Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Nguồn gốc các cử chỉ giao tiếp hàng ngày

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (216.78 KB, 4 trang )

Nguồn Gốc Các Cử Chỉ Giao Tiếp
Hàng Ngày
Trong giao tiếp hàng ngày, chúng ta thường sử dụng rất nhiều cử
chỉ, ngôn ngữ cơ thể, nhưng nguồn gốc của chúng chắc hẳn không
được nhiều người biết đến. Dưới đây là 6 cử chỉ phổ biến nhất của
con người và những câu chuyện thú vị về chúng.
Bắt tay
Bắt tay là ngôn ngữ cử chỉ có từ lâu đời và mang tính biểu tượng
khi chào gặp mặt. Một cái bắt tay coi như cử chỉ chào hỏi hay
thống nhất giao ước đã được sử dụng phổ biến ít nhất là từ thế kỷ
thứ 2 trước Công nguyên. Trong lịch sử có quan niệm cho rằng,
điều đó thể hiện sự thiện chí và tình bằng hữu bởi trong tay không
có vũ khí, còn trong thể thao thì đó là biểu tượng của sự công bằng
và tôn trọng đối thủ.
Bắt bằng tay phải có nghĩa là thống nhất giao ước, trong khi đó tay
trái là thể hiện sự hủy bỏ.

Trong nhiều năm, người nắm giữ kỷ lục thế giới về bắt tay là Tổng
thống Mỹ Theodore Roosevelt. Ngày 01/1/1907, ông đã bắt tay với
8.513 người trong một buổi tiếp tại Nhà Trắng. Tuy nhiên, đến
tháng 7/1977 thì kỷ lục đó đã bị phá vỡ bởi ông Joseph Lazaron,
thị trưởng thành phố New Jersey (Mỹ), với 11.000 cái bắt tay chỉ
trong một ngày.
Hai ngón tay hình chữ V
Cử chỉ này được biết đến là nhờ Tổng thống Mỹ Richard Nixon và
Thủ tướng Anh Winston Churchill. Hai vị nguyên thủ thường sử
dụng cử chỉ này như biểu tượng của chiến thắng.

Cử chỉ này lần đầu tiên được các xạ thủ người Anh sử dụng sau khi
giành chiến thắng trong trận đánh Agincourt năm 1415. Các cung
thủ người Pháp dọa cắt đứt hai ngón tay đầu tiên dùng để giữ mũi


tên khi bắn của các cung thủ người Anh.
Sau khi giành chiến thắng trước người Anh, các cung thủ này đã
giơ hai ngón tay lên để ra hiệu rằng, họ vẫn bình thường. Kể từ
năm 1960, cử chỉ hai ngón tay hình chữ «V» hàng ngày vẫn được
sử dụng như biểu tượng cho cho hòa bình và thiện chí.
Ngón tay cái chỉ lên trên
Tại Nga, cử chỉ này có nghĩa là “mọi thứ đều rất ổn”, tương tự chữ
“O.K.” của người Mỹ. Đối với người Ảrập, người Thổ Nhĩ Kỳ và
người Hy Lạp, ngón tay cái hướng lên trên được cho là biểu tượng
“của quý” của nam giới và là sự sỉ nhục.

Cử chỉ này bắt nguồn từ các trận đấu sỹ ở thành cổ Roma. Tai đây,
người chiến thắng chờ đợi dấu hiệu này từ vị hoàng đế hoặc vị đại
quan có mặt trên khán đài để xác định nên xử lý thế nào với đối
thủ bị thua. Nếu có thiện cảm thì ngón tay cái chỉ lên trên, thể hiện
sự ân xá, còn không thì ngón tay cái chỉ xuống dưới và điều đó
đồng nghĩa với án tử hình cho người thất bại. Tuy nhiên, còn một
cử chỉ khác để thể hiện sự ân xá là đưa tay hình nắm đấm, còn án
tử hình được thể hiện bằng một động tác lướt tay cắt qua cổ họng.

×