Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

ÁP DỤNG NGỮ DỤNG HỌC VÀO GIAO TIẾP HẰNG NGÀY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (42.02 KB, 2 trang )

Đề: Em hãy cho biết em có thể áp dụng được những kiến thức gì của môn ngữ
dụng học vào việc giao tiếp ngôn ngữ hàng ngày
BÀI LÀM
Ngữ dụng học là một chuyên ngành thuộc ngôn ngữ học chuyên nghiên cứu các
vấn đề liên quan đến việc sử dụng ngôn ngữ trong quá trình giao tiếp để đạt tới một mục
đích nhất định. Nó quan tâm đến việc vì sao việc truyền đạt nghĩa không chỉ phụ thuộc
vào các kiến thức ngôn ngữ học như ngữ pháp, từ vựng... của người nói và người nghe
mà còn phụ thuộc vào ngữ cảnh của phát ngôn, hiểu biết về vị thế của các nhân vật hữu
quan và ý đồ giao tiếp của người nói... Nói cách khác, ngữ dụng học là ngành khoa học
nghiên cứu ngữ nghĩa trong bối cảnh giao tiếp.
Ngữ dụng học cũng tham gia vào việc giải quyết những phương thức để đạt được
mục đích trong giao tiếp. Chẳng hạn muốn nhờ một người bạn đóng cửa, ta có thể nói:
"Đóng hộ mình cái cửa một cái!". Đây là phát ngôn cầu khiến trực tiếp và nghĩa của nó
rất rõ ràng. Song, cũng với mục đích này, ta cũng có thể nói: "Ở đây có vẻ lành lạnh
nhỉ!". Hàm ý của phát ngôn này giống với phát ngôn trước nhưng đây là lối nói gián tiếp,
do đó, đòi hỏi một quá trình suy ý dụng học để tiếp cận được nghĩa đích thực của phát
ngôn.
Về việc áp dụng Ngữ dụng học vào đời sống sinh hoạt cũng giúp chúng ta rất
nhiều trong việc giao tiếp hằng ngày với các mối quan hệ xã hội giúp chúng ta hiểu hơn
về các nguyên tắc tránh những sai lầm không đáng có. Ví dụ như Sự tương tác trong Ngữ
dụng học, các nhân vật của hội thoại được tương tác với nhau, ảnh hưởng đến nhau và tác
động lẫn nhau; trong tình huống nếu có người thứ ba muốn tham gia giao tiếp thì sẽ dẫn
đến một số vấn đề ta cần hiểu về người muốn tham gia là ai, cuộc hội thoại có mang tính
riêng tư hay không từ đó mà xem xét tư cách tham thoại, chào hỏi và tạo lập mối quan hệ
trong hội thoại cùng với những tín hiệu đưa đẩy, các hình thức dẫn xuất để phù hợp với ý
muốn của người trong hội thoại và người muốn tham thoại.
Khi giao tiếp, việc phản hồi về sự quan tâm đến nội dung đang nói với vai trò của
một người tham thoại và là người nghe có các tín hiệu như: Đang nghe, Khó hiểu và
không muốn nghe nữa. Ở các trường hợp đó, thường chúng ta sẽ rất chăm chú và sự đóng
góp lời nói bài tỏ sự thích thú khi muốn nghe, dùng cử chỉ hoặc chen lời để người nói có
thể giải thích thêm khi đề tài khó hiểu hay không quan tâm. Cũng như hiểu rõ về yếu tố


kèm lời như: ngữ điệu, trọng âm, cường độ, trường độ và đỉnh giọng để thể hiện thái độ
và ý muốn tùy theo ngữ cảnh lời nói với yếu tố phi lời bằng các cử chỉ, hành động.

1


Nếu muốn giao tiếp tốt với các mối quan hệ xã hội thì ngoài các yếu tố nói trên
cần phải nhắc đến yếu tố lịch sự nữa vì bởi đây mới là mấu chốt để tạo nên ấn tượng, tạo
nên sự hài hòa trong ngữ cảnh và cũng là yếu tố giúp phù hợp hóa bối cảnh giao tiếp.
Trong Ngữ dụng học có các lý thuyết về lịch sự như của Lakoff ( Ba phương châm) và
Leech ( gồm 6 phương châm) cùng với sự chú ý đến thể diện của những người tham thoại
trong giao tiếp hằng ngày sẽ giúp giải tỏa xung đột và tạo sự dễ chịu nếu đối tượng sử
dụng đúng cách yếu tố này.
Hầu như các yếu tố, các nguyên tắc trong Ngữ dụng học đều có thể áp dụng vào
trong giao tiếp hàng ngày vì bản chất của nó chính là việc nghiên cứu từ ngôn ngữ giao
tiếp bao gồm cả các hành vi tạo lời, mượn lời và tại lời. Bởi vậy việc áp dụng các nguyên
tắc này vào đời sống rất được chú ý từ bình dân, giới kinh doanh cho đến đảng và chính
phủ cũng được áp dụng trong giao tiếp hàng ngày và nghiên cứu. Ngữ dụng học như là
môn để nghiên cứu một chuẩn mực giao tiếp của xã hội.

2



×