; chủ doanh nghiệp tư nhân, chủ tịch Hội đồng quản trị
của công ty cổ phần, chủ tịch Hội đồng thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai
thành viên trở lên, chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, thành viên
hợp danh của công ty hợp danh; cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 20% số cổ phần
phổ thông trở lên trong thời gian liên tục ít nhất 06 tháng hoặc cổ đông hoặc nhóm cổ
đông sở hữu dưới 20% số cổ phần phổ thông trong thời gian liên tục ít nhất 06 tháng;

17


Sự hình thành và phát triển của pháp luật về phá sản tại Việt Nam

thành viên hợp tác xã hoặc người đại diện theo pháp luật của hợp tác xã thành viên của
liên hiệp hợp tác xã.
Năm là, về chủ thể có trách nhiệm thông báo doanh nghiệp, hợp tác xã mất
khả năng thanh toán.
Theo quy định tại Điều 20 Luật Phá sản năm 2004, chủ thể có trách nhiệm thông
báo trong khi thực hiện chức năng, nhiệm vụ, nếu nhận thấy doanh nghiệp, hợp tác xã
lâm vào tình trạng phá sản, bao gồm: Toà án, Viện kiểm sát, cơ quan thanh tra, cơ quan
quản lý vốn, tổ chức kiểm toán hoặc cơ quan quyết định thành lập doanh nghiệp mà
không phải là chủ sở hữu nhà nước của doanh nghiệp. Cơ quan thông báo phải chịu
trách nhiệm về tính chính xác của thông báo đó.
Đối với chủ thể có trách nhiệm thông báo doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả
năng thanh toán theo quy định tại Điều 6 Luật Phá sản năm 2014 không liệt kê giống
như luật cũ, mà quy định bao gồm: cá nhân, cơ quan (được hiểu là 06 cơ quan nhà

nước đã được liệt kê trong Luật phá sản 2004), tổ chức (có thể là công ty, tổ chức kinh
tế hoặc tổ chức phi kinh tế).
Như vậy, chủ thể có trách nhiệm thông báo doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả
năng thanh toán trong Luật Phá sản 2014 được mở rộng hơn so với chủ thể được quy
định trong Luật Phá sản năm 2004. Ngoài ra, Luật phá sản hiện hành còn ràng buộc
trách nhiệm thông báo của cá nhân, cơ quan, tổ chức bằng chế tài trong trường hợp cố
ý thông báo sai mà Luật cũ không đề cập đến vấn đề này, cụ thể trong trường hợp cá
nhân, cơ quan, tổ chức cố ý thông báo sai mà gây thiệt hại cho doanh nghiệp, hợp tác
xã thì phải bồi thường thiệt hại và chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Sáu là,, “Quản tài viên”, “Doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản” đã thay
thế cho vai trò, nhiệm vụ của tổ quản lý, thanh lý tài sản.
Quản lý, thanh lý tài sản là một ngành nghề kinh doanh có điều kiện, thực hiện
nhiệm vụ: quản lý tài sản, giám sát hoạt động kinh doanh, thanh lý tài sản của doanh

18


Sự hình thành và phát triển của pháp luật về phá sản tại Việt Nam

nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán; đại diện cho doanh nghiệp, hợp tác xã
trong trường hợp không có người đại diện theo pháp luật; báo cáo về tình trạng tài sản,
công nợ và hoạt động của doanh nghiệp, hợp tác xã, tham gia xây dựng kế hoạch phục
hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán; đề
nghị thẩm phán tiến hành một số công việc cần thiết.
Luật phá sản năm 2014 quy định cá nhân, doanh nghiệp được hành nghề quản
lý, thanh lý tài sản trong quá trình giải quyết phá sản gồm: Quản tài viên và doanh
nghiệp quản lý, thanh lý tài sản. Việc xây dựng chế định chủ thể quản lý, thanh lý tài
sản là cá nhân, pháp nhân là một bước thay đổi cơ bản trong Luật phá sản năm 2014.
Quy định này vừa tạo ra sự khách quan, chuyên nghiệp trong quá trình quản lý, thanh
lý tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán, vừa đảm bảo thực

hiện đúng trình tự quy định của pháp luật.
Bảy là, về thẩm quyền của Toà án.
Khác với Luật Phá sản năm 2004, căn cứ Điều 8 Luật Phá sản năm 2014 quy
định thẩm quyền của Tòa án theo cấp, theo lãnh thổ, theo hướng doanh nghiệp, hợp tác
xã do cơ quan cấp nào cấp đăng ký kinh doanh thì do Tòa án cấp ấy có thẩm quyền giải
quyết, trừ những vụ việc phá sản có tình tiết đặc biệt (có yếu tố nước ngoài, có địa
điểm ở nhiều quận huyện khác nhau, hoặc tòa cấp tỉnh lấy lên giải quyết).
Đồng thời để bảo đảm tính khách quan, Luật Phá sản năm 2014 cũng bổ sung
quy định về trường hợp phải từ chối hoặc thay đổi thẩm phán trong quá trình giải quyết
phá sản.
Ngoài ra, luật cũng bỏ quy định “Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi đặt trụ sở chính
của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam có thẩm quyền tiến hành thủ
tục phá sản đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đó”. Vì theo quy định hiện
hành, tất cả các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế đều bình đẳng và hoạt động
trong khuôn khổ Luật doanh nghiệp. Tòa án cấp huyện đương nhiên có thẩm quyền

19


Sự hình thành và phát triển của pháp luật về phá sản tại Việt Nam

giải quyết vụ việc phá sản của doanh nghiệp này, trừ khi nó có tài sản ở nước ngoài
hoặc người tham gia thủ tục phá sản ở nước ngoài.
Tám là, tuyên bố phá sản theo thủ tục rút gọn.
Theo quy định tại Khoản 3, Khoản 4 Điều 5 Luật Phá sản năm 2014, khi doanh
nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán, không còn tiền, tài sản khác để nộp lệ phí
phá sản, tạm ứng chi phí phá sản thì người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản phải
ghi rõ yêu cầu Tòa án giải quyết phá sản theo thủ tục rút gọn16. Đơn yêu cầu mở thủ tục
phá sản và các tài liệu kèm theo phải đúng quy định tại Điều 28 và có đầy đủ căn cứ
chứng minh. Đối với trường hợp này, thủ tục phá sản được giải quyết nhanh chóng.

Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày Tòa án thông báo cho người tham gia thủ tục phá
sản về việc Tòa án giải quyết phá sản theo thủ tục rút gọn, Tòa án xem xét, tuyên
bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản hoặc tiếp tục giải quyết theo thủ tục thông thường
và thông báo cho người tham gia thủ tục phá sản biết. Bên cạnh đó, Luật cũng bổ sung
quy định mới về việc xem xét đơn đề nghị, kiến nghị theo thủ tục đặc biệt.
Chín là, quy định về tiền lãi đối với các khoản nợ.
Luật Phá sản 2004 chưa có quy định cụ thể về việc xác định khoản lãi đối với
các khoản nợ đến hạn và chưa đến hạn, đặc biệt là các khoản nợ mới phát sinh trong
quá trình giải quyết thủ tục phá sản nên dẫn đến tình trạng áp dụng không thống nhất
về việc tính lãi đối với các khoản nợ và không bảo đảm quyền, nghĩa vụ của các bên
trong quá trình giải quyết yêu cầu mở thủ tục phá sản. Để khắc phục tình trạng này,
luật phá sản năm 2014 đã bổ sung quy định về xác định tiền lãi đối với khoản nợ.
Theo đó, kể từ ngày ra quyết định mở thủ tục phá sản, các khoản nợ vẫn được
tiếp tục tính lãi theo thỏa thuận nhưng được tạm dừng việc trả lãi. Quy định này là phù
hợp vì để doanh nghiệp, hợp tác xã có cơ hội thực hiện phương án phục hồi kinh
doanh.
16

Điểm a Khoản 1 Điều 105 Luật Phá sản năm 2014

20


Sự hình thành và phát triển của pháp luật về phá sản tại Việt Nam

Trong trường hợp Thẩm phán ra quyết định đình chỉ tiến hành thủ tục phá sản
theo quy định của Điều 86, đình chỉ thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh theo quy
định tại Điểm a Khoản 1 Điều 95 thì việc tạm dừng trả lãi chấm dứt, các bên tiếp tục
thực hiện trả lãi theo thỏa thuận; đối với các khoản nợ mới phát sinh sau khi mở thủ tục
phá sản đến thời điểm tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản thì tiền lãi của các

khoản nợ đó được xác định theo thỏa thuận nhưng không trái với quy định của pháp
luật; kể từ ngày ra quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã thì các khoản
nợ không được tiếp tục tính lãi.
Mười là, về hội nghị chủ nợ.
Theo quy định của Luật Phá sản 2014, điều kiện hợp lệ của hội nghị chủ nợ chỉ
căn cứ trên số nợ. Theo đó, số chủ nợ tham gia hội nghị chủ nợ không phải là điều kiện
để xét hội nghị chủ nợ hợp lệ. Hội nghị chủ nợ có thể hợp lệ khi chỉ cần một chủ nợ
tham gia mà đại diện cho ít nhất 51% số nợ không có bảo đảm. Mặt khác, việc tham
gia có thể là không trực tiếp. Theo hướng này, điều kiện hợp lệ của hội nghị chủ nợ
thông qua phương án thu hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã cũng
quy định chỉ theo số nợ.
Mười một là, bổ sung thêm thủ tục thương lượng trước khi thụ lý đơn yêu
cầu mở thủ tục phá sản.
Trên thực tế, có nhiều trường hợp, các bên thương lượng được với nhau và
người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đã rút đơn. Để tiết kiệm tiền bạc, công sức
cũng như thời gian của các bên, Luật Phá sản năm 2014 bổ sung quy định về phương
thức thương lượng trước khi thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản doanh nghiệp, hợp
tác xã trong trường hợp người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản là chủ nợ.
Ngoài ra, quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Thẩm phán (Điều 9) cũng như
quyền hạn, nghĩa vụ của người tham gia thủ tục phá sản (Điều 8) cũng được mở rộng
hơn. Đồng thời, Luật Phá sản năm 2014 cũng bổ sung một chương gồm 8 điều (từ điều

21


Sự hình thành và phát triển của pháp luật về phá sản tại Việt Nam

97 - 104) để quy định về việc phá sản đối với tổ chức tín dụng, theo đó quy định cụ thể
về thủ tục phá sản tổ chức tín dụng, quyền, nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá
sản. Bổ sung về phá sản có yếu tố nước ngoài như người tham gia thủ tục phá sản là

người nước ngoài; ủy thác tư pháp của tòa án nhân dân Việt Nam đối với cơ quan có
thẩm quyền của nước ngoài; hay thủ tục công nhận và cho thi hành quyết định phá sản
của tòa án nước ngoài…
Nhìn chung, Luật phá sản 2014 đã góp phần khắc phục những bất cập, hạn chế
về thủ tục giải quyết các vụ việc phá sản theo quy định của luật cũ, tạo hành lang pháp
lý để Tòa án giải quyết nhanh việc phá sản của các doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả
năng thanh toán.
2.2.3.2 Những bất cập và kiến nghị hoàn thiện
Thực tiễn thi hành thời gian qua cho thấy, bên cạnh những mặt tích cực thì Luật
phá sản 2014 cũng bộc lộ một số hạn chế, bất cập nhất định, đặc biệt là các vấn đề liên
quan đến việc thống nhất giữa các luật. Cụ thể như sau:
Thứ nhất, về thời hạn ra quyết định thi hành án.
Luật phá sản 2014 và Luật thi hành án dân sự năm 2008 sửa đổi, bổ sung năm
2014 đều quy định thẩm quyền tổ chức thi hành quyết định tuyên bố phá sản của Tòa
án là của cơ quan thi hành án dân sự. Tại khoản 2 Điều 36 Luật thi hành án dân sự năm
2008 sửa đổi, bổ sung năm 2014 quy định thời hạn ra quyết định thi hành án đối với
quyết định tuyên bố phá sản là 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định. Tuy
nhiên, tại Khoản 1 Điều 120 Luật phá sản 2014 quy định “Trong thời hạn 05 ngày làm
việc kể từ ngày ra quyết định tuyên bố phá sản, cơ quan thi hành án dân sự có trách
nhiệm chủ động ra quyết định thi hành”.
Như vậy, thời hạn để cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định thi hành án đối
với quyết định tuyên bố phá sản của Luật thi hành án dân sự năm 2008 sửa đổi, bổ
sung năm 2014 và Luật phá sản 2014 là không thống nhất với nhau.

22


Sự hình thành và phát triển của pháp luật về phá sản tại Việt Nam

Để khắc phục bất cập trên, nhà lập pháp cần có quy định cụ thể, thống nhất về

thời hạn ra quyết định thi hành án giữa Luật phá sản 2014 và Luật thi hành án dân sự
năm 2008 sửa đổi, bổ sung năm 2014.
Thứ hai, về việc thông báo các quyết định về thi hành án và các văn bản khác
liên quan đến việc thi hành án cho các chủ nợ.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Luật thi hành án dân sự năm 2008 sửa đổi, bổ
sung năm 2014 thì người được thi hành án là cá nhân, cơ quan, tổ chức được hưởng
quyền, lợi ích trong bản án, quyết định được thi hành và người được thi hành án được
hưởng các quyền theo quy định tại khoản 1 Điều 7 năm 2008 sửa đổi, bổ sung năm
2014. Theo đó, những “chủ nợ” trong danh sách chủ nợ tại quyết định tuyên bố phá sản
của Tòa án là những người được thi hành án. Vậy những “chủ nợ” có được hưởng các
quyền của người được thi hành án hay không và Chấp hành viên có phải thực hiện việc
thông báo các quyết định về thi hành án và các văn bản khác liên quan đến việc thi
hành án cho các chủ nợ hay không chưa được làm rõ.
Trong trường hợp này, cần quy định rõ ràng, cụ thể giải thích về về việc thông
báo các quyết định về thi hành án và các văn bản khác liên quan đến việc thi hành án
cho các chủ nợ.
Thứ ba, về giải quyết khiếu nại việc thi hành Quyết định tuyên bố doanh
nghiệp, hợp tác xã phá sản.
Theo quy định tại Điều 128 Luật Phá sản năm 2014 “Việc khiếu nại, giải quyết
khiếu nại về việc thi hành quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản được
thực hiện theo pháp luật về thi hành án dân sự”. Tuy nhiên, Luật thi hành án dân sự lại
không có quy định về “Quản tài viên”.
Để khắc phục sự thiếu sót trong Luật thi hành án dân sự, nhà lập pháp cần bổ
sung cũng như quy định rõ ràng về quyền của Quản tài viên trong việc khiếu nại, giải
quyết khiếu nại về việc thi hành quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản.

23


Sự hình thành và phát triển của pháp luật về phá sản tại Việt Nam


Thứ tư, về xử lý trường hợp có tranh chấp tài sản trong quá trình thi hành
quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản.
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 115 Luật Phá sản 2014 “Quá trình thực hiện
việc thanh lý tài sản theo quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản mà có
tranh chấp hoặc không thể thi hành được thì Chấp hành viên, Quản tài viên, doanh
nghiệp quản lý, thanh lý tài sản, người tham gia thủ tục phá sản đề nghị Tòa án nhân
dân đã giải quyết vụ việc phá sản xem xét”. Tuy nhiên, luật không quy định rõ ràng ai
sẽ là người xem xét lại, cụ thể là Thẩm phán mới hay Thẩm phán đã giải quyết thủ tục
phá sản trước đây? Chỉ bao gồm một Thẩm phán hay tổ Thẩm phán (03 Thẩm phán)
luật cũng không đề cập đến. Như vậy, cần bổ sung quy định rõ ràng hơn về vấn đề này.
Theo nhóm, để giữ tính xuyên suốt trong quá trình giải quyết thủ tục phá sản thì
nên để Thẩm phán đã giải quyết xem xét lại.
Ngoài ra, theo quy định tại Khoản 2 Điều 115 Luật Phá sản 2014 “Trong thời
hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị của Chấp hành viên, Quản tài viên,
doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản, người tham gia thủ tục phá sản, Tòa án nhân
dân phải xem xét ra một trong các văn bản sau: a) Văn bản trả lời không chấp nhận đề
nghị của Chấp hành viên, Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản, người
tham gia thủ tục phá sản; b) Chuyển đơn đề nghị đến người có thẩm quyền để xem xét
kháng nghị quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản theo quy định của
pháp luật”.
Tuy nhiên, theo quy định trên, Tòa án không có căn cứ để ra quyết định không
chấp nhận đề nghị của Chấp hành viên, Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý
tài sản, người tham gia thủ tục phá sản cũng như không có căn cứ để chuyển đơn cho
Viện kiểm sát cùng cấp thực hiện quyền kháng nghị quyết định tuyên bố phá sản.
Như vậy, để khắc phục hạn chế trên cần có quy định cụ thể về các căn cứ để ra
quyết định không chấp nhận đề nghị; căn cứ để chuyển đơn. Dựa vào các căn cứ trên
mà Tòa án áp dụng thực hiện nhiệm vụ của mình.

24



Sự hình thành và phát triển của pháp luật về phá sản tại Việt Nam

Thứ năm, về các trường hợp định giá lại tài sản.
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 123 Luật phá sản năm 2014 thì “việc định giá
lại tài sản được thực hiện khi có vi phạm nghiêm trọng quy định tại Điều 122 của Luật
này dẫn đến sai lệch kết quả định giá tài sản”. Cũng theo Khoản 2 Điều 17 Nghị định
số 22/2015/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phá sản về quản tài
viên và hành nghề quản lý, thanh lý tài sản nêu rõ “nếu phát hiện Quản tài viên, doanh
nghiệp quản lý, thanh lý tài sản có hành vi vi phạm quy định của pháp luật về phá sản,
pháp luật về định giá tài sản dẫn đến sai lệch kết quả định giá tài sản, Chấp hành viên
yêu cầu Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản thực hiện việc định giá
lại tài sản, trừ trường hợp Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản đó bị
thay đổi theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 18 của Nghị định này”.
Trong khi đó, theo Điều 99 Luật thi hành án dân sự năm 2008 sửa đổi, bổ sung
năm 2014 thì việc định giá lại tài sản kê biên được thực hiện trong các trường hợp sau
đây:
“a) Chấp hành viên có vi phạm nghiêm trọng quy định tại Điều 98 của Luật này
dẫn đến sai lệch kết quả định giá tài sản;
b) Đương sự có yêu cầu định giá lại trước khi có thông báo công khai về việc
bán đấu giá tài sản”.
Như vậy, Luật phá sản 2014 đã thu hẹp các trường hợp định giá lại tài sản so với
Luật thi hành án dân sự năm 2008 sửa đổi, bổ sung năm 2014. Việc những chủ nợ
(người được thi hành án) không có quyền yêu cầu việc định giá lại có thể sẽ làm ảnh
hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người được thi hành án.
Để hạn chế vấn đề trên, Luật phá sản 2014 nên bổ sung quy định những chủ nợ
cũng có quyền yêu cầu định giá lại tài sản để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của
họ.


25


×